Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cẩm nang cho các bà mẹ trẻ – mang thai và sinh đẻ

Chăm sóc sức khoẻ sau khi sinh

Tác giả: Ngọc Lan
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Cơ thể của bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường trong vòng từ 6-8 tuần sau khi sinh. Kinh nguyệt và sức khoẻ cũng trở về trạng thái bình thường. Trường hợp bạn sinh trong bệnh viện an toàn, “mẹ tròn con vuông”, thì sau 3 ngày  có thể xuất viện. Sau khi sinh, bạn có thể nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khoẻ để chăm sóc trẻ.

Sự co hồi của dạ con: Trong thai kỳ, dạ con to ra rất nhiều, nhưng sẽ nhanh chóng co lại dưới rốn khoảng 5cm sau khi sinh khoảng một tuần. Trong vòng 2 tuần, dạ con dần dần co lại và trở về vị trí ban đầu (ở giữa khung chậu). Lúc này không thể sờ thấy dạ con từ bên ngoài.

Sự thay đổi của sản dịch: Sau khi sinh, sản dịch sẽ chảy ra theo đường âm đạo. Phần lớn sản dịch là máu của niêm mạc tử cung chảy ra từ chỗ nhau bong và dịch nhầy ở cổ tử cung tiết ra. Qua việc theo dõi sản dịch, ta có thể xác định được tố độ co hồi của dạ con. Từ 3-4 ngày sau sinh, dạ con chưa co hồi tốt nên sản dịch sẽ ra nhiều và có màu đỏ máu. Những ngày sau đó, sản dịch sẽ ra ít và chuyển sang màu  nâu  sẫm  rồi  chuyển  dần  sang  màu  kem.  Không  có  gì  bất thường, khi dạ con đã trở lại trạng thái bình thường sẽ không còn sản dịch nữa. Sau khi sinh, bạn nhất thiết phải thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Nguồn sữa thay đổi: Sữa màu vàng tiết ra trong khoảng thời gian 1-3 ngày sau khi sinh ta thường gọi là sữa non. Sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho trẻ sơ sinh như đạm và chất kháng thể. Trẻ bú sữa non sẽ có sức đề kháng cao. Vì vậy, bạn nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Thỉnh thoảng, lúc cho con bú, bạn có thể cảm thấy đau dạ con, cảm giác đau này giống cảm giác đau báo hiệu sắp sinh. Đó là hiện tượng dạ con đang co lại do bị tác động bởi một loại hooc-môn xuất hiện trong quá trình cho con bú. Cho trẻ bú sớm sẽ kích thích dạ con co nhanh hơn.

Thay đổi trọng lượng cơ thể: Thường sau khi sinh, trọng lượng cơ thể chỉ giảm khoảng 6kg so với trước khi sinh, và giảm dần về trọng lượng cũ sau 1-2 tháng. Nói chung cơ thể của bạn vẫn có thể nặng hơn thời điểm trước khi mang thai vì lớp mỡ tích tụ nhiều ở bầu vú và các bộ phận khác.

Có biểu hiện cáu bẳn: Sau khi sinh, do sự thay đổi của lượng hooc-môn  làm cho một số bà mẹ rất dễ cáu bẳn, trầm cảm hay buồn phiền một cách vô cớ. Triệu chứng trên gọi là trầm cảm sau sinh. Người mắc những chứng bệnh trên thường là người có tinh thần trách nhiệm cao hoặc là người rất nghiêm túc trong công việc.

Kinh nguyệt sau sinh và biện pháp phòng tránh thai: Việc bắt đầu có kinh trở lại sau khi sinh phụ thuộc vào sức khoẻ và cơ địa của từng người. Một số người có kinh trở lại khoảng 1-2 tháng sau khi sinh. Có người khoảng 1 năm sau mới có kinh trở lại (khoảng thời gian cho con bú). Thông thường người mẹ sẽ có kinh trở lại sau khoảng từ 3-6 tháng. Như chúng ta đã biết, có kinh là hiện tượng bong niêm mạc dạ con có tính chất chu kỳ mà mọi phụ nữ đều có khi không mang thai. Sau khi sinh con, nếu bạn không sử dụng các biện pháp tránh thai thì có thể sẽ lại có thai dù chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Bạn nên nghỉ ít nhất 3 năm rồi sinh con tiếp (nếu muốn) để đảm bảo sức khoẻ. Có rất nhiều biện pháp tránh thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thông thường nhất là bao cao su. Đặt vòng cũng là biện pháp ngừa thai đạt hiệu quả 95% và đảm bảo sử dụng được từ 6 đến 8 năm. Uống thuốc tránh thai cũng rất tốt và có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.

Người mẹ nào cũng muốn sinh ra một bé đủ tháng, khỏe mạnh, vô bệnh. Muốn đạt được mục đích đó bà mẹ cần phải chuẩn bị sức khỏe cho tốt trước khi mang thai, nếu bị bệnh cũng phải được chữa trị đến nơi đến chốn, mẹ phải luôn luôn thư thái, không lo âu suy nghĩ, mặt khác người mẹ phải được dinh dưỡng tốt trong quá trình thai nghén, ăn uống đầy đủ, cân đối. Mẹ cần có kiến thức để tự bảo vệ thai, phát hiện những dấu hiệu bất thường để chữa trị kịp thời.

Đó là những lời khuyên hữu ích để nhắc nhở các chị em sắp làm mẹ, tự chuẩn bị sức khỏe cho mình trước để có được một đứa con theo ý muốn.

Tuy nhiên không phải ai cũng đều suôn sẻ như vậy. Một số trường hợp không may mắn do: bệnh lý mẹ khi mang thai, bệnh lý con trong bào thai, mà trẻ sinh ra trước kỳ hạn, đó là trẻ thiếu tháng, trẻ nhẹ cân khi sanh thì đòi hỏi cách chăm sóc, nuôi dưỡng khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

Ở các nước đang phát triển như nước ta, cơ sở vật chất và nhân lực có hạn, điều kiện chăm sóc theo dõi loại trẻ này chưa thật hoàn thiện vì vậy số trẻ non tháng nếu tăng cao sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ bệnh tật và tử vong, trẻ phải nằm điều trị lâu trong bệnh viện liên quan tới hiện tượng quá tải bệnh nhân dễ gây nhiễm trùng trong bệnh viện.

Việc cách ly giữa mẹ và trẻ nhẹ cân kéo dài sẽ gây khó khăn trong chăm sóc và nuôi dưỡng khi đem trẻ về nhà, hoặc mẹ không giữ được nguồn sữa để nuôi dưỡng con mình làm trẻ dễ mắc bệnh và chậm lớn.

Vì những lý do trên người ta đã thực hiện chương trình bà mẹ Kangaroo từ năm 1978 tại một bệnh viện lớn ở Bogota (Colombia) do sáng kiến của một số bác sĩ ở đó. Phương pháp này được xem như một cách giải quyết trước mắt tình trạng quá tải bệnh nhi, thiếu hụt nhân viên và cơ sở vật chất chưa thật đầy đủ để chăm sóc cho trẻ nhẹ cân non tháng.

Phương pháp này được thực hiện như sau:

– Tất cả các trẻ có cân nặng bằng hoặc nhỏ hơn 2000g sau khi sanh trẻ đã được điều trị khỏi các bệnh cấp tính, trẻ đã có thể nuôi ăn bằng đường miệng sẽ được đặt vào giữa 2 bầu vú của bà mẹ hoặc giữa ngực của một người mạnh khỏe khác trong gia đình (cha, dì, cô, cậu, ông bà v.v.) nếu bà mẹ yếu, bệnh không thể làm được. Trẻ nằm sát ngực, da kề da với mẹ sẽ được truyền hơi ấm từ mẹ tỏa ra (nhất C, giảm?ðlà mùa mưa ngoài trời lạnh) nhờ mẹ thân nhiệt đứa bé luôn giữ được ở 37 bớt tiêu hao năng lượng nên bé dễ tăng cân.

– Mặt khác do nhịp tim, nhịp thở và mọi hoạt động bình thường của mẹ nên kích thích đứa bé hô hấp đều đặn chống được cơn ngưng thở sinh lý vì mỗi lần có cơn ngưng thở có thể gây thiếu oxy trong máu sẽ ảnh hưởng tới tế bào não và các cơ quan khác làm cho trẻ chậm phục hồi thể lực.

– Ngoài ra áp dụng phương pháp bà mẹ Kangaroo còn tạo mối quan hệ gần gũi giữa mẹ và con, đặt bé ở tư thế thẳng, đầu luôn luôn được nâng cao mỗi khi cho ăn hoặc thay tã để tránh phản xạ tràn ngược dạ dày, thực quản là nguyên nhân làm bé bị sặc sữa gây tím tái phải nhập viện lại, nếu không kịp có thể gây tử vong.

– Phần lớn các bé này được nuôi ăn bằng sữa mẹ, bà mẹ được hướng dẫn cách vắt sữa, cách giữ nguồn sữa cho con tới khi đứa bé tự bú được. Sữa mẹ có đầy đủ chất bổ dưỡng luôn luôn sẽ là thức ăn thích hợp cho trẻ, đặc biệt là trẻ non tháng và nhẹ cân.

– Các bé sau khi xuất viện được tiếp tục theo dõi ở phòng khám Kangaroo cho tới 1 tuổi tùy theo cách tổ chức của từng quốc gia. Tại đây các bé được theo dõi hướng dẫn về dinh dưỡng, hướng dẫn các loại thuốc bổ xung cần thiết cho phát triển thể lực của bé và điều quan trọng là phát hiện sớm bệnh lý, các dấu hiệu bất thường về thần kinh, tâm sinh lý để có biện pháp xử trí, tập vật lý trị liệu sớm để tránh di chứng sau này cho trẻ.

Khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản (Từ Dũ) đã bước đầu áp dụng phương pháp bà mẹ Kangaroo từ tháng 6/1997 tới nay đã theo dõi, tái khám cho gần 200 bé dưới 2000g, trong đó có bé dưới 1500g và đặc biệt có 10 bé cân nặng 800g – 950g được cứu  sống và đang tiếp tục theo dõi tại phòng khám. Các bà mẹ trong chương trình rất vui mừng phấn khởi vì thấy các bé phát triển tốt nên đã tới tái khám đều đặn theo lịch tại phòng khám bà mẹ Kangaroo.

Như vậy muốn áp dụng thành công phương pháp này trước tiên phải có sự đồng ý và chấp thuận của cha mẹ các bé, phải thực hiện theo yêu cầu của chuyên môn, tuân theo những quy định của chương trình, tái khám đúng hẹn và hiểu rõ những lợi ích cũng như những nguy cơ có thể xảy ra để phòng tránh cho bé.

Chúng tôi tin rằng các bậc cha mẹ và gia đình sẽ rất hài lòng khi thấy cháu bé lên cân đều đặn, mẹ luôn luôn được ở gần con, giữ được nguồn sữa và điều quan trọng là tiếp thu kiến thức để nuôi dưỡng con theo khoa học mà không phải quá lo lắng khi đưa em bé về nhà.

Chọn tập
Bình luận