Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Cẩm nang cho các bà mẹ trẻ – mang thai và sinh đẻ

Làm thế nào để biết mẹ có đủ sữa cho con bú?

Tác giả: Ngọc Lan
Chọn tập

Các bà mẹ thường phàn nàn: “Ngực của tôi không thấy căng sữa! Hình như hai vú đã ngừng chảy sữa”, “Con tôi khóc quá nhiều”,

“Con tôi đòi mút vú quá nhiều”…

Đây là những lý do phổ biến mà các bà mẹ nêu ra để cho con mình ăn dặm quá sớm, mặc dù vẫn có đủ sữa cho con bú. Do đó, cần xem lại thật sự trẻ có đói không và tại sao trẻ khóc.

Sữa mẹ có đủ cho trẻ không?

– Xem lượng nước tiểu: Nếu trẻ chỉ bú, không uống thêm bất kỳ một thức uống nào mà tiểu sáu đến tám lần mỗi ngày thì trẻ đã nhận được lượng sữa mẹ cần thiết.

– Kiểm tra cân nặng: Cân trẻ hàng tuần hoặc nửa tháng. Nếu trẻ tăng trên 125g trong mỗi tuần thì bà mẹ đủ sữa.

Có nên ngưng cho bú mẹ khi bé bị bệnh không?

Khi bé bị bệnh, các bà mẹ thường không cho bú với các lý do như “bé bệnh không muốn ăn”, “khi bé bệnh dễ bị ói”, “sợ bé bị tiêu chảy thêm”, “không nên cho bú vì khó tiêu”…

Nhưng sau khi ngưng sữa, bé sẽ không chịu bú mẹ trở lại và dẫn đến suy dinh dưỡng.

Vì vậy, khi bé bệnh thì bà mẹ nên:

– Cố gắng cho bú được bao nhiêu hay bấy nhiêu và điều này rất quan trọng.

– Bé cần thức ăn để phục hồi bệnh tật. Bé được bú thì sẽ mau hết bệnh hơn.

– Sữa mẹ là thức ăn dễ tiêu hoá nhất đối với bé.

– Sữa mẹ có thể giúp bé bớt tiêu chảy.

– Một trẻ bệnh cần được cho bú mẹ càng nhiều càng tốt.

Cho bé dưới 6 tháng tuổi bị bệnh bú như thế nào?

– Bé cần bú mẹ tiếp tục, bú càng nhiều càng tốt.

– Bé tiêu chảy cần được bù nước và điện giải với dung dịch ORS

(cho uống bằng muỗng qua đường miệng).

– Tiếp tục cho bú mẹ sau khi bình phục. Nếu lúc đầu bé từ chối, mẹ phải tập lại cho bé và giữ nguồn sữa liên tục.

– Nếu bé không thể bú, cần vắt sữa cho uống bằng muỗng.

Cho trẻ trên 6 tháng tuổi bị bệnh ăn như thế nào?

– Tiếp tục cho bú mẹ.

– Nếu trẻ tiêu chảy, cho uống dung dịch ORS cùng với sữa mẹ.

– Trong vài ngày đầu, chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa (5 đến 6 bữa một ngày).

– Ngay khi vừa bình phục, cần cho trẻ ăn tăng dần từ ít đến nhiều và thường xuyên hơn. Trẻ cần thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm để phát triển lại bình thường.

Theo dõi trẻ sau khi bệnh:

Điều này rất quan trọng cho sức khoẻ của trẻ. Người mẹ ngoài việc tiếp tục cho bú mẹ và cung cấp thêm một số thức ăn cần thiết cho trẻ, còn phải cân trẻ thường xuyên, mỗi tuần hoặc mỗi tháng và ghi vào biểu đồ tăng trưởng. Nếu dinh dưỡng đúng, trẻ sẽ lấy lại số cân đã mất khi bệnh và tiếp tục phát triển, không bị suy dinh dưỡng.

Chọn tập
Bình luận