Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cẩm nang cho các bà mẹ trẻ – mang thai và sinh đẻ

Phải làm gì khi vú căng tức sữa và đau?

Tác giả: Ngọc Lan
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Chuyện cho con bú không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Khi cho con bú, mẹ có thể bị đau ở vú do một trong những nguyên nhân thường gặp sau đây:

1. Tình trạng ứ sữa gây căng tức vú:

Khi sữa bắt đầu “xuống”, hai bên vú có cảm giác căng cứng. Đôi khi sữa vẫn thoát ra mà vú vẫn bị đau vì ứ sữa. Vú trông căng bóng vì các mô vú bị ứ sữa.

Hiện tượng ứ sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày đêm và cho bú thường xuyên, bú sớm ngay sau khi sinh.

Cách giải quyết khi bị ứ sữa:

– Vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ và cho bú đúng cách.

– Nếu không thể cho bé bú được thì vắt sữa mẹ ra cho uống bằng ly và muỗng. Vắt sữa nhiều lần nếu thấy cần thiết để tránh ứ sữa.

– Đắp ấm lên vú, xoa nhẹ xung quanh bầu vú.

– Sốt căng sữa: Mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng thường khỏi nhanh sau khi sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa.

Nếu mẹ làm như trên mà vẫn còn nóng sốt trên hai ngày thì cần đến cơ sở y tế để trị bệnh.

2. Đau núm vú khi cho bú:

Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bú không đúng tư thế, không ngậm đủ quầng vú vào miệng mà chỉ mút ở núm vú. Lúc này, núm vú trông bên ngoài vẫn bình thường.

Ngăn ngừa và điều trị đau núm vú:

– Mẹ không nên rửa núm vú bằng xà bông mỗi lần cho bú.

– Không nên bôi kem hoặc bôi thuốc vào đầu vú, sẽ không có tác dụng gì mà vú còn dễ bị nhiễm bẩn hơn.

– Không cần thiết phải ngừng cho trẻ bú bên vú bị đau. mẹ cần xem lại tư thế cho bú và sửa đổi lại cho đúng vì đa số trường hợp đau đầu vú là do cách ngậm vú sai.

– Khi bú xong, để cho bé tự nhả vú, cũng như khi muốn ngưng bú ví một lý do nào đó thì không nên rứt vú ra ngay. Khi đó, chỉ cần nhẹ nhàng đưa một ngón tay vào miệng trẻ, trẻ không ngậm chặt vú nữa thì rứt vú ra. Nếu rứt vú khi trẻ đang ngậm chặt sẽ gây trầy xước và nứt núm vú.

– Nếu sau khi sửa lại cách cho bú, thay đổi tư thế bú… mà đau núm vú kéo dài cả tuần, nên xem trẻ có bị đẹn (tưa, nấm) ở lưỡi miệng hay không. Nếu có, cần đi khám để được trị bệnh nấm cho cả mẹ và con.

3. Tắc ống dẫn sữa:

Khi sữa bị nghẽn lại không chảy ra được, tạo thành một khối trong vú đau nhức và đỏ lên thì có thể là do tắt ống dẫn sữa. Cần điều trị cẩn thận để tránh bị viêm vú và áp xe vú.

Cách điều trị như sau:

–  Hãy tiếp tục cho bú thường xuyên, nếu vì lý do  nào đó bé không bú được phải vắt sữa ra cho uống bằng ly (cốc) và muỗng.

– Mẹ cần biết cách cho con bú đúng tư thế, ngậm vú sâu và đầy trong miệng để lấy được sữa ra.

– Xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để ống dẫn sữa được lưu thông.

– Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.

4. Viêm vú và áp-xe vú:

Khi có một ống sữa tắc, vú bị nứt hoặc trầy xước, chỗ đó có thể bị nhiễm khuẩn. Vú trở nên sưng đỏ, căng, đau và mẹ bị sốt, thì đó là viêm vú.

Khi chỗ nhiễm khuẩn biến thành khối áp-xe chứa đầy mủ, chỗ đó sẽ sưng, nóng, đỏ, đau, mẹ sốt cao kéo dài kèm lạnh run, mệt mỏi nhiều.

Cách điều trị áp-xe vú và viêm vú như sau:

– Mẹ cố gắng tiếp tục cho con bú bên vú lành.

– Nếu trong sữa có lẫn mủ áp-xe, mẹ nên vắt sữa bằng tay hay bằng dụng cụ hút sữa. Cần phải vắt sữa nhiếu lần trong ngày. Nếu sữa còn lại trong vú, vi khuẩn có thể lan rộng và làm cạn sữa hoàn toàn.

– Nếu mẹ bị sốt liên tục trên hai ngày, cần đến cơ sở y tế điều trị.

–  Cần uống đủ liều kháng sinh thích hợp, có thể uống thêm thuốc giảm đau và hạ nhiệt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).

–  Chườm khăn ấm lên  vú cho bớt đau, có thể đắp nhiều lần trong ngày.

– Mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ăn uống đầy đủ. Nên xin nghỉ ốm để được nghỉ ngơi hoàn toàn tại nhà.

– Khi khối áp xe đã gom mủ, đến cơ sơ y tế để rạch áp xe và dẫn lưu mủ.

– Sau khi điều trị, mẹ cố gắng cho bú trở lại càng sớm càng tốt.

– Tìm cách phục hồi lại nguồn sữa mẹ.

Chọn tập
Bình luận