Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng

Phần II: Các Quan Hệ Khu Vực Và Quốc Tế: Chương 15: Thăng Trầm Với Malaysia

Tác giả: Lý Quang Diệu
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Vào ngày 20/3/1966, tám tháng sau khi chia tách, Tunku Abdul Rahman, Thủ tướng chính phủ Malaysia thăm Singapore. Tôi đến thăm ông ta tại Tòa nhà Liên bang gần Vườn bách thảo. Suốt 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi chuyện trò, dùng bữa cơm tối Trung Hoa, xem ti vi và tiếp tục trò chuyện. Hai người duy nhất cùng có mặt vào đêm đó là vợ ông ta và cao ủy Malaysia, Jamal Abdul Latiff. Đây là cách mà Tunku thường điều hành công việc. Ông ta nói về nhiều vấn đề bên cạnh những vấn đề mà ông ta bận tâm nhất.

Tunku đề nghị các bộ trưởng Singapore hãy cùng các bộ trưởng của ông ta tham gia chơi gôn ở Cao nguyên Cameron vào tháng 4, đó là thời điểm ông ta nghỉ phép sau lễ đăng quang của vua (Agong). Qua đó chúng tôi sẽ hiểu nhau rõ hơn và mọi khó khăn có thể được giải quyết. Ông ta muốn trở về mối quan hệ dễ chịu, thoải mái xưa kia nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng giữa những người không phải là người Malay và người Malay. Tôi nói với ông ta rằng vào tháng 4 thì không tiện, vì tôi phải đi London và Stockholm, nếu vào tháng 6 thì có lẽ được. Qua bữa ăn tối, ông ta ngầm đe dọa bằng cách tình cờ nhắc nhở tôi rằng vấn đề sống còn của Singapore phụ thuộc vào Malaysia, rằng Singapore phải hợp tác chặt chẽ với Malaysia. Ông ta hỏi lý do tại sao chúng tôi ngăn cản những người Malaysia thất nghiệp tìm kiếm việc làm ở Singapore. Tôi giải thích rằng chúng tôi không thể cho tự do di trú sang Singapore để kiếm việc làm. Ông ta không thể hiểu việc này làm hạn chế sự phát triển kinh tế của chúng tôi như thế nào; chính điều đó đang xảy ra ở Kuala Lumpur. Ông ta đã yêu cầu Cục Phát triển Công nghiệp Liên bang thiết lập các ngành công nghiệp tiên phong ở Kuala Lumpur, Ipoh, Penang và Johor Bahru. Những điều này nhất định sẽ diễn ra ở Singapore, bởi vì Singapore là một thành phố lớn. Tôi kiên nhẫn giải thích rằng những người Malaysia thất nghiệp không phải là trách nhiệm của Singapore, rằng chúng tôi có những người thất nghiệp của chính mình, và chúng tôi phải tìm việc làm cho họ.

Ông ta phàn nàn việc Chin Chye và Raja đọc diễn văn chỉ trích Malaysia. Tôi giải thích rằng đây là hai trong số các bộ trưởng của tôi xuất thân từ Malaya nên vẫn phản ứng như những người Malaya, vì về mặt tình cảm họ chưa thể tách mình rời khỏi vùng đất nơi họ sinh ra và lớn lên. Họ cần có thời gian để trở thành người Singapore sống trong một đất nước riêng biệt và độc lập. Ông ta tỏ vẻ khó chịu và mất bình tĩnh, gay gắt nói: “Họ phải làm điều đó nhanh chóng bởi vì tôi không chịu được. Những người này có quan điểm và động cơ riêng. Còn trường hợp của Raja, thậm chí còn trung thành với Ấn Độ.” Tunku nói không đúng. Raja hoàn toàn trung thành với Malaysia mặc dù ông ta sinh trưởng ở Jaffna, Ceylon.

Trước khi cáo từ tại cửa chính, tôi nói rằng chúng tôi phải đạt được một quan hệ làm việc mới và hợp tác vì lợi ích đôi bên, và nhẹ nhàng nói bóng gió rằng chúng tôi không thể trở lại những ngày vui vẻ xưa kia, khi chúng tôi còn là những người van xin tìm kiếm sự liên kết.

Tôi có những cảm giác lẫn lộn về cuộc gặp mặt lần đầu với Tunku sau khi chia tách. Ông ta vẫn nghĩ là tôi phải có nghĩa vụ với ông ta. Song tôi yên tâm là ông ta tỏ ra vẫn tiếp tục nắm quyền. Tôi biết ông ta muốn có một xã hội bình yên và không muốn kéo dài tình trạng căng thẳng hay khủng hoảng.

Giới lãnh đạo Malaysia tiếp tục đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi vẫn còn đi tìm cách hợp nhất như trong những năm đầu của thập niên 60. Để thuận tiện cho họ, chúng tôi rút ra khỏi nghị viện và các đường lối chính trị của họ. Lúc này, mặc dù Singapore độc lập và có chủ quyền, nhưng Tunku vẫn tin rằng một tiểu đoàn của ông ta ở Singapore và việc ông ta có khả năng cắt nguồn cung cấp nước cho chúng tôi hoặc đóng cửa con đường độc đạo qua eo biển làm ngưng mọi giao thương, đi lại, sẽ buộc chúng tôi phải tuân theo. Nếu ông ta có thể làm điều này theo phong cách quý tộc cổ xưa của ông ta thì sẽ tốt hơn nhiều.

Năm 1966, tôi đi công tác xa trong vòng 2 tháng bắt đầu từ tháng 4. Suốt thời gian này, Tunku, Razak và Ghazali công kích tôi và Toh Chin Chye, lúc đó đang là Phó Thủ tướng của chúng tôi, bởi vì chúng tôi có vẻ sẵn sàng khôi phục mối quan hệ với Indonesia trước khi Malaysia thực hiện điều đó. Tunku đe dọa trả đũa. Chin Chye với cương vị Quyền Thủ tướng đã hoan nghênh quyết định công nhận

Singapore của Indonesia. Vô cùng tức giận, chính phủ Malaysia đưa ra tuyên bố sau đây:

Việc Singapore hoan nghênh quyết định của Indonesia công nhận Singapore rõ ràng có nghĩa là Singapore sẽ có những mối quan hệ hay giao dịch nào đó với Indonesia và như vậy sẽ dẫn tới việc đưa các kiều dân Indonesia vào Singapore. Rõ ràng là khi điều này xảy ra, nó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh của chúng ta bởi vì Indonesia không ngừng tuyên bố và tiếp tục làm như vậy nhằm bày tỏ ý định của họ là tăng cường sự đối đầu với Malaysia. Vì vậy, Malaysia phải tiếp tục thực hiện bất kỳ biện pháp nào mà Malaysia xem là cần thiết để bảo vệ lợi ích và an ninh của đất nước Malaysia.

Ngay sau đó, vào ngày 18/4, tiến sĩ Ismail, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia thực hiện ngay việc kiểm soát nhập cảnh đối với những người mang giấy chứng minh Singapore đi qua Causeway.14

Lúc tôi gặp Tunku sau khi tôi thăm Anh quốc và Đông Âu về, ông ta phản đối kịch liệt các chuyến đi đến các nước cộng sản của tôi, và cho rằng các nước này sẽ mở các đại sứ quán ở Singapore và tạo mối đe dọa cho Malaysia. Ông ta hỏi làm sao tôi có thể nói rằng tôi muốn trở thành bạn tốt với Trung Quốc và Indonesia. Tôi nói rằng mặc dù cách làm của tôi khác với của ông ta, song tôi không có ý định để cho những người cộng sản xơi tái mình. Tôi kể lại câu chuyện chúng tôi từ chối cho phép thủy thủ đoàn của một con tàu Trung Quốc cập bến Singapore được lên bờ bởi vì viên thuyền trưởng không chịu ký vào bản cam kết là họ sẽ không phân phát tài liệu tuyên truyền cách mạng văn hóa. Đài phát thanh Bắc Kinh đã công kích Bộ Nhập cư của chúng tôi. Tôi giải thích rằng các nước Đông Âu, ngoại trừ Rumani, đang thực hiện theo đường lối Xô Viết chống lại đường lối của Trung Quốc. Tính trung lập hoặc sự ủng hộ của họ sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi bị cô lập, điều có thể xảy ra lúc đó, bởi vì Singapore đang chứa các căn cứ quân sự Anh – một nước bị các nước không liên kết thù ghét.

Trong khi đó, các lãnh đạo UMNO tiếp tục sử dụng tờ Utusan Melayu là tờ báo viết bằng chữ Jawi (hệ thống chữ viết Ả Rập) lưu hành ở cả hai nước, nhằm khuấy lên tâm lý của người Malay chống chính phủ “Trung Quốc”15 ở Singapore. Tờ Utusan Melayu đưa tin Ahmad Haji Taff, một nhà lãnh đạo UMNO ở Singapore và cũng là một trong hai cựu thượng nghị sĩ trong thượng viện liên bang đã đòi hội đồng hiến pháp của chúng tôi ghi vào hiến pháp của Singapore những quyền đặc biệt dành cho người Malay. Các quyền đặc biệt này có trong hiến pháp Malaysia nhưng chưa bao giờ được áp dụng cho Singapore.

Cơ quan thông tấn của chúng tôi dịch những lời phát biểu mang tính phân biệt chủng tộc và kích động của tờ Utusan sang tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Tamil, đồng thời truyền đi những lời này qua đài phát thanh và truyền hình cũng như trên báo chí. Việc này đụng chạm đến những người lãnh đạo UMNO cũng như dân thường không phải là người Malay ở cả Singapore lẫn Malaysia. Ismail và Ghazali cũng phàn nàn về vấn đề này. Ismail nói điều này đang phá hoại Malaysia, và có thể sẽ không có hợp tác kinh tế chừng nào chưa tháo gỡ được vấn đề chính trị. Chúng tôi không nên can thiệp vào những vấn đề nội bộ của họ vì chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền và độc lập. Còn Ghazali đi tiếp một bước nữa khi ông ta tuyên bố rằng Malaysia có mối quan hệ đặc biệt với Singapore. Ông ta thất vọng vì họ không được thông báo về các hiệp định thương mại của chúng tôi với Nga và các nước cộng sản khác (Malaysia không có các hiệp định như vậy với các nước cộng sản), ông ta nghĩ rằng các vấn đề này nằm bên trong khuôn khổ hiệp định của chúng tôi với Malaysia về hợp tác kinh tế và quốc phòng, quy định ra rằng không bên nào được tiến hành các biện pháp hoặc ký kết bất kỳ thỏa thuận hay hiệp ước nào gây nguy hại cho nền quốc phòng của bên kia. Tôi chỉ ra rằng ông ta không thể chờ đợi những điều trên nếu như ông ta không làm gì để đáp lại.

Ghazali còn muốn chúng tôi đợi cho đến khi họ khôi phục lại quan hệ với Indonesia rồi mới được tiếp tục trao đổi mậu dịch với họ theo phương thức hàng đổi hàng. Ông ta khăng khăng đòi chúng tôi chỉ cho phép tàu trên 200 tấn vào cảng chính của chúng tôi và đuổi hết tất cả các tàu nhỏ hơn, nhất là thuyền buồm vì lý do an ninh. Cơ quan đặc vụ, bây giờ đổi tên thành Cục An ninh Nội bộ (Internal Security Department – ISD) báo cáo lại rằng chính người Malaysia công khai trao đổi hàng ở bờ tây Malaya, cho phép những thuyền buồm từ Sumatra vào các cảng Johor và Malacca. Để thảo luận vấn đề này, Keng Swee yêu cầu họp Hội đồng Phòng thủ Liên hợp, một cơ quan được thiết lập sau khi chúng tôi đã độc lập. Họ (Malaysia – ND) đã ấn định ngày họp, thế nhưng Keng Swee thật sự ngạc nhiên khi cuộc họp bị hủy bỏ vì người Malaysia tuyên bố rằng chúng tôi đã chấp nhận đề nghị của họ. Chúng tôi cứ việc tiến hành, chúng tôi chọn Pulau Senang, một hòn đảo ở cực nam Singapore làm trung tâm trao đổi hàng hóa với những người Indonesia đến đây bằng thuyền buồm từ vùng Sulawesi (Celebes) xa xôi. Razak phản đối quyết liệt. Việc họ ra quyết định đơn phương và những đòi hỏi hống hách của họ khiến cho chúng tôi rút ra khỏi Hội đồng Phòng thủ Liên hợp (Combined Defence Council).

Một đội thuyền nhỏ dài vô tận, một số có gắn máy và một số chạy buồm, chở đến đây đủ thứ hàng, nào là cao su thô, cơm dừa khô, than củi và các sản phẩm khác. Rồi chở về nước họ các mặt hàng công nghiệp như máy thu thanh bán dẫn, áo sơ–mi, quần, giầy dép, áo vét–tông và mũ. Một số thuyền thậm chí mua những thùng nguyên bánh mì mang về. Vào tháng 8/1966, sau khi cuộc đối đầu chính thức chấm dứt vào tháng 6, chúng tôi hủy bỏ hết thảy các hạn chế về trao đổi hàng hóa. Một lần nữa, thuyền nhỏ của người Indonesia lại cập bến Telok Ayer Basin, một trong những bến cảng xưa nhất của Singapore.

Sau sự chia tách là những sức ép khủng khiếp. Trong quan hệ giữa chúng tôi và Malaysia, chưa bao giờ có những giây phút u ám như thế. Mặc dù chúng tôi đã có những nỗ lực tốt nhất, nhưng chúng tôi vẫn không đạt được một hiệp định về việc giữ lại đồng tiền chung của chúng tôi, và cả hai chính phủ đều công bố vào tháng 8/1966 rằng từ tháng 6/1967, chúng tôi sẽ phát hành đồng tiền riêng. Brunei cũng vậy, đây là đất nước sử dụng đồng tiền chung với chúng tôi, một di sản của sự cai trị của người Anh. Phòng thương mại quốc tế Singapore đại diện cho các công ty của Anh, Hội đồng Hiệp hội các ngân hàng ở Malaysia và Phòng thương mại Hoa kiều Singapore đều lo lắng về tình trạng không ổn định do chia tách gây nên và họ kêu gọi hai chính phủ thương lượng lại để duy trì đồng tiền chung.

Tan Siew Sin, Bộ trưởng Tài chính Malaysia, nói rằng việc chia tách này không có nghĩa là tận thế. Ông ta lập luận rằng những nhượng bộ do ông ta đưa ra nhằm dàn xếp với Singapore đã kéo theo sự vi phạm chủ quyền đáng kể đối với ngân hàng Negara Malaysia và sau cùng là với chính phủ Malaysia. Ông ta nói Singapore lo sợ Malaysia có thể không tôn trọng cam kết của họ về việc chuyển toàn bộ tài sản và dư nợ của Singapore như đã ghi trong sổ sách kế toán của ngân hàng trung ương, song đây chỉ là một lý do kỹ thuật chứ không phải là lý do cơ bản cho sự rạn nứt. Ông ta ngụ ý rằng chúng tôi không tin tưởng vào tính chính trực của họ. Thật vậy, quỹ dự trữ của Singapore không thể được bảo vệ chỉ bằng niềm tin.

Chúng tôi quyết định chống lại việc thành lập ngân hàng trung ương và tiếp tục duy trì ủy ban tiền tệ dựa 100% vào nguồn dự trữ ngoại hối cho mỗi đôla mà chúng tôi phát hành. Lim Kim San với cương vị Bộ trưởng Tài chính bày tỏ sự tin tưởng vào sức mạnh và sự ổn định của đồng tiền Singapore, điều này đòi hỏi phải có quy tắc xã hội và kinh tế chặt chẽ nhất. Ở nghị viện, Kim San giải thích rằng “ngân hàng trung ương là một lối ra dễ dàng cho một Bộ trưởng Tài chính thích chơi trò tung hứng (với con số) khi anh ta bị thâm hụt ngân sách. Tôi không nghĩ chúng ta nên đặt ra một sự cám dỗ như thế trước mặt Bộ trưởng Tài chính ở Singapore”. Tan Siew Sin phản ứng lại: “Nếu hệ thống ngân hàng trung ương là một hệ thống kém cỏi, thì rõ ràng đó là sai lầm mà tất cả các nước công nghiệp hóa của thế giới phương Tây và tất cả các nước đang phát triển đều phạm phải… Tất cả các quốc gia độc lập trên thế giới đều có ngân hàng trung ương hoặc đang trong tiến trình thiết lập ngân hàng trung ương.” Về sau, tại nghị viện, Tan nói rằng chia tách tiền tệ là tốt nhất, bởi vì không giống như những ngày trước đây, bây giờ ngân hàng trung ương của một quốc gia là vũ khí mạnh của một Bộ trưởng Tài chính trong các chính sách tiền tệ và tài chính của ông ta.

Cả hai Bộ trưởng Tài chính đều công bố rằng họ sẽ giữ đồng tiền của họ ở mức hai silinh và bốn xu cho mỗi đôla, hoặc là 0,290299 gam vàng. Họ thỏa thuận về “tính có thể hoán đổi” của hai đồng tiền trên, nghĩa là chấp nhận đồng tiền của nhau làm phương tiện thanh toán và chuyển tiền về nước thông qua việc đổi lấy một lượng tiền tương đương bằng đồng tiền chuyển đổi được. Hai đồng tiền của chúng tôi tiếp tục được hoán đổi nhau từ năm 1967 cho đến khi bị chấm dứt vào tháng 5/1973 theo yêu cầu của Malaysia. Vào tháng 1/1975, đồng đôla Malaysia, tức là đồng ringgit rớt giá nhẹ xuống còn 0,9998 đôla Singapore. Đến năm 1980, nó bị sụt giá mạnh gần 5 xu so với đồng đôla Singapore, và đến năm 1997 giá trị của nó không bằng 50 xu Singapore. Các Bộ trưởng Tài chính và các giám đốc ngân hàng trung ương Malaysia đã thực hiện những chính sách tiền tệ và tài chính lỏng lẻo hơn Singapore. Không chi tiêu vượt quá thu nhập quốc gia là nguyên tắc chủ đạo mà không một Bộ trưởng Tài chính Singapore nào được xa rời trừ phi có suy thoái.

Sau khi Singapore tách khỏi Malaysia vào năm 1965, chính phủ liên bang do UMNO kiểm soát thúc ép sớm lấy tiếng Malay làm quốc ngữ và ngôn ngữ chính thức duy nhất, đồng thời thay đổi các chính sách giáo dục để thực hiện chủ trương này. Sự bất bình của những người không phải người Malay đối với những thay đổi này ngày càng tăng, và những lời hô hào cộng đồng vang dội của giới lãnh đạo UMNO không giúp xoa dịu được những bất bình như vậy. Vào năm 1968, sách trắng của chính phủ Malaysia công bố rằng hoạt động lật đổ của cộng sản được tiến hành ở các trường trung học độc lập dạy bằng tiếng Hoa. Điều này khiến người ta càng sợ các trường này sẽ bị đóng cửa.

Trong suốt cuộc vận động bầu cử của Malaysia vào tháng 4 đến tháng 5/1969, các nhà lãnh đạo khối liên minh thực hiện những luận điệu vô căn cứ và điên cuồng rằng giới lãnh đạo Singapore đã can thiệp vào công việc chính trị của họ. Tan Siew Sin, đồng thời là chủ tịch của Hội người Malaysia gốc Hoa (Malaysian Chinese Association – MCA) nói ông ta có “chứng cứ rõ ràng” rằng Đảng Hành động Dân chủ (Democratic Action Party – DAP), trước đây là đảng Hành động Nhân dân (PAP) ở Malaysia, đang được đảng PAP, nếu không nói là chính phủ Singapore, tài trợ. Ngoại trưởng Raja của chúng tôi trình bày mối quan ngại của Singapore với cao ủy Malaysia, ông ta đồng ý rằng những lời nhận xét trên là phản tác dụng. Thế nhưng sau đó hai ngày, ông ta cho biết rằng Tunku ủng hộ lời buộc tội của Tan và nói rằng, dựa vào chứng cứ sẵn có, những lời nhận xét đó là đúng. Sau đó tại một cuộc vận động tranh cử, chính Tunku đã hăng say phát biểu rằng các nhà lãnh đạo PAP của Singapore đang hy vọng thuyết phục chính phủ Malaysia, và “hiểu rằng họ không có cơ may giành được phiếu bầu của người Hoa, nên họ không có lựa chọn nào khác ngoại trừ chia rẽ người Malay. Thế là họ dùng Đảng đoàn kết Hồi giáo Malaysia (Pan Malaysian Islamic Party – PMIP) làm tay sai cho họ”, ông ta nói rằng người cung cấp ngân sách cho PMIP hiện bị cấm trở về Malaysia, song lại không chịu cho biết danh tính của người đó.

Khi những luận điệu điên cuồng này được đưa ra, tôi đang ở London. Tôi viết cho Bộ trưởng Quốc phòng Lim Kim San rằng: “Tôi hơi bị hoang mang bởi những luận điệu điên cuồng của Tunku và Siew Sin nói rằng chúng ta can thiệp vào các cuộc bầu cử của họ. Tôi còn tự hỏi không biết khi nào thì tất cả những vấn đề này sẽ bùng nổ thành những xung đột về chủng tộc và chiến tranh du kích. Tốt hơn là chúng ta nên xây dựng lực lượng càng nhanh càng tót. Chắc chắn là những rắc rối này sẽ tràn sang Singapore. Đến lúc này thì hàng nghìn người đã sẵn sàng công khai biểu lộ thái độ chống lại họ ở Kuala Lumpur, và diễu hành qua các đường phố trong một đám tang thì tương lai quả là ảm đạm.” Ở đây tôi muốn nói đám tang của một thanh niên người Hoa bị cảnh sát bắn chết trước đó vài ngày trong khi anh ta đang ở trong một nhóm sơn những khẩu hiệu bầu cử chống chính phủ.

Vào ngày bầu cử ở Malaysia, ngày 10/5, UMNO mất 8 trong số 59 ghế mà họ nắm giữ. Đảng DAP thắng 14 ghế ở các khu vực bầu cử thành thị kể cả ở Kuala Lumpur, đánh bại các đối tác của UMNO là đảng MCA với 13 ghế trong số 14 ghế giành được. ĐảngDAP và đảng Gerakan (một đảng phi cộng đồng khác) tổ chức tuần hành ở Kuala Lumpur để ăn mừng chiến thắng, họ đã thắng phân nửa số ghế trong nghị viện bang Selangor. Phản ứng của Malay Ultras UMNO là một cuộc tuần hành lớn hơn do Harun Idris, Thống đốc bang Selangor tổ chức. Tiếp sau đó là một cuộc bạo loạn chủng tộc nổ ra vào ngày 13/5. Mức độ thương vong ở Kuala Lumpur tương tự như trong các cuộc bạo loạn chủng tộc năm 1964 ở Singapore, khi mà Singapore còn dưới quyền kiểm soát của Kuala Lumpur. Vào thời điểm đó, cả Kuala Lumpur lẫn Singapore là những thành phố có số cư dân người Hoa vượt trội và người Malay chỉ là thiểu số. Tuy nhiên, số người Hoa bị thiểu số người Malay giết hại lớn hơn số người Malay bị giết vì trả thù. Con số thương vong được chính thức đưa ra ở Kuala Lumpur là: 143 người Hoa, 25 người Malay, 13 người Ấn Độ và 15 người thuộc các chủng tộc khác bị thiệt mạng; 439 người bị thương. Lẽ ra tình thế đã không đến nông nỗi này nếu như cảnh sát và lực lượng quân đội không thiên vị. Một phóng viên nước ngoài chứng kiến các cuộc bạo loạn đã ước tính số người bị giết lên đến 800.

Ngày kế đó, quốc vương Malaysia tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đình chỉ nghị viện. Chính phủ thành lập Hội đồng Tác chiến Quốc gia (National Operations Gouncil – NOC) do Razak làm chủ tịch, cai trị bằng sắc lệnh nhằm khôi phục lại trật tự kỷ cương. Về mặt chính thức, Tunku không còn nắm quyền nữa. Hội đồng NOC đã đánh dấu sự kết thúc của thời đại Tunku, và những cuộc bạo loạn này đã thay đổi bản chất của xã hội Malaysia. Kể từ đó, Malaysia công khai trở thành xã hội do người Malay thống trị.

Các cuộc bạo loạn ở Kuala Lumpur đã gây ra một sự hoảng sợ lan tràn trong hàng ngũ người Hoa và người Malay ở Singapore, bởi vì cả hai nhóm sắc tộc này đều cảm thấy rằng các rắc rối chủng tộc chắc chắn sẽ lan truyền sang Singapore. Những người Malaysia gốc Hoa bỏ chạy sang Singapore kể lại những câu chuyện về những hành động tàn bạo đã giáng xuống người thân của họ ở đó. Khi tin tức lan truyền về những hành động tội ác tày trời của người Malaysia gốc Malay và về những thiên lệch của các lực lượng vũ trang Malaysia trong việc đối phó với tình hình thì có một làn sóng giận dữ và hoảng sợ bùng phát. Khi tôi đọc được tin tức về các cuộc bạo loạn này, tôi đang ở Mỹ và đang nói chuyện với các sinh viên đại học Yale. Chỉ mấy ngày sau khi xảy ra bạo loạn ở Kuala Lumpur, đã xảy ra các cuộc tấn công của người Hoa vào người Malay ở Singapore. Hành động trả đũa vô lý vào những người Malay vô tội này đã bị cảnh sát và các lực lượng quân đội quyết ra tay ngăn chặn và một số kẻ tấn công bị bắt quả tang đã bị truy tố. Sau đó họ bị buộc tội và kết án.

Bốn tháng sau các cuộc bạo động này, tôi ghé thăm Tunku tại nhà riêng của cao ủy của ông ta ở Singapore. Ông ta trông rất sầu não, cho thấy những ảnh hưởng của một kinh nghiệm đau buồn. Trong bức thư được lưu hành rộng rãi của tiến sĩ Mahathir Mohamad (sau này là thủ tướng, khi đó là thành viên của hội đồng điều hành trung ương của UMNO), ông ta bị đả kích công khai về việc đã bán rẻ đất nước cho người Hoa. Tôi có cảm giác ông ta muốn Singapore trở nên thân thiện và muốn tác động những người Hoa ở Malaysia không nên thù nghịch giới lãnh đạo UMNO. Tôi viết bức thư ngắn sau đây cho các đồng sự: “Những gì làm tôi lo lắng không phải là liệu việc ủng hộ Tunku của chúng ta có làm chúng ta mất đi khối quần chúng phi Malay hay không, mà là liệu sự hỗ trợ của chúng ta có thật sự không làm Tunku mất đi khối quần chúng Malay của ông ta hay không và vì vậy mà khiến ông ta nghỉ hưu sớm hay không.”

Sau đó một tuần, Kim San gặp Razak ở Kuala Lumpur và báo cáo rằng lần này “không còn dấu vết của thái độ kẻ cả như trước đây nữa. Họ sẵn sàng tiếp nhận các lời khuyên nếu những lời khuyên đó được đưa ra một cách tế nhị và không tỏ ra kẻ cả… điều đó đáng để chúng ta mất thời gian vực họ dậy thêm ít lâu nữa theo cách mà chúng ta có thể làm.” Chúng tôi lo sợ rằng Tunku và tất cả những người theo chủ nghĩa ôn hòa của ông ta sẽ bị thay thế bởi các Ultras thật sự. Uy tín quốc tế của Malaysia giảm đáng kể và Razak ở vào thế phòng thủ. Mỉa mai thay, các mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia lại được cải thiện. Ông ta cần chúng tôi giúp giữ cho những người Hoa ở Malaysia yên tâm và bất bạo động. Vậy là ảnh hưởng của chúng tôi trong những ngày thuộc Malaysia vẫn còn thắng thế.

Sau khi chia tách, việc xuất bản một tờ báo chung phát hành bởi cùng một ban biên tập bán cả ở Singapore lẫn Malaysia vẫn tiếp tục. Thế nhưng sau các cuộc bạo loạn chủng tộc ở Kuala Lumpur hồi tháng 5/1969, tờ Utusan Melayu lại trở nên thân người Malay nhiều hơn và công khai đối nghịch với chính phủ Singapore, bôi nhọ những nỗ lực của chúng tôi giúp người Singapore gốc Malay. Để ngăn chặn tờ báo này truyền bá các quan điểm phân biệt chủng tộc ở Singapore, chúng tôi thay đổi các quy định về hoạt động báo chí: tất cả các báo phải được xuất bản và có các ban biên tập của họ ở Singapore trước khi họ có đủ tiêu chuẩn được cấp giấy phép in ấn và lưu hành ở đây. Tờ Utusan Melayu đóng cửa văn phòng của nó ở Singapore và ngừng lưu hành. Chẳng bao lâu sau đó, lại có quy định các báo xuất bản ở một lãnh thổ không thể được nhập khẩu và bán ở các lãnh thổ khác. Quy định này vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Cả hai chính phủ nhận ra rằng có những khác biệt cơ bản về chính sách chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa đến nỗi những gì được coi là chính thống ở Singapore thì lại bị coi là sự xúi giục nổi loạn ở Malaysia và ngược lại.

Đến ngày Quốc khánh Malaysia, ngày 31/8/1970, Tunku đã suy yếu đến mức phải công bố ý định từ chức thủ tướng. Tôi cảm thấy buồn cho ông ta. Đó không phải là cách rút lui sau 15 năm nắm quyền, lúc đầu với cương vị Bộ trưởng Tài chính và sau đó là Thủ tướng, suốt những năm tháng đó ông ta đã làm được nhiều việc để đưa các chủng tộc khác nhau của Malaysia hòa hợp lại và đứng đầu trong việc mang lại những tiến bộ kinh tế và xã hội. Ông ta xứng đáng để ra đi với nhiều vinh quang hơn. Các cuộc bạo loạn chủng tộc năm 1969 đã triệt phá giấc mơ của ông ta về một nước Malaysia hạnh phúc mà ông ta đã gắng hết sức để đạt được. Bản thân tôi cũng mến mộ ông ta. Ông là một con người lịch thiệp – một kiểu người lịch thiệp của thế giới xa xưa với những chuẩn mực danh dự của bản thân. Ông ta không bao giờ bỏ rơi thân hữu. Mặc dù đối với ông ta, tôi không phải là bạn thân, song tôi vẫn hay gặp ông mỗi khi ông ta đến Singapore xem đua ngựa hay khi tôi sang thăm Penang là nơi ông nghỉ hưu. Lần cuối cùng tôi gặp ông ở Penang, một năm trước khi ông qua đời vào năm 1990. Trông ông có vẻ yếu ớt, khi tôi cáo từ, ông tiễn tôi ra đến cổng vòm trước nhà và cố đứng thẳng để các phóng viên báo chí chụp hình chúng tôi khi ông tiễn tôi về.

Razak, người nhậm chức Thủ tướng vào tháng 9/1970 là một nhà lãnh đạo hoàn toàn khác với Tunku. Ông ta không có tính nhiệt thành cũng như phong thái oai vệ và cao lớn của Tunku. Nếu so sánh, ông ta có vẻ ít quyết đoán hơn Tunku. Razak là người cùng thời với tôi ở trường cao đẳng Raffles từ năm 1940 đến năm 1942. Ông ta là con trai một vị tù trưởng của Pahang. Trong xã hội đẳng cấp của họ, ông ta được các sinh viên người Malay nể trọng. Với thân hình tầm thước, khuôn mặt tròn, trắng trẻo và mái tóc mượt, ông ta trông có vẻ của một người trầm tính và cần cù. Ông ta thông minh và chăm chỉ, và còn là người chơi khúc côn cầu giỏi, song không thoải mái với mọi người trừ phi ông ta biết rõ về họ. Trong thời gian thuộc Malaysia, khi chúng tôi thi nhau giành cùng số phiếu bầu, ông ta nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ và khó chịu. Có lẽ ông ta xem tôi là mối nguy hiểm cho sự thống trị và ưu thế chính trị của người Malay. Ông ta thích giao thiệp với Keng Swee, người mà ông cảm thấy thoải mái khi giao thiệp. Razak không xem Keng Swee là đối thủ cạnh tranh giành phiếu bầu. Khi Singapore tách khỏi Malaysia, Razak tỏ ra dễ chịu hơn với tôi, vì tôi không còn là đối thủ cạnh tranh giành phiếu bầu nữa.

Ông ta và giới lãnh đạo UMNO người Malay khác bác bỏ quan điểm tiếp cận với những thương nhân người Hoa của Tunku, coi quan điểm đó là lỗi thời. Đã có trong tay toàn bộ quyền lực cả về chính trị lẫn quân sự nên giờ đây họ hoàn toàn công khai về các chính sách kinh tế của mình là ưu ái những người bumiputra (những đứa con của miền đất này, tức là người Malay bản xứ) trong mọi thành phần kinh tế. Họ thực thi chính sách kinh tế mới nhằm “xóa bỏ đói nghèo” để có “sự công bằng hơn về quyền sở hữu tài sản.” Cho tới năm 1990, theo các quy định và quản lý, người Malay sẽ sở hữu 30% tổng số vốn tư nhân, các cư dân người Hoa và người Ấn Độ được sở hữu 40%, còn các chủ sở hữu nước ngoài (hầu hết là người Anh) thì phải giảm xuống còn 30%. Razak còn công bố một ý thức hệ dân tộc gọi là Rukunegara, kêu gọi dân chúng thuộc mọi chủng tộc hãy cùng nhau tiến lên một xã hội công bằng và tiến bộ thông qua niềm tin vào thượng đế, lòng trung thành đối với quốc vương và quốc gia, đề cao hiến pháp và luật lệ, khuếch trương kỷ cương đạo đức, có lòng bao dung và tôn trọng lẫn nhau. Thời điểm đó là vào tháng 8/1970, qua hơn một năm sau các cuộc bạo loạn chủng tộc, trước khi họ bãi bỏ toàn bộ những quy định còn lại của lệnh giới nghiêm và cho phép tiếp tục các hoạt động chính trị. Thế nhưng sự dấy loạn đã bị đặt cho một ý nghĩa rộng đến nỗi nó bao gồm bất kỳ sự thách thức nào đối với Rukunegara và sự thống trị của người Malay.

Razak dốc toàn tâm toàn ý vào việc làm cho đất nước trở lại bình thường sau những chấn thương do bạo loạn gây ra và chấn hưng chính sách kinh tế mới của ông ta, nhờ đó chúng tôi có được một ít năm tương đối bớt rắc rối. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng tôi lại vấp phải khó khăn về cả những vấn đề quan trọng và không quan trọng. Singapore có một cuộc vận động chống tóc dài vào năm 1971, bởi vì chúng tôi không muốn giới trẻ bắt chước kiểu hippie16. Tại các quầy hàng của nhà nước và tất cả cửa khẩu như phi trường, cảng và Causeway, đàn ông để tóc dài được tiếp sau cùng. Ba thanh niên gồm hai người Malay và một người Hoa bị tóm tại bãi đậu xe ở đường Orchard và bị tra hỏi như thể họ bị tình nghi là thành viên của hội kín. Họ bị giam giữ 16 tiếng đồng hồ, thợ hớt tóc của cảnh sát cắt tóc họ rồi thả họ ra. Hóa ra họ là người Malaysia. Tờ Utusan Melayu thổi phồng chuyện này lên và đã gây ra một làn sóng nhỏ. Chính phủ xin lỗi về sự cố này. Trong khi đó, các tranh chấp nghiêm trọng về hải cảng, việc phân chia tài sản của ủy ban liên hiệp tiền tệ và hãng hàng không liên doanh của chúng tôi sắp bùng nổ.

Chẳng bao lâu sau khi chia tách, có tin Tan Siew Sin đã đe dọa sẽ phát triển cảng Swettenham (sau này gọi là cảng Kelang) và Penang của Malaysia, chẳng cần đếm xỉa đến Singapore và thậm chí còn mô tả 40% mậu dịch của Malaysia thông qua Singapore như là “tàn tích của quá khứ thực dân”. Kế đến, Malaysia thực thi một loạt các biện pháp nhằm giảm lượng hàng hóa xuất và nhập khẩu thông qua Singapore. Tháng 8/1972, Phòng Thương mại Johor của người Malay kêu gọi chính phủ liên bang hủy bỏ các dịch vụ đường sắt đến Singapore chừng nào cảng Johor ở Pasir Gudang, gần Johor Bahru đã sẵn sàng hoạt động. Tháng 10/1972, Malaysia thông báo rằng từ năm 1973 trở đi, mọi hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ vùng này đến một vùng khác của Malaysia phải được chuyển từ các cảng riêng của họ để được hưởng quyền miễn thuế nhập khẩu khi nhập cảng. Nếu những hàng hóa này đi qua cảng của Singapore, thì phải chịu thuế nhập khẩu. Họ còn cấm xuất khẩu gỗ sang Singapore, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các xưởng gỗ dán và các nhà máy cưa của chúng tôi. Sau một thời kỳ gián đoạn, chúng tôi đã tìm được nguồn gỗ từ Indonesia.

Như Hon Sui Sen, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính của chúng tôi và là một trong những đồng sự kiên nhẫn và biết điều nhất của tôi, đã viết cho tôi rằng: “Thái độ của Malaysia về hợp tác kinh tế là biểu hiện của sự đố kỵ và coi thường. Họ tin rằng Singapore không thể tồn tại nếu không có Malaysia và sự phồn vinh của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Tuy nhiên, họ day dứt và khó chịu khi thấy tuy nhỏ bé và dễ bị nguy hại nhưng chúng ta đã phát triển với tốc độ mà họ không ngờ”.

Vào cuối những năm 60, chúng tôi phát hiện ra rằng người Malaysia đã thành lập một ủy ban “S” nhằm phối hợp các chính sách của Malaysia về các vấn đề liên quan đến Singapore. Chủ tịch ủy ban này là người đứng đầu ngành dân chính của Malaysia và các thành viên của ủy ban là các tổng thư ký của các bộ quốc phòng, ngoại giao và nội vụ. Chúng tôi còn biết được rằng thỉnh thoảng họ lôi cuốn những cựu tù thân cộng sản vốn trước đây là đảng viên Đảng Hành động Nhân dân như Sandra Woodhull và James Puthcheary nhằm giúp họ hiểu được những suy nghĩ đằng sau các chính sách của chúng tôi. Mới nghe tên gọi của ủy ban này, chúng tôi đã hiểu ngay ngụ ý xấu của nó. Thế nhưng để đọc được những động cơ của họ cũng chẳng mấy rắc rối; họ muốn bóp nghẹt sự tăng trưởng kinh tế của chúng tôi ở bất kỳ nơi nào mà nền kinh tế của họ có ưu thế vượt trội chúng tôi đến được. Mãi về sau, khi Malaysia dưới quyền lãnh đạo của thủ tướng Hussein Onn thì các mối quan hệ của chúng tôi mới thoải mái hơn, nên tôi đề nghị thành lập một ủy ban liên chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề song phương. Tại cuộc họp ở Sri Temasek vào ngày 13/5/1980, Tengku Rithaudeeir, Bộ trưởng Ngoại giao của ông ta nói với tôi rằng họ đã có ủy ban “S” để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Singapore. Đến tháng 10/1986, ủy ban “S” đã mở rộng định hướng của nó bao gồm các mối quan hệ song phương với Indonesia, Thái Lan và Brunei, và được đổi tên thành ủy ban đối ngoại (Foreign Relations Committee – FRC). Sau đó người Malaysia phát biểu công khai với các quan chức của chúng tôi về FRC và vai trò của nó trong việc quản lý các mối quan hệ song phương. Phương pháp tiếp cận kiểu trinh thám của ủy ban “S” bị hủy bỏ.

Vị lãnh đạo Malaysia duy nhất không có thành kiến với Singapore là Phó Thủ tướng Tun Dr. Ismail. Khi ông ta sang thăm Singapore vào tháng 4/1971 với lý do xem xét các chương trình quy hoạch nhà ở của chúng tôi, chúng tôi đã có được một cuộc hội đàm tốt đẹp. Ông ta muốn có nhiều sự hợp tác hơn. Ông ta phát biểu trước báo chí rằng những khác biệt về quan điểm không làm cản trở việc tăng cường hợp tác giữa chúng tôi. Do ông ta hối thúc, vào năm 1971 cơ quan thương mại nhà nước của chúng tôi Intraco đã ký một hiệp định hợp tác với Pernas, một đối tác phía Malaysia của họ, trong mậu dịch với nước thứ ba, nhưng không ăn thua. Tiếng nói lẻ loi của Ismail không thể thắng thế đối với các nhà lãnh đạo khác của UMNO.

Để đánh dấu sự cải thiện các mối quan hệ song phương, vào tháng 3/1972, tôi thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Malaysia, đi cùng tôi có Sui Sen. Chúng tôi thảo luận và giải quyết triệt để vấn đề chuyển nhượng quỹ thặng dư và các tài sản còn lại của ủy ban tiền tệ. Chúng tôi thương lượng một cách sòng phẳng. Tuy nhiên đối với Razak thì cái khó là ông ta hay thay đổi ý kiến và hay nêu lại một vấn đề đã được nhất trí.

Razak đáp lại bằng chuyến thăm vào năm 1973. Ông ta muốn chấm dứt khả năng hoán đổi của hai đồng tiền của chúng tôi. Tôi đồng ý. Vào tháng 5/1973, Sở Giao dịch Chứng khoán Malaysia – Singapore cũng được tách ra thành Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và Sở Giao dịch Chứng khoán Kuala Lumpur. Mỗi bên giữ bản kê có số cổ phiếu vượt trội của mình. Razak vui mừng với hiện trạng của các mối quan hệ giữa hai bên. Về mặt công khai, các mối quan hệ không gần gũi đến mức làm ông ta cảm thấy ngượng ngùng với quần chúng người Malay của mình, và cũng không gay gắt đến nỗi làm mất sự ủng hộ của người Hoa đối với ông ta. Razak nói rằng ông ta đã lường trước được những rắc rối đối với cả Singapore lẫn Malaysia trong tình hình mất ổn định ở Thái Lan và Đông Dương, và vì vậy chúng tôi không nên gây thêm khó khăn cho chính mình bằng cách tạo ra những rắc rối giữa chúng tôi với nhau. Tôi tán thành. Ông ta băn khoăn và lo ngại về sự ủng hộ của người Hoa ở Malaysia đối với ông ta và việc thiếu sự ủng hộ dành cho MCA trong cuộc bầu cử sắp tới, ông ta hỏi xem tôi có thể giúp đỡ được không. Tôi không trả lời. Hiện tượng hàng hóa tăng giá mang lại cho ông ta tin tưởng hơn và làm dịu cảm giác ghen ghét của ông ta khi thấy chúng tôi làm tốt hơn họ.

Razak mời tôi đáp lại chuyến thăm này. Các mối quan hệ yên bình và duy trì như vậy được 3 năm kế đó, cùng với một sự hợp tác lặng lẽ và ít có những bất đồng nghiêm trọng. Sau đó tôi được biết Razak bị bệnh bạch cầu. Ông ta thường xuyên bay sang London để điều trị. Trong những bức ảnh trên báo và trên truyền hình, ông ta trông gầy hơn so với tháng trước. Khi ông ta qua đời vào tháng 1/1976, tôi đã đến viếng ông tại nhà riêng ở Kuala Lumpur.

Hussein Onn kế nhiệm Razak làm thủ tướng. Năm 1968, ông ta đang làm luật sư thì thủ tướng Razak đưa ông ta tích cực tham gia hoạt chính trị. Họ là anh em cột chèo, cùng cưới hai chị em.

Hussein trông chẳng giống người Malay. Bà ông ta là người Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ta có giọng nói khỏe, nước da trắng trẻo khác thường đối với người Malay. Ông đeo kính, tóc quăn và thân hình cao và vạm vỡ hơn Razak. Ông ta rất cẩn thận trong công việc. Tại những cuộc gặp chính thức, ông ta thường có bài phát biểu được chuẩn bị trước, ngắn gọn với những đoạn quan trọng được gạch dưới cẩn thận bằng bút màu, và đọc bài phát biểu một cách rành rọt. Ông ta không chỉ tin tưởng vào trí nhớ của mình. Ông ta cởi mở và thẳng thắn khi giao dịch với tôi, không giống như Razak, ông ta đi thẳng vào vấn đề. Tôi thích ông ta, ông ta cùng tuổi với tôi và Razak. Bố ông ta, Dato Onn bin Jaafar, là một menteri besar của Johor và là lãnh tụ của đảng UMNO vốn được thành lập ngay sau khi người Anh quay trở lại vào năm 1945 và tuyên bố thành lập Liên bang Malay.

Hussein bắt đầu tạo ra một sự khởi đầu mới. Vài tuần sau đám tang Razak, ông ta đến thăm Singapore và phát biểu rằng ông ta muốn thiết lập các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và có thể thảo luận để tìm cách khắc phục các vấn đề song phương. Chúng tôi có một cuộc gặp tay đôi. Tôi cho ông ta biết những mối lo ngại của tôi về những người cộng sản Malay và những người ủng hộ họ thâm nhập giới truyền thông đại chúng Malaysia và giới lãnh đạo sinh viên và nghiệp đoàn cấp tiến người Malay. Chúng tôi nói chuyện thoải mái và thẳng thắn về sự thâm nhập của cộng sản Malay vào giới truyền thông của ông ta, kể cả những hoạt động của Samad Ismail, đảng viên đảng MCP từ thời anh ta còn ở Singapore trong những năm 50 và về tổ chức của anh ta. Khi Razak làm thủ tướng, Samad tìm cách gia nhập UMNO, trở thành một nhân vật đầy quyền lực của các báo New Straits Times và Berita Harian, và đã xây dựng được một nhóm phóng viên gồm toàn những người ủng hộ anh ta. Hussein đồng ý đây là một mối nguy hiểm, song lại nói rằng không thể bắt giam những người cộng sản và những sinh viên mà không làm náo loạn vùng đất Malay. Sau này, vào tháng 6/1976, ISD đã bắt giữ Hussein Jahidin, một trong những môn đồ của Samad ở Singapore và là biên tập viên của tờ Berita Harian. Ông ta ngụ ý Samad và một số nhà báo người Malay khác ở Kuala Lumpur là những người thân cộng sản. Sở đặc vụ Malaysia bắt giữ Samad và nhóm của ông ta ở Kuala Lumpur. Hussein Onn đã có can đảm hành động chống tại giới trí thức người Malay thân cộng sản, mặc dù điều này có thể làm ông ta mất đi một số sự ủng hộ nào đó.

Hussein có những kỷ niệm đẹp về Singapore. Ông ta học ở trường dạy bằng tiếng Anh Telok Kurau trong niên khóa năm 1933–1934, là niên khóa mà tôi cũng là sinh viên ở đó. Lúc đầu, ông ta hơi có vẻ dửng dưng nhưng rất vui khi thấy tôi tỏ ra nể trọng ông ta. Tôi bị ấn tượng bởi tính chính trực và các ý định tốt của ông ta. Tôi nhận lời mời của ông ta và đã đến thăm Malaysia vào tháng 12/1976, khi đó ông ta thông báo tóm tắt về các vấn đề an ninh nội bộ của ông ta và các vấn đề về biên giới với Thái Lan. Chúng tôi còn thảo luận về hợp tác kinh tế.

Các mối quan hệ của chúng tôi đã khởi sự trên một nền tảng tốt đẹp nhưng tiếc thay, ông ta bị tác động bởi những tư tưởng chống Singapore của giới lãnh đạo UMNO ở Johor, đặc biệt là menteri besar Othman Saat, nhà lãnh đạo UMNO tối quan trọng tại bang quê hương của Hussein. Othman truyền mối ác cảm của ông ta đối với Singapore cho Hussein, và Hussein đã kể lại cho tôi nghe những lời phàn nàn của Othman như sau: Chúng tôi đã gây ra tình trạng thiếu công nhân trong các nhà máy của họ bằng cách thu hút công nhân đến làm việc ở Singapore với đồng lương cao hơn; các chủ cửa hàng ở Johor Bahru thua lỗ do sự cạnh tranh từ vùng Woodlands New Town của chúng tôi. (Vào những năm 90, khi một đồng đôla Singapore ăn giá hơn 2 ringgit, họ lại phàn nàn rằng người Singapore đã lũ lượt kéo đến các cửa hiệu của họ gây ra tình trạng tăng giá đối với người địa phương).

Luận điệu ngớ ngẩn nhất của các menteri besar được Hussein lặp lại là phân heo từ các trang trại của chúng tôi đang làm ô nhiễm eo biển giữa Johor và Singapore. Và thật quá quắt khi họ nói rằng việc khai hoang đất đai ở bờ biển Bắc của chúng tôi đã gây ra lũ lụt cho các làng vùng duyên hải phía nam của họ ở vùng Tebrau. Tôi thận trọng giải thích rằng việc khai hoang đất đai ở bờ biển Bắc Singapore không thể gây ra lũ lụt ở Johor; về mặt thủy văn học thì điều này là không thể. Và sự ô nhiễm vì phân heo thì không thể xuất phát từ Singapore bởi vì tất cả những chất thải ra của chúng tôi đều được giữ lại ở sông và các sông của chúng tôi đều có đập ngăn để tạo ra các hồ chứa ở cửa sông, chúng tôi lại có những biện pháp chống ô nhiễm nghiêm ngặt để nước ở đó có thể uống được. Ông ta chấp nhận cách giải thích của tôi.

Bất chấp những mối quan hệ thân tình giữa tôi với Hussein, người Malaysia vẫn tiếp tục thực hiện một loạt các biện pháp mà họ cho rằng sẽ làm cho kinh tế của chúng tôi phát triển chậm lại. Trước hết, chính quyền bang Johor cấm xuất khẩu cát và than bùn. Sau đó chính phủ liên bang lại quy định rằng kể từ năm 1977, mọi mặt hàng xuất khẩu vận chuyển từ Johor đến Đông Malaysia phải bằng đường biển qua cảng Pasir Gudang, chứ không qua Singapore. Từ năm 1980, họ hạn chế việc vận chuyển hàng hóa trong nước giữa các cảng Malaysia chỉ được dùng các tàu của họ. Họ thực hiện những chính sách này mặc cho người dân họ phải trả phí cao hơn. Giới lãnh đạo Johor thuyết phục Hussein rằng chúng tôi đang ra sức gây tổn hại cho Johor và cản trở sự phát triển kinh tế của nó. Thậm chí, họ còn thuyết phục Hussein công bố trước báo chí hồi tháng 1/1979 rằng ông ta đang xem xét việc ngưng tuyến đường sắt ở Johor chứ không phải ở Singapore, nhằm phát triển Pasir Gudang trở thành một hải cảng.

Một sự cố nữa làm cho tình hình càng trở nên gay gắt thêm xảy ra hồi tháng 12/1976, sau cuộc tổng tuyển cử của chúng tôi. Các quan chức ISD phát hiện ra rằng Leong Mun Kwai, Tổng thư ký Mặt trận Nhân dân đồng thời là ứng cử viên phe đối lập đã đưa ra những lời nhận xét Phi báng chống lại tôi trong kỳ bầu cử tháng đó, bởi lẽ ông ta được Sở Đặc vụ Malaysia trả tiền để thực hiện điều này. Chúng tôi mời ông ta ra trước truyền hình để xác nhận điều này. Ông ta bị kết tội Phi báng và bị kết án 18 tháng tù giam. Leong nói với ISD rằng nhà lãnh đạo UMNO Senu Abdul Rahman, cựu Bộ trưởng Văn hóa, Thanh niên và Thể thao Malaysia trực tiếp bảo Leong rằng hãy cố gắng hủy hoại uy tín của tôi.

Về hợp tác kinh tế, tôi nói chúng tôi đang chuyển từ sản xuất các sản phẩm thô, giản đơn sang sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn bằng cách sử dụng nhiều máy móc hơn. Chúng tôi cũng đang chuyển hướng mạnh hơn sang lĩnh vực dịch vụ như sửa chữa máy bay, làm việc trên máy vi tính, v.v… Chúng tôi sẽ vui mừng nếu như các nhà máy vốn thiếu hụt Lao động của chúng tôi ở Singapore được chuyển đến Johor. Chúng tôi cũng không muốn cản trở sự phát triển của cảng Pasir Gudang của họ.

Mặc dù ông ta bị giới lãnh đạo UMNO ở Johor của mình tác động khiến ông ta nghi ngờ Singapore, song tôi thấy rằng Hussein là người công bằng. Ông ta muốn đất nước và những người giao thiệp với ông ta làm được những điều tốt lành. Ông ta không nhanh nhẹn như Razak, nhưng là người tỷ mỉ, cẩn thận và nhất quán. Ông ta cân nhắc thận trọng lời nói của mình và không bao giờ thay đổi ý định một khi đã quyết.

Vào năm 1981, Hussein bay sang London để kiểm tra sức khỏe. Người ta chẩn đoán ông bị bệnh tim và chẳng bao lâu sau đó ông ta từ chức. Ông ta trở lại nghề luật và qua đời vào năm 1990. Ông ta đã giành được sự tôn kính của tôi đối với ông về tính chính trực. Ngồi trên đỉnh của cỗ máy UMNO vốn dựa trên nền chính trị tiền bạc, nhưng Hussein lại hoàn toàn liêm khiết. Ông ta cố gắng quét sạch tham nhũng, nhất là ở các bang. Vào tháng 11/1975, ông ta cho phép khởi tố menteri besar Datuk Harun Idris ở Selangor. Harun bị kết án và bỏ tù 4 năm. Thế nhưng Hussein không thể mở rộng công cuộc thanh trừng của mình một khi phải đối mặt với sự phản kháng từ phía các nhà lãnh đạo UMNO ở các bang.

Vào tháng 5/1965, tại nghị viện ở Kuala Lumpur, tiến sĩ Mahathir Mohamad, nghị sĩ của khu Kota Star Selatan ở bang Kedah đã cảnh báo tôi về những hậu quả của việc thách thức sự cai trị của người

Malay. Ông ta lên án PAP là:

Thân Trung Quốc, hướng về cộng sản và tích cực chống người Malay… Ở một số đồn cảnh sát, tiếng Hoa là ngôn ngữ chính thức và các tờ khai cũng bằng tiếng Hoa… Trong công nghiệp, chính sách của đảng PAP là khuyến khích người Malay chỉ trở thành những người lao công, người Malay cũng không được tạo thuận lợi để đầu tư… Đương nhiên điều cần nhấn mạnh ở đây là có hai loại người Hoa, một loại người Hoa hiểu được nhu cầu làm cho mọi cộng đồng đều sung túc như nhau và đây là những người ủng hộ MCA, chủ yếu sống ở những nơi mà người Hoa đã sinh sống qua nhiều thế hệ, làm ăn cùng người Malay và những người dân bản xứ khác; và một loại người Hoa hẹp hòi, ích kỷ và kiêu ngạo mà ông Lý là một ví dụ điển hình. Loại người Hoa thứ hai này sống trong một môi trường người Hoa thuần túy, nơi mà người Malay chỉ tồn tại ở đẳng cấp người giữ ngựa… Họ chưa bao giờ biết đến sự cai trị của người Malay và không thể chịu được những ý nghĩ cho rằng những người từng bị họ chà đạp xưa nay lại có thể ở vào vị trí thống trị họ.

Vào thời điểm khi mà UMNO đang đòi bắt giữ tôi và đốt hình nộm tôi, thì những lời lẽ này quả nguy hiểm. Tôi phản công lại bằng cách tuyên bố chúng tôi tán thành hiến pháp của Malaysia dành quyền cai trị cho người Malaysia chứ không phải cho người Malay. Đây không phải là một sự trao đổi nhẹ dạ trong một cuộc tranh luận lời qua tiếng lại bình thường. Ông ta có ý nói rằng tôi không biết vị thế thích đáng của mình ở Malaysia.

Trong tiểu sử tự thuật của ông ta được tờ Nihon Keizai Shimbun đăng tải thành nhiều kỳ trong năm 1995, ông ta nói rằng “dường như dòng máu của bố ông ta bắt nguồn từ bang Kerala ở Ấn Độ.” Mẹ ông ta là người Malay sinh trưởng ở Kedah. Song ông ta tự nhận mình hoàn toàn là người Malay và nhất quyết muốn đề cao tinh thần Malay.

Khi Hussein Onn chỉ định ông ta làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, tôi quyết định mở rộng vòng tay đón nhận sự hợp tác hữu nghị cho tương lai, mặc dù có những bất đồng sâu sắc giữa chúng tôi trong quá khứ. Thông qua Devan Nair, người biết ông ta rất rõ từ những năm ông ta còn ở nghị viện Malaysia, tôi mời Mahathir sang thăm Singapore trong năm 1978. Tôi hy vọng Mahathir sẽ kế nhiệm Hussein làm thủ tướng và muốn để lại phía sau lưng mọi đối kháng trước đây giữa chúng tôi. Tôi biết ông ta là một đối thủ đấu tranh quyết liệt và gan lì. Tôi đã chứng kiến cách ông ta chống lại Tunku khi Tunku đang ở đỉnh cao của quyền lực. Ông ta đã bị khai trừ khỏi đảng UMNO nhưng điều đó đã không răn đe được ông ta tiếp tục cuộc chiến đấu. Tôi không phải không sẵn sàng giao chiến với ông ta khi chúng tôi còn thuộc Malaysia, nhưng mối hận thù giữa hai quốc gia có chủ quyền lại là chuyện khác. Tôi khởi xướng cuộc đối thoại này nhằm dọn sạch rác rưởi của quá khứ.

Ông ta nhận lời mời và đã thực hiện nhiều chuyến thăm Singapore. Chúng tôi có những buổi trao đổi thẳng thắn kéo dài mấy giờ đồng hồ trong mỗi chuyến thăm nhằm xua tan bầu không khí nghi ngờ lẫn nhau giữa chúng tôi.

Ông ta thẳng thắn hỏi chúng tôi xây dựng SAF (Singapore Armed Forces – Lực lượng võ trang Singapore) để làm gì. Tôi trả lời cũng thẳng thắn rằng chúng tôi sợ rằng vào một lúc nào đó có thể sẽ xảy ra một hành động tùy tiện điên rồ như cắt đứt nguồn cung cấp nước của chúng tôi, như họ đã từng công khai đe dọa mỗi khi có mối bất đồng giữa chúng tôi. Chúng tôi đâu có muốn chia tách, người ta buộc chúng tôi làm như vậy. Hiệp định chia tách với Malaysia là một phần của những điều khoản mà theo đó chúng tôi đã ra đi và đã được nộp lưu chiểu ở Liên Hiệp Quốc. Trong hiệp định này, chính phủ Malaysia đã bảo đảm nguồn cấp nước cho chúng tôi. Nếu hiệp định bị vi phạm, chúng tôi sẽ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu tình trạng thiếu nước trở nên bức bách, trong tình trạng khẩn cấp, chúng tôi sẽ đi vào, bằng vũ lực nếu cần thiết để sửa chữa những đường ống cũng như máy móc bị hư hỏng và khôi phục dòng chảy của nước. Tôi đã đặt ngửa con bài lên bàn. Ông ta phủ nhận mọi hành động thiếu suy nghĩ có thể xảy ra. Tôi nói tôi tin rằng ông ta sẽ không làm điều này những chúng tôi phải đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra.

Mahathir thẳng thắn bộc lộ thái độ chống Singapore sâu sắc của mình. Ông ta thuật lại câu chuyện, hồi còn là sinh viên trường y ở Singapore, mặc dù ông ta bảo tại xế tắc xi người Hoa chở ông ta đến nhà một người bạn gái, nhưng ông ta lại bị chở đến khu ở của những người phục vụ trong căn nhà này. Đó là một sự xúc phạm mà ông ta không quên được. Ông ta nói người Singapore gốc Hoa coi khinh người Malay.

Ông ta muốn tôi cắt đứt quan hệ với những nhà lãnh đạo người Hoa ở Malaysia, đặc biệt là các nhà lãnh đạo DAP. Ông ta cam kết không can thiệp vào vấn đề người Malay ở Singapore. Tôi nói chúng tôi sẽ sống và để người khác sống, rằng tôi không còn tiếp xúc với DAP. Ông ta nói rõ ràng rằng ông ta chấp nhận một nước Singapore độc lập và không có ý định ngầm phá hoại nó. Tôi đáp lại rằng dựa trên cơ sở này chúng tôi có thể xây dựng một mối quan hệ đặt trên sự tin tưởng và tin cậy lẫn nhau. Chừng nào chúng tôi tin rằng họ muốn hại chúng tôi, thì chúng tôi sẽ luôn luôn ngờ vực và hễ thấy một hành động nào khó hiểu đều cho là động cơ xấu.

Ông ta khác với những người tiền nhiệm của mình. Tunku, Razak và Hussein Onn đều xuất thân từ dòng dõi quý tộc hoặc từ những gia đình có truyền thống cầm quyền gắn bó với các yị vua Hồi giáo. Giống như tôi, Mahathir là một người bình dân, một bác sĩ chuyên khoa và một chính khách tự thành đạt. Tôi tin rằng tôi đã làm ông ta hài lòng vì tôi không muốn dùng thủ đoạn để vượt trội ông ta. Tôi muốn có một mối quan hệ sòng phẳng. Tôi khởi xướng cuộc đối thoại này cùng như phát triển mối quan hệ làm ăn giữa đôi bên. Nếu chúng tôi cứ mang theo sự đối kháng trước đây giữa chúng tôi vào tương lai, thì cả hai quốc gia phải gánh chịu hậu qua.

Với cương vị thủ tướng, ông ta viếng thăm Singapore vào tháng 12/1981. Ông ta đã đẩy giờ ở bán đảo Malaysia lên trước nửa giờ để có một múi giờ chung cho cả Tây và Đông Malaysia. Tôi nói rằng Singapore cũng sẽ làm như vậy để tạo sự thuận tiện cho mọi người. Điều này làm ông ta vui vẻ. Ông ta giải thích rằng ông ta đã phải giáo dục các quan chức Malaysia để họ không còn chống lại việc hãng hàng không Singapore bay đến Penang. Kết quả là các khách sạn ở Penang chật kín khách và cả hai hãng hàng không đều làm ăn có lãi, thu lợi từ sự hợp tác. Ông ta đã yêu cầu các bộ trưởng và quan chức của ông ta học hỏi Singapore. Không một thủ tướng hay bộ trưởng Malaysia nào từng công khai phát biểu rằng họ có điều gì đó phải học hỏi ở Singapore; Mahathir không phải kiềm chế trong vấn đề này. Thái độ phóng khoáng học hỏi ở những người thành công nhằm rút kinh nghiệm cho Malaysia làm ông ta khác hẳn với những người tiền nhiệm.

Trong cuộc gặp riêng giữa chúng tôi, ông ta nói rằng dân Johor ganh tị với Singapore. Ông ta khuyên tôi nên giảm bớt sự đố kỵ này bằng cách tạo ra sự giao lưu ở cấp chính thức. Tôi nói Bộ trưởng Ngoại giao của ông ta Wisma Putra, phản đối sự kết thân này. Ông ta nói ông ta sẽ cho họ biết đây là đề nghị của ông ta. Đây là một sự thay đổi đáng kể về mặt chính sách. Với thái độ nhìn nhận đúng thực tế, Mahathir nói rằng sở dĩ những người Malay ở Malaysia căm ghét Singapore là vì Singapore đã trở thành một thành phố thịnh vượng của người Hoa, cũng giống như họ căm ghét người Hoa ở các thành thị Malaysia. Vậy là những người lãnh đạo ở Kuala Lumpur đã hiểu vấn đề này.

Tôi bày tỏ hy vọng thiết lập các mối quan hệ lành mạnh và bền vững để cho các vấn đề của chúng tôi sẽ không bị thổi phồng quá mức thực tế. Ông ta muốn có một mối quan hệ cởi mở và thẳng thắn, một mối quan hệ sẽ công bằng và hợp lý. Ông ta đã ra lệnh dỡ bỏ việc cấm xuất khẩu các vật liệu xây dựng sang Singapore. Điều này không được công bố, nhưng ông ta đã nói với các nhà chức trách Johor rằng đây là vấn đề của liên bang, họ không thể can thiệp vào.

Sau đó chúng tôi triệu tập họp các quan chức và bộ trưởng của chúng tôi. Về việc Malaysia đòi chủ quyền đối với đảo Pedra Branca, một đảo đá nhỏ mà Singapore đã sở hữu hơn 100 năm qua và đã dựng lên ở đó một ngọn hải đăng, ông ta nói cả hai bên nên ngồi lại và tìm cách giải quyết. Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này bằng cách trao đổi văn bản. Tôi đồng ý. Về vấn đề eo biển Johor, ông ta muốn ranh giới Thalweg (giới tuyến dọc theo lạch sâu nhất giữa hai bờ biển) được cố định mà không thay đổi theo sự thay đổi hay chuyển dòng của lạch. Tôi đồng ý. Tôi yêu cầu việc trả lại cho chúng tôi một doanh trại quân đội mà họ đang chiếm giữ và được quyền kiểm soát một phần khu đất thuộc đường sắt Malaya ở nhà ga Tanjong Pagar để nối dài đường cao tốc. Ông ta đồng ý. Sau bữa ăn tối, ông ta nói với vẻ hài lòng: “Hầu như tất cả các vấn đề song phương đã được giải quyết.” Tôi đáp lời rằng: “Chúng ta hãy cố giữ được như thế.” Đây là cuộc gặp tốt đẹp đầu tiên. Chúng tôi đã thiết lập được mối quan hệ.

Sau đó không lâu, cao ủy của chúng tôi ở Kuala Lumpur báo cáo đã có sự cải thiện rõ rệt trong thái độ của các bộ trưởng, nghị sĩ và công chức Malaysia đối với Singapore. Họ sẵn sàng học hỏi Singapore và nói công khai về vấn đề này. Họ khen ngợi phi trường Changi và hy vọng Subang được một nửa Changi cũng là tốt rồi. Có nhiều chuyến thăm Singapore hơn để nghiên cứu năng suất, quy hoạch đô thị và các vấn đề khác của chúng tôi.

Tôi thăm Mahathir ở Kuala Lumpur trong năm sau, năm 1982. Trong một cuộc gặp riêng kéo dài hai tiếng đồng hồ, chúng tôi chuyển từ việc giải quyết các vấn đề song phương sang đàm phán khu vực về các hợp tác mới. Về Hiệp định Phòng thủ 5 nước (Five Power Defence Agreement – FPDA) và Hệ thống Phòng thủ Phòng không Hợp nhất, Mahathir nói đây là đối trọng với các căn cứ quân sự của Liên Xô ở Việt Nam. Tôi nói với ông ta rằng chúng tôi đang mua 4 máy bay giám sát Hawkeye E2C của Mỹ để báo động sớm những cuộc tấn công không phận Singapore. Chúng tôi cũng chỉ dẫn tường tận cho các bộ trưởng và các quan chức của mình biết về các vấn đề mà chúng tôi thỏa thuận, kể cả việc Malaysia khẳng định rằng họ sẽ tôn trọng hiệp định cung cấp nước năm 1962, theo đó họ sẽ cung cấp 1 triệu m3 nước mỗi ngày cho Singapore.

Cuộc gặp này rõ ràng là niềm nở hơn những cuộc gặp lần trước. Cách tiếp cận Singapore của Mahathir mang tính chất thực dụng hơn. Tại một cuộc họp báo, tôi nói rằng đã diễn ra một cuộc gặp của trí tuệ, rằng chúng tôi đang sánh bước nhịp nhàng. Các mối quan hệ được cải thiện dẫn đến những mối quan hệ cá nhân thắm thiết hơn giữa các sĩ quan lực lượng vũ trang của chúng tôi, lĩnh vực mà trước kia hầu như không có tiếp xúc.

Sự tan băng này không kéo dài. Mối ác cảm và đố kỵ đối với Singapore luôn cám dỗ các nhà lãnh đạo Malaysia khiến họ tìm kiếm sự đồng tình của thường dân người Malay bằng cách công kích Singapore. Tệ hơn nữa, chính phủ Malaysia tiếp tục có những biện pháp gây tổn hại cho Singapore. Vào tháng 1/1984, họ quy định thu thuế 100 ringgit mỗi xe chở hàng từ Malaysia đi Singapore.

Hai tháng sau đó, ở Singapore, tôi hỏi Phó Thủ tướng Malaysia Musa Hitam lý do tại sao họ thực thi biện pháp không khuyến khích việc tái bố trí các ngành công nghiệp từ Singapore sang Malaysia của các công ty đa quốc gia Nhật và Mỹ. Các công ty đa quốc gia này đã thiết lập các xưởng lắp ráp điện tử ở Johor nhằm đưa những sản phẩm này đến Singapore tiếp tục những khâu phức tạp hơn. Khoản thuế 100 ringgit là một dấu hiệu cho thấy việc tái bố trí cơ sở công nghiệp nói trên không được khuyến khích. Musa đáp lại rằng đó là một phần của quá trình học hỏi. Ông ta tin rằng đã có ai đó gợi ý đây là cách kiếm thu nhập dễ dàng nhưng họ sẽ khám phá ra được những hàm ý rộng lớn hơn. Song Musa không có ảnh hưởng đối với chính sách của Mahathir. Thay vì hủy bỏ việc đánh thuế, họ đã tăng từ 100 lên 200 ringgit nhằm hạn chế việc sử dụng cảng Singapore.

Vào tháng 10 năm đó, Malaysia giảm thuế nhập khẩu cho một loạt các loại thực phẩm, hầu hết nhập từ Trung Quốc, với điều kiện chúng được nhập trực tiếp từ quốc gia xuất xứ vào Malaysia. Chúng tôi nói với bộ trưởng tài chính của họ, Daim Zainuddin, rằng việc làm này vi phạm các quy tắc của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, và rằng chúng tôi sẽ phải báo cáo về điều đó. Ông ta đã sửa đổi chính sách để miễn thuế quan cho các loai hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không, nhưng không miễn thuế cho các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, chẳng hạn như qua đường Causeway. Rõ ràng biện pháp này nhằm chống lại Singapore.

Năm 1986, Bộ trưởng Ngoại giao chúng tôi công bố rằng theo lời mời của tổng thống chúng tôi, Tổng thống Israel Chaim Herzog sẽ thăm chính thức Singapore vào tháng 11 năm đó. Ở Malaysia, người ta phản đối kịch liệt, và đã diễn ra các cuộc biểu tình và những cuộc phản đối bên ngoài trụ sở cao ủy của chúng tôi ở Kuala Lumpur, ở các bang của họ và ở khu vực Causeway. Họ đã phản đối một cách chính thức. Daim, nhân vật thân cận của Mahathir, nói với cao ủy của chúng tôi rằng chuyến thăm này là một sự xúc phạm đối với Malaysia và những người theo đạo Hồi. Ông ta nói rằng mặc dù Mahathir đã phát biểu trong nghị viện rằng họ sẽ không can thiệp vào công việc của nước khác, song về mặt cá nhân, ông ta rất buồn. Tôi bảo cao ủy của chúng tôi giải thích rằng chúng tôi đã công bố chuyến viếng thăm và không thể hủy bỏ nó mà không gây tổn hại cho chính chúng tôi. Mahathir triệu hồi cao ủy Malaysia ở Singapore về trong thời gian có chuyến viếng thăm của tổng thống Herzog, và nói rằng quan hệ với Singapore không còn tốt đẹp nữa, nhưng không có nghĩa là căng thẳng.

Thỉnh thoảng, bất cứ khi nào người Malaysia muốn các thứ theo cách đó, thậm chí về những vấn đề hoàn toàn nằm trong phạm vi các quyền riêng của chúng tôi, thì các mối quan hệ với Malaysia lại bị căng thẳng. Những gì họ muốn, nói theo ngôn ngữ Malay, gọi là mối quan hệ abang–adik (anh cả – em út), trong đó người em út phải nhượng bộ một cách tử tế. Khi những lợi ích không quan trọng bị đe dọa, chúng tôi sẵn sàng chiều theo ý anh cả, nhưng khi không phải như thế, thì em út có những lợi ích chính đáng phải bảo vệ, như trong vấn đề nảy sinh sau đó là vấn đề người Malay trong Lực lượng vũ trang Singapore (SAF) ở Singapore.

Vào tháng 2/1987, con trai Loong của tôi lúc đó là Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp kiêm Thứ trưởng Bộ quốc phòng đã trả lời một câu hỏi về người Malay trong SAF tại một buổi họp chính thức của khu vực bầu cử. Những người Malay của chúng tôi đang chất vấn các nghị sĩ tại sao chúng tôi không có những quân nhân người Malay nắm giữ các vị trí trọng yếu trong SAF, chẳng hạn như không quân hoặc các đơn vị thiết giáp. Nội các quyết định đưa vấn đề này ra công khai. Loong nói rằng trong trường hợp xảy ra xung đột, SAF không muốn bất kỳ người lính nào của họ bị đặt vào tình thế khó khăn, nơi mà lòng trung thành với đất nước có thể mâu thuẫn với những tình cảm và tôn giáo của anh ta. Chúng tôi không muốn bất kỳ người lính nào cảm thấy anh ta đang chiến đấu không phải cho một sự nghiệp chính nghĩa, hoặc tệ hơn là anh ta có thể cảm thấy anh ta đang ở về phe không chính nghĩa. Khi nào bản sắc dân tộc của chúng tôi trở nên phát triển hơn, thì sẽ đỡ rắc rối. Giới truyền thông Malaysia xem lời phát biểu trên ngụ ý rằng Malaysia là kẻ thù. Một loạt những bài báo chỉ trích liên tiếp được đăng tải.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Rais Yatim nêu lời phát biểu này với Bộ trưởng Ngoại giao của chúng tôi. Ông ta nói rằng, trong vấn đề này Malaysia là một “trại giam của quân đội”, bởi vì người Hoa ở Malaysia chỉ có đại diện ở một quy mô nhỏ trong lực lượng vũ trang và trong các cấp bậc cao nhất của bộ máy dân sự. Ông ta thêm vào, MCA hiểu và chấp nhận điều này, và rằng các chính sách của Malaysia dựa trên sự thống trị của người Malay. Vì thế, Malaysia không thể chỉ trích Singapore về vấn đề này. Tuy nhiên, đưa những rắc rối này ra công khai đã tạo ra các áp lực nội bộ mà các nhà lãnh đạo UMNO phải ứng phó lại, bởi vì thật khó khăn cho những người Malaysia gốc Malay không gắn bó được với người Singapore gốc Malay. Song chúng tôi không bao giờ chỉ trích chính sách của họ là lực lượng vũ trang của họ do người Malay thống trị.

Sau này, vào tháng 10/1987, tôi gặp Mahathir tại hội nghị nguyên thủ các quốc gia Khối Thịnh vượng chung ở Vancouver. Ông ta nói rằng tất cả những điều mà ông ta muốn thực hiện với sự hợp tác của tôi đều đã hỏng hết. Chúng bắt đầu để vỡ khi có chuyến thăm Singapore của Herzog, sau đó là vấn đề người Malay trong SAF. Vào tháng 4/1987, hai tàu công kích với 4 nhân viên của SAF do sơ suất đã tiến vào con sông nhỏ Sungei Melayu đối diện Singapore, thuộc hải phận Malaysia trong vòng 20 phút. Malaysia lên tiếng phản đối. Bốn người nói trên bị nghi ngờ làm gián điệp. Tôi xin lỗi vì sự sơ suất của họ nhưng nói rõ họ không thể làm gián điệp khi đang mặc quân phục. Mahathir nói ông ta không thể đến Singapore để gặp tôi bởi vì bầu không khí đang trở nên căng thẳng. Ông ta gợi ý chúng tôi nên có một vài phi công người Malay để chứng tỏ cho người Malay ở Malaysia thấy rằng chúng tôi tin tưởng người Singapore gốc Malay và rằng chúng tôi không xem Malaysia là kẻ thù. Ông ta nói tất cả các chính phủ đều phải giả vờ; Malaysia thường xuyên phủ nhận việc phân biệt đối xử với người Hoa trong lực lượng vũ trang Malaysia. Singapore cũng nên công khai phủ nhận các chính sách của chúng tôi về vấn đề người Malay trong SAF. Vì những mối quan hệ tốt đẹp giữa Singapore và Malaysia, ông ta khuyên tôi rằng chúng tôi nên tự cư xử sao cho không làm cho người Malay ở Malaysia buồn phiền về người Malay ở Singapore.

Dù sao đi nữa, cuộc gặp đó cũng đã giúp khôi phục được một mối quan hệ thân thiện cá nhân nào đó. Ông ta yêu cầu tôi giúp đỡ trong việc phát triển Langkawi, một hòn đảo ngoài khơi Kedah, thành một khu du lịch bằng cách cho hãng hàng không Singapore đưa hành khách đến đó. Hãng hàng không quốc tế Singapore khai trương một chuyến du lịch trọn gói 3 ngày ở Nhật và Úc, nhưng không thành công. Tôi bảo với ông ta rằng Langkawi không thể cạnh tranh với Penang và đảo Phuket của Thái Lan nằm gần đó, bởi vì nó không có cơ sở hạ tầng. Ông ta yêu cầu tôi thảo luận các vấn đề này với Daim.

Daim Zainuddin là một phụ tá gần gũi và là một người bạn lâu năm cùng quê Kedah với ông ta. Daim có một đầu óc nhạy bén, giỏi tính toán và quyết đoán; ông ta đã thành công trong kinh doanh trước khi trở thành bộ trưởng tài chính. Với cương vị bộ trưởng tài chính, Daim khởi xướng các chính sách đưa Malaysia thoát khỏi những xí nghiệp quốc doanh trở thành các tập đoàn xí nghiệp tư nhân kinh doanh theo hướng tìm kiếm lợi nhuận. Nếu không có sự can thiệp tích cực của ông ta, thì việc chuyển nền kinh tế Malaysia sang thị trường tự do có lẽ đã không được rộng lớn và thành công như thế. Daim là nhà thương lượng giảo hoạt nhưng luôn tôn trọng các hợp đồng đã ký.

Trước khi tôi thôi chức thủ tướng vào năm 1990, tôi đã cố gắng dọn sạch boong tàu cho người kế nhiệm của tôi. Những kẻ buôn lậu ma túy đi tàu lửa trên đoạn đường sắt Malaya từ Johor Bahru sang Singapore thường xuyên ném ma túy qua cửa sổ xe lửa cho đồng bọn đang đợi tại các địa điểm đã hẹn trước. Vì thế vào năm 1989 tôi bảo với Mahathir rằng chúng tôi dự định chuyển bộ phận hải quan và kiểm soát nhập cảnh từ trạm Tanjong Pagar ở miền Nam về Woodlands, địa điểm ở cuối đường Causeway về phía chúng tôi nhằm thực hiện việc kiểm tra ở cửa khẩu. Tôi dự kiến rằng khi việc di dời này hoàn thành, hành khách xuống tàu tại Woodlands và đón tàu hỏa, xe buýt, hoặc tắc xi của chúng tôi đi vào thành phố. Người Malaysia sẽ không hài lòng bởi vì theo luật thì vùng đất này sẽ trả về cho Singapore khi nó không còn được sử dụng cho ngành đường sắt nữa. Vì thế tôi đề nghị với Mahathir rằng chúng tôi nên cùng nhau quy hoạch lại khu vực đường sắt này. Mahathir chỉ định Daim Zainuddin thỏa thuận các điều kiện này với tôi. Sau nhiều tháng thương lượng, cuối cùng chúng tôi thoả thuận rằng hai bên sẽ cùng phát triển 3 lô đất chính ở Tanjong Pager, Kranji và Woodlands. Phần chia cho Malaysia sẽ là 60%, Singapore là 40%. Những điểm chủ yếu của hiệp định (Points of Agreement – POA) được ký kết vào ngày 27/11/1990, một ngày trước khi tôi từ nhiệm. Hóa ra, tôi đã không thành công trong việc chuyển giao cho Goh Chok Tong một nhiệm sở thông thoáng.

Ba năm sau khi hiệp định được ký kết, Daim viết cho tôi nói rằng Mahathir cho đó là một hiệp định không công bằng, bởi vì nó không bao gồm khu đất đường sắt ở Bukit Timah vào dự án phát triển chung. Tôi đáp lại rằng hiệp định công bằng vì trong đó tôi đã cho Malaysia hưởng 60% thay vì 50% phần chia của 3 lô đất này. Đó là thoả thuận đã ký kết giữa tôi và ông ta, vì vậy thật khó cho thủ tướng Goh khơi lại vấn đề.

Trước, trong và sau những ngày thuộc Malaysia, người Malaysia đã áp dụng hết biện pháp này đến biện pháp khác nhằm hạn chế sự tiếp cận của Singapore vào nền kinh tế của họ. Họ đánh thuế và đặt ra các luật lệ, quy định nhằm giảm hoặc cắt bỏ việc họ sử dụng cảng, phi trường và các dịch vụ khác của chúng tôi, đặc biệt là các dịch vụ tài chính. Họ chỉ đạo cho các ngân hàng của họ và những người vay vốn khác không được vay vốn của các ngân hàng nước ngoài ở Singapore, mà sử dụng các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hoặc ở Kuala Lumpur hoặc ở Labuan, một khu ưu đãi thuế được họ xây dựng trên một hòn đảo ngoài khơi Sabah. Họ buộc chúng tôi phải cạnh tranh hơn.

Sau năm 1990, tôi tự kiềm chế không quan hệ chính thức với tất cả các chính phủ thuộc khối Asean kể cả Malaysia, để khỏi giẫm lên công việc của thủ tướng Goh. Rất tiếc, vào tháng 1/1997, để tường trình tại tòa án về một vụ xử về tội bôi nhọ, tôi đã cam đoan trong bản khai làm chứng tại tòa rằng Johor Bahru “nổi tiếng về các vụ bắn nhau, trấn lột và cướp xe.” Lời phát biểu này gây xôn xao ở Malaysia khi bị cáo bỏ trốn đến Johor và công bố nó trước công chúng.

Chính phủ Malaysia giận dữ yêu cầu tôi rút lại lời nói và xin lỗi họ. Tôi hết sức xin lỗi. Họ không thỏa mãn và muốn lời phát biểu của tôi phải được rút ra khỏi văn kiện của tòa án. Tôi thấy chẳng có ích lợi gì nếu từ chối. Tôi đã sơ ý và đặt mình vào tình huống khó xử. Trong bản có ký tên, tôi nhắc lại lời xin lỗi chân thành và cho biết rằng tôi đã chỉ thị cho luật sư của mình xóa hết những lời xúc phạm ra khỏi hồ sơ. Nội các Malaysia nhóm họp và công bố họ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng họ đã cắt đứt tất cả các cuộc tiếp xúc song phương và thực tế là họ đã làm đông cứng các mối quan hệ. Mahathir còn nói rằng Singapore luôn luôn làm cho mọi việc trở nên khó khăn, như trong trường hợp tranh chấp về khu đất đường sắt. Hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối và tố cáo xảy ra liên tục trong nhiều tháng, và như trong quá khứ, mối đe dọa cứ thế tăng dần cho đến khi họ đe dọa cắt hết các nguồn nước cung cấp của chúng tôi.

Từ năm 1992, hải quan và trạm kiểm soát nhập cảnh của chúng tôi đã trao đổi và thương lượng với ngành đường sắt Malaya (KTM) cũng như trạm kiểm soát nhập cảnh và hải quan Malaysia để đưa tuyến đường sắt của họ tiếp giáp với vị trí CIQ (hải quan, trạm kiểm soát nhập cảnh và trạm kiểm dịch) của chúng tôi ở Woodlands. Vào tháng 4/1992, Thủ tướng Mahathir xác nhận điều này khi ông ta viết thư cho Thủ tướng Goh, “Thực tế, chúng tôi cảm thấy rằng sẽ thuận tiện hơn cho cả hai nước nếu cùng chung một trạm kiểm soát ở Woodlands.” Tuy nhiên vào năm 1997, những người Malaysia đã viết thư nói rằng họ muốn ở lại Tanjong Pagar.

Tháng 7/1997, Singapore đáp lại rằng họ không thể ở lại Tanjong Pagar bởi vì điều này sẽ gây khó khăn nghiêm trọng về vận hành cho cả hai nước: Người dân sẽ được trạm kiểm soát nhập cảnh của họ cấp phép đến Malaysia trước khi rời Singapore. Hơn nữa, các quan chức Malaysia hoạt động trong lãnh thổ của chúng tôi trong khi các quan chức của chúng tôi không có mặt để cho phép thì họ không có quyền hành động.

Tháng 7/1998, vào phút chót của cuộc thương lượng, lần đầu tiên các quan chức bộ ngoại giao Malaysia tuyên bố rằng Malaysia có quyền hợp pháp đặt hải quan và trạm kiểm soát nhập cảnh của họ ở Tanjong Pagar. Chúng tôi cho họ 3 tháng để đưa ra những lập luận pháp lý bằng văn bản để được xem xét thích đáng. Khi thời hạn đến, họ yêu cầu gia hạn đến tháng 12/1998.

Thủ tướng Mahathir đã không làm cho điều này dễ dàng hơn chút nào khi ông ta đưa ra những lời bình luận trước công chúng trong thời gian ông ta ở Namibia. Sau khi được các nhà báo Malaysia cho xem các bài tường thuật về những thư từ và văn kiện mà các quan chức của ông ta trước đây đã gửi cho các quan chức của chúng tôi chấp thuận chuyển dời cơ quan CIQ của Malaysia đến Woodlands, ông ta đề cập đến POA và nói: “Theo ý kiến của chúng tôi, một hiệp định quốc tế được ký kết bởi hai quan chức thì chưa đủ. Những hiệp định như thế phải được các nguyên thủ quốc gia chấp thuận và được nội các và nghị viện phê chuẩn” (như được tường thuật trong các tờ báo Malaysia ra ngày 28/7/1998). Đây là một quan điểm khác thường về luật pháp. Mahathir nói thêm rằng Malaysia sẽ không chuyển dời cơ quan CIQ của họ từ Tanjong Pagar sang Woodlands, rằng: “Đó là lập trường của chúng tôi và chúng tôi sẽ kiên quyết bảo vệ nó.” (Sau khi việc tranh chấp này trở nên công khai, trong lời phát biểu ở nghị viện hồi tháng 1/1998, Bộ trưởng Ngoại giao Jayakumar của chúng tôi đã điểm lại các tài liệu trao đổi giữa hai chính phủ).

Các nhà lãnh đạo UMNO trước đây vẫn chưa quên chiến dịch tập trung bôi nhọ, xỉ vả và dọa dẫm mà họ dựng lên để chống lại tôi vào giữa năm 1965. Rồi họ công kích tôi về việc ủng hộ một nước Malaysia của người Malaysia, đốt hình nộm tôi và đòi bắt giữ tôi. Đó

là thời điểm mà họ đã kiểm soát được cảnh sát và quân đội. Tôi không thể đầu hàng. Sau đó họ quyết định đẩy Singapore tách khỏi Malaysia. Loạt pháo này chắc hẳn không nhằm giáo dục tôi. Các đồng sự trẻ của tôi hiểu loạt pháo này có chủ ý dành cho họ. Nhưng họ biết điều gì sẽ xảy ra với vị thế chính trị của họ nếu họ không vững vàng. Khi các nghị sĩ chất vấn, thủ tướng Goh và bộ trưởng ngoại giao Jayakumar trình ra trước nghị viện tất cả những sự thật về khu đất đường sắt, bao gồm cả hiệp định và các thư từ trao đổi sau đó giữa Daim và tôi. Goh tiết lộ ông ta đã nói với Mahathir rằng POA là một hiệp định chính thức và ông ta không thể thay đổi các điều khoản của nó. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hợp tác rộng rãi hơn bao gồm cả việc cung cấp nước dài hạn, ông ta có thể thay đổi hiệp định POA. Trong cuộc tranh luận gay gắt tiếp sau đó, một thế hệ nghị sĩ trẻ hơn đã đứng lên bày tỏ thái độ. Các nhà lãnh đạo cộng đồng cũng tỏ rõ rằng họ không hề bị ấn tượng bởi những phương pháp kết bạn và cách gây ảnh hưởng với láng giềng của Malaysia.

Trong khi đang có sự trao đi đổi lại này, tôi cho phát hành cuốn hồi ký đầu tiên của tôi mang tựa đề Lịch sử Singapore, vào ngày 16/9/1998, nhân sinh nhật lần thứ 75 của tôi. Trong hai ngày chủ nhật trước khi cuốn sách phát hành, các tờ báo của Singapore đăng tải những đoạn trích mô tả các sự kiện dẫn đến việc chia tách Singapore khỏi Malaysia. Điều này làm các nhà lãnh đạo Malaysia tức giận. Hàng loạt những lời chỉ trích gay gắt, thịnh nộ và công kích thẳng thừng dồn dập từ phía họ và giới truyền thông của họ, nói rằng tôi “vô tình” trước những khó khăn về mặt kinh tế của họ, khi tôi chọn thời điểm họ đang gặp khó khăn về kinh tế để xuất bản cuốn hồi ký của mình. Tôi cũng đã xúc phạm tình cảm con cái của những nhân vật chính của những năm 60, đặc biệt là Najib Hamid Razak, con trai của Tun Razak, lúc đó là Bộ trưởng Giáo dục và Syed Hamid Albar, con trai của Syed Ja’afar Albar, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng. Họ phủ nhận sự thật trong các sự kiện trong hồi ký của tôi. Bị chất vấn tại một cuộc họp báo, tôi nói tôi đã kiểm tra và kiểm chứng các dữ kiện tôi đưa ra, rằng những từ tôi dùng đều được cân nhắc cẩn thận, và rằng tôi cược cả uy tín của mình cho tính trung thực của những gì tôi đã viết. Hai ngày sau đó, vào ngày 18/9, Bộ trưởng Quốc phòng của họ ra lệnh cấm Không lực Hoàng gia Singapore bay qua không phận của họ, lệnh cấm có hiệu lực ngay tức khắc. Người Malaysia đã quyết định gây khó khăn không cho các chuyến bay của chúng tôi đến các khu vực huấn luyện của chúng tôi ở biển Nam Trung Quốc (tức biển Đông của chúng ta – ND) sau khi cất cánh từ phi trường Singapore.

Về cơ bản, động lực của các mối quan hệ Singapore – Malaysia không hề thay đổi kể từ khi chia tách vào ngày 9/8/1965. Malaysia yêu cầu chúng tôi tách ra bởi vì chúng tôi chủ trương một nước Malaysia của người Malaysia, còn họ thì chủ trương một nước Malaysia do người Malay thống trị. Một xã hội đa chủng tộc với những công dân bình đẳng là không chấp nhận được đối với các nhà lãnh đạo UMNO của Malaysia trong năm 1965 và đến năm 1999 vẫn thế. Vào tháng 5 năm đó, một nhà lãnh đạo phe đối lập Malaysia Lim Kit Siang làm sống lại khái niệm một Malaysia của người Malaysia. Mahathir phản ứng gay gắt và nói rằng đây là mối đe dọa đối với tính đồng nhất của họ (người Malay), bởi vì Malaysia trước kia được gọi là Tanah Malayu (vùng đất của người Malay). Hai tháng sau đó (theo tờ Straits Times, số ra ngày 30/7/1999) ông ta nói rằng nếu Malaysia bị buộc phải chấp nhận một hệ thống theo chế độ nhân tài như phương Tây ủng hộ, nó sẽ chấm dứt tiến trình lấp hố ngăn cách giữa các chủng tộc do chính phủ thực thi. Qua chính sách kinh tế mới, chính phủ đã trợ giúp những người Malay trong các lĩnh vực thương mại và giáo dục, và nhiều người trong số họ hiện đang nắm giữ các vị trí quan trọng, chẳng hạn như các giáo sư và các hiệu phó danh dự. Ông ta nói rằng, “Nếu chính sách này bị hủy bỏ, tôi dám chắc rằng những người Malay và những người bumiputras sẽ trở thành những người Lao động chân tay và sẽ không thể nắm giữ những vị trí cao như họ đang nắm giữ hiện nay… Nhiều người bumiputras sẽ mất việc, con cái họ sẽ không có khả năng vào được các trường đại học và sẽ không có khả năng trở thành những giáo sư hay giảng viên đại học.” Ông ta còn than vãn rằng sinh viên người Malay lẩn tránh các khóa học dựa trên cơ sở khoa học và có thiên hướng thích các môn như tiếng Malay và nghiên cứu tôn giáo.

Mahathir quyết tâm lặp lại thế cân bằng kinh tế giữa các chủng tộc. Nhưng không may, khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, nhiều nhà doanh nghiệp Malay đã bị thiệt hại nặng bởi vì họ đã vay tiền quá nhiều trong suốt thời kỳ phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Chỉ có Mahathir mới có can đảm để nói với những người Malay của ông ta (theo tờ Straits Times, số ra ngày 6/8/1999):

Trong quá khứ, đất nước đã lãng phí nhiều tiền của cho việc đào tạo các cá nhân không đủ trình độ. Chứng ta đã không tính đến năng lực của những người được tạo cho cơ hội hoặc chưa để cho họ cọ xát đúng mức với thực tế. Do đó, nhiều nỗ lực của chúng ta đã thất bại và gây nên sự lãng phí ghê gớm. Mặc dù có những người thành đạt nhưng họ vẫn không đáp ứng được những khoản đầu tư được đưa vào… Hai chính sách trước đây – Chính sách Hội đồng Kinh tế Quốc gia và Chính sách Phát triển mới – dồn trọng tâm vào việc tạo ra một lớp những doanh nhân bumiputra địa phương. Nay chúng tôi muốn tạo ra một lớp doanh nhân ngang tầm trình độ thế giới.

Vào tháng 10/1999, Mahathir kêu gọi Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên kết của người Hoa ở Malaysia giúp đỡ các bumiputra bù đắp những thiệt hại sau cuộc khủng hoảng kinh tế bởi vì nhiều công ty của các bumiputra đang bị mắc nợ. “Các doanh nghiệp bumiputra chịu đựng những tổn thất nặng nề hơn bởi vì họ là những người mới trong lĩnh vực này và có những khoản vay khổng lồ phải trả lãi, và một số người do tuyệt vọng phải bán các công ty của họ cho các doanh nhân người Hoa” (theo tờ Star, số ra ngày 13/10/1999). “Chúng tôi không những cần giúp đỡ các doanh nhân này, mà còn cần tạo ra và đào tạo một đội ngũ mới gồm các nhà doanh nghiệp bumiputra, và vì vậy, chúng tôi cần sự hợp tác của phòng thương mại người Hoa” (theo tờ Straits Times, số ra ngày 13/10/1999). Chủ tịch của nhóm này, Datuk Kim Guan Teik, đã đáp lại, “Tôi nghĩ, là những công dân của một quốc gia đa chủng tộc, thì những người mạnh giúp đỡ kẻ yếu là phải” (theo tờ Straits Times, số ra ngày 13/10/1999).

Lúc chia tách, Tunku không nghĩ là chúng tôi sẽ thành công. Ông ta cố gắng sử dụng ba đòn bẩy để áp đặt ý chí của mình lên Singapore, đó là quân sự, kinh tế và nguồn nước. Chúng tôi chống lại đòn bẩy quân sự của ông ta bằng cách thành lập Lực lượng vũ trang Singapore. Chúng tôi khắc phục được việc họ nắm giữ kinh tế bằng cách qua mặt họ và khu vực bằng cách liên kết với các nước công nghiệp. Còn về nguồn nước, chúng tôi có những phương án như xây dựng các hồ chứa riêng của chúng tôi để cung cấp khoảng 40% lượng nước tiêu dùng trong nước và áp dụng công nghệ hiện đại cho việc khử mặn, thấm lọc đổi chiều và tái chế nguồn nước đã sử dụng, chúng tôi có thể xoay xở được.

Nói về những vấn đề giữa Singapore và Malaysia như là “hành trang lịch sử” tức là không hiểu được thực chất của vấn đề. Nếu chỉ là “hành trang lịch sử”, thì sau hơn 30 năm qua, với tư cách là hai quốc gia độc lập, các mối quan hệ của chúng tôi lẽ ra đã ổn định. Thế nhưng nguyên nhân sâu xa của những vấn đề đang tái diễn triền miên trong các quan hệ giữa Singapore và Malaysia lại là những quan điểm tiếp cận trái ngược nhau hoàn toàn của chúng tôi khi đứng trước những vấn đề của hai xã hội đa chủng tộc của chúng tôi.

Singapore bắt đầu trở thành một xã hội đa chủng tộc với mọi công dân bình đẳng, nơi mà các cơ hội ngang bằng nhau và sự cống hiến của mỗi cá nhân được công nhận và được tưởng thưởng theo công lao không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa hay tôn giáo nào. Mặc dù khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng chúng tôi đã thành công, và các chính sách của chúng tôi đã làm lợi cho tất cả các công dân, kể cả những người Malay của chúng tôi. Chúng tôi có một tầng lớp trung lưu đang phát triển bao gồm các chuyên gia, nhà điều hành và doanh nhân, trong đó có người Malay, những người đã phát triển được một tinh thần cạnh tranh mạnh mẽ và tự hào về vị thế mà họ đã tạo dựng được cho mình nhờ vào công sức họ bỏ ra. Mỗi lần chúng tôi được xếp hạng là hãng hàng không tốt nhất ở châu Á, là sân bay số 1, cảng container số 1, điều này lại nhắc nhở những người Singapore về những gì mà một xã hội đa chủng tộc theo chế độ nhân tài có thể đạt được, tốt hơn so với những gì mà chúng tôi với tư cách một xã hội do người Hoa thống trị và thiếu sự đoàn kết có thể đạt được. Đây không phải là những gì mà giới lãnh đạo Malaysia nghĩ sẽ xảy ra khi họ yêu cầu chúng tôi tách ra vào năm 1965.

Khi các chính khách UMNO sử dụng thứ ngôn ngữ mật mã như “quan hệ đặc biệt”, hoặc “liên kết lịch sử,” hoặc “vô tình”, tức là họ đang báo hiệu rằng họ muốn Singapore có ý thức, có nghĩa vụ, cố giúp đỡ chứ không phải đứng trên căn bản các quyền hợp pháp. Các bộ trưởng người Ấn và người Hoa của Malaysia đã nói với các bộ trưởng của chúng tôi rằng cái gì chúng tôi cũng quá câu nệ theo pháp lý mà không biết cách làm việc với các nhà lãnh đạo UMNO; rằng nếu chúng tôi biết khéo xử và tin tưởng vào lời nói của các nhà lãnh đạo người Malay, thì những nhà lãnh đạo này có thể hoàn toàn thông cảm. Lời nhận xét này đã bỏ qua sự khác biệt giữa trách nhiệm của chúng tôi đối với các cử tri khác nhau của chúng tôi. Người Singapore chờ đợi chính phủ họ đại diện cho lợi ích của họ trong việc cộng tác với những quốc gia độc lập và bình đẳng.

Vì vậy, mối quan hệ giữa Singapore – Malaysia sẽ tiếp tục có những thăng trầm. Người Singapore cần tiếp nhận những sự chuyển vần này bằng sự điềm tĩnh, cũng như không quá phấn khởi khi những mối quan hệ này tốt đẹp hay không nản lòng khi các mối quan hệ này xấu đi. Chúng tôi cần những bộ thần kinh vững vàng, có nghị lực và kiên nhẫn trong khi lặng lẽ đứng lên vì các quyền của chúng tôi.

Malaysia đã cố gắng công nghiệp hóa thông qua việc thay thế nhập khẩu nhưng không thành công. Họ thấy chúng tôi đã thành công nhờ có đầu tư của các công ty đa quốc gia. Daim khuyến khích Mahathir tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả của họ và mời gọi đầu tư nước ngoài; ông ta thay đổi các chính sách và đã thành công. Mahathir muốn Malaysia xuất sắc hơn, với một sân bay và một cảng container tốt hơn, một trung tâm tài chính lớn hơn, và một “siêu hành lang đa truyền thông.” Ông ta đã xây dựng một cầu tàu container hiện đại tại cảng Kelang và một siêu cảng hàng không mới dài 75km (xấp xỉ 46 dặm) ở phía Nam Kuala Lumpur. Điều này khiến chúng tôi phải xem xét lại khả năng cạnh tranh của mình, cải tiến cơ sở hạ tầng và làm việc ráo riết hơn để tăng năng suất của chúng tôi. Bỗng nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tai hại đã giáng xuống tất cả các quốc gia trong khu vực, phá hoại tiền tệ, thị trường chứng khoán và giá trị tài sản. Rốt cuộc, cuộc khủng hoảng tự nó cũng sẽ kết thúc và sự tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục.

Mặc dù có những khác biệt giữa tôi và Mahathir, nhưng trong chín năm ông ta làm thủ tướng từ 1981 đến 1990, khi tôi rút lui, tôi đã tạo được nhiều tiến bộ hơn trong việc giải quyết những vấn đề song phương với Mahathir so với trong 12 năm trước với các Thủ tướng Tun Razak và Hussein Onn. Ông ta có tính quyết đoán và sự ủng hộ về mặt chính trị nên dẹp bỏ được những thành kiến của dân chúng đặng thúc đẩy các lợi ích của đất nước mình. Ông ta đã thúc đẩy người Malay tiến đến với khoa học kỹ thuật và tránh xa chính sách ngu đần. Ông ta có can đảm để phát biểu công khai rằng một nữ bác sĩ sử dụng cây bút chì để khám bệnh cho một bệnh nhân nam (điều mà những nhà lãnh đạo Hồi giáo muốn) không phải là cách điều trị bệnh nhân. Thậm chí vào thời điểm ông ta không được lòng dân nhất trong vụ lộn xộn do Anwar cầm đầu, người dân, đặc biệt là những người Malaysia gốc Hoa và Ấn Độ biết rằng họ không còn lựa chọn nào khác là để Mahathir lãnh đạo UMNO và Mặt trận Dân tộc. Ông ta đã giáo dục những người Malay trẻ tuổi, mở đầu óc cho họ hướng về một tương lai dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ, đặc biệt là máy tính và internet, mà tiêu biểu là siêu hành lang đa truyền thông của ông ta. Đa số người Malay, người Hoa và người Ấn Độ ở Malaysia muốn có tương lai này, chứ không phải quay theo hướng những hoạt động cực đoan của Hồi giáo.

Quan điểm của tôi dường như mâu thuẫn với kết quả của cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/1999, khi Mahathir thắng với đa số 2/3 ghế nhưng lại mất chính quyền ở các bang Kelantan và Teranganu cho đảng PAS và khoảng 20 nghị sĩ UMNO đương nhiệm. Tôi không dám chắc phải chăng đây là một sự thay đổi hướng về một xã hội nặng tính Hồi giáo hơn. Những thất bại này càng rõ nét khi xảy ra vụ sa thải Anwar Ibrahim vào tháng 9/1998, Phó Thủ tướng và là người được ông ta bảo trợ trong 17 năm qua. Bị bắt sau đó ba tuần theo Luật An ninh Nội bộ, Anwar Ibrahim bị đưa ra toà sau đó hai tuần với một bên mắt bị bầm tím, ông ta bị buộc tội tham nhũng và bị kết án 6 năm tù giam. Sau đó ông ta bị buộc thêm tội đồng tính luyến ái. Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai người đàn ông rất được nể trọng này quả là bất ngờ. Sự tiết lộ về những hành động ô nhục sau đó làm nhiều người Malay xa lánh, đặc biệt là giới trẻ. Vợ của Anwar đã tranh cử thắng lợi khi bà ta giành được chiếc ghế của Anwar trong nghị viện.

Khi bổ nhiệm các thành viên cho nội các mới, Mahathir nói đây sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của ông ta. Ông ta có thời gian để bố trí người kế vị thích hợp có khả năng biến sự hình dung của ông ta về một Malaysia hiện đại có công nghệ cao vào năm 2020 thành hiện thực.

Ba thập niên sau khi chia tách, các mối quan hệ gần gũi về gia đình và bạn bè vẫn còn gắn bó hai dân tộc này. Cuối cùng, dù những khác biệt giữa đôi bên có sâu xa đến mấy, thì cả hai đều biết rằng nếu họ đả kích nhau, không kiềm chế, thì có nguy cơ phá tan sự hòa hợp giữa các chủng tộc vốn đã gắn bó xã hội đa chủng tộc của mỗi nước. Cả Malaysia và Singapore đều cần một mức độ khoan dung đa chủng ngang nhau. Một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn sẽ sớm nắm quyền ở cả hai nước. Thoát được những dằn vặt của cá nhân về quá khứ, họ có thể tạo ra một khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ làm việc thiết thực.

Chọn tập
Bình luận