Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar

Tác Động Của Phân Tâm Học Đến Đạo Đức Học Triết Học

Tác giả: Thomas Cathcart & Daniel Klein
Thể loại: Triết Học
Chọn tập

Sigmund Freud, mặc dù không phải triết gia, nhưng đã có ảnh hưởng lớn tới triết học đạo đức với tuyên bố rằng thật ra chính những thôi thúc sinh học vô thức xác định hành vi của con người chứ không phải những phân biệt tỉnh táo, lý trí và tốt đẹp. Dù chúng ta có cố gắng đến mấy để khép cuộc sống của mình vào vòng kiểm soát của lý trí theo lời khuyên của các triết gia đạo đức học, thì vô thức vẫn luôn đột phá. Chẳng hạn sự lỡ lời kiểu Freud – là tình trạng khi chúng ta “nhầm lẫn” nói điều gì đó bộc lộ mong muốn từ vô thức, ví dụ ông ủy viên hội đồng thành phố giới thiệu vị chủ tịch xinh đẹp của mình là “một nữ công bộc xuất sắc”. (Nguyên văn: “a great public servant” – nghĩa là “một viên chức xuất sắc” cũng có thể hiểu theo cách khá là khiếm nhã, vì trong tiếng Anh, “public house” nghĩa là “nhà chứa”).

Nhà trị liệu tâm thần hỏi bệnh nhân về cuộc viếng thăm mẹ của ông ta. Bệnh nhân nói, “Tệ quá. Tôi bị lỡ lời quá kinh khủng kiểu Freud.”

“Thật ư?” nhà trị liệu hỏi. “Ông đã nói gì?”

“Tôi định nói, ‘Đưa hộ con lọ muối’, nhưng tôi lại nói ra thành, ‘Đồ chó! Bà đã làm hỏng cả cuộc đời tôi!’ ”

Theo Freud, toàn bộ triết học đạo đức trên thế giới chủ yếu nói với chúng ta về một giấc mơ đẹp hơn là về những kiểm soát vô thức có thật điều khiển hành vi của chúng ta.

Một anh chàng lao bổ vào phòng khám của bác sĩ tâm thần lắp bắp xin lỗi đã đến muộn vì ngủ dậy trễ.

“Nhưng trong mơ tôi đã có một bước đột phá không thể tin nổi,” anh ta hổn hển kêu lên. “Tôi đang nói chuyện với mẹ thì bỗng dưng bà ấy biến thành ông! Đúng lúc đó tôi thức giấc, mặc quần áo, tợp vội một lon Coca với cái bánh rán rồi lao đến đây ngay.”

Bác sĩ tâm thần nói, “Một lon Coca và cái bánh rán? Anh gọi thế là một bữa sáng đấy à?”

Mặt khác, ngay cả Freud cũng thừa nhận rằng việc hạ thấp hành vi của con người xuống thành những thôi thúc vô thức đôi khi có thể bỏ qua những sự thật hiển nhiên. Ông có một câu nổi tiếng, “Đôi khi điếu xì gà chỉ đơn giản là một điếu xì gà.”

Một anh chàng đang cạo râu chợt con dao tuột khỏi tay rơi xuống tiện đứt mất của quý. Anh ta nhặt của quý lên, nhét vào túi, lao ra đường chặn một chiếc taxi, bảo lái xe chở gấp đến phòng cấp cứu.

Tại đó, anh ta kể lại sự việc với bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ nói, “Cần phải làm thật nhanh. Đưa nó đây cho tôi.”

Anh ta thọc tay vào túi và trao vật nằm trong túi vào tay bác sĩ.

“Nhưng đây là điếu xì gà, có phải dương vật đâu!” bác sĩ phẫu thuật nói.

“Ôi Chúa ôi,” anh ta rên lên, “chắc tôi đã hút hết nó trong taxi rồi.”

 

Chọn tập
Bình luận
× sticky