Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai

Thay Đổi Về Thể Chất Khi Ta Yêu

Tác giả: Leil Lowndes
Chọn tập

“Tại sao mọi thứ trong tôi trở nên buồn cười thế này?”

Yêu ai đó là một quá trình bao hàm cả thể chất và tinh thần. Một vài thủ thuật đầu tiên sẽ giúp bạn học được cách nhìn ra những phản ứng về mặt cơ thể với bản thân trước khi bộ não của bạn nắm bắt được. Vì thế, chúng ta phải đặt tình yêu thông qua cái máy quét của bộ não và dưới máy chụp tia X quang. Ta hãy cùng kiểm tra xem những biến đổi về thể chất sẽ diễn ra thế nào trước đối tượng khi anh/cô ấy bắt đầu cảm nhận những xúc cảm đặc biệt có tên gọi “tình yêu”.

“Ai đó phải có chất PEA trong não mới có thể yêu tôi ư?”

Vâng, đó là thực tế. Các nhà khoa học nói với chúng ta, chỉ những người trong não có chất PEA mới biết yêu. Khi yêu não người sẽ tiết ra một chất hóa học có tên là phenylethylamine hay gọi tắt là PEA. Đó là chất hóa học “anh em” của chất amphetamines, và nó cũng tạo nên một sự kích hoạt tương tự.

PEA là chất được tiết ra qua hệ thần kinh và các mạch máu tạo nên phản ứng cảm xúc tương đương với mức độ “cao” như thuốc phiện. Đây là hóa chất làm tim bạn đập nhanh hơn, bàn tay toát mồ hôi và mọi thứ bên trong “trở nên rối loạn”. (Người ta đồn rằng chất PEA cũng có thể khiến bạn muốn cởi bỏ quần áo anh/cô ấy ngay trong cơ hội đầu tiên có được).

Các nhà khoa học cho rằng, chất phenylethylamine cùng với chất dopamine và chất norepinephrine được sản sinh trong cơ thể khi lần đầu tiên ta có cảm giác yêu thương ai đó. Nó cũng gần với mức cao tự nhiên khi cơ thể có thể đạt tới.

Tin buồn là trạng thái kích thích đó không kéo dài mãi mãi. Điều này bổ sung thêm vào những chứng cứ khoa học đã được chứng minh rằng tình yêu là thứ dễ chết yểu. (Đó là lý do vì sao nhiều người trở nên bội thực vì yêu).

Nhưng tin vui lại là cảm xúc đó kéo dài đủ lâu để khơi nguồn cho những câu chuyện tình yêu tuyệt vời. Khoảng thời gian trung bình từ một năm rưỡi tới 3 năm là quá nhiều để có một cảm xúc lãng mạn, để anh/cô ấy có thể nói rằng “Tôi yêu” và/hoặc duy trì nòi giống.

Và bây giờ, vì bạn không thể chạy quanh với một ống tiêm chứa đầy chất phenylethylamine, gặp đối tượng quan tâm và tiêm cái ống đầy chất PEA đó vào mạch máu của anh/cô ấy, bạn cần làm điều tuyệt vời nhất tiếp theo. Bạn sẽ phát triển các thủ thuật để kích hoạt những phản ứng của chất PEA trong não người ấy và tạo cho họ cảm giác rằng họ đang yêu.

“Tại sao chúng ta phải lòng người này mà không phải người kia?”

Người ta không hẳn sẽ thức dậy đầy bí ẩn trong buổi sáng với một lượng quá tải chất PEA trong não bộ rồi bắt đầu say mê người đầu tiên họ thấy khi đó. Không, chất PEA và các hóa chất chị em với nó được sinh ra bởi những phản ứng xúc cảm và của phần não bộ bên trong trước một kích thích cụ thể.

Như thế nào ư? Đó có thể là mùi nước hoa thoảng qua của cô ấy, là cách anh ấy nói “xin chào”, cách cô ấy nhăn mũi khi cười. Thậm chí ngay một mảnh quần áo bạn mặc thôi cũng đủ khiến đối tượng của bạn nổi hứng rồi.

Chẳng hạn, năm 1924, Conrad Hilton, nhà sáng lập ra chuỗi khách sạn mang thương hiệu Hilton đã bị hớp hồn bởi một chiếc mũ đỏ nằm cách ông khoảng 5 bước trong nhà thờ. Sau buổi lễ, ông đã đi theo chiếc mũ đỏ tới cuối đường và cuối cùng thì cưới người phụ nữ đội chiếc mũ ấy.

“Tại sao những điều nhỏ bé đó có thể làm nảy sinh tình yêu?”

Tại sao những kích thích dường như vô nghĩa này lại có thể làm khởi phát tình yêu?

Chúng đến từ đâu? Liệu chúng có nằm trong gen của chúng ta không?

Không, gen chẳng có liên quan gì tới chuyện phải lòng nhau của con người. Bản chất vấn đề nằm sâu trong tâm lý chúng ta. Đầu đạn sẽ phát hỏa khi chúng ta nhìn (nghe, ngủ, cảm thấy) cái gì đó ta thích nằm ngủ yên trong tiềm thức chúng ta. Nó chảy ra từ lòng chiếc giếng gần như không đáy mà hầu hết tính cách của chúng ta đều khởi phát từ đó – những trải nghiệm thời thơ ấu. Quan trọng nhất, những gì xảy ra với chúng ta trong khoảng từ 5 đến 8 tuổi. Khi ta còn rất nhỏ, một kiểu tiềm thức “hằn sâu” diễn ra. Nó cũng tương tự như hiện tượng đã xảy ra ở một số loài nhất định trong thế giới động vật.

Trong suốt những năm 1930, nhà lý thuyết người Úc lừng danh, tiến sỹ Konrad Lorenz đã buộc một đàn vịt con phải gắn bó bất đắc dĩ với ông. Quan sát cách lũ vịt con nháo nhác ngay sau khi nở, bắt đầu lẽo đẽo theo mẹ – và tiếp tục làm như thế cho tới lúc trưởng thành – tiến sỹ Lorenz quyết định tự mình sẽ tạo nên một ấn tượng “khắc sâu” với lũ vịt.

Ông cho ấp một lô trứng vịt trong lò. Ngay cái nhìn đầu tiên khi lũ vịt nhỏ thoát khỏi vỏ trứng, ông đã cúi xuống thật thấp như thể ông là vịt mẹ và âu yếm các quả trứng. Vỏ trứng đã được đập từ trước và lũ vịt cứ lẽo đẽo đi theo vị tiến sỹ quanh phòng thí nghiệm.

Vì thế, bất kể việc tồn tại của những con vịt mẹ thực thụ, những chú vịt nhỏ với ký ức hằn sâu này vẫn tiếp tục lẽo đẽo theo tiến sỹ Lorenz trong mọi điều kiện có thể.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tượng này không chỉ giới hạn trong các loài chim. Họ đã quan sát thấy rất nhiều dạng thức ký ức hằn sâu trong các loài cá, chuột lang, cừu, nai, bò và nhiều loài động vật có vú khác.

Vậy loài người có miễn dịch với ký ức hằn sâu không? Vâng, giống như những chú vịt con bị lừa phỉnh cứ xếp hàng theo sau tiến sỹ Lorenz, chúng ta không tiếp tục bò theo vị bác sỹ đã đỡ đẻ ta khi ta đã trưởng thành. Nhưng có một chứng cứ thuyết phục khác là chúng ta luôn dễ trở thành một nạn nhân của loại ký ức hằn sâu – một dạng thức hằn sâu ban đầu của tính dục.

Nhà nghiên cứu giới tính được ngưỡng mộ trên toàn cầu, tiến sỹ John Money đã đề cập tới thuật ngữ “bản đồ tình yêu” cho trường hợp này. Các bản đồ tình yêu của chúng ta là những vết khắc chạm của những nỗi đau, niềm vui sướng trong não bộ chúng ta ở những phản ứng đầu tiên với các thành viên trong gia đình, những người bạn thời thơ ấu và những người ta gặp gỡ. Và những vết cắt sâu sắc tới nỗi chúng cứ hằn sâu mãi mãi ở một chỗ nào đó trong tâm lý con người, chỉ chờ để trỗi dậy khi có những kích thích phù hợp tác động.

Tiến sỹ Money nói: “Bản đồ tình yêu. Chúng phổ biến như những gương mặt, cơ thể và não bộ. Mỗi chúng ta đều có một tấm bản đồ đó. Không có nó, sẽ không có chuyện yêu đương, không hò hẹn, không sinh sôi nòi giống”.

Đối tượng của bạn cũng có bản đồ tình yêu. Bạn có bản đồ tình yêu. Tất cả chúng ta đều có bản đồ tình yêu. Chúng được chạm khắc một cách khó tin vào bản ngã chúng ta, vào những xung đột bản năng, vào tâm lý, vào tiềm thức chúng ta. Chúng có thể là những ấn tượng tích cực. Chẳng hạn, có thể mẹ bạn dùng loại nước hoa nào đó; người cha thân yêu của bạn có nụ cười dễ thương, hay thầy/cô giáo yêu thích của bạn thường nhăn mũi khi cười. (Có lẽ, một quý bà xinh đẹp đội chiếc mũ đỏ là điều tuyệt vời với Connie Hilton khi ông sinh trưởng ở vùng San Antonio, New Mexico).

Nhưng chúng cũng có thể tiêu cực. Với phụ nữ, nếu bạn đã từng bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ, thì giờ đây bạn chẳng bao giờ có thể yêu được người đàn ông có nụ cười dâm đãng. Còn với đàn ông, nếu bà dì cay nghiệt tàn bạo của bạn từng dùng loại nước hoa “Joy” thì hẳn giờ đây, bất cứ người phụ nữ nào có mùi hương của loại nước hoa ấy đều khiến bạn muốn chạy trốn thật mau hệt như con bọ trốn biến đi trước loài côn trùng thiên địch vậy.

Bản đồ tình yêu đôi khi chứa những con đường rất phức tạp. Những trải nghiệm tiêu cực ban đầu có thể đưa chúng tới một lối rẽ lạ lùng. Phụ nữ ơi, có thể cha bạn đã từng chạy theo một người đàn bà khác, bỏ mặc bạn và mẹ bạn. Thì giờ đây, nếu một nửa của bạn cứ liên tục đánh mắt với những quý bà đi ngang, bạn sẽ từ bỏ anh ấy.

Những trải nghiệm đã bị lãng quên – cả tích cực và tiêu cực – đều được tiềm thức tính dục của bạn ghi nhớ. Và nếu gặp đúng thời điểm, có ai đó kích hoạt một trong số chúng, thì trời ạ, một lượng PEA sẽ được truyền qua mạch máu của bạn, nó làm hưng phấn trí não, che mờ lý do và bạn bắt đầu yêu.

Và đó chỉ là cho những cái khởi đầu. Giống như cái cần gạt khởi động cho chiếc ô tô của bạn, giờ tới lượt phần pin đảm nhiệm công việc, sau khi bộ não của bạn khởi động từ việc phát ra chất PEA đầu tiên đó, một lý do nho nhỏ (hi vọng thế) bắt đầu hành trình của nó thông qua chất xám.

Khi bạn và đối tượng của bạn hiểu nhau hơn, bạn sẽ bắt đầu khám phá những điểm tương đồng của người ấy với mình, những khác biệt của bạn và người ấy (phần 2), và cả hai người cũng sẽ bắt đầu tự hỏi: “Tôi sẽ nhận được gì từ mối quan hệ này?” (phần 3). Chúng ta lắng nghe bản ngã của mình và xem xét mọi việc sẽ tiến triển như thế nào (phần 4).

Tình yêu ban đầu rất ngọt ngào, và thường thì chúng ta hay chợt quên lãng đi đối tượng của mình trong vài cuộc hẹn đầu tiên (phần 5). Và nếu chúng ta vượt qua được điều đó, mọi thứ sẽ tiếp tục – hoặc không tiếp diễn – giữa những tờ giấy luôn đóng vai trò rất lớn. Xuyên suốt cuốn sách Tán tỉnh bất kỳ ai, chúng tôi sẽ khám phá tất cả những nhân tố này từ góc độ khoa học.

Nhưng bây giờ hãy để chúng tôi trở lại với điểm xuất phát. Bạn tìm kiếm đối tượng tiềm năng của mình ở đâu? Và làm thế nào để bạn chuyển được chất PEA đầu tiên đó từ mạch máu của anh/cô ấy sang bạn?

“Tại sao mọi thứ trong tôi trở nên buồn cười thế này?”

Yêu ai đó là một quá trình bao hàm cả thể chất và tinh thần. Một vài thủ thuật đầu tiên sẽ giúp bạn học được cách nhìn ra những phản ứng về mặt cơ thể với bản thân trước khi bộ não của bạn nắm bắt được. Vì thế, chúng ta phải đặt tình yêu thông qua cái máy quét của bộ não và dưới máy chụp tia X quang. Ta hãy cùng kiểm tra xem những biến đổi về thể chất sẽ diễn ra thế nào trước đối tượng khi anh/cô ấy bắt đầu cảm nhận những xúc cảm đặc biệt có tên gọi “tình yêu”.

“Ai đó phải có chất PEA trong não mới có thể yêu tôi ư?”

Vâng, đó là thực tế. Các nhà khoa học nói với chúng ta, chỉ những người trong não có chất PEA mới biết yêu. Khi yêu não người sẽ tiết ra một chất hóa học có tên là phenylethylamine hay gọi tắt là PEA. Đó là chất hóa học “anh em” của chất amphetamines, và nó cũng tạo nên một sự kích hoạt tương tự.

PEA là chất được tiết ra qua hệ thần kinh và các mạch máu tạo nên phản ứng cảm xúc tương đương với mức độ “cao” như thuốc phiện. Đây là hóa chất làm tim bạn đập nhanh hơn, bàn tay toát mồ hôi và mọi thứ bên trong “trở nên rối loạn”. (Người ta đồn rằng chất PEA cũng có thể khiến bạn muốn cởi bỏ quần áo anh/cô ấy ngay trong cơ hội đầu tiên có được).

Các nhà khoa học cho rằng, chất phenylethylamine cùng với chất dopamine và chất norepinephrine được sản sinh trong cơ thể khi lần đầu tiên ta có cảm giác yêu thương ai đó. Nó cũng gần với mức cao tự nhiên khi cơ thể có thể đạt tới.

Tin buồn là trạng thái kích thích đó không kéo dài mãi mãi. Điều này bổ sung thêm vào những chứng cứ khoa học đã được chứng minh rằng tình yêu là thứ dễ chết yểu. (Đó là lý do vì sao nhiều người trở nên bội thực vì yêu).

Nhưng tin vui lại là cảm xúc đó kéo dài đủ lâu để khơi nguồn cho những câu chuyện tình yêu tuyệt vời. Khoảng thời gian trung bình từ một năm rưỡi tới 3 năm là quá nhiều để có một cảm xúc lãng mạn, để anh/cô ấy có thể nói rằng “Tôi yêu” và/hoặc duy trì nòi giống.

Và bây giờ, vì bạn không thể chạy quanh với một ống tiêm chứa đầy chất phenylethylamine, gặp đối tượng quan tâm và tiêm cái ống đầy chất PEA đó vào mạch máu của anh/cô ấy, bạn cần làm điều tuyệt vời nhất tiếp theo. Bạn sẽ phát triển các thủ thuật để kích hoạt những phản ứng của chất PEA trong não người ấy và tạo cho họ cảm giác rằng họ đang yêu.

“Tại sao chúng ta phải lòng người này mà không phải người kia?”

Người ta không hẳn sẽ thức dậy đầy bí ẩn trong buổi sáng với một lượng quá tải chất PEA trong não bộ rồi bắt đầu say mê người đầu tiên họ thấy khi đó. Không, chất PEA và các hóa chất chị em với nó được sinh ra bởi những phản ứng xúc cảm và của phần não bộ bên trong trước một kích thích cụ thể.

Như thế nào ư? Đó có thể là mùi nước hoa thoảng qua của cô ấy, là cách anh ấy nói “xin chào”, cách cô ấy nhăn mũi khi cười. Thậm chí ngay một mảnh quần áo bạn mặc thôi cũng đủ khiến đối tượng của bạn nổi hứng rồi.

Chẳng hạn, năm 1924, Conrad Hilton, nhà sáng lập ra chuỗi khách sạn mang thương hiệu Hilton đã bị hớp hồn bởi một chiếc mũ đỏ nằm cách ông khoảng 5 bước trong nhà thờ. Sau buổi lễ, ông đã đi theo chiếc mũ đỏ tới cuối đường và cuối cùng thì cưới người phụ nữ đội chiếc mũ ấy.

“Tại sao những điều nhỏ bé đó có thể làm nảy sinh tình yêu?”

Tại sao những kích thích dường như vô nghĩa này lại có thể làm khởi phát tình yêu?

Chúng đến từ đâu? Liệu chúng có nằm trong gen của chúng ta không?

Không, gen chẳng có liên quan gì tới chuyện phải lòng nhau của con người. Bản chất vấn đề nằm sâu trong tâm lý chúng ta. Đầu đạn sẽ phát hỏa khi chúng ta nhìn (nghe, ngủ, cảm thấy) cái gì đó ta thích nằm ngủ yên trong tiềm thức chúng ta. Nó chảy ra từ lòng chiếc giếng gần như không đáy mà hầu hết tính cách của chúng ta đều khởi phát từ đó – những trải nghiệm thời thơ ấu. Quan trọng nhất, những gì xảy ra với chúng ta trong khoảng từ 5 đến 8 tuổi. Khi ta còn rất nhỏ, một kiểu tiềm thức “hằn sâu” diễn ra. Nó cũng tương tự như hiện tượng đã xảy ra ở một số loài nhất định trong thế giới động vật.

Trong suốt những năm 1930, nhà lý thuyết người Úc lừng danh, tiến sỹ Konrad Lorenz đã buộc một đàn vịt con phải gắn bó bất đắc dĩ với ông. Quan sát cách lũ vịt con nháo nhác ngay sau khi nở, bắt đầu lẽo đẽo theo mẹ – và tiếp tục làm như thế cho tới lúc trưởng thành – tiến sỹ Lorenz quyết định tự mình sẽ tạo nên một ấn tượng “khắc sâu” với lũ vịt.

Ông cho ấp một lô trứng vịt trong lò. Ngay cái nhìn đầu tiên khi lũ vịt nhỏ thoát khỏi vỏ trứng, ông đã cúi xuống thật thấp như thể ông là vịt mẹ và âu yếm các quả trứng. Vỏ trứng đã được đập từ trước và lũ vịt cứ lẽo đẽo đi theo vị tiến sỹ quanh phòng thí nghiệm.

Vì thế, bất kể việc tồn tại của những con vịt mẹ thực thụ, những chú vịt nhỏ với ký ức hằn sâu này vẫn tiếp tục lẽo đẽo theo tiến sỹ Lorenz trong mọi điều kiện có thể.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tượng này không chỉ giới hạn trong các loài chim. Họ đã quan sát thấy rất nhiều dạng thức ký ức hằn sâu trong các loài cá, chuột lang, cừu, nai, bò và nhiều loài động vật có vú khác.

Vậy loài người có miễn dịch với ký ức hằn sâu không? Vâng, giống như những chú vịt con bị lừa phỉnh cứ xếp hàng theo sau tiến sỹ Lorenz, chúng ta không tiếp tục bò theo vị bác sỹ đã đỡ đẻ ta khi ta đã trưởng thành. Nhưng có một chứng cứ thuyết phục khác là chúng ta luôn dễ trở thành một nạn nhân của loại ký ức hằn sâu – một dạng thức hằn sâu ban đầu của tính dục.

Nhà nghiên cứu giới tính được ngưỡng mộ trên toàn cầu, tiến sỹ John Money đã đề cập tới thuật ngữ “bản đồ tình yêu” cho trường hợp này. Các bản đồ tình yêu của chúng ta là những vết khắc chạm của những nỗi đau, niềm vui sướng trong não bộ chúng ta ở những phản ứng đầu tiên với các thành viên trong gia đình, những người bạn thời thơ ấu và những người ta gặp gỡ. Và những vết cắt sâu sắc tới nỗi chúng cứ hằn sâu mãi mãi ở một chỗ nào đó trong tâm lý con người, chỉ chờ để trỗi dậy khi có những kích thích phù hợp tác động.

Tiến sỹ Money nói: “Bản đồ tình yêu. Chúng phổ biến như những gương mặt, cơ thể và não bộ. Mỗi chúng ta đều có một tấm bản đồ đó. Không có nó, sẽ không có chuyện yêu đương, không hò hẹn, không sinh sôi nòi giống”.

Đối tượng của bạn cũng có bản đồ tình yêu. Bạn có bản đồ tình yêu. Tất cả chúng ta đều có bản đồ tình yêu. Chúng được chạm khắc một cách khó tin vào bản ngã chúng ta, vào những xung đột bản năng, vào tâm lý, vào tiềm thức chúng ta. Chúng có thể là những ấn tượng tích cực. Chẳng hạn, có thể mẹ bạn dùng loại nước hoa nào đó; người cha thân yêu của bạn có nụ cười dễ thương, hay thầy/cô giáo yêu thích của bạn thường nhăn mũi khi cười. (Có lẽ, một quý bà xinh đẹp đội chiếc mũ đỏ là điều tuyệt vời với Connie Hilton khi ông sinh trưởng ở vùng San Antonio, New Mexico).

Nhưng chúng cũng có thể tiêu cực. Với phụ nữ, nếu bạn đã từng bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ, thì giờ đây bạn chẳng bao giờ có thể yêu được người đàn ông có nụ cười dâm đãng. Còn với đàn ông, nếu bà dì cay nghiệt tàn bạo của bạn từng dùng loại nước hoa “Joy” thì hẳn giờ đây, bất cứ người phụ nữ nào có mùi hương của loại nước hoa ấy đều khiến bạn muốn chạy trốn thật mau hệt như con bọ trốn biến đi trước loài côn trùng thiên địch vậy.

Bản đồ tình yêu đôi khi chứa những con đường rất phức tạp. Những trải nghiệm tiêu cực ban đầu có thể đưa chúng tới một lối rẽ lạ lùng. Phụ nữ ơi, có thể cha bạn đã từng chạy theo một người đàn bà khác, bỏ mặc bạn và mẹ bạn. Thì giờ đây, nếu một nửa của bạn cứ liên tục đánh mắt với những quý bà đi ngang, bạn sẽ từ bỏ anh ấy.

Những trải nghiệm đã bị lãng quên – cả tích cực và tiêu cực – đều được tiềm thức tính dục của bạn ghi nhớ. Và nếu gặp đúng thời điểm, có ai đó kích hoạt một trong số chúng, thì trời ạ, một lượng PEA sẽ được truyền qua mạch máu của bạn, nó làm hưng phấn trí não, che mờ lý do và bạn bắt đầu yêu.

Và đó chỉ là cho những cái khởi đầu. Giống như cái cần gạt khởi động cho chiếc ô tô của bạn, giờ tới lượt phần pin đảm nhiệm công việc, sau khi bộ não của bạn khởi động từ việc phát ra chất PEA đầu tiên đó, một lý do nho nhỏ (hi vọng thế) bắt đầu hành trình của nó thông qua chất xám.

Khi bạn và đối tượng của bạn hiểu nhau hơn, bạn sẽ bắt đầu khám phá những điểm tương đồng của người ấy với mình, những khác biệt của bạn và người ấy (phần 2), và cả hai người cũng sẽ bắt đầu tự hỏi: “Tôi sẽ nhận được gì từ mối quan hệ này?” (phần 3). Chúng ta lắng nghe bản ngã của mình và xem xét mọi việc sẽ tiến triển như thế nào (phần 4).

Tình yêu ban đầu rất ngọt ngào, và thường thì chúng ta hay chợt quên lãng đi đối tượng của mình trong vài cuộc hẹn đầu tiên (phần 5). Và nếu chúng ta vượt qua được điều đó, mọi thứ sẽ tiếp tục – hoặc không tiếp diễn – giữa những tờ giấy luôn đóng vai trò rất lớn. Xuyên suốt cuốn sách Tán tỉnh bất kỳ ai, chúng tôi sẽ khám phá tất cả những nhân tố này từ góc độ khoa học.

Nhưng bây giờ hãy để chúng tôi trở lại với điểm xuất phát. Bạn tìm kiếm đối tượng tiềm năng của mình ở đâu? Và làm thế nào để bạn chuyển được chất PEA đầu tiên đó từ mạch máu của anh/cô ấy sang bạn?

Chọn tập
Bình luận