Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai

Thủ Thuật 10: Trò Chuyện Qua Đồng Tử

Tác giả: Leil Lowndes
Chọn tập

Đừng chỉ lảm nhảm mà không bận tâm tới các phản ứng của đối tượng. Giống như một chuyên gia bán hàng đỉnh cao, hãy quan sát “khách hàng tiềm năng” của bạn thật cẩn thận, rồi xác định cách ứng biến của bạn cho phù hợp. Bằng cách đó, họ sẽ muốn “mua hàng” của bạn nhiều hơn.

Làm sao để biết những chủ đề nào gây hứng thú với đối tượng của bạn?

Thật khó chịu khi đang trò chuyện với người lạ hấp dẫn và gặp bế tắc trong thói quen trò chuyện. Bạn đang âm thầm hét lên: “Lạy Chúa, em thích anh. Em hi vọng anh cũng thích em. Và chúng ta đang nói chuyện nhảm nhí. Nhưng em muốn cuộc trò chuyện của chúng mình thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Anh thực sự muốn nói về điều gì nào?”

Tôi đã phát triển một thủ thuật chắc thắng để chuyển đổi một cuộc chuyện nhảm thành một chủ đề gần gũi hơn với trái tim đối tượng của bạn. Tôi gọi đó là “Chọn anh đào”.

Trong khi đối tượng của bạn đang nói những câu chuyện vặt vãnh, bạn hãy lựa ra bất kỳ sự bất thường nào, bất kỳ sự lệch chuẩn, bất kỳ sự khởi đầu nào hay bất kỳ sự mời mọc nào đó từ một nơi khác, một thời gian khác, một con người khác. Hãy chọn ra từ đó vì nó chính là chìa khóa để bạn biết đối tượng của mình thực sự muốn nói về chuyện gì.

Giả sử các quý bà trong khi đang trên đường đi làm về, một cơn giông ập tới. Bạn vội vào một chỗ trú gần nhất, một quán cà phê. Bạn bước vào, thoát được sự cố và khi ngồi xuống, bạn bắt gặp người lạ mặt vô cùng hấp dẫn đang ngồi ở ghế bên cạnh.

Bạn hắng giọng và nắm bắt ngay cơ hội.

Bạn: “Oa, có vẻ như đang có bão ngoài kia phải không?” Đối tượng: (Cô ấy quay về phía bạn và dường như đồng tình). “Quả vậy”.

Bạn: (Tìm kiếm một điều gì khác để nói). “À, em có thường đến đây không?”

Đối tượng: (Mỉm cười với câu hỏi của bạn, nhưng dường như vẫn tỏ ra quan tâm). “Không, không thường xuyên lắm. (Đối tượng mỉm cười). Tôi vào đây để uống tách cà phê nóng tránh mưa thôi”.

Bạn: “Vâng, hình như mưa đang ngớt dần phải không?” (Ồ, đó không phải thông minh lắm nhưng nó giúp duy trì cuộc đối thoại).

Đối tượng: “Ồ vâng, ít nhất thì cũng tốt cho cây cối”. (Cả hai bạn cùng nhìn ra cửa sổ giây lát và rồi quay lại nhìn nhau).

Bạn cười. Đối tượng của bạn mỉm cười gượng gạo. Rồi cả hai bạn chẳng ai nghĩ ra được điều gì khác để nói nữa. Vậy là cả hai cùng nhìn chằm chằm vào tách cà phê của mình. Cái kết của một cuộc tình tiềm năng.

Trời ạ! Mọi chuyện đã bắt đầu rất tuyệt. Câu chuyện phiếm rất thoải mái. Đối tượng đã mỉm cười, hơi nghiêng về phía bạn và dường như có vẻ chấp nhận bạn. Nhưng tới lúc cần ra khỏi câu chuyện nhàm chán để tiếp tục những chủ đề thú vị thì bạn lại như cứng lưỡi vậy.

Đây là một trắc nghiệm: Trong câu chuyện phiếm ở trên, có một lối thoát, một “quả anh đào”. Người lạ hấp dẫn đã nói một từ bạn có thể nhặt ngay. Nó sẽ giải phóng bạn ngay khỏi cuộc nói chuyện nhàm chán để chuyển thành một câu chuyện thú vị hơn với cô ấy. Bạn có nhận ra nó không?

Câu trả lời: Đó chính là từ “cây cối”.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại với cuộc trò chuyện không mấy hấp dẫn về thời tiết. Ngay trước khi bạn rơi vào trạng thái chìm nghỉm “Tôi biết nói gì tiếp bây giờ nhỉ”, cô ấy nói: “Ồ, nó tốt cho cây cối”.

Với một tay thợ săn hiểu biết, đó là một gợi ý. Có thể bạn sẽ không biết phân biệt đâu là cây thủy tiên và đâu là cây bồ công anh, nhưng hiển nhiên “cây cối” là một phần trong cuộc sống của đối tượng bạn mới gặp, nếu không cô ấy đã không sử dụng từ đó.

Sau khi cô ấy đã ném ra quả anh đào này, lẽ ra bạn nên hỏi: “Ồ, em có một khu vườn à?”. Có thể cô ấy có một vườn rau, một cái vườn trên mái nhà hay một khu vườn treo1. Có thể cô ấy cũng chẳng có khu vườn nào mà chỉ yêu thích cây cỏ thôi. Bạn không biết. Nhưng bạn biết chắc rằng cây cối dù thế nào cũng là một phần trong thế giới của cô ấy. Bởi nếu không thế thì từ này đã không được thốt ra.

1 Victory garden: một vườn rau, đặc biệt là vườn nhà, trồng để tăng gia trong thời kỳ chiến tranh.

Còn bây giờ, giả sử thay vì nói: “Ồ, điều đó tốt cho cây cối”, cô ấy lại nói: “Tôi biết, ở ngoài kia như có cơn bão nhiệt đới vậy, phải không?” Đối tượng của bạn vừa đưa tới bạn một quả anh đào đã cứu sống cuộc đối thoại. Đó là “bão nhiệt đới”.

Hãy nói: “Ồ, bạn đã tới các vùng nhiệt đới ư?” Có khả năng cô ấy đã tới, hoặc ít nhất cũng có những hiểu biết về chúng, nếu không những từ đó đã không nảy ra từ tiềm thức của cô ấy khi thảo luận về mưa. Các vùng nhiệt đới với bạn có thể chỉ là cách miêu tả cơn bão. Nhưng với những người thốt ra nó thì những từ ngữ này hẳn có mối liên hệ sâu hơn. Hãy học cách để trở thành nhà trinh thám về ngôn ngữ.

Giả sử cô ấy lại nói: “Vì mưa mà con chó của tôi chẳng thể đi chơi được”, hay: “Vâng, mưa đã làm rụng lá xuống bể bơi của tôi”. Trong trường hợp này, “con chó” hoặc “bể bơi” chính là những tấm vé đưa bạn vào cuộc trò chuyện nóng bỏng hơn, ít nhất là với người lạ hấp dẫn.

Đừng chỉ lảm nhảm mà không bận tâm tới các phản ứng của đối tượng. Giống như một chuyên gia bán hàng đỉnh cao, hãy quan sát “khách hàng tiềm năng” của bạn thật cẩn thận, rồi xác định cách ứng biến của bạn cho phù hợp. Bằng cách đó, họ sẽ muốn “mua hàng” của bạn nhiều hơn.

Làm sao để biết những chủ đề nào gây hứng thú với đối tượng của bạn?

Thật khó chịu khi đang trò chuyện với người lạ hấp dẫn và gặp bế tắc trong thói quen trò chuyện. Bạn đang âm thầm hét lên: “Lạy Chúa, em thích anh. Em hi vọng anh cũng thích em. Và chúng ta đang nói chuyện nhảm nhí. Nhưng em muốn cuộc trò chuyện của chúng mình thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Anh thực sự muốn nói về điều gì nào?”

Tôi đã phát triển một thủ thuật chắc thắng để chuyển đổi một cuộc chuyện nhảm thành một chủ đề gần gũi hơn với trái tim đối tượng của bạn. Tôi gọi đó là “Chọn anh đào”.

Trong khi đối tượng của bạn đang nói những câu chuyện vặt vãnh, bạn hãy lựa ra bất kỳ sự bất thường nào, bất kỳ sự lệch chuẩn, bất kỳ sự khởi đầu nào hay bất kỳ sự mời mọc nào đó từ một nơi khác, một thời gian khác, một con người khác. Hãy chọn ra từ đó vì nó chính là chìa khóa để bạn biết đối tượng của mình thực sự muốn nói về chuyện gì.

Giả sử các quý bà trong khi đang trên đường đi làm về, một cơn giông ập tới. Bạn vội vào một chỗ trú gần nhất, một quán cà phê. Bạn bước vào, thoát được sự cố và khi ngồi xuống, bạn bắt gặp người lạ mặt vô cùng hấp dẫn đang ngồi ở ghế bên cạnh.

Bạn hắng giọng và nắm bắt ngay cơ hội.

Bạn: “Oa, có vẻ như đang có bão ngoài kia phải không?” Đối tượng: (Cô ấy quay về phía bạn và dường như đồng tình). “Quả vậy”.

Bạn: (Tìm kiếm một điều gì khác để nói). “À, em có thường đến đây không?”

Đối tượng: (Mỉm cười với câu hỏi của bạn, nhưng dường như vẫn tỏ ra quan tâm). “Không, không thường xuyên lắm. (Đối tượng mỉm cười). Tôi vào đây để uống tách cà phê nóng tránh mưa thôi”.

Bạn: “Vâng, hình như mưa đang ngớt dần phải không?” (Ồ, đó không phải thông minh lắm nhưng nó giúp duy trì cuộc đối thoại).

Đối tượng: “Ồ vâng, ít nhất thì cũng tốt cho cây cối”. (Cả hai bạn cùng nhìn ra cửa sổ giây lát và rồi quay lại nhìn nhau).

Bạn cười. Đối tượng của bạn mỉm cười gượng gạo. Rồi cả hai bạn chẳng ai nghĩ ra được điều gì khác để nói nữa. Vậy là cả hai cùng nhìn chằm chằm vào tách cà phê của mình. Cái kết của một cuộc tình tiềm năng.

Trời ạ! Mọi chuyện đã bắt đầu rất tuyệt. Câu chuyện phiếm rất thoải mái. Đối tượng đã mỉm cười, hơi nghiêng về phía bạn và dường như có vẻ chấp nhận bạn. Nhưng tới lúc cần ra khỏi câu chuyện nhàm chán để tiếp tục những chủ đề thú vị thì bạn lại như cứng lưỡi vậy.

Đây là một trắc nghiệm: Trong câu chuyện phiếm ở trên, có một lối thoát, một “quả anh đào”. Người lạ hấp dẫn đã nói một từ bạn có thể nhặt ngay. Nó sẽ giải phóng bạn ngay khỏi cuộc nói chuyện nhàm chán để chuyển thành một câu chuyện thú vị hơn với cô ấy. Bạn có nhận ra nó không?

Câu trả lời: Đó chính là từ “cây cối”.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại với cuộc trò chuyện không mấy hấp dẫn về thời tiết. Ngay trước khi bạn rơi vào trạng thái chìm nghỉm “Tôi biết nói gì tiếp bây giờ nhỉ”, cô ấy nói: “Ồ, nó tốt cho cây cối”.

Với một tay thợ săn hiểu biết, đó là một gợi ý. Có thể bạn sẽ không biết phân biệt đâu là cây thủy tiên và đâu là cây bồ công anh, nhưng hiển nhiên “cây cối” là một phần trong cuộc sống của đối tượng bạn mới gặp, nếu không cô ấy đã không sử dụng từ đó.

Sau khi cô ấy đã ném ra quả anh đào này, lẽ ra bạn nên hỏi: “Ồ, em có một khu vườn à?”. Có thể cô ấy có một vườn rau, một cái vườn trên mái nhà hay một khu vườn treo1. Có thể cô ấy cũng chẳng có khu vườn nào mà chỉ yêu thích cây cỏ thôi. Bạn không biết. Nhưng bạn biết chắc rằng cây cối dù thế nào cũng là một phần trong thế giới của cô ấy. Bởi nếu không thế thì từ này đã không được thốt ra.

1 Victory garden: một vườn rau, đặc biệt là vườn nhà, trồng để tăng gia trong thời kỳ chiến tranh.

Còn bây giờ, giả sử thay vì nói: “Ồ, điều đó tốt cho cây cối”, cô ấy lại nói: “Tôi biết, ở ngoài kia như có cơn bão nhiệt đới vậy, phải không?” Đối tượng của bạn vừa đưa tới bạn một quả anh đào đã cứu sống cuộc đối thoại. Đó là “bão nhiệt đới”.

Hãy nói: “Ồ, bạn đã tới các vùng nhiệt đới ư?” Có khả năng cô ấy đã tới, hoặc ít nhất cũng có những hiểu biết về chúng, nếu không những từ đó đã không nảy ra từ tiềm thức của cô ấy khi thảo luận về mưa. Các vùng nhiệt đới với bạn có thể chỉ là cách miêu tả cơn bão. Nhưng với những người thốt ra nó thì những từ ngữ này hẳn có mối liên hệ sâu hơn. Hãy học cách để trở thành nhà trinh thám về ngôn ngữ.

Giả sử cô ấy lại nói: “Vì mưa mà con chó của tôi chẳng thể đi chơi được”, hay: “Vâng, mưa đã làm rụng lá xuống bể bơi của tôi”. Trong trường hợp này, “con chó” hoặc “bể bơi” chính là những tấm vé đưa bạn vào cuộc trò chuyện nóng bỏng hơn, ít nhất là với người lạ hấp dẫn.

Chọn tập
Bình luận