Tạo ra cảm giác thân mật với đối tượng ngay cả khi hai bạn chỉ vừa gặp nhau vài phút trước đó. Giành lấy các tín hiệu trong tâm lý của họ bằng cách bỏ qua cấp độ 1 và 2 trong giao tiếp và đi tắt tới cấp độ 3 và 4.
Tiến gần hơn tới đối tượng bằng việc tặng món quà thân mật
Đây là một mẹo giao tiếp nữa nhằm tăng cường sự thân mật. Thường khi trò chuyện với người lạ, ta luôn giữ thái độ cẩn trọng. Ta không sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân về bản thân.
Nhưng dần dần, khi ta trở nên thân mật hơn với ai đó, ta có thể đưa ra những thông tin nho nhỏ về mình như một món quà vậy. Ta có thể kể cho một người bạn hay người yêu của ta về một thời kỳ tệ hại ta đã phải cố gắng để không cắn móng tay. Hoặc, chẳng phải đáng sợ sao khi tóc chúng ta quá nhờn và ta phải gội đầu hàng ngày.
Khi bạn tiết lộ những nhược điểm nhỏ như vậy với một người bạn tốt, thường thì anh/cô ấy sẽ đáp lại. Họ có thể cười lớn rồi nói: “Ồ cậu nghĩ thế là xấu à. Tớ đã cắn mòn cả các móng tay cơ”. Hoặc: “Mái tóc bóng nhờn của cậu thì có là gì. Gã thợ cạo của tớ còn hỏi tớ muốn cắt tóc hay thay dầu nữa cơ”. Vậy là những người bạn lại tiếp tục.
Sự đối đáp thành thực như thế này tạo nên sự gắn kết, thân mật giữa họ. Bằng cách chia sẻ một bí mật, hoặc “thú nhận” đôi chút, bạn đã cho đối tượng thấy bạn không cảnh giác.
Tuy nhiên, hãy chắc rằng bạn có nền tảng quan hệ khá vững chắc với đối tượng trước khi áp dụng thủ thuật này. Nếu bạn cảm thấy anh/cô ấy không tôn trọng bạn lắm, nó có thể phản tác dụng. Một nghiên cứu thú vị đã tiết lộ, khi một người có năng lực vượt trội hơn phạm một sai lầm xã hội, chúng ta thích anh ta hơn. Nhưng khi một người có năng lực trung bình mắc lỗi lầm nào đó, chúng ta thích anh ta ít hơn.
Tiết lộ một nhược điểm nhỏ là rất đáng yêu. Nhưng một khuyết điểm lớn thì không như vậy. Chẳng hạn, vào giai đoạn quá mới mẻ của mối quan hệ, nếu bạn nói với đối tượng việc bạn đã hai lần ly hôn, bằng lái xe của bạn bị đình chỉ, việc bạn bị một trường luật danh tiếng từ chối có thể sẽ làm mất hứng đối tượng của bạn. “Thật là một kẻ thất bại!”, họ sẽ tự nhủ với mình như thế.
Bản thân các sự thực có thể không có vấn đề gì lớn. Và đó có thể là sự mở rộng của “những vết đen” lên một bản hồ sơ cuộc sống hoàn hảo của những mối quan hệ vững chắc, không lỗi lầm và một lý lịch khoa học tuyệt vời. Nhưng đây là buổi ban đầu của mối quan hệ, anh/cô ấy sẽ không thể nghĩ được như vậy. Phản ứng bản năng của họ sẽ là: “Những điều gì khác sẽ tới? Nếu anh/cô ấy quá nhanh chóng chia sẻ với mình điều đó, vậy họ còn giấu những gì? Một tủ đầy ắp những người chồng/vợ cũ? Một tiền án? Một bức tường treo đầy các bức thư từ chối?”
Vì thế hãy khóa cửa cái tủ quần áo của bạn và giữ lại những bí mật cho phần sau. Giờ là lúc bạn cần làm nổi bật những điểm tích cực, loại bỏ những điểm tiêu cực. Nhưng hãy tiết lộ một nhược điểm nho nhỏ. Đối tượng của bạn sẽ thấy nó thật đáng yêu và cảm thấy gần gũi bạn hơn.
Tạo ra cảm giác thân mật với đối tượng ngay cả khi hai bạn chỉ vừa gặp nhau vài phút trước đó. Giành lấy các tín hiệu trong tâm lý của họ bằng cách bỏ qua cấp độ 1 và 2 trong giao tiếp và đi tắt tới cấp độ 3 và 4.
Tiến gần hơn tới đối tượng bằng việc tặng món quà thân mật
Đây là một mẹo giao tiếp nữa nhằm tăng cường sự thân mật. Thường khi trò chuyện với người lạ, ta luôn giữ thái độ cẩn trọng. Ta không sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân về bản thân.
Nhưng dần dần, khi ta trở nên thân mật hơn với ai đó, ta có thể đưa ra những thông tin nho nhỏ về mình như một món quà vậy. Ta có thể kể cho một người bạn hay người yêu của ta về một thời kỳ tệ hại ta đã phải cố gắng để không cắn móng tay. Hoặc, chẳng phải đáng sợ sao khi tóc chúng ta quá nhờn và ta phải gội đầu hàng ngày.
Khi bạn tiết lộ những nhược điểm nhỏ như vậy với một người bạn tốt, thường thì anh/cô ấy sẽ đáp lại. Họ có thể cười lớn rồi nói: “Ồ cậu nghĩ thế là xấu à. Tớ đã cắn mòn cả các móng tay cơ”. Hoặc: “Mái tóc bóng nhờn của cậu thì có là gì. Gã thợ cạo của tớ còn hỏi tớ muốn cắt tóc hay thay dầu nữa cơ”. Vậy là những người bạn lại tiếp tục.
Sự đối đáp thành thực như thế này tạo nên sự gắn kết, thân mật giữa họ. Bằng cách chia sẻ một bí mật, hoặc “thú nhận” đôi chút, bạn đã cho đối tượng thấy bạn không cảnh giác.
Tuy nhiên, hãy chắc rằng bạn có nền tảng quan hệ khá vững chắc với đối tượng trước khi áp dụng thủ thuật này. Nếu bạn cảm thấy anh/cô ấy không tôn trọng bạn lắm, nó có thể phản tác dụng. Một nghiên cứu thú vị đã tiết lộ, khi một người có năng lực vượt trội hơn phạm một sai lầm xã hội, chúng ta thích anh ta hơn. Nhưng khi một người có năng lực trung bình mắc lỗi lầm nào đó, chúng ta thích anh ta ít hơn.
Tiết lộ một nhược điểm nhỏ là rất đáng yêu. Nhưng một khuyết điểm lớn thì không như vậy. Chẳng hạn, vào giai đoạn quá mới mẻ của mối quan hệ, nếu bạn nói với đối tượng việc bạn đã hai lần ly hôn, bằng lái xe của bạn bị đình chỉ, việc bạn bị một trường luật danh tiếng từ chối có thể sẽ làm mất hứng đối tượng của bạn. “Thật là một kẻ thất bại!”, họ sẽ tự nhủ với mình như thế.
Bản thân các sự thực có thể không có vấn đề gì lớn. Và đó có thể là sự mở rộng của “những vết đen” lên một bản hồ sơ cuộc sống hoàn hảo của những mối quan hệ vững chắc, không lỗi lầm và một lý lịch khoa học tuyệt vời. Nhưng đây là buổi ban đầu của mối quan hệ, anh/cô ấy sẽ không thể nghĩ được như vậy. Phản ứng bản năng của họ sẽ là: “Những điều gì khác sẽ tới? Nếu anh/cô ấy quá nhanh chóng chia sẻ với mình điều đó, vậy họ còn giấu những gì? Một tủ đầy ắp những người chồng/vợ cũ? Một tiền án? Một bức tường treo đầy các bức thư từ chối?”
Vì thế hãy khóa cửa cái tủ quần áo của bạn và giữ lại những bí mật cho phần sau. Giờ là lúc bạn cần làm nổi bật những điểm tích cực, loại bỏ những điểm tiêu cực. Nhưng hãy tiết lộ một nhược điểm nho nhỏ. Đối tượng của bạn sẽ thấy nó thật đáng yêu và cảm thấy gần gũi bạn hơn.