Để nắm được trái tim đối tượng, hãy chia sẻ niềm tin của anh/cô ấy và chứng tỏ bạn có cảm nhận sâu sắc về chúng. Hãy quan sát những phản ứng của họ với các tác nhân kích thích bên ngoài. Sau đó hãy thể hiện những cảm xúc tương tự – sốc, ghê tởm, hài hước và cảm thông.
Giả sử bạn đang ở một hộp đêm và một gã say xỉn tới mức ngu ngốc ngã khỏi ghế ngồi ở quán. Hãy quan sát phản ứng của đối tượng. Anh ấy có cười không? Cô ấy có sốc không? Anh ấy phớt lờ chuyện đó? Cô ấy có vội đến giúp người đó đứng lên không?
Và bạn hãy làm đúng như cô/anh ấy làm.
Điểm tương đồng thứ ba: “Tình yêu là gì?”
(“Đừng chỉ yêu em. Hãy yêu em theo cách em muốn”)
Các cặp đôi hiếm khi nói với nhau về kiểu tương đồng thứ ba này cho tới lúc quá muộn. Đây là điểm tương đồng quỷ quyệt nhất vì nó chỉ thò cái đầu xấu xí của nó ra khi rắc rối nảy sinh.
Con quái vật này là cái giống gì mà lại hủy hoại được tình yêu? Đó là những giả định ngầm của mỗi người về một mối quan hệ nên như thế nào. Gần gũi đến chừng nào? Xa cách đến đâu? Lệ thuộc bao nhiêu? Độc lập thế nào? Dâng hiến bao nhiêu? Hy sinh chừng nào?
Một số người cho rằng tình yêu là sự gần gũi và gắn kết tuyệt đối. Số khác lại nghĩ đó là sự cùng tồn tại yêu thương. Một số người đang yêu lại tán đồng quan niệm của nhà văn Pháp Jean Anouilh khi ông cho rằng “tình yêu, trước nhất, là món quà của chính mình”. Những người khác lại đồng tình với quan niệm của một người Pháp khác (tác giả của cuốn Hoàng tử bé), nhà văn Antoine de Saint-Exupery, ông cảm thấy “khi hai người yêu nhau, họ không nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng”.
Chúng ta sẽ có được những niềm tin đa dạng về việc tình yêu sẽ như thế nào và những người yêu nhau nên cư xử như thế nào từ đâu? Bạn chờ đợi gì ở một tình yêu xuất phát từ những trải nghiệm tình yêu của bản thân. Cách bố mẹ bạn yêu thương nhau hay không yêu thương nhau. Cách những người tình trước đây yêu bạn và bạn đã thích, hoặc không hề thích, điều đó như thế nào.
Khoa học đã gán cho những kỳ vọng trong tình yêu của bạn cái tên “C.L”1, viết tắt của chữ Mức độ so sánh. Họ đã chứng minh rằng tình yêu của bạn hạnh phúc hay không phần lớn được quyết định bởi việc mức C.L của bạn cao hơn bao nhiêu, hoặc thấp hơn bao nhiêu thì tình yêu của bạn sẽ tan vỡ. Nếu với bạn, tình yêu cần phải là sự cam kết trọn vẹn và hoàn toàn say đắm, việc yêu một người yêu ở xa sẽ khiến bạn phát điên, thì bạn càng cố gắng kéo họ lại gần phía bạn thì họ càng rời xa bạn.
Ngược lại, nếu mối quan hệ lý tưởng với bạn là hai bên cùng phải yêu thương nhau, một đối tác quá gần gũi sẽ khiến bạn ngạt thở. Bạn càng đẩy anh/cô ấy ra xa thì mối quan hệ tình cảm của bạn sẽ ngày càng suy yếu.
1 Nguyên văn: Comparison Level.
Hầu hết các mối quan hệ yêu đương đều có sự cân bằng tinh tế giữa sự thân mật và độc lập. Nếu mất đi sự cân bằng này (ở cả hai phía), tình yêu sẽ không còn. Hầu hết mọi người đều không thể nhận thức rõ ràng về sự nguy hiểm của những điểm chênh lệch này. Nhưng họ có giác quan thứ sáu giúp họ biết được điều này rất quan trọng. Vì thế, người ta thường phải lòng những người có cùng cảm nhận về những yếu tố cấu thành nên tình yêu.
Bước tiếp theo để đối tượng phải lòng bạn là tìm ra cách mà anh/cô ấy hình dung về tình yêu. Tiếp đó, hãy yêu anh ấy theo cách anh ấy muốn bạn yêu mình – yêu cô ấy theo cách cô ấy muốn bạn yêu mình. Chứ không phải cách bạn muốn yêu người ấy.
Dấu hiệu nhận biết thuyết phục nhất của sự thỏa mãn trong tình cảm là sự khác biệt giữa việc bạn nghĩ người khác cảm giác về bạn như thế nào và bạn muốn một người lý tưởng khác cảm nhận về bạn ra sao.
– Robert J. Sternberg Tam giác tình yêu
Ngay khi bắt đầu mối quan hệ, hãy khai thác xem đối tượng tiềm năng của mình muốn được yêu như thế nào. Với các anh chàng thợ săn, điều này đơn giản hơn một chút vì phụ nữ thường thoải mái trong việc trao đổi những vấn đề tình cảm. Nếu hai bạn đã đủ thân thiết rồi, bạn có thể hỏi thẳng: “Một tình yêu lý tưởng với em là như thế nào? Em muốn một người đàn ông sẽ yêu em theo cách nào?” (và tôi không có ý nói về chuyện tình dục).
Cô ấy có mong muốn gần gũi và phụ thuộc hoàn toàn vào nhau không? Hay cô ấy thích yêu thương có khoảng cách hơn? Cô ấy có muốn bạn hỏi han và quan tâm tới mọi việc cô ấy làm không? Hay cô ấy cần thêm không gian riêng? Trong tất cả các trường hợp, câu trả lời có thể nằm ở khoảng lưng chừng giữa hai phía này. Vì thế, hãy cố gắng “đọc” ra nó thật chính xác và tất cả những khía cạnh khác nằm trong quan niệm về tình yêu lý tưởng của cô ấy.
Tuy nhiên, nếu hai bạn chưa phải là một cặp – hoặc nếu bạn ngờ rằng có thể cô ấy sẽ không thoải mái lắm với câu hỏi này – hãy nhắc đến vấn đề như một câu hỏi triết học. Hãy hỏi cô ấy: “Em định nghĩa về tình yêu như thế nào?” hoặc: “Em nghĩ gì về tình yêu lý tưởng?”
Để nắm được trái tim đối tượng, hãy chia sẻ niềm tin của anh/cô ấy và chứng tỏ bạn có cảm nhận sâu sắc về chúng. Hãy quan sát những phản ứng của họ với các tác nhân kích thích bên ngoài. Sau đó hãy thể hiện những cảm xúc tương tự – sốc, ghê tởm, hài hước và cảm thông.
Giả sử bạn đang ở một hộp đêm và một gã say xỉn tới mức ngu ngốc ngã khỏi ghế ngồi ở quán. Hãy quan sát phản ứng của đối tượng. Anh ấy có cười không? Cô ấy có sốc không? Anh ấy phớt lờ chuyện đó? Cô ấy có vội đến giúp người đó đứng lên không?
Và bạn hãy làm đúng như cô/anh ấy làm.
Điểm tương đồng thứ ba: “Tình yêu là gì?”
(“Đừng chỉ yêu em. Hãy yêu em theo cách em muốn”)
Các cặp đôi hiếm khi nói với nhau về kiểu tương đồng thứ ba này cho tới lúc quá muộn. Đây là điểm tương đồng quỷ quyệt nhất vì nó chỉ thò cái đầu xấu xí của nó ra khi rắc rối nảy sinh.
Con quái vật này là cái giống gì mà lại hủy hoại được tình yêu? Đó là những giả định ngầm của mỗi người về một mối quan hệ nên như thế nào. Gần gũi đến chừng nào? Xa cách đến đâu? Lệ thuộc bao nhiêu? Độc lập thế nào? Dâng hiến bao nhiêu? Hy sinh chừng nào?
Một số người cho rằng tình yêu là sự gần gũi và gắn kết tuyệt đối. Số khác lại nghĩ đó là sự cùng tồn tại yêu thương. Một số người đang yêu lại tán đồng quan niệm của nhà văn Pháp Jean Anouilh khi ông cho rằng “tình yêu, trước nhất, là món quà của chính mình”. Những người khác lại đồng tình với quan niệm của một người Pháp khác (tác giả của cuốn Hoàng tử bé), nhà văn Antoine de Saint-Exupery, ông cảm thấy “khi hai người yêu nhau, họ không nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng”.
Chúng ta sẽ có được những niềm tin đa dạng về việc tình yêu sẽ như thế nào và những người yêu nhau nên cư xử như thế nào từ đâu? Bạn chờ đợi gì ở một tình yêu xuất phát từ những trải nghiệm tình yêu của bản thân. Cách bố mẹ bạn yêu thương nhau hay không yêu thương nhau. Cách những người tình trước đây yêu bạn và bạn đã thích, hoặc không hề thích, điều đó như thế nào.
Khoa học đã gán cho những kỳ vọng trong tình yêu của bạn cái tên “C.L”1, viết tắt của chữ Mức độ so sánh. Họ đã chứng minh rằng tình yêu của bạn hạnh phúc hay không phần lớn được quyết định bởi việc mức C.L của bạn cao hơn bao nhiêu, hoặc thấp hơn bao nhiêu thì tình yêu của bạn sẽ tan vỡ. Nếu với bạn, tình yêu cần phải là sự cam kết trọn vẹn và hoàn toàn say đắm, việc yêu một người yêu ở xa sẽ khiến bạn phát điên, thì bạn càng cố gắng kéo họ lại gần phía bạn thì họ càng rời xa bạn.
Ngược lại, nếu mối quan hệ lý tưởng với bạn là hai bên cùng phải yêu thương nhau, một đối tác quá gần gũi sẽ khiến bạn ngạt thở. Bạn càng đẩy anh/cô ấy ra xa thì mối quan hệ tình cảm của bạn sẽ ngày càng suy yếu.
1 Nguyên văn: Comparison Level.
Hầu hết các mối quan hệ yêu đương đều có sự cân bằng tinh tế giữa sự thân mật và độc lập. Nếu mất đi sự cân bằng này (ở cả hai phía), tình yêu sẽ không còn. Hầu hết mọi người đều không thể nhận thức rõ ràng về sự nguy hiểm của những điểm chênh lệch này. Nhưng họ có giác quan thứ sáu giúp họ biết được điều này rất quan trọng. Vì thế, người ta thường phải lòng những người có cùng cảm nhận về những yếu tố cấu thành nên tình yêu.
Bước tiếp theo để đối tượng phải lòng bạn là tìm ra cách mà anh/cô ấy hình dung về tình yêu. Tiếp đó, hãy yêu anh ấy theo cách anh ấy muốn bạn yêu mình – yêu cô ấy theo cách cô ấy muốn bạn yêu mình. Chứ không phải cách bạn muốn yêu người ấy.
Dấu hiệu nhận biết thuyết phục nhất của sự thỏa mãn trong tình cảm là sự khác biệt giữa việc bạn nghĩ người khác cảm giác về bạn như thế nào và bạn muốn một người lý tưởng khác cảm nhận về bạn ra sao.
– Robert J. Sternberg Tam giác tình yêu
Ngay khi bắt đầu mối quan hệ, hãy khai thác xem đối tượng tiềm năng của mình muốn được yêu như thế nào. Với các anh chàng thợ săn, điều này đơn giản hơn một chút vì phụ nữ thường thoải mái trong việc trao đổi những vấn đề tình cảm. Nếu hai bạn đã đủ thân thiết rồi, bạn có thể hỏi thẳng: “Một tình yêu lý tưởng với em là như thế nào? Em muốn một người đàn ông sẽ yêu em theo cách nào?” (và tôi không có ý nói về chuyện tình dục).
Cô ấy có mong muốn gần gũi và phụ thuộc hoàn toàn vào nhau không? Hay cô ấy thích yêu thương có khoảng cách hơn? Cô ấy có muốn bạn hỏi han và quan tâm tới mọi việc cô ấy làm không? Hay cô ấy cần thêm không gian riêng? Trong tất cả các trường hợp, câu trả lời có thể nằm ở khoảng lưng chừng giữa hai phía này. Vì thế, hãy cố gắng “đọc” ra nó thật chính xác và tất cả những khía cạnh khác nằm trong quan niệm về tình yêu lý tưởng của cô ấy.
Tuy nhiên, nếu hai bạn chưa phải là một cặp – hoặc nếu bạn ngờ rằng có thể cô ấy sẽ không thoải mái lắm với câu hỏi này – hãy nhắc đến vấn đề như một câu hỏi triết học. Hãy hỏi cô ấy: “Em định nghĩa về tình yêu như thế nào?” hoặc: “Em nghĩ gì về tình yêu lý tưởng?”