Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai

Thủ Thuật 44: Gọi Tên Gọi Thân Mật

Tác giả: Leil Lowndes
Chọn tập

Nếu tiện, hãy hỏi đối tượng của bạn xem hồi nhỏ cô/anh ấy được gọi là gì. Nếu bạn cảm thấy họ thích tên gọi này, hãy nói: “Ồ, tôi thích nó. Em/anh có ngại nếu anh/em gọi em/ anh như vậy không?”

Những trải nghiệm thơ ấu và các tên gọi thuở nhỏ có ảnh hưởng tiềm thức rất mạnh mẽ. Và cũng giống như bất cứ loại vũ khí nào, nó cũng có thể gây phản tác dụng. Nếu đối tượng của bạn có một tuổi thơ không mấy ngọt ngào, việc nghe lại tên gọi hồi xưa có thể dấy lên trong họ những ký ức kinh khủng. Nếu cha mẹ Walter từng liên tục trừng phạt anh ấy, việc bạn gọi anh ấy là Wally có thể khiến chàng phát khùng. Nếu Elizabeths là một đứa trẻ từng bị bạo hành, chỉ cần cái tên Betsy thôi cũng có thể khiến cô ấy nổi cáu. Vì vậy, hãy thử nghiệm trước đã nhé.

Nhưng nếu đối tượng của bạn có một tuổi thơ hạnh phúc, việc dùng biệt danh của họ sẽ làm nồng đượm thêm sự thân mật. Và nó sẽ phát ra một lượng nhỏ chất PEA qua mạch máu của họ mỗi lần bạn nhắc tới cái tên đó của họ.

Khi đối tượng khen ngợi bạn

Một ngày, tôi dạo quanh cửa hàng sách tìm mua cuốn nói về những lời khen ngợi. Chẳng tìm thấy đâu cả. Nhưng có người đề xuất về tác dụng của hàng ngàn lời xúc phạm, “dùng trong mọi trường hợp” (không biết bao nhiêu bạn bè tôi sẽ cho rằng tác giả này đúng?)

Có đầy rẫy những lời xúc phạm được cho là hài hước kiểu như: “Này, trông anh/em xấu quá, anh/em phải sửa lại hình chụp tia X đi”. Hay những lời lẽ khẳng định kiểu như: “Em/anh trông sẽ đẹp hơn nhiều nếu không có đôi kính của anh/em”. Tôi đảm bảo, vâng, điều đó sẽ giúp bạn lấy được nụ cười rẻ tiền. Nhưng không thể khiến ai đó phải lòng bạn được.

Mặc dù rất nhiều người trong chúng ta, ngay cả khi ta chưa bao giờ nghĩ tới việc đưa ra một lời lẽ nhàm chán như thế, vẫn vô tình xúc phạm tới đối tượng khi họ khen ngợi ta. Người Mỹ thường khá vụng về trong việc đưa ra lời khen… và tiếp nhận chúng. Đó là một cá tính dân tộc. Họ đơn giản chỉ lắp bắp một cách yếu ớt: “Cảm ơn”. Hoặc tệ hơn, họ nói: “Ồ vâng, đó chỉ là may mắn thôi”.

Phản ứng lãnh đạm này không tạo được điều gì khiến đối tượng của bạn cảm thấy vui vì đã khen ngợi bạn. Thêm nữa, nếu bạn chỉ lúng búng nói: “không thực sự vậy đâu”, hoặc quy nó cho “may mắn”, bạn đã gián tiếp xúc phạm năng lực nhận thức của họ. Không nhận được phản hồi tích cực, đối tượng sẽ quên mất việc khen ngợi bạn.

Mỗi khi người ấy khen ngợi bạn, hãy đừng chỉ nói: “Ồ, chuyện vặt ấy mà” hay: “Cảm ơn”. Hãy đi thêm một bước nữa tốt hơn. Hãy đáp lại vẻ rạng rỡ của lời khen ấy ngay trên gương mặt người khen ngợi. Hãy nhẹ nhàng đáp lại ngay: “Anh/em thật tốt”, hoặc: “Ý kiến của bạn thật tuyệt”.

Nếu tiện, hãy hỏi đối tượng của bạn xem hồi nhỏ cô/anh ấy được gọi là gì. Nếu bạn cảm thấy họ thích tên gọi này, hãy nói: “Ồ, tôi thích nó. Em/anh có ngại nếu anh/em gọi em/ anh như vậy không?”

Những trải nghiệm thơ ấu và các tên gọi thuở nhỏ có ảnh hưởng tiềm thức rất mạnh mẽ. Và cũng giống như bất cứ loại vũ khí nào, nó cũng có thể gây phản tác dụng. Nếu đối tượng của bạn có một tuổi thơ không mấy ngọt ngào, việc nghe lại tên gọi hồi xưa có thể dấy lên trong họ những ký ức kinh khủng. Nếu cha mẹ Walter từng liên tục trừng phạt anh ấy, việc bạn gọi anh ấy là Wally có thể khiến chàng phát khùng. Nếu Elizabeths là một đứa trẻ từng bị bạo hành, chỉ cần cái tên Betsy thôi cũng có thể khiến cô ấy nổi cáu. Vì vậy, hãy thử nghiệm trước đã nhé.

Nhưng nếu đối tượng của bạn có một tuổi thơ hạnh phúc, việc dùng biệt danh của họ sẽ làm nồng đượm thêm sự thân mật. Và nó sẽ phát ra một lượng nhỏ chất PEA qua mạch máu của họ mỗi lần bạn nhắc tới cái tên đó của họ.

Khi đối tượng khen ngợi bạn

Một ngày, tôi dạo quanh cửa hàng sách tìm mua cuốn nói về những lời khen ngợi. Chẳng tìm thấy đâu cả. Nhưng có người đề xuất về tác dụng của hàng ngàn lời xúc phạm, “dùng trong mọi trường hợp” (không biết bao nhiêu bạn bè tôi sẽ cho rằng tác giả này đúng?)

Có đầy rẫy những lời xúc phạm được cho là hài hước kiểu như: “Này, trông anh/em xấu quá, anh/em phải sửa lại hình chụp tia X đi”. Hay những lời lẽ khẳng định kiểu như: “Em/anh trông sẽ đẹp hơn nhiều nếu không có đôi kính của anh/em”. Tôi đảm bảo, vâng, điều đó sẽ giúp bạn lấy được nụ cười rẻ tiền. Nhưng không thể khiến ai đó phải lòng bạn được.

Mặc dù rất nhiều người trong chúng ta, ngay cả khi ta chưa bao giờ nghĩ tới việc đưa ra một lời lẽ nhàm chán như thế, vẫn vô tình xúc phạm tới đối tượng khi họ khen ngợi ta. Người Mỹ thường khá vụng về trong việc đưa ra lời khen… và tiếp nhận chúng. Đó là một cá tính dân tộc. Họ đơn giản chỉ lắp bắp một cách yếu ớt: “Cảm ơn”. Hoặc tệ hơn, họ nói: “Ồ vâng, đó chỉ là may mắn thôi”.

Phản ứng lãnh đạm này không tạo được điều gì khiến đối tượng của bạn cảm thấy vui vì đã khen ngợi bạn. Thêm nữa, nếu bạn chỉ lúng búng nói: “không thực sự vậy đâu”, hoặc quy nó cho “may mắn”, bạn đã gián tiếp xúc phạm năng lực nhận thức của họ. Không nhận được phản hồi tích cực, đối tượng sẽ quên mất việc khen ngợi bạn.

Mỗi khi người ấy khen ngợi bạn, hãy đừng chỉ nói: “Ồ, chuyện vặt ấy mà” hay: “Cảm ơn”. Hãy đi thêm một bước nữa tốt hơn. Hãy đáp lại vẻ rạng rỡ của lời khen ấy ngay trên gương mặt người khen ngợi. Hãy nhẹ nhàng đáp lại ngay: “Anh/em thật tốt”, hoặc: “Ý kiến của bạn thật tuyệt”.

Chọn tập
Bình luận
× sticky