Để tăng “giá trị thị trường” của bạn, đừng bao giờ ngừng học hỏi, đừng bao giờ ngừng phát triển cá tính và kỹ năng xã hội của bạn, và phải luôn luôn nỗ lực phát triển những tính tốt. Chúng có giá trị như những viên đạn vàng xuyên thủng trái tim con mồi của bạn.
Giúp họ tin rằng họ yêu bạn
Hãy để con mồi của bạn ủng hộ bạn
Yêu ai đó, và được họ yêu lại, là kiểu thưởng phạt đan xen. Chúng ta hạnh phúc khi người chúng ta yêu tặng quà hoặc ủng hộ chúng ta. Và chúng ta cũng nhận được niềm vui tương đương khi làm điều tương tự cho người chúng ta yêu thương.
Nhưng theo Nguyên tắc Công bằng trong tình yêu, ở nơi nào đó trong tiềm thức của bạn có thẻ điểm. Ai làm cho ai nhiều hơn? Tổng có cân bằng không? Không phải là hành động cân bằng kiểu ăn miếng trả miếng, một trả một, hai trả hai. “Miếng ăn” có thể là niềm vui chúng ta nhận được khi làm gì “trả lễ” cho người kia.
Chẳng hạn, hỡi các cô nàng thợ săn, nếu bạn yêu một người đàn ông, bạn thực sự thích lái xe đưa anh ta đi làm khi xe anh ta bị hỏng. Sự cảm kích của anh ta là phần thưởng dành cho bạn. Còn đối với các chàng trai, bạn thích tặng hoa cho người yêu. Nụ cười của cô ấy là phần thưởng của bạn. Chúng ta có bắt buộc phải lái xe đưa anh ta đi làm, hay tặng hoa cho cô ấy không? Câu trả lời là không, chúng ta làm như vậy là vì chúng ta muốn.
Tại sao chúng ta lại muốn? Câu trả lời rất rõ ràng. Chúng ta làm vì chúng ta yêu anh ấy, chúng ta yêu cô ấy. Hoặc chí ít đó cũng là điều chúng ta tự nói với bản thân mình.
Điều này dẫn chúng ta tới một khía cạnh thú vị của trò chơi tình ái. Bạn có thể sử dụng nó để khiến người khác tin rằng họ đang yêu bạn. Các nhà nghiên cứu gọi đó là “học thuyết nhận thức kiên định”.
“Nhận thức kiên định nghĩa là con người cố gắng duy trì trạng thái nhất quán của nhận thức về mặt tâm lý. Và khi sự mâu thuẫn xuất hiện, họ sẽ cố gắng khôi phục trạng thái nhất quán”.
Nói cách khác, con người luôn nỗ lực giữ cho hành động phù hợp với niềm tin của mình. Khi họ làm một điều gì đó, họ muốn cảm thấy họ đang làm vì một lý do tốt đẹp, vì họ muốn làm.
Thường thì những người tình nguyện làm việc gì đó vì một nguyên nhân ý nghĩa sẽ xem nhiệm vụ đó có ý nghĩa hơn nếu nó không đem lại lợi ích về tiền bạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người càng nỗ lực làm việc cho một nhóm tình nguyện thì người đó càng đánh giá cao nỗ lực của tổ chức đó. Nếu được nhận khoản đền bù cho công sức họ bỏ ra, họ sẽ chỉ xem nhiệm vụ đó như một công việc họ bắt buộc phải làm mà thôi.
Con người thường tự quan sát hành động của chính mình, sau đó sẽ điều chỉnh, theo bản năng, triết lý và cảm giác của bản thân để phù hợp với những hành động đó. Họ tự nói với bản thân: “Chúa ơi, mình đang nỗ lực làm việc cho nhóm này. Chắc chắn mình phải thực sự tin tưởng mục tiêu của họ”. Đó là cách họ đạt được “nhận thức kiên định”.
Nếu họ tiếp tục làm việc chăm chỉ, nhưng lại không tin vào mục tiêu của tổ chức, họ sẽ tự thừa nhận với bản thân rằng họ là những kẻ ngốc hoặc ngớ ngẩn. Và chẳng có ai muốn như vậy cả.
Trong tình yêu cũng thế.
Nếu bạn thấy mình làm việc gì đó cho ai đó, mà không hề vụ lợi, chẳng mảy may muốn nhận lại cái gì, thì nhiều khả năng bạn sẽ đi đến kết luận là chắc chắn bạn đã thích người đó, vì bạn không thể không làm việc đó vì lợi ích của người đó… vậy là bạn đã đạt được nhận thức kiên định.
Con người không chỉ quan sát người khác. Họ còn quan sát chính bản thân mình. Phần lớn những nhận thức của chúng ta về bản thân, và phần lớn những điều chúng ta tin tưởng đều bắt nguồn từ việc quan sát hành động của chính chúng ta. Do đó, nếu chúng ta làm điều gì đó cho người nào đó mà không hề mong muốn được tặng thưởng cho hành động đó, cái tôi của chúng ta sẽ nói với chúng ta rằng chúng ta đã thực sự yêu người đó.
Nếu bạn thấy mình dậy sớm, lái xe đưa “con mồi” của mình đi dạo, hoặc thấy mình tặng quà cho cô ấy, thì chắc chắn bạn làm điều đó vì bạn đã yêu. Còn lý do gì khác khiến bạn có thể gạt cái tôi của mình sang một bên, và tiêu xài số tiền phải khó nhọc bạn mới kiếm được chứ?
Điều này được dịch thành thủ thuật bên dưới nhằm giúp bạn thúc đẩy nhận thức của con mồi rằng anh ta hoặc cô ta đã yêu bạn.
Để tăng “giá trị thị trường” của bạn, đừng bao giờ ngừng học hỏi, đừng bao giờ ngừng phát triển cá tính và kỹ năng xã hội của bạn, và phải luôn luôn nỗ lực phát triển những tính tốt. Chúng có giá trị như những viên đạn vàng xuyên thủng trái tim con mồi của bạn.
Giúp họ tin rằng họ yêu bạn
Hãy để con mồi của bạn ủng hộ bạn
Yêu ai đó, và được họ yêu lại, là kiểu thưởng phạt đan xen. Chúng ta hạnh phúc khi người chúng ta yêu tặng quà hoặc ủng hộ chúng ta. Và chúng ta cũng nhận được niềm vui tương đương khi làm điều tương tự cho người chúng ta yêu thương.
Nhưng theo Nguyên tắc Công bằng trong tình yêu, ở nơi nào đó trong tiềm thức của bạn có thẻ điểm. Ai làm cho ai nhiều hơn? Tổng có cân bằng không? Không phải là hành động cân bằng kiểu ăn miếng trả miếng, một trả một, hai trả hai. “Miếng ăn” có thể là niềm vui chúng ta nhận được khi làm gì “trả lễ” cho người kia.
Chẳng hạn, hỡi các cô nàng thợ săn, nếu bạn yêu một người đàn ông, bạn thực sự thích lái xe đưa anh ta đi làm khi xe anh ta bị hỏng. Sự cảm kích của anh ta là phần thưởng dành cho bạn. Còn đối với các chàng trai, bạn thích tặng hoa cho người yêu. Nụ cười của cô ấy là phần thưởng của bạn. Chúng ta có bắt buộc phải lái xe đưa anh ta đi làm, hay tặng hoa cho cô ấy không? Câu trả lời là không, chúng ta làm như vậy là vì chúng ta muốn.
Tại sao chúng ta lại muốn? Câu trả lời rất rõ ràng. Chúng ta làm vì chúng ta yêu anh ấy, chúng ta yêu cô ấy. Hoặc chí ít đó cũng là điều chúng ta tự nói với bản thân mình.
Điều này dẫn chúng ta tới một khía cạnh thú vị của trò chơi tình ái. Bạn có thể sử dụng nó để khiến người khác tin rằng họ đang yêu bạn. Các nhà nghiên cứu gọi đó là “học thuyết nhận thức kiên định”.
“Nhận thức kiên định nghĩa là con người cố gắng duy trì trạng thái nhất quán của nhận thức về mặt tâm lý. Và khi sự mâu thuẫn xuất hiện, họ sẽ cố gắng khôi phục trạng thái nhất quán”.
Nói cách khác, con người luôn nỗ lực giữ cho hành động phù hợp với niềm tin của mình. Khi họ làm một điều gì đó, họ muốn cảm thấy họ đang làm vì một lý do tốt đẹp, vì họ muốn làm.
Thường thì những người tình nguyện làm việc gì đó vì một nguyên nhân ý nghĩa sẽ xem nhiệm vụ đó có ý nghĩa hơn nếu nó không đem lại lợi ích về tiền bạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người càng nỗ lực làm việc cho một nhóm tình nguyện thì người đó càng đánh giá cao nỗ lực của tổ chức đó. Nếu được nhận khoản đền bù cho công sức họ bỏ ra, họ sẽ chỉ xem nhiệm vụ đó như một công việc họ bắt buộc phải làm mà thôi.
Con người thường tự quan sát hành động của chính mình, sau đó sẽ điều chỉnh, theo bản năng, triết lý và cảm giác của bản thân để phù hợp với những hành động đó. Họ tự nói với bản thân: “Chúa ơi, mình đang nỗ lực làm việc cho nhóm này. Chắc chắn mình phải thực sự tin tưởng mục tiêu của họ”. Đó là cách họ đạt được “nhận thức kiên định”.
Nếu họ tiếp tục làm việc chăm chỉ, nhưng lại không tin vào mục tiêu của tổ chức, họ sẽ tự thừa nhận với bản thân rằng họ là những kẻ ngốc hoặc ngớ ngẩn. Và chẳng có ai muốn như vậy cả.
Trong tình yêu cũng thế.
Nếu bạn thấy mình làm việc gì đó cho ai đó, mà không hề vụ lợi, chẳng mảy may muốn nhận lại cái gì, thì nhiều khả năng bạn sẽ đi đến kết luận là chắc chắn bạn đã thích người đó, vì bạn không thể không làm việc đó vì lợi ích của người đó… vậy là bạn đã đạt được nhận thức kiên định.
Con người không chỉ quan sát người khác. Họ còn quan sát chính bản thân mình. Phần lớn những nhận thức của chúng ta về bản thân, và phần lớn những điều chúng ta tin tưởng đều bắt nguồn từ việc quan sát hành động của chính chúng ta. Do đó, nếu chúng ta làm điều gì đó cho người nào đó mà không hề mong muốn được tặng thưởng cho hành động đó, cái tôi của chúng ta sẽ nói với chúng ta rằng chúng ta đã thực sự yêu người đó.
Nếu bạn thấy mình dậy sớm, lái xe đưa “con mồi” của mình đi dạo, hoặc thấy mình tặng quà cho cô ấy, thì chắc chắn bạn làm điều đó vì bạn đã yêu. Còn lý do gì khác khiến bạn có thể gạt cái tôi của mình sang một bên, và tiêu xài số tiền phải khó nhọc bạn mới kiếm được chứ?
Điều này được dịch thành thủ thuật bên dưới nhằm giúp bạn thúc đẩy nhận thức của con mồi rằng anh ta hoặc cô ta đã yêu bạn.