Các quý ông, hãy mua một bộ vest sang trọng. Phải chắc chắn người thợ may là bậc thầy sáng tạo nên những chi tiết bí ẩn thú vị trong nắp túi, đường xẻ, ve áo…
Các quý cô, các cô có thể mặc “quần áo may sẵn”. Nhưng phải đảm bảo những bộ đồ may sẵn đó phải có tên nhà thiết kế trên đó (có thương hiệu).
Khi săn đuổi con mồi giàu có, phải làm sao để không thứ gì trên người bạn có giá thấp hơn 100 đô, trừ tất và đồ lót.
Ngôn ngữ tầng lớp
Một yếu tố quyết định tầng lớp khác là ngôn ngữ. Nói chuyện kiểu “người giàu” không có nghĩa là phải khoe mẽ kiểu “Khi người lái xe riêng đưa tôi đến Elizabeth Arden sáng nay trong chiếc Bentley của tôi…” Nhưng đúng là phải chú ý đến từ ngữ của bạn. Hãy tránh những từ đặc trưng của tầng lớp dưới.
Chẳng hạn, việc sử dụng uyển ngữ cho một số từ lại thể hiện địa vị thấp kém. Ở Anh, nơi mà mọi người ý thức hơn (hoặc ít nhất cũng ít ngượng ngùng) về tầng lớp, có một nhà văn tên là Nancy Mitford đã viết một bài báo về ngôn ngữ tầng lớp thượng lưu và Không- thượng lưu. Tác giả gọi đó là ngôn ngữ “T” (để chỉ tầng lớp thượng lưu) và Không-T (để chỉ tầng lớp thấp hơn).
Ngay khi tờ tạp chí xuất hiện ở các quầy báo, nó đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên cả nước. Như Phillip Toynbee nói trong chương trình “Người quan sát London”, bài báo này đã trở thành một thứ để “phân loại nguồn gốc bạn bè”.
Nancy Mitford đã đưa ra những ví dụ về ngôn ngữ “T” và “Không-T”. Chẳng hạn, những người Anh thượng lưu thực sự, khi được giới thiệu với nhau, thường nói: “Ông/ Bà thấy thế nào ạ?” Khi đó, người Anh thượng lưu thực sự còn lại cũng nhắc lại câu hỏi đó mà chẳng nghĩ gì” “Ông/bà thấy thế nào ạ?”
Tuy nhiên, một người Anh tầng lớp thấp hơn, hay người Anh Không-T, khi được hỏi:
“Ông/Bà thấy thế nào ạ?” thường trả lời trực tiếp câu hỏi đó.
“Ông/Bà thấy thế nào ạ?”
“Rất khỏe, cám ơn ông/bà”. Hoặc tệ hơn nữa là: “Rất vui được gặp ông/bà, chắc chắn là thế rồi”.
Ở Mỹ cũng thế.
Một dẫn chứng khác chứng tỏ tình trạng giả mạo, bắt chước giới thượng lưu là sử dụng uyển ngữ. Những người thuộc tầng lớp thấp hơn thường sử dụng từ “thịnh vượng”, trong khi những người thực sự thuộc tầng lớp thượng lưu lại dùng từ “giàu có”. Những người Không-T nói “giấy giải quyết nhu cầu”, còn những người thuộc giới thượng lưu lại gọi đó là “giấy vệ sinh”.
Chúng ta có dùng những điều đó để phân biệt người thuộc tầng lớp trên với người thuộc tầng lớp dưới không? Có, đáng buồn là chúng ta có. Nhưng còn buồn hơn vì chúng ta không chịu thừa nhận điều đó.
Khi săn đuổi một con mồi béo bở, hãy bỏ ngay cách nói sử dụng uyển ngữ. Hãy nói toạc móng heo ra. Nhà vệ sinh thì gọi là “nhà vệ sinh”, chứ đừng gọi là “phòng anh Cường”, dương vật và âm đạo thì gọi là “dương vật” và “âm đạo” chứ không cần gọi là “cậu bé” và “cô bé”. Khi nói về “của quý”, người Mỹ quý tộc thường dùng đúng từ “tinh hoàn”. Nếu một từ quá thô thiển, họ sẽ sử dụng từ tiếng Pháp. “Mông đít” là từ không được dùng. Thay vào đó là từ “bàn tọa”.
Các quý ông, hãy mua một bộ vest sang trọng. Phải chắc chắn người thợ may là bậc thầy sáng tạo nên những chi tiết bí ẩn thú vị trong nắp túi, đường xẻ, ve áo…
Các quý cô, các cô có thể mặc “quần áo may sẵn”. Nhưng phải đảm bảo những bộ đồ may sẵn đó phải có tên nhà thiết kế trên đó (có thương hiệu).
Khi săn đuổi con mồi giàu có, phải làm sao để không thứ gì trên người bạn có giá thấp hơn 100 đô, trừ tất và đồ lót.
Ngôn ngữ tầng lớp
Một yếu tố quyết định tầng lớp khác là ngôn ngữ. Nói chuyện kiểu “người giàu” không có nghĩa là phải khoe mẽ kiểu “Khi người lái xe riêng đưa tôi đến Elizabeth Arden sáng nay trong chiếc Bentley của tôi…” Nhưng đúng là phải chú ý đến từ ngữ của bạn. Hãy tránh những từ đặc trưng của tầng lớp dưới.
Chẳng hạn, việc sử dụng uyển ngữ cho một số từ lại thể hiện địa vị thấp kém. Ở Anh, nơi mà mọi người ý thức hơn (hoặc ít nhất cũng ít ngượng ngùng) về tầng lớp, có một nhà văn tên là Nancy Mitford đã viết một bài báo về ngôn ngữ tầng lớp thượng lưu và Không- thượng lưu. Tác giả gọi đó là ngôn ngữ “T” (để chỉ tầng lớp thượng lưu) và Không-T (để chỉ tầng lớp thấp hơn).
Ngay khi tờ tạp chí xuất hiện ở các quầy báo, nó đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên cả nước. Như Phillip Toynbee nói trong chương trình “Người quan sát London”, bài báo này đã trở thành một thứ để “phân loại nguồn gốc bạn bè”.
Nancy Mitford đã đưa ra những ví dụ về ngôn ngữ “T” và “Không-T”. Chẳng hạn, những người Anh thượng lưu thực sự, khi được giới thiệu với nhau, thường nói: “Ông/ Bà thấy thế nào ạ?” Khi đó, người Anh thượng lưu thực sự còn lại cũng nhắc lại câu hỏi đó mà chẳng nghĩ gì” “Ông/bà thấy thế nào ạ?”
Tuy nhiên, một người Anh tầng lớp thấp hơn, hay người Anh Không-T, khi được hỏi:
“Ông/Bà thấy thế nào ạ?” thường trả lời trực tiếp câu hỏi đó.
“Ông/Bà thấy thế nào ạ?”
“Rất khỏe, cám ơn ông/bà”. Hoặc tệ hơn nữa là: “Rất vui được gặp ông/bà, chắc chắn là thế rồi”.
Ở Mỹ cũng thế.
Một dẫn chứng khác chứng tỏ tình trạng giả mạo, bắt chước giới thượng lưu là sử dụng uyển ngữ. Những người thuộc tầng lớp thấp hơn thường sử dụng từ “thịnh vượng”, trong khi những người thực sự thuộc tầng lớp thượng lưu lại dùng từ “giàu có”. Những người Không-T nói “giấy giải quyết nhu cầu”, còn những người thuộc giới thượng lưu lại gọi đó là “giấy vệ sinh”.
Chúng ta có dùng những điều đó để phân biệt người thuộc tầng lớp trên với người thuộc tầng lớp dưới không? Có, đáng buồn là chúng ta có. Nhưng còn buồn hơn vì chúng ta không chịu thừa nhận điều đó.
Khi săn đuổi một con mồi béo bở, hãy bỏ ngay cách nói sử dụng uyển ngữ. Hãy nói toạc móng heo ra. Nhà vệ sinh thì gọi là “nhà vệ sinh”, chứ đừng gọi là “phòng anh Cường”, dương vật và âm đạo thì gọi là “dương vật” và “âm đạo” chứ không cần gọi là “cậu bé” và “cô bé”. Khi nói về “của quý”, người Mỹ quý tộc thường dùng đúng từ “tinh hoàn”. Nếu một từ quá thô thiển, họ sẽ sử dụng từ tiếng Pháp. “Mông đít” là từ không được dùng. Thay vào đó là từ “bàn tọa”.