Tôi ở Kolkata một tuần. Thời gian ở đấy, tôi kết thân khá nhanh với Antoreep, bạn gái anh Shila và những người bạn học cùng anh. Mọi người ai cũng bất ngờ về cô bé khùng dám sang Ấn Độ một mình nên quý tôi lắm. Ngày cuối tuần, mọi người dẫn tôi đi một tour vòng quanh Kolkata để xem một Kolkata thực sự, không phải Kolkata trong sách hướng dẫn du lịch.
Buổi sáng Antoreep và tôi bắt taxi đến nhà Shila, nơi mà hai người bạn khác của Shila và Antoreep đang đợi sẵn, rồi năm người chúng tôi lại bắt taxi ra bến cảng. Có lẽ chỉ ở Ấn Độ tôi mới dám chơi sang thế. Taxi ở Kolkata rẻ như bèo. Nếu không tính đến tắc đường và nguy cơ tai nạn, không ở đâu đi lại dễ dàng và rẻ như ở Kolkata. Ở đây có những phuơng tiện mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ thành phố nào như taxi và xe bus. Taxi chạy theo công–tơ mét, nhưng giá hiển thị trên công–tơ mét không phải là giá chính thức. Bạn phải nhân đôi con số đó lên rồi cộng với hai. Lái xe taxi nào cũng có bảng chuyển đổi cho những người sợ nhầm lẫn. Xe bus ở đây phân chia nam nữ rõ ràng: nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên; giá đi một chuyến thông thường là 10 Rupee (1 Rupee ~ 400VND). Nhìn giống xe bus nhưng chạy trên đường ray cố định là tàu điện. Calcutta Tramways là hệ thống tàu điện duy nhất ở Ấn Độ và là hệ thống lâu đời nhất của châu Á. Tàu điện này chạy chậm, hỏng hóc nhiều nhưng được cái thân thiện với môi trường. Không biết người dân ở đây có quan tâm đến môi trường khônghay chỉ dùng tàu điện vì nó đỡ đông hơn xe bus. Phương tiện đi lại phổ biến nhất ở đây lại là auto rickshaw, xe ba bánh chạy bằng mô tơ mà mọi người gọi tắt là auto. Bạn có thể thuê auto để đi riêng như taxi, nhưng rẻ bằng nửa taxi. Có những auto chạy tuyến cố định như xe bus. Sức chứa auto là ba hành khách, nhưng những lái xe auto tài tình có thể chở được năm, sáu người. Tôi đi từ bến xe bus về Lake Garden, khu nhà Antoreep bằng auto dạng này tốn bốn Rupee. Những người đi gần thì thích rickshaw người kéo. Tôi xót lắm những người kéo xe này, chạy hùng hục một, hai cây số mà chỉ kiếm được mười Rupee. Tôi bảo với Antoreep rằng tôi không muốn đi thế này vì không đành lòng ngồi chễm chệ trên xe nhìn xuống những người đàn ông gầy gò, đáng tuổi ông mình gò lưng kéo. Nhưng Antoreep bảo rằng nếu tôi không đi thì họ sẽ không kiếm được tiền để mua thức ăn. Vậy nên, lần nào đi tôi cũng đưa thêm cho họ một ít tiền lẻ. Năm 2006, chính phủ dự định ban luật cấm toàn bộ những người kéo rickshaw thế này, nhưng không được thông qua vì nguy cơ sẽ khiến ba mươi lăm nghìn người mất kế mưu sinh. Hiện đại hơn nhiều thành phố ở Ấn Độ, Kolkata còn có cả metro, hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Ấn Độ được xây dựng từ năm 1984
Nếu tính quãng đường và thời gian, metro là phương tiện đi lại rẻ nhất và nhanh nhất bởi không lo tắc đường. Nhưng đây cũng là phương tiện đi lại đông nhất, đông một cách đáng sợ. Ban đầu tôi cười khẩy khi mọi người khuyên tôi là con gái thì không nên đi metro, nhưng đi rồi mới thấy mọi người đúng. Đứng một chân trên metro tầm mười phút, tôi cảm thấy có một bàn tay sờ soạng mông tôi, trong khi một bàn tay khác đang len lỏi tìm đường vào túi quần tôi. Tôi cựa mình phản ứng, hai bàn tay biến mất. Metro đông đến mức mặc dù biết rằng cả hai đều là người đứng ngay cạnh, tôi cũng không tài nào nhìn thấy được đấy là ai trong số hàng chục “hàng xóm” lân cận. Và tôi bị lỡ bến không phải vì tôi không biết bến mà vì tôi không thể chen ra kịp.
Phương tiện mà Antoreep chọn để giới thiệu Kolkata với tôi là phà. Phà ở đây tuy chậm, nhưng không bị tắc đường nên được người dân Kolkata khá ưa thích. Giới trẻ ở đây đi phà không chỉ bởi họ cần đến một điểm nào đó ven sông, mà còn bởi vì lênh đênh sông nước, về mặt lý thuyết, luôn là cơ hội “lãng mạn” để ngắm bộ mặt ít khi được thấy của thành phố. Lãng mạn để trong nháy nháy bởi vì có lẽ do sống ở một thành phố của quá nhiều cực đoan và quá ít không gian yên tĩnh, định nghĩa về lãng mạn của giới trẻ nơi đây khá là khiêm tốn. Giống như tất cả những điểm đầu mối phương tiện đi lại của Kolkata, bến phà là một điểm mua bán tấp nập với những người bán rong chào bán đủ loại hàng hóa. Sông Hooghly, nhánh sông Hằng chảy dọc thành phố, giống như hầu hết các dòng sông khác ở Ấn
Độ, lấm chấm với rác và xác động vật. Điểm tụ tập ưa thích của những vật trang điểm này là xung quanh chân cầu cạnh bến cảng. Chạm vào nước ở đây tôi cũng đã thấy sợ, vậy mà người dân ở đây nhảy xuống tắm hàng ngày. Khi tôi ở đấy, khoảng chục bé trai đang bơi lội tung tăng, đùa nhau té nước ầm ĩ.
Khác với kinh nghiệm của tôi về giao thông công cộng ở Ấn Độ, chuyến phà hôm đấy chúng tôi đi khá vắng. Chúng tôi không chỉ có ghế ngồi, mà còn có thể luồn lách từ đầu này sang đầu kia của phà. Ra khỏi bến, quang cảnh cải thiện một cách đáng kể. Tôi có cảm giác như đang nhìn vào mặt sau của thành phố vậy, một bộ mặt và Kolkata, không biết vì thẹn thùng hay ích kỷ, giấu đi không cho người ngoài thấy: mặt sau những tòa nhà cao tầng, mặt sau những ngôi nhà gạch cổ kính, mặt sau những tấm biển quảng cáo, dường như cả mặt trời cũng quay lưng về phía chúng tôi vậy. Trái ngược với Kolkata nóng và bụi, dòng sông lúc nào cũng gió lồng lộng. Lần đầu tiên kể từ khi đến thành phố này, tôi có thể hít thở sâu một cách thoải mái mà không lo ngại viêm phổi. Antoreep và Shilâu yếm nắm tay nhau, một điều hiếm thấy trên đất liền. Ấn Độ cũng giống như Việt Nam ngày trước vậy: nam nữ thụ thụ bất thân. Trai gái nắm tay nhau nơi công cộng là điều cấm kỵ tuyệt đối. Con trai nắm tay nhau lại là chuyện bình thường. Nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch phương Tây, hay nhầm lẫn rằng ở đây có nhiều người đồng tính. Những bạn nam ở đây mới cười giải thích rằng do văn hóa Ấn Độ dạy đàn ông nơi đây giữ khoảng cách với nữ giới, họ lớn lên thân thiết với nhau, và không ngại ngần thể hiện tình huynh đệ nơi công cộng bằng cách nắm tay nhau.
Phà dừng cũng là lúc tôi bị ném ngược trở về hiện tại với hàng trăm người chen lấn va đập để xuống bến. Bến phà nằm đối diện ga tàu hỏa và ga tàu hỏa luôn là nhà vô địch của sự hỗn loạn ở đất nước vốn đang giữ ngôi vị quán quân thế giới về sự hỗn loạn này. Người chen với bò, ô tô chen với rickshaw, xe đạp chen với xe máy, khách xem hàng này đua với khách xem hàng kia, người bán hàng này giành khách với người bán hàng kia, rồi tất cả chen lấn với nhau cố gắng thoát ra khỏi cái không gian hỗn loạn này. Dường như ruồi bọ nơi đây cũng ý thức được sự hỗn loạn xung quanh và nỗ lực hết mình để đóng góp vào bản hợp xướng đó. Ruồi bâu kín những gánh hàng rong, bọ bay vòng vòng quanh đống rác ven đường, hàng triệu tiếng đập cánh vo ve bị hòa tan vào tiếng động cơ, tiếng còi tàu, tiếng cãi vã, tiếng mặc cả, tiếng nói chuyện, tiếng gào khóc, tiếng chó sủa, tiếng bò kêu…
Nằm cạnh bến tàu là một khu ổ chuột, đặc sản Ấn Độ đem ra giới thiệu với cả thế giới qua bộ phim đoạt giải Oscar “Triệu phú khu ổ chuột”. Những người đồng hành với tôi không muốn tiến sâu thêm nữa vào khu này, nhưng vì tò mò, tôi thuyết phục được mọi người đổi ý. Mặt đường không còn trải nhựa mà đã được thay thế bởi một hỗn hợp với màu đỏ của đất, màu đen của nước thải, màu nâu của xác động vật, và bảy sắc cầu vồng của đủ loại rác thải. Trái ngược với giao thông kinh khủng của Kolkata, hiếm hoi lắm tôi mới gặp một chiếc ô tô phóng rất nhanh qua con đường này.
Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Tụi trẻ con đùa nghịch với rác như chơi đồ chơi. Một người đàn ông ngủ ngon lành ngay giữa đường, tóc trôi bồng bềnh trên vũng nước đọng. Một dãy các cửa hàng thịt treo lủng lẳng nào lợn, nào dê. Những người phụ nữ ngồi chồm hỗm bán hàng rau củ quả. Một nhóm đàn ông trung niên ngồi gác chân lên ghế đánh cờ. Một toán thanh niên đánh nhau ngay giữa chợ. Tất cả nhìn chúng tôi với ánh mắt hằn học, như thể chúng tôi đang xâm phạm lãnh địa linh thiêng của họ vây. thì thầm vào tai tôi đừng có dại dột gì mà chụp ảnh. Đi được khoảng trăm mét, không chịu nổi cảm giác tội lỗi và sợ hãi của kẻ xâm phạm, chúng tôi quay ngược về thành phố.
Tôi ở Kolkata một tuần. Thời gian ở đấy, tôi kết thân khá nhanh với Antoreep, bạn gái anh Shila và những người bạn học cùng anh. Mọi người ai cũng bất ngờ về cô bé khùng dám sang Ấn Độ một mình nên quý tôi lắm. Ngày cuối tuần, mọi người dẫn tôi đi một tour vòng quanh Kolkata để xem một Kolkata thực sự, không phải Kolkata trong sách hướng dẫn du lịch.
Buổi sáng Antoreep và tôi bắt taxi đến nhà Shila, nơi mà hai người bạn khác của Shila và Antoreep đang đợi sẵn, rồi năm người chúng tôi lại bắt taxi ra bến cảng. Có lẽ chỉ ở Ấn Độ tôi mới dám chơi sang thế. Taxi ở Kolkata rẻ như bèo. Nếu không tính đến tắc đường và nguy cơ tai nạn, không ở đâu đi lại dễ dàng và rẻ như ở Kolkata. Ở đây có những phuơng tiện mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ thành phố nào như taxi và xe bus. Taxi chạy theo công–tơ mét, nhưng giá hiển thị trên công–tơ mét không phải là giá chính thức. Bạn phải nhân đôi con số đó lên rồi cộng với hai. Lái xe taxi nào cũng có bảng chuyển đổi cho những người sợ nhầm lẫn. Xe bus ở đây phân chia nam nữ rõ ràng: nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên; giá đi một chuyến thông thường là 10 Rupee (1 Rupee ~ 400VND). Nhìn giống xe bus nhưng chạy trên đường ray cố định là tàu điện. Calcutta Tramways là hệ thống tàu điện duy nhất ở Ấn Độ và là hệ thống lâu đời nhất của châu Á. Tàu điện này chạy chậm, hỏng hóc nhiều nhưng được cái thân thiện với môi trường. Không biết người dân ở đây có quan tâm đến môi trường khônghay chỉ dùng tàu điện vì nó đỡ đông hơn xe bus. Phương tiện đi lại phổ biến nhất ở đây lại là auto rickshaw, xe ba bánh chạy bằng mô tơ mà mọi người gọi tắt là auto. Bạn có thể thuê auto để đi riêng như taxi, nhưng rẻ bằng nửa taxi. Có những auto chạy tuyến cố định như xe bus. Sức chứa auto là ba hành khách, nhưng những lái xe auto tài tình có thể chở được năm, sáu người. Tôi đi từ bến xe bus về Lake Garden, khu nhà Antoreep bằng auto dạng này tốn bốn Rupee. Những người đi gần thì thích rickshaw người kéo. Tôi xót lắm những người kéo xe này, chạy hùng hục một, hai cây số mà chỉ kiếm được mười Rupee. Tôi bảo với Antoreep rằng tôi không muốn đi thế này vì không đành lòng ngồi chễm chệ trên xe nhìn xuống những người đàn ông gầy gò, đáng tuổi ông mình gò lưng kéo. Nhưng Antoreep bảo rằng nếu tôi không đi thì họ sẽ không kiếm được tiền để mua thức ăn. Vậy nên, lần nào đi tôi cũng đưa thêm cho họ một ít tiền lẻ. Năm 2006, chính phủ dự định ban luật cấm toàn bộ những người kéo rickshaw thế này, nhưng không được thông qua vì nguy cơ sẽ khiến ba mươi lăm nghìn người mất kế mưu sinh. Hiện đại hơn nhiều thành phố ở Ấn Độ, Kolkata còn có cả metro, hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Ấn Độ được xây dựng từ năm 1984
Nếu tính quãng đường và thời gian, metro là phương tiện đi lại rẻ nhất và nhanh nhất bởi không lo tắc đường. Nhưng đây cũng là phương tiện đi lại đông nhất, đông một cách đáng sợ. Ban đầu tôi cười khẩy khi mọi người khuyên tôi là con gái thì không nên đi metro, nhưng đi rồi mới thấy mọi người đúng. Đứng một chân trên metro tầm mười phút, tôi cảm thấy có một bàn tay sờ soạng mông tôi, trong khi một bàn tay khác đang len lỏi tìm đường vào túi quần tôi. Tôi cựa mình phản ứng, hai bàn tay biến mất. Metro đông đến mức mặc dù biết rằng cả hai đều là người đứng ngay cạnh, tôi cũng không tài nào nhìn thấy được đấy là ai trong số hàng chục “hàng xóm” lân cận. Và tôi bị lỡ bến không phải vì tôi không biết bến mà vì tôi không thể chen ra kịp.
Phương tiện mà Antoreep chọn để giới thiệu Kolkata với tôi là phà. Phà ở đây tuy chậm, nhưng không bị tắc đường nên được người dân Kolkata khá ưa thích. Giới trẻ ở đây đi phà không chỉ bởi họ cần đến một điểm nào đó ven sông, mà còn bởi vì lênh đênh sông nước, về mặt lý thuyết, luôn là cơ hội “lãng mạn” để ngắm bộ mặt ít khi được thấy của thành phố. Lãng mạn để trong nháy nháy bởi vì có lẽ do sống ở một thành phố của quá nhiều cực đoan và quá ít không gian yên tĩnh, định nghĩa về lãng mạn của giới trẻ nơi đây khá là khiêm tốn. Giống như tất cả những điểm đầu mối phương tiện đi lại của Kolkata, bến phà là một điểm mua bán tấp nập với những người bán rong chào bán đủ loại hàng hóa. Sông Hooghly, nhánh sông Hằng chảy dọc thành phố, giống như hầu hết các dòng sông khác ở Ấn
Độ, lấm chấm với rác và xác động vật. Điểm tụ tập ưa thích của những vật trang điểm này là xung quanh chân cầu cạnh bến cảng. Chạm vào nước ở đây tôi cũng đã thấy sợ, vậy mà người dân ở đây nhảy xuống tắm hàng ngày. Khi tôi ở đấy, khoảng chục bé trai đang bơi lội tung tăng, đùa nhau té nước ầm ĩ.
Khác với kinh nghiệm của tôi về giao thông công cộng ở Ấn Độ, chuyến phà hôm đấy chúng tôi đi khá vắng. Chúng tôi không chỉ có ghế ngồi, mà còn có thể luồn lách từ đầu này sang đầu kia của phà. Ra khỏi bến, quang cảnh cải thiện một cách đáng kể. Tôi có cảm giác như đang nhìn vào mặt sau của thành phố vậy, một bộ mặt và Kolkata, không biết vì thẹn thùng hay ích kỷ, giấu đi không cho người ngoài thấy: mặt sau những tòa nhà cao tầng, mặt sau những ngôi nhà gạch cổ kính, mặt sau những tấm biển quảng cáo, dường như cả mặt trời cũng quay lưng về phía chúng tôi vậy. Trái ngược với Kolkata nóng và bụi, dòng sông lúc nào cũng gió lồng lộng. Lần đầu tiên kể từ khi đến thành phố này, tôi có thể hít thở sâu một cách thoải mái mà không lo ngại viêm phổi. Antoreep và Shilâu yếm nắm tay nhau, một điều hiếm thấy trên đất liền. Ấn Độ cũng giống như Việt Nam ngày trước vậy: nam nữ thụ thụ bất thân. Trai gái nắm tay nhau nơi công cộng là điều cấm kỵ tuyệt đối. Con trai nắm tay nhau lại là chuyện bình thường. Nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch phương Tây, hay nhầm lẫn rằng ở đây có nhiều người đồng tính. Những bạn nam ở đây mới cười giải thích rằng do văn hóa Ấn Độ dạy đàn ông nơi đây giữ khoảng cách với nữ giới, họ lớn lên thân thiết với nhau, và không ngại ngần thể hiện tình huynh đệ nơi công cộng bằng cách nắm tay nhau.
Phà dừng cũng là lúc tôi bị ném ngược trở về hiện tại với hàng trăm người chen lấn va đập để xuống bến. Bến phà nằm đối diện ga tàu hỏa và ga tàu hỏa luôn là nhà vô địch của sự hỗn loạn ở đất nước vốn đang giữ ngôi vị quán quân thế giới về sự hỗn loạn này. Người chen với bò, ô tô chen với rickshaw, xe đạp chen với xe máy, khách xem hàng này đua với khách xem hàng kia, người bán hàng này giành khách với người bán hàng kia, rồi tất cả chen lấn với nhau cố gắng thoát ra khỏi cái không gian hỗn loạn này. Dường như ruồi bọ nơi đây cũng ý thức được sự hỗn loạn xung quanh và nỗ lực hết mình để đóng góp vào bản hợp xướng đó. Ruồi bâu kín những gánh hàng rong, bọ bay vòng vòng quanh đống rác ven đường, hàng triệu tiếng đập cánh vo ve bị hòa tan vào tiếng động cơ, tiếng còi tàu, tiếng cãi vã, tiếng mặc cả, tiếng nói chuyện, tiếng gào khóc, tiếng chó sủa, tiếng bò kêu…
Nằm cạnh bến tàu là một khu ổ chuột, đặc sản Ấn Độ đem ra giới thiệu với cả thế giới qua bộ phim đoạt giải Oscar “Triệu phú khu ổ chuột”. Những người đồng hành với tôi không muốn tiến sâu thêm nữa vào khu này, nhưng vì tò mò, tôi thuyết phục được mọi người đổi ý. Mặt đường không còn trải nhựa mà đã được thay thế bởi một hỗn hợp với màu đỏ của đất, màu đen của nước thải, màu nâu của xác động vật, và bảy sắc cầu vồng của đủ loại rác thải. Trái ngược với giao thông kinh khủng của Kolkata, hiếm hoi lắm tôi mới gặp một chiếc ô tô phóng rất nhanh qua con đường này.
Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Tụi trẻ con đùa nghịch với rác như chơi đồ chơi. Một người đàn ông ngủ ngon lành ngay giữa đường, tóc trôi bồng bềnh trên vũng nước đọng. Một dãy các cửa hàng thịt treo lủng lẳng nào lợn, nào dê. Những người phụ nữ ngồi chồm hỗm bán hàng rau củ quả. Một nhóm đàn ông trung niên ngồi gác chân lên ghế đánh cờ. Một toán thanh niên đánh nhau ngay giữa chợ. Tất cả nhìn chúng tôi với ánh mắt hằn học, như thể chúng tôi đang xâm phạm lãnh địa linh thiêng của họ vây. thì thầm vào tai tôi đừng có dại dột gì mà chụp ảnh. Đi được khoảng trăm mét, không chịu nổi cảm giác tội lỗi và sợ hãi của kẻ xâm phạm, chúng tôi quay ngược về thành phố.