Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

24. Đột nhập doanh trại Hải quân Mumbai

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Những ngày còn ở Việt Nam, tôi có quen Kavleet, một thương gia Ấn Độ lấy vợ người Việt, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi biết tôi ở Mumbai, ông giới thiệu tôi cho em gái ông là Katrina. Katrina mời tôi đến nhà cô chơi. Cô chỉ đường cho tôi đến nhà thờ RC Church và đến đón tôi ở đó.

Katrina lấy chồng là đại tá Hải quân nên gia đình cô được cấp nhà trong doanh trại Hải quân ở phía nam thành phố. Khu này kiểm tra an ninh vô cùng nghiêm ngặt. Người nước ngoài không được phép vào thăm. Katrina bảo tôi khi đi qua trạm kiểm soát nếu bị hỏi thì nói mình tên là Monalisa. Đây là tên phổ biến của con gái người dân tộc Ao đến từ phía Đông Bắc Ấn Độ. Nếu ai hỏi tôi bằng tiếng Hindi thì trả lời rằng tôi chỉ nói tiếng Ao. Người vùng Đông Bắc Ấn Độ nhìn không khác gì người Đông Nam Á. Tôi đã biết điều này khi nói chuyện với Asenla và Temsu. Hai người này cũng là người dân tộc Ao và đều không nói tiếng Hindi. Katrina trấn an tôi rằng chắc họ cũng chẳng hỏi han gì đâu, cô sẽ lo giải thích.
Khu Hải quân của Mumbai dường như thuộc về một thế giới khác hẳn so với những gì tôi thường thấy ở Ấn Độ. Ở đây có quá nhiều cây xanh, công viên bãi cỏ xanh rì. Họ có sân Golf riêng, bể bơi riêng, phòng tập thể dục riêng, thậm chí có cả bãi biển riêng dành cho những người làm trong Hải quân và gia đình. Katrina lái xe đưa tôi đi tham quan một vòng. Chị hết sức thích thú khi thấy tôi chết lặng đi ngắm nhìn vẻ đẹp tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài của nơi đây: “Thích không? Lấy chồng Hải quân đi sẽ được ở khu này. Quân nhân ở Ấn Độ được hưởng chính sách đãi ngộ rất tốt”.

Chồng Katrina đang đi công tác xa, ở nhà chỉ có chị và hai cô con gái. Cả hai đều cực kỳ dễ thương và hết sức tài năng. Hai bé tranh nhau khoe tôi những bài thơ các bé làm, những bức tranh các bé vẽ và những bức tượng các bé nặn. Mẹ nào con nấy. Katrina cũng là một họa sĩ rất tài năng. Trong nhà treo đầy những tác phẩm của cả ba mẹ con.
Sau bữa cơm chiều, chị lái xe đưa chúng tôi ra địa điểm yêu thích nhất của chị ở khu này: bãi biển riêng của lính Hải quân. Chúng tôi ngồi trong nhà hàng kiêm quán bar ngay cạnh bãi biển, vừa uống nước vừa nghe sóng rì rào vỗ bờ. Gió thổi mát lộng. Bất chợt, một anh chàng tiến đến bàn chúng tôi, nhìn và hỏi:
“Ủa, em là người Việt Nam mà, sao em vào được đây?”
Katrina cuống quýt xua tay định giải thích, nhưng tôi ngăn chị lại. Tôi không dám tin vào mắt mình nữa, đây chính là anh chàng đẹp trai má lúm đồng tiền mà tôi gặp tại Infiniti Mall hôm trước.
Veera hóa ra đang là lính Hải quân, thuộc đội tàu ngầm. Chúng tôi mời anh ngồi uống nước cùng.

Anh khá chín chắn và nói chuyện có duyên hết sức. Lúc cáo lui, anh hỏi hết sức lịch sự:
“Chip này, em có thể cho anh số của em để sau này khi cần đột nhập đồn địch, anh nhờ em tư vấn nhỉ?”.
Anh đi rồi, Katrina nhìn tôi cười tinh quái:
“Anh chàng được đấy chứ”.
Tôi cười toe toét.

Những ngày còn ở Việt Nam, tôi có quen Kavleet, một thương gia Ấn Độ lấy vợ người Việt, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi biết tôi ở Mumbai, ông giới thiệu tôi cho em gái ông là Katrina. Katrina mời tôi đến nhà cô chơi. Cô chỉ đường cho tôi đến nhà thờ RC Church và đến đón tôi ở đó.

Katrina lấy chồng là đại tá Hải quân nên gia đình cô được cấp nhà trong doanh trại Hải quân ở phía nam thành phố. Khu này kiểm tra an ninh vô cùng nghiêm ngặt. Người nước ngoài không được phép vào thăm. Katrina bảo tôi khi đi qua trạm kiểm soát nếu bị hỏi thì nói mình tên là Monalisa. Đây là tên phổ biến của con gái người dân tộc Ao đến từ phía Đông Bắc Ấn Độ. Nếu ai hỏi tôi bằng tiếng Hindi thì trả lời rằng tôi chỉ nói tiếng Ao. Người vùng Đông Bắc Ấn Độ nhìn không khác gì người Đông Nam Á. Tôi đã biết điều này khi nói chuyện với Asenla và Temsu. Hai người này cũng là người dân tộc Ao và đều không nói tiếng Hindi. Katrina trấn an tôi rằng chắc họ cũng chẳng hỏi han gì đâu, cô sẽ lo giải thích.
Khu Hải quân của Mumbai dường như thuộc về một thế giới khác hẳn so với những gì tôi thường thấy ở Ấn Độ. Ở đây có quá nhiều cây xanh, công viên bãi cỏ xanh rì. Họ có sân Golf riêng, bể bơi riêng, phòng tập thể dục riêng, thậm chí có cả bãi biển riêng dành cho những người làm trong Hải quân và gia đình. Katrina lái xe đưa tôi đi tham quan một vòng. Chị hết sức thích thú khi thấy tôi chết lặng đi ngắm nhìn vẻ đẹp tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài của nơi đây: “Thích không? Lấy chồng Hải quân đi sẽ được ở khu này. Quân nhân ở Ấn Độ được hưởng chính sách đãi ngộ rất tốt”.

Chồng Katrina đang đi công tác xa, ở nhà chỉ có chị và hai cô con gái. Cả hai đều cực kỳ dễ thương và hết sức tài năng. Hai bé tranh nhau khoe tôi những bài thơ các bé làm, những bức tranh các bé vẽ và những bức tượng các bé nặn. Mẹ nào con nấy. Katrina cũng là một họa sĩ rất tài năng. Trong nhà treo đầy những tác phẩm của cả ba mẹ con.
Sau bữa cơm chiều, chị lái xe đưa chúng tôi ra địa điểm yêu thích nhất của chị ở khu này: bãi biển riêng của lính Hải quân. Chúng tôi ngồi trong nhà hàng kiêm quán bar ngay cạnh bãi biển, vừa uống nước vừa nghe sóng rì rào vỗ bờ. Gió thổi mát lộng. Bất chợt, một anh chàng tiến đến bàn chúng tôi, nhìn và hỏi:
“Ủa, em là người Việt Nam mà, sao em vào được đây?”
Katrina cuống quýt xua tay định giải thích, nhưng tôi ngăn chị lại. Tôi không dám tin vào mắt mình nữa, đây chính là anh chàng đẹp trai má lúm đồng tiền mà tôi gặp tại Infiniti Mall hôm trước.
Veera hóa ra đang là lính Hải quân, thuộc đội tàu ngầm. Chúng tôi mời anh ngồi uống nước cùng.

Anh khá chín chắn và nói chuyện có duyên hết sức. Lúc cáo lui, anh hỏi hết sức lịch sự:
“Chip này, em có thể cho anh số của em để sau này khi cần đột nhập đồn địch, anh nhờ em tư vấn nhỉ?”.
Anh đi rồi, Katrina nhìn tôi cười tinh quái:
“Anh chàng được đấy chứ”.
Tôi cười toe toét.

Chọn tập
Bình luận