Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

40. Lẻn vào Taj Mahal

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Từ những ngày còn nhỏ không biết tên của công trình đó là gì, tôi cũng biết tòa lâu đài đá cẩm thạch trắng với những mái vòm tròn nguy nga tráng lệ là biểu tượng vĩnh cửu của một trong những mối tình đẹp nhất lịch sử loài người.

Lớn lên, tôi được biết đây không phải là tòa lâu đài mà thực ra là khu lăng mộ Hoàng đế Mông cổ Shah Jahan xây để tưởng nhớ đến ái phi Mumtaz Mahal. Kiệt tác kiến trúc này mất hai mươi mốt năm để hoàn thành. Tiếc thay, lúc khu lăng mộ này hoàn thành cũng là lúc vị Hoàng đế nặng tình bị chính con trai của mình phế truất và giam vào một ngôi nhà cạnh Pháo đài Aara. Khi qua đời, ông được chôn cất tại lăng mộ bên cạnh người vợ yêu dấu của mình.
Khi đến Ấn Độ, tôi mới biết rằng Taj Mahal nằm tại cố đô Agra, cách Delhi chưa đến ba giờ lái xe. Tôi có thể dậy sớm để đến Agra và trở lại Delhi trong ngày.
Khi đến Agra rồi, tôi mới phát hiện ra rằng vé vào cửa Taj Mahal là 750Rs, tương đương $15, nhiều hơn toàn bộ tiền mặt tôi đang có lúc đó. Không có tiền mua vé vào, chẳng lẽ đến đây rồi lại v
“Đi ăn cái đã”. Tôi tặc lưỡi. “Có thực mới vực được đạo, từ sáng đến giờ chưa ăn gì”.
Tôi đi vòng vòng mấy ngõ hẻm xung quanh thì tìm được một quán vỉa hè bán mì chow chow chỉ 10Rs một nửa đĩa. Tôi ngồi xuống ngay cạnh một anh chàng thanh niên Ấn Độ. Anh hỏi tôi:
“Em từ đâu đến?”.
“Anh nghĩ em từ đâu đến?”.
“Hoặc là Trung Quốc, hoặc là vùng Đông Bắc Ấn Độ”.
Như tôi đã nói ở trên về cặp vợ chồng Nasaland tôi gặp trên chuyến bay từ Kuala Lumpur sang Kolkata, người Đông Bắc Ấn Độ nhìn không khác gì người Đông Nam Á mình.
“Anh đoán tài quá, em là người Đông Bắc, Bang Nagaland”.
“Em nói tiếng Hindi không?”.
“Không. Em là người bộ tộc Ao, chỉ nói tiếng Ao thôi”.
Anh chàng “à” lên một tiếng ra vẻ hiểu rồi. Một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tôi.
“Anh ơi, vé vào cửa Taj Mahal cho mình là bao nhiêu nhỉ?”.
“Cho người Ấn Độ mình là 20Rs thôi, cho người khu vực Nam Á là 150Rs, còn cho khách nước ngoài là 750Rs cơ”.
“Sao cho người nước ngoài đắt vậy?”.
“Vì họ có tiền mà”.
“Thế còn người nước ngoài mà không có tiền thì sao?”.
“Người nước ngoài không có tiền thì họ sang đây làm gì?”.
“Sang đây vì muốn xem Ấn Độ. Em nói thật với anh nhé, vừa nãy em trêu anh thôi, xem anh có tin không. Em không phải là người Ấn Độ, em đến từ Việt Nam đấy. Em không giàu có như những khách du lịch khác đâu”.
“Thật không?”.
“Thật. Anh có thấy khách du lịch giàu sang nào ăn ở quán này như em không”.
“Hừm. Bố mẹ em đâu?”.
“Em đi một mình”.
“Nếu không có tiền thì em sống thế nào, ăn ở thế nào?”.
“Em ở nhờ nhà bạn. Ăn uống thì rẻ hều, như ăn ở đây này. Nhưng nói chung em không than nghèo kể khổ đâu. Em có việc muốn nhờ anh”.
“Việc gì?”.
“Em mua vé sẽ rắt đắt. Em đưa tiền anh mua giùm em vé cho người Ấn Độ được không?”.

“Mua rồi em làm sao vào trong? Người ta vẫn

“Em sẽ nói là em là người Đông Bắc. Vừa nãy anh tin còn gì”.
“Người ta kiểm tra giấy tờ nữa đó”.
“Hên xui anh ơi. Cùng lắm người ta đuổi em ra. Cũng chỉ là 20Rs thôi mà”.
Thuyết phục một hồi cuối cùng anh cũng đồng ý giúp tôi. Cầm tấm vé màu vàng trong tay tôi bắt đầu suy tính làm sao để người soát vé tin rằng tôi là người Đông Bắc.
Tôi đi lòng vòng khảo sát địa hình và tìm được cửa đông khách nhất. Đông khách quá, người soát vé không có nhiều thời gian kiểm tra từng người. Tôi quyết định đóng đô ở cửa này chờ cơ hội.
Địa đã lợi rồi, giờ phải làm sao kiếm được “nhân hòa”. Tôi nghĩ, nếu tôi đi cùng một nhóm người Ấn Độ nhìn cũnggiống tôi, tầm tầm tuổi tôi thì đỡ bị nghi ngờ hơn. Nhưng mà tìm hoài không thấy nhóm nào như vậy. Rồi tôi tự nhiên phát hiện ra một bác gái trung niên nhìn khá giống người Đông Nam Á. Bác mặc đồ tây khá hợp mốt nhưng trán đính hạt binti. Tôi đến đứng xếp hàngở cạnh bác.

“Đông quá bác nhỉ”. Tôi bắt chuyện.
“Ừ, Taj Mahal đẹp mà”. Bác nói tiếng Anh giọng đặc sệt Ấn Độ.
“Bác là người ở đâu hả bác?”.
“Bác quê ở Assam, nhưnggiờ đang sinh sống ở Anh”. Assam là một bang khác ở Đông Bắc Ấn Độ, khá gần Nasaland.
“Thế ạ? Cháu quê ở Nasaland này, nhưng bây giờ đang sốngở Việt Nam. Bác còn nói tiếng Hindi không bác?”.
“Có chứ. Cháu có nói được không?”.
“Một chút thôi bác ạ, nhưng không tốt lắm, ở nhà cháu chỉ nói tiếng Ao thôi, còn bạn bè cháu chẳng ai nói tiếng Hindi”.
Càng đến gần người soát vé, tôi càng run, nhưng mặt cứ phải giả vờ tỉnh bơ vừa đi vừa nói chuyện với bác gái kia. Lúc tôi đưa vé cho người soát vé, ông nhìn tôi chăm chăm như nghi ngờ gì đấy, rồi hỏi câu gì đó bằng tiếng Hindi mà lúc đó tôi chẳng có hồn vía đâu mà nghe mà hiểu. Đoán là ôngấy hỏi tôi từ đâu đến, tôi trả lời bừa: “Nasaland” rồi quay sang nói chuyện với bác gái kia tiếp, kiểu như không quan tâm. Người soát vé lầm bầm gì đó rồi quay sang người tiếp sau tôi.
Tôi vui tưởng chết nhưng chẳng có ai để ăn mừng cùng nên cứ vừa xem Taj Mahal vừa cười tủm tỉm. Tiền thì có hạn nhưng thủ đoạn vô biên.
Thiết nghĩ, nếu bạn có tiền, thì bỏ ra $15 vào thăm Taj Mahal cũng đáng lắm. Mặc dù đã xem quá nhiều ảnh về công trình này, phải tự mình đứng trước khối đángọc thạch trắng muốt khổng lồ này, tự mình đặt chân lên nền đá mát lạnh, tận mắt chứng kiến những chạm trổ tinh vi mới có thể phần nào cảm nhận được cái đẹp, cái nguy nga, cái lộng lẫy của Taj Mahal. Đến Taj phải đến cả ngày, từ bình minh tới lúc trời tối để ngắm Taj đổi màu theo màu nắng. Điểm đẹp nhất để ngắm Taj là từ phía bên kia bờ sông Yamuda, khi bạn có thể ngắm cả Taj và phản chiếu long lanh của Taj dưới mặt nước. Có khá nhiều giai thoại quanh công trình vĩ đại này. Một trong số đó là giai thoại kể rằng Shah Jahan muốn xây một Taj Mahal bằng đá ngọc thạch đen phía bên kia bờ sông, nhưng bị soán ngôi khi chưa kịp bắt đầu. Một giai thoại khác lại kể sau khi ngôi đền được hình thành. Shah Jahan ra lệnh chặt tay của tất cả những kiến trúc sư và thợ xây tham gia xây dựng để không ai có thể tạo ra một công trình thứ hai như thế nữa. Để trả thù, một người trong số đó đã đục một lỗ hổng trên tường. Mỗi khi trời mưa, nước sẽ theo lỗ hổng đó chảy vào bêntrong lăng, nhưng đã mấy trăm năm qua mà vẫn có không ai tìm ra lỗ hổng ấy. Vậy nên tôi cũng không buồn khi mình mất cả ngày mà không thấy nó ở đâu.

Ba phía của Taj được bao bọc bởi tường đá sa thạch đỏ. Phía ngoài bức tường là một số lăng mộ chôn cất vài người vợ khác của Shah. Điều tôi thấy thú vị là lăng mộ lớn hơn cả trong số đó lại dành cho cung nữ được sủng ái nhất của Mumtaz. Thật đúng là làm con ở của ái phi còn có vị thế hơn là làm vợ vua mà không được ân sủng.

Tại sảnh của Taj và ngôi vườn xung quanh đó có rất nhiều loài vật: chim hạc, sóc và cơ man nào là khỉ. Khi đứng, ngồi, buôn chuyện ríu rít trên lan can cạnh bờ sông, trong đó có một đôi khỉ đang cưa cẩm nhau. Cao hứng, tôi chạy ra chụp ảnh đôi khỉ này. Ai ngờ khỉ đực nổi đóa, nhảy bổ về phía tôi, rít lên làm tôi sợ chạy tóe khói. Chạy vào trong rồi tôi mới thấy mình lãng xẹt, không đâu lại bị khỉ đánh ghen.

Từ những ngày còn nhỏ không biết tên của công trình đó là gì, tôi cũng biết tòa lâu đài đá cẩm thạch trắng với những mái vòm tròn nguy nga tráng lệ là biểu tượng vĩnh cửu của một trong những mối tình đẹp nhất lịch sử loài người.

Lớn lên, tôi được biết đây không phải là tòa lâu đài mà thực ra là khu lăng mộ Hoàng đế Mông cổ Shah Jahan xây để tưởng nhớ đến ái phi Mumtaz Mahal. Kiệt tác kiến trúc này mất hai mươi mốt năm để hoàn thành. Tiếc thay, lúc khu lăng mộ này hoàn thành cũng là lúc vị Hoàng đế nặng tình bị chính con trai của mình phế truất và giam vào một ngôi nhà cạnh Pháo đài Aara. Khi qua đời, ông được chôn cất tại lăng mộ bên cạnh người vợ yêu dấu của mình.
Khi đến Ấn Độ, tôi mới biết rằng Taj Mahal nằm tại cố đô Agra, cách Delhi chưa đến ba giờ lái xe. Tôi có thể dậy sớm để đến Agra và trở lại Delhi trong ngày.
Khi đến Agra rồi, tôi mới phát hiện ra rằng vé vào cửa Taj Mahal là 750Rs, tương đương $15, nhiều hơn toàn bộ tiền mặt tôi đang có lúc đó. Không có tiền mua vé vào, chẳng lẽ đến đây rồi lại v
“Đi ăn cái đã”. Tôi tặc lưỡi. “Có thực mới vực được đạo, từ sáng đến giờ chưa ăn gì”.
Tôi đi vòng vòng mấy ngõ hẻm xung quanh thì tìm được một quán vỉa hè bán mì chow chow chỉ 10Rs một nửa đĩa. Tôi ngồi xuống ngay cạnh một anh chàng thanh niên Ấn Độ. Anh hỏi tôi:
“Em từ đâu đến?”.
“Anh nghĩ em từ đâu đến?”.
“Hoặc là Trung Quốc, hoặc là vùng Đông Bắc Ấn Độ”.
Như tôi đã nói ở trên về cặp vợ chồng Nasaland tôi gặp trên chuyến bay từ Kuala Lumpur sang Kolkata, người Đông Bắc Ấn Độ nhìn không khác gì người Đông Nam Á mình.
“Anh đoán tài quá, em là người Đông Bắc, Bang Nagaland”.
“Em nói tiếng Hindi không?”.
“Không. Em là người bộ tộc Ao, chỉ nói tiếng Ao thôi”.
Anh chàng “à” lên một tiếng ra vẻ hiểu rồi. Một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tôi.
“Anh ơi, vé vào cửa Taj Mahal cho mình là bao nhiêu nhỉ?”.
“Cho người Ấn Độ mình là 20Rs thôi, cho người khu vực Nam Á là 150Rs, còn cho khách nước ngoài là 750Rs cơ”.
“Sao cho người nước ngoài đắt vậy?”.
“Vì họ có tiền mà”.
“Thế còn người nước ngoài mà không có tiền thì sao?”.
“Người nước ngoài không có tiền thì họ sang đây làm gì?”.
“Sang đây vì muốn xem Ấn Độ. Em nói thật với anh nhé, vừa nãy em trêu anh thôi, xem anh có tin không. Em không phải là người Ấn Độ, em đến từ Việt Nam đấy. Em không giàu có như những khách du lịch khác đâu”.
“Thật không?”.
“Thật. Anh có thấy khách du lịch giàu sang nào ăn ở quán này như em không”.
“Hừm. Bố mẹ em đâu?”.
“Em đi một mình”.
“Nếu không có tiền thì em sống thế nào, ăn ở thế nào?”.
“Em ở nhờ nhà bạn. Ăn uống thì rẻ hều, như ăn ở đây này. Nhưng nói chung em không than nghèo kể khổ đâu. Em có việc muốn nhờ anh”.
“Việc gì?”.
“Em mua vé sẽ rắt đắt. Em đưa tiền anh mua giùm em vé cho người Ấn Độ được không?”.

“Mua rồi em làm sao vào trong? Người ta vẫn

“Em sẽ nói là em là người Đông Bắc. Vừa nãy anh tin còn gì”.
“Người ta kiểm tra giấy tờ nữa đó”.
“Hên xui anh ơi. Cùng lắm người ta đuổi em ra. Cũng chỉ là 20Rs thôi mà”.
Thuyết phục một hồi cuối cùng anh cũng đồng ý giúp tôi. Cầm tấm vé màu vàng trong tay tôi bắt đầu suy tính làm sao để người soát vé tin rằng tôi là người Đông Bắc.
Tôi đi lòng vòng khảo sát địa hình và tìm được cửa đông khách nhất. Đông khách quá, người soát vé không có nhiều thời gian kiểm tra từng người. Tôi quyết định đóng đô ở cửa này chờ cơ hội.
Địa đã lợi rồi, giờ phải làm sao kiếm được “nhân hòa”. Tôi nghĩ, nếu tôi đi cùng một nhóm người Ấn Độ nhìn cũnggiống tôi, tầm tầm tuổi tôi thì đỡ bị nghi ngờ hơn. Nhưng mà tìm hoài không thấy nhóm nào như vậy. Rồi tôi tự nhiên phát hiện ra một bác gái trung niên nhìn khá giống người Đông Nam Á. Bác mặc đồ tây khá hợp mốt nhưng trán đính hạt binti. Tôi đến đứng xếp hàngở cạnh bác.

“Đông quá bác nhỉ”. Tôi bắt chuyện.
“Ừ, Taj Mahal đẹp mà”. Bác nói tiếng Anh giọng đặc sệt Ấn Độ.
“Bác là người ở đâu hả bác?”.
“Bác quê ở Assam, nhưnggiờ đang sinh sống ở Anh”. Assam là một bang khác ở Đông Bắc Ấn Độ, khá gần Nasaland.
“Thế ạ? Cháu quê ở Nasaland này, nhưng bây giờ đang sốngở Việt Nam. Bác còn nói tiếng Hindi không bác?”.
“Có chứ. Cháu có nói được không?”.
“Một chút thôi bác ạ, nhưng không tốt lắm, ở nhà cháu chỉ nói tiếng Ao thôi, còn bạn bè cháu chẳng ai nói tiếng Hindi”.
Càng đến gần người soát vé, tôi càng run, nhưng mặt cứ phải giả vờ tỉnh bơ vừa đi vừa nói chuyện với bác gái kia. Lúc tôi đưa vé cho người soát vé, ông nhìn tôi chăm chăm như nghi ngờ gì đấy, rồi hỏi câu gì đó bằng tiếng Hindi mà lúc đó tôi chẳng có hồn vía đâu mà nghe mà hiểu. Đoán là ôngấy hỏi tôi từ đâu đến, tôi trả lời bừa: “Nasaland” rồi quay sang nói chuyện với bác gái kia tiếp, kiểu như không quan tâm. Người soát vé lầm bầm gì đó rồi quay sang người tiếp sau tôi.
Tôi vui tưởng chết nhưng chẳng có ai để ăn mừng cùng nên cứ vừa xem Taj Mahal vừa cười tủm tỉm. Tiền thì có hạn nhưng thủ đoạn vô biên.
Thiết nghĩ, nếu bạn có tiền, thì bỏ ra $15 vào thăm Taj Mahal cũng đáng lắm. Mặc dù đã xem quá nhiều ảnh về công trình này, phải tự mình đứng trước khối đángọc thạch trắng muốt khổng lồ này, tự mình đặt chân lên nền đá mát lạnh, tận mắt chứng kiến những chạm trổ tinh vi mới có thể phần nào cảm nhận được cái đẹp, cái nguy nga, cái lộng lẫy của Taj Mahal. Đến Taj phải đến cả ngày, từ bình minh tới lúc trời tối để ngắm Taj đổi màu theo màu nắng. Điểm đẹp nhất để ngắm Taj là từ phía bên kia bờ sông Yamuda, khi bạn có thể ngắm cả Taj và phản chiếu long lanh của Taj dưới mặt nước. Có khá nhiều giai thoại quanh công trình vĩ đại này. Một trong số đó là giai thoại kể rằng Shah Jahan muốn xây một Taj Mahal bằng đá ngọc thạch đen phía bên kia bờ sông, nhưng bị soán ngôi khi chưa kịp bắt đầu. Một giai thoại khác lại kể sau khi ngôi đền được hình thành. Shah Jahan ra lệnh chặt tay của tất cả những kiến trúc sư và thợ xây tham gia xây dựng để không ai có thể tạo ra một công trình thứ hai như thế nữa. Để trả thù, một người trong số đó đã đục một lỗ hổng trên tường. Mỗi khi trời mưa, nước sẽ theo lỗ hổng đó chảy vào bêntrong lăng, nhưng đã mấy trăm năm qua mà vẫn có không ai tìm ra lỗ hổng ấy. Vậy nên tôi cũng không buồn khi mình mất cả ngày mà không thấy nó ở đâu.

Ba phía của Taj được bao bọc bởi tường đá sa thạch đỏ. Phía ngoài bức tường là một số lăng mộ chôn cất vài người vợ khác của Shah. Điều tôi thấy thú vị là lăng mộ lớn hơn cả trong số đó lại dành cho cung nữ được sủng ái nhất của Mumtaz. Thật đúng là làm con ở của ái phi còn có vị thế hơn là làm vợ vua mà không được ân sủng.

Tại sảnh của Taj và ngôi vườn xung quanh đó có rất nhiều loài vật: chim hạc, sóc và cơ man nào là khỉ. Khi đứng, ngồi, buôn chuyện ríu rít trên lan can cạnh bờ sông, trong đó có một đôi khỉ đang cưa cẩm nhau. Cao hứng, tôi chạy ra chụp ảnh đôi khỉ này. Ai ngờ khỉ đực nổi đóa, nhảy bổ về phía tôi, rít lên làm tôi sợ chạy tóe khói. Chạy vào trong rồi tôi mới thấy mình lãng xẹt, không đâu lại bị khỉ đánh ghen.

Chọn tập
Bình luận