Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

44. Trại trẻ mồ côi ở Kathmandu

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Sau chuyến đi xe khách ngày hôm đó, tôi đã rút ra được điều này: Đời người ai cũng nên đi xe khách ở Nepal một lần, nếu không phải vì cảnh đồi núi hùng vĩ thì cũng là vì cái cảm giác mạnh. Đường đèo Himalaya trập trùng, bác tài xế lại có máu phiêu lưu. Đường thẳng thì xe chạy chậm rì mà cứ chỗ nào vách núi cheo leo thì bác lại rú ga phóng vèo vèo. Ngồi trong xe tôi còn có cảm giácmình sắp bị quăng ra ngoài cửa xuống thẳng vực sâu, vậy mà mấy người ngồi trên nóc xe mặt mũi cứ tỉnh bơ như đã quen với chuyện này vậy.

Càng lên cao, không khí càng lạnh. Kathmandu từ xa nhìn lại giống một bức ảnh ai đó chụp với chế độ tilt–shift(22). Những ngôi nhà vuông vức, nhỏ nhỏ đều nhau nhấp nhô như những miếng ghép Lego đứa trẻ nào đó vô tình làm rơi. Lại gần hơn, bức tranh tilt–shift này bất chợt nổ tung ra thành trăm ngàn âm thanh hỗn loạn. Trên núi sao mà có nhiều người thế. Giữa đường đông nghẹt xe cộ. Hai bên đường là hàng trăm sạp quần áo nối tiếp nhau, hàng ngàn người chen chúc nhau xem hàng, bán hàng, nói chuyện, cãi cọ. Ngay cạnh bến xe là một vòng tròn người xúm đen xúm đỏ quanh một gánh diễn rong. Trên xe lúc bấy giờ có hai người khách du lịch khác, chúng tôi bắt chung một taxi đi về Thamel – trung tâm thành phố, thánh địa của tất cả dân du lịch ở Nepal.

Mấy người đi cùng tôi check in vào một nhà nghỉ được gợi ý trên Lonely Planet. Tôi thì đã liên hệ trước được với Menuka, một CouchSurfer xin ở nhờ. Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa mua được SIM điện thoại (mua SIM điện thoại ở Nepal cần ảnh và copy hộ chiếu), nên toàn phải hỏi người đi đường dùng nhờ điện thoại của họ gọi cho Menuka. Gọi năm lần bảy lượt tôi mới tìm được đến nhà cô. Bằng tuổi tôi, Menuka thuê phòng trọ ở cùng em trai trên Kathmandu. Hai chị em, lại có thêm bạn trai Menuka và tôi nữa là bốn người ở trong một căn phòng nhỏ xíu. Mặc dù chị em Menuka cực kỳ tốt bụng, ở đấy có vẻ hơi bất tiện nên tôi chỉ ở một đêm rồi xin phép đi đến trại trẻ mồ côi. Tôi muốn đi tình nguyện. Trước khi đến đấy, tôi đã lên CouchSurfing hỏi và được Maya, quản lý một trại trẻ mồ côi ở đó, rủ đến tình nguyện.
Children Wealthfare Home (ChildWH) nằm chênh chếch trên một ngọn đồi cách Thamel khoảng chục cây số. Đáng lẽ chỉ đi hai lần xe bus là tới rồi, tôi phát âm nhầm tên địa danh nên lần xe bus đầu tiên đưa tôi đến tít tận đầu kia thành phố, thành ra tôi phải bắt bốn lượt xe bus mới tới nơi, mất trọn hai giờ đồng hồ. Nhưng cũng nhờ vậy mà ngay ngày đầu tiên tôi đã có dịp đi vòng quanh khắp thành phố. Tình nguyện viên ở ChildWH lúc đó còn có ba mẹ con người Hà Lan. Gia đình này sống như dân du mục vậy. Cô Noah làm việc bán thời gian cho một công ty vận tải bán hàng không. Cái lợi của công việc này là nó cho phép cô sống ở bất cứ đâu cô thích, nên cô chẳng dại gì mà bỏ lỡ. Cô sống nay đây mai đó, dẫn luôn hai đứa con của cô đi theo. Hai bé học chương trình học từ xa với mẹ là người kèm cặp trực tiếp, nộp bài và thi cử qua Internet. Thế giới đúng là rất nhỏ. Con trai lớn của Noah có quen biết một người bạn người Việt Nam của tôi trên một diễn đàn về biến đổi khí hậu. Bạn tôi phục lăn cậu bé này. Theo đánh giá của bạn tôi, tuy mới mười bốn tuổi mà hiểu biết về lịch sử, văn hóa, môi trường cũng như cách tư duy, lập luận của cậu bé này, người tuổi bạn ấy (hai mươi tư tuổi) cũng khó ai bì kịp. Chúng tôi đồng ý rằng tố chất là một phần, nhưng một phần quan trọng khác là môi trường lớn lên của cậu bé. Từ nhỏ đã được theo mẹ đi khắp thế giới, cậu bé có cơ hội trải nghiệm trực tiếp nhiều nền văn hóa và những luồng tư tưởng khác nhau. Sự nhiệt tình của ba mẹ con nhà này làm tôi cũng bị cuốn theo. Chúng tôi hôm thì dạy các bé làm bánh, hôm thì mua sơn về sơn lại phòng ngủ cho các bé, hôm thì mua thùng rác về đặt quanh khuôn viên và dạy các bé về giữ gìn vệ sinh, hôm thì căng dây để mọi người ở đây phơi quần áo: mọi người ở đây toàn phơi quần áo ở ngay dưới mặt đất. Các bé ở đây cũng rất dễ thương. Tôi quyết định về lại Ấn Độ đi lễ hội Chim Mỏ Sừng (Hornbill Festival), rồi sẽ quay lại đây giúp Maya quản lý trại trẻ mồ côi trong ba tháng.

Sau chuyến đi xe khách ngày hôm đó, tôi đã rút ra được điều này: Đời người ai cũng nên đi xe khách ở Nepal một lần, nếu không phải vì cảnh đồi núi hùng vĩ thì cũng là vì cái cảm giác mạnh. Đường đèo Himalaya trập trùng, bác tài xế lại có máu phiêu lưu. Đường thẳng thì xe chạy chậm rì mà cứ chỗ nào vách núi cheo leo thì bác lại rú ga phóng vèo vèo. Ngồi trong xe tôi còn có cảm giácmình sắp bị quăng ra ngoài cửa xuống thẳng vực sâu, vậy mà mấy người ngồi trên nóc xe mặt mũi cứ tỉnh bơ như đã quen với chuyện này vậy.

Càng lên cao, không khí càng lạnh. Kathmandu từ xa nhìn lại giống một bức ảnh ai đó chụp với chế độ tilt–shift(22). Những ngôi nhà vuông vức, nhỏ nhỏ đều nhau nhấp nhô như những miếng ghép Lego đứa trẻ nào đó vô tình làm rơi. Lại gần hơn, bức tranh tilt–shift này bất chợt nổ tung ra thành trăm ngàn âm thanh hỗn loạn. Trên núi sao mà có nhiều người thế. Giữa đường đông nghẹt xe cộ. Hai bên đường là hàng trăm sạp quần áo nối tiếp nhau, hàng ngàn người chen chúc nhau xem hàng, bán hàng, nói chuyện, cãi cọ. Ngay cạnh bến xe là một vòng tròn người xúm đen xúm đỏ quanh một gánh diễn rong. Trên xe lúc bấy giờ có hai người khách du lịch khác, chúng tôi bắt chung một taxi đi về Thamel – trung tâm thành phố, thánh địa của tất cả dân du lịch ở Nepal.

Mấy người đi cùng tôi check in vào một nhà nghỉ được gợi ý trên Lonely Planet. Tôi thì đã liên hệ trước được với Menuka, một CouchSurfer xin ở nhờ. Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa mua được SIM điện thoại (mua SIM điện thoại ở Nepal cần ảnh và copy hộ chiếu), nên toàn phải hỏi người đi đường dùng nhờ điện thoại của họ gọi cho Menuka. Gọi năm lần bảy lượt tôi mới tìm được đến nhà cô. Bằng tuổi tôi, Menuka thuê phòng trọ ở cùng em trai trên Kathmandu. Hai chị em, lại có thêm bạn trai Menuka và tôi nữa là bốn người ở trong một căn phòng nhỏ xíu. Mặc dù chị em Menuka cực kỳ tốt bụng, ở đấy có vẻ hơi bất tiện nên tôi chỉ ở một đêm rồi xin phép đi đến trại trẻ mồ côi. Tôi muốn đi tình nguyện. Trước khi đến đấy, tôi đã lên CouchSurfing hỏi và được Maya, quản lý một trại trẻ mồ côi ở đó, rủ đến tình nguyện.
Children Wealthfare Home (ChildWH) nằm chênh chếch trên một ngọn đồi cách Thamel khoảng chục cây số. Đáng lẽ chỉ đi hai lần xe bus là tới rồi, tôi phát âm nhầm tên địa danh nên lần xe bus đầu tiên đưa tôi đến tít tận đầu kia thành phố, thành ra tôi phải bắt bốn lượt xe bus mới tới nơi, mất trọn hai giờ đồng hồ. Nhưng cũng nhờ vậy mà ngay ngày đầu tiên tôi đã có dịp đi vòng quanh khắp thành phố. Tình nguyện viên ở ChildWH lúc đó còn có ba mẹ con người Hà Lan. Gia đình này sống như dân du mục vậy. Cô Noah làm việc bán thời gian cho một công ty vận tải bán hàng không. Cái lợi của công việc này là nó cho phép cô sống ở bất cứ đâu cô thích, nên cô chẳng dại gì mà bỏ lỡ. Cô sống nay đây mai đó, dẫn luôn hai đứa con của cô đi theo. Hai bé học chương trình học từ xa với mẹ là người kèm cặp trực tiếp, nộp bài và thi cử qua Internet. Thế giới đúng là rất nhỏ. Con trai lớn của Noah có quen biết một người bạn người Việt Nam của tôi trên một diễn đàn về biến đổi khí hậu. Bạn tôi phục lăn cậu bé này. Theo đánh giá của bạn tôi, tuy mới mười bốn tuổi mà hiểu biết về lịch sử, văn hóa, môi trường cũng như cách tư duy, lập luận của cậu bé này, người tuổi bạn ấy (hai mươi tư tuổi) cũng khó ai bì kịp. Chúng tôi đồng ý rằng tố chất là một phần, nhưng một phần quan trọng khác là môi trường lớn lên của cậu bé. Từ nhỏ đã được theo mẹ đi khắp thế giới, cậu bé có cơ hội trải nghiệm trực tiếp nhiều nền văn hóa và những luồng tư tưởng khác nhau. Sự nhiệt tình của ba mẹ con nhà này làm tôi cũng bị cuốn theo. Chúng tôi hôm thì dạy các bé làm bánh, hôm thì mua sơn về sơn lại phòng ngủ cho các bé, hôm thì mua thùng rác về đặt quanh khuôn viên và dạy các bé về giữ gìn vệ sinh, hôm thì căng dây để mọi người ở đây phơi quần áo: mọi người ở đây toàn phơi quần áo ở ngay dưới mặt đất. Các bé ở đây cũng rất dễ thương. Tôi quyết định về lại Ấn Độ đi lễ hội Chim Mỏ Sừng (Hornbill Festival), rồi sẽ quay lại đây giúp Maya quản lý trại trẻ mồ côi trong ba tháng.

Chọn tập
Bình luận