Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

12. Đi du thuyền vòng quanh thế giới, tại sao không?

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Thơ mộng thì có lẽ không thơ mộng như Bali của Indonesia, nhưng Kota Kinabalu(8) nổi tiếng trong thế giới thợ lặn như một trong những điểm lặn đẹp và rẻ nhất thế giới . Do không biết lặn, tôi không có mấy hứng thú với những rặng san h đẹp tuyệt vời như người ta mô tả. Nhưng vốn tính tham ăn, khi nghe đến hàng trăm quầy bán hải sản nối tiếp nhau ngay ven biển tạo thành một khu chợ hải sản có một không hai, tôi quyết định đến Kota Kinabalu một chuyến ăn cho đã.
Từ Kuching đến Kota Kinabalu chỉ khoảng một ngày đi xe bus, nhưng vì lúc đó tôi nhận được khá nhiều tin vui (tin vui gì thì những phần sau tôi sẽ kể), tôi tự thưởng cho mình một chuyến bay thẳng đến đây. Tôi đáp xuống sân bay lúc nửa đêm, chủ nhà CouchSurfing (tên là Jaco) tốt bụng ra tận sân bay đón.
Cảm nhận đầu tiên của tôi về Kota Kinabalu là thành phố này đặc trưng quá: một thành phố cảng đặc trưng và một thành phố du lịch đặc trưng. Nhưng những cái đặc trưng này lại làm cho thành phố trở nên vô cùng đặc biệt. Một thành phố biển, bạn có thể nhìn, có thể ngửi, có thể nghe, thậm chí có thể ăn nữa. Hải sản cả sống và chín được bày bán ở khắp mọi nơi. Kota Kinabalu có quá nhiều khu chợ lớn cho một thành phố chỉ vỏn vẹn sáu mươi ngàn dân. Nhưng giá ở đây không rẻ tí nào, bởi hầu hết mọi thứ đều phục vụ du khách. Thành phố này làm tôi liên tưởng đến đường Kao San ở Bangkok. Chỉ cần tạt ngang một khách sạn rẻ tiền cho dân đi bụi, bạn có thể gặp rất nhiều người đi vòng quanh thế giới. Tôi có nói với một cô bạn ở đây là nếu sau này tôi phải ổn định chỗ ở, tôi sẽ muốn ở một thành phố như thế này: không quá lớn mà không quá nhỏ, đa dạng, cởi mở, thân thiện, lại có tất cả mọi thứ: có biển, có đảo, có cánh đồng lúa, có rừng, có núi, có cả trung tâm mua sắm.

Nhưng tôi nhớ về Kota Kinabalu, về những con người mà tôi gặp nhiều hơn là những gì mà tôi
thấy.
Tôi quen Marsha qua CouchSurfing. Nhìn thấy tôi trong danh sách những người sử dụng CouchSurfing ở khu vực lân cận, chị gửi tin nhắn hẹn gặp mặt. Marsha tầm trên ba mươi, nước da rám nắng, dáng người hơi cứng, giọng nói ồm ồm như đàn ông nhưng tính tình thì cực kỳ dễ chịu. Quê gốc chị ở xứ sở cao bồi Texas và chị hiện đang ở Kota Kinabalu trên một chiếc du thuyền. Không, không phải du thuyền của chị, chị chỉ làm đầu bếp trên du thuyền đó. Chị không những được đi chu du khắp nơi cùng du thuyền, mà còn được trả lương cho công việc mình làm. Tôi nghe mà mắt tròn mắt dẹt. Đây quả thực là công việc trong mơ cho những ai muốn đi du lịch miễn phí. Tôi hỏi chị tìm việc như thế nào. Chị nói dễ lắm, chỉ cần lên google, gõ “working on a yacht” (làm việc trên du thuyền) là sẽ thấy hàng loạt trang web đăng tin cho công việc này. Nhưng để kiếm được việc, mình cần có chứng chỉ chứng nhận mình đủ tiêu chuẩn làm việc trên du thuyền. Marsha cho hay, có hai loại du thuyền mình có thể xin được việc: du thuyền cá nhân và du thuyền du lịch. Du thuyền cá nhân chủ yếu là du thuyền hạng nhỏ, thường chỉ bao gồm chủ thuyền và một vài người phục vụ. Du thuyền du lịch thì lớn hơn, đông vui hơn nhưng làm việc cũng oải hơn. Marsha đùa: “Cứ hình dung làm việc trên du thuyền cá nhân như là làm ô–sin, còn làm việc trên du thuyền như là làm phục vụ bàn ở nhà hàng khách sạn”. Du thuyền chị làm việc là một du thuyền cỡ nhỏ, giá “chỉ” nửa triệu đô la. Người trên thuyền bao gồm ông chủ và bạn gái, chị và bác lái tàu. Chị có phòng riêng trên thuyền, nhưng phòng nhỏ xíu, chỉ đặt được một cái giường và một cái bàn con. Thuyền dừng lại ở mỗi nước một vài tháng tùy cảm hứng của ông chủ. Ở trên thuyền rất buồn, nên xuống đất liền cái là chị lập tức tìm bạn ăn chơi.

Qua Marsha, tôi quen thêm một phụ nữ người Úc. Marsha biết bà bởi du thuyền của hai người đậu cùng một bến. Tôi phục người phụ nữ này vô cùng. Cách đây hai mươi năm, sau khi con cái đã vào đại học hết, bà và chồng bán nhà mua du thuyền để đi vòng quanh thế giới. Kể từ đó đến nay, du thuyền của bà đã đi tới trên dưới tám mươi nước. Mới năm ngoái, chồng bà qua đời. Bà tiếp tục rong ruổi một mình. Người phụ nữ tuổi đã ngoài lục tuần này đúng là có thần kinh thép. Một mình một thuyền giữa biển trời mênh mông cả năm trời không phải ai cũng làm được. Bà kể, có khi mấy tuần liền bà không nói chuyện với ai, cũng không có liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Những du thuyền hạng sang có sử dụng Internet kết nối qua vệ tinh, du thuyền bà nhỏ không đủ tiền trả cho dịch vụ này. Bà cho biết đang muốn tìm thuê một thanh niên trẻ khỏe phụ những việc nặng trên thuyền. Tôi cũng thích đi lắm, tiếc là tôi không đủ khỏe. Tôi tính, nếu chuyến đi của tôi không thuận lợi như mong đợi, chắc tôi sẽ sang Philipines đầu tư học lấy chứng chỉ này.

Thơ mộng thì có lẽ không thơ mộng như Bali của Indonesia, nhưng Kota Kinabalu(8) nổi tiếng trong thế giới thợ lặn như một trong những điểm lặn đẹp và rẻ nhất thế giới . Do không biết lặn, tôi không có mấy hứng thú với những rặng san h đẹp tuyệt vời như người ta mô tả. Nhưng vốn tính tham ăn, khi nghe đến hàng trăm quầy bán hải sản nối tiếp nhau ngay ven biển tạo thành một khu chợ hải sản có một không hai, tôi quyết định đến Kota Kinabalu một chuyến ăn cho đã.
Từ Kuching đến Kota Kinabalu chỉ khoảng một ngày đi xe bus, nhưng vì lúc đó tôi nhận được khá nhiều tin vui (tin vui gì thì những phần sau tôi sẽ kể), tôi tự thưởng cho mình một chuyến bay thẳng đến đây. Tôi đáp xuống sân bay lúc nửa đêm, chủ nhà CouchSurfing (tên là Jaco) tốt bụng ra tận sân bay đón.
Cảm nhận đầu tiên của tôi về Kota Kinabalu là thành phố này đặc trưng quá: một thành phố cảng đặc trưng và một thành phố du lịch đặc trưng. Nhưng những cái đặc trưng này lại làm cho thành phố trở nên vô cùng đặc biệt. Một thành phố biển, bạn có thể nhìn, có thể ngửi, có thể nghe, thậm chí có thể ăn nữa. Hải sản cả sống và chín được bày bán ở khắp mọi nơi. Kota Kinabalu có quá nhiều khu chợ lớn cho một thành phố chỉ vỏn vẹn sáu mươi ngàn dân. Nhưng giá ở đây không rẻ tí nào, bởi hầu hết mọi thứ đều phục vụ du khách. Thành phố này làm tôi liên tưởng đến đường Kao San ở Bangkok. Chỉ cần tạt ngang một khách sạn rẻ tiền cho dân đi bụi, bạn có thể gặp rất nhiều người đi vòng quanh thế giới. Tôi có nói với một cô bạn ở đây là nếu sau này tôi phải ổn định chỗ ở, tôi sẽ muốn ở một thành phố như thế này: không quá lớn mà không quá nhỏ, đa dạng, cởi mở, thân thiện, lại có tất cả mọi thứ: có biển, có đảo, có cánh đồng lúa, có rừng, có núi, có cả trung tâm mua sắm.

Nhưng tôi nhớ về Kota Kinabalu, về những con người mà tôi gặp nhiều hơn là những gì mà tôi
thấy.
Tôi quen Marsha qua CouchSurfing. Nhìn thấy tôi trong danh sách những người sử dụng CouchSurfing ở khu vực lân cận, chị gửi tin nhắn hẹn gặp mặt. Marsha tầm trên ba mươi, nước da rám nắng, dáng người hơi cứng, giọng nói ồm ồm như đàn ông nhưng tính tình thì cực kỳ dễ chịu. Quê gốc chị ở xứ sở cao bồi Texas và chị hiện đang ở Kota Kinabalu trên một chiếc du thuyền. Không, không phải du thuyền của chị, chị chỉ làm đầu bếp trên du thuyền đó. Chị không những được đi chu du khắp nơi cùng du thuyền, mà còn được trả lương cho công việc mình làm. Tôi nghe mà mắt tròn mắt dẹt. Đây quả thực là công việc trong mơ cho những ai muốn đi du lịch miễn phí. Tôi hỏi chị tìm việc như thế nào. Chị nói dễ lắm, chỉ cần lên google, gõ “working on a yacht” (làm việc trên du thuyền) là sẽ thấy hàng loạt trang web đăng tin cho công việc này. Nhưng để kiếm được việc, mình cần có chứng chỉ chứng nhận mình đủ tiêu chuẩn làm việc trên du thuyền. Marsha cho hay, có hai loại du thuyền mình có thể xin được việc: du thuyền cá nhân và du thuyền du lịch. Du thuyền cá nhân chủ yếu là du thuyền hạng nhỏ, thường chỉ bao gồm chủ thuyền và một vài người phục vụ. Du thuyền du lịch thì lớn hơn, đông vui hơn nhưng làm việc cũng oải hơn. Marsha đùa: “Cứ hình dung làm việc trên du thuyền cá nhân như là làm ô–sin, còn làm việc trên du thuyền như là làm phục vụ bàn ở nhà hàng khách sạn”. Du thuyền chị làm việc là một du thuyền cỡ nhỏ, giá “chỉ” nửa triệu đô la. Người trên thuyền bao gồm ông chủ và bạn gái, chị và bác lái tàu. Chị có phòng riêng trên thuyền, nhưng phòng nhỏ xíu, chỉ đặt được một cái giường và một cái bàn con. Thuyền dừng lại ở mỗi nước một vài tháng tùy cảm hứng của ông chủ. Ở trên thuyền rất buồn, nên xuống đất liền cái là chị lập tức tìm bạn ăn chơi.

Qua Marsha, tôi quen thêm một phụ nữ người Úc. Marsha biết bà bởi du thuyền của hai người đậu cùng một bến. Tôi phục người phụ nữ này vô cùng. Cách đây hai mươi năm, sau khi con cái đã vào đại học hết, bà và chồng bán nhà mua du thuyền để đi vòng quanh thế giới. Kể từ đó đến nay, du thuyền của bà đã đi tới trên dưới tám mươi nước. Mới năm ngoái, chồng bà qua đời. Bà tiếp tục rong ruổi một mình. Người phụ nữ tuổi đã ngoài lục tuần này đúng là có thần kinh thép. Một mình một thuyền giữa biển trời mênh mông cả năm trời không phải ai cũng làm được. Bà kể, có khi mấy tuần liền bà không nói chuyện với ai, cũng không có liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Những du thuyền hạng sang có sử dụng Internet kết nối qua vệ tinh, du thuyền bà nhỏ không đủ tiền trả cho dịch vụ này. Bà cho biết đang muốn tìm thuê một thanh niên trẻ khỏe phụ những việc nặng trên thuyền. Tôi cũng thích đi lắm, tiếc là tôi không đủ khỏe. Tôi tính, nếu chuyến đi của tôi không thuận lợi như mong đợi, chắc tôi sẽ sang Philipines đầu tư học lấy chứng chỉ này.

Chọn tập
Bình luận