“Trời ơi, mình làm cái quái gì ở Nepal thế này?”.
Đó là câu đầu tiên tôi thốt ra khi xuống xe ở Kathmandu lúc năm giờ sáng. Tự nhiên tôi thấy mình ngu ghê gớm. Đùng đùng giữa trời đông lạnh chọn đi đâu không chọn lại chọn lên Himalaya. Lạnh, lạnh, lạnh, lạnh, lạnh. Chưa bao giờ tôi thấy lạnh đến như thế. Không khí lạnh đến mức hít thở thôi cũng đã là một cực hình. Tôi mặc bộ quần áo nỉ Asenla may cho rồi mặc áo len mà Asenla tặng làm quà Giáng sinh vào bên trong, mặc thêm áo khoác bên ngoài mà vẫn lạnh. Da tôi cứng lại, tay chân không cử động được. Đầu óc tôi cũng đông đặc lại, chẳng nghĩ được gì. Không xe bus xe biếc gì hết, tôi phóng tay bắt taxi về trại trẻ mồ côi.
Các bé mở cửa ra chạy ùa đến ôm lấy tôi. Tôi được bố trí một căn phòng riêng. Phòng đối diện là hai tình nguyện viên khác đến từ Châu Âu, tôi không nhớ chính xác là nước nào. Vào nhà rồi vẫn lạnh. Sau hai ngày hai đêm vật vã từđây, tôi chỉ muốn tắm gội cho sạch hết bụi bẩn trên đường đi, nhưng trời lạnh đến mức động vào nước còn sợ nói gì đến tắm. Ở đây không có nước nóng mà phải kéo nước từ giếng đào sâu dưới đất. Các bé một tuần chỉ tắm gội một lần vào trưa chủ nhật khi mặt trời lên cao.
Buổi chiều, Maya phóng ô tô đến thăm. Việc đầu tiên chị làm là đưa cho tôi danh sách dài dằng dặc những thứ cần mua cho trại trẻ mồ côi. Tôi xem qua phát hiện ra trong danh sách đó có việc mua mười thùng đựng rác cho trại trẻ. Tôi hỏi những thùng rác mà mẹ con bác người Hà Lan mua cho đâu, Maya nói là không biết. Tôi hỏi hai bạn tình nguyện thì các bạn bảo mấy buổi đầu tiên các bạn ấy đến thì có thấy, nhưng rồi tự nhiên chúng biến mất. Nói chuyện với các bạn một hồi tôi còn tìm hiểu thêm được nhiều thông tin cực sốc. Trong số năm mươi trẻ em mồ côi ở đây, khá nhiều trong số đó không phải là trẻ mồ cô thật mà là con cháu họ hàng của Maya. Bác người Hà Lan mua cho trẻ ở đây rất nhiều đồ chơi, nhưng bác vừa đi một cái là phần lớn đồ chơi bị Maya tịch thu chỉ cho con cháu của mình chơi. Và rồi là Maya suốt ngày hỏi đến tiền. Cái này thì tôi cũng cảm nhận rất rõ. Vừa lĩnh lương, tôi đã đóng góp tiền mua thịt hàng tuần cho các bé, nhưng Maya bắt đầu hỏi đến đủ các loại tiền khác. Thứ nhất, tôi cũng chẳng có nhiều tiền đến vậy. Thứ hai, tôi nhận ra rằng ban quản lý trung tâm này cũng tham nhũng như rất nhiều những trại trẻ mồ côi khác. Hai bạn tình nguyện viên kia đã cất công sang tận Nepal làm tình nguyện rồi mà tự nhiên bỏ đi cũng không biết đi đâu. Mặc dù rất quý các bé ở đây, tôi không muốn ở lại làm việc cho bộ máy tham nhũng này nên lấy lý do này kia về lại thành phố, tìm cách thiết thực hơn để giúp đỡ các bé.
Không có chỗ ở, tôi phải ở tạm khách sạn. Đi cả ngày trời hỏi han tất cả các nhà nghỉ ở Thamel, tôi tìm được phòng ở Nepal Guest House, một nhà nghỉ ngay cạnh Irish Pub, với giá chỉ 300Rs ($1 lúc bấy giờ tương đương 70 Nepali Rupees). Tôi đã nghĩ khách sạn ở Myanmar là rẻ, khách sạn ở Nepal còn rẻ hơn nữa. Chỉ với $4, tôi có thể thuê được phòng đẹp nhất của khách sạn với tường và nền lát gỗ, giường đôi to vật vã, bàn làm việc, cửa sổ to thoáng, nhà tắm riêng với nước nóng, lại bao gồm cả wifi. HR, bác chủ khách sạn, bảo rằng bây giờ đang là mùa vắng khách nên mới cho tôi thuê với giá đó.
Lúc ra ngoài ăn tối, thấy biển quảng cáo tiệc Giáng sinh, tôi mới chợt nhớ ra là Giáng sinh sắp đến rồi. Tự nhiên, tôi thấy thương mình ghê gớm. Một thân một mình ở đây, không quen biết ai thì đón Giáng sinh thế nào? Tôi nhớ đến các bé ở trại trẻ mồ côi. Không biết các bé ấy đã đón Giáng sinh chưa?
Một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tôi. Tôi lên nhóm Nepal trên CouchSurfing post một tin nói rằng tôi muốn tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh nho nhỏ cho năm mươi bé ở trại trẻ mồ côi, ai chưa có kế hoạch gì cho Giáng sinh đều được chào đón. Mọi người có thể đóng góp một khoản tiền tùy tâm để mua quà cho các bé. Sau đó khi các bé đi ngủ, cả nhóm có thể về lại Thamel nhậu nhẹt để ăn mừng Giáng sinh kiểu người lớn. Kathmandu có lẽ có nhiều trái tim bơ vơ. Trong một ngày tôi đã nhận được sáu trả lời, quyên góp được gần $100. Ở Nepal, đây là một khoản tiền khá lớn. Chúng tôi mua bánh kẹo, sô–cô–la, hoa quả, bóng bay, rồi bắt xe bus đến đấy. Vắng khách hay sao đó (vắng theo tiêu chuẩn của Nepal thôi chứ vẫn có khách phải đứng), xe lượn lờ từ đầu này đến đầu kia thành phố, gần hai tiếng mới đến trại trẻ mồ côi. Đến nơi thì chúng tôi hay hung tin là các bé vừa bị bắt đi ngủ. Tôi biết giờ này các bé chưa ngủ đâu. Không có Maya ở đấy, tôi đành phải tự quyết định. “Đánh thức các bé dậy”, tôi bảo mấy tình nguyện viên ở đấy. Thế là chúng tôi vào gõ cửa từng phòng. Các bé mặt ngơ ngác không biết chuyện gì đang diễn ra, nhưng vốn nghe lời, các bé ngoan ngoãn ngồi thành hàng trong căn phòng mọi khi được dùng là phòng ăn kiêm phòng học. Không khí ban đầu có vẻ kì cục vì chẳng ai biết mình đang làm gì.
“Các bé biết đêm nay là đêm Giáng sinh không?”
Một vài bé gật.
“Đã ai từng đón Giáng sinh chưa?”.
Tất cả đều lắc.
Chúng tôi vừa hỏi vừa trả lời về Giáng sinh. Mấy bạn đi cùng tôi cũng được cái vui tính, bắt đầu làm trò: hát hò nhảy múa. Các bé cười nghiêng ngả. Rồi chúng tôi phát quà. Còn thừa quà, chúng tôi nảy ra ý định cho các bé thi văn nghệ. Các bé nhiệt tình hưởng ứng. Tất cả hát hò, nhảy múa như phát cuồng. Lúc chúng tôi ra về, các bé tranh nhau ôm tôi. Một số bé thổn thức khóc bởi chưa bao giờ được tham gia một bữa tiệc như thế. Bé này ôm xong lại đứng vào hàng ôm tiếp. Riêng cái màn ôm này đã mất hơn nửa tiếng. Quả thực, đấy là Giáng sinh vui nhất từ trước đến giờ của tôi.
“Trời ơi, mình làm cái quái gì ở Nepal thế này?”.
Đó là câu đầu tiên tôi thốt ra khi xuống xe ở Kathmandu lúc năm giờ sáng. Tự nhiên tôi thấy mình ngu ghê gớm. Đùng đùng giữa trời đông lạnh chọn đi đâu không chọn lại chọn lên Himalaya. Lạnh, lạnh, lạnh, lạnh, lạnh. Chưa bao giờ tôi thấy lạnh đến như thế. Không khí lạnh đến mức hít thở thôi cũng đã là một cực hình. Tôi mặc bộ quần áo nỉ Asenla may cho rồi mặc áo len mà Asenla tặng làm quà Giáng sinh vào bên trong, mặc thêm áo khoác bên ngoài mà vẫn lạnh. Da tôi cứng lại, tay chân không cử động được. Đầu óc tôi cũng đông đặc lại, chẳng nghĩ được gì. Không xe bus xe biếc gì hết, tôi phóng tay bắt taxi về trại trẻ mồ côi.
Các bé mở cửa ra chạy ùa đến ôm lấy tôi. Tôi được bố trí một căn phòng riêng. Phòng đối diện là hai tình nguyện viên khác đến từ Châu Âu, tôi không nhớ chính xác là nước nào. Vào nhà rồi vẫn lạnh. Sau hai ngày hai đêm vật vã từđây, tôi chỉ muốn tắm gội cho sạch hết bụi bẩn trên đường đi, nhưng trời lạnh đến mức động vào nước còn sợ nói gì đến tắm. Ở đây không có nước nóng mà phải kéo nước từ giếng đào sâu dưới đất. Các bé một tuần chỉ tắm gội một lần vào trưa chủ nhật khi mặt trời lên cao.
Buổi chiều, Maya phóng ô tô đến thăm. Việc đầu tiên chị làm là đưa cho tôi danh sách dài dằng dặc những thứ cần mua cho trại trẻ mồ côi. Tôi xem qua phát hiện ra trong danh sách đó có việc mua mười thùng đựng rác cho trại trẻ. Tôi hỏi những thùng rác mà mẹ con bác người Hà Lan mua cho đâu, Maya nói là không biết. Tôi hỏi hai bạn tình nguyện thì các bạn bảo mấy buổi đầu tiên các bạn ấy đến thì có thấy, nhưng rồi tự nhiên chúng biến mất. Nói chuyện với các bạn một hồi tôi còn tìm hiểu thêm được nhiều thông tin cực sốc. Trong số năm mươi trẻ em mồ côi ở đây, khá nhiều trong số đó không phải là trẻ mồ cô thật mà là con cháu họ hàng của Maya. Bác người Hà Lan mua cho trẻ ở đây rất nhiều đồ chơi, nhưng bác vừa đi một cái là phần lớn đồ chơi bị Maya tịch thu chỉ cho con cháu của mình chơi. Và rồi là Maya suốt ngày hỏi đến tiền. Cái này thì tôi cũng cảm nhận rất rõ. Vừa lĩnh lương, tôi đã đóng góp tiền mua thịt hàng tuần cho các bé, nhưng Maya bắt đầu hỏi đến đủ các loại tiền khác. Thứ nhất, tôi cũng chẳng có nhiều tiền đến vậy. Thứ hai, tôi nhận ra rằng ban quản lý trung tâm này cũng tham nhũng như rất nhiều những trại trẻ mồ côi khác. Hai bạn tình nguyện viên kia đã cất công sang tận Nepal làm tình nguyện rồi mà tự nhiên bỏ đi cũng không biết đi đâu. Mặc dù rất quý các bé ở đây, tôi không muốn ở lại làm việc cho bộ máy tham nhũng này nên lấy lý do này kia về lại thành phố, tìm cách thiết thực hơn để giúp đỡ các bé.
Không có chỗ ở, tôi phải ở tạm khách sạn. Đi cả ngày trời hỏi han tất cả các nhà nghỉ ở Thamel, tôi tìm được phòng ở Nepal Guest House, một nhà nghỉ ngay cạnh Irish Pub, với giá chỉ 300Rs ($1 lúc bấy giờ tương đương 70 Nepali Rupees). Tôi đã nghĩ khách sạn ở Myanmar là rẻ, khách sạn ở Nepal còn rẻ hơn nữa. Chỉ với $4, tôi có thể thuê được phòng đẹp nhất của khách sạn với tường và nền lát gỗ, giường đôi to vật vã, bàn làm việc, cửa sổ to thoáng, nhà tắm riêng với nước nóng, lại bao gồm cả wifi. HR, bác chủ khách sạn, bảo rằng bây giờ đang là mùa vắng khách nên mới cho tôi thuê với giá đó.
Lúc ra ngoài ăn tối, thấy biển quảng cáo tiệc Giáng sinh, tôi mới chợt nhớ ra là Giáng sinh sắp đến rồi. Tự nhiên, tôi thấy thương mình ghê gớm. Một thân một mình ở đây, không quen biết ai thì đón Giáng sinh thế nào? Tôi nhớ đến các bé ở trại trẻ mồ côi. Không biết các bé ấy đã đón Giáng sinh chưa?
Một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tôi. Tôi lên nhóm Nepal trên CouchSurfing post một tin nói rằng tôi muốn tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh nho nhỏ cho năm mươi bé ở trại trẻ mồ côi, ai chưa có kế hoạch gì cho Giáng sinh đều được chào đón. Mọi người có thể đóng góp một khoản tiền tùy tâm để mua quà cho các bé. Sau đó khi các bé đi ngủ, cả nhóm có thể về lại Thamel nhậu nhẹt để ăn mừng Giáng sinh kiểu người lớn. Kathmandu có lẽ có nhiều trái tim bơ vơ. Trong một ngày tôi đã nhận được sáu trả lời, quyên góp được gần $100. Ở Nepal, đây là một khoản tiền khá lớn. Chúng tôi mua bánh kẹo, sô–cô–la, hoa quả, bóng bay, rồi bắt xe bus đến đấy. Vắng khách hay sao đó (vắng theo tiêu chuẩn của Nepal thôi chứ vẫn có khách phải đứng), xe lượn lờ từ đầu này đến đầu kia thành phố, gần hai tiếng mới đến trại trẻ mồ côi. Đến nơi thì chúng tôi hay hung tin là các bé vừa bị bắt đi ngủ. Tôi biết giờ này các bé chưa ngủ đâu. Không có Maya ở đấy, tôi đành phải tự quyết định. “Đánh thức các bé dậy”, tôi bảo mấy tình nguyện viên ở đấy. Thế là chúng tôi vào gõ cửa từng phòng. Các bé mặt ngơ ngác không biết chuyện gì đang diễn ra, nhưng vốn nghe lời, các bé ngoan ngoãn ngồi thành hàng trong căn phòng mọi khi được dùng là phòng ăn kiêm phòng học. Không khí ban đầu có vẻ kì cục vì chẳng ai biết mình đang làm gì.
“Các bé biết đêm nay là đêm Giáng sinh không?”
Một vài bé gật.
“Đã ai từng đón Giáng sinh chưa?”.
Tất cả đều lắc.
Chúng tôi vừa hỏi vừa trả lời về Giáng sinh. Mấy bạn đi cùng tôi cũng được cái vui tính, bắt đầu làm trò: hát hò nhảy múa. Các bé cười nghiêng ngả. Rồi chúng tôi phát quà. Còn thừa quà, chúng tôi nảy ra ý định cho các bé thi văn nghệ. Các bé nhiệt tình hưởng ứng. Tất cả hát hò, nhảy múa như phát cuồng. Lúc chúng tôi ra về, các bé tranh nhau ôm tôi. Một số bé thổn thức khóc bởi chưa bao giờ được tham gia một bữa tiệc như thế. Bé này ôm xong lại đứng vào hàng ôm tiếp. Riêng cái màn ôm này đã mất hơn nửa tiếng. Quả thực, đấy là Giáng sinh vui nhất từ trước đến giờ của tôi.