Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

11. Gawai và tạm biệt Kuching

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Gawai bắt đầu từ đêm ngày 31 tháng 5, nhưng mọi thứ đã được chuẩn bị từ sáng ngày hôm đó. Tôi đến từ sáng sớm để không bỏ lỡ một nghi lễ nào. Chị gái Abbie đang ở Kuala Lumpur đưa bạn trai về thăm nhà. Đây là dịp cả gia đình quây quần, không ai được phép vắng mặt. Mọi người rục rịch, tự nhiên tôi thấy nhớ không khí Tết ở nhà thế.

Cả ngày hôm đó, tôi và Abbie có nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa, trong khi mọi người nấu nướng. Đồ ăn nhiều, cơ man nào là thịt hầm, nào là cá hấp, rồi súp, rồi rau. Mẹ Abbie dúng những nồi chuyên dụng dành riêng cho dịp lễ tết như thế này, mỗi nồi phải to như nồi nấu cám của ông bà tôi ở quê. Mẹ Abbie bảo đồ ăn này không chỉ dành cho người trong nhà, mà dành cho cả khách đến nhà trong ngày mai nữa. Bác cũng mua hàng chục gói bánh kẹo các loại. Cả buổi tối chúng tôi ngồi xếp bánh kẹo vào những cái hộp nhỏ nhỏ xinh xinh như những hộp mứt mình vẫn dùng trong dịp tết Nguyên đán. Hễ bác gái quay mặt đi là tôi với Abbie lại tranh thủ ăn vụng, vừa ăn vừa chọc cùi chỏ vào nhau cười khúc khích. Bác quay sang nhìn, đứa nào đứa nấy mặt lại tỉnh bơ. Ngày mai, những hộp kẹo này sẽ được đặt trên bàn trà mời khách. Mục tiêu chính của Gawai là ăn, ăn và ăn. Lễ hội thu hoạch, không ai được phép đói.
Hôm sau dậy, chúng tôi bỏ ăn sáng ở nhà. “Hôm nay đến nhà nào cũng phải ăn. Giờ ăn lát không chịu được đâu”, Abbie bảo. Gawai là dịp hỏi thăm họ hàng, làng xom. Điểm dừng chân đầu tiên là nhà ông bà nội của Abbie. Trong sân nhà dựng đầy xe máy. Trong nhà đặt một cái bàn dài với đủ loại đồ ăn như tiệc buffet. Gawai dạo gần đây đã trở nên khá Tây, rất nhiều món ăn đã bị Tây hóa. Tất cả anh em họ hàng Abbie đều đến đây. Mấy chị em gái thấy tôi cứ nhấm nháy nhau cười. Bà Abbie quý tôi lắm, cứ ép tôi ăn, còn lấy chai rượu mời tôi uống. Đây là rượu tauk, rượu truyền thống của người Iban. Tôi nghe danh rượu này dã nhiều, nhưng không uống rượu nên chưa thử. Nhưng hôm nay từ chối cũng không được, tôi uống liền một hơi. Rượu chát xè. Người tôi cảm thấy lâng lâng. Đến lúc ấy, tôi đã hoàn toàn tin rằng mình đang ăn Tết và cứ đinh ninh thế nào cũng có màn mừng tuổi. Đợi mãi chẳng thấy ai lì xì cho tôi, buồn thế.
Cả buổi sáng hôm đó chúng tôi lái xe đi thăm hỏi cô dì chú bác của Abbie. Đồ ăn thì ngon, nhưng vì quá nên tôi cũng không có ấn tượng đặc biệt với món nào. Ngoại trừ món gà hầm ống tre. Đây là đặc sản của Sarawak. Gà chặt nhỏ, tẩm với mười sáu loại dược thảo tìm được trong núi rừng Sarawak, cho vào ống tre, bỏ lên bếp củi, hấp cho đến khi chín thì thôi. Thịt gà mềm, ngọt, tẩm thảo dược thơm dễ chịu. Mấy hôm trước tôi ăn thử ở nhà hàng rồi, nhưng hôm nay ăn của nhà nấu thấy hương vị đậm đà hơn rất nhiều.
Mọi chuyện đáng lẽ ra là hoàn hảo, nếu như Abbie không “dở chứng” muốn đi chơi. Buổi tối, Abbie xin phép mẹ đi họp lớp, bác gái đồng ý. Ra khỏi nhà, chúng tôi đi bộ một đoạn thì gặp xe hai cậu bạn Abbie đến đón. Hai anh chàng này người Nigeria. Abbie nhấm nháy tôi:
“Giờ tớ sẽ dẫn ấy đi club vui nhất ở đây”.
“Hả? Không phải bọn mình đi họp lớp à?”.
“Không, đi họp lớp chán chết. Nhưng phải nói là đi họp lớp mẹ mới cho đi chứ”.
Tôi linh cảm có chuyện chẳng lành, nhưng trước mặt bạn Abbie không muốn gây chuyện. Thôi thì nhắm mắt làm liều. Chúng tôi lái xe đến một câu lạc bộ trong tận thành phố. Hai anh chàng này có cách nói chuyện rất màu mè, tôi không thích. Một trong hai người có vẻ đặc biệt quan tâm đến tôi. Khi tôi hỏi sau này cậu muốn làm gì, cậu ta bảo muốn kiếm thật nhiều tiền để con trai không thiếu thốn gì. Tôi hơi giật mình. Cậu ta mới bằng tuổi tôi mà vợ con đuề huề rồi à? Cậu giải thích là có con với bạn gái ở đây, nhưng bỏ bạn gái rồi. Con trai đưa về Nigeria cho ông bà nội nuôi. Cậu ta hỏi tôi có bạn trai chưa, thích con trai thế nào. Nói chuyện một lúc, lộ rõ ý định tán tỉnh tôi. Tôi thấy khó xử nên đánh trống lảng. Tôi ghé sát tai Abbie hỏi nhỏ cô bạn:

“Abbie thích chơi với bạn thế này à?”.
“Không. Nhưng họ có xe cho mình đi nhờ
Tôi sợ có chuyện không hay nên khônguống bia rượu mà chỉ kêu nước ngọt. Tôi ngăn không cho

Abbie uống:
“Ấy mà say thì tụi mình gặp rắc rối to đấy”.
Nhưng Abbie cười bảo không sao đâu, rồi lại tiếp tục uống. Đến nửa đêm thì cô say, nôn thốc nôn tháo. Giờ tôi biết làm sao? Nếu về nhà thì chắc chắn bố mẹ Abbie sẽ biết chúng tôi trốn đi chơi, không chỉ trốn đi chơi mà còn uống say đến mức túy lúy. Hai người bạn Abbie đề nghị chúng tôi đến tá túc chỗ họ, nhưng tôi không tin hai anh chàng này. Tôi gọi điện hỏi Barry xin phép cho Abbie ngủ cùng. Thật may mắn, ông đồng ý. Abbie cũng nhắn tin xin mẹ cho ngủ lại nhà bạn.
Sáng hôm sau, khi Abbie đã tỉnh táo lại, chúng tôi đi xe buýt về nhà cô. Mẹ Abbie đứng chờ sẵn ở cửa:
“Tối qua mấy đứa đi đâu?”
Ôi biết ngay mà. Mặt Abbie cũng tái mét. Cô định nói gì đó, nhưng tôi biết nói dối cũng chẳng ích gì nên ấp úng:
“Dạ, chúng cháu đi nhảy”.
Rồi tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Mẹ Abbie thở dài:
“Chip à, bác rất thất vọng về cháu. Bác không muốn nhìn thấy cháu ở đây nữa”.
Abbie nhìn tôi nước mắt ngắn dài, ra hiệu xin lỗi nhưng tôi tảng lờ. Tôi về lại nhà Barry mà lòng nặng trĩu. Tôi vừa thương vừa giận Abbie. Trách cô thì ít mà trách bản thân mình thì nhiều. Giá như tôi cương quyết hơn ngăn cản cô bạn từ ban đầu thì mọi chuyện đã không đến nông nỗi này. Ít nhất, tôi đã có thể cứu vãn được mối quan hệ của tôi với gia đình Abbie – những người mà tôi hết sức yêu quý. Vé máy bay tôi đi Kota Kinabalu là vào đêm hôm sau. Ngày cuối cùng ở đây, tôi tranh thủ gặp gỡ hết những người bạn của mình. Tôi đi ăn cùng mọi người mà lúc nào cũng nghĩ đến Abbie. Tôi rất muốn biết cô ấy hiện nay thế nào, liệu có bị mẹ phạt nặng lắm không. Nhưng tôi vẫn còn giận cô lắm. Tôi mở số điện thoại của cô mấy lần, nhưng rồi lại thôi không gọi.
Trên đường ra sân bay, tôi quyết định là sẽ gọi cho Abbie, ít nhất là để nói lời chào tạm biệt.
Đúng lúc đấy thì tôi nhận được điện thoại của cô:
“Chip đang ở đâu đấy?”.
“Sân bay”.
“Khoảng bao lâu nữa thì bay?”
“Khoảng tiếng rưỡi nữa”.
“Thế gặp ấy ở sân bay nhé”.
Gần một tiếng sau, Abbie xuất hiện cùng với bố mẹ cô và cả bà của cô nữa. Tôi ngạc nhiên không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Mẹ Abbie bảo:
“Bác xin lỗi đã nặng lời với cháu. Bác biết mọi chuyện không phải lỗi của cháu. Ít nhất thì cháu cũng đã thật thà kể lại mọi chuyện. Abbie dại dột lắm, nhưng hy vọng lần này con bé được một bài học”.
Không có gì có thể diễn tả được niềm vui của tôi lúc đó. Tôi ôm hôn mọi người chia tay. Mọi người bắt tôi hứa, khi nào kết thúc chuyến đi sẽ về lại Kuching thăm cả nhà.

Gawai bắt đầu từ đêm ngày 31 tháng 5, nhưng mọi thứ đã được chuẩn bị từ sáng ngày hôm đó. Tôi đến từ sáng sớm để không bỏ lỡ một nghi lễ nào. Chị gái Abbie đang ở Kuala Lumpur đưa bạn trai về thăm nhà. Đây là dịp cả gia đình quây quần, không ai được phép vắng mặt. Mọi người rục rịch, tự nhiên tôi thấy nhớ không khí Tết ở nhà thế.

Cả ngày hôm đó, tôi và Abbie có nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa, trong khi mọi người nấu nướng. Đồ ăn nhiều, cơ man nào là thịt hầm, nào là cá hấp, rồi súp, rồi rau. Mẹ Abbie dúng những nồi chuyên dụng dành riêng cho dịp lễ tết như thế này, mỗi nồi phải to như nồi nấu cám của ông bà tôi ở quê. Mẹ Abbie bảo đồ ăn này không chỉ dành cho người trong nhà, mà dành cho cả khách đến nhà trong ngày mai nữa. Bác cũng mua hàng chục gói bánh kẹo các loại. Cả buổi tối chúng tôi ngồi xếp bánh kẹo vào những cái hộp nhỏ nhỏ xinh xinh như những hộp mứt mình vẫn dùng trong dịp tết Nguyên đán. Hễ bác gái quay mặt đi là tôi với Abbie lại tranh thủ ăn vụng, vừa ăn vừa chọc cùi chỏ vào nhau cười khúc khích. Bác quay sang nhìn, đứa nào đứa nấy mặt lại tỉnh bơ. Ngày mai, những hộp kẹo này sẽ được đặt trên bàn trà mời khách. Mục tiêu chính của Gawai là ăn, ăn và ăn. Lễ hội thu hoạch, không ai được phép đói.
Hôm sau dậy, chúng tôi bỏ ăn sáng ở nhà. “Hôm nay đến nhà nào cũng phải ăn. Giờ ăn lát không chịu được đâu”, Abbie bảo. Gawai là dịp hỏi thăm họ hàng, làng xom. Điểm dừng chân đầu tiên là nhà ông bà nội của Abbie. Trong sân nhà dựng đầy xe máy. Trong nhà đặt một cái bàn dài với đủ loại đồ ăn như tiệc buffet. Gawai dạo gần đây đã trở nên khá Tây, rất nhiều món ăn đã bị Tây hóa. Tất cả anh em họ hàng Abbie đều đến đây. Mấy chị em gái thấy tôi cứ nhấm nháy nhau cười. Bà Abbie quý tôi lắm, cứ ép tôi ăn, còn lấy chai rượu mời tôi uống. Đây là rượu tauk, rượu truyền thống của người Iban. Tôi nghe danh rượu này dã nhiều, nhưng không uống rượu nên chưa thử. Nhưng hôm nay từ chối cũng không được, tôi uống liền một hơi. Rượu chát xè. Người tôi cảm thấy lâng lâng. Đến lúc ấy, tôi đã hoàn toàn tin rằng mình đang ăn Tết và cứ đinh ninh thế nào cũng có màn mừng tuổi. Đợi mãi chẳng thấy ai lì xì cho tôi, buồn thế.
Cả buổi sáng hôm đó chúng tôi lái xe đi thăm hỏi cô dì chú bác của Abbie. Đồ ăn thì ngon, nhưng vì quá nên tôi cũng không có ấn tượng đặc biệt với món nào. Ngoại trừ món gà hầm ống tre. Đây là đặc sản của Sarawak. Gà chặt nhỏ, tẩm với mười sáu loại dược thảo tìm được trong núi rừng Sarawak, cho vào ống tre, bỏ lên bếp củi, hấp cho đến khi chín thì thôi. Thịt gà mềm, ngọt, tẩm thảo dược thơm dễ chịu. Mấy hôm trước tôi ăn thử ở nhà hàng rồi, nhưng hôm nay ăn của nhà nấu thấy hương vị đậm đà hơn rất nhiều.
Mọi chuyện đáng lẽ ra là hoàn hảo, nếu như Abbie không “dở chứng” muốn đi chơi. Buổi tối, Abbie xin phép mẹ đi họp lớp, bác gái đồng ý. Ra khỏi nhà, chúng tôi đi bộ một đoạn thì gặp xe hai cậu bạn Abbie đến đón. Hai anh chàng này người Nigeria. Abbie nhấm nháy tôi:
“Giờ tớ sẽ dẫn ấy đi club vui nhất ở đây”.
“Hả? Không phải bọn mình đi họp lớp à?”.
“Không, đi họp lớp chán chết. Nhưng phải nói là đi họp lớp mẹ mới cho đi chứ”.
Tôi linh cảm có chuyện chẳng lành, nhưng trước mặt bạn Abbie không muốn gây chuyện. Thôi thì nhắm mắt làm liều. Chúng tôi lái xe đến một câu lạc bộ trong tận thành phố. Hai anh chàng này có cách nói chuyện rất màu mè, tôi không thích. Một trong hai người có vẻ đặc biệt quan tâm đến tôi. Khi tôi hỏi sau này cậu muốn làm gì, cậu ta bảo muốn kiếm thật nhiều tiền để con trai không thiếu thốn gì. Tôi hơi giật mình. Cậu ta mới bằng tuổi tôi mà vợ con đuề huề rồi à? Cậu giải thích là có con với bạn gái ở đây, nhưng bỏ bạn gái rồi. Con trai đưa về Nigeria cho ông bà nội nuôi. Cậu ta hỏi tôi có bạn trai chưa, thích con trai thế nào. Nói chuyện một lúc, lộ rõ ý định tán tỉnh tôi. Tôi thấy khó xử nên đánh trống lảng. Tôi ghé sát tai Abbie hỏi nhỏ cô bạn:

“Abbie thích chơi với bạn thế này à?”.
“Không. Nhưng họ có xe cho mình đi nhờ
Tôi sợ có chuyện không hay nên khônguống bia rượu mà chỉ kêu nước ngọt. Tôi ngăn không cho

Abbie uống:
“Ấy mà say thì tụi mình gặp rắc rối to đấy”.
Nhưng Abbie cười bảo không sao đâu, rồi lại tiếp tục uống. Đến nửa đêm thì cô say, nôn thốc nôn tháo. Giờ tôi biết làm sao? Nếu về nhà thì chắc chắn bố mẹ Abbie sẽ biết chúng tôi trốn đi chơi, không chỉ trốn đi chơi mà còn uống say đến mức túy lúy. Hai người bạn Abbie đề nghị chúng tôi đến tá túc chỗ họ, nhưng tôi không tin hai anh chàng này. Tôi gọi điện hỏi Barry xin phép cho Abbie ngủ cùng. Thật may mắn, ông đồng ý. Abbie cũng nhắn tin xin mẹ cho ngủ lại nhà bạn.
Sáng hôm sau, khi Abbie đã tỉnh táo lại, chúng tôi đi xe buýt về nhà cô. Mẹ Abbie đứng chờ sẵn ở cửa:
“Tối qua mấy đứa đi đâu?”
Ôi biết ngay mà. Mặt Abbie cũng tái mét. Cô định nói gì đó, nhưng tôi biết nói dối cũng chẳng ích gì nên ấp úng:
“Dạ, chúng cháu đi nhảy”.
Rồi tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Mẹ Abbie thở dài:
“Chip à, bác rất thất vọng về cháu. Bác không muốn nhìn thấy cháu ở đây nữa”.
Abbie nhìn tôi nước mắt ngắn dài, ra hiệu xin lỗi nhưng tôi tảng lờ. Tôi về lại nhà Barry mà lòng nặng trĩu. Tôi vừa thương vừa giận Abbie. Trách cô thì ít mà trách bản thân mình thì nhiều. Giá như tôi cương quyết hơn ngăn cản cô bạn từ ban đầu thì mọi chuyện đã không đến nông nỗi này. Ít nhất, tôi đã có thể cứu vãn được mối quan hệ của tôi với gia đình Abbie – những người mà tôi hết sức yêu quý. Vé máy bay tôi đi Kota Kinabalu là vào đêm hôm sau. Ngày cuối cùng ở đây, tôi tranh thủ gặp gỡ hết những người bạn của mình. Tôi đi ăn cùng mọi người mà lúc nào cũng nghĩ đến Abbie. Tôi rất muốn biết cô ấy hiện nay thế nào, liệu có bị mẹ phạt nặng lắm không. Nhưng tôi vẫn còn giận cô lắm. Tôi mở số điện thoại của cô mấy lần, nhưng rồi lại thôi không gọi.
Trên đường ra sân bay, tôi quyết định là sẽ gọi cho Abbie, ít nhất là để nói lời chào tạm biệt.
Đúng lúc đấy thì tôi nhận được điện thoại của cô:
“Chip đang ở đâu đấy?”.
“Sân bay”.
“Khoảng bao lâu nữa thì bay?”
“Khoảng tiếng rưỡi nữa”.
“Thế gặp ấy ở sân bay nhé”.
Gần một tiếng sau, Abbie xuất hiện cùng với bố mẹ cô và cả bà của cô nữa. Tôi ngạc nhiên không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Mẹ Abbie bảo:
“Bác xin lỗi đã nặng lời với cháu. Bác biết mọi chuyện không phải lỗi của cháu. Ít nhất thì cháu cũng đã thật thà kể lại mọi chuyện. Abbie dại dột lắm, nhưng hy vọng lần này con bé được một bài học”.
Không có gì có thể diễn tả được niềm vui của tôi lúc đó. Tôi ôm hôn mọi người chia tay. Mọi người bắt tôi hứa, khi nào kết thúc chuyến đi sẽ về lại Kuching thăm cả nhà.

Chọn tập
Bình luận