Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

10. Lần đầu ăn sâu và ông lão “dê cụ”

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Trước khi mọi người đọc tiếp phần này, tôi phải khẳng định rằng Kuching có rất rất nhiều cảnh đẹp, nhiều đến mức tôi phải viết riêng một phần để nói về những nơi ấy chứ ở đây không đủ đất. Ấy vậy mà khi tôi hỏi bạn bè tôi đến Kuching thì nên xem gì, ai cũng trả lời: “Làng văn hóa”, “Làng văn hóa”. Thế là tôi quyết định phải đến đây thăm quan một lần cho biết. Nhưng mà vé vào cửa đắt quá, những 60RM (~18$) nên tôi chần chừ mãi chưa đi. Cho đến một hôm, Barry Chong cho tôi biết về Word Harvest Festival (đại loại là lễ Gawai nhưng do Nhà nước tổ chức) ở Làng văn hóa vào ngày 29 và 30 tháng 5. Vé vào cửa là 25RM vừa cho phép bạn tham gia lễ hội, vừa cho phép bạn tham quan Làng văn hóa. Tôi lấy vé mà hí hửng, mình thông minh quá đi mà (^–^).

Nhưng rồi cái sự hả hê của tôi qua đi nhanh chóng ngay khi tôi bước qua cánh cổng làng. 25RM cho cái làng này còn là đắt! Cả làng chỉ có bảy ngôi nhà, đều là kiểu kiến trúc đặc trưng của Sarawak: nhà dài (longhouse) của người Iban, Bidayuh và Orang Ulu, nhà cao của người Melanau, rồi cả nhà trang trại của người Trung Quốc… Nói về nhà dài, nếu ở một làng người bản địa thực sự, nhà dài sẽ rất dài, đủ dài để chứa cả chục hộ gia đình. Nhà dài ở Làng văn hóa chỉ đủ cho một gia đình ở. Tôi nghĩ, đến bảo tàng Sarawak xem mô hình các ngôi nhà này còn thú vị hơn nhiều. Ở bảo tàng, thậm chí bạn có thể bước chân vào một ngôi nhà và đầu bạn sẽ chạm vào cái đầu lâu treo lủng lắng ở đó. Đó đều là đầu lâu thật, được thu thập từ không đâu khác chính từ nhà của những thợ săn đầu người nổi tiếng của bang Sarawak. Ở bảo tàng còn có một cột gỗ cao, to một vòng tay người lớn ôm không xuể với những hình chạm khắc rất kỳ dị. Trên đỉnh cột đấy là quan tài. Chỉ những tộc trưởng hay người lập công lớn mới được mai táng như thế.
Điểm hấp dẫn duy nhất của Làng văn hóa là màn trình diễn các điệu nhảy truyền thống của Sarawak từ một rưỡi sáng đến bốn rưỡi chiều. Nhưng vì tôi đã xem màn trình diễn đó không ít lần ở nhà hát nên cũng không hứng thú lắm. Tôi lân la hỏi chuyện một cậu bạn đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà dài ở đây. Cậu bằng tuổi tôi, đang học đại học ở Kuching. Cậu cho biết gia đình cậu được trả tiền để sinh sống trong ngôi nhà đó. Thảo nào vé vào đây đắt thế.
Trời mưa, tôi chạy vào trú mưa trong một ngôi nhà. Ông cụ quản lý nhà có đôi tai to ơi là to. Ông rất nhiệt tình chỉ dẫn cho tôi cái này cái kia. Nghĩ là ông thân thiện, tôi xin chụp ảnh cùng ông. Ông ta ôm tôi rất chặt. Tôi gạt tay ông ra, nhưng ông cứ sấn lại. Ông ghé sát vào tai tôi thì thầm: “Kiss me”. Và khi tôi còn chưa kịp định thần, ông ta cho tay lên ngực tôi. Lúc đấy trời tạnh mưa, mọi người bắt đầu đổ xô vào nhà. Không biết là tôi quá sốc nên không kịp phản ứng, hay là vì tôi không muốn gây cho một kẻ đã già như lão ta rắc rối, tôi chỉ lẳng lặng đi ra. Đáng nhẽ tôi phải vả vào mặt ông ta rồi.

Ấm ức, tôi tìm cái gì ăn cho bõ tức. Tôi tìm đến “Lễ hội Ẩm thực” tại nhà dài của người Iban. Gọi là lễ hội cho oai chứ thực ra nó chỉ là một cái bàn dài chứa đầy đồ ăn. Tôi để ý ngay một cái đĩa đầy những sâu rán. Nhìn thấy cái mặt nghệt ra của tôi, bác chủ quán biết ngay tôi là du khách. Bác giải thích với tôi đây là món ăn truyền thống của người Iban. Bác cho hay con này ăn sống được, sau đó bê ra cho tôi một xô đầy sâu. Bác giục: “Ăn thử đi”. Nhìn những con sâu to cỡ ngón tay cái, trắng nõn nà, béo múp míp, quằn quại trong đống đất tơi trộn xơ dừa, chưa cần cho vào miệng tôi đã thấy nhầy nhụa trong cuống họng. Tôi cố nuốt trôi miếng nước bọt, ấp úng: “Thôi bác rán cho cháu”.

Trước hết, tôi phải chọn cho mình con con sâu trông có vẻ “ngon lành” nhất. Người Iban thực sự chắc sẽ chọn con to béo nhất, tôi chọn cho mình con nhỏ bé gầy gò nhất. Bác chủ quán sau đó lấy một que dài, lạnh lùng xiên thẳng từ đầu tới đuôi, hay từ đuôi tới đầu gì đó của chú sâu tội nghiệp. Sau đó bác đưa nó lên bếp lửa, nướng cho đến khi lớp da bên ngoài ngả màu vàng đen. Chắc mùi phải thơm lắm, nhưng lúc ấy tôi đang trong tâm trạng thần kinh bất ổn định nên cũng chẳng để ý xem mùi nó như thế nào.

Một nhóm thanh niên mặc đồng phục xanh, chắc đi theo chương trình của một trường nam sinh nào đấy, lúc đó cũng có mặt. Họ thấy sâu cũng sán vào, nhưng không đồng chí nào dám thử. Biết tôi quyết định ăn, đám ấy có vẻ thích thú lắm, người này gọi người kia, nhoắng cái đã hơn trăm người vây xung quanh. Tôi nhắm mắt nhắm mũi đưa con sâu vào miệng, cố gắng nhai nhanh một cái rồi nuốt. Tiếng hò hét cổ vũ vang dội. Máy ảnh chớp lia lịa. Trong phút chốc, tôi trở thành ngôi sao của màn biểu diễn đắt khách nhất ngày hôm đó tại Làng văn hóa.

Trước khi mọi người đọc tiếp phần này, tôi phải khẳng định rằng Kuching có rất rất nhiều cảnh đẹp, nhiều đến mức tôi phải viết riêng một phần để nói về những nơi ấy chứ ở đây không đủ đất. Ấy vậy mà khi tôi hỏi bạn bè tôi đến Kuching thì nên xem gì, ai cũng trả lời: “Làng văn hóa”, “Làng văn hóa”. Thế là tôi quyết định phải đến đây thăm quan một lần cho biết. Nhưng mà vé vào cửa đắt quá, những 60RM (~18$) nên tôi chần chừ mãi chưa đi. Cho đến một hôm, Barry Chong cho tôi biết về Word Harvest Festival (đại loại là lễ Gawai nhưng do Nhà nước tổ chức) ở Làng văn hóa vào ngày 29 và 30 tháng 5. Vé vào cửa là 25RM vừa cho phép bạn tham gia lễ hội, vừa cho phép bạn tham quan Làng văn hóa. Tôi lấy vé mà hí hửng, mình thông minh quá đi mà (^–^).

Nhưng rồi cái sự hả hê của tôi qua đi nhanh chóng ngay khi tôi bước qua cánh cổng làng. 25RM cho cái làng này còn là đắt! Cả làng chỉ có bảy ngôi nhà, đều là kiểu kiến trúc đặc trưng của Sarawak: nhà dài (longhouse) của người Iban, Bidayuh và Orang Ulu, nhà cao của người Melanau, rồi cả nhà trang trại của người Trung Quốc… Nói về nhà dài, nếu ở một làng người bản địa thực sự, nhà dài sẽ rất dài, đủ dài để chứa cả chục hộ gia đình. Nhà dài ở Làng văn hóa chỉ đủ cho một gia đình ở. Tôi nghĩ, đến bảo tàng Sarawak xem mô hình các ngôi nhà này còn thú vị hơn nhiều. Ở bảo tàng, thậm chí bạn có thể bước chân vào một ngôi nhà và đầu bạn sẽ chạm vào cái đầu lâu treo lủng lắng ở đó. Đó đều là đầu lâu thật, được thu thập từ không đâu khác chính từ nhà của những thợ săn đầu người nổi tiếng của bang Sarawak. Ở bảo tàng còn có một cột gỗ cao, to một vòng tay người lớn ôm không xuể với những hình chạm khắc rất kỳ dị. Trên đỉnh cột đấy là quan tài. Chỉ những tộc trưởng hay người lập công lớn mới được mai táng như thế.
Điểm hấp dẫn duy nhất của Làng văn hóa là màn trình diễn các điệu nhảy truyền thống của Sarawak từ một rưỡi sáng đến bốn rưỡi chiều. Nhưng vì tôi đã xem màn trình diễn đó không ít lần ở nhà hát nên cũng không hứng thú lắm. Tôi lân la hỏi chuyện một cậu bạn đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà dài ở đây. Cậu bằng tuổi tôi, đang học đại học ở Kuching. Cậu cho biết gia đình cậu được trả tiền để sinh sống trong ngôi nhà đó. Thảo nào vé vào đây đắt thế.
Trời mưa, tôi chạy vào trú mưa trong một ngôi nhà. Ông cụ quản lý nhà có đôi tai to ơi là to. Ông rất nhiệt tình chỉ dẫn cho tôi cái này cái kia. Nghĩ là ông thân thiện, tôi xin chụp ảnh cùng ông. Ông ta ôm tôi rất chặt. Tôi gạt tay ông ra, nhưng ông cứ sấn lại. Ông ghé sát vào tai tôi thì thầm: “Kiss me”. Và khi tôi còn chưa kịp định thần, ông ta cho tay lên ngực tôi. Lúc đấy trời tạnh mưa, mọi người bắt đầu đổ xô vào nhà. Không biết là tôi quá sốc nên không kịp phản ứng, hay là vì tôi không muốn gây cho một kẻ đã già như lão ta rắc rối, tôi chỉ lẳng lặng đi ra. Đáng nhẽ tôi phải vả vào mặt ông ta rồi.

Ấm ức, tôi tìm cái gì ăn cho bõ tức. Tôi tìm đến “Lễ hội Ẩm thực” tại nhà dài của người Iban. Gọi là lễ hội cho oai chứ thực ra nó chỉ là một cái bàn dài chứa đầy đồ ăn. Tôi để ý ngay một cái đĩa đầy những sâu rán. Nhìn thấy cái mặt nghệt ra của tôi, bác chủ quán biết ngay tôi là du khách. Bác giải thích với tôi đây là món ăn truyền thống của người Iban. Bác cho hay con này ăn sống được, sau đó bê ra cho tôi một xô đầy sâu. Bác giục: “Ăn thử đi”. Nhìn những con sâu to cỡ ngón tay cái, trắng nõn nà, béo múp míp, quằn quại trong đống đất tơi trộn xơ dừa, chưa cần cho vào miệng tôi đã thấy nhầy nhụa trong cuống họng. Tôi cố nuốt trôi miếng nước bọt, ấp úng: “Thôi bác rán cho cháu”.

Trước hết, tôi phải chọn cho mình con con sâu trông có vẻ “ngon lành” nhất. Người Iban thực sự chắc sẽ chọn con to béo nhất, tôi chọn cho mình con nhỏ bé gầy gò nhất. Bác chủ quán sau đó lấy một que dài, lạnh lùng xiên thẳng từ đầu tới đuôi, hay từ đuôi tới đầu gì đó của chú sâu tội nghiệp. Sau đó bác đưa nó lên bếp lửa, nướng cho đến khi lớp da bên ngoài ngả màu vàng đen. Chắc mùi phải thơm lắm, nhưng lúc ấy tôi đang trong tâm trạng thần kinh bất ổn định nên cũng chẳng để ý xem mùi nó như thế nào.

Một nhóm thanh niên mặc đồng phục xanh, chắc đi theo chương trình của một trường nam sinh nào đấy, lúc đó cũng có mặt. Họ thấy sâu cũng sán vào, nhưng không đồng chí nào dám thử. Biết tôi quyết định ăn, đám ấy có vẻ thích thú lắm, người này gọi người kia, nhoắng cái đã hơn trăm người vây xung quanh. Tôi nhắm mắt nhắm mũi đưa con sâu vào miệng, cố gắng nhai nhanh một cái rồi nuốt. Tiếng hò hét cổ vũ vang dội. Máy ảnh chớp lia lịa. Trong phút chốc, tôi trở thành ngôi sao của màn biểu diễn đắt khách nhất ngày hôm đó tại Làng văn hóa.

Chọn tập
Bình luận