Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

54. Maha Shivaratri

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Tiểu lục địa có những ngày lễ quái đản. Một trong số đó là ngày lễ khi mà người ta được phép ăn chơi nhảy múa cả đêm và chính phủ thậm chí còn phát cần sa cho người dân hút. Cũng giống tất cả những ai lần đầu tiên nghe về ngày lễ này, tôi ngay lập tức kêu lên: “Cho mình tham gia

Ngày lễ tôi đang nói đến là Maha Shivaratri, dịch ra tiếng Việt nghĩa là “Đêm của Thần Shiva”. Thần Shiva là một vị thần vô cùng thú vị, có lẽ là vị thần mà tôi thấy thú vị nhất trong số hàng triệu vị thần của đạo Hindu. Shiva có nghĩa là sức mạnh, thần Shiva là vị thần có sức mạnh to lớn nhất trong đạo Hindu, là một trong ba vị thần được tôn thờ nhiều nhất. Tôi nhớ có lần đi cùng mấy người bạn Ấn Độ gặp ở Varanasi, mấy bạn cứ chỉ vào cái cột tròn to và dài bằng khoảng bắp chân được dựng lên ở miếu gốc cây mà tủm tỉm cười: “Chip biết cái này là gì không? Của quý của thần Shiva đấy”. Nghe có vẻ báng bổ nên ban đầu tôi cứ tưởng các bạn ấy đùa. Lúc lên mạng tìm hiểu thêm thì tôi giật mình khi biết nó là thật. Tên gọi của cái cột đấy là Linga, nghĩa là “giới tính” hay “dương vật”, là biểu tượng của vị thần Shiva và cũng là biểu tượng của sức mạnh sinh sản. Linga hay được dựng ở giữa Yoni, một hình vuông vốn là biểu tượng của nữ thần Shakti. Thần Shiva còn được biết đến như vị thần lúc nào cũng say thuốc. Sức mạnh của thần Shiva là sức mạnh hủy diệt, nên để giảm bớt mặt tiêu cực của sức mạnh này, thần Shiva được cho ăn thuốc phiện. Chính vì vậy, trong đêm của thần Shiva, người theo đạo Hindu sử dụng cần sa để tỏ lòng sùng kính với vị thần của mình.

Điểm đông vui nhất để xem Maha Shivaratri là đền Pashupatinath ở Kathmandu với số người tham gia hàng năm lên đến cả trăm người. Sushil làm tình nguyện viên dẫn chúng tôi đi. Ôi chao, đền đông ơi là đông. Tôi đã từng đi một lễ hội khác của đạo Hindu là Thaipusam ở Malaysia với cả triệu người tham gia nhưng có lẽ ở đấy địa điểm rộng nên cũng không thấy đông đến thế. Ngay từ bên ngoài cổng, chúng tôi đã thấy hàng dài cả ngàn người xếp hàng chờ để vào. Sushil dẫn chúng tôi vòng bờ sông đi đường tắt vào chứ chờ thì không biết đến bao giờ.
Đền Pushupatinath là đền của vị thần bảo vệ quốc gia Nepal – thần của các loại động vật. Đây là đền Shiva linh thiêng nhất trên thế giới. Bình thường những người không theo đạo Hindu chỉ được đứng bên kia bờ sông nhìn sang thôi, nhưng hôm nay là lễ hội nên chẳng ai quan tâm. Đền mang kiến trúc đậm chất Nepal với những ngôi đền nhỏ hình lập phương, vuông đều bốn cạnh, lợp hai lớp mái ngói. Kiến trúc sư xây dựng ngôi đền khéo léo kết hợp công trình của mình với những đường uốn khúc của dòng sông Bagmati, dựng lên những cây cầu trữ tình vắt qua sông. Bên bờ sông lãng mạn đó là một khu vực đốt xác chết. Nhìn những xác chết được xếp trên đống củi chờ được thiêu, tôi rùng mình nhớ đến Burning Ghat ở Varanasi. Ngay cạnh đấy có một cụ già chỉ mặc áo mà không hề nửa dưới của mình, nằm dạng tè he ra đất ngủ ngon lành. Dưới sông, hàng chục người đang tắm rửa. Đi qua cầu, chúng tôi phát hiện ra một đám đông ở trong đám đông: Tức là giữa cảnh hỗn loạn này lại có khoảng vài trăm người vây kín một cái gì đó. Chúng tôi cũng chen vào xem nhưng không tài nào chen được, cũng không tài nào nhìn qua hàng trăm cái đầu xem giữa cái vòng tròn này là cái gì. Bất chợt, Sushil cầm tay tôi kéo đi rồi hét: “Chạy”. Tôi quay lại nhìn thì thấy ở giữa vòng tròn đầy một sadhu mặt mũi hết sức tức giận đang nhảy lên làm gì đó. Bị bất ngờ, đám đông cũng bắt đầu chạy, chạy từ trong chạy ra, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, không khác gì vỡ đám. Tôi chạy đến nơi an toàn rồi mà vẫn còn run. Chỉ cần chạy chậm một tí nữa thì có khi tôi đã bị đám đông đẩy xô ngã, giẫm lên mà chết rồi.

Mục tiêu chính của tôi ở đây là tìm hiểu xem mọi người buôn bán cần sa như thế nào. Tôi hỏi
Sushil:
“Cần sa ở đâu anh?”.
“Ở đây này”. Anh chỉ sang hai bên đường, nơi mà la liệt cả sadhu, cả người thường ngồi với vài điếu thuốc lá đặt trước mặt. “Không có em cứ gặp sadhu nào mắt đỏ au mà hỏi. Nếu họ không bán cần sa thì thế nào cũng chỉ được chỗ cho em mua”.

Trời ạ, nhiều đến mức tôi cứ nghĩ họ bán thuốc lá thường. Cần sa ở đây rẻ bèo, chỉ khoảng 20Rs (khoảng 4000 VND) một điếu. Người bán ở đây rất nhiệt tình, họ sẵn sàng để bạn hút thử trước khi mua.
“Em uống thandai chưa?”.
“Thandai là gì ạ?”.
“Là một loại đồ uống làm từ sữa, hạt hạnh nhân, cần sa với đủ loại gia vị khác. Thandai không thể thiếu trong ngày lễ Maha Shivaratri”.
Chúng tôi tìm mua được thandai từ một sadhu đang ngồi xổm bên bờ sông. Ông không mặc gì ngoài một tấm vải cuốn quanh hông. Khắp người bôi kín tro màu nâu trắng, trán và bụng sơn vàng, tóc dài cuốn thành búi trên đầu kiểu tóhần Shiva. Đồ uống có vị rất kỳ cục, vừa có sữa, lại vừa cay cay như thể người ta cho hạt tiêu vào. Tôi uống không nổi.
“Nhà nước phân phát cần sa thật hả anh?”.
“Thật. Họ phát để cúng thôi, vì cần sa là món yêu thích nhất của thần Shiva mà. Còn việc buôn bán thì anh không rõ, hình như bị cấm đó”.
Khi về đến nhà, tôi có lên mạng tìm hiểu thì thấy đúng là có tin chính quyền Nepal cử cảnh sát đi dẹp người buôn bán cần sa, nhưng từ những gì tôi thấy ở đền Pashupatinath thì không biết là cảnh sát không muốn hay không thể dẹp được. Việc Ấn Độ và Nepal được coi là thiên đường cần sa với dân du hành xuyên lục địa là một điều hiển nhiên như thể Italy là thiên đường pizza vậy. Cần sa ở đây rẻ, nhiều, dễ tìm, tuy nhiên chất lượng thì tùy chỗ. Bất cứ người lái xe richshaw hay bán hàng rong nào cũng có thể là cò mồi dẫn bạn đến chỗ người bán. Cảnh sát ở đây lại rất dễ “mua”, chẳng may có bị phát hiện thì chỉ cần đút lót cho họ ít tiền là được.
Lúc chen lấn trong đám đông để đi lên đồi xem nghi lễ dưới dòng sông, bỗng nhiên tôi thấy bàn tay nào đó sờ soạng vào mông mình. Tôi túm lấy bàn tay, rồi quay lại tát thẳng vào mặt chủ nhân của bàn tay đó, hét toáng lên: “Đồ đểu cáng”. Lúc đấy tôi chỉ muốn hét lên thật to để hắn thấy xấu hổ, lần sau hết dám sàm sỡ đàn bà con gái. Lúc đã nguôi giận rồi, tôi mới chợt nhận ra mình đã thay đổi thế nào. Mới cách đây vài năm thôi, tôi còn hiền như cục đất. Nếu như tôi có bị người ta sàm sỡ thì cũng chỉ dám nhìn người ta căm giận thôi chứ không dám làm gì vì xấu hổ. Bây giờ thì hoàn toàn ngược lại. Hễ ai làm gì tôi là tôi làm cho tung tóe lên ngay. Ở Ấn Độ và Nepal thì đàn bà con gái lại hay bị sàm sỡ. Có lẽ đây cũng là một lý do mà ra đường ít thấy phụ nữ.
Ở đây được đến tối, khi tiệc tùng ăn chơi nhảy múa mới bắt đầu, thì chúng tôi quyết định ra về vì mệt quá không chen nổi nữa. Khi ra về qua linga trước đền của thần Shiva, chúng tôi thấy người dân đang vây kín cầu nguyện. Cứ ba tiếng một lần, linga này lại được tắm với năm vật hiến tế linh thiêng tù con bò: sữa, bơ lọc, sữa chua, nước tiểu và phân bò. Nước tiểu và phân bò được coi là vật linh thiêng, thảo nào Nepal bẩn vậy. Sau đó, năm loại đồ ăn bất tử sẽ được cúng phía trước bao gồm: sữa, bơ lọc, sữa chua, mật ong và đường. Cần sa cũng được mang ra cúng. Sushil tranh thủ mua thêm mấy điếu về cho bố mẹ ở nhà. Đạo Hindu quả thực là một tôn giáo vô cùng thú vị.

Tiểu lục địa có những ngày lễ quái đản. Một trong số đó là ngày lễ khi mà người ta được phép ăn chơi nhảy múa cả đêm và chính phủ thậm chí còn phát cần sa cho người dân hút. Cũng giống tất cả những ai lần đầu tiên nghe về ngày lễ này, tôi ngay lập tức kêu lên: “Cho mình tham gia

Ngày lễ tôi đang nói đến là Maha Shivaratri, dịch ra tiếng Việt nghĩa là “Đêm của Thần Shiva”. Thần Shiva là một vị thần vô cùng thú vị, có lẽ là vị thần mà tôi thấy thú vị nhất trong số hàng triệu vị thần của đạo Hindu. Shiva có nghĩa là sức mạnh, thần Shiva là vị thần có sức mạnh to lớn nhất trong đạo Hindu, là một trong ba vị thần được tôn thờ nhiều nhất. Tôi nhớ có lần đi cùng mấy người bạn Ấn Độ gặp ở Varanasi, mấy bạn cứ chỉ vào cái cột tròn to và dài bằng khoảng bắp chân được dựng lên ở miếu gốc cây mà tủm tỉm cười: “Chip biết cái này là gì không? Của quý của thần Shiva đấy”. Nghe có vẻ báng bổ nên ban đầu tôi cứ tưởng các bạn ấy đùa. Lúc lên mạng tìm hiểu thêm thì tôi giật mình khi biết nó là thật. Tên gọi của cái cột đấy là Linga, nghĩa là “giới tính” hay “dương vật”, là biểu tượng của vị thần Shiva và cũng là biểu tượng của sức mạnh sinh sản. Linga hay được dựng ở giữa Yoni, một hình vuông vốn là biểu tượng của nữ thần Shakti. Thần Shiva còn được biết đến như vị thần lúc nào cũng say thuốc. Sức mạnh của thần Shiva là sức mạnh hủy diệt, nên để giảm bớt mặt tiêu cực của sức mạnh này, thần Shiva được cho ăn thuốc phiện. Chính vì vậy, trong đêm của thần Shiva, người theo đạo Hindu sử dụng cần sa để tỏ lòng sùng kính với vị thần của mình.

Điểm đông vui nhất để xem Maha Shivaratri là đền Pashupatinath ở Kathmandu với số người tham gia hàng năm lên đến cả trăm người. Sushil làm tình nguyện viên dẫn chúng tôi đi. Ôi chao, đền đông ơi là đông. Tôi đã từng đi một lễ hội khác của đạo Hindu là Thaipusam ở Malaysia với cả triệu người tham gia nhưng có lẽ ở đấy địa điểm rộng nên cũng không thấy đông đến thế. Ngay từ bên ngoài cổng, chúng tôi đã thấy hàng dài cả ngàn người xếp hàng chờ để vào. Sushil dẫn chúng tôi vòng bờ sông đi đường tắt vào chứ chờ thì không biết đến bao giờ.
Đền Pushupatinath là đền của vị thần bảo vệ quốc gia Nepal – thần của các loại động vật. Đây là đền Shiva linh thiêng nhất trên thế giới. Bình thường những người không theo đạo Hindu chỉ được đứng bên kia bờ sông nhìn sang thôi, nhưng hôm nay là lễ hội nên chẳng ai quan tâm. Đền mang kiến trúc đậm chất Nepal với những ngôi đền nhỏ hình lập phương, vuông đều bốn cạnh, lợp hai lớp mái ngói. Kiến trúc sư xây dựng ngôi đền khéo léo kết hợp công trình của mình với những đường uốn khúc của dòng sông Bagmati, dựng lên những cây cầu trữ tình vắt qua sông. Bên bờ sông lãng mạn đó là một khu vực đốt xác chết. Nhìn những xác chết được xếp trên đống củi chờ được thiêu, tôi rùng mình nhớ đến Burning Ghat ở Varanasi. Ngay cạnh đấy có một cụ già chỉ mặc áo mà không hề nửa dưới của mình, nằm dạng tè he ra đất ngủ ngon lành. Dưới sông, hàng chục người đang tắm rửa. Đi qua cầu, chúng tôi phát hiện ra một đám đông ở trong đám đông: Tức là giữa cảnh hỗn loạn này lại có khoảng vài trăm người vây kín một cái gì đó. Chúng tôi cũng chen vào xem nhưng không tài nào chen được, cũng không tài nào nhìn qua hàng trăm cái đầu xem giữa cái vòng tròn này là cái gì. Bất chợt, Sushil cầm tay tôi kéo đi rồi hét: “Chạy”. Tôi quay lại nhìn thì thấy ở giữa vòng tròn đầy một sadhu mặt mũi hết sức tức giận đang nhảy lên làm gì đó. Bị bất ngờ, đám đông cũng bắt đầu chạy, chạy từ trong chạy ra, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, không khác gì vỡ đám. Tôi chạy đến nơi an toàn rồi mà vẫn còn run. Chỉ cần chạy chậm một tí nữa thì có khi tôi đã bị đám đông đẩy xô ngã, giẫm lên mà chết rồi.

Mục tiêu chính của tôi ở đây là tìm hiểu xem mọi người buôn bán cần sa như thế nào. Tôi hỏi
Sushil:
“Cần sa ở đâu anh?”.
“Ở đây này”. Anh chỉ sang hai bên đường, nơi mà la liệt cả sadhu, cả người thường ngồi với vài điếu thuốc lá đặt trước mặt. “Không có em cứ gặp sadhu nào mắt đỏ au mà hỏi. Nếu họ không bán cần sa thì thế nào cũng chỉ được chỗ cho em mua”.

Trời ạ, nhiều đến mức tôi cứ nghĩ họ bán thuốc lá thường. Cần sa ở đây rẻ bèo, chỉ khoảng 20Rs (khoảng 4000 VND) một điếu. Người bán ở đây rất nhiệt tình, họ sẵn sàng để bạn hút thử trước khi mua.
“Em uống thandai chưa?”.
“Thandai là gì ạ?”.
“Là một loại đồ uống làm từ sữa, hạt hạnh nhân, cần sa với đủ loại gia vị khác. Thandai không thể thiếu trong ngày lễ Maha Shivaratri”.
Chúng tôi tìm mua được thandai từ một sadhu đang ngồi xổm bên bờ sông. Ông không mặc gì ngoài một tấm vải cuốn quanh hông. Khắp người bôi kín tro màu nâu trắng, trán và bụng sơn vàng, tóc dài cuốn thành búi trên đầu kiểu tóhần Shiva. Đồ uống có vị rất kỳ cục, vừa có sữa, lại vừa cay cay như thể người ta cho hạt tiêu vào. Tôi uống không nổi.
“Nhà nước phân phát cần sa thật hả anh?”.
“Thật. Họ phát để cúng thôi, vì cần sa là món yêu thích nhất của thần Shiva mà. Còn việc buôn bán thì anh không rõ, hình như bị cấm đó”.
Khi về đến nhà, tôi có lên mạng tìm hiểu thì thấy đúng là có tin chính quyền Nepal cử cảnh sát đi dẹp người buôn bán cần sa, nhưng từ những gì tôi thấy ở đền Pashupatinath thì không biết là cảnh sát không muốn hay không thể dẹp được. Việc Ấn Độ và Nepal được coi là thiên đường cần sa với dân du hành xuyên lục địa là một điều hiển nhiên như thể Italy là thiên đường pizza vậy. Cần sa ở đây rẻ, nhiều, dễ tìm, tuy nhiên chất lượng thì tùy chỗ. Bất cứ người lái xe richshaw hay bán hàng rong nào cũng có thể là cò mồi dẫn bạn đến chỗ người bán. Cảnh sát ở đây lại rất dễ “mua”, chẳng may có bị phát hiện thì chỉ cần đút lót cho họ ít tiền là được.
Lúc chen lấn trong đám đông để đi lên đồi xem nghi lễ dưới dòng sông, bỗng nhiên tôi thấy bàn tay nào đó sờ soạng vào mông mình. Tôi túm lấy bàn tay, rồi quay lại tát thẳng vào mặt chủ nhân của bàn tay đó, hét toáng lên: “Đồ đểu cáng”. Lúc đấy tôi chỉ muốn hét lên thật to để hắn thấy xấu hổ, lần sau hết dám sàm sỡ đàn bà con gái. Lúc đã nguôi giận rồi, tôi mới chợt nhận ra mình đã thay đổi thế nào. Mới cách đây vài năm thôi, tôi còn hiền như cục đất. Nếu như tôi có bị người ta sàm sỡ thì cũng chỉ dám nhìn người ta căm giận thôi chứ không dám làm gì vì xấu hổ. Bây giờ thì hoàn toàn ngược lại. Hễ ai làm gì tôi là tôi làm cho tung tóe lên ngay. Ở Ấn Độ và Nepal thì đàn bà con gái lại hay bị sàm sỡ. Có lẽ đây cũng là một lý do mà ra đường ít thấy phụ nữ.
Ở đây được đến tối, khi tiệc tùng ăn chơi nhảy múa mới bắt đầu, thì chúng tôi quyết định ra về vì mệt quá không chen nổi nữa. Khi ra về qua linga trước đền của thần Shiva, chúng tôi thấy người dân đang vây kín cầu nguyện. Cứ ba tiếng một lần, linga này lại được tắm với năm vật hiến tế linh thiêng tù con bò: sữa, bơ lọc, sữa chua, nước tiểu và phân bò. Nước tiểu và phân bò được coi là vật linh thiêng, thảo nào Nepal bẩn vậy. Sau đó, năm loại đồ ăn bất tử sẽ được cúng phía trước bao gồm: sữa, bơ lọc, sữa chua, mật ong và đường. Cần sa cũng được mang ra cúng. Sushil tranh thủ mua thêm mấy điếu về cho bố mẹ ở nhà. Đạo Hindu quả thực là một tôn giáo vô cùng thú vị.

Chọn tập
Bình luận