Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

6. Cô bạn nổi loạn Abbie

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Thời gian ở Kuching là quãng thời gian mà tôi học hỏi và trưởng thành hơn rất nhiều qua những mối quan hệ giữa người với người chồng chéo mà trước đó tôi chưa từng trải nghiệm.
Tôi liên hệ trước với Spiff trên CouchSurfing và cậu đồng ý cho tôi ở nhờ. Spiff bằng tuổi tôi, người Nigeria nhưng đang học ở Kuching. Cậu đón tôi từ bến xe bus, đưa tôi về ngôi nhà cậu đang ở với những người bạn Nigeria khác của mình. Cậu dẫn tôi vào phòng ngủ lớn nhất của ngôi nhà:
“Đây là phòng ngủ của tớ. Tớ host CouchSurfer ở đây luôn”.
Tôi tá hỏa, tôi không hề biết rằng mình sẽ phải chung phòng với Spiff, đừng nói là… chung giường. Nhưng lỡ đến đây rồi biết làm sao, đùng đùng bỏ đi thì thô lỗ quá, mà cũng chẳng biết đi đâu. Nghĩ nhiều nhức đầu, giờ mới là sáng sớm, tôi tặc lưỡi, thôi đi tắm đã rồi hẵng hay. Thế là tôi đi tắm. Phòng con trai có khác, phòng tắm bẩn. Vốn không chịu được bẩn, tôi tiện thể kỳ cọ luôn chứ không có ý gì. Vậy nhưng Spiff có vẻ áy náy lắm.
Spiff dẫn tôi đến gặp Abbie. Cuộc gặp gỡ có vẻ ngượng nghịu. Hai người chủ yếu nói chuyện với tôi chứ không nói chuyện với nhau. Spiff để tôi lại với Abbie vì cậu phải đi có việc. Tôi đến đúng vào thời gian nghỉ hè, cậu tranh thủ đi làm thê
Tôi kết thân với Abbie khá nhanh. Phần vì chúng tôi bằng tuổi, phần vì cô bạn này cũng có vẻ “nổi loạn”. Ban đầu, tôi chỉ định ở lại Kuching vài ngày, nhưng Abbie thuyết phục tôi:
“Chỉ mười ngày nữa là Gawai, ấy mà bỏ lỡ thì phí lắm”.
Gawai, hay Lễ hội thu hoạch, là ngày lễ quan trọng nhất của bang Sarawak. Gawai được tổ chức hàng năm vào ngày 31/5 và 1/6.
Thế là tôi quyết định ở lại. Trong thời gian chờ đợi, tôi tính kiếm việc gì làm cho đỡ chán. Abbie dẫn tôi đến club Terminal One, nơi mà năm mười bảy tuổi, cô đã từng bỏ nhà đến đây xin việc. Chủ Club coi Abbie như em gái. Chị lập tức đồng ý nhận cả tôi và Abbie vào làm. Thế là tôi có việc. Nhưng vấn đề là bố mẹ Abbie sẽ không bao giờ cho phép cô làm việc ở đây, dù công việc chỉ là phục vụ bàn thuần túy. Cô than phiền là bố mẹ cô quá nghiêm khắc, họ không tin tưởng cô, và không cho cô ra ngoài chơi. Abbie đưa tôi về nhà, hy vọng tôi có thể thuyết phục bố mẹ cho cô vào thành phố ở cùng tôi (dĩ nhiên là chỉ trên danh nghĩa, tôi còn chẳng có chỗ ở cho tôi nữa là).
Gia đình Abbie sống ở một làng nhỏ tên là 17 Mile, cách Kuching đúng 17 dặm. Ngôi làng nhỏ xinh xắn bình yên có nét gì đó rất giống với quê tôi. Ai bảo chỉ ở Việt Nam mới có chuyện cả gia đình trên một chiếc xe máy? Ở làng này, xe máy kẹp ba, kẹp bốn phóng vèo vèo. Spiff đưa chúng tôi đến đây, nhưng không chịu vào mà quay về ngay. Tôi hỏi lý do, Abbie mới ngập ngừng:
“Bố mẹ tớ không thích Spiff”.
“Tại sao?”.
“Spiff là bạn trai cũ của tớ”.
Ra vậy! Hôm đấy là ngày đầu tiên hai người mặt giáp mặt kể từ khi chia tay một năm. Abbie cũng không hiểu sao Spiff lại chọn đúng hôm đấy để liên lạc lại với mình.
Abbie hóa ra là con lai, mẹ là người dân tộc Iban bản địa, bố là người Ấn Độ. Thảo nào cô có nước da nâu đẹp thế.
Bố Abbie hào hứng chia sẻ với tôi đủ chuyện trên trời dưới bể, nhưng tôi hứng thú nhất câu chuyện về bộ tộc săn đầu người ở đây. Sarawak từng được biết đến với cái tên hết sức hãi hùng “Vùng đất của những thợ săn đầu người”. Thanh niên bộ tộc này muốn trở thành đàn ông thực thụ thì phải săn được ít nhất một đầu người. Nạn nhân thường là kẻ thù hay là những người làng khác lạc bước vào địa phận làng họ. Đầu săn được sau đó sẽ trở thành chiến lợi phẩm khoe với cả làng, đốt khô và treo trước cửa nhà như một chiến tích. Nhà nào càng nhiều đầu lâu càng được coi trọng. Những năm 50, khi thương gia Trung Quốc sang đây tìm đường buôn bán, không ít kẻ xấu số đã bị chuốc rượu say và cắt mất đầu. Tục lệ này ngày nay túy không còn duy trì nhưng không ít thợ săn đầu người ngày trước vẫn còn sống. Một số công ty du lịch ở đây có tour đi vào rừng thăm bộ tộc này. Tôi bày tỏ mong muốn đi một mình, mọi người đều khăng khăng ngăn cản. Nhỡ chẳng may có thợ săn đầu người nào ngứa nghề, thấy tôi lại tặc lưỡi: “A, mình chưa có cái đầu Việt Nam nào” thì tôi chết.

Nói chuyện với bố mẹ Abbie một hồi, tôi nhận ra vấn đề của Abbie chẳng khác gì vấn đề của hầu hết bạn bè đồng trang lứa với tôi. Bố mẹ Abbie không phải là nghiêm khắc, mà họ chỉ yêu thương và lo lắng cho Abbie nhiều hơn mức mà Abbie muốn. Ban đầu, mẹ Abbie khăng khăng phản đối ý tưởng cho Abbie vào thành phố, nhưng sau khi tôi thuyết phục cả một đêm (cộng những thay đổi tích cực trong thái độ của Abbie), sáng hôm sau mẹ Abbie cũng đồng ý cho cô vào thành phố ở một tuần, thậm chí còn cho cô tiền tiêu vặt. Bố mẹ Abbie cũng mời tôi đến đón Gawai cùng gia đình cô.

Khi ở Kuching, phần lớn thời gian tôi đi chơi cùng Abbie và bạn bè cô. Tuy quãng thời gian ngắn ngủi, chúng tôi chia sẻ cùng nhau không ít chuyện vui buồn và đến giờ vẫn còn khá thân thiết. Tôi ở lại nhà Spiff, cũng một phần vì Abbie muốn tôi “do thám” cậu.

Thời gian ở Kuching là quãng thời gian mà tôi học hỏi và trưởng thành hơn rất nhiều qua những mối quan hệ giữa người với người chồng chéo mà trước đó tôi chưa từng trải nghiệm.
Tôi liên hệ trước với Spiff trên CouchSurfing và cậu đồng ý cho tôi ở nhờ. Spiff bằng tuổi tôi, người Nigeria nhưng đang học ở Kuching. Cậu đón tôi từ bến xe bus, đưa tôi về ngôi nhà cậu đang ở với những người bạn Nigeria khác của mình. Cậu dẫn tôi vào phòng ngủ lớn nhất của ngôi nhà:
“Đây là phòng ngủ của tớ. Tớ host CouchSurfer ở đây luôn”.
Tôi tá hỏa, tôi không hề biết rằng mình sẽ phải chung phòng với Spiff, đừng nói là… chung giường. Nhưng lỡ đến đây rồi biết làm sao, đùng đùng bỏ đi thì thô lỗ quá, mà cũng chẳng biết đi đâu. Nghĩ nhiều nhức đầu, giờ mới là sáng sớm, tôi tặc lưỡi, thôi đi tắm đã rồi hẵng hay. Thế là tôi đi tắm. Phòng con trai có khác, phòng tắm bẩn. Vốn không chịu được bẩn, tôi tiện thể kỳ cọ luôn chứ không có ý gì. Vậy nhưng Spiff có vẻ áy náy lắm.
Spiff dẫn tôi đến gặp Abbie. Cuộc gặp gỡ có vẻ ngượng nghịu. Hai người chủ yếu nói chuyện với tôi chứ không nói chuyện với nhau. Spiff để tôi lại với Abbie vì cậu phải đi có việc. Tôi đến đúng vào thời gian nghỉ hè, cậu tranh thủ đi làm thê
Tôi kết thân với Abbie khá nhanh. Phần vì chúng tôi bằng tuổi, phần vì cô bạn này cũng có vẻ “nổi loạn”. Ban đầu, tôi chỉ định ở lại Kuching vài ngày, nhưng Abbie thuyết phục tôi:
“Chỉ mười ngày nữa là Gawai, ấy mà bỏ lỡ thì phí lắm”.
Gawai, hay Lễ hội thu hoạch, là ngày lễ quan trọng nhất của bang Sarawak. Gawai được tổ chức hàng năm vào ngày 31/5 và 1/6.
Thế là tôi quyết định ở lại. Trong thời gian chờ đợi, tôi tính kiếm việc gì làm cho đỡ chán. Abbie dẫn tôi đến club Terminal One, nơi mà năm mười bảy tuổi, cô đã từng bỏ nhà đến đây xin việc. Chủ Club coi Abbie như em gái. Chị lập tức đồng ý nhận cả tôi và Abbie vào làm. Thế là tôi có việc. Nhưng vấn đề là bố mẹ Abbie sẽ không bao giờ cho phép cô làm việc ở đây, dù công việc chỉ là phục vụ bàn thuần túy. Cô than phiền là bố mẹ cô quá nghiêm khắc, họ không tin tưởng cô, và không cho cô ra ngoài chơi. Abbie đưa tôi về nhà, hy vọng tôi có thể thuyết phục bố mẹ cho cô vào thành phố ở cùng tôi (dĩ nhiên là chỉ trên danh nghĩa, tôi còn chẳng có chỗ ở cho tôi nữa là).
Gia đình Abbie sống ở một làng nhỏ tên là 17 Mile, cách Kuching đúng 17 dặm. Ngôi làng nhỏ xinh xắn bình yên có nét gì đó rất giống với quê tôi. Ai bảo chỉ ở Việt Nam mới có chuyện cả gia đình trên một chiếc xe máy? Ở làng này, xe máy kẹp ba, kẹp bốn phóng vèo vèo. Spiff đưa chúng tôi đến đây, nhưng không chịu vào mà quay về ngay. Tôi hỏi lý do, Abbie mới ngập ngừng:
“Bố mẹ tớ không thích Spiff”.
“Tại sao?”.
“Spiff là bạn trai cũ của tớ”.
Ra vậy! Hôm đấy là ngày đầu tiên hai người mặt giáp mặt kể từ khi chia tay một năm. Abbie cũng không hiểu sao Spiff lại chọn đúng hôm đấy để liên lạc lại với mình.
Abbie hóa ra là con lai, mẹ là người dân tộc Iban bản địa, bố là người Ấn Độ. Thảo nào cô có nước da nâu đẹp thế.
Bố Abbie hào hứng chia sẻ với tôi đủ chuyện trên trời dưới bể, nhưng tôi hứng thú nhất câu chuyện về bộ tộc săn đầu người ở đây. Sarawak từng được biết đến với cái tên hết sức hãi hùng “Vùng đất của những thợ săn đầu người”. Thanh niên bộ tộc này muốn trở thành đàn ông thực thụ thì phải săn được ít nhất một đầu người. Nạn nhân thường là kẻ thù hay là những người làng khác lạc bước vào địa phận làng họ. Đầu săn được sau đó sẽ trở thành chiến lợi phẩm khoe với cả làng, đốt khô và treo trước cửa nhà như một chiến tích. Nhà nào càng nhiều đầu lâu càng được coi trọng. Những năm 50, khi thương gia Trung Quốc sang đây tìm đường buôn bán, không ít kẻ xấu số đã bị chuốc rượu say và cắt mất đầu. Tục lệ này ngày nay túy không còn duy trì nhưng không ít thợ săn đầu người ngày trước vẫn còn sống. Một số công ty du lịch ở đây có tour đi vào rừng thăm bộ tộc này. Tôi bày tỏ mong muốn đi một mình, mọi người đều khăng khăng ngăn cản. Nhỡ chẳng may có thợ săn đầu người nào ngứa nghề, thấy tôi lại tặc lưỡi: “A, mình chưa có cái đầu Việt Nam nào” thì tôi chết.

Nói chuyện với bố mẹ Abbie một hồi, tôi nhận ra vấn đề của Abbie chẳng khác gì vấn đề của hầu hết bạn bè đồng trang lứa với tôi. Bố mẹ Abbie không phải là nghiêm khắc, mà họ chỉ yêu thương và lo lắng cho Abbie nhiều hơn mức mà Abbie muốn. Ban đầu, mẹ Abbie khăng khăng phản đối ý tưởng cho Abbie vào thành phố, nhưng sau khi tôi thuyết phục cả một đêm (cộng những thay đổi tích cực trong thái độ của Abbie), sáng hôm sau mẹ Abbie cũng đồng ý cho cô vào thành phố ở một tuần, thậm chí còn cho cô tiền tiêu vặt. Bố mẹ Abbie cũng mời tôi đến đón Gawai cùng gia đình cô.

Khi ở Kuching, phần lớn thời gian tôi đi chơi cùng Abbie và bạn bè cô. Tuy quãng thời gian ngắn ngủi, chúng tôi chia sẻ cùng nhau không ít chuyện vui buồn và đến giờ vẫn còn khá thân thiết. Tôi ở lại nhà Spiff, cũng một phần vì Abbie muốn tôi “do thám” cậu.

Chọn tập
Bình luận