Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

34. Những đại sứ quán ở New Delbi

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Thời gian ở Delhi của tôi là thời gian lận đận vật lộn với các thể loại visa, chính vì vậy mà tôi có dịp lượn đủ các đại sứ quán. Các đại sứ quán ở New Delhi tập trung chủ yếu ở Chanakyapuri, khu vực cao cấp của thành phố. Bước vào khu vực này, bạn có cảm giác như đã bay khỏi sự ồn ào náo nhiệt của Ấn Độ để đến với một khi yên tĩnh thanh bình nào đó ở New Zealand vậy. Chanakyapuri nhiều công viên, bãi cỏ xanh rì, đường phố rộng rãi, thoáng mát, nhà vườn xinh xắn, sang trọng. Người ta nói trông mặt mà bắt hình dong, muốn biết đất nước như thế nào thì cứ lên đại sứ quán của nước đấy thì biết.

Đại sứ quán Mỹ to, rộng uy nghi, từ tường cho đến c sáng loáng màu kim loại. Bảo vệ, thanh chắn tầng không biết là sợ khủng bố hay bản chất nước lớn phải thể hiện ra như thế.
Không phô trương như đại sứ quán Mỹ, đại sứ quán Trung Quốc làm theo kiểu tầm ngầm tầm ngầm mà đấm chết voi. Sứ quán này nằm khuất trong một góc, yên tĩnh nhưng bệ vệ, bao quanh bởi một bức tường gạch to mà dày. Nằm tại Ấn Độ, nơi có nhiều người Tây Tạng đang tha hương, đại sứ quán này là mục tiêu của không ít người biểu tình.
Đại sứ quán Pakistan lại cho người ta cảm giác nơi đây đã thuộc về quá khứ. Cổng đóng im ỉm, tiếp dân ngày hai lần qua một ô cửa sổ bé xíu, chăng lưới sắt, dính đầy mạng nhện. Cứ mỗi lần bác bảo vệ nhận hồ sơ xong là đóng cửa, đi vào trong làm gì đó, rồi mở cửa trả lời. Lề đường phủ đầy lá rơi, người trải chiếu nằm la liệt chờ đến lượt mình. Không cần đọc tin, chỉ cần nhìn qua đại sứ quan này cũng biết quan hệ hai nước đang vô cùng căng thẳng. Tôi muốn đi Pakistan nhưng địa sứ quán bên này khăng khăng không cho khách du lịch ở Ấn Độ nộp đơn. Tôi năn nỉ cũng không được vì vừa nhìn thấy mặt tôi họ đã đóng sập cửa sổ.
Tôi thích đại sứ quán Iran ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nằm khuất sau hàng cây xanh mướt, đại sứ quán Iran không phô trương nhưng vẫn hút hồn với nhưng họa tiết trang trí đậm chất nghìn lẻ một đêm, trần nhà mái vòm kiến trúc Hồi giáo. Đây là một trong hai điểm dễ xin visa Iran nhất, điểm còn lại là lãnh sự quán Iran ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nổi bật nhất và cũng thu hút nhiều tranh luận nhất trong số tất cả các địa sứ quán ở đây là đại sứ quán Bỉ. Một trong những điều làm đau đầu những người chấp bút tranh luận là kiến trúc sư trưởng của tòa nhà này, Satish Gujral, thậm chí còn không là một kiến trúc sư, mà là một nhà điêu khắc. Với những hình khối kỳ lạ, đại sứ quán này mang hơi hướng một bức tượng điêu khắc khổng lồ. Những tháp tròn dạng Disneyland mang lại cho nơi đây bầu không khí vui vẻ, cởi mở không giống như những gì người ta vẫn hình dung về một đại sứ quán.
Nhưng không đâu bằng đại sứ quán Việt Nam mình.
Nhìn thấy dòng chữ tiếng Việt khắc ngay ngắn “Việt Nam”, tự nhiên tôi nao nao có cảm giác như về nhà vậy. Đại sứ quán Việt Nam xinh xắn và ấm cũng với vườn hoa phía trước. Mấy hôm trước, một người bạn hỏi tôi có lên gặp đại sứ Việt Nam ở đây không, tôi cười bảo mình phận dân đen, có việc gì mà gặp. Rồi hôm trước tìm thông tin mấy đại sứ quán, tự nhiên thấy đại sứ quán mình ở ngay gần đấy, tôi lấy số gọi. Sau mấy giây lúng túng ban đầu, tôi giới thiệu mình là một người Việt tha hương muốn lên chào các bác. Bác Tuấn bảo khi nào lên đến nơi gọi cho bác. Bác hết sức ngạc nhiên khi thấy tôi chỉ là một con bé trẻ măng. “Trẻ hơn cả con gái bác”, bác bảo. Tôi phải nói mãi, nói mãi bác mới tin là tôi đang đi một mình. Tôi kêu với bác là mình thèm đồ ăn Việt, bác mời tôi về ăn cơm với gia đình bác (ha ha ha, mình cũng thủ đoạn ghê).
Có lẽ chỉ có đại sứ quán Việt Nam mới thân thiện và nhiệt tình như thế. Sau này khi tôi kể với những người bạn nước ngoài của tôi, mọi người mới bảo đố ai tự nhiên lên đại sứ quán Mỹ, châu Âu hay Israel làm quen rồi lại còn được mời về nhà ăn nữa đấy.

Thời gian ở Delhi của tôi là thời gian lận đận vật lộn với các thể loại visa, chính vì vậy mà tôi có dịp lượn đủ các đại sứ quán. Các đại sứ quán ở New Delhi tập trung chủ yếu ở Chanakyapuri, khu vực cao cấp của thành phố. Bước vào khu vực này, bạn có cảm giác như đã bay khỏi sự ồn ào náo nhiệt của Ấn Độ để đến với một khi yên tĩnh thanh bình nào đó ở New Zealand vậy. Chanakyapuri nhiều công viên, bãi cỏ xanh rì, đường phố rộng rãi, thoáng mát, nhà vườn xinh xắn, sang trọng. Người ta nói trông mặt mà bắt hình dong, muốn biết đất nước như thế nào thì cứ lên đại sứ quán của nước đấy thì biết.

Đại sứ quán Mỹ to, rộng uy nghi, từ tường cho đến c sáng loáng màu kim loại. Bảo vệ, thanh chắn tầng không biết là sợ khủng bố hay bản chất nước lớn phải thể hiện ra như thế.
Không phô trương như đại sứ quán Mỹ, đại sứ quán Trung Quốc làm theo kiểu tầm ngầm tầm ngầm mà đấm chết voi. Sứ quán này nằm khuất trong một góc, yên tĩnh nhưng bệ vệ, bao quanh bởi một bức tường gạch to mà dày. Nằm tại Ấn Độ, nơi có nhiều người Tây Tạng đang tha hương, đại sứ quán này là mục tiêu của không ít người biểu tình.
Đại sứ quán Pakistan lại cho người ta cảm giác nơi đây đã thuộc về quá khứ. Cổng đóng im ỉm, tiếp dân ngày hai lần qua một ô cửa sổ bé xíu, chăng lưới sắt, dính đầy mạng nhện. Cứ mỗi lần bác bảo vệ nhận hồ sơ xong là đóng cửa, đi vào trong làm gì đó, rồi mở cửa trả lời. Lề đường phủ đầy lá rơi, người trải chiếu nằm la liệt chờ đến lượt mình. Không cần đọc tin, chỉ cần nhìn qua đại sứ quan này cũng biết quan hệ hai nước đang vô cùng căng thẳng. Tôi muốn đi Pakistan nhưng địa sứ quán bên này khăng khăng không cho khách du lịch ở Ấn Độ nộp đơn. Tôi năn nỉ cũng không được vì vừa nhìn thấy mặt tôi họ đã đóng sập cửa sổ.
Tôi thích đại sứ quán Iran ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nằm khuất sau hàng cây xanh mướt, đại sứ quán Iran không phô trương nhưng vẫn hút hồn với nhưng họa tiết trang trí đậm chất nghìn lẻ một đêm, trần nhà mái vòm kiến trúc Hồi giáo. Đây là một trong hai điểm dễ xin visa Iran nhất, điểm còn lại là lãnh sự quán Iran ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nổi bật nhất và cũng thu hút nhiều tranh luận nhất trong số tất cả các địa sứ quán ở đây là đại sứ quán Bỉ. Một trong những điều làm đau đầu những người chấp bút tranh luận là kiến trúc sư trưởng của tòa nhà này, Satish Gujral, thậm chí còn không là một kiến trúc sư, mà là một nhà điêu khắc. Với những hình khối kỳ lạ, đại sứ quán này mang hơi hướng một bức tượng điêu khắc khổng lồ. Những tháp tròn dạng Disneyland mang lại cho nơi đây bầu không khí vui vẻ, cởi mở không giống như những gì người ta vẫn hình dung về một đại sứ quán.
Nhưng không đâu bằng đại sứ quán Việt Nam mình.
Nhìn thấy dòng chữ tiếng Việt khắc ngay ngắn “Việt Nam”, tự nhiên tôi nao nao có cảm giác như về nhà vậy. Đại sứ quán Việt Nam xinh xắn và ấm cũng với vườn hoa phía trước. Mấy hôm trước, một người bạn hỏi tôi có lên gặp đại sứ Việt Nam ở đây không, tôi cười bảo mình phận dân đen, có việc gì mà gặp. Rồi hôm trước tìm thông tin mấy đại sứ quán, tự nhiên thấy đại sứ quán mình ở ngay gần đấy, tôi lấy số gọi. Sau mấy giây lúng túng ban đầu, tôi giới thiệu mình là một người Việt tha hương muốn lên chào các bác. Bác Tuấn bảo khi nào lên đến nơi gọi cho bác. Bác hết sức ngạc nhiên khi thấy tôi chỉ là một con bé trẻ măng. “Trẻ hơn cả con gái bác”, bác bảo. Tôi phải nói mãi, nói mãi bác mới tin là tôi đang đi một mình. Tôi kêu với bác là mình thèm đồ ăn Việt, bác mời tôi về ăn cơm với gia đình bác (ha ha ha, mình cũng thủ đoạn ghê).
Có lẽ chỉ có đại sứ quán Việt Nam mới thân thiện và nhiệt tình như thế. Sau này khi tôi kể với những người bạn nước ngoài của tôi, mọi người mới bảo đố ai tự nhiên lên đại sứ quán Mỹ, châu Âu hay Israel làm quen rồi lại còn được mời về nhà ăn nữa đấy.

Chọn tập
Bình luận