Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

5. Khách sạn có ma ở Sibu

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Tôi gửi đồ ở khách sạn và bắt đầu đi vòng vòng quanh thành phố để lấy ý tưởng. Tôi gặp một nhóm xe vespa từ Brunei qua Miri tham gia diễu hành mừng sinh nhật thành phố. Biết tôi đi du lịch một mình từ Việt Nam, họ hết sức thích thú, xin chụp ảnh cùng và xin số liên lạc. Họ gợi ý cho tôi đến Kuching – thủ phủ bang Sarawak. Đây được coi là mảnh đất của những huyền thoại, những cánh rừng nguyên sinh, những chú chim mỏ sừng Rhinoceros và những bộ tộc săn đầu người.
Tôi quyết định đến Kuching, nhưng trên đường đi tôi muốn ghé thăm Sibu – thành phố người Hoa duy nhất ở Đông Malaysia. Dân số ở đây chủ yếu là người Hoa Foochow(6) nổi tiếng với Foochow food.

Caroline gọi cho tôi lúc tôi đang ở trên xe bus. Lo lắng vì tôi sẽ đến Sibu lúc nửa đêm, chị giới thiệu cho tôi với Koh, một người bạn của chị ở Sibu. Koh đón tôi ở bến xe và dẫn tôi vào thành phố tìm khách sạn. Vì lúc đó đã muộn, tôi đã khá mệt và không muốn làm phiền Koh nhiều, tôi chọn bừa một khách sạn tôi thấy. Đó là một khách sạn khá lớn ở ngay trung tâm thành phố, có vẻ cũ kỹ, nhưng được cái khá rẻ (50RM ~ $15), lại có wifi. Người đàn ông gốc Hoa ở bàn tiếp tân không nói được tiếng Anh. Koh giúp tôi check in và để tôi ở lại trong phòng một mình.
Hành lang khách sạn
Việc đầu tiên tôi làm khi nhận phòng là kiểm tra nhà vệ sinh. Vòi nước và xả bồn cầu không hoạt động. Tôi chạy xuống gọi người đàn ông trực đêm, ông vào kiểm tra thì mọi thứ đều hoạt động bình thường. Ông đi xuống và tôi bắt đầu sửa soạn đề tắm. Đột nhiên, tôi nghe tiếng nước chảy trong nhà tắm, ai đó mở vòi nước rồi lại đóng lại. Tôi chạy vào xem. thì thấy nước vẫn chảy, bồn cầu đang xả nước và cuộn giấy vệ sinh tự động thả giấy xuống. Hoảng hồn, tôi lao xuống bàn tiếp tân,ố gắng giải thích cho người đàn ông nhưng ông không hiểu. Tôi không thể check out và tìm khách sạn khác, bởi Sibu không chỉ nổi tiếng bởi đồ ăn mà còn nổi tiếng với những bang nhóm gangster thống trị mọi ngóc ngách phố ban đêm. Tôi đành quay lại phòng, mở Facebook và bắt đầu kêu khóc với bất cứ ai tôi gặp online. Tôi không dám sử dụng nhà vệ sinh, thậm chí không dám tắm. Đến khoảng ba giờ sáng, mọi âm thanh kỳ lạ kết thúc, và tôi ngủ thiếp đi khoảng một giờ sau đó.

Sáng hôm sau, tôi đi xuống và gặp một phụ nữ người Hoa ở bàn tiếp tân. Bà có thể nói tiếng Anh. Tôi kể lại cho bà những chuyện kỳ lạ lúc nửa đêm. Bà chẳng có vẻ gì ngạc nhiên:
“Cháu ở phòng nào?”. “405 ạ”.
“Ở đây không có phòng 405”.
Tôi giật mình nhìn lại chìa khóa phòng: là 407. Vì lý do nào đó, cả đêm tôi cứ nghĩ mình ở phòng 405. Tôi cũng không hiểu sao ở đây không có phòng 405 trong khi 405 không phải là một con số người Hoa kiêng kị. Tôi hỏi nhưng không nhận được câu trả lời. Tôi check out, Koh đến đón đưa tôi về nhà chị. Có cho tiền tôi cũng không dám ở khách sạn đấy thêm nữa.
Bé Chloe muốn nói rằng cô bé yêu mình 

Vợ chồng Koh có hai con gái, con gái lớn học lớp 9, con gái nhỏ mới có năm tuổi, tên là Chloe. Không hiểu sao, Chloe rất thích tôi, không chịu rời tôi nửa bước. Koh cũng bảo tôi là người lạ đầu tiên Chloe gần gũi đến thế. Koh và Chloe dẫn tôi đi thăm quanh thành phố. Nhưng tôi thích tự mình khám phá thành phố hơn. Đúng là thành phố của người Hoa, nhà hàng nào cũng trưng biển tiếng Hoa, kiến trúc cũng đậm màu sắc Trung Quốc và đồ ăn Foochow cực kỳ hấp dẫn. Sibu có một con sông lớn hết sức thơ mộng với ngôi chùa Tua Pek Kong cổ kính từ thế kỷ XIX soi bóng kề bên. Tháp chùa có bảy tầng, trèo lên trên đỉnh có thể nhìn toàn cảnh thành phố. Tôi đặc biệt ấn tượng với chợ Sibu, chợ vô cùng lớn, rực rỡ nhiều màu sắc với nhiều loại hoa quả tôi chưa thấy bao giờ. Ham ăn, tôi chết mê chết mệt đồ ăn ở đây. Kompyang món bánh quy đặc trưng của Sibu, làm từ bột mỳ, hành, mỡ và muối với nhân đa dạng tùy sở thích: nhân thịt, nhân rau, nhân ngọt… ăn với nước sốt. Kampua Mieng – mì xào khô với thịt lợn xắt miếng, một đặc sản khác của Sibu. Chai Pau – bánh bao chay. Tôi cũng thử món lòng lợn xào hành tây và món chè Sibu. Tôi ở với gia đình Koh một ngày, tối bắt chuyến xe bus qua đêm đến Kuching. Koh gói đồ ăn để tôi không bị đói trên xe bus. Tôi cảm kích vô cùng, không biết phải cám ơn thế nào cho đủ.

Tôi gửi đồ ở khách sạn và bắt đầu đi vòng vòng quanh thành phố để lấy ý tưởng. Tôi gặp một nhóm xe vespa từ Brunei qua Miri tham gia diễu hành mừng sinh nhật thành phố. Biết tôi đi du lịch một mình từ Việt Nam, họ hết sức thích thú, xin chụp ảnh cùng và xin số liên lạc. Họ gợi ý cho tôi đến Kuching – thủ phủ bang Sarawak. Đây được coi là mảnh đất của những huyền thoại, những cánh rừng nguyên sinh, những chú chim mỏ sừng Rhinoceros và những bộ tộc săn đầu người.
Tôi quyết định đến Kuching, nhưng trên đường đi tôi muốn ghé thăm Sibu – thành phố người Hoa duy nhất ở Đông Malaysia. Dân số ở đây chủ yếu là người Hoa Foochow(6) nổi tiếng với Foochow food.

Caroline gọi cho tôi lúc tôi đang ở trên xe bus. Lo lắng vì tôi sẽ đến Sibu lúc nửa đêm, chị giới thiệu cho tôi với Koh, một người bạn của chị ở Sibu. Koh đón tôi ở bến xe và dẫn tôi vào thành phố tìm khách sạn. Vì lúc đó đã muộn, tôi đã khá mệt và không muốn làm phiền Koh nhiều, tôi chọn bừa một khách sạn tôi thấy. Đó là một khách sạn khá lớn ở ngay trung tâm thành phố, có vẻ cũ kỹ, nhưng được cái khá rẻ (50RM ~ $15), lại có wifi. Người đàn ông gốc Hoa ở bàn tiếp tân không nói được tiếng Anh. Koh giúp tôi check in và để tôi ở lại trong phòng một mình.
Hành lang khách sạn
Việc đầu tiên tôi làm khi nhận phòng là kiểm tra nhà vệ sinh. Vòi nước và xả bồn cầu không hoạt động. Tôi chạy xuống gọi người đàn ông trực đêm, ông vào kiểm tra thì mọi thứ đều hoạt động bình thường. Ông đi xuống và tôi bắt đầu sửa soạn đề tắm. Đột nhiên, tôi nghe tiếng nước chảy trong nhà tắm, ai đó mở vòi nước rồi lại đóng lại. Tôi chạy vào xem. thì thấy nước vẫn chảy, bồn cầu đang xả nước và cuộn giấy vệ sinh tự động thả giấy xuống. Hoảng hồn, tôi lao xuống bàn tiếp tân,ố gắng giải thích cho người đàn ông nhưng ông không hiểu. Tôi không thể check out và tìm khách sạn khác, bởi Sibu không chỉ nổi tiếng bởi đồ ăn mà còn nổi tiếng với những bang nhóm gangster thống trị mọi ngóc ngách phố ban đêm. Tôi đành quay lại phòng, mở Facebook và bắt đầu kêu khóc với bất cứ ai tôi gặp online. Tôi không dám sử dụng nhà vệ sinh, thậm chí không dám tắm. Đến khoảng ba giờ sáng, mọi âm thanh kỳ lạ kết thúc, và tôi ngủ thiếp đi khoảng một giờ sau đó.

Sáng hôm sau, tôi đi xuống và gặp một phụ nữ người Hoa ở bàn tiếp tân. Bà có thể nói tiếng Anh. Tôi kể lại cho bà những chuyện kỳ lạ lúc nửa đêm. Bà chẳng có vẻ gì ngạc nhiên:
“Cháu ở phòng nào?”. “405 ạ”.
“Ở đây không có phòng 405”.
Tôi giật mình nhìn lại chìa khóa phòng: là 407. Vì lý do nào đó, cả đêm tôi cứ nghĩ mình ở phòng 405. Tôi cũng không hiểu sao ở đây không có phòng 405 trong khi 405 không phải là một con số người Hoa kiêng kị. Tôi hỏi nhưng không nhận được câu trả lời. Tôi check out, Koh đến đón đưa tôi về nhà chị. Có cho tiền tôi cũng không dám ở khách sạn đấy thêm nữa.
Bé Chloe muốn nói rằng cô bé yêu mình 

Vợ chồng Koh có hai con gái, con gái lớn học lớp 9, con gái nhỏ mới có năm tuổi, tên là Chloe. Không hiểu sao, Chloe rất thích tôi, không chịu rời tôi nửa bước. Koh cũng bảo tôi là người lạ đầu tiên Chloe gần gũi đến thế. Koh và Chloe dẫn tôi đi thăm quanh thành phố. Nhưng tôi thích tự mình khám phá thành phố hơn. Đúng là thành phố của người Hoa, nhà hàng nào cũng trưng biển tiếng Hoa, kiến trúc cũng đậm màu sắc Trung Quốc và đồ ăn Foochow cực kỳ hấp dẫn. Sibu có một con sông lớn hết sức thơ mộng với ngôi chùa Tua Pek Kong cổ kính từ thế kỷ XIX soi bóng kề bên. Tháp chùa có bảy tầng, trèo lên trên đỉnh có thể nhìn toàn cảnh thành phố. Tôi đặc biệt ấn tượng với chợ Sibu, chợ vô cùng lớn, rực rỡ nhiều màu sắc với nhiều loại hoa quả tôi chưa thấy bao giờ. Ham ăn, tôi chết mê chết mệt đồ ăn ở đây. Kompyang món bánh quy đặc trưng của Sibu, làm từ bột mỳ, hành, mỡ và muối với nhân đa dạng tùy sở thích: nhân thịt, nhân rau, nhân ngọt… ăn với nước sốt. Kampua Mieng – mì xào khô với thịt lợn xắt miếng, một đặc sản khác của Sibu. Chai Pau – bánh bao chay. Tôi cũng thử món lòng lợn xào hành tây và món chè Sibu. Tôi ở với gia đình Koh một ngày, tối bắt chuyến xe bus qua đêm đến Kuching. Koh gói đồ ăn để tôi không bị đói trên xe bus. Tôi cảm kích vô cùng, không biết phải cám ơn thế nào cho đủ.

Chọn tập
Bình luận