Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Chọn tập

“If there is paraside on Earth, it is here, it is here, it is here”.

[Nếu thực sự có thiên đường trần gian, chính là đây, chính là đây, chính là đây.]
Câu cảm thán của một vị hoàng đế Mông Cổ khi đặt chân đến mảnh đất này hàng trăm năm trước đã trở thành câu nói cửa miệng của bất cứ ai đến nơi đây, bởi có lẽ không có từ nào có thể miêu tả đúng hơn về Kashmir, thiên đường trần gian. Tôi không nhớ cái tên Kashmir kẹt trong đầu tôi bắt đầu từ khi nào, tôi chỉ biết là một buổi tối, máu chảy về chân, tôi cuồng lên vào trang Facebook “Xách ba lô lên và Đi” của mình than thở rằng: “Trời ơi muốn đi Kashmir quá”.
Nhiều người không tin vào chuyến đi của tôi vì có vẻ như nó nhiều cái may từ trên trời xuống quá. Tôi không trách họ, bởi bản thân tôi nhiều lúc cũng không dám tin vào vận may của mình. Lần này là một dịp may như thế. Tôi vừa post lên Facebook được vài giờ thì nhận được tin nhắn từ chị Khánh. Chị đang ở Thái Lan, ngày hôm sau sẽ sang đến Delhi để đi… Kashmir. Chị đặt tour, thuê xe riêng nên có thể cho tôi đi nhờ. Tôi chư bao giờ gặp chị Khánh, cũng như không biết tại sao chị lại tốt với tôi thế, nhưng nếu chị đủ tin tôi để cho tôi đi nhờ xe thì chẳng có lý do gì để tôi không tin chị cả. Cũng đính chính thêm, nếu chị Khánh không cho tôi đi nhờ thì tôi cũng sẽ vẫn mày mò tự đi xe bus hay đi tàu.
Tôi cuống cuồng chuẩn bị cho chuyến đi. Đồ đạc tôi đi quen rồi chẳng có gì chuẩn bị: vài cái áo phông, một cái quần bò. Nhưng lúc tôi lên mạng đọc về Kashmir thì mới phát hiện ra trên đấy đang chuẩn bị vào đông, đêm có thể xuống tới 0oC. Tôi không có quần áo mùa đông, đến cả áo dài tay cũng không có. Murdi phải cho tôi mượn một cái áo len và một chiếc áo phông dài tay.
Buổi sáng thức dậy sớm, nghiên cứu bản đồ metro đi đến khách sạn chị Khánh ở. Đến nơi rồi tôi mới thấy phục bản thân quá. Công nhận, ra nước ngoài tinh thần mò mẫm bản đồ của tôi lên cao hẳn. Ngày xưa, ba năm ở Hà Nội tôi không tìm ra được đường xe bus từ nhà đến trường. Chị Khánh người nhỏ nhưng rất cứng cáp, nhìn đã biết là dân máu đi.
“Này, tối qua em xem TV không?”.
“Có ạ, vụ truy bắt khủng bố ở Kashmir á?”.
“Ừ, sợ không?”.
“Hơi hơi ạ”.
Lái xe là một anh chàng người Delhi tên là Pankaj. Anh chàng đã ngoài ba mươi nhưng khuôn mặt vẫn trẻ măng, hay cười ít nói. Chúng tôi vào địa phận Jammu & Kashmir lúc chiều tối. Xe cộ vào bang này phải đi qua một trạm kiểm tra. Không biết ngày hôm đấy họ có vấn đề gì về giấy tờ, hay là do kẹt xe, hoặc chỉ đơn giản là chuyện thường ngày, mà chúng tôi phải đợi phía trước trạm kiểm soát cả ba tiếng đồng hồ. Xe ô tô, xe tải nối đuôi nhau xếp thành hàng dài vài cây số. Tối hôm đấy, tôi định đi qua Jammu sẽ bảo vào nhà người bạn CouchSurfer tôi đã liên hệ trước để ngủ nhờ. Nhưng do phải chờ lâu quá, tôi đến thị trấn lúc đã mười giờ tối. Phố vắng vẻ, đường tối om, sim Ấn Độ tôi đang dùng vào bang này bị mất sóng, tôi không biết sẽ tìm đến nhà bạn đấy bằng cách nào nên tôi quyết định đi cùng chị Khánh lên Katra, thị trấn nằm cách Jammu bảy mươi hai kilomet. Trên đường đi, Pakkaj dừng xe lại lưng chừng đèo cho chúng tôi uống trà. Kể cũng lạ, tự dưng giữa đồi núi hoang vắng không một bóng người lại mọc đâu ra quán trà vỉa hè chật kín khách. Lúc đấy tôi đã bắt đầu cảm nhận được cái rét đêm núi. Cảm giác tay tê tê lạnh được chạm vào cốc trà nóng thật tuyệt. Tôi đưa cốc trà lên sát mặt, để khói trà thơm phả vào mũi, vào mắt, vào miệng cho ấm.
Chúng tôi đến Katra lúc đã quá nửa đêm. Thành phố này dần dần hiện ra sau màn đêm dày đặc với những ánh đèn lung linh phủ kín cả một mặt đồi. Một đường cong sáng rực rỡ dẫn lên đỉnh. Pankaj bảo đấy là đường dẫn lên đền Maa Vaishno Devi. Nằm dưới chân núi Trikuta, Katra không có gì nổi bật ngoại trừ việc đây là thị trấn gần Maa Vaishno Devi nhất. Vaishno Devi là hiện thân của nữ thần Mẹ (Mother Goddess) trong đạo Hindu. Ngôi đền thờ nữ thần Mẹ này là một trong những nơi linh thiêng nhất của Ấn Độ, đứng thứ hai ở Ấn Độ về mặt số lượng người thờ cúng với tám triệu người hành hương đến đây mỗi năm. Nói thật là trước khi đến đây tôi chưa nghe nói đến ngôi đền này bao giờ, nhưng đến đây rồi mà không đi thăm thì hơi phí, tôi quyết định sáng hôm sau đi thăm.

Đền nằm chênh vênh trên đỉnh đồi, cách thị trấn những mười bốn kilomet. Ban quản lý khách sạn cho hay đền này không có đường ô tô lên, hoặc là đi máy bay trực thăng lên thẳng đến nơi, một chiều là 1.225Rs ~ $27; hoặc đi lừa cả lên cả xuống là 750Rs ~ $16. Chị Khánh chọn đi máy bay, tôi tính là mình cứ thong d đi bộ lên đã, khi nào mệt thì sẽ thuê một chú lừa. Mình có cả ngày ở đây cơ mà.

Đi một lúc rồi tôi mới phát hiện ra là mình không biết đường. Thế là tôi tìm một chú nhìn có vẻ thông thạo đường, bập bẹ hỏi đường lên Vaishno Devi vì chú không nói được tiếng Anh. Chú ra dấu đi theo chú, tôi cũng ngoan ngoãn đi theo. Con đường chính lên đòi bị kẹt rickshaw hàng mấy trăm mét, chú nhảy xuống một bậc thang hướng ngược lại, đi vào một con hẻm nhỏ xíu giữa hai vách đá. “Đường tắt, cho nhân viên”, chú khoe tấm thẻ cảnh sát. Chẳng biết có phải đường tắt thật không, nhưng nhìn chú có vẻ hiền lành tin được. Tôi thì còn đang bận hỉ hả vì nhờ đi đường này tôi lần đầu tiên được thấy một hang sadhu (sadhu là thầy tu Ấn Độ). Thầy tóc vấn trong khăn, người trát đầy phấn, lưng trần khoe rõ xương sườn, hông quấn tấm vải. Hang thực chất chỉ là một cái lỗ trong bức tường đá, trang trí với hoa cúc, gỗ thơm đặc trưng của đạo Hindu. Trên sàn có một tấm nệm rách te tua để giữa ấm cho thầy trong cái rét căm căm này. Trên tường chạm một bức tượng thần khỉ Hanuman cao đến trần hang, trên sàn là bàn thờ có hình Sai Baba, cạnh chỗ thầy ngồi là bếp củi. Thầy ra hiệu cho tôi quỳ xuống, vẩy vẩy ít nước thánh lên người tôi, sau đó đổ một ít nước vào tay tôi bắt tôi uống. Tôi không biết nước này có nguồn gốc thế nào, nhưng cứ nhắm mắt nhắm mũi cho lên miệng. Sau đo thầy cho tôi một ít hạt khô để ăn lấy may.
Tôi bắt gặp hàng dài người chờ mua vé lên đền, nhưng vì chú làm ở đây nên chú đưa tôi qua mà không cần mua vé. Lúc vào con đường mòn lên núi rồi tôi mới phát hiện ra mình không phải là người bộ hành duy nhất. Chỉ có khách du lịch mới đi máy bay, đi lừa thôi chứ còn người hành hương toàn đi bộ hết. Chúng tôi hòa vào dòng người đông như trẩy hội. Con đường lên núi được lát gạch rất đẹp, phải cái mùi phân lừa nồng nặc. Cứ khoảng một vài mét lại có một người đứng quét phân lừa, khoảng vài chục mét lại có quầy bán đồ uống siêu rẻ. Tối qua không được ngủ đủ, sáng nay lại không kịp ăn sáng, người lại vẫn chưa khỏi hẳn sau vụ ngộ độc thực phẩm, leo được hai mươi phút thì tôi đã bắt đầu thở hổn hển, leo được nửa tiếng tôi đã nghĩ mình sắp chết. Chú thì cứ lao phăng phăng phăng phăng làm tôi lại càng tự ái thể chất của mình. Xung quanh người nườm nượp, tôi còn gặp phải hai cụ già phải ngoài sáu mươi, đi từng bước từng bước rất thận trọng mà chẳng có dấu hiệu mệt mỏi gì. Chẳng lẽ mình hai mươi bẻ gẫy sừng trâu mà lại thua người ta à? Thế là tôi lại cắn răng đi tiếp, không dám kêu ca gì. Sau ba tiếng, cuối cùng chúng tôi cũng lên một cái hang nơi mà hàng ngàn người hành hương đang đứng ngồi kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Tôi hớn hở reo lên: “Vaishno Devi”. Chú lắc đầu, chỉ tay lên trên cao nữa. Đây là Ardh Kuari, hang nơi mà Vaishno Devi được cho làẩn náu chín tháng. Chú lại một lần nữa lạm dụng quyền hạn của mình để đưa tôi vào thăm hang mà không cần xếp hàng. Trước khi ra, chú nhặt cho tôi một nhúm hạt khô. Xong, chú dẫn ngược tôi ra đường xuống núi. Chú ra dấu bảo:

“Về đi, chú làm ở đây rồi”.
“Không, cháu muốn lên đền Vaishno Devi cơ”.
“Xa lắm”.
“Xa cháu cũng đi”.
Chú chỉ cho tôi đường lên núi rồi lắc đầu.

Thế là tôi tiếp tục leo, leo, leo. Cứ mỗi lần nhìn thấy tòa nhà nào, tôi lại chắc mẩm đây là đền rồi, nhưng rồi đều phải thất vọng vì không phải. Nhưng tôi đã đi quá xa để có thể quay lại mà không thấy tiếc. Càng lên cao đường càng vắng, khung cảnh càng đẹp. Những vách đá chênh vênh nằm bên thung lũng xanh rì, những thửa ruộng bậc thang nằm nghiêng nghiêng bên dòng sông lấp lánh ánh bạc. Tôi bắt chuyện với một cặp vợ chồng trẻ đang đi gần đấy cho có bạn có bè. Hai người bảo năm nào cũng hành hương lên đây. Họ còn không có tiền ở khách sạn nên toàn phải cắm trại. Hầu hết những người đi hành hương cũng toàn ngủ lều, có ai được sung sướng ở khách sạnh như tôi đâu (tôi ở khách sạn ké với chị Khánh thôi). Khoảng một giờ chiều, cuối cùng tôi cũng đến được cái biển chào gắn chi chít hoa cúc.

“Đến đền rồi đó”. Người chồng bảo tôi. “Em có vé vào chưa?”.
“Chưa. Mua ở đâu hả anh?”.
“Ở dưới chân đồi, nãy em không mua hả?”.
Tôi mới chợt nhớ ra là sang nay tôi đi đường tắt với chú tốt bụng kia nên không đi qua chỗ mua vé. Tôi chưng h
“Không có cách nào vào được hả anh?”.
“Không, em phải có vé cơ”. Anh nhìn tôi thông cảm.
“Thế thôi em xuống”.
Lúc đó tôi cũng nghĩ là mình đi xuống thật, bởi thực ra vào được bên trong hay không đối với tôi không quan trọng lắm. Quan trọng là tôi đã leo được mười bốn kilomet để đến đây, một điều mà mới sáng nay tôi còn nghĩ là không tưởng. Nhưng lúc quay lưng đi xuống thì tự nhiên một ý nghĩ đen tối hiện ra. Kể ra đến đây rồi mà không vào trong thì cũng phí. Để xem có cách nào chui vào trong được không. Sau khi quan sát, tôi nhận ra rằng do quá đông, người ta không thể nào kiểm tra chi li từng vé được. Tôi nghĩ, tôi có thể trà trộn vào một nhóm nào đấy đi vào.
Tăm tia một lúc, tôi tìm được một nhóm thanh niên tầm tuổi tôi đang chờ đến lượt mình vào. Tôi chạy đến hỏi:
“Mọi người có ai biết là mình có thể mua vé vào cửa ở đâu không?”.
“Ấy phải xuống chân núi mua cơ”.
“Trời, đi bộ cả sáng lên đây, giờ mà xuống nữa là khỏi lên luôn đấy. Có cách nào khác vào được không?”.
“Ấy có một mình thôi hả?”.
“Ừ”.
“Thế vào đứng chung với tụi này đi. Đông người, không ai kiểm tra hết được đâu”.
“Chắc kh
“Chắc”.
Sau khi đứng chờ cả gần tiếng, cuối cùng chúng tôi cũng vào được trong đền. Nói chung, đền xây trong hang, ngoài ý nghĩa tâm linh ra thì về mặt kiến trúc cũng không có gì đặc biệt. Vào tham quan một lúc rồi tôi đi ra để xuống trước khi trời tối. Lúc đấy cũng đã gần ba giờ chiều rồi.
Hoàng hôn xuống, núi đồi càng đẹp. Tôi cũng không hiểu mình lấy đâu ra sức mà đi xuống băng băng. Đi một lúc, tôi nhận ra rằng chân tôi không còn cảm giác nữa. Tôi như bị say vậy, bước này tiếp bước kia theo quán tính. Tôi không dám dừng lại, bởi tôi biết nếu tôi dừng lại, tôi sẽ gục ngay không đứng dậy được. Tôi cứ lao như vậy từ trên đỉnh núi xuống chân núi mà không nghỉ. Xuống đến chân núi, một phần vì không còn sức, một phần vì tôi nghĩ mình xứng đáng, tôi tự thưởng cho mình bằng cách kêu rickshaw về thẳng khách sạn. Về đến nơi, tôi hỏi chị Khánh ngày hôm nay thế nào, chị nhăn nhó bảo không mua được vé máy bay nên phải đi lừa lên, ngồi lừa cả ngày đau lưng quá trời. Chị còn bị tắc đường, chờ lâu ơi là lâu. Mệt, chị về khách sạn gọi đồ ăn ngay trong đó chứ không ra ngoài. Tôi đi loanh quanh tìm đồ ăn mới phát hiện ra mấy món vỉa hè ngon lành của Katra. Ha, hóa ra đi kiểu nghèo như tôi lại hay hơn. Mặc dù mệt, tôi nghĩ hôm nay tôi đã có một ngày tuyệt vời: Tôi làm được một việc mà bản thân mình cho là không tưởng, được ngắm cảnh núi đồi, được gặp gỡ nói chuyện với kha khá người. Ai bảo đi kiểu nghèo như tôi là khổ?

“If there is paraside on Earth, it is here, it is here, it is here”.

[Nếu thực sự có thiên đường trần gian, chính là đây, chính là đây, chính là đây.]
Câu cảm thán của một vị hoàng đế Mông Cổ khi đặt chân đến mảnh đất này hàng trăm năm trước đã trở thành câu nói cửa miệng của bất cứ ai đến nơi đây, bởi có lẽ không có từ nào có thể miêu tả đúng hơn về Kashmir, thiên đường trần gian. Tôi không nhớ cái tên Kashmir kẹt trong đầu tôi bắt đầu từ khi nào, tôi chỉ biết là một buổi tối, máu chảy về chân, tôi cuồng lên vào trang Facebook “Xách ba lô lên và Đi” của mình than thở rằng: “Trời ơi muốn đi Kashmir quá”.
Nhiều người không tin vào chuyến đi của tôi vì có vẻ như nó nhiều cái may từ trên trời xuống quá. Tôi không trách họ, bởi bản thân tôi nhiều lúc cũng không dám tin vào vận may của mình. Lần này là một dịp may như thế. Tôi vừa post lên Facebook được vài giờ thì nhận được tin nhắn từ chị Khánh. Chị đang ở Thái Lan, ngày hôm sau sẽ sang đến Delhi để đi… Kashmir. Chị đặt tour, thuê xe riêng nên có thể cho tôi đi nhờ. Tôi chư bao giờ gặp chị Khánh, cũng như không biết tại sao chị lại tốt với tôi thế, nhưng nếu chị đủ tin tôi để cho tôi đi nhờ xe thì chẳng có lý do gì để tôi không tin chị cả. Cũng đính chính thêm, nếu chị Khánh không cho tôi đi nhờ thì tôi cũng sẽ vẫn mày mò tự đi xe bus hay đi tàu.
Tôi cuống cuồng chuẩn bị cho chuyến đi. Đồ đạc tôi đi quen rồi chẳng có gì chuẩn bị: vài cái áo phông, một cái quần bò. Nhưng lúc tôi lên mạng đọc về Kashmir thì mới phát hiện ra trên đấy đang chuẩn bị vào đông, đêm có thể xuống tới 0oC. Tôi không có quần áo mùa đông, đến cả áo dài tay cũng không có. Murdi phải cho tôi mượn một cái áo len và một chiếc áo phông dài tay.
Buổi sáng thức dậy sớm, nghiên cứu bản đồ metro đi đến khách sạn chị Khánh ở. Đến nơi rồi tôi mới thấy phục bản thân quá. Công nhận, ra nước ngoài tinh thần mò mẫm bản đồ của tôi lên cao hẳn. Ngày xưa, ba năm ở Hà Nội tôi không tìm ra được đường xe bus từ nhà đến trường. Chị Khánh người nhỏ nhưng rất cứng cáp, nhìn đã biết là dân máu đi.
“Này, tối qua em xem TV không?”.
“Có ạ, vụ truy bắt khủng bố ở Kashmir á?”.
“Ừ, sợ không?”.
“Hơi hơi ạ”.
Lái xe là một anh chàng người Delhi tên là Pankaj. Anh chàng đã ngoài ba mươi nhưng khuôn mặt vẫn trẻ măng, hay cười ít nói. Chúng tôi vào địa phận Jammu & Kashmir lúc chiều tối. Xe cộ vào bang này phải đi qua một trạm kiểm tra. Không biết ngày hôm đấy họ có vấn đề gì về giấy tờ, hay là do kẹt xe, hoặc chỉ đơn giản là chuyện thường ngày, mà chúng tôi phải đợi phía trước trạm kiểm soát cả ba tiếng đồng hồ. Xe ô tô, xe tải nối đuôi nhau xếp thành hàng dài vài cây số. Tối hôm đấy, tôi định đi qua Jammu sẽ bảo vào nhà người bạn CouchSurfer tôi đã liên hệ trước để ngủ nhờ. Nhưng do phải chờ lâu quá, tôi đến thị trấn lúc đã mười giờ tối. Phố vắng vẻ, đường tối om, sim Ấn Độ tôi đang dùng vào bang này bị mất sóng, tôi không biết sẽ tìm đến nhà bạn đấy bằng cách nào nên tôi quyết định đi cùng chị Khánh lên Katra, thị trấn nằm cách Jammu bảy mươi hai kilomet. Trên đường đi, Pakkaj dừng xe lại lưng chừng đèo cho chúng tôi uống trà. Kể cũng lạ, tự dưng giữa đồi núi hoang vắng không một bóng người lại mọc đâu ra quán trà vỉa hè chật kín khách. Lúc đấy tôi đã bắt đầu cảm nhận được cái rét đêm núi. Cảm giác tay tê tê lạnh được chạm vào cốc trà nóng thật tuyệt. Tôi đưa cốc trà lên sát mặt, để khói trà thơm phả vào mũi, vào mắt, vào miệng cho ấm.
Chúng tôi đến Katra lúc đã quá nửa đêm. Thành phố này dần dần hiện ra sau màn đêm dày đặc với những ánh đèn lung linh phủ kín cả một mặt đồi. Một đường cong sáng rực rỡ dẫn lên đỉnh. Pankaj bảo đấy là đường dẫn lên đền Maa Vaishno Devi. Nằm dưới chân núi Trikuta, Katra không có gì nổi bật ngoại trừ việc đây là thị trấn gần Maa Vaishno Devi nhất. Vaishno Devi là hiện thân của nữ thần Mẹ (Mother Goddess) trong đạo Hindu. Ngôi đền thờ nữ thần Mẹ này là một trong những nơi linh thiêng nhất của Ấn Độ, đứng thứ hai ở Ấn Độ về mặt số lượng người thờ cúng với tám triệu người hành hương đến đây mỗi năm. Nói thật là trước khi đến đây tôi chưa nghe nói đến ngôi đền này bao giờ, nhưng đến đây rồi mà không đi thăm thì hơi phí, tôi quyết định sáng hôm sau đi thăm.

Đền nằm chênh vênh trên đỉnh đồi, cách thị trấn những mười bốn kilomet. Ban quản lý khách sạn cho hay đền này không có đường ô tô lên, hoặc là đi máy bay trực thăng lên thẳng đến nơi, một chiều là 1.225Rs ~ $27; hoặc đi lừa cả lên cả xuống là 750Rs ~ $16. Chị Khánh chọn đi máy bay, tôi tính là mình cứ thong d đi bộ lên đã, khi nào mệt thì sẽ thuê một chú lừa. Mình có cả ngày ở đây cơ mà.

Đi một lúc rồi tôi mới phát hiện ra là mình không biết đường. Thế là tôi tìm một chú nhìn có vẻ thông thạo đường, bập bẹ hỏi đường lên Vaishno Devi vì chú không nói được tiếng Anh. Chú ra dấu đi theo chú, tôi cũng ngoan ngoãn đi theo. Con đường chính lên đòi bị kẹt rickshaw hàng mấy trăm mét, chú nhảy xuống một bậc thang hướng ngược lại, đi vào một con hẻm nhỏ xíu giữa hai vách đá. “Đường tắt, cho nhân viên”, chú khoe tấm thẻ cảnh sát. Chẳng biết có phải đường tắt thật không, nhưng nhìn chú có vẻ hiền lành tin được. Tôi thì còn đang bận hỉ hả vì nhờ đi đường này tôi lần đầu tiên được thấy một hang sadhu (sadhu là thầy tu Ấn Độ). Thầy tóc vấn trong khăn, người trát đầy phấn, lưng trần khoe rõ xương sườn, hông quấn tấm vải. Hang thực chất chỉ là một cái lỗ trong bức tường đá, trang trí với hoa cúc, gỗ thơm đặc trưng của đạo Hindu. Trên sàn có một tấm nệm rách te tua để giữa ấm cho thầy trong cái rét căm căm này. Trên tường chạm một bức tượng thần khỉ Hanuman cao đến trần hang, trên sàn là bàn thờ có hình Sai Baba, cạnh chỗ thầy ngồi là bếp củi. Thầy ra hiệu cho tôi quỳ xuống, vẩy vẩy ít nước thánh lên người tôi, sau đó đổ một ít nước vào tay tôi bắt tôi uống. Tôi không biết nước này có nguồn gốc thế nào, nhưng cứ nhắm mắt nhắm mũi cho lên miệng. Sau đo thầy cho tôi một ít hạt khô để ăn lấy may.
Tôi bắt gặp hàng dài người chờ mua vé lên đền, nhưng vì chú làm ở đây nên chú đưa tôi qua mà không cần mua vé. Lúc vào con đường mòn lên núi rồi tôi mới phát hiện ra mình không phải là người bộ hành duy nhất. Chỉ có khách du lịch mới đi máy bay, đi lừa thôi chứ còn người hành hương toàn đi bộ hết. Chúng tôi hòa vào dòng người đông như trẩy hội. Con đường lên núi được lát gạch rất đẹp, phải cái mùi phân lừa nồng nặc. Cứ khoảng một vài mét lại có một người đứng quét phân lừa, khoảng vài chục mét lại có quầy bán đồ uống siêu rẻ. Tối qua không được ngủ đủ, sáng nay lại không kịp ăn sáng, người lại vẫn chưa khỏi hẳn sau vụ ngộ độc thực phẩm, leo được hai mươi phút thì tôi đã bắt đầu thở hổn hển, leo được nửa tiếng tôi đã nghĩ mình sắp chết. Chú thì cứ lao phăng phăng phăng phăng làm tôi lại càng tự ái thể chất của mình. Xung quanh người nườm nượp, tôi còn gặp phải hai cụ già phải ngoài sáu mươi, đi từng bước từng bước rất thận trọng mà chẳng có dấu hiệu mệt mỏi gì. Chẳng lẽ mình hai mươi bẻ gẫy sừng trâu mà lại thua người ta à? Thế là tôi lại cắn răng đi tiếp, không dám kêu ca gì. Sau ba tiếng, cuối cùng chúng tôi cũng lên một cái hang nơi mà hàng ngàn người hành hương đang đứng ngồi kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Tôi hớn hở reo lên: “Vaishno Devi”. Chú lắc đầu, chỉ tay lên trên cao nữa. Đây là Ardh Kuari, hang nơi mà Vaishno Devi được cho làẩn náu chín tháng. Chú lại một lần nữa lạm dụng quyền hạn của mình để đưa tôi vào thăm hang mà không cần xếp hàng. Trước khi ra, chú nhặt cho tôi một nhúm hạt khô. Xong, chú dẫn ngược tôi ra đường xuống núi. Chú ra dấu bảo:

“Về đi, chú làm ở đây rồi”.
“Không, cháu muốn lên đền Vaishno Devi cơ”.
“Xa lắm”.
“Xa cháu cũng đi”.
Chú chỉ cho tôi đường lên núi rồi lắc đầu.

Thế là tôi tiếp tục leo, leo, leo. Cứ mỗi lần nhìn thấy tòa nhà nào, tôi lại chắc mẩm đây là đền rồi, nhưng rồi đều phải thất vọng vì không phải. Nhưng tôi đã đi quá xa để có thể quay lại mà không thấy tiếc. Càng lên cao đường càng vắng, khung cảnh càng đẹp. Những vách đá chênh vênh nằm bên thung lũng xanh rì, những thửa ruộng bậc thang nằm nghiêng nghiêng bên dòng sông lấp lánh ánh bạc. Tôi bắt chuyện với một cặp vợ chồng trẻ đang đi gần đấy cho có bạn có bè. Hai người bảo năm nào cũng hành hương lên đây. Họ còn không có tiền ở khách sạn nên toàn phải cắm trại. Hầu hết những người đi hành hương cũng toàn ngủ lều, có ai được sung sướng ở khách sạnh như tôi đâu (tôi ở khách sạn ké với chị Khánh thôi). Khoảng một giờ chiều, cuối cùng tôi cũng đến được cái biển chào gắn chi chít hoa cúc.

“Đến đền rồi đó”. Người chồng bảo tôi. “Em có vé vào chưa?”.
“Chưa. Mua ở đâu hả anh?”.
“Ở dưới chân đồi, nãy em không mua hả?”.
Tôi mới chợt nhớ ra là sang nay tôi đi đường tắt với chú tốt bụng kia nên không đi qua chỗ mua vé. Tôi chưng h
“Không có cách nào vào được hả anh?”.
“Không, em phải có vé cơ”. Anh nhìn tôi thông cảm.
“Thế thôi em xuống”.
Lúc đó tôi cũng nghĩ là mình đi xuống thật, bởi thực ra vào được bên trong hay không đối với tôi không quan trọng lắm. Quan trọng là tôi đã leo được mười bốn kilomet để đến đây, một điều mà mới sáng nay tôi còn nghĩ là không tưởng. Nhưng lúc quay lưng đi xuống thì tự nhiên một ý nghĩ đen tối hiện ra. Kể ra đến đây rồi mà không vào trong thì cũng phí. Để xem có cách nào chui vào trong được không. Sau khi quan sát, tôi nhận ra rằng do quá đông, người ta không thể nào kiểm tra chi li từng vé được. Tôi nghĩ, tôi có thể trà trộn vào một nhóm nào đấy đi vào.
Tăm tia một lúc, tôi tìm được một nhóm thanh niên tầm tuổi tôi đang chờ đến lượt mình vào. Tôi chạy đến hỏi:
“Mọi người có ai biết là mình có thể mua vé vào cửa ở đâu không?”.
“Ấy phải xuống chân núi mua cơ”.
“Trời, đi bộ cả sáng lên đây, giờ mà xuống nữa là khỏi lên luôn đấy. Có cách nào khác vào được không?”.
“Ấy có một mình thôi hả?”.
“Ừ”.
“Thế vào đứng chung với tụi này đi. Đông người, không ai kiểm tra hết được đâu”.
“Chắc kh
“Chắc”.
Sau khi đứng chờ cả gần tiếng, cuối cùng chúng tôi cũng vào được trong đền. Nói chung, đền xây trong hang, ngoài ý nghĩa tâm linh ra thì về mặt kiến trúc cũng không có gì đặc biệt. Vào tham quan một lúc rồi tôi đi ra để xuống trước khi trời tối. Lúc đấy cũng đã gần ba giờ chiều rồi.
Hoàng hôn xuống, núi đồi càng đẹp. Tôi cũng không hiểu mình lấy đâu ra sức mà đi xuống băng băng. Đi một lúc, tôi nhận ra rằng chân tôi không còn cảm giác nữa. Tôi như bị say vậy, bước này tiếp bước kia theo quán tính. Tôi không dám dừng lại, bởi tôi biết nếu tôi dừng lại, tôi sẽ gục ngay không đứng dậy được. Tôi cứ lao như vậy từ trên đỉnh núi xuống chân núi mà không nghỉ. Xuống đến chân núi, một phần vì không còn sức, một phần vì tôi nghĩ mình xứng đáng, tôi tự thưởng cho mình bằng cách kêu rickshaw về thẳng khách sạn. Về đến nơi, tôi hỏi chị Khánh ngày hôm nay thế nào, chị nhăn nhó bảo không mua được vé máy bay nên phải đi lừa lên, ngồi lừa cả ngày đau lưng quá trời. Chị còn bị tắc đường, chờ lâu ơi là lâu. Mệt, chị về khách sạn gọi đồ ăn ngay trong đó chứ không ra ngoài. Tôi đi loanh quanh tìm đồ ăn mới phát hiện ra mấy món vỉa hè ngon lành của Katra. Ha, hóa ra đi kiểu nghèo như tôi lại hay hơn. Mặc dù mệt, tôi nghĩ hôm nay tôi đã có một ngày tuyệt vời: Tôi làm được một việc mà bản thân mình cho là không tưởng, được ngắm cảnh núi đồi, được gặp gỡ nói chuyện với kha khá người. Ai bảo đi kiểu nghèo như tôi là khổ?

Chọn tập
Bình luận