Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bụi trần lắng đọng

Chương 12: Khách

Tác giả: A Lai

Ba phòng giam dưới tầng hầm được sửa chữa thành hai gian nhà kho, một gian để bạc trắng, một gian còn lại để vũ khí đạn dược qua tay ông đặc phái viên Hoàng Sơ Dân mua của chính phủ quân quản trên tỉnh.

Ông đặc phái viên đưa phần lớn số thuốc phiện đi, để lại mấy người lính tập luyện cho đám binh lính chúng tôi.Trên cánh đồng có thể gieo trồng tám trăm đấu thóc giống nay thành thao trường luyện quân. Suốt cả mùa đông, tiếng hò hét vang động, bụi đất mù mịt. Lần trước xuất chiến, binh lính chúng tôi đã tiến quân và bắn theo đúng bài bản huấn luyện. Lần này tập luyện giống như chính quy.Thổ ti còn triệu đến nhiều thợ may, may binh phục thống nhất cho lính: áod ài màu đen Trực Cống, viền tà áo bằng thứ vải Phổ Lư có hình chữ thập ba màu đỏ vàng xanh, đai lưng lụa đỏ, trên đó có thể đeo lưỡi lê. Áo sĩ quan sơ cấp được viền tà bằng da rái cá, áo sĩ quan cao cấp viền bằng da báo.Tối cao là anh trai tôi mặc áo vải Chân Cống, anh là tổng chỉ huy, viền tà áo là da hổ Bangladesh.Từ thượng cổ đến nay, tất cả các Thổ ti chưa bao giờ có một đội ngũ binh lính chỉnh tề, được trang bị tinh nhuệ đến vậy.

Năm mới đến, bụi trên thao trường tạm lắng.

Tuyết tan, trên đường lại có người qua lại.

Đấy là Thổ ti vùng lân cận, kéo theo một đội ngũ dài gồm đám gia nhân, kẻ hầu người hạ và vệ binh.

Trác Mã bảo tôi đoán xem họ đến làm gì.Tôi nói, họ đến thăm họ hàng thân thích.Trác Mã nói tại sao mọi năm không thăm.

Nhà Mạch Kỳ không thể không cử người đến một nơi thật xa đón khách. Như vậy, mới có thời gian chuẩn bị nghênh tiếp khách không mời mà đến, ở nhà mới có thời gian trải thảm từ trên xuống tầng dưới, một lần nữa thảm được trải suốt từ chân cầu thang ra đến ngoài ngõ, trải qua cổng lớn ra tận bãi đất buộc ngựa. Đám gia nô đứng khom người chờ ngoài kia, chuẩn bị làm bậc thang để khách bước xuống ngựa.

Khi các Thổ ti còn chưa xuất hiện trên đèo, thì nhạc ngựa của đội kị mã Tổng chỉ huy đã leng keng vang lên trong gió rét căm căm. Người nhà Thổ ti sai đám gia nhân chuẩn bị sẵn sàng nước trà có bơ uống cho ấm người, đủ uống một bát, hai bát, ba bát. Người nhà Thổ ti gương mặt hồng hào, sáng láng xuất hiện trước mặt khách, còn khách trải qua dặm trường gió rét, mặt mày bám đầy bụi đường. Các Thổ ti từ phương xa đến đây mất hết vẻ oai phong.Thoạt đầu, chúng tôi rất khách khí, mời khách đến chơi nhà, cha dặn mọi người không được nói đến chuyện nhà Mạch Kỳ bỗng giàu bốc lên. Nhưng khách làm cho chúng tôi có cảm giác cao sang. Họ đến có hai lời thỉnh cầu.

Một lời thỉnh cầu trực tiếp, cấp cho họ hạt giống thần kỳ, thứ đưa nhà Mạch Kỳ giàu lên nhanh chóng.

Một thỉnh cầu nữa là, gả em gái hoặc con gái cho con trai của Mạch Kỳ, tất nhiên mục đích vẫn là hạt giống kia.

Kết quả duy nhất của họ là, làm cho nhà Mạch Kỳ vốn khiêm tốn trở nên cao ngạo. Phàm là lời cầu hôn thì chúng tôi đồng ý. Anh trai tôi vui vẻ nói “Tôi và em trai tôi đây chia đều, mỗi người cũng phải ba bốn cô”.

Cha nói “Bậy nào!”

Anh tôi cười, lui ra chỗ khác chơi đùa với hai thứ: súng và gái. Hai thứ kia cũng thích anh tôi. Các cô gái bằng mọi cách để gần anh, coi đấy là vinh dự to lớn. Súng cũng vậy. Dân chúng có câu, súng là cánh tay nối dài của cậu chủ lớn nhà Mạch Kỳ, súng trường là tya dài, súng ngắn là tay ngắn. Điều thú vị là, mọi người cứ nghĩ rằng tôi không biết bắn súng cũng không biết điều thú vị ở con gái.

Giữa mùa đông bừng bừng khí thế này, nhà Mạch Kỳ biến tất cả Thổ ti lân cận thành kẻ thù, vì không cho họ hạt giống anh túc thần kỳ.

Thế là, một lời nói truyền nhanh như điện, từ đông sang tây, từ nam lên bắc.Tuy tất cả các Thổ ti đều do Hoàng đế Trung Hoa tấn phong, bây giờ họ nói Thổ ti Mạch Kỳ dựa vào người Trung Quốc. Chỉ trong một đêm, nhà Thổ ti Mạch Kỳ trở thành kẻ phản bội dân tộc Tạng.

Về việc có cho hay không cho các Thổ ti lân cận hạt giống thần kỳ, nhà chúng tôi, cha, mẹ, anh trai ba người thông minh thêm thằng ngốc là tôi, đã bàn bạc kỹ. Họ là những người bình thường, có bộ óc bình thường, cho nên phản đối việc cho bất cứ một hạt giống. Còn tôi thì nói, đấy không phải là bạc. Họ bảo tôi nói nhảm, không phải bạc thì là gì? Thật ra, ý tôi không phải thế, họ không để tôi nói hết.Tôi muốn nói, cái thứ cây này mọc ở ngoài đồng, không phải là bạc trắng trong kho dưới tầng hầm nhà Mạch Kỳ.

Tôi nói tiếp nửa câu cuối “Rồi gió cũng đưa sang bên kia”.

Nhưng không ai nghe, hoặc họ giả vờ không nghe thấy câu nói rất thật của tôi.Trác Mã cấu nhẹ vào tay tôi, bảo tôi im đi, cô lại cấu nhẹ vào tay tôi lần nữa, tôi theo cô ta ra ngoài. Cô nói “Cậu ngốc lắm, không ai nghe cậu đâu”.

Tôi nói “Hạt giống bé thế, cánh chim có thể đưa sang đất của Thổ ti bên cạnh được cơ mà”.

Tôi vừa nói, vừa ngồi lên giường, vén váy của Trác Mã lên. Giát giường bắt đầu rung chuyển cọt kẹt. Hoà theo tiết tấu của giát giường, miệng Trác Mã cứ kêu lên ngốc lắm, ngốc lắm, ngốc…lắm….Tôi không biết mình có ngốc thật không, nhưng làm cái chuyện này thì khoái vô cùng. Xong việc, thấy mình bị tím bầm, tôi nói với Trác Mã “Em cấu tôi đau quá”.

Trác Mã đột ngột quỳ xuống trước mặt tôi nói “Thưa cậu, gã thợ bạc cầu hôn em”.

Nước mắt trào ra, tôi nghe thấy mình nói với giọng điệu thật buồn cười “Nhưng anh không rời em đâu”.

Những người bình thường trong nhà đang đau đầu về chuyện giống má, còn tôi nằm gối đầu lên hai bầu vú của Trác Mã suốt một buổi. Cô ta nói, tuy tôi ngốc, nhưng phục vụ tôi đến nỗi phải rơi nước mắt, như vậy cũng đủ biết. Cô ta lại nói, tôi không rời được cô ta là vì tôi chưa được nếm người con gái nào khác. “Cậu sẽ có một cô gái phục vụ gần gũi, ân cần hơn”. Lúc ấy tôi như đứa con của Trác Mã, sụt sùi khóc “Anh không rời em đâu”.

Trác Mã xoa đầu tôi, cô ta không thể suốt đời bên tôi, cho đến khi tôi thật sự hiểu con gái, tôi vẫn nghĩ đến cô. Cô ta bảo “Em sẽ lựa cho cậu một đứa rất xinh, nó với cậu hợp lắm”.

Hôm sau tôi nói với mẹ, để Trác Mã đi lấy chồng.

Mẹ hỏi, phải chăng cái đứa con gái nghèo khổ kia nói với tôi như thế. Lòng tôi trống trải, nhưng tôi coi như không có chuyện gì, nói với giọng tán gái của anh tôi “Con muốn thay một người con gái gần như con”.

Mẹ bắt đầu rơi nước mắt “Thằng con ngốc nghếch của mẹ, cuối cùng con đã biết co ngái là gì rồi”.

Trác Mã không nói sai, mọi người lập tức tìm cho tôi một cô gái khác để gần tôi, chăm sóc tôi. Một cô gái bé nhỏ, mặt nhỏ, mắt nhỏ, tay chân nhỏ. Cô gái đứng buông tay trước mặt tôi. Không khóc cũng không cười. Người cô ta không có cái mùi trên người Trác Mã.Tôi nói với Trác Mã điều phát hiện ấy.

Cô gái sắp hết nhiệm vụ chăm sóc tôi nói “Cứ đợi đấy, cô ta làm với cậu một lúc, sẽ có thôi mà. Cái mùi ấy là của nam giới đưa lại”.

Tôi nói “Tôi không thích cô ta”.

Mẹ bảo với tôi, cô gái ấy tên là Ta Na.Tôi nghĩ thật kỹ, cảm thấy cái tên ấy nếu là của một cô gái thì cũng không nên là cô gái này. Cũng may, cô ta chỉ là cô phục vụ chứ không phải là vợ chính thức, không cần phải lựa chọn nhiều.Tôi hỏi cô gái chân tay bé nhỏ có phải tên là Ta Na không. Bỗng cô ta lên tiếng.Tuy tiếng nói có phần căng thẳng và run run, nhưng cuối cùng cô ta đã nói “Ai cũng bảo tên em kỳ quái, cậu có thấy thế không?”

Cô ta nói rất khẽ, nhưng tôi bảo đảm dù đứng cách bao xa cũng có thể nghe rõ. Một cô gái được rèn luyện cẩn thận mới có một giọng nói như vậy. Nhưng cô ta chỉ là con gái một người chăn ngựa, trước khi đến nhà tôi, cô ta ở trong một căn nhà thấp bé. Mắt mẹ cô ta bị khói làm hỏng. Lên bảy, lên tám tuổi, đêm nào cũng phải dậy lấy thêm cỏ cho gia súc ăn. Một hôm, người quản gia thọt đến nhà, cô ta mới như nằm mơ, ra suối nước nóng rửa mặt, mặc áo mới đến với tôi.Tôi chỉ kịp hỏi cô ta một câu như vậy, thì có người đưa cô ta đi tắm, thay đồ mới.

Tôi có thì giờ rảnh rỗi đến với Trác Mã.

Cô gái của tôi, trái tim của cô ta đã bay mất.Tôi thấy tim cô ta đã bay mất.

Cô ngồi sau lan can trên lầu, thêu hoa, miệng khe khẽ hát. Bài hát của cô không liên quan gì đến tình yêu, nhưng chứa chan tình cảm trai gái. Bài hát là một đoạn trong bài thơ tự sự dài.

Da thịt của em, chim ăn mất rồi, chiếp, chiếp, chiếp

Máu của em, mưa uống mất, ực, ực, ực

Xương của em, gấu gặm, cục cục cục

Mái tóc em, gió thổi tung, vi vút vi vút…

Cô ta bắt chước rất giống tiếng chim ăn, tiếng uống, tiếng gấu gặm xương và tiếng gió thổi, rất có ý nghĩa, rất tình cảm.Trong khi cô ta hát, anh thợ bạc gõ búa tạo nên những tiết tấu rất hay. Nhà Mạch Kỳ có nhiều bạc, thợ bạc cũng thừa việc để làm. Ai cũng bảo, tay nghề của anh ta mỗi ngày một khéo hơn.Thổ ti Mạch Kỳ rất thích anh thợ bạc có tay nghề này. Cho nên khi cha nghe thấy Trác Mã sẽ lấy anh thợ bạc, liền nói “Không uổng công cho nhà tôi, có mắt đấy, đúng là có con mắt tinh tường”.

Thổ ti nhắn với anh thợ bạc, tuy được chủ quý, nếu anh ta thích Trác Mã thì anh ta sẽ là một người tự do biến thành nô lệ. Anh thợ bạc nói “Nô lệ và người tự do có gì khác nhau đâu? Vẫn là làm việc suốt đời ở đây”.

Hai người lấy nhau, Trác Mã từ một cô gái phục vụ, trên người có hương thơm, biến thành một người nội trợ mặt mày nhọ nhem, nhưng cô ta nói “Đấy là số phận của em”.

Cho nên, mấy hôm nay là ngày của Trác Mã, là những ngày dạy tôi biết chuyện trai gái. Về chuyện này, bà Thổ ti thể hiện được tính nhân từ cao thượng của một người phụ nữ đối với một phụ nữ.Trác Mã vội đi xuống, mẹ nói với cô ta, sau này có nhiều thời gian bên người con trai, không còn những ngày chờ đợi lấy chồng như thế này. Bà Thổ ti tìm một vài thứ đồ cũ, trao vào tay Trác Mã “Cho mày, muốn thêu gì thì thêu”.

Hàng ngày, anh thợ bạc gõ búa trong khuôn viên chúng tôi, tiếng búa gia công chế tác đồ bạc vang vang, làm cho cô ta không có thời gian ngó nhìn tôi. Cái đầu ngu ngốc của tôi ngĩ, thì ra con gái không phải là cái gì tốt, họ rất nhanh chóng quên anh. Cô hầu Ta Na tôi vừa có, luôn luôn phô diễn bàn tay nhỏ nhắn của mình. Còn tôi thì ho sù sụ, sau lưng Trác Mã đang ca hát, nhưng cô ta cũng không quay lại, vẫn hát ở kia, hát những là chiếp chiếp, những là vi vút vi vút…Cho đến một hôm anh thợ bạc có việc đi xa, cô ta mới quay lại với tôi, mặt đỏ ửng, cười nói “Cô gái mới có làm cậu vui vẻ hơn em không?”

Tôi nói, tôi chưa đụng đến người cô ta.

Trác Mã nhìn Ta Na rồi mới cho là tôi nói thật, tuy tôi vẫn thích nói dối, trong chuyện này thì không.Trác Mã khóc “Cậu ơi, mai em đi rồi, anh ấy mượn ngựa để đi”. Cô ta còn nói “Sau này cậu còn nhớ em nhiều”.

Tôi gật đầu.

Bình luận