Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bụi trần lắng đọng

Chương 19: Sách

Tác giả: A Lai

Người truyền giáo lại về với nhà giam, ông ta phải trị cho khỏi vết thương rồi mới có thể ra.

Như vậy nhà Mạch Kỳ có thêm một nô lệ. Với Thổ ti thì chẳng có một luật pháp nào khó giải quyết, người đáng chết mà không chết thì chỉ có thể là nô lệ của nhà chúng tôi. Như vậy, Ung Bô đem theo cái giáo pháp mà ông ta cho là vô địch không được chúng tôi tiếp nhận. Kết quả là, những người ông ta cho là dã man dùng phương thức cực kỳ xấu xa kết nạp.

Ngày nào thằng Nhi Y cũng đến chữa trị vết thương cho người bị hành hình đầu tiên của nó.

Mười ngày sau buổi hành hình tôi mới đến nhà giam.

Buổi sáng, trong nhà giam có được chút nắng. Lúc tôi vào, Ung Bô nhìn bầu trời xanh qua vuông cửa sổ nhỏ. Nghe có tiếng động, ông ta quay lại, cười rất tự nhiên với tôi. Với ông ta, để có cái cười cho mọi người trông thấy là rất khó khăn. Không, nếu cười vết thương sẽ làm ông ta đau.

Tôi giơ tay “Thôi, khỏi cần”.

Đây là lần đầu tiên tôi học cha và anh giơ tay lên trong khi nói, hơn nữa, cũng nhận ra khi làm như thế cảm thấy đúng là có quyền lực tối thượng, tâm lý rất dễ chịu.

Ung Bô lại cười với tôi.

Tôi nghĩ, tôi rất quý người này, hỏi “Ông có cần gì không?”

Ông ta ra hiệu như muốn nói, tôi như thế này rồi còn cần gì nữa? Hoặc có thể hiểu, tôi muốn nói, có được không?

Nhưng tôi muốn cho gì thì cho.Tôi nói “Ngày mai tôi đem sách đến cho ông. Sách, ông thích sách lắm cơ mà?”

Ông ta lê dọc theo chân bức tường đá, cúi đầu không nói gì.Tôi nghĩ ông ta rất thích sách, nói đến sách không biết đã đụng vào chỗ nào trong lòng ông. Ông ta cứ nhún vai, không ngước đầu lên. Chúng tôi ra ngoài, thằng Nhi Y nói với ông ta “Này ông, cậu đây đối tốt với ông, sao ông không chào cậu, không chào được bằng miệng thì chào bằng mắt”.

Ông ta vẫn gục đầu.Tôi nghĩ trong đầu óc ông ta chứa đựng nhiều thứ nặng nề lắm, có thể trước đây đọc rất nhiều sách.Tôi cảm thấy thương cho ông ta.

Tuy tôi là con nhà Thổ ti, tìm được sách cũng khó lắm.

Đầu tiên, tôi không thể ồn ào đi xin sách của người khác, ai cũng biết hai cậu con trai nhà Thổ ti, chỉ có người anh thông minh, người sau này sẽ làm Thổ ti, là biết chữ. Còn cậu Hai ngốc, chữ Tạng có ba mươi chữ cái, chỉ biết được mười lăm chữ là cùng.Tôi mượn ông quản gia thọt mấy quyển kinh, ông ta cười, cậu Hai đùa với tôi đấy à? Đến kinh đường mượn kinh không thể được.Theo tôi biết, nhà Mạch Kỳ to lớn như thế, trừ kinh đường ra, trong nhà Thổ ti cũng có vài ba cuốn. Nói chính xác, đấy không phải là sách, nhà Mạch Kỳ hồi xưa còn thư ký để ghi chép. Ghi những chuyện ba đời đầu của nhà Mạch Kỳ.Trên đây đã nói, có vị thư ký chép những chuyện không nên chép, kết quả dưới mặt trời Thổ ti không còn nô tì ấy nữa.Tôi biết cha để mấy cuốn ấy trong tủ phòng cha.Từ lúc Ương Tống mang bầu, cha tỉnh lại trong trận mê cuồng, không còn ở trong căn phòng ấy nữa.Thỉnh thoảng mẹ bảo cha lên, ông cũng chỉ ở một đêm rồi về phòng bà Hai.

Lúc tôi vào, Ương Tống đang ngồi hát trong bóng tối.Tôi không biết nói thế nào với con người ấy.Từ ngày chị ta vào nhà Mạch Kỳ, chưa bao giờ tôi nói chuyện riêng với chị ta.Tôi nói “Dì đang hát đấy à?”

Ương Tống nói “Tôi đang hát, bài hát của quê hương”.Tôi chú ý giọng nói chị ta không giống với người ở vùng này. Cái giọng miền Nam mềm mại, phát âm có chút không rõ ràng, người miền Bắc nghe trong đó như có gì sâu sắc lắm.

Tôi nói “Tôi đã đi đánh trận ở miền Nam, nghe dì nói như người vùng ấy nói”.

Chị ta hỏi “Người vùng ấy là ai?”

Tôi nói “Thổ ti Uông Ba”.

Chị ta nói, quê chị còn ở xa hơn thế. Vậy là giữa chúng tôi không còn chuyện gì để nói. Vì không ai biết câu chuyện sẽ nói từ đâu.Tôi nhìn cái tủ, Ương Tống nhìn xuống đôi bàn tay của mình. Cái thứ tôi cần kiarr, nó được bọc trong mảnh lụa vàng, nằm beg những thứ quan trọng và không quan trọng. Nhưng tôi không dám đi tới mở tủ, lấy những cuốn lịch sử thời kỳ đầu của gia đình chúng tôi.Tôi cảm thấy trong căn phòngnày đầy mùi bụi bặm, tôi nói “Căn phòng này phải quét tước sạch sẽ một chút”.

Ương Tống nói “Bọn gia nô ngày nào cũng lên, nhưng làm không cẩn thận”.

Lại im lặng.

Tôi lại nhìn lên cái tủ tường, chị ta lại nhìn đôi bàn tay. Chợt chị ta cười, hỏi “Cậu Hai đến có việc gì không?”

“Tôi không nói, tại sao dì biết?”

Chị ta cười “Có lúc trông cậu thông minh như mọi người, nhưng lúc này thì trông rất ngốc. Mẹ cậu rất thông minh, tại sao lại sinh ra cậu như thế này?”

Tôi không biết việc mình làm là thông minh hay ngu ngốc.Tôi nói dối, trước đây đã lâu tôi để quên một thứ ở đây. Chị ta nói, ngốc cũng biết nói dối cơ à. Chị ta bảo hãy nói thứ mà tôi cần lấy.Tôi không chịu nói, chị ta đến bên cái tủ, lấy cái gói kia xuống.

Chị ta ôm cái gói bọc lụa màu vàng ngồi trước mặt tôi, thổi bụi về phía tôi, làm tôi không mở được mắt. Chị ta nói “Ôi, tôi làm cậu Hai suýt nữa bị mù”, nói xong, chị ta đến gần bên tôi, dùng lưỡi liếm mắt cho tôi. Vậy là tôi hiểu tại sao cha tôi lại yêu chị ta như thế! Người chị ta có mùi thơm của hoa lan.Tôi ôm lấy chị ta. Chị ta ngăn lại “Cậu nên nhớ, cậu là con tôi”.

Tôi nói “Không phải! trên người dì đúng là có mùi hoa”.

Chị ta nói “Chính vì thế mà nó làm hại tôi”, Chị ta bảo, từ khi sinh ra trên người đã có mùi thơm như thế rồi. Chị ta ấn cái bọc kia vào tay tôi, nói “Cậu đi đi, đừng để ai trông thấy. Đừng nói với tôi trong đó không có lịch sử nhà cậu”.

Ra đến cửa thì mùi hoa cũng biến mất. Đi dưới nắng, cái cảm giác kỳ diệu khi chị ta liếm mắt tôi cũng không còn.

Tôi và thằng Nhi Y vào nhà giam.

Ung Bô ngồi ôm đầu dưới ô cửa sổ nhỏ. Kỳ lạ là, chỉ sau một đêm, đầu tóc ông ta mọc dài ra rất nhiều.Thằng Nhi Y cầm gói thuốc. Nó ấy bảo Ung Bô há miệng ra để chúng tôi có thể thấy máu và thuốc nơi vết thương trên phần lưỡi còn lại đã bong ra, vết thương đã kín miệng. Vẫn là cái lưỡi, nhưng không hoàn chỉnh, nhưng cuối cùng vẫn là cái lưỡi.Thằng Nhi Y cười, bỏ chai thuốc vào túi, lại lấy ra chai mật ong, nó dùng cái thìa con, chấm một ít mật oon vào đầu lưỡi Ung Bô, Ung Bô tỏ ra vui mừng.Thằng Nhi Y nói “Ông ta đã biết vị rồi đấy, vết thương đã lành”.

“Có thể nói được không?”

“Không, không nói được”.

“Vậy đừng bảorg lưỡi của ông ta đã lành lặn. Nếu cái lưỡi ấy đã tốt, tao sẽ bảo cha mày cắt lưỡi mày đi. Đao phủ thì không cần nói năng gì”.

Thằng Nhi Y nhìn xuống đất, không nói gì.

Tôi lấy cuốn sách ở trong người ra, đặt trước mặt Ung Bô vừa nếm vị mật ong.

Trên khuôn mặt ông ta, không còn cái vẻ vui mừng được nếm mật ong, ông nhìn xuống quyển sách rồi cau mày.

Tôi nói “Mở ra xem đi”.

Ông ta định nói gì với tôi, nhưng chợt nhớ ra mình không còn cái để nói, vẻ mặt tỏ ra đau khổ, lắc đầu.

Tôi nói “Mở ra, sách ông cần đấy”.

Ông ta ngước lên, nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ.

Ông ta không thể không thích đọc sách.Tôi vừa nói xong, mắt ông ta sáng lên, đưa tay ra cầm cái bọc kia.Tôi để ý thấy ngón tay ông rất dài và rất nhanh nhẹn. Cái bọc được mở ra, trong đó là những cuốn sổ ghi chép giấy xấu. Nghe nói, hồi ấy nhà Mạch Kỳ trồng đay, tự làm giấy. Kỹ thuật làm giấy nghe đâu cũng đến từ cái nơi khuyên nhà tôi trồng cây thuốc phiện để làm giàu, vẫn là vùng người Hán.

Hôm sau thằng Nhi Y vào nhà giam lúc về nó nói với tôi, Ung Bô muốn cậu Hai cho ông ta giấy và bút.Tôi cho.

Không ngờ hôm sau, nó đưa về cho tôi một lá thư dài, bảo tôi chuyển cho đích thân Thổ ti.Tôi không biết rhư viết những gì.Tôi hơi lo. Đưacho cha, cha nói “Thư nói, con thích vào nhà giam, có đúng thế không?”

Tôi không nói gì, chỉ cười. Không có gì để nói chỉ cười trừ là tốt nhất.

Cha nói “Thằng ngớ ngẩn, ngồi xuống đây. Vừa rồi nói con không ngốc vậy mà con đã tỏ ra ngốc rồi”.

Cha đọc thư, mặt biến sắc như bầu trời mùa hè. Xem xong thư, cha không nói gì.Tôi cũng không dám hỏi. Sau nhiều ngày, cha bảo đưa người bị giam đến trước mặt cha. Nhìn cái đầu trọc của Ung Bô đã mọc tóc, cha nói “Ông có còn là người truyền bá Phật phái mới trên lãnh địa của ta nữa không?”

Ung Bô không nói gì vì ông ta không nói được.

Thổ ti nói “Có lúc ta đã nghĩ, giáo pháp của người này có thể là rất tốt, nhưng giáo pháp của ông ta quá tốt thì ta làm sao cai trị được? Ta ở đây không như ở Tây Tạng. Ở chỗ các người, người mặc cà sa thống trị tất cả, ở đây thì không thế. Ông trả lời cho ta biết, nếu ông là một Thổ ti liệu có như ta đây không?”

Ung Bô cười. Những người ngắn lưỡi lại hay cười, giống như có ai đó bóp cổ.

Lúc này Thổ ti mới nói “Đáng chết, ta quên mất, ông không còn lưỡi”. Cha bảo người đưa giấy bút đến, để trước mặt kẻ truyền giáo, chính thức nói chuyện với ông ta.

Thổ ti nói “Ông đã là nô lệ của ta rồi”.

Ung Bô nói “Ông có một nô lệ có học như thế này à?”

Thổ ti nói “Truớc kia không có, các Thổ ti Mạch Kỳ trước kia đều không có, nhưng ta có. Các Thổ ti Mạch Kỳ hồi xưa không mạnh, ta mới là Thổ ti Mạch Kỳ hùnh mạnh”.

Ung Bô viết “Thà chết quyết không làm nô lệ”.

Thổ ti nói “Ta không bắt ông phải chết, chỉ giam ông lại thôi”.

Ung Bô viết “Còn hơn làm nô lệ”.

Thổ ti cười “Đúng là một hảo hán. Ông nói đi, từ đâu mà có những suy nghĩ như trong thư của ông?”

Thật ra, trong thư Ung Bô chỉ nói với Thổ ti một ý nghĩ. Ông ta có thể làm thư ký cho nhà chúng tôi để nối tiếp truyền thống đã bị đứt đoạn trong nhiều năm. Ông ta nói, ông ta xem mấy Thổ ti đời trước của chúng tôi, cảm thấy rất có ý nghĩa, Thổ ti Mạch Kỳ nghĩ, mình là một Thổ ti Mạch Kỳ mạnh nhất trong lịch sử, cũng nên để lại cho hậu thế ngoài bạc trắng ra, cần phải có những ghi chép về bản thân.

Thổ ti hỏi “Tại sao ông phải ghi lại những điều ấy?”

Ung Bô trả lời “Bởi không lâu nữa, trên mảnh đất này không còn Thổ ti”. ông ta nói, dù phía đông hay phía tây, đến ngày ấy sẽ không chấp nhận sự tồn tại của Thổ ti. Hơn nữa, chính các người sẽ ném bó đuốc vào đống củi nhà mình.

Thổ ti hỏi bó đuốc ấy là gì?

Ông ta viết “Anh túc”.

Thổ ti hỏi “Vậy ông bảo chúng tôi đừng trồng cây ấy nữa hay sao?”

Ung Bô viết “Không cần thiết phải vậy. Mọi thứ đều có số phận của nó, anh túc đã trồng,chẳng qua chỉ làm cho những gì phải đến sẽ đến nhanh hơn”.

Cuối cùng Thổ ti Mạch Kỳ đồng ý với yêu cầu của ông ta, khôi phục lại vai trò thư ký ghi chép bị đứt đoạn trong nhiều năm. Về địa vị của thư ký, hai người phải tranh luận hàng nửa ngày. Cuối cùng Thổ ti nói, nếu ông không chịu làm nô lệ cho nhà tôi, tôi sẽ giúp ông đạt mục đích, để ông được chết. Ung Bô không có lưỡi, đặt bút xuống, đồng ý.

Thổ ti bảo ông ta cúi lạy chủ nhân. Ông ta viết “Nếu chỉ một lần này”.

Thổ ti nói “Cứ đến ngày này hàng năm”.

Người không lưỡi chứng tỏ mình là người có con mắt nhìn xa. Ông ta viết lên giấy “Vậy sau khi ông chết thì sao?”

Thổ ti chỉ vào cậu Cả “Ông hỏi người này, lúc ấy người này là chủ của ông”.

Anh tôi nói “Đến ngày ấy thì miễn”.

Người không có lưỡi đến trước mặt tôi.Tôi biết ông ta sẽ hỏi tôi về chuyện ấy, yêu cầu tôi cam kết, nếu được làm Thổ ti thì không bắt ông ta phải cúi lạy.Tôi nói “Ông đừng nên hỏi tôi, ai cũng bảo tôi là một thằng ngốc, tôi sẽ không làm Thổ ti đâu”.

Nhưng ông ta vẫn cố chấp đứng trước mặt tôi. Anh tôi nói “Đúng là ngốc, em cứ đồng ý với ông ta cho xong chuyện”.

Tôi nói “Thôi được, bao giờ tôi làm Thổ ti, sẽ cho ông làm một người tự do”. Câu nói khiến anh tôi chịu không nổi.Tôi nói “Dù sao cũng là giả thiết, nói ra đâu có quan hệ gì”.

Lúc này Ung Bô mới quỳ xuống lạy cha tôi.Thổ ti hạ lệnh đầu tiên cho nô lệ mới “Ông ghi lại chuyện hôm nay

Bình luận