Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bụi trần lắng đọng

Chương 13: Con gái

Tác giả: A Lai

Sáng sớm hôm sau, đang ngủ thì nghe có tiếng khóc của Trác Mã.Tôi ra xem, thấy anh thợ bạc thay bộ đồ mới, đi lên gác.Trác Mã quỳ trước chân bà Thổ ti. Cô ta nhắc lại hai câu hôm qua nói với tôi. Vành mắt mẹ cũng đỏ hoe, bà nói to “Ai dám ngăn cản, mày lên bảo với tao”. Bà Thổ ti lại quay sang dặn người nhà “Sau này Trác Mã muốn lên gặp tôi hay cậu nhà, không ai được ngăn cản, nghe chưa?”

Người nhà đồng thanh đáp “Vâng ạ”.

Anh thợ bạc khom người.Trác Mã bám vào lưng anh ta. Hai người theo từng bậc thang đi xuống. Vài người gia nô khiêng đồ cưới của nhà Thổ ti cho, hai nữ bộc khiêng những thứ bà chủ thưởng. Dưới con mắt những người gia nô, Trác Mã được chủ chiều chuộng, ưu ại

Anh thợ bạc đặt vợ lên ngựa rồi nhảy lên, ra khỏi cổng, ngựa phi tung bụi dưới bầu trời mùa đông trong sáng, bụi đất lắng lại, tan dần. Hai người khuất sau con đèo. Đám gia nhân đang reo hò.Tôi hiểu ý những lời reo hò kia của họ. Một đôi vợ chồng đi đến một nơi không ai trông thấy, để làm cái việc kia dưới mặt trời. Nghe nói, những người tài giỏi có thể làm cái việc ấy trên lưng ngựa. Hai thằng nhỏ của tôi cũng đứng trong đám người đang reo hò.Thằng Trạch Lang gào lên.Thằng Nhi Y với vẻ mặt cô đơn, tội nghiệp đứng cách xa mọi người, đứng ở góc bên trái, nơi cha nó vẫn hành hình ai đó. Nó không biết Trác Mã của tôi đang bị đưa đi, lòng tôi cũng cô đơn, cũng buồn như vậy.Tôi vẫy thằng Nhi Y lại, nhưng nó vẫn nhìn về phía con ngựa mất hút, sự chú ý của nó làm nó không để ý trên lầu cao cũng có một người mặc áo khoác da cáo còn tội nghiệp hơn nó. Phía ngựa mất hút kia, nắng rơi trên thảm cỏ khô giữa những cây bách, trống trải hoang vắng. Lòng tôi cũng hoang vắng, trống trải.

Cuối cùng thì ngựa lại xuất hiện ở nơi đã biến mất.

Đám người một lần nữa hoan hô ầm ĩ.

Anh thợ bạc đỡ cô dâu đáng yêu từ trên lưng ngựa xuống, bế vào tầng dưới cùng tối tăm của toà nhà chúng tôi, vào căn phòng có cái mùi khó chịu.Trong sân, đám gia nhân hát vang. Họ vừa hát vừa làm việc. Anh thợ bạc cũng từ trong nhà bước ra, bắt đầu làm việc.Tiếng búa tinh tang, tinh tang giòn giã…

Ta Na chân tay nhỏ nhắn, nói năng nhỏ nhẹ đứng bên tôi, nói “Sau này em cũng như thế, lúc ấy cũng với cảnh như hôm nay”.

Không chờ tôi trả lời, cô ta nói thêm “Lúc ấy, cậu có buồn như hôm nay không?”

Giọng điệu hiểu biết của cô gái khiến tôi phải giật mình.Tôi nói “Tôi không thích em biết những chuyện như thế”. Cô ta cười khúc khích “Nhưng em biết”.

Tôi hỏi ai dạy cô, có phải mẹ cô dạy không.

“Một người mù mắt mà biết dạy em những điều ấy à?” Khẩu khí như không phải nói về mẹ mình, mà như của ông già nói với một người bề dưới. Buổi tối, đám gia đinh được phép đốt một đống lửa giữa sân, uống rượu, nhảy múa.Tôi đứng tựa lan chuyện trên lầu thấy Trác Mã đang vui vẻ cùng mọi người. Đêm càng khuya, sao trên trời càng sáng long lanh. Dưới này, người phàm trần đang vui trong nỗi khổ. Lúc này, họ đang rất nóng, không như tôi run rẩy chịu đựng những cơn giá lạnh. Cho đến lúc vào phòng thì đèn đã tắt.Than trong chậu đang rực cháy.Tôi ngồi sưởi bên lò than.Ta Na đã đi ngủ trước, tay chân trần để lộ ngoài chăn đắp.Tôi trông thấy cái cổ mịn màng và hàm răng trắng bóng. Cô ta mở mắt, cặp mắt long lanh giống như hai viên ngọc. Cuối cùng tôi thèm khát, người như lửa đốt.Tôi gọi “Ta Na!” một cảm giác run rẩy giữa hai làn môi.

Cô gái bé bỏng nói “Em lạnh!”.

Một tấm thân bé nhỏ mịn màng, mát mẻ cuộn trong lòng tôi, vùng eo bé nhỏ, cặp môi bé nhỏ, đôi bầu vú bé nhỏ.Trước đây, toàn thân tôi nằm gọn trong lòng Trác Mã, bây giờ cô gái này đang được toàn thân tôi che phủ.Thực tuổi tôi mười bốn, tính tuổi mụ là mười lăm, đã thành một thanh niên thật rồi.Tôi hỏi cô ta có lạnh không. Cô cười khúc khích, nói rất nóng. Đúng vậy, toàn thân cô chỉ trong khoảnh khắc trở nên ấm nóng.Trên người Trác Mã, tôi vào rồi nhưng vẫn cảm thấy như đang ở bên ngoài.Trên người Ta Na, tôi không thể nào cho vào nổi. Vừa cho vào, cô bé này kêu lên kinh thiên động địa.Tôi xa ra, cô gái lại ôm chặt lấy tôi. Cứ trở đi trở lại mấy lượt, ngoài kia, trên núi, bên sông, trên cành cây chim chóc đã líu lo lên tiếng, trời sắp sáng.Ta Na bảo cứ để mặc cô ta, lúc ấy tôi mới quyết tâm cho vào.Tôi cảm nhận được thế nào là con cái.Tôi cảm thấy mình đã lấp đầy người con gái như thế nào! Cô bé thật tuyệt vời! Cô bé thật tuyệt vời! Tôi có cảm giác mình lớn lên nhanh chóng bên trong người cô gái này. Đất trời mở rộng vô hạn độ. Nước tràn vào tận đáy sâu. Không gian giãn nở, sao trời dạt sang hai bên. Sau đấy, một tiếng ầm, cả thế giới sụp đổ. Lúc này trời sáng hẳn.Ta Na lấy từ bên dưới người cô ra một mảnh lụa trắng, trên đó là vết máu đỏ tươi, cô vẫy vẫy tấm khăn lụa trước mặt tôi.Tôi biết đó là thành tích của tôi, liền cười rồi ngủ một giấc thật thoả mãn. Giấc ngủ kéo dài đến tận tối.Tỉnh dậy, mẹ đang ngồi bên giường.Tôi không biết trước đây mình đã làm gì. Nhưng nói thật, lần này tôi mới thực sự.

Tôi rút tay từ trong chăn ra “Cho tôi hụm nước”.

Chỉ sau một đêm tiếng nói của tôi khác hẳn, dày dặn, âm thanh phát ra từ lồng ngực.

Mẹ không đặt bàn tay lên trán thằng con trai như trước đây mà quay sang nói với Ta Na “Cậu dậy rồi, lấy nước cho cậu. Cho cậu ly rượu nhạt thì tốt hơn”.

Ta Na đưa nước đến, vị rượu trôi vào cổ khiến tôi có cảm giác chưa bao giờ thấy ngon như thế. Mẹ lại nói với Ta Na “Giao cậu cho cháu, cháu phục vụ cậu cho chu đáo vào nhé. Ai cũng bảo cậu ngốc lắm, nhưng cũng có cái cậu không ngốc một tí nào”.

Ta Na cười bẽn lẽn, đáp lời, giọng rất bé nhưng mọi người vẫn nghe rõ “Vâng”.

Mẹ lấy từ trong lòng ra một sợi dây chuyền, đeo vào cổ Ta Na. Mẹ đã đi, tôi cứ nghĩ cô ta sẽ bảo đảm với tôi, nhất định vâng lời bà chủ chăm sóc tôi chu đáo, nhưng trước khi vùi đầu vào ngực tôi, cô ta nói “Từ nay về sau cậu phải tốt với em đấy nhé!”

Tôi đành nói “Từ nay về sau tôi sẽ tốt với em”.

Ta Na ngước lên, hai mắt nhìn tôi như muốn nói điều gì nhưng lại thôi.

Cô ta hỏi “Em có đẹp không?”

Tôi không biết nên trả lời thế nào. Nói thật, tôi không biết thế nào là người con gái đẹp, nếu vậy quả là ngốc thật rồi, tôi rất ngốc.Tôi chỉ biết có thèm khát hay không thèm khát ai đó. Chỉ biết bộ phận nào đó trên cơ thể người con gái có hình dáng đặc biệt gì, nhưng không biết thế nào là đẹp, như thế nào gọi là không đẹp. Nhưng tôi biết mình là cậu ấm.Tôi thích nói chuyện với cô ta thì nói, không thích thì thôi. Cho nên, tôi không nói.

Tôi quyết định dậy ăn cơm với mọi người.

Trước khi dọn cơm, anh trai vỗ đầu tôi, cha cho tôi một viên đá quý thật lớn.Ta Na như cái bóng đứng sau lưng tôi.Tôi ngồi xuống, cô ta quỳ phía sau, chếch sang một bên.

Phòng ăn của chúng tôi hình chữ nhật. Cha và mẹ ngồi giữa, anh em chúng tôi ngồi hai bên. Mỗi người đều có một tấm đệm rất êm, mùa hè trải thảm Ba Tư hoa văn rất đẹp. Mùa đông là đệm da gấu.Trước mặt mỗi người có một cái bàn thấp được sơn son thếp vàng. Nhà Mạch Kỳ trồng thuốc phiện phát tài, đồ ăn cũng được nâng cao. Bộ đồ ăn bằng bạc, ly uống rượu được thay bằng ly san hô. Chúng tôi còn mua rất nhiều sáp của người Hán, mời người từ vùng người Hán về làm nến thắp.Trước mặt mỗi người là một bàn nến, trên bàn có nhiều cây nến cháy sáng lung linh. Khỏi phải nói ánh nến sáng đến mức nào. Những hôm trời không quá lạnh, chỉ với bấy nhiêu nến cũng đủ làm cho căn phòng ấm hẳn lên. Bức tường sau lưng chúng tôi có thêm tủ tường, trong tủ để những bộ đồ ăn các kiểu và nhiều thứ kỳ lạ khác. Hai cái máy điện thoại mạ vàng là của Anh quốc, một cái máy chụp ảnh của Đức, ba cái máy thu thanh của Mỹ, thậm chí có cả một cái kính hiển vi, mấy cái đèn pin hình vuông có tay xách. Những thứ như thế rất nhiều. Chúng tôi không biết dùng chúng như thế nào, cho nên cứ bày ra bất kỳ các Thổ ti khác không có. Nếu một hôm nào đấy, một trong những thứ kia biến mất, không phải bị mất cắp, mà chỉ vì trong tay một Thổ ti nào đó có cái thứ ấy. Gần đây, mấy cái chuông tự kêu cũng biến mất. Chúng tôi được tin, cái ông giáo sĩ Charles rời nhà tôi đi đến lãnh địa của các Thổ ti khác, cũng cho họ những tặng phẩm như vậy. Anh trai bảo người gỡ hạt nổ của hai viên đạn sáu mươi, để vào chỗ khuyết cái chuông tự kêu. Phần đuôi của viên đạn pháo sang loáng cũng coi như rất đẹp.

Nhà Thổ ti bắt đầu ăn cơm.

Các món ăn không nhiều, nhưng số lượng và mỡ đầy đủ, hơn nữa món nào cũng nóng hôi hổi. Người nhà bưng thức ăn từ dưới bếp lên, những người hầu quỳ sau lưng lại bày trước mặt từng người. ăn xong, Trác Mã đột ngột bước vào.Tay cô ta bưng một cái gốm lớn, quì xuống, dùng hai đầu gối để di động đến trước mặt từng người. Lần đầu tiên cô vào bếp làm món chè sữa dâng chủ.Trác Mã này không phải là Trác Mã trước đây. Hương thơm trên người cô không còn, lụa là trên người nay được thay bằng áo quần vải gai thô. Cô ta quỳ di chuyển đến trước mặt tôi “Xin mời cậu!”. Giọng nói của cô dại hẳn đi, không gợi lên được cảm giác đẹp trong tôi. Hôm qua Trác Mã còn là một cô gái mặc đồ sáng sủa, sạch sẽ, trên người toả mùi thơm. Hôm nay đã thành một đầy tớ thấp hèn. Cô cung kính dâng chè sữa cho tôi, trên người toàn mùi khói bếp. Cô nói khẽ “Xin mời cậu”.Tôi không trả lời, nhưng trong lòng rất buồn.Từ dưới ánh đèn, cô lùi vào bóng tối, lần đầu trong đời tôi cảm thấy một cái gì đó biến mất trong cuộc sống, mất hẳn.Trước đây tôi vẫn nghĩ, cái gì sinh ra thì nó vẫn còn đấy, vĩnh viễn tồn tại, đã xuất hiện thì sẽ không bao giờ mất đi. Cả nhà Mạch Kỳ đã ăn no, trong lúc xỉa răng, ngáp vặt, người hầu bắt đầu ăn cơm.Ta Na cũng bắt đầu ăn. Cô ta nhai rất nhanh, nhai chóp chép, tiếng nhai như tiếng chuột chíp. Nhớ đến chuột, bỗng sống lưng tôi bỗng tê đi, suýt nữa thì đứng bật dậy.Tôi quay lại, Ta Na thấy tôi nhìn, cô luống cuống suýt nữa đánh rơi thìa.

Tôi nói “Em đừng sợ”, cô gật đầu nhưng xem ra cô không muốn tôi nhìn. Rồi chỉ vào đĩa thịt, tôi nói “Ăn đi”. Cô ta ăn thịt, nó nhai không có tiếng chíp chíp như chuột.Tôi lại chỉ vào đĩa đậu “Ăn thêm cái này nữa đi”. Cô ta gắp mấy hạt đỗ cho vào miệng. Lúc này, tuy cô mím miệng thật chặt, nhưng hễ nhai là có tiếng như tiếng chuột ăn, chíp chíp.Tôi nhìn cô ta và cười, Ta Na sợ hãi. Lúc này cái thìa trong tay cô rơi xuống đất.

Tôi kêu lên “Tôi không sợ chuột!”.

Mọi người nhìn tôi bằng con mắt kỳ lạ, tưởng đâu tôi nói trên đầu không có trời.Tôi lại lớn tiếng “Tôi…không…sợ…chuột…”.

Mọi người vẫn im lặng.

Tôi chỉ vào Ta Na nói “Cô ta ăn giống như chuột, chíp chíp…”

Mọi người vẫn im lặng khiến tôi khó hiểu, ngay cả tôi cũng nghi ngờ mình có sợ chuộg hay không, bỗng cha bật cười, nói “Con ơi, cha biết con nói thật”, Sau đấy cha nói nhỏ với mẹ, nhưng mọi người vẫn nghe rõ “Tại sao đàn ông cần đàn bà, đàn bà có thể biến đàn ông thành người đàn ông chân chính. Nó đã tự chữa khỏi bệnh của nó rồi”.

Trở về phòng, Ta Na hỏi “Tại sao cậu lại nghĩ ra?”

Tôi nói “Chợt nghĩ ra, em không bực mình chứ?”

Cô ta nói không. Người cha chăn ngựa bảo cô giống một con chuột. Mỗi khi dưới bản có ngựa tốt biếu Thổ ti, ngựa còn chưa quen chuồng, cha cô bao giờ cũng dặn đêm dậy cho ngựa ăn, vì cô ta như con chuột không làm ngựa giật mình.

Chúng tôi lên giường, sau khi chơi xong, cô ta vừa mặc áo quần, vừa cười khúc khích. Cô nói, làm cái này thích lắm, tại sao người ta không chịu làm nhỉ? Tôi hỏi cái nào? Cô ta nói, những con ngựa cái, cả mẹ cô nữa, không thích làm cái chuyện ấy.Tôi định hỏi nữa thì cô ta đã ngủ khì.Tôi thổi tắt đèn. Bình thường, bất cứ lúc nào, chỉ cần trong tối là tôi có thể ngủ ngay. Nhưng hôm nay lại không như thế. Đèn đã tắt, tôi nghe rõ tiếng gió ù ù trên nóc nhà, cảm giác như có một đàn chim đang bay qua.

Sáng hôm sau mẹ nhìn mi mắt thâm quầng của tôi, hỏi “Tối hôm qua con lại mất ngủ à?”

Tôi biết mẹ ám chỉ điều gì, cũng không muốn mẹ trách Ta Na.Tôi nói tôi mất ngủ. Mẹ hỏi tại sao.Tôi nói không tại sao chỉ vì gió trên mái nhà thổi ào ào làm tôi sốt ruột. Bà Thổ ti nói “Vậy mà mẹ tưởng có chuyện gì. Con ạ, chúng ta là Thổ ti nhưng cũng không cấm được gió thổi trên mái nhà”.

Tôi hỏi mẹ “Trác Mã vẫn như thế chứ, mẹ?”

Mẹ cười nói “Mẹ biết không phải chỉ đơn giản là chuyện gió. Mà bởi con không biết Trác Mã ra sao”.

“Chắc là Trác Mã không mặc rách rưới, người không bụi bẩn và không có mùi hôi chứ?”

“Trác Mã sẽ biết giữ”.

“Vậy tại sao cô ta vẫn xuống nhà?”

Giọng mẹ trở nên lạnh lùng “Vì cuối cùng thì cô ta cũng phải xuống dưới kia, xuống sớm còn tìm được chồng, xuống muộn chẳng còn ai!”

Chúng tôi đang nói chuyện thì người quản gia vào báo tin bà vú nuôi đã về. Bà vú nuôi Mạc Thó và một vài người nữa đi Tây Tạng lễ Phật đã tròn một năm.Thật ra, chúng tôi cũng đã quên bà ta. Nếu ai đó bị mọi người quên, nay trở về là rất sáng suốt. Vì mọi người đã quên tất cả những chuyện xảy ra trước kia. Lúc bà vú nuôi vừa đi, chúng tôi vẫn nhắc đến bà ta và cũng bảo bà ta sẽ chết trêndg đi lễ Phật.Trước lúc đi, chúng tôi chuẩn bị cho bà năm chục đồng bạc trắng để chi tiêu dọc đường. Nhưng bà chỉ lấy năm đồng. Bà rất cố chấp, không chịu cầm nhiều tiền. Bà bảo, bà sẽ đến lễ ở năm chùa, mỗi chùa cúng một đồng là đủ, Đức Phật chỉ cần tấm lòng bà già mà không cần tiền của bà già nghèo khổ. Hỏi tại sao bà chỉ đến lễ năm chùa, bà nói, đời bà chỉ nằm mơ thấy năm ngôi chùa thôi. Còn tiền ăn đường, bà bảo, không ai thành tâm đi lễ Phật mà tiêu tiền dọc đường, người giàu có cũng không tiêu tiền như thế. Sự thật đúng như vậy. Nói chung, dọc đường thường khất thực, không xin của bố thí, như vậy sẽ coi như lòng thành tâm lễ Phật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để Thổ ti nhất quyết không đến La Sa lễ Phật. Hồi xưa cũng có một Thổ ti Mạch Kỳ đi, kết quả đám quân đi theo đều trở về, chỉ riêng ông ta không về.Thổ ti không chịu được khổ. Bà vú nuôi Mạc Thố đi rồi, chúng tôi dần dần quên bà, điều ấy chứng tỏ chúng tôi không thích bà ta. Bà vừa về đến cửa, mọi người lấy làm lạ. Không những bà đã trải qua bao đèo cao, suối sâu, thời tiết khắc nghiệt, mà cái lưng còng của bà cũng thẳng lên, nếp nhăn trên khuôn mặt mờ đi.Trước mặt chúng tôi không còn là một bà già ốm yếu trước đây. Một khuôn mặt đỏ au, một phụ nữ cao lớn từ ngoài cửa bước vào. Bà hôn lên má tôi, đưa về cho tôi những ngày đi xa và mùi vị các nơi.

Giọng nói của bà vốn đã to, bây giờ càng to hơn “Chào bà chủ, tôi nhớ cậu nhà đến chết đi được!”

Mẹ tôi không nói gì.

Bà ta lại nói “Thưa bà chủ, con đã về!”. Nhưng mẹ tôi vẫn không ngoái lại. Bà vú nuôi rơm rớm nước mắt “Không ngờ cậu đã có cô hầu, thành người lớn rồi”.

Mẹ nói “Phải, cậu lớn rồi, không cần ai bận tâm nữa”.

Nhưng bà vú nuôi nói “Vẫn phải bận tâm đấy, trẻ con vẫn là trẻ con”. Bà muốn biết mặt Ta Na, mẹ cho gọi Ta Na lên. Bà sờ mặt Ta Na, sờ những đốt xương trên người cô ta, nói giọng thật dứt khoát “Nó không xứng với cậu nhà”.

Vẻ mặt mẹ lạnh tanh “Bà nói nhiều quá, đi xuống dưới nhà đi”.

Bà vú nuôi há hốc miệng, không còn biết nói sao. Bà không biết rằng mọi người nghĩ bà chết dọc đường, cho nên quên hẳn bà. Khi mọi người quên thì bà không nên về. Bà không biết những điều ấy, nói “Tôi phải đến thăm lão gia và cậu lớn, một năm mười bốn ngày không được gặp”.

Mẹ nói “Chả cần thiết”.

Bà vú nuôi lại nói “Vậy tôi đi thăm con nhỏ Trác Mã”.

Tôi nói, Trác Mã đã lấy anh thợ bạc Khúc Trát rồi. Xem ra, việc đi lễ Phật đã làm thay đổi con người nhưng không thay đổi được tính tình. Bà nói “Cái con nhỏ ấy định ve vãn cậu nhà, được lắm, đời nó thế là phải rồi”.

Tôi phải gào lên “Bà già đi xuống dưới kia đi!”.

Ấy là tôi muốn kết thúc sớm câu chuyện của người không ra gì này.

Nhân cơn nóng giận, tôi phát ra một mệnh lệnh đầu tiên tương đối quan trọng trong đời.Tôi sai người đưa tất cả đồ đạc của bà vú nuôi từ trên gác xuống dưới nhà, để từ nay về sau bà không được lên tầng ba này nữa. Dưới sân có tiếng khóc của bà vú nuôi.Tôi nói thêm, cho bà ta một mình với gian nhà ở dưới kia, vài ba cái nồi, chỉ cho bà ta nấu cơm cho mình, còn nữa không được đụng tay vào việc gì khác. Xem ra mệnh lệnh ấy rất thích hợp với mọi người. Nếu không, cha, mẹ hoặc anh trai sẽ đứng ra phản đối. Bà già ở dưới nhà không có công việc gì, suốt ngày kể chuyện tôi hồi còn nhỏ với đám kẻ ăn người ở dưới kia.Tôi có một mệnh lệnh tiếp theo, chỉ cho bà nói chuyện lễ Phật, không được nói chuyện tôi hồi còn nhỏ. Bà ta không thể không chấp hành mệnh lệnh.Thấy mái đầu bà mỗi ngày một bạc thêm, tôi cũng muốn rút lại những mệnh lệnh kia. Nhưng thấy bà nhổ nước bọt vào bóng tôi đứng từ trên tầng cao in xuống sân, tôi lại thôi ý nghĩ từ bi của mình.

Về sau, bà ta già đến nỗi quên cả nhổ nước bọt vào bóng tôi, tôi cũng không để tâm đến bà ta nữa. Bà ta chết, mãi một năm sau chúng tôi mới biết. Đã vậy, mọi người còn nói, nhà Mạch Kỳ rất tốt với bà vú nuôi của cậu con ngớ ngẩn.

Tôi nghĩ cũng đúng.

Trời quang, tôi nhìn sao trên trời hoặc những đêm trời âm u, tôi nằm trên giường nghe tiếng nước sông chảy về xuôi, đều nghĩ như thế. Về sau tôi không nghĩ đến bà ta nữa mà nghĩ đến vị tăng lư Ung Bô không được Thổ ti tiếp nhận. Ông ta đổi la lấy lừa, có những tập kinh mà ông ta cho là quý, ông ta chỉ ở trong một cái hang.

Chờ cho gió chuyển mùa, liễu trên bờ sông xanh tươi và nở hoa, gió đưa hoa liễu trắng rải khắp nơi. Mùa xuân đến là đến ngay, đến nhanh hơn mùa đông.

Bình luận
× sticky