Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bụi trần lắng đọng

Chương 45: Bệnh giang mai

Tác giả: A Lai

Các vị khách trách tôi không tìm cho họ việc gì để làm.

Tôi muốn nói với họ, không cần phải đi tìm việc gì, lúc cần sẽ có việc để làm. Cái cần là phải chờ, con người phải quen với chờ đợi. Nhưng tôi không nói gì.

Cuối cùng tôi cho người đi mời gánh hát về.

Phải nói, đây là một gánh hát kỳ quái, gánh hát không phải của người Tạng, cũng không phải của người Hán. Diễn viên đều là các cô gái, dân tộc nào cũng có.Tôi sai người dựng một sân khấu lớn, không ngờ, chỉ qua ba ngày, họ không còn trò gì diễn nữa. Họ đưa chó cảnh lên sân khấu lượn vài vòng, bảo những con chó tha những bông hoa từ trong váy các cô diễn viên ra, nhưng trò này cũng chỉ diễn ba ngày là hết. Bà bầu gánh hát nói, giữa những năm loạn lạc, bà ta và các cô gái không có đất diễn, nên phải ở lại cái nơi hoà bình yên ổn này.Tôi không từ chối lời yêu cầu ấy.Tôi sai người dựng trước cho họ một cái lều bạt thật lớn ngay ở đầu phố, đồng thời, ở một đầu phố khác cũng bắt đầu xây một ngôi nhà gạch mộc. Bà bầu gánh hát trực tiếp giám sát thi công. Nhà làm xong rất nhanh, không đầy chục hôm, nhà đã được dựng lên. Đấy là một ngôi nhà lớn, tầng dưới là đại sảnh, một cầu thang rộng dẫn lên tầng trên, một hành lang sâu hun hút, hai bên là hai dãy phòng nhỏ. Các cô gái suốt ngày nhàn rỗi, tiếng cười như tiếng chuông bạc vang khắp phố. Áo quần của các cô thì che không kín thịt.Tôi bảo với bà bầu, nên may quần áo cho các cô. Bà ta cười khà khà nói “Trời đất, tôi rất thích cái nơi như trong mơ này, thích cậu một con người ngốc nghếch không biết thế gian là gì”.

Lúc ấy chúng tôi đang ngồi tán chuyện trong lều, bà bầu này hôn tôi một cái, không hôn vào đâu, hôn ngay vào miệng tôi.Tôi nhảy lên như giẫm phải lửa.

Các cô gái cười to. Một cô gái mắt to lông mày đen vừa cười vừa sà vào lòng tôi.

Bà bầu đuổi cô này đứng dậy, bà ta bảo cô gái này không sạch sẽ.Tôi thấy ngực cô ta trắng nõn trắng nà, cái rốn hồng hồng để lộ ra ngoài. Cô ta trông sạch thế lại bảo là không sạch, không hiểu thế nào mới là sạch. Cô gái không đứng dậy ngay, cánh tay cô ta quàng qua cổ tôi, rồi áp cặp môi dày vào môi tôi, suýt nữa thì tôi ngạt thở.

Bà bầu đổi cho tôi một cô được cho là sạch sẽ. cô này đến trước mặt tôi, các cô khác cười rúc rích. Bà bầu lấy bạc trắng từ túi tôi ra, nói “Đây là giá tiền, các cô gái của tôi đều có giá”.

Bà lấy từ túi tôi ra mười đồng bạc trắng, bà ta đếm, rồi trả lại tôi năm đồng, bỏ bốn đồng vào cái hòm gỗ sơn son thếp vàng, để lại một đồng đưa cho các cô gái, nói “Tôi mời, các cô ra phố mua kẹo mà ăn”.

Các cô cười to, ồn ào như ong vỡ tổ.

Bà bầu giắt chìa khoá hòm tiền vào thắt lưng, nói “Thợ mộc đang lát sàn, để tôi đi xem. Nếu thích, cậu thưởng cho cô ta vài đồng son phấn”.

Từ nơi thợ làm có mùi gỗ thông như mùi rượu bay lên, cô gái ngồi trong làm tim tôi rung động.

Cái vật đàn ông của tôi ngọ nguậy, cơ thể lại uể oải như khí trời.

Cô gái thật khéo tay, cởi hết áo quần tôi, bảo tôi cứ nằm yên, mặc cô ta muốn làm gì thì làm. Cô ta làm tuyệt lắm, tôi nằm bất động, để cơ thể thật thoải mái. Sau đấy, cả hai chúng tôi đều không mặc quần áo, nằm nói chuyện. Lúc này tôi mới biết, họ chẳng phải gánh hát, chỉ là một đám con gái kiếm ăn bằng thân xác.Tôi trở thành món hàng đầu tiên của họ.Tôi hỏi cô ta, có cách nào đối với các vị Thổ ti lực bất tòng tâm không, cô ta bảo có.Tôi nói, được, các vị Thổ ti già này đều có tiền, bắt đầu từ hôm nay kiếm ăn ở các vị ấy.

Buổi tối, các vị Thổ ti được hưởng các cô gái thu tiền.

Hôm sau, các vị ngồi lại với nhau, trông vị nào cũng phởn phơ, tươi cười. Có người hỏi các cô gái của chúng tôi tại sao không có được bản lĩnh như thế.

Bà Thổ ti ngủ riêng một phòng, vành mắt xanh biếc, bực tức nói với cha tôi “Ông thấy nhà Mạch Kỳ của ông, cậu lớn thì đưa thuốc phiện về, cậu ngốc thì đưa đám gái này đến”.

Cha nói “Bà thì đem gì đến? Bà cũng phải đưa gì đến cho mọi người chứ?”

Bà Thổ ti nói “Tôi không tin đàn con gái khác nhau”.

Các Thổ ti khác nói “Bà im đi, con gái chẳng ai giống ai sất”.

Chỉ có Thổ ti Uông Ba không nói gì. Người con gái hát trên lầu có thể nhìn mà không thể đến gần, các cô gái trong lều thì sẵn đây, mỹ miều vô cùng.

Lúc này các Thổ ti mới tỉnh ngộ, nói “Cậu hai nhà Mạch Kỳ mời chúng ta đến để tận hưởng các cô gái mĩ miều này đây”.

Ông Dân gọi các cô này là gái điếm, còn cái nhà to kia gọi là kỹ viện.

Bà chủ nhà chứa nói với tôi “Dành riêng cho cậu hai cô, các cô khác cậu không được đụng đến”.

“Tại sao?”

“Chúng không sạch, có bệnh”.

“Bệnh gì?”

“Bệnh làm cho cái của đàn ông nát ra”.

Tôi không thể hình dung nổi cái ấy trên cơ thể nát thế nào. Bà ta gọi hai cô gái đến, vén váy các cô lên.Trời đất ơi, một cô thì cái ấy không còn cánh cửa, chỉ là một cái lỗ toang hoác, cô kia thì chỗ ấy như cái nấm, thối như mùi bò chết.

Tối hôm ấy, nghĩ đến chỗ ấy trở thành như của hai cô gái kia, tôi không làm sao nổi hứng với con gái, một mình nằm nhà. Các Thổ ti kéo nhau đi kỹ viện.Tôi ngủ không yên, dậy đi tìm ông Dân, hai người ngồi uống trà.Tôi hỏi ông ta, bệnh của các cô kia gọi là bệnh gì. ông ta nói “Giang mai”.

“Giang mai?”

“Cậu ơi, thuốc phiện là do tôi đưa đến, nhưng giang mai không phải do tôi đưa về”.

Nhìn vẻ căng thẳng của ông ta, tôi biết bệnh giang mai rất nguy hiểm.

Ông ta nói “Trời đất ơi, cái ấy ở đây có thì cái gì cũng có thể có”.

Tôi nói “Các vị Thổ ti không sợ gì, có cái kỹ viện, các vị không ai muốn về nữa”.

Trong cái kỹ viện ấy, trên tầng hai các cô gái mỗi người một phòng. Sảnh lớn tầng dưới, hễ tối đến là đèn lửa sáng trưng.Trên lầu là mùi phóng đãng trên cơ thể các cô gái, tầng dưới là mùi rượu, mùi thịt và mùi đậu nấu chín. Giữa sảnh là một cái loa đại, bên cạnh là cái máy hát quay tay, suốt ngày nỉ non ca hát.

Ông Dân nói “Cứ cho họ đi, thời của họ cũng sắp hết, để cho họ bị bệnh, để họ cảm thấy thế nào là hạnh phúc, chúng ta lo việc của chúng ta”.

Ông Dân còn kể tôi nghe chuyện có liên quan đến bệnh giang mai. Nghe xong tôi cười, nói với ông ta”Ít nhất là ba ngày tôi không dám ăn cơm”.

Ông ta nói “Với con người, tiền vô cùng nguy hiểm, nhưng cũng không bằng thuốc phiện, thuốc phiện cũng không bằng giang mai. Nhưng điều tôi muốn nói với cậu không phải là chuyện ấy”.

Tôi hỏi ông ta định nói chuyện gì.

Ông ta cao giọng “Thưa cậu, họ đến rồi”.

“Họ đến rồi?”

“Vâng, họ đến rồi”.

Tôi hỏi, họ là ai. Ông ta bảo người Hán.Tôi cười. nghe khẩu khí của ông ta, tưởng đâu ông ta không phải ngườ Hán, trong cái thị trấn của tôi nhiều hàng quán không phải của người Hán, mấy cô gái trong cái kỹ viện kia không phải người Hán hay sao? Nghe khẩu khí của ông ta, tưởng chừng chúng tôi chưa thấy người Hán bao giờ.Tôi là đứa con của một người Hán.

Nhưng vẻ mặt ông ta vẫn rất nghiêm túc, nói “Ấy là tôi nói, người Hán có màu”.

Vậy là tôi hiểu. Người Hán không có màu đến đây chỉ để kiếm tiền, như những người buôn bán kia, hoặc chỉ để sống, như bản thân ông sư phụ Hoàng Sơ Dân. Nhưng người Hán có màu lại không thế. Họ muốn đất đai của chúng tôi phải nhuộm màu của họ. Người Hán trắng nghĩ vậy. Nhưng người Hán đỏ thắng thế trong chiến tranh, nghe nói, họ muốn trên mỗi mảnh đất phải nhuộm cái màu mà họ sùng bái. Chúng tôi được biết, ở cái vùng của họ đang đánh nhau chí tử, không phân biệt cao thấp. Cánh con buôn từ vùng người Hán đến đều đem theo báo chí. Vì tôi có ông sư phụ hiểu biết, yêu báochí như yêu thuốc phiện. Không được đọc báo, ông ta tỏ ra sốt ruột không yên, đọc xong báo, ông ta lại thở vắn than dài. Ông ta nói với tôi “Họ càng đánh hăng, càng đánh càng hăng!”

Hồi xưa, ông Dân đã từng là ông hội đồng tỉnh, vì phản đối đánh người Hán đỏ nên mới sa cơ lỡ vận đến nước này, nhưng ông ta không thích người Hán đỏ giành thắng lợi. Lúc này, ở chỗ chúng tôi, trong dân chúng đang ồn lên tin người Hán sẽ đến. Ông thư ký nói, việc gì mà người dân tin ắt sẽ xảy ra, cứ coi như không có lý lắm, nhưng nhiều người cùng nói cứ coi như cùng đọc một lời cầu nguyện, bày tỏ cùng một ý chí với ông trời.

Ông Dân nói, họ ôm chặt thắt lưng nhau, tay không rời. Nhưng lúc này, ông ta nói “Họ đến rồi”.

Tôi hỏi “Họ có muốn gặp tôi không?”

Ông ta cười, bảo đấy mới thật sự là ý nghĩ của ông chủ.

Tôi nói “Thôi được, cứ bảo họ đến, để xem chúng ta thích màu nào”.

Ông sư phụ vẫn cười “Cậu nói giống như phụ nữ chọn lụa may áo vậy”. Ông ta bảo, những người ấy đến rất lặng lẽ, không muốn gặp ai cũng không muốn cho ai biết mình là người Hán màu gì.

Tôi hỏi ông ta, vậy làm sao biết được.

Ông ta nói “Tôi là sư phụ của cậu, lẽ nào tôi không biết?”

Cách nói của ông tôi không thích nghe. Ông thấy mặt tôi biến sắc, liền chữa lại “Cậu quên mất rồi, sư phụ của cậu trước đây cũng có màu, cho nên thấy họ là nhận ra”.Tôi hỏi, những người ấy thích gì. Ông ta bảo tôi về nghỉ, những người ấy bây giờ chưa định làm gì, chỉ làm những gì mà chúng ta cho phép, họ còn cẩn thận hơn cả những người buôn bán ngoài phố. Lúc này họ chỉ đến xem.

Tôi về nghỉ.

Trước lúc ngủ, đầu óc tôi vẫn nghĩ đến hai chừ giang mai.Tôi nghĩ: bọn họ. Nghĩ đến họ, tôi định ngày mai lại ra phố để xem tôi có nhận ra người Hán màu gì.

Hôm ấy tôi dậy muộn, lòng những trống trải, cảm thấy như thiếu gì đấy.Thiếu gì? Tôi không biết. Nhưng tôi cảm thấy thiếu.Tôi hỏi thuộc hạ hôm nay thiếu gì. Họ nhìn quanh, nhìn những vật trang trí trên người tôi, nhìn những thứ đắt tiền trong nhà, nói với tôi không thiếu gì.

Tôi hỏi thằng Trạch Lang “Hôm nay mợ không hát nữa à?”

Nó nói “Ngày nào mợ cũng ngồi hát trên lầu, hôm nay không hát nữa”.

Đúng vậy, hễ mặt trời lên, Ta Na lại ngồi phía sau dãy lan can chạm trổ hoa văn để hát.Trước đây ít lâu, tôi cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn, càng ngày càng nhanh. Cứ nghĩ mà xem, lúc này xảy ra bao nhiêu chuyện, các Thổ ti đến, bệnh giang mai đến, người Hán có màu đến. Chỉ có khi vợ tôi hát để ve vãn Thổ ti Uông Ba, tôi mới cảm thấy thời gian trôi chậm, thời gian trôi với tốc độ khó chịu.

Hôm nay nàng không hát, tôi thấy đầu óc choáng váng, thời gian lại trôi nhanh.

Các Thổ ti vẫn ở cái kỹ viện ngoài phố kia chưa về. mấy đứa gia nhân đi với tôi ra phố. Bà Thổ ti không có đất dụng võ nơi kỹ viện, nhìn tôi bằng cặp mắt hằn học nhưng rất đắc ý. Chung quanh lặng lẽ, tôi có cảm giác như đang cưỡi trên lưng ngựa bên tai gió ù ù lướt qua. Các Thổ ti từ kỹ viện về, họ đi tới, họ phải về để ngủ.Trong cái nhà to vừa làm ở phố, thời gian như trôi ngược.Trong tiếng hát, trong không khí rượu thịt, họ vui suốt đêm, lúc này đang uể oải bước, họ về để ngủ.Thấy cái vẻ uể oải của họ, tôi nghĩ, đã xảy ra chuyện gì rồi. Sau đấy, nhớ lại câu chuyện hôm qua với ông Dân, tôi đưa một đứa thuộc hạ đi ra phố.Tôi đi để biết người Hán nào có màu sắc vừa lặng lẽ đến đây. Lên đến cầu, tôi gặp các vị Thổ ti từ kỹ viện về.Tôi thấy có mấy vị chóp mũi đỏ hơn bình thường.Tôi nghĩ, đúng rồi, bọn họ bị nhiễm cái bệnh giang mai từ mấy cô gái kia rồi.

Tôi cười.

Cười bọn họ không biết trên người các cô kia có bệnh gì.

Bình luận
× sticky