Ở biên giới hàng ngày rất rỗi rãi.
Những năm gần đây, tôi vẫn ở trong cùng một căn phòng. Mỗi sáng tỉnh dậy, trông thấy cùng một trần nhà, không mở mắt ra nhưng từng vân gỗ trên trần vẫn hiện lên rõ ràng. Bên ngoài cửa sổ, vẫn vĩnh viễn là những đường cong trên mặt đất. Hàng ngàn lần mặt trời lên, hàng ngàn lần mặt trời lặn, mỗi ngày tôi tỉnh dậy trong ánh sáng rọi qua cửa sổ, hai câu hỏi tồn tại lâu dài không còn quấy nhiễu tôi nữa.
Tôi không nhớ rõ chuyện này xảy ra trước đây một năm hay hai năm.
Cứ mỗi sáng sớm, Ta Na chống một tay lên cái gối, nhìn tôi bằng ánh mắt thăm dò.Thấy tôi tỉnh dậy, nàng cúi thấp hơn nhìn sâu vào mắt tôi. Đầu vú nàng chạm vào mặt tôi, cái mùi nồng nàn của con gái xộc vào mũi. Nàng vẫn nhìn vào mắt tôi tưởng như từ trong đó có thể thấy bên trong cơ thể của tôi. Còn tôi chỉ cảm nhận được mùi da thịt của nàng. Nàng ngủ với tôi trên cùng một cái giường từ bao năm nay, tôi chưa ý thức nổi vào mỗi ban mai ánh sáng trải trên giường, người nàng có cái mùi thơm xao động lòng người như vậy. Nàng không dùng nước hoa nhưng mùi người nàng vẫn rất dễ chịu. Bình thường, nàng dùng nhiều nước hoa tôi lại cho là người nàng cũng hôi hám như những người con gái khác.
Mùi da thịt của nàng làm đầu óc tôi choáng váng căng thẳng, tôi bỗng thở dốc như có ai đó chẹn họng.Ta Na cười, mây hồng hiện lên khuôn mặt, một tay nàng như con rắn trườn trên ngực rồi trườn xuống bụng tôi, tóm lấy thằng cu đang cương cứng và nóng bỏng.Tôi nghĩ, thằng cu của tôi làm bỏng tay nàng, nàng rùng mình “ôi” lên trời tiếng, theo đó cơ thể nàng cũng nóng lên.Ta Na như một kỵ sĩ tài giỏi, nhanh nhẹn lật lên người tôi như nhảy lên lưng ngựa. Nàng rạp người như phi nước đại, đem theo tôi băng đến tận chân trời xa.Tôi không biết những gì đã lướt qua trước mắt, là cảnh vật hiện tại hay chỉ là những hình bóng.Tôi nghe thấy mình phát ra những âm thanh như của một con ngựa mạnh khoẻ.
Kỵ sĩ trên lưng ngựa cũng gào rú thật to.
Cuối cùng kỵ sĩ và ngựa cùng lăn quay. Mồ hôi dính chặt chúng tôi lại với nhau, về sau, mồ hôi khô dần. Mấy con ong từ ngoài kia đâm sầm vào cửa kính.
Ta Na áp môi và mặt tôi nói “Chúng ta quên mất câu hỏi của anh”.
Tôi nói “Anh biết mình đang ở đâu, cũng biết mình là ai”.
Nàng ngồi bật dậy, gương mặt và bầu vú nàng làm rung động lòng người. Nàng lớn tiếng hỏi “Biết mình là ai chưa?”
Tôi từ trên giường bước xuống thảm trải nhà, lớn tiếng trả lời.
“Anh đang ở đâu?”
“Đang ở nơi chờ lên làm Thổ ti”.
Ta Na tung chăn, từ trên giường bước xuống, hai người trần truồng đứng ôm nhau trên thảm rồi lại nằm xuống. Sáng hôm ấy nàng bảo đảm với tôi không uống thuốc tránh thai nữa.Tôi hỏi nàng, nếu tôi thật sự ngốc thì sao? Tôi hỏi rất thật lòng. Nàng nói “Không sợ, ở đời này không có hai thằng ngốc cùng làm Thổ ti”.
Xưa nay tôi vẫn coi người bên cạnh mình là thông minh, đừng nói gì đến Ta Na xinh đẹp. Nếu thông minh là sự khẳng định tối cao của một con người, thì tôi sẽ không do dự tuyên bố nàng là người thông minh nhất thiên hạ. Nhưng đấy không phải là điều tôi muốn nói, càng không phải là chuyện thời gian chậm trôi, mà là chuyện làm tình vô cùng thích thú của một cặp vợ chồng.Tuy mũi tôi đầy những mùi hấp dẫn của con gái, nhưng bảo tôi nói ngay một chuyện cần nói là vô cùng khó khăn. Hãy lấy một ví dụ, tôi đứng bê hồ thấy thiên nga bay lên, mục đích của chúng là bay lên, bay lên trời cao, nhưng trước hết chúng phải vỗ cánh để lôi cái thân mình nặng nề trên mặt nước, cuối cùng mới bay lên nổi.
Điều tôi muốn nói là, sẽ có một ngày, tôi bắt đầu chú ý trên mảnh đất này tiếng trôi vô cùng chậm chạp.
Tôi rất muốn thảo luận với ai đó vấn đề tôi chú ý, có thể vì tôi không dễ chú ý đến vấn đề nào đấy mới sinh ra ý muốn ấy. Ông thư ký, ông Dân và cả ông quản gia thọt đều là đối thủ thảo luận. Ông thư ký được coi là loại một. Cũng chính vào lúc đó, thời gian bắt đầu tăng tốc. Kết quả thảo luận tôi đồng ý với cách nhìn của ông thư ký. Ông ta cho rằng, thời gian tăng nhanh không có nghĩa là mặt trời đi nhanh. Nếu đo thời gian bằng việc mặt trời mọc mặt trời lặn, thì nó vĩnh viễn không thay đổi. Nếu dùng sự việc để đo, tốc độ thời gian sẽ khác đi. Ông thư ký nói, sự việc càng nhiều, thời gian trôi qua càng nhanh. Một khi thời gian tăng nhanh, giống như người trên lưng ngựa, cảm thấy hoa mắt chóng mặt.Tôi bắt đầu hiểu việc đời từ năm nhà Mạch Kỳ trồng thuốc phiện, bắt đầu quen với những sự việc ly kì xảy ra không theo quy luật nào. Những năm sau ngày anh tôi chết, ngoài việc thu thuế trên biên giới và mở hiệu bạc, có thể nói trên đất đai của các Thổ ti hầu như không xảy ra chuyện gì. Qua cái thời điên cuồng trồng cây thuốc phiện và nạn đói kéo dài nhấtvb phạm vi rộng nhất, qua một thời gian căng thẳng, mảnh đất này giống như cơ thể người phụ nữ nhão ra sau khi sinh nở, rơi vào giấc ngủ nặng nề. Các Thổ ti như gấu ngủ đông, ẩn náu vào các khu trang trại của mình, không xuất đầu lộ diện.
Ở biên giới, có biết bao nhiêu người qua kẻ lại, nhưng không một Thổ ti nào đến thăm tôi. Nghĩ lại, ở đây có nhiều thứ đáng để họ học tập, nhưng họ sợ, vì học nhà Mạch Kỳ trồng thuốc phiện làm họ thua lỗ, sau vụ đói ai cũng lẩn tránh không gặp mặt chúng tôi.
Nhưng điều ấy không có gì là ghê gớm, những kẻ thuộc hạ chỉ cho tôi thấy tương lai: sẽ có ngày tôi đồng thời trở thành Thổ ti Mạch Kỳ và Thổ ti Nhung Cống. Họ nói, tôi lấy được con gái Thổ ti Nhung Cống bằng trí tuệ, vận may của tôi là sát thủ giết anh tôi. Điều làm cho tôi vui hơn là, chú thường xuyên gửi thư cho tôi. Còn tôi thường xuyên thông qua hiệu bạc gửi cho chú hết tờ ngân phiếu này đến tờ ngân phiếu khác.
Chú gửi cho tôi hai tấm ảnh.
Một ảnh chụp chung với đại sư Ban Thiền, một tấm ảnh nữa chú chụp chung với mấy vị tướng quân Hán Trắng trong lần đầu tiên nhận được ngân phiếu của tôi. Họ đứng trước một mảnh đất không có cỏ, sau lưng là những cái gì đó thật to. Ông Dân nói với tôi, đó là máy bay, là chim sắt, có thể bay lên cao rồi bắn, thả bom lên đầu người.Tôi hỏi ông ta, mười vạn ngân phiếu có thể mua được mấy cái máy bay. Ông ta nói, mua được cái cánh sắt.Trong thư chú nói Hoàng đế Trung Hoa đã từng là Hoàng đế của chúng tôi, chính phủ Trung Quốc bây giờ cũng là chính phủ của chúng tôi. Ông Dân lại nói, đánh thắng trận này đất nước sẽ hùng mạnh lên gấp bội.
Tôi hỏi ông ta, có cách nào để chú tôi cũng có thể trông thấy tôi.
Ông ta nói, mua một cái máy ảnh là được.Trong những ngày chờ máy ảnh, tôi cảm thấy thời gian trôi rất chậm, một ngày dài bằng ba ngày. Cuối cùng thì máy ảnh cũng về. Ông Dân còn mời về một thợ chụp ảnh. Vậy là, ngày tháng lại trôi nhanh. Chúng tôi chụp rất nhiều ảnh, chụp ở mọi nơi, chụp mọi lúc. Mọi người như phát cuồng lên vì ảnh. Anh thợ ảnh không muốn ở đây lâu, tôi bảo thằng Nhi Y học nghề của anh ta. Những thuộc hạ dưới quyền tôi, đao phủ là người có nghề duy nhất, nó không học thì ai học? Ông thư ký cũng nêu yêu cầu ấy với tôi, nhưng tôi không đồng ý. Ông ta nói, đấy cũng là lịch sử.Tôi không đồng ý. Đấy chẳng qua là một nghề, không cần bàn tay cầm bút của ông ta.
Xin kể một câu chuyện buồn cười.
Một hôm, thằng Nhi Y từ buồng tối của anh thợ chụp ảnh chạy ra kêu toáng lên: có một cái mặt trông méo mó, dễ sợ.
Thằng Trạch Lang hỏi, có phải anh thợ chụp ảnh sờ đít nó không? Anh thợ ảnh không bao giờ để ý đến con gái, cho nên có người nói, có thể anh ta thích con trai. Không biết tại sao Nhi Y lại làm cho những người con trai thích nó. Gặp những người như thế, tức là những anh con trai mà không thích gái cũng không kêu lên những âm thanh làm mọi người khó chịu như nó. Nhưng hôm ấy nó không gặp phải chuyện tương tự. Nó từ trong nhà chạy ra, nói “Ma, ma, ma hiện hình trên tờ giấy ngâm trong nước của anh thợ ảnh”.
Ông Dân cười nói, không phải ma, là hình người trên phim âm bản. Về sau, tôi đến xem anh thợ in ảnh. Hình người dưới ánh đèn pin hiện lên trang giấy, tôi chỉ có thể nói kỳ lạ chứ không có gì phải sợ. Nhưng với đao phủ tương lai của tôi lại sợ đến vãi đái. Có người cười nó nhát gan. Nhưng khi nó cầm dao giết người thì không run tay. Về sau thằng Nhi Y học được nghề chụp ảnh, anh thợ ảnh không còn ở chỗ chúng tôi nữa.Thằng Nhi Y cũng gọi người vào buồng tối để làm bạn.
Từ ngày có cái máy ảnh, ngày tháng của chúng tôi qua nhanh.Tôi gửi tấm ảnh đầu tiên về Trùng Khánh cho chú.
Tôi không biết năm này là năm nào, chỉ biết mùa hè năm nay nóng hơn mọi năm. Chú viết thư cho tôi, chờ sang thu trời mát mẻ sẽ đến chỗ chú chơi. Ông Dân nói, kháng chiến sắp thắng lợi rồi, đất nước sẽ thống nhất, hùng mạnh. Mấy chục năm không có Hoàng đế, Thổ ti chúng tôi không có chỗ dựa, tình trạng đó sẽ sớm chấm dứt. Ông quản gia nói, chú muốn tôi làm quen với các vị quan to. Đánh nhau mới làm các vị ấy đến gần chỗ chúng tôi, đánh trận xong họ kéo nhau đi, đến lúc ấy muốn gặp các vị ấy phải đi thật xa. Ông thư ký nói, ý của hai người chính là ý của chú tôi. Chờ sang thu, thời gian lại trôi thật chậm.
Ta Na vẫn không giảm nhiệt tình với cái máy ảnh, vì chuyện chụp ảnh mà nàng làm bạn với chuyện may vá, không đến quấy rầy tôi.
Ai cũng bảo đến lúc tôi lại phạm vào chuyện ngốc nghếch, mọi người cứ thấy tôi nhìn trời mà không biết tôi mong mùa thu đến, mong được thấy giọt sươn đầu tiên khoác lên cây cối tấm áo rực rỡ thế nào. Đến lúc ấy tôi sẽ lên đường.
Thổ ti Mạch Kỳ sai người đưa thư đến.Từ sau ngày tôi xa nhà, tôi không có tin tức gì về.Thư của Thổ ti Mạch Kỳ rất ngắn, ông hỏi tôi đang làm gì trên biên giới.Tôi trả lời thư. Mọi người bảo không nên nhắc gì đến chuyện đi Trùng Khánh gặp chú, chỉ nói chuyện chụp ảnh là được.Thư của cha rất ngắn, cũng không cần trả lời dài làm gì. Lại có thư của Thổ ti Mạch Kỳ, thư nói mẹ rất nhớ tôi.Thư còn nói, có nhiều chuyện mới như thế mà không cho cha mẹ cùng hưởng.Ta Na nói, kệ mẹ họ. Ai cũng biết, tính tình Ta Na rất thất thường. Nhưng tôi không như nàng.Tôi biết thư chưa đọc xong, cứ để mọi người đọc tiếp.Trong thư của Thổ ti nói nhiều chuyện linh tinh, không đâu vào đâu. Cuối cùng, cha hỏi có thể về được không, về chụp ảnh cho mẹ. “Tiện thể…” – thư viết “Tiện thể, có thể ban chuyện tương lai, cha cảm thấy mình già lắm rồi”.
Đã có lần ông cảm thấy già, nhưng rồi khôi phục lại sức sống.
Cho nên, tôi quyết định không về, chỉ cho thằng Nhi Y đem máy ảnh về.
Nhi Y chụp ảnh cho mọi người mấy hôm liền, lúc đi, Thổ ti lại nói ông già rồi, không còn sức lực và trí tuệ.Thằng Nhi Y nói “Thưa lão gia, cậu bảo con hỏi, nếu cậu con chết, lão gia có trẻ lại một lần nữa không?”
Ít ngày sau, thằng Nhi Y đem máy ảnh và cái vẻ rụt rè e lệ về.
Nó đem theo một bức thư đầy những lời lẽ trách móc của Thổ ti.Thư nói, nếu lần này tôi về, cha sẽ bàn chuyện Thổ ti Mạch Kỳ trong tương lai, nhưng tôi không về, là vì tôi không quan tâm gia tộc Mạch Kỳ chứ không phải là cha. Cũng ngày hôm ấy tôi nhận được một bức thư khác, không phải thư của chú, mà là thư của một tướng quân người Hán.
Thư nói, chú tôi là một nhân sĩ yêu nước người Tạng vĩ đại, ngồi thuyền đi đâu đấy, bị mất tích khi máy bay Nhật ném bom xuống sông.
Tôi nghĩ, người Hán cũng giống như chúng tôi. Ví dụ, với một việc không tốt, nói toạc ra, khó nghe, làm người khác buồn, phải nói một cách khác, tìm một lời nói dễ nghe, một cách nói không quá gây xúc động thần kinh. Họ không nói chú tôi bị chết bom, chết thì tìm được xác, mà chỉ dùng hai tiếng nghe thật nhẹ nhàng: mất tích.
Có thể vì hai tiếng ấy tôi không cảm thấy đau khổ.Tôi nói với bọn thuộc hạ “Ông ấy tự chôn mình”.
“Xin cậu đừng quá buồn”.
“Tôi khỏi cần đi Trùng Khánh. Không biết chú định mời đi gặp ai?”
“Vị tướng viết thư cho chúng tôi cũng không mời”.
“Tôi không muốn chi thêm bạc cho họ mua tàu bay”.
Mấy hôm sau, người Nhật đầu hàng.
Nghe nói người Nhật lùn lên một con tàu để chấp nhận đầu hàng. Về sau người Hán đỏ và người Hán trắng đánh nhau. Mặt ông Dân vốn đã vàng lại càng vàng thêm, ông ta bắt đầu ho, có lúc ho ra vài tia máu, ông ta bảo không phải ốm, mà là vì yêu cái đất nước này.Tôi không biết ông ta có nói thật hay không, nhưng tôi biết buồn vì mất chú. Có lúc tôi nhìn ảnh chú, mắt chợt nóng lên, nước mắt giàn giụa, tôi kêu lên “Chú ơi!” ruột gan tôi cũng nóng như lửa đốt.
Chú không đáp lời tôi mà chỉ lặng lẽ trong tấm ảnh, nở nụ cười của người có nhiều tiền. Chú chưa kịp trở về Ấn Độ.Theo chú nói, sau khi về Ấn Độ chú sẽ sửa lại di chúc, để tôi thừa kế số đá quý chú gửi ở một ngân hàng Anh quốc tại Calcutta. Đã một vài lần Ta Na nói, nàng nằm mơ thấy số đá quý ấy. Nhưng bây giờ thì thôi rồi, cái bà phu nhân Nam tước nghèo của nước Anh kia sẽ căn cứ vào bản di chúc chưa được sửa chữa để tận hưởng số của cải kia.
Vợ tôi trách cứ tại sao không đi Trùng Khánh sớm.
Chúng tôi không lên đường sớm đến vùng người hán vì bởi sợ ở đấy trời nóng.Tổ tiên nhà Mạch Kỳ cũng đã có người đi Nam Kinh. Kết quả chết nóng ở đấy. Cho nên, các Thổ ti muốn đến vùng người Hán để yết kiến Hoàng đế đều đi vào mùa thu, mùa xuân về, tránh mùa hè chết người ở vùng ấy.Thôi được, tôi không nói chuyện ấy nữa.Tôi chỉ muốn nói sau khi chú chết, thời gian lại đi nhanh. Việc này đến, rồi lại việc kia đến.Thời gian, sự việc, chúng đến dồn dập, hình như không còn rề rà nữa.