Chưa đầy hai giờ đồng hồ kể từ khi chủ nhân rời nhà lên đường đi Paris trong cái nhìn hút theo của Blaisois, thì một kỵ sĩ cưỡi ngựa khoang béo tốt đến dừng trước cánh cổng sắt và thét lên tiếng “hê!” vang dội.
Các mã phu, những người làm vườn còn đang vây quanh Blaisois, anh chàng “sử gia” quen thuộc của bọn tôi tớ trong nhà. Tiếng “hê” rất quen với Blaisois nên anh ta ngoảnh lại, kêu:
– Ô! Ngài d Artagnan. Các anh kia mau mở cửa ra!
Cả một tốp tám người lao đến cánh cổng mở ra, nhẹ nhàng như lôi một chiếc lông vũ và ai nấy cũng đều tíu tít chào thưa vì họ đã từng thấy chủ nhân tiếp đón người bạn thân này nồng nhiệt như thế nào rồi.
Ngài d Artagnan nhún mình trên bàn đạp rồi bước xuống đất, mỉm cười hòa nhã:
– Thế nào? Ông Bá tước thân yêu đâu rồi?
– Ô, ngài thấy đó, thật rủi ro cho ngài, – Blaisois nói, – ngài Bá tước chủ tôi cũng thật rủi ro không được tiếp ngài. Ngài Bá tước vừa ra đi không quá hai tiếng đồng hồ rồi.
D Artagnan không ngạc nhiên lắm, nói:
– Tốt, ta thấy là anh nói giọng Pháp thuần nhã nhất thế giới, anh phải dạy ta học văn phạm và lối nói quý phái để ta chờ chủ anh về.
– Không được đâu, thưa ngài, – Blaisois nói, – ngài phải chờ lâu lắm.
– Ông ta không trở về trong ngày sao?
– Thưa ngài, ngày mai, ngày kia cũng không. Ngài Bá tước đi du lịch.
– Du lịch!- D Artagnan nói. – Anh kể chuyện nằm mơ đấy
– Thưa ngài, đúng đấy ạ. Bá tước cho phép tôi trông coi nhà cửa và còn nói thêm với giọng oai nghi và êm ái – đối với tôi thì đó cũng chỉ là một: “Ai hỏi thì ngươi nói ta đi Paris”.
D Artagnan kêu lên:
– Thế thì ta chỉ cần biết ông ta đi Paris là đủ rồi, ta bắt đầu từ đó ông ta đi hai giờ trước ta phải không?
– Thưa ngài, vâng.
– Chắc ta bắt kịp được. Ông ta đi một mình?
– Không, thưa ngài.
– Ai đi với ông ta?
– Có một nhà quý tộc tôi không biết tên, một ông già và ông Grimaud.
– Bấy nhiêu người đó không thể chạy nhanh hơn ta được. Ta đi!
Blaisois áp nhẹ mình vào cương ngựa:
– Ngài nghe tôi một chút được không?
– Được, miễn là anh nói nhanh lên, đừng dài dòng.
– Thế thì, thưa ngài, cái chữ Paris đó chỉ là để đánh lừa.
D Artagnan nghiêm nét mặt lại:
– Ô? Đánh lừa?
– Thưa vâng, và ngài Bá tước không đi Paris đâu, tôi chắc là như thế.
– Ai cho anh biết?
Thế này này. Ông Gimaud luôn luôn biết ông chủ đi đâu và đã hứa với tôi là ngay lần đi Paris đầu tiên, ông sẽ mang giùm một ít tiền gởi cho vợ tôi.
– À? Thế ra anh có vợ rồi?
Vợ tôi người ở đây nhưng Bá tước thấy nó rộng miệng quá nên tôi gửi nó đi Paris. Có lúc thì bất tiện đấy nhưng cũng có lúc dễ chịu.
– Ta hiểu rồi, nhưng nói nốt đi. Anh nói là không tin Bá tước đi Paris à?
– Vâng, thưa ngài, vì như thế thì Grimaud đã thất hứa. Ông ta đã thề thốt rồi, không thể được?
– Không thể được, – D Artagnan lặp lại, vẻ mơ màng vì ông cũng tin như thế,
– Thôi được, anh Blaisois thân mến, cảm ơn anh.
Blaisois nghiêng mình cảm tạ.
– Này, anh biết rằng anh ta không có tính tò mò. Ta rất cần gặp ông chủ anh. Anh vốn rất khéo nói, anh nên nói một chút gì đó để ta có thể hiểu được. Một chút xíu thôi còn lại thì để ta đoán.
– Thưa xin thề với ngài là tôi không làm được. Tôi hoàn toàn không biết về mục đích chuyến đi của Bá tước. Còn nói chuyện nghe lén nơi cửa sổ thì xấu hổ quá, vả lại điều này ở đây bị cấm.
D Artagnan nói:
– Anh bạn, điều gì cũng được, ít ra anh cũng biết ngày Bá tước về chứ?
– Chẳng hơn là biết ông ta đi đâu chút nào.
– Cứ tiếp tục đi! Blaisois lục trí nhớ thử coi!
– Như vậy là ngài nghi ngờ sự thành thật của tôi! Ôi ngài làm tôi buồn phiền lắm đó.
– Quỷ tha ma bắt cái lưỡi dẻo quẹo của anh ta, – D Artagnan lẩm bẩm. – Thôi từ giã.
D Artagnan ném cái nhìn về phía ngôi nhà, quay ngựa đi, vẻ thản nhiên như chẳng có gì phải bận tâm hay tức giận cả.
Khi đến đầu tường thành và ngoài tầm mắt của mọi người ông mới bật thở ra.
– Hãy xét lại coi. Athos có ở nhà không? Không. Mấy tên chó chết khoanh tay chơi trong sân nếu bị chủ bắt gặp thì ha hồ no đòn. Athos đi du lịch? Khó tin được. Chuyện này thật kỳ bí. Mà này, không, đây không phải là người ta muốn tìm. Ta cần một tay ranh ma, kiên trì, phải đi tìm ở Melun, nơi các xứ đạo ta quen. Bốn mươi lăm dặm đường. Bốn ngày rưỡi!
Thôi, trời đẹp còn ta thì muốn làm gì cũng được. Thôi rút lẹ đường Thế rồi ông quất ngựa phi về phía Paris. Ngày thứ tư ông đến Melun đúng như ý ông muốn.
D Artagnan có thói quen là không bao giờ hỏi đường một người nào hay hỏi một việc gì tầm thường. Đối với mấy chi tiết ấy, trừ khi có sai quá còn, thì ông tin ở khả năng nhạy cảm của mình, ở kinh nghiệm ba mươi năm sống, và ở thói quen phân biệt được dáng dấp của các mái nhà cũng như trên các khuôn mặt người một cách chuẩn xác.
Ở Melun, d Artagnan tìm ra ngay nhà thờ đạo – là một ngôi nhà duyên dáng quét vôi trắng trên lớp gạch đỏ, với các dây nho leo dọc theo ống máng và cây thập tự giá cắm trên đỉnh gác chuông.
Từ căn phòng thấp của ngôi nhà ấy, có một tiếng động, hay nói đúng hơn một loại âm thanh tuôn ra như tiếng chim con vừa nở kêu ríu rít. Rõ ra là trong ấy có tiếng đánh vần chữ cái.
Một giọng vừa trầm vừa cao lên tiếng la rầy những kẻ chuyện trò ồn ào và sửa lại giọng đọc của người kia.
D Artagnan nhận ra giọng nói ấy, và vì cửa sổ căn phòng thấp được mở ra, nên ông ngồi trên mình ngựa, nghiêng mình dưới tàn nhò và kêu to lên:
– Bazin, Bazin thân mến, mạnh giỏi không?
Một người thấp, béo, khuôn mặt dẹt, đầu tóc hoa râm hớt kiểu thầy tu và đội mũ dạ đen đứng lên khi nghe tiếng d Artagnan. Nói đứng lên thì không đúng, phải nói là nhảy dựng lên. Bazin nhảy lên làm cái ghế ngồi đổ xuống và lũ trẻ giành nhau dựng dậy tựa như lính Hy Lạp giành thây Patrocle với lính thành Troie vậy. Không phải chỉ nhảy lên mà Bazin còn đánh rơi quyển sách vần và cây roi cầm nơi tay khi nghe tiếng d Artagnan. Ông nói:
– Ơ ngài, ngài d Artagnan?
– Vâng, tôi đây, Aramis ở đâu. Không phải, ngài hiệp sĩ d Herblay, không tôi lại lộn nữa, ngài trợ tế, ở đâu?
Bazin trả lời nghiêm chỉnh:
– Ồ! Thưa ngài, Đức ông ở Giáo phận của ngài.
– Ông ta vui không? – D Artagnan hỏi.
Bazin lập lại câu nói trước:
– Ái chà? Aramis có giáo phận rồi à?
– Thưa ngài, vâng. Tại sao lại không?
– Vậy thì ông ta đã làm giám mục rồi sao?
– Nhưng ngài ở đâu mà không biết mấy chuyện này? – Bazin trả lời với giọng hơi bất nhã.
– Anh Bazin thân mến ơi, bọn ta là dân võ biền, bọn ta có thể biết rõ ai là đại tá hay tư lệnh mặt trận, thống chế, nhưng nếu ai đó là Giám mục, Hồng y hay Giáo hoàng, thì ta đếch biết, cho dù tin tức đã đi hết ba phần tư trái đất cũng vậy.
Bazin trợn tròn mắt:
– Suỵt! Suỵt! Chớ làm hư mấy đứa bé, tôi đang dạy chúng những lời của thánh hiền.
Bọn trẻ quả đang đi vòng quanh d Artagnan ngắm nghía con ngựa, thanh gươm to tướng, giải tua và dáng hùng dũng của ông. Chúng ngưỡng mộ giọng nói sang sảng của ông đến nỗi khi ông nhấn mạnh tiếng chửi thề thì cả trường đều la lớn “Đếch biết”, cùng lúc với tiếng cười vui vẻ ầm ĩ, tiếng giậm chân ồn ào khiến cho người lính ngự lâm rất hả dạ còn ông giáo già thì lại muốn điên cả đầu. Ông ta la lên:
– Im đi, lũ nhỏ này! Này, ngài d Artagnan ơi, ngài tới đây, thế là các nguyên tắc tốt đẹp của tôi đã dạy bị tiêu ma hết rồi. Ôi trời đất ơi! Đồ khùng, đồ điên!
Thế là bậc thầy đáng kính Bazin lập tức nhập vào đám học trò để dạy chúng đổi tánh, nhưng chỉ càng làm chúng la ồn hơn lên. Ông nói:
– Thôi ngài hết người để làm hư hỏng ở đây nữa rồi.
D Artagnan mỉm cười khiến Bazin thấy rùng mình:
– Có chắc không? Giáo phận của chủ anh ở đâu?
– Đức ông René làm giáo mục ở Vannes.
– Ai phong cho ông ta?
– Thì ngài tổng giám, bạn láng giềng của chúng tôi đấy.
– Ông Fouquet à?
– Đích thị.
– Armis thân với ông ta sao?
– Đức ông chủ nhật nào cũng làm lễ ở nhà ngài tổng giám ở Vaux (Vô), rồi sau đó hai người đi săn với nhau.
– À hèn chi.
– Và Đức ông thường viết bài giảng không, bài thuyết giáo với ngài tổng giám.
– Và rồi do dó mà Aramis được ở Vannes.
– Ở Vannes, thuộc sứ Bretagne đấy.
– Anh láu lắm Bazin à. Không đúng vậy đâu.
– Ngài coi, các phòng trong nhà thờ đều trống trơn kìa?
D Artagnan nhận ra căn phòng vắng ngắt.
– Anh nói đúng thật.
– Nhưng Đức ông có báo tin được phong chức cho ngài mà!
– Báo bao lâu rồi?
– Một tháng.
– Thế thì, chẳng cần phải mất thì giờ làm gì nữa,Aramis không còn cần tới ta nữa. Nhưng này, Bazin, sao anh không làm giáo sĩ?
– Thưa ngài, không được, tôi bận việc.
D Artagnan tự nhủ: “Đúng như thế rồi. Chẳng nên cho những người này lạc lõng” – Rồi nói to:
– Bazin kiếm cái gì cho ta ăn đi.
– Vâng, tôi làm ngay đây, thưa ngài.
– Con gà giò, tô xúp, và chai rượu là đủ.
Bazin nói:
– Hôm nay thứ bảy, ngày chay.
– Ta được miễn mà, – D Artagnan nói.
Bazin quay vào bảo đứa học trò lớn nhất đi báo với nhà bếp. Trong khi đó, d Artagnan nhìn vào nhà thờ và nói một cách khinh thường.
– Trời ơi chỗ Đức ông ăn ở tồi tàn quá.
– Chúng tôi có lâu đài Vaux(1) rồi.
D Artagnan càu nhàu:
– Chắc là lớn như Bảo tàng viện Le Louvre.
Bazin cũng ngang nhiên trả lời:
– Còn lớn hơn nữa.
– Úi chà!
Có lẽ d Artagnan còn kéo dài cuộc tranh luận và nhất quyết cho rằng Le Louvre còn to hơn, nhưng ông chợt thấy con ngựa mình cỡi đang cột ở ngoài cửa nên la lên:
– Trời! Cho ngựa ta ăn đi. Ông giám mục chủ anh chắc không có con ngựa nào như thế đâu.
– Ngài tổng giám có cho Đức ông bốn con trong chuồng của ngài và chỉ một trong bốn con đó cũng bằng bốn con của ngài rồi.
D Artagnan tức đến đỏ mặt. Tay chân ngứa ngáy, ông nhìn xem trên đầu Bazin có chỗ nào tiện đặt quả đấm của mình không. Nhưng thoáng chốc ông quên đi và chỉ nói:
– Ôi trời, ta nghĩ rằng thôi không phục vụ Nhà vua nữa là đúng đấy. Ông Bazin đáng trọng nể ơi, ngài tổng giám có bao nhiêu lính ngự lâm?
Bazin khép sách lại và huơ roi ra hiệu cho bọn trẻ giải tán:
– Ngài có đủ tiền để thu nhận tất cả lính ngự lâm của vương quốc.
– Trời! Trời! – D Artagnan hết ý kiến rồi.
Người ta báo cơm đã dọn, d Artagnan theo bà đầu bếp vào phòng ăn đã sẵn sàng. Ông ngồi vào bàn, chộp nhai ngay con gà giò người ta quên vỗ béo.
– Hình như là ta đã sai lầm khi không đi phục vụ cho ông chủ này. Ngài tổng giám có vẻ đúng là một lãnh chúa đầy quyền uy. Thế mà bọn ta ở triều đình, bọn ta không biết gì hết. Ánh nắng mặt trời đã ngăn chúng ta không thấy mấy ngôi sao lớn vốn cũng là những mặt trời nhưng phải cái tội là cách xa chúng ta đấy thôi.
D Artagnan vốn khoái theo nguyên tắc là bắt mọi người nói chuyện về điều ông ta ưa nên ông chĩa mũi dùi vào Bazin.
Nhưng thật vô ích. Anh chàng này, ngoài những lời tâng bốc tán tụng ông tổng giám tài chính còn thì lo giữ mồm giữ miệng chỉ đáp lại sự tò mò của d Artagnan bằng những lời nhạt phèo khiến ông bực mình và ăn xong liền đòi đi nghỉ ngay.
D Artagnan được Bazin dẫn vào một căn phòng hơi bê bối có giường chiếu khá tồi tàn. Nhưng ông không phải là người khó tính. Bazin nói Aramis đã mang chìa khoá phòng riêng đi rồi và vì d Artagnan biết rằng Aramis là một con người ngăn nắp, trong phòng thường cất giữ rất nhiều đồ đạc, nên ông chẳng ngạc nhiên tí nào. Cái giường tương đối cứng hơn con gà giò nhưng ông nhào tới nó cũng hăng hái như khi chộp con kia và vì dễ ăn dễ ngủ nên ông thiếp ngay, nhanh như khi ông mút đến cái xương rô ti cuối cùng.
Từ khi không phải phục vụ cho ai hết, ông đã định rằng nếu ngày xưa ngủ tỉnh bao nhiêu thì nay phải say bấy nhiêu.
Nhưng dù dùng đủ cách, đến nửa đêm, ông vẫn bật tỉnh dậy vì tiếng xe ngựa và tiếng mã phu ngoài đường. Vách phòng ông đột nhiên sáng chói lên, ông vụt nhảy ra khỏi giường và chạy ra cửa sổ ông dụi mắt: “Nhà vua trở về chăng? Cả đoàn người và xe kia chỉ có thể là của Hoàng gia thôi”.
– Ngài tổng giám muôn năm?
Có tiếng kêu, hay đúng hơn là tiếng gào từ cửa sổ tầng dưới vang ra mà d Artagnan nhận ra ngay là của Bazin đang đứng ở đấy, vừa la hét vừa cầm khăn vẫy vẫy và tay kia cầm cây đen cầy to tướng.
Thế rồi d Artagnan thấy cái gì như một bóng người nghiêng ra ngoài cánh cửa sổ chính; đồng thời trong khi đó có cả tràng tiếng cười dài – có lẽ do khuôn mặt kỳ quặc của Bazin tạo nên – tung ra từ cỗ xe ấy và như một nỗi vui kéo dài theo đoàn người ngựa vụt qua d Artagnan nói:
– Đáng lẽ ta phải thấy ngay là không phảỉ vua đấy. Không ai cười như thế khi Nhà vua đi qua đâu.
Rồi ông gọi Bazin lúc này đang chồm đến ba phần tư thân mình qua cửa sổ để ngóng theo đoàn xe.
– Cái gì thế, Bazin?
– Ông Fouquet đấy. – Bazin nói với giọng kể cả.
– Còn mấy người kia?
– Triều đình ngài Fouquet đấy.
– Úi dà, – D Artagnan kêu lên, – ngài Mazarin mà nghe thấy thế thì anh ăn nói làm sao với ngài?
Và ông quay lại giường ngủ tiếp trong mơ màng, với ý nghĩ không biết bằng cách nào mà Aramis được hưởng sự che chở mãi mãi của con người quyền uy nhất của vương quốc.
“Hắn may hơn ta hay ta ngu hơn hắn? Lạ thật”.
Đây là những chữ dùng để kết thúc câu và ý từ khi d Artagnan trở nên biết chuyện hơn. Ngày xưa, ông nói “chán quá như một tiếng gây khích động, bây giờ già rồi, ông chỉ lẩm bẩm “lạ thật”, như một triết gia cam phận dùng để chặn nỗi ham muốn của mình lại.
Khi d Artagnan biết chắc rằng ông D Herblay thực không có ở đây thì ông giã từ Bazin không hối tiếc và thâm trầm liếc nhìn toà lâu đài Vaux đang sáng lên rực rỡ đến độ tàn tạ. Ông thúc con ngựa trong khi cắn chặt môi như một con người đầy hoài nghi, bi quan và nói:
– Thôi đi đi ta sẽ tìm được con người và cái tủ sắt khá lớn ở Pierrefonds. Ta chỉ cần thế thôi, vì ta đã có sẵn phương hướng rồi.
Xin các độc giả bỏ qua cho những chuyện lặt vặt dọc đường của d Artagnan cho đến sáng thứ ba, lúc ông tới Pierrefonds. Từ xa ông đã thấy toà lâu đài của Porthos đứng trên bờ một hồ lớn kế bên một khu rừng xinh đẹp.
Sau khi nhìn thấy những hàng cây cối sum sê, thấy ánh mặt trời tháng Năm chiếu vàng trên các ngọnn đồi xanh tươi, và những cánh rừng kéo dài đến mãi tận Compiègne, d Artagnan chợt nhận ra trên một chiếc xe là một cái nhà hộp khá lớn có hai gia nhân đẩy và hai người kéo đi. Trong hộp ấy có hai vật to tướng màu xanh lá và vàng chói lắc qua lắc lại theo sức đẩy và kéo trên các lối đi tươi mát của công viên. Cái vật đó nếu ta đứng đằng xa thì không thể thấy rõ và chẳng hiểu gì cả; đến gần, mới biết đó là một cái thùng phuy phủ dạ màu xanh lá cây có viền kim tuyến, gần hơn nữa thì rõ là một con người hay nói đúng hơn, một con lật đật, phần dưới choáng đầy cái nhà hộp; lại gần nữa thì chính là Mousqueton.
Mousqueton tóc bạc trắng và mặt đỏ gay như chú rối Polichinell.
D Artagnan kêu lên:
– Kìa! Đích thị ông Mousqueton thân mến rồi.
– A! – Con người to tròn kia hét lên.
– Ô! Hạnh phúc thay! Sung sướng thay! Đúng là ngài d Artagnan! Dừng lại… bọn ranh – Cái từ cuối là để dành cho những gia nhân đang kéo và đẩy xe.
Cái hộp dừng lại. Bốn người hầu, nhanh nhẹn hết sức như lính nhà nghề, đồng loạt giở nón viền kim tuyến ra và đứng xếp hàng phía sau hộp.
Mousqueton nói:
Bazin trợn tròn mắt:
– Suỵt! Suỵt! Chớ làm hư mấy đứa bé, tôi đang dạy chúng những lời của thánh hiền.
Bọn trẻ quả đang đi vòng quanh d Artagnan ngắm nghía con ngựa, thanh gươm to tướng, giải tua và dáng hùng dũng của ông. Chúng ngưỡng mộ giọng nói sang sảng của ông đến nỗi khi ông nhấn mạnh tiếng chửi thề thì cả trường đều la lớn “Đếch biết”, cùng lúc với tiếng cười vui vẻ ầm ĩ, tiếng giậm chân ồn ào khiến cho người lính ngự lâm rất hả dạ còn ông giáo già thì lại muốn điên cả đầu. Ông ta la lên:
– Im đi, lũ nhỏ này! Này, ngài d Artagnan ơi, ngài tới đây, thế là các nguyên tắc tốt đẹp của tôi đã dạy bị tiêu ma hết rồi. Ôi trời đất ơi! Đồ khùng, đồ điên!
Thế là bậc thầy đáng kính Bazin lập tức nhập vào đám học trò để dạy chúng đổi tánh, nhưng chỉ càng làm chúng la ồn hơn lên. Ông nói:
– Thôi ngài hết người để làm hư hỏng ở đây nữa rồi.
D Artagnan mỉm cười khiến Bazin thấy rùng mình:
– Có chắc không? Giáo phận của chủ anh ở đâu?
– Đức ông René làm giáo mục ở Vannes.
– Ai phong cho ông ta?
– Thì ngài tổng giám, bạn láng giềng của chúng tôi đấy.
– Ông Fouquet à?
– Đích thị.
– Armis thân với ông ta sao?
– Đức ông chủ nhật nào cũng làm lễ ở nhà ngài tổng giám ở Vaux (Vô), rồi sau đó hai người đi săn với nhau.
– À hèn chi.
– Và Đức ông thường viết bài giảng không, bài thuyết giáo với ngài tổng giám.
– Và rồi do dó mà Aramis được ở Vannes.
– Ở Vannes, thuộc sứ Bretagne đấy.
– Anh láu lắm Bazin à. Không đúng vậy đâu.
– Ngài coi, các phòng trong nhà thờ đều trống trơn kìa?
D Artagnan nhận ra căn phòng vắng ngắt.
– Anh nói đúng thật.
– Nhưng Đức ông có báo tin được phong chức cho ngài mà!
– Báo bao lâu rồi?
– Một tháng.
– Thế thì, chẳng cần phải mất thì giờ làm gì nữa,Aramis không còn cần tới ta nữa. Nhưng này, Bazin, sao anh không làm giáo sĩ?
– Thưa ngài, không được, tôi bận việc.
D Artagnan tự nhủ: “Đúng như thế rồi. Chẳng nên cho những người này lạc lõng” – Rồi nói to:
– Bazin kiếm cái gì cho ta ăn đi.
– Vâng, tôi làm ngay đây, thưa ngài.
– Con gà giò, tô xúp, và chai rượu là đủ.
Bazin nói:
– Hôm nay thứ bảy, ngày chay.
– Ta được miễn mà, – D Artagnan nói.
Bazin quay vào bảo đứa học trò lớn nhất đi báo với nhà bếp. Trong khi đó, d Artagnan nhìn vào nhà thờ và nói một cách khinh thường.
– Trời ơi chỗ Đức ông ăn ở tồi tàn quá.
– Chúng tôi có lâu đài Vaux(1) rồi.
D Artagnan càu nhàu:
– Chắc là lớn như Bảo tàng viện Le Louvre.
Bazin cũng ngang nhiên trả lời:
– Còn lớn hơn nữa.
– Úi chà!
Có lẽ d Artagnan còn kéo dài cuộc tranh luận và nhất quyết cho rằng Le Louvre còn to hơn, nhưng ông chợt thấy con ngựa mình cỡi đang cột ở ngoài cửa nên la lên:
– Trời! Cho ngựa ta ăn đi. Ông giám mục chủ anh chắc không có con ngựa nào như thế đâu.
– Ngài tổng giám có cho Đức ông bốn con trong chuồng của ngài và chỉ một trong bốn con đó cũng bằng bốn con của ngài rồi.
D Artagnan tức đến đỏ mặt. Tay chân ngứa ngáy, ông nhìn xem trên đầu Bazin có chỗ nào tiện đặt quả đấm của mình không. Nhưng thoáng chốc ông quên đi và chỉ nói:
– Ôi trời, ta nghĩ rằng thôi không phục vụ Nhà vua nữa là đúng đấy. Ông Bazin đáng trọng nể ơi, ngài tổng giám có bao nhiêu lính ngự lâm?
Bazin khép sách lại và huơ roi ra hiệu cho bọn trẻ giải tán:
– Ngài có đủ tiền để thu nhận tất cả lính ngự lâm của vương quốc.
– Trời! Trời! – D Artagnan hết ý kiến rồi.
Người ta báo cơm đã dọn, d Artagnan theo bà đầu bếp vào phòng ăn đã sẵn sàng. Ông ngồi vào bàn, chộp nhai ngay con gà giò người ta quên vỗ béo.
– Hình như là ta đã sai lầm khi không đi phục vụ cho ông chủ này. Ngài tổng giám có vẻ đúng là một lãnh chúa đầy quyền uy. Thế mà bọn ta ở triều đình, bọn ta không biết gì hết. Ánh nắng mặt trời đã ngăn chúng ta không thấy mấy ngôi sao lớn vốn cũng là những mặt trời nhưng phải cái tội là cách xa chúng ta đấy thôi.
D Artagnan vốn khoái theo nguyên tắc là bắt mọi người nói chuyện về điều ông ta ưa nên ông chĩa mũi dùi vào Bazin.
Nhưng thật vô ích. Anh chàng này, ngoài những lời tâng bốc tán tụng ông tổng giám tài chính còn thì lo giữ mồm giữ miệng chỉ đáp lại sự tò mò của d Artagnan bằng những lời nhạt phèo khiến ông bực mình và ăn xong liền đòi đi nghỉ ngay.
D Artagnan được Bazin dẫn vào một căn phòng hơi bê bối có giường chiếu khá tồi tàn. Nhưng ông không phải là người khó tính. Bazin nói Aramis đã mang chìa khoá phòng riêng đi rồi và vì d Artagnan biết rằng Aramis là một con người ngăn nắp, trong phòng thường cất giữ rất nhiều đồ đạc, nên ông chẳng ngạc nhiên tí nào. Cái giường tương đối cứng hơn con gà giò nhưng ông nhào tới nó cũng hăng hái như khi chộp con kia và vì dễ ăn dễ ngủ nên ông thiếp ngay, nhanh như khi ông mút đến cái xương rô ti cuối cùng.
Từ khi không phải phục vụ cho ai hết, ông đã định rằng nếu ngày xưa ngủ tỉnh bao nhiêu thì nay phải say bấy nhiêu.
Nhưng dù dùng đủ cách, đến nửa đêm, ông vẫn bật tỉnh dậy vì tiếng xe ngựa và tiếng mã phu ngoài đường. Vách phòng ông đột nhiên sáng chói lên, ông vụt nhảy ra khỏi giường và chạy ra cửa sổ ông dụi mắt: “Nhà vua trở về chăng? Cả đoàn người và xe kia chỉ có thể là của Hoàng gia thôi”.
– Ngài tổng giám muôn năm?
Có tiếng kêu, hay đúng hơn là tiếng gào từ cửa sổ tầng dưới vang ra mà d Artagnan nhận ra ngay là của Bazin đang đứng ở đấy, vừa la hét vừa cầm khăn vẫy vẫy và tay kia cầm cây đen cầy to tướng.
Thế rồi d Artagnan thấy cái gì như một bóng người nghiêng ra ngoài cánh cửa sổ chính; đồng thời trong khi đó có cả tràng tiếng cười dài – có lẽ do khuôn mặt kỳ quặc của Bazin tạo nên – tung ra từ cỗ xe ấy và như một nỗi vui kéo dài theo đoàn người ngựa vụt qua d Artagnan nói:
– Đáng lẽ ta phải thấy ngay là không phảỉ vua đấy. Không ai cười như thế khi Nhà vua đi qua đâu.
Rồi ông gọi Bazin lúc này đang chồm đến ba phần tư thân mình qua cửa sổ để ngóng theo đoàn xe.
– Cái gì thế, Bazin?
– Ông Fouquet đấy. – Bazin nói với giọng kể cả.
– Còn mấy người kia?
– Triều đình ngài Fouquet đấy.
– Úi dà, – D Artagnan kêu lên, – ngài Mazarin mà nghe thấy thế thì anh ăn nói làm sao với ngài?
Và ông quay lại giường ngủ tiếp trong mơ màng, với ý nghĩ không biết bằng cách nào mà Aramis được hưởng sự che chở mãi mãi của con người quyền uy nhất của vương quốc.
“Hắn may hơn ta hay ta ngu hơn hắn? Lạ thật”.
Đây là những chữ dùng để kết thúc câu và ý từ khi d Artagnan trở nên biết chuyện hơn. Ngày xưa, ông nói “chán quá như một tiếng gây khích động, bây giờ già rồi, ông chỉ lẩm bẩm “lạ thật”, như một triết gia cam phận dùng để chặn nỗi ham muốn của mình lại.
Khi d Artagnan biết chắc rằng ông D Herblay thực không có ở đây thì ông giã từ Bazin không hối tiếc và thâm trầm liếc nhìn toà lâu đài Vaux đang sáng lên rực rỡ đến độ tàn tạ. Ông thúc con ngựa trong khi cắn chặt môi như một con người đầy hoài nghi, bi quan và nói:
– Thôi đi đi ta sẽ tìm được con người và cái tủ sắt khá lớn ở Pierrefonds. Ta chỉ cần thế thôi, vì ta đã có sẵn phương hướng rồi.
Xin các độc giả bỏ qua cho những chuyện lặt vặt dọc đường của d Artagnan cho đến sáng thứ ba, lúc ông tới Pierrefonds. Từ xa ông đã thấy toà lâu đài của Porthos đứng trên bờ một hồ lớn kế bên một khu rừng xinh đẹp.
Sau khi nhìn thấy những hàng cây cối sum sê, thấy ánh mặt trời tháng Năm chiếu vàng trên các ngọnn đồi xanh tươi, và những cánh rừng kéo dài đến mãi tận Compiègne, d Artagnan chợt nhận ra trên một chiếc xe là một cái nhà hộp khá lớn có hai gia nhân đẩy và hai người kéo đi. Trong hộp ấy có hai vật to tướng màu xanh lá và vàng chói lắc qua lắc lại theo sức đẩy và kéo trên các lối đi tươi mát của công viên. Cái vật đó nếu ta đứng đằng xa thì không thể thấy rõ và chẳng hiểu gì cả; đến gần, mới biết đó là một cái thùng phuy phủ dạ màu xanh lá cây có viền kim tuyến, gần hơn nữa thì rõ là một con người hay nói đúng hơn, một con lật đật, phần dưới choáng đầy cái nhà hộp; lại gần nữa thì chính là Mousqueton.
Mousqueton tóc bạc trắng và mặt đỏ gay như chú rối Polichinell.
D Artagnan kêu lên:
– Kìa! Đích thị ông Mousqueton thân mến rồi.
– A! – Con người to tròn kia hét lên.
– Ô! Hạnh phúc thay! Sung sướng thay! Đúng là ngài d Artagnan! Dừng lại… bọn ranh – Cái từ cuối là để dành cho những gia nhân đang kéo và đẩy xe.
Cái hộp dừng lại. Bốn người hầu, nhanh nhẹn hết sức như lính nhà nghề, đồng loạt giở nón viền kim tuyến ra và đứng xếp hàng phía sau hộp.
Mousqueton nói:
– Ôi ngài d Artagnan, tiếc rằng tôi không thể ôm hôn gối ngài được, ngài thấy đấy, tôi bị què rồi.
– Tội nghiệp không, anh Mousqueton thân mến ơi, tại tuổi già đấy.
– Không phải đâu thưa ngài, không phải tại tuổi già. Tại tật bệnh, tại buồn khổ.
D Artagnan làm một vòng quanh cái hộp:
– Mousqueton, anh mà buồn à? Ơn Chúa, anh khỏe mạnh như một cây sồi ba trăm năm đấy.
Người hầu cận trung thành nói:
– Cái chân, thưa ngài, đôi chân của tôi.
– Sao, đôi chân làm sao?
– Điều này thì chúng không có gì phiền trách tôi hết. Chúng không muốn cõng cái thân tôi nữa rồi.
– Đồ bội ơn bạc nghĩa. Nhưng theo ta thì tại anh đã nuôi nấng chúng quá kỹ càng đấy.
Mousqueton thở dài:
– Vâng, đối với thân xác bao giờ tôi cũng hết lòng. Tôi không ích kỷ được.
Rồi Mousqueton lại thở dài. D Artagnan nhủ thầm: “Hay là Mousqueton muốn làm Nam tước?”
Mousqueton nói sau khi dứt mình ra khỏi cơn mơ mộng nặng nề:
– Chúa ơi. Chắc là Đức ông vui sướng được ngài nghĩ tới đây!
– Bạn Porthos tốt bụng,- D Artagnan kêu lên – Tôi muốn được ôm hôn hắn ngay.
Mousqueton mủi lòng:
– Ồ để tôi viết thư cho.
D”Artagran kêu lên.
– Anh phải viết thư cho ông ta?
– Ngay ngày hôm nay, không chậm trễ chút nào.
– Anh ta không ở đây à?
– Không, thưa ngài.
– Ở gần hay ở xa?
– Làm sao tôi biết được?
– Là sao? – Người lính ngự lâm giận chân la lớn – Chán quá, rủi cho ta rồi. Porthos trụ mình mãi, thế mà…
– Thưa ngài, không ai ở một chỗ như Đức ông tôi, nhưng mà…
– Mà sao?
– Khi một người bạn thúc giục.
– Bạn?
– Đúng rồi? Ngài D Herblay kính mến đấy.
– Aramis hối thúc Porthos?
– Chuyện thế này này, thưa ngài d Artagnan. Ngài D Herblay viết thư cho Đức ông.
– Thực không?
– Một bức thư được đưa tới như lửa cháy mày!
D Artagnan nói:
– Kể ta nghe đi. Nhưng trước hết hãy bảo bọn này lánh đi!
Mousqueton la lên một tiếng “Cút đi, đồ ăn lại” từ trong lồng ngực vụt ra, to đến mức chỉ cần hơi thở, không cần lời nói cũng đủ làm bay tuốt bốn người gia nhân. D Artagnan ngồi trên đòn khiêng và lắng tai nghe Mousqueton nói:
– Thưa ngài, Đức ông có nhận một bức thư từ ngài tổng giám mục cách nay tám hay chín ngày gì đó. Đó là ngày vui chơi nơi thôn dã, vâng, đúng là thứ tư.
D Artagnan ngạc nhiên.
– Cái gì thế? Ngày vui thôn dã là cái gì?
– Thưa ngài, chúng tôi ở đây có nhiều thú vui lắm, dồn dập chồng chất đến nỗi chúng tôi phải phân ra để tuần tự hưởng thụ.
– Ôi, đúng là tính ngăn nắp của Porthos. Ta không nghĩ được như thế đâu. Ta không bao giờ có điều hưởng thụ nhiều đến bị tràn ngập.
– Ây! Chúng tôi bị như thế đấy – Mousqueton nói.
D Artagnan hỏi:
– Thế thì các anh thu xếp làm sao?
– Kể ra thì hơi dài.
– Chẳng sao đâu, chúng ta còn thừa thì giờ. Vả lại anh bạn Mousqueton thân mến ơi, anh nói hay lắm nên ta rất thích nghe.
Mousqueton tỏ vẻ bằng lòng với lời khen đúng ấy.
– Thật ra là tôi đã được học hỏi nhiều trong khi đi chung với Đức ông.
– Ta đang đợi các trò vui được sắp đặt đó, Mousqueton ạ.
– Mà nôn nóng lắm. Để coi thử có phải ta đến nhằm ngày tốt không?
Mousqueton buồn bã trả lời:
– Ôi, thưa ngài d Artagnan, từ hôm Đức ông ra đi trò vui bay mất hết rồi.
– Thôi thì, anh Mousqueton thân mến ơi, hãy kể lại đi cũng được.
– Ngài muốn tôi bắt đầu từ ngày nào?
– Trời ạ! Thôi bắt đầu ngày chủ nhật, ngày của Chúa đấy.
– Chủ nhật, thú vui tôn giáo. Đức ông đi lễ, nhận bánh Thánh, nghe diễn từ và giáo huấn của vị linh mục. Chẳng vui gì lắm, nhưng chúng tôi đang đợi bổ về một tu sĩ dòng Carmes (2) nghe đồn ăn nói giỏi lắm để đánh thức chúng tôi dậy chứ còn cái ông linh mục hiện tại cứ khiến chúng tôi ngủ đứng ngủ ngồi mãi. Vậy thì ngày chủ nhật là hưởng thú vui tôn giáo. Thứ hai, hưởng thú vui trần tục.
D Artagnan kêu lên:
– À! à! Mousqueton, anh hiểu thế là thế nào. Cho ta biết vài thú vui trần tục đi.
– Thưa ngài, thứ hai, chúng tôi gặp nhau, tiếp nhau, đi thăm nhau, thổi kèn sáo, nhảy, đi thơ thẩn rồi đốt một ít hương thơm để…
Người lính ngự lâm phải hết sức lên gân nơi bắp thịt quai hàm để bặm miệng khỏi cười bung ra.
– Đồ mắc dịch! Đó là thói ga lăng quá quắt.
– Thứ ba, thú vui trí thức.
– Ồ! Tốt – D Artagnan nói, – vui cái gì? Mousqueton thân mến, nói cụ thể cho ta nghe đi.
– Đức ông mua một quả cầu. Chốc nữa, tôi sẽ chỉ cho ngài xem, – quả cầu choáng cả cái tháp lớn trừ ra chỗ của cái hành lang nằm phía trên quả cầu. Mặt trăng, mặt trời thì được treo gần đấy bằng các sợi chỉ hay các sợi đồng thau. Quả cầu xoay. Đẹp lắm. Đức ông chỉ cho tôi các vùng biển, vùng đất nơi xa xôi. Chúng tôi đã hứa là chẳng bao giờ đến đó cả. Thật là đầy thích thú.
– Đầy thích thú, dùng từ đúng thật – D Artagnan lặp lại.
– Còn thứ tư?
– Thú vui đồng quê. Tôi có hân hạnh được trình với ngài hiệp sĩ rồi. Chúng tôi ngắm đàn cừu và dê của Đức ông. Chúng tôi cho các cô chăn cừu nhảy với các ống sáo và kèn da dê, giống như trong một quyển sách Đức ông có trong thư viện của ngài, tên là Mục ca. Tác giả vừa mới chết, cách đây một tháng thôi.
– Hình như là ông Racan phải không? – D Artagnan hỏi.
– Vâng đúng thế, ông Racan. Nhưng chưa hết đâu. Chúng tôi còn đi câu cá trên một con lạch nhỏ, sau đó chúng tôi cùng ngồi quây quần ăn uống, cổ quàng đầy vòng hoa. Ngày thứ tư như thế đó.
D Artagnan nói:
– Đồ mắc dịch? Sắp đặt cho thứ tư như thế là khá lắm đấy.
– Còn thứ năm? Còn có gì cho ngày thứ năm tồi tàn này không?
Mousqueton mỉm cười:
– Thưa ngài, thứ năm chẳng kém đâu. Thứ năm là ngày hội điền kinh. Ô! Thưa ngài, thật là vĩ đại. Chúng tôi gọi về tất cả những người thuộc hạ trẻ tuổi của Đức ông rồi bắt họ thi ném đĩa hoặc chạy bộ. Đức ông ném đĩa không thua một ai hết. Và khi ngài tung ra một cú đấm thì ôi, thật bất hạnh?
– Sao mà bất hạnh?
– Đúng, thưa ngài. Trận đấu không được phép mang găng nên Đức ông đánh bể đầu, đạp gãy xương quai hàm, thủng cả xương sườn, vào thấu phổi người ta. Cuộc thi tài thật là thú, nhưng từ đó không ai dám đọ sức với Đức ông nữa.
– Thế thì cái cổ tay?
– Ồ thưa ngài, cổ tay Đức ông vẫn rắn chắc như từ hồi nào. Đức ông có thú nhận là chân ngài hơi yếu, nhưng sức đó chạy vào cánh tay, cho nên.
– Cho nên ngài đánh gục được bò như hồi xưa.
– Thưa ngài, hơn thế nữa kia. Đức ông đấm thủng cả tường. Và rồi, sau khi ăn nhẹ bữa nơi nhà một tá điền, – ngài cũng biết. Đức ông bình dân và tốt lắm, – sau bữa ăn ngài đùa bỡn và đấm vào tường, tường sập xuống tôi theo mái ngói đè nghẹt ba người đàn ông và một bà già.
– Trời ơi, Mousqueton. Thế còn chủ anh thì sao?
– Ồ, không sao, Đức ông chỉ hơi bị trầy da đầu thôi. Chúng tôi chỉ phải rửa cho ngài bằng thứ nước của các bà dì đem tới thôi. Còn nắm tay thì không sao hết.
– Không sao hết?
– Không sao hết, thưa ngài.
– Thú vui điền kinh tởm quá! Chắc phải tốn nhiều tiền lắm vì có các bà góa, các đứa trẻ mồ côi?
– Chu cấp cho họ chỉ tốn có một phần mười lợi tức của Đức ông thôi.
– Thôi qua thứ sáu đi, – D Artagnan nói.
– Thứ sáu là những thứ vui của người quý phái và chiến sĩ. Chúng tôi đi săn, chúng tôi rèn vũ khí, nuôi dạy chim ưng, luyện ngựa cho thuần. Và thứ bảy là các thú vui tinh thần. Chúng tôi lo phần hồn, ngắm hình và tượng của Đức ông, chúng tôi viết sách và lập hoạ đồ, cuối cùng là chúng tôi bắn súng đại bác của Đức ông.
– Anh lập họa đồ, anh bắn súng?
– Vâng, đúng vậy, thưa ngài.
– Ông bạn của ta ơi. – D Artagnan nói, – Ngài Du Vallon đúng là có khối óc tinh tế và đáng yêu nhất như ta được biết, nhưng theo ta, anh kể còn thiếu một thú vui nữa.
Mousqueton lo lắng hỏi dồn.
– Thứ gì, thưa ngài.
– Các thú vui vật chất.
Mousqueton đỏ mặt cúi xuống.
– Ngài có ý nói gì thế?
– Ta muốn nói là mâm cỗ, rượu ngon, cả buổi tối bận rộn với mấy cái chai.
– Ồ, thưa ngài, chuyện đó không đáng kể vì chúng tôi hưởng hằng ngày mà?
D Artagnan tiếp lời:
– Bạn Mousqueton ơi, xin lỗi, ta mải nghe anh bạn nói chuyện hay quá mà quên mất điểm chính của chúng ta là không biết ngài tổng giám mục D Herblay đã viết gì cho chủ anh thế?
– Thưa ngài, đúng vậy. Các thú vui khiến chúng ta trở thành đãng trí rồi. Thế này, thưa ngài, cả câu chuyện là đây.
– Ta nghe đây, anh bạn Mousqueton thân mến ạ.
– Hôm thứ tư, một bức thư gửi tới, ông nhận ra là chữ của ai và cầm tận tay đưa cho Đức ông. Ngài đọc và la lên: “Mang ngựa, kiếm! Mau lên!”.
D Artagnan nói:
– Ồ chắc là có đánh nhau rồi.
– Thưa ngài, không. Chỉ có mấy lời này thôi: “Bạn Porthos thân mến ơi, nếu bạn muốn đến trước thu phân thì lên đường mau lên. Tôi đợi bạn đấy”.
D Artagnan nói giọng mơ màng:
– Chán quá, hình như là gấp lắm.
Mousqueton tiếp tục:
– Chắc vậy Vì Đức ông đi ngay trong ngày với người giúp việc.
– Kịp không?
– Chắc kịp. Đức ông nói luôn mồm: “Trời ơi, thu phân là thế nào? Thây kệ, cái gã kỳ quặc ấy phải có ngựa tốt mới đến trước ta được?”.
D Artagnan hỏi:
– Như thế anh tin rằng Posthos đến trước?
Chắc chắn lắm. Cái tiên “thu phân” ấy dù cho giàu đến đâu đi nữa cũng không thể có ngựa chạy hay như của Đức ông đâu.
D Artagnan cố sức nín cười, vì còn phải bận tâm đến bức thư ngắn ngủi của Aramis. Ông đi theo Mousqueton, đến tận toà lâu đài. Ông ngồi bên một chiếc bàn sang trọng, được tiếp đãi như ông hoàng, nhưng không thể hỏi được gì ở Mousqueton để biết thêm hết: người tớ trung thành chỉ biết khóc mà thôi.
D Artagnan qua một đêm trên chiếc giường êm ấm, nghĩ mãi đến bức thư của Aramis, băn khoăn về mối liên hệ giữa ngày phân điểm và công việc của Porthos. Thế rồi ông lại rời bỏ Pierrefonds như đã rời Melun, đã từ giã lâu đài của bá tước De La Fère chẳng vì lẽ gì hết, ngoài việc đi tìm những thú tuần tự qua đường để cho ngày cũng khuây koả như đêm. Tuy nhiên, đây thật là một trong những lúc buồn nhất trong đời của d Artagnan. Ông bỏ thõng chân, đầu cúi xuống, mắt thẫn thờ đăm đăm, và sôi nổi nói với mình trong lúc tâm trí mơ màng dâng lên ý nghĩ từ trong sâu kín tâm hồn.
Không bạn bè, không tương lai, không còn gì nữa cả. Sức lực ta đã gẫy đổ cũng như sự đoàn kết ngày xưa nay đã tan vỡ.
Ôi tuổi già đến rồi một cách lạnh lùng, không cưỡng nổi, tuổi già cả như cái áo quan bọc kín những gì ngày xưa là tuổi trẻ sáng loáng ướp hương thơm, rồi xốc tất cả lên vai mang đi nhận chìm vào đáy hang thăm thẳm của cái chết.
Người con xứ Gascon rùng mình, lòng se lại, con người vẫn còn đầy can đảm, đầy sức mạnh để chống chọi lại những bất hạnh của cuộc đời, thế mà có lúc vẫn thấy mây trời đen hơn, thấy đất trơn trợt và nhão nhẹt như đất của nghĩa trang.
Ông tự nhủ: “Mình đi đâu, muốn gì? Cô đơn một mình, không gia đình, không bè bạn. Ôi!”.
Ông kêu lên một tiếng rồi thúc mạnh hai chân. Con ngựa chẳng thấy gì buồn với mớ kiều mạch ngon ở Pierrefonds nên nhân chủ cho phép, bèn phấn chấn phóng một hơi đến hai dặm đường.
Ngày hôm sau d Artagnan đến Paris. Chuyến đi này dài tới mười ngày.
Chú thích:
(1) lâu đài Vaux do Louis XIV sai cất riêng cho Fouquet
(2) Dòng tu có tác động đến cuộc cải cách Giáo hội La Mã thế kỷ XVIII