Làm sao tiếp cận nguỵ khó chơi?
Người đi xa trước mặt núi cản, đá cao tất phải tìm cách đi vòng hoặc nghĩ ra con đường tránh. Hành động này trong giao tế là đi vòng đạt đến mục đích, nói cách khác là không đi đường thẳng mà đi đường vòng.
Có nhiều điều không thể nói thẳng, chỉ có thể nói vòng vèo. Có một số người khó tiếp cận thì không thể không gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu. Không rõ trong hồ lô người ta có món gì thì phải ném đá thăm dò, mò ra chân tướng. Có lúc để giảm bớt ý định của đối phương, khiến họ lơ là mất cảnh giác, ta phải đi đường vòng, thậm chí dùng chiến thuật vu hồi “chỉ Trương Tam nói Lão Tứ” Trong cuộc sống không ít người “thẳng ruột ngựa”, cứng nhắc trong xử thế, dù có đổ tường cũng không thèm quay đầu lại, mười trâu cũng không lôi lại được. Đối với những người này phải biết thuật vu hồi, động não tìm lối đi quanh co để khắc phục. Nói một câu: Quanh co mấy vòng nhất định đạt được lợi ích thực tế lớn nhất trong quan hệ người với người.
1. Khúc nhạc chưa thành, trước phải có tình
Khoảng năm Gia khánh đời Minh, quan Cấp Sự Lý Nhạc thanh liêm trong sạch. Một lần ông phát hiện khoa thi có gian lận bèn dâng tấu lên vua, vua không đếm xỉa. Ông lại dâng tấu, kết quả khiến hoàng đế nổi giận phán tội moi móc, hạ lệnh dán giấy bịt miệng Lý Nhạc và không ai được gỡ bỏ.
Bịt miệng không thể ăn được cũng bằng định tội chết. Lúc đó có một vị quan bước đến trước mặt Lý Nhạc mắng: “Dám cả gan lắm lời trước mặt hoàng đế tội lớn lắm” rồi đánh luôn hai bạt tai làm rách giấy bịt miệng.
Vì ông ta thay mặt hoàng đế mắng Lý Nhạc nên hoàng đế không bắt tội ông ta. Thực ra người đó là học trò của Lý Nhạc, trong tình thế khẩn cấp này đã dùng mẹo cứu thầy, đánh thầy để xé toang giấy bịt miệng. Nếu như ông ta can gián thẳng thắn thì không những không cứu được thầy mà còn mang vạ vào thân.
Phương pháp này được sử dụng cực kỳ xảo diệu. Lý Nhạc không hiểu được đạo lý “ôn hòa là ưu tiên” trong cuộc sống, kém xa học trò một khoảng cách lớn. Học trò đã biết đi vòng sửa đổi mệnh lệnh khắc nghiệt của vua, cứu thầy khỏi họa diệt thân.
Cần biết rằng truyền thống văn hóa nước ta rất coi trọng đi vòng. Nhà hài hước bậc thầy Lâm Ngữ Đường đã tổng kết người Trung Quốc (đặc biệt người đọc sách) cầu người làm việc giống như văn bát cổ vậy. Người Trung Quốc không giống người Tây Dương hỏi thẳng “ông đến có việc gì cho như vậy là không tao nhã. Nếu hỏi khách lạ như thế lại càng là mạo muội. Người Trung Quốc gặp nhau trò chuyện rất văn vẻ, có dáng dấp ưu mỹ của văn bát cổ, không những có phong cách đẹp mà còn có kết cấu chặt chẽ, có thể chia làm 4 đoạn.
Đoạn thứ nhất là hàn huyên, bàn thời tiết. Nào “quí tính, đại danh, ngưỡng mộ lâu rỗi, hân hạnh và thời tiết hôm nay dễ chịu”. Lâm Ngữ Đường gọi đó là giai đoạn khí tượng học, tác dụng chủ yếu là “trước yên vị sau định tình” tức nối mạng tình cảm. Trong thực tế cuộc sống những vấn đề đó quả có tính chung, không làm mếch lòng ai.
Đoạn thứ hai là kể chuyện cũ, hồi tưởng những tình cảm xưa. Như vậy đã dấn sâu một bước từ lĩnh vực chung chung cho mọi người sang lĩnh vực riêng tư, đó là quá trình thâm nhập. Lâm Ngữ Đường gọi đùa là giai đoạn sử học. Có thể là con cháu cùng học một trường, có thể là anh ở phố này, tôi ở phố nọ, từ đó tình cảm dần dần hòa hợp. Nếu như cả hai người từng ở trường đại học Bắc Kinh, từng biết các thầy như Chí Ma, Thích Chi, Sự Hồng Minh, Lâm Cầm Nam. thì càng thân thiết hơn. Thực hiện tốt giai đoạn này thì cảm tình đôi bên thực sự hòa hợp.
Đoạn thứ ba là bàn luận thời sự, phát biểu quan điểm. Đó là giai đoạn chính trị học. Cảm tình đã hòa hợp thanh thế dần dần cao, đến đó có thể nắm tay xuất kích bàn luận quốc sự như vận nước an nguy, đánh giá nhân vật lịch sử v.v.Hoặc như đã từng nghe Tôn Trung Sơn diễn thuyết năm Quang Tự thứ 3 mà đến nay đã là năm
Dân Quốc thứ 29, kể ra đã 33 năm rồi, đó gọi là 33 năm theo Tôn Trung Sơn. Làm tốt giai đoạn này thì cảm tình đã chín muồi, khí thế hừng hực, thậm chí hận đã gặp nhau quá muộn, sẵn sàng cùng nhau chiến đấu. Đến đó đã là tuyệt cảnh có thể chọn thời cơ bàn việc muốn bàn. Như thế đã chín muồi để bước vào giai đoạn thứ tư.
Đoạn thứ tư gọi là giai đoạn kinh tế học, nhờ người giúp “việc mọn”. Có thể đứng dậy ôm mũ, nghiêng mình thưa: Giờ tôi có chút việc mọn muốn phiền ngài. Chẳng phải ngài quen biết ông X sao? Ngài có thể viết thư giới thiệu tôi chăng? Đoạn này phải tự nhiên, tỏ vẻ không ràng buộc, không làm cho đối phương cảm thấy áp lực rất lớn như thiếu món nợ tình cảm nào đó. Phải thuận theo diễn biến trước đó mà hạ bút kết thúc toàn văn.
2. Ba kỹ xảo tiếp cận
Trước hôm thủ tướng Chu Dung Cơ thị sát Đài truyền hình trung ương một hôm, những người lãnh đạo Đài bảo người chủ trì tiết mục là Kính Nhất Đan phải tìm cách xin thủ tướng viết lời lưu niệm. Kính Nhất Đan vừa hớn hở, vừa thấy khó khăn. Làm thế nào để đưa ra yêu cầu này cho thủ tướng?
Ngày hôm sau, thủ tướng Chu Dung Cơ có bộ trưởng bộ tuyên truyền Đinh Quan Căn tháp tùng đến Đài. Ông vào phòng phỏng vấn những vấn đề cấp bách, mọi người đang có mặt đều vỗ tay hoan hô, không khí náo nhiệt lẳn lên. Sau khi chào hỏi mọi người, thủ tướng ngồi vào chiếc ghế mà người chủ trì phỏng vấn thường ngồi, mọi người vây quanh ông, tranh nhau nói chuyện với thủ tướng. Một biên tập viên nói: “Trước đây tôi từng nghe nói người cầm lái có một trường sinh học đặc biệt. Hôm nay tôi thấy thủ tướng có trường này”. Thủ tướng mỉm cười không tỏ ý tán thành hay không tán thành, trong phòng càng náo nhiệt, thân mật. Kính Nhất Đan cảm thấy đây là thời cơ tốt, một cơ hội hiếm hoi. Kính Nhất Đan bèn đến trước mặt thủ tướng nói: “Hôm nay hơn 20 người trong Phòng phỏng vấn những vấn đề cấp bách vây quanh thủ tướng chỉ là một phần mười cán bộ phòng”. Thủ tướng nghe xong bèn nói: “Các anh lắm người thế” Kính Nhất Đan nói tiếp: “Đúng vậy, vì có nhiều vấn đề cấp thiết, hôm nay đa sô’anh chị em còn đi phỏng vấn. Ở bên ngoài rất gian khổ. Họ cũng rất muốn đến đây trực tiếp gặp thủ tướng nhưng lấy công tác làm trọng nên hôm nay họ không thể đến. Không biết thủ tưởng có thể để lại cho họ vài lời chăng? Kính Nhất Đan hết sức thành khẩn mềm mỏng, nói xong đem giấp bút đến trước mặt thủ tướng. Thủ tướng nhìn Kính Nhất Đan cười rồi vui vẻ cầm bút viết: “Dư luận giám đốc, quần chúng hầu thiệt, chính phủ kính giám, cải cách tiêm binh” (Dư luận đôn đốc, miệng lưỡi quần chúng, gương soi của chính phủ, lính đi đầu của cải cách). Thủ tướng viết xong, mọi người vỗ tay ầm ĩ, không khí vô cùng hưng phấn. Kính Nhất Đan đã đảo một vòng rất thích đáng, đáng khen. Yêu cầu viết chữ lưu niệm mà trước tiên đưa ra việc mọi người đi phỏng vấn hết sức gian khổ khiến cho thủ tướng không nhẫn tâm vô tình nên “mắc vào tròng”, hơn nữa lời nói thành khẩn tha thiết cho nên cuối cùng đạt đến mục đích.
Nữ ky giả người ý nổi danh là Auriana Pharasi cũng dùng lối đi vòng này. Những câu phỏng vấn độc đáo mang tính khiêu khích sắc bén, giàu tính tấn công của bà được giới ký giả gọi là phong cách “cướp biển”. Phương thức phỏng vấn quanh co khúc chiết của bà là một trong những pháp bảo thủ thắng của bà.
Kỹ xảo thử nhất: Đầu tiên tung một phần “thònglọng” ra.
Khi phỏng vấn tổng thống Nguy quyền Sài Gòn trước đây là Nguyễn Văn Thiệu, bà muốn Nguyễn Văn Thiệu bình luận về ý kiến cho ông ta là “người giàu có, hủ bại nhất ở miền Nam Việt Nam”. Nếu trực tiếp đặt vấn dề, nhất định Nguyễn Văn Thiệu phủ định ngay. Pharasi chia vấn đề đó thành hai vấn đề liên quan nhau, hỏi vòng vèo mà đạt đến mục đích. Đầu tiên bà hỏi: “Có phải ngài xuất thân rất nghèo khó hay không? Nghe hỏi, Nguyễn Văn Thiệu động lòng liền kể lại gia cảnh khó khăn của mình. Sau khi được trả lời khẳng định, bà bèn hỏi: “Ngày nay ngài giàu có tột bực, có phải ngài có tài khoản ở ngân hàng và nhà cửa ở Thụy Sĩ Luân Đôn, Pan và Australia không Nguyễn văn Thiệu tuy phủ định nhưng để xóa bỏ “tiếng đồn” đó nên đã giãi bày tường tận “chút ít gia sản” của mình.
Như người ta nói, Nguyễn Văn Thiệu giàu có, hủ bại thì nay đã rõ ràng như ban ngày khi độc giả đọc bảng liệt kê tài sản mà ông ta nêu ra.
Kỹ xảo thử hai: Đổi cách nói của “thòng lọng”. Khi bà ta phỏng vấn nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nêu ra một vấn đề. Ảnh Mao chủ tịch trên Thiên An Môn phải chăng sẽ vĩnh viễn treo ở đó? Nghe qua tựa hồ bình thường không đáng kể nhưng thực tế lại hàm ý sâu xa, mục đích muốn biết Đặng Tiểu Bình đánh giá, nhận thức địa vị mai sau của Mao Trạch Đông và tư tưởng Mao Trạch Đông trong xã hội Trung Quốc như thế nào?
Ali Butto là tổng thống Pakistan bị giới bình luận phương Tây cho là độc tài, tàn bạo. Trong khi phỏng vấn bà Pharasi đã không hỏi thẳng “Thưa Tổng Thông, nghe nói ngài là một phần tử phát xít mà lại hỏi: “Thưa Tổng Thống, nghe nói ngài là độc giả trung thành của Mutxolini, Hittle và Napoleon có phải không? Về thực chất câu hỏi đó giống như câu hỏi “Thưa Tổng Thống, nghe nói ngài là một phần tử phát xít”, chẳng qua đã chuyển góc độ và cách nói khiến cho đối phương mất cảnh giác, nói ra suy nghĩ thực. Cách này xem ra không đáng kể nhưng lại hết sức sắc bén, sâu sắc.
Kỹ xảo thứ ba: Khoác lên “thòng lọng” màu sắc tình cảm. Khi phỏng vấn Đặng Tiểu Bình, Pharasi bắt đầu bằng chúc mừng sinh nhật của ông. Qua truyện ký bà biết Đặng Tiểu Bình sinh ngày 22 tháng 8, còn bản thân Đặng Tiểu Bình thì đã quên mất ngày sinh của mình. Đặng Tiểu Bình nói: “Ngày sinh nhật của tôi. Mai là sinh nhật của tôi ư?”
Pharasi đáp: “Thưa Ngài đặng Tiểu Bình đúng đấy, tôi đọc trong tiểu sử của ngài mà. ” Đặng Tiểu Bình nói: “Bà đã nói như thế thì là như thế vậy. Xưa nay tôi không biết ngày nào là ngày sinh nhật của mình. Dù cho ngày mai là sinh nhật của tôi thì bà cũng không nên chúc mùng. Tôi đã 76 tuổi rồi, 76 tuổi là tuổi đã già yếu rồi. ” Pharasi: “Thưa Ngài Đặng Tiểu Bình, cha tôi đã 76 tuổi nếu tôi nói với cha tôi rằng cha đã già yếu rồi tất ông sẽ đánh tôi một bạt tai.” Đặng Tiểu Bình nói: “ông ấy đúng mà không nên nói với cha bà như thế đúng không?”
Không khí phỏng vấn hết sức nhẹ nhàng, vô cùng hòa hợp. Xem ra ký giả là những người chuyên môn vòng vo rất giỏi uyển chuyển. Gặp những con người kiểu ký giả thì chúng ta phải cảnh giác, phải suy nghĩ xem liệu mình có bị “thòng lọng” hay không rồi mới trả lời.
3. Đi con đường ông già trẻ con
Nhờ người ta giúp việc thì người đó là người đang cường tráng, ở vào tuổi trên còn cha dưới đã có con, cho nên ngoài đi con đường phu nhân ra còn phải đi con đường cụ già trẻ con.
Vì sao cụ già và trẻ con lại là con đường lý tưởng?
1. Cụ gia và trẻ con dễ tiếp cận.
Người già thân thể suy nhược, hưu dưỡng trong gia đình hay là về hưu vì tuổi đã cao đều không có việc gì để làm, người nhà không cho làm việc nhà, rất muốn nói chuyện mà không có cơ hội cho nên thường cảm thấy cô đơn. Nếu như có người chủ động tiếp cận khiến cho khuây khỏa chốc lát thì tất nhiên hết sức vui lòng. Hơn nữa tâm lý học cho chúng ta biết người già hiền hòa và từ thiện hơn người trẻ rất nhiều, dễ tiếp cận.
Còn trẻ con thì ngây thơ, hiếu động, hiếu kỳ, thích mới lạ. Một câu thơ Đường, một chuyện cổ tích, một bộ mặt ma quỉ, một tiếng hù dọa cũng có thể nhanh chóng thu hút trẻ con đến.
2. Cụ già, trẻ con thích ta tiếp cận.
Nói không người già hiểu biết rộng, kinh nghiệm sống phong phú, trong lòng chứa chất nhiều “sản phẩm kinh nghiệm” cảm tính và lý tính, một khi có cơ hội thì thao thao bất tuyệt, muốn ảnh hưởng, cảm động hậu thế, đó là niềm an ủi của họ. Trên thực tế, người già ở nhà suốt ngày cho nên cơ hội kể chuyện và truyền đạt kinh nghiệm rất hiếm hoi, do đó sinh lý và tâm lý của người già biểu hiện hết sức thân thiện bình dị. Nhất là đối với những người trẻ tuổi thì họ thường chủ động bắt chuyện một cách nhiệt tình. Còn trẻ con nếu như chúng ta chân thành dùng tấm lòng con trẻ đối đãi với chúng đem lại cho chúng niềm hoan lạc tân kỳ thì chúng lập tức xem ta là người vui tính hoặc là nhân vật anh hùng sùng bái và thân cận.
Nói tóm lại, người già và trẻ con do những nguyên nhân tâm lý và sinh lý đặc thù đều thích gặp gỡ những người bạn mới.
4. Thông qua người già và trẻ con có thể hòa nhập cả nhà.
Người già là trưởng bối mà người Trung Quốc có truyền thống kính lão. Nếu như người già đã vui lòng đẹp dạ thì cả nhà vui vẻ. Người Trung Quốc lại hết sức coi trọng việc nối dõi tông đường, xem trẻ con là tương lai của gia đình, đời ông như thế đời cha cũng như thế. Hơn nữa gia đình hiện đại đa số là con một, cả nhà càng sủng ái, nếu như đã làm bạn được với trẻ con thì sẽ hòa nhập được với cả nhà.
Đi con đường người già va trẻ con cần chú ý mấy điểm:
a. Phải tìm hiểu và tích lũy kiến thức về người già và trẻ con.
Tìm hiểu người già và trẻ con ngoài việc điều tra tình cảm và sở thích của họ ra thì lúc bình thường cũng phải tích lũy một ít kiến thức lý tính như đọc tạp chí, xem điện ảnh, ti vi để hiểu biết về tình trạng sức khỏe, các thú vui giải trí của họ, những câu chuyện về trí thông minh của trẻ con để khi nào có cơ hội thì đem ra dùng.
b. Cần phải chủ động tiếp cận áp sát vào sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Nói chuyện là một thủ đoạn trực tiếp nhất để thu thập thông tin. Bước vào một gia đình khi thấy người già và trẻ con thì phải tạo ra một không khí hòa hợp như đã từng quen biết, chủ động đưa ra những vấn đề trao đổi chứ không chờ đợi người già hay trẻ con nói trước một cánh miễn cưỡng. Bởi vì trong một thời gian ngắn khi mới tiếp xúc khách đến nhà cần phải chuẩn bị về tâm lý tìm ra đầu mối câu chuyện một cách dễ dàng, hơn nữa đối với người già ta chủ động nói trước cũng biểu lộ lòng tôn kính. Còn đối với trẻ con ta nới trước thì tỏ ra thân cận xóa tan cảm giác người lạ.
c. Không nên xem thường, phải ứng xử cẩn thận. Đối với người già thái độ phải cung kinh, hành vi phải khiêm nhường chứng tỏ ta vừa thành thực, vừa tôn trọng người già. Trình độ ba hoa, gạt người già ra một bên, hay giẫm xéo lên lời nói của người gia tất bị người già đối xử lạnh nhạt, thậm chí xua đuổi. Còn trẻ con thiên tính ngoan ngoãn, thích vui đùa mà lại dễ khóc, hễ phật ý một chút thì lập tức lăn ra khóc, cho nên tiếp xúc với trẻ con thì phải lựa lời cho hợp tình hợp ý có mức độ nhất định, dùng lòng chân thành để đổi lấy sự yêu thích của trẻ con chớ bao giờ làm bộ làm tịch, ra mặt người lớn với trẻ con..
Trong kế vu hồi này phải linh hoạt thay đổi cách hành động cho thích hợp. Khi gặp khó khăn thì phải khuyến khích trẻ con, xuôi theo ý người già không được đánh mất cảm tình của họ thì mới là biện pháp tuyệt diệu để xây dựng quan hệ với đối phương.
Làm sao tiếp cận nguỵ khó chơi?
Người đi xa trước mặt núi cản, đá cao tất phải tìm cách đi vòng hoặc nghĩ ra con đường tránh. Hành động này trong giao tế là đi vòng đạt đến mục đích, nói cách khác là không đi đường thẳng mà đi đường vòng.
Có nhiều điều không thể nói thẳng, chỉ có thể nói vòng vèo. Có một số người khó tiếp cận thì không thể không gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu. Không rõ trong hồ lô người ta có món gì thì phải ném đá thăm dò, mò ra chân tướng. Có lúc để giảm bớt ý định của đối phương, khiến họ lơ là mất cảnh giác, ta phải đi đường vòng, thậm chí dùng chiến thuật vu hồi “chỉ Trương Tam nói Lão Tứ” Trong cuộc sống không ít người “thẳng ruột ngựa”, cứng nhắc trong xử thế, dù có đổ tường cũng không thèm quay đầu lại, mười trâu cũng không lôi lại được. Đối với những người này phải biết thuật vu hồi, động não tìm lối đi quanh co để khắc phục. Nói một câu: Quanh co mấy vòng nhất định đạt được lợi ích thực tế lớn nhất trong quan hệ người với người.
1. Khúc nhạc chưa thành, trước phải có tình
Khoảng năm Gia khánh đời Minh, quan Cấp Sự Lý Nhạc thanh liêm trong sạch. Một lần ông phát hiện khoa thi có gian lận bèn dâng tấu lên vua, vua không đếm xỉa. Ông lại dâng tấu, kết quả khiến hoàng đế nổi giận phán tội moi móc, hạ lệnh dán giấy bịt miệng Lý Nhạc và không ai được gỡ bỏ.
Bịt miệng không thể ăn được cũng bằng định tội chết. Lúc đó có một vị quan bước đến trước mặt Lý Nhạc mắng: “Dám cả gan lắm lời trước mặt hoàng đế tội lớn lắm” rồi đánh luôn hai bạt tai làm rách giấy bịt miệng.
Vì ông ta thay mặt hoàng đế mắng Lý Nhạc nên hoàng đế không bắt tội ông ta. Thực ra người đó là học trò của Lý Nhạc, trong tình thế khẩn cấp này đã dùng mẹo cứu thầy, đánh thầy để xé toang giấy bịt miệng. Nếu như ông ta can gián thẳng thắn thì không những không cứu được thầy mà còn mang vạ vào thân.
Phương pháp này được sử dụng cực kỳ xảo diệu. Lý Nhạc không hiểu được đạo lý “ôn hòa là ưu tiên” trong cuộc sống, kém xa học trò một khoảng cách lớn. Học trò đã biết đi vòng sửa đổi mệnh lệnh khắc nghiệt của vua, cứu thầy khỏi họa diệt thân.
Cần biết rằng truyền thống văn hóa nước ta rất coi trọng đi vòng. Nhà hài hước bậc thầy Lâm Ngữ Đường đã tổng kết người Trung Quốc (đặc biệt người đọc sách) cầu người làm việc giống như văn bát cổ vậy. Người Trung Quốc không giống người Tây Dương hỏi thẳng “ông đến có việc gì cho như vậy là không tao nhã. Nếu hỏi khách lạ như thế lại càng là mạo muội. Người Trung Quốc gặp nhau trò chuyện rất văn vẻ, có dáng dấp ưu mỹ của văn bát cổ, không những có phong cách đẹp mà còn có kết cấu chặt chẽ, có thể chia làm 4 đoạn.
Đoạn thứ nhất là hàn huyên, bàn thời tiết. Nào “quí tính, đại danh, ngưỡng mộ lâu rỗi, hân hạnh và thời tiết hôm nay dễ chịu”. Lâm Ngữ Đường gọi đó là giai đoạn khí tượng học, tác dụng chủ yếu là “trước yên vị sau định tình” tức nối mạng tình cảm. Trong thực tế cuộc sống những vấn đề đó quả có tính chung, không làm mếch lòng ai.
Đoạn thứ hai là kể chuyện cũ, hồi tưởng những tình cảm xưa. Như vậy đã dấn sâu một bước từ lĩnh vực chung chung cho mọi người sang lĩnh vực riêng tư, đó là quá trình thâm nhập. Lâm Ngữ Đường gọi đùa là giai đoạn sử học. Có thể là con cháu cùng học một trường, có thể là anh ở phố này, tôi ở phố nọ, từ đó tình cảm dần dần hòa hợp. Nếu như cả hai người từng ở trường đại học Bắc Kinh, từng biết các thầy như Chí Ma, Thích Chi, Sự Hồng Minh, Lâm Cầm Nam. thì càng thân thiết hơn. Thực hiện tốt giai đoạn này thì cảm tình đôi bên thực sự hòa hợp.
Đoạn thứ ba là bàn luận thời sự, phát biểu quan điểm. Đó là giai đoạn chính trị học. Cảm tình đã hòa hợp thanh thế dần dần cao, đến đó có thể nắm tay xuất kích bàn luận quốc sự như vận nước an nguy, đánh giá nhân vật lịch sử v.v.Hoặc như đã từng nghe Tôn Trung Sơn diễn thuyết năm Quang Tự thứ 3 mà đến nay đã là năm
Dân Quốc thứ 29, kể ra đã 33 năm rồi, đó gọi là 33 năm theo Tôn Trung Sơn. Làm tốt giai đoạn này thì cảm tình đã chín muồi, khí thế hừng hực, thậm chí hận đã gặp nhau quá muộn, sẵn sàng cùng nhau chiến đấu. Đến đó đã là tuyệt cảnh có thể chọn thời cơ bàn việc muốn bàn. Như thế đã chín muồi để bước vào giai đoạn thứ tư.
Đoạn thứ tư gọi là giai đoạn kinh tế học, nhờ người giúp “việc mọn”. Có thể đứng dậy ôm mũ, nghiêng mình thưa: Giờ tôi có chút việc mọn muốn phiền ngài. Chẳng phải ngài quen biết ông X sao? Ngài có thể viết thư giới thiệu tôi chăng? Đoạn này phải tự nhiên, tỏ vẻ không ràng buộc, không làm cho đối phương cảm thấy áp lực rất lớn như thiếu món nợ tình cảm nào đó. Phải thuận theo diễn biến trước đó mà hạ bút kết thúc toàn văn.
2. Ba kỹ xảo tiếp cận
Trước hôm thủ tướng Chu Dung Cơ thị sát Đài truyền hình trung ương một hôm, những người lãnh đạo Đài bảo người chủ trì tiết mục là Kính Nhất Đan phải tìm cách xin thủ tướng viết lời lưu niệm. Kính Nhất Đan vừa hớn hở, vừa thấy khó khăn. Làm thế nào để đưa ra yêu cầu này cho thủ tướng?
Ngày hôm sau, thủ tướng Chu Dung Cơ có bộ trưởng bộ tuyên truyền Đinh Quan Căn tháp tùng đến Đài. Ông vào phòng phỏng vấn những vấn đề cấp bách, mọi người đang có mặt đều vỗ tay hoan hô, không khí náo nhiệt lẳn lên. Sau khi chào hỏi mọi người, thủ tướng ngồi vào chiếc ghế mà người chủ trì phỏng vấn thường ngồi, mọi người vây quanh ông, tranh nhau nói chuyện với thủ tướng. Một biên tập viên nói: “Trước đây tôi từng nghe nói người cầm lái có một trường sinh học đặc biệt. Hôm nay tôi thấy thủ tướng có trường này”. Thủ tướng mỉm cười không tỏ ý tán thành hay không tán thành, trong phòng càng náo nhiệt, thân mật. Kính Nhất Đan cảm thấy đây là thời cơ tốt, một cơ hội hiếm hoi. Kính Nhất Đan bèn đến trước mặt thủ tướng nói: “Hôm nay hơn 20 người trong Phòng phỏng vấn những vấn đề cấp bách vây quanh thủ tướng chỉ là một phần mười cán bộ phòng”. Thủ tướng nghe xong bèn nói: “Các anh lắm người thế” Kính Nhất Đan nói tiếp: “Đúng vậy, vì có nhiều vấn đề cấp thiết, hôm nay đa sô’anh chị em còn đi phỏng vấn. Ở bên ngoài rất gian khổ. Họ cũng rất muốn đến đây trực tiếp gặp thủ tướng nhưng lấy công tác làm trọng nên hôm nay họ không thể đến. Không biết thủ tưởng có thể để lại cho họ vài lời chăng? Kính Nhất Đan hết sức thành khẩn mềm mỏng, nói xong đem giấp bút đến trước mặt thủ tướng. Thủ tướng nhìn Kính Nhất Đan cười rồi vui vẻ cầm bút viết: “Dư luận giám đốc, quần chúng hầu thiệt, chính phủ kính giám, cải cách tiêm binh” (Dư luận đôn đốc, miệng lưỡi quần chúng, gương soi của chính phủ, lính đi đầu của cải cách). Thủ tướng viết xong, mọi người vỗ tay ầm ĩ, không khí vô cùng hưng phấn. Kính Nhất Đan đã đảo một vòng rất thích đáng, đáng khen. Yêu cầu viết chữ lưu niệm mà trước tiên đưa ra việc mọi người đi phỏng vấn hết sức gian khổ khiến cho thủ tướng không nhẫn tâm vô tình nên “mắc vào tròng”, hơn nữa lời nói thành khẩn tha thiết cho nên cuối cùng đạt đến mục đích.
Nữ ky giả người ý nổi danh là Auriana Pharasi cũng dùng lối đi vòng này. Những câu phỏng vấn độc đáo mang tính khiêu khích sắc bén, giàu tính tấn công của bà được giới ký giả gọi là phong cách “cướp biển”. Phương thức phỏng vấn quanh co khúc chiết của bà là một trong những pháp bảo thủ thắng của bà.
Kỹ xảo thử nhất: Đầu tiên tung một phần “thònglọng” ra.
Khi phỏng vấn tổng thống Nguy quyền Sài Gòn trước đây là Nguyễn Văn Thiệu, bà muốn Nguyễn Văn Thiệu bình luận về ý kiến cho ông ta là “người giàu có, hủ bại nhất ở miền Nam Việt Nam”. Nếu trực tiếp đặt vấn dề, nhất định Nguyễn Văn Thiệu phủ định ngay. Pharasi chia vấn đề đó thành hai vấn đề liên quan nhau, hỏi vòng vèo mà đạt đến mục đích. Đầu tiên bà hỏi: “Có phải ngài xuất thân rất nghèo khó hay không? Nghe hỏi, Nguyễn Văn Thiệu động lòng liền kể lại gia cảnh khó khăn của mình. Sau khi được trả lời khẳng định, bà bèn hỏi: “Ngày nay ngài giàu có tột bực, có phải ngài có tài khoản ở ngân hàng và nhà cửa ở Thụy Sĩ Luân Đôn, Pan và Australia không Nguyễn văn Thiệu tuy phủ định nhưng để xóa bỏ “tiếng đồn” đó nên đã giãi bày tường tận “chút ít gia sản” của mình.
Như người ta nói, Nguyễn Văn Thiệu giàu có, hủ bại thì nay đã rõ ràng như ban ngày khi độc giả đọc bảng liệt kê tài sản mà ông ta nêu ra.
Kỹ xảo thử hai: Đổi cách nói của “thòng lọng”. Khi bà ta phỏng vấn nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nêu ra một vấn đề. Ảnh Mao chủ tịch trên Thiên An Môn phải chăng sẽ vĩnh viễn treo ở đó? Nghe qua tựa hồ bình thường không đáng kể nhưng thực tế lại hàm ý sâu xa, mục đích muốn biết Đặng Tiểu Bình đánh giá, nhận thức địa vị mai sau của Mao Trạch Đông và tư tưởng Mao Trạch Đông trong xã hội Trung Quốc như thế nào?
Ali Butto là tổng thống Pakistan bị giới bình luận phương Tây cho là độc tài, tàn bạo. Trong khi phỏng vấn bà Pharasi đã không hỏi thẳng “Thưa Tổng Thông, nghe nói ngài là một phần tử phát xít mà lại hỏi: “Thưa Tổng Thống, nghe nói ngài là độc giả trung thành của Mutxolini, Hittle và Napoleon có phải không? Về thực chất câu hỏi đó giống như câu hỏi “Thưa Tổng Thống, nghe nói ngài là một phần tử phát xít”, chẳng qua đã chuyển góc độ và cách nói khiến cho đối phương mất cảnh giác, nói ra suy nghĩ thực. Cách này xem ra không đáng kể nhưng lại hết sức sắc bén, sâu sắc.
Kỹ xảo thứ ba: Khoác lên “thòng lọng” màu sắc tình cảm. Khi phỏng vấn Đặng Tiểu Bình, Pharasi bắt đầu bằng chúc mừng sinh nhật của ông. Qua truyện ký bà biết Đặng Tiểu Bình sinh ngày 22 tháng 8, còn bản thân Đặng Tiểu Bình thì đã quên mất ngày sinh của mình. Đặng Tiểu Bình nói: “Ngày sinh nhật của tôi. Mai là sinh nhật của tôi ư?”
Pharasi đáp: “Thưa Ngài đặng Tiểu Bình đúng đấy, tôi đọc trong tiểu sử của ngài mà. ” Đặng Tiểu Bình nói: “Bà đã nói như thế thì là như thế vậy. Xưa nay tôi không biết ngày nào là ngày sinh nhật của mình. Dù cho ngày mai là sinh nhật của tôi thì bà cũng không nên chúc mùng. Tôi đã 76 tuổi rồi, 76 tuổi là tuổi đã già yếu rồi. ” Pharasi: “Thưa Ngài Đặng Tiểu Bình, cha tôi đã 76 tuổi nếu tôi nói với cha tôi rằng cha đã già yếu rồi tất ông sẽ đánh tôi một bạt tai.” Đặng Tiểu Bình nói: “ông ấy đúng mà không nên nói với cha bà như thế đúng không?”
Không khí phỏng vấn hết sức nhẹ nhàng, vô cùng hòa hợp. Xem ra ký giả là những người chuyên môn vòng vo rất giỏi uyển chuyển. Gặp những con người kiểu ký giả thì chúng ta phải cảnh giác, phải suy nghĩ xem liệu mình có bị “thòng lọng” hay không rồi mới trả lời.
3. Đi con đường ông già trẻ con
Nhờ người ta giúp việc thì người đó là người đang cường tráng, ở vào tuổi trên còn cha dưới đã có con, cho nên ngoài đi con đường phu nhân ra còn phải đi con đường cụ già trẻ con.
Vì sao cụ già và trẻ con lại là con đường lý tưởng?
1. Cụ gia và trẻ con dễ tiếp cận.
Người già thân thể suy nhược, hưu dưỡng trong gia đình hay là về hưu vì tuổi đã cao đều không có việc gì để làm, người nhà không cho làm việc nhà, rất muốn nói chuyện mà không có cơ hội cho nên thường cảm thấy cô đơn. Nếu như có người chủ động tiếp cận khiến cho khuây khỏa chốc lát thì tất nhiên hết sức vui lòng. Hơn nữa tâm lý học cho chúng ta biết người già hiền hòa và từ thiện hơn người trẻ rất nhiều, dễ tiếp cận.
Còn trẻ con thì ngây thơ, hiếu động, hiếu kỳ, thích mới lạ. Một câu thơ Đường, một chuyện cổ tích, một bộ mặt ma quỉ, một tiếng hù dọa cũng có thể nhanh chóng thu hút trẻ con đến.
2. Cụ già, trẻ con thích ta tiếp cận.
Nói không người già hiểu biết rộng, kinh nghiệm sống phong phú, trong lòng chứa chất nhiều “sản phẩm kinh nghiệm” cảm tính và lý tính, một khi có cơ hội thì thao thao bất tuyệt, muốn ảnh hưởng, cảm động hậu thế, đó là niềm an ủi của họ. Trên thực tế, người già ở nhà suốt ngày cho nên cơ hội kể chuyện và truyền đạt kinh nghiệm rất hiếm hoi, do đó sinh lý và tâm lý của người già biểu hiện hết sức thân thiện bình dị. Nhất là đối với những người trẻ tuổi thì họ thường chủ động bắt chuyện một cách nhiệt tình. Còn trẻ con nếu như chúng ta chân thành dùng tấm lòng con trẻ đối đãi với chúng đem lại cho chúng niềm hoan lạc tân kỳ thì chúng lập tức xem ta là người vui tính hoặc là nhân vật anh hùng sùng bái và thân cận.
Nói tóm lại, người già và trẻ con do những nguyên nhân tâm lý và sinh lý đặc thù đều thích gặp gỡ những người bạn mới.
4. Thông qua người già và trẻ con có thể hòa nhập cả nhà.
Người già là trưởng bối mà người Trung Quốc có truyền thống kính lão. Nếu như người già đã vui lòng đẹp dạ thì cả nhà vui vẻ. Người Trung Quốc lại hết sức coi trọng việc nối dõi tông đường, xem trẻ con là tương lai của gia đình, đời ông như thế đời cha cũng như thế. Hơn nữa gia đình hiện đại đa số là con một, cả nhà càng sủng ái, nếu như đã làm bạn được với trẻ con thì sẽ hòa nhập được với cả nhà.
Đi con đường người già va trẻ con cần chú ý mấy điểm:
a. Phải tìm hiểu và tích lũy kiến thức về người già và trẻ con.
Tìm hiểu người già và trẻ con ngoài việc điều tra tình cảm và sở thích của họ ra thì lúc bình thường cũng phải tích lũy một ít kiến thức lý tính như đọc tạp chí, xem điện ảnh, ti vi để hiểu biết về tình trạng sức khỏe, các thú vui giải trí của họ, những câu chuyện về trí thông minh của trẻ con để khi nào có cơ hội thì đem ra dùng.
b. Cần phải chủ động tiếp cận áp sát vào sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Nói chuyện là một thủ đoạn trực tiếp nhất để thu thập thông tin. Bước vào một gia đình khi thấy người già và trẻ con thì phải tạo ra một không khí hòa hợp như đã từng quen biết, chủ động đưa ra những vấn đề trao đổi chứ không chờ đợi người già hay trẻ con nói trước một cánh miễn cưỡng. Bởi vì trong một thời gian ngắn khi mới tiếp xúc khách đến nhà cần phải chuẩn bị về tâm lý tìm ra đầu mối câu chuyện một cách dễ dàng, hơn nữa đối với người già ta chủ động nói trước cũng biểu lộ lòng tôn kính. Còn đối với trẻ con ta nới trước thì tỏ ra thân cận xóa tan cảm giác người lạ.
c. Không nên xem thường, phải ứng xử cẩn thận. Đối với người già thái độ phải cung kinh, hành vi phải khiêm nhường chứng tỏ ta vừa thành thực, vừa tôn trọng người già. Trình độ ba hoa, gạt người già ra một bên, hay giẫm xéo lên lời nói của người gia tất bị người già đối xử lạnh nhạt, thậm chí xua đuổi. Còn trẻ con thiên tính ngoan ngoãn, thích vui đùa mà lại dễ khóc, hễ phật ý một chút thì lập tức lăn ra khóc, cho nên tiếp xúc với trẻ con thì phải lựa lời cho hợp tình hợp ý có mức độ nhất định, dùng lòng chân thành để đổi lấy sự yêu thích của trẻ con chớ bao giờ làm bộ làm tịch, ra mặt người lớn với trẻ con..
Trong kế vu hồi này phải linh hoạt thay đổi cách hành động cho thích hợp. Khi gặp khó khăn thì phải khuyến khích trẻ con, xuôi theo ý người già không được đánh mất cảm tình của họ thì mới là biện pháp tuyệt diệu để xây dựng quan hệ với đối phương.