Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

36 Kế Nhân Hòa

Kế 13: Kế Nhượng Bộ

Tác giả: Duy Nghiên, Duy Hinh

Làm thế nào trong giao tê có thể lùi để tiến?

Lấy nhảy cao làm ví dụ, lùi ra thật xa thì nhảy càng cao. Trong giao tế, tạm thời nhẫn nhịn chịu thiệt thòi có thể đạt được lợi ích lâu dài. Điều then chốt là phải hưởng ứng nhu cầu của đối phương một cách lặng lẽ, tức lấy lợi ích đối phương làm trọng đồng thời mở đường cho lợi ích của mình.

Nhơ vả người giúp đỡ, ban đầu đưa ra yêu cầu rất cao, kết quả đạt vừa phải, đối phương không giúp được anh đầy đủ, trong lòng rất ân hận nên dễ dàng chấp nhận yêu cầu nhỏ hơn của anh. Hay là anh tiến dần dần, bắt đầu yêu cầu việc nhỏ rồi sau đến việc lớn bởi vì người ta đã có cảm tình tốt với anh và tin tưởng anh, thành ra có thói quen gật đầu khi anh yêu cầu. Trước cao sau thấp có thể tạo thành giả tượng anh đang nhượng bộ lui bước. Từ nhỏ tới lớn lại khiến cho đối phương không nhận ra ý đồ, được đằng chân lân đằng đầu của anh.

Trong giao tế hàng ngày, đa số không nên đối lập. Cần nhớ “Lưỡng hồ tương tranh, tất hữu nhất thương” lai con hổ đánh nhau tất một con bị thương). Chớ có cho dầu vào lửa thành bi kịch cháy nhà ra mặt chuột. Nhường người ta một bước không phải là kém. Nếu anh có lý mà lại nhường thì mọi người không những công nhận anh đúng mà lại còn ca tụng anh khoan dung đại lường, khiến cho anh đạt đến bước mọi người đều thán phục.

1. Đầu tiên lui bước, cuối cùng thắng lợi

Đầu tiên lui bước, cuối cùng thắng lợi là một cẩm nang diệu kế hiếm có trong quan hệ giao tế. Đầu tiên anh tỏ ra coi trọng lợi ích của người, thực chất là mở đường cho lợi ích của anh. Khi làm việc gì có nguy hiểm, nên bình tĩnh nhường một bước thì sẽ có kết quả mỹ mãn.

Bước thứ nhất của thành công là làm sao lợi ích và ý đồ của mình được giấu kín như bưng khiến cho đối phương thấy anh hợp với họ nên vui lòng làm theo yêu cầu của anh.

Tôn trọng và đề cao quan điểm và lợi ích của người khác, đó là pháp bảo hữu hiệu nhất để khiến cho người ta hợp tác với anh. Mọi người thường không sử dụng đúng đắn pháp bảo này bởi vì họ hay quên rằng hễ quá cường điệu nhu cầu của mình thì người khác vốn có cảm tình cũng sẽ thay đổi thái độ.

Muốn làm cho người ta cảm động thì phải nhằm vao nhu cầu của người ta. Anh phải hiểu rằng muốn người ta làm điều gì thì phương pháp duy nhất là làm sao cho người ta tự nguyện. Đồng thời phải nhớ rằng, nhu cầu của con người thì mỗi người một khác, mỗi người có đam mê riêng. Chỉ cần anh tin yêu ý tưởng thực sự của đối phương, nhất là ý tưởng có quan hệ đến kế hoạch của anh thì anh có thể nhằm vào đam mê của họ mà ứng phó họ. Đầu tiên anh khiến cho kế hoạch của anh thích ứng với nhu cầu cua người ta thì sau đó kế hoạch của anh mới có khả năng thực hiện.

Ví dụ thỏa mãn được 1/4 nhu cầu chủ yếu của đối phương thì đã khéo léo dẫn dụ tâm lý của đối phương, khiến cho phải đi theo anh. Nếu như anh quá nhấn mạnh ưu điểm của mình, toan tính chiếm thượng phong thì đối phương sẽ tăng cường cảnh giác. Cho nên trước tiên cần để lộ khuyết điểm và sai sót của mình để cho đối phương cảm thấy họ ưu việt hơn anh nhưng không nên bộc lộ khuyết điểm thật sự khiến cho đối phương thừa cơ thâm nhập.

Có người được người ta nhờ vả thì tâm lý xuất hiện cảm giác ưu việt hơn người, có khi lại còn trách người nhờ vả quá e dè. Khi anh thấy mình sắp bị người ta trách móc thì co thể tự mình phê phán mình, đối phương thấy thế không nỡ trách móc anh nữa. Simon là một nhà luyện kim nổi tiếng ở Mỹ tốt nghiệp đại học ở Mỹ, lại lấy bằng thạc sĩ ở Đức. Nhưng khi Simon mang văn bằng đi tìm chủ mỏ Kiate lớn ở miền tây nước Mỹ thì lại gặp phiền hà. Chủ mỏ là một người tính tình cổ quái, lại rất cố chấp, bản thân ông ta không có văn bằng nào cả cho nên không tin người có văn bằng, càng không tin các vị kỹ sư lý lẽ thao thao. Khi Simon trình văn bằng nghĩ rằng chủ mỏ sẽ vui mừng khôn xiết, không ngờ Kiate lại nói không chút khách khí: “Tôi sở dĩ không muốn dùng ông vì ông là thạc sĩ của đại học Franhford của Đức, trong đầu anh toàn là một đông lý luận vô bổ. Tôi không cần kỹ sư lý luận thao thao bất tuyệt, Simon rất thông minh, nghe xong không chút giận dỗi trái lại, nói rất bình tĩnh: “Nếu nhu Ngài đồng ý không mách với cha tôi, tôi xin nói với Ngài một bí mật’!. Kiate đồng ý. Simon bèn nói nhỏ: “Thật ra tôi không học hành gì ở Frankfourd cả, ba năm đó chỉ chơi linh tinh Thôi”. Không ngờ, nghe đến đó Kiate cười hì hì, nói: “Tốt lắm, mai anh đến làm việc”. Như vậy Simon đã lùi một bước để dễ dàng thuyết phục được người ngoan cố. Có thể có người cho Simon làm như thế không hay lắm nhưng vấn đề là có thể giải quyết được sự việc mà không tổn thương người khác là được. Đương nhiên Simon không thể tự mình đánh giá học thức của mình được vì thế dù tự đề cao học thức của mình thì cũng không thật sự khiến cho tri thức của mình tăng thêm dù chỉ một phân một ly; hạ thấp xuống thì học vấn cũng không giảm đi chút nào.

Nhà chính trị Mỹ nổi tiếng la Farins 30 tuổi đã làm hiệu trưởng đại học Chicago. Có người lo rằng ông trẻ tuổi như thế liệu có cáng đáng nổi chức vụ hiệu trưởng hay không. Ông bèn nói: “Một người 30 tuổi hiểu biết ít phải nhờ cậy trợ lý rất nhiều điều. Mọi người bèn an tâm. Khi gặp tình huống như thế nhiều người thích chứng tỏ mình giỏi hơn người khác. Nhưng một lãnh tụ thật sự có năng lực thì không vỗ ngực khoe khoang. Cái gọi là “khiêm tốn khiến người ta phục, khoe khoang khiến người ta ghét” chính là đạo lý này.

Nhượng bộ thực ra chỉ là rút lui tạm thời, có khi lùi một bước, tiến ba bước. Để tránh khỏi thua thiệt lớn không thể không chịu mất mát chút ít. Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ Washington đương nhiệm thì phó tổng thống Dretdon chỉ là một chức danh không có thực quyền, nhưng Dretdon lại cố làm ra vẻ có thực quyền. Nhiều khi diễn thuyết, Dretdon nói những chuyện tiếu lâm về chức vụ phó tổng thống của ông. Như thế không phải ông làm mất giá trị của mình, trái lại, người ta lại phục và ủng hộ ông.

2. Khéo dùng “bình mới đựng rượu cũi”

Có một phương pháp bề ngoài nhượng bộ, thực tế bên trong lại là tiến lên một bước. Cái gọi là “đổi nước không đổi thuốc” hay “bình mới rượu cữ’, đổi bình mới là nhượng bộ song rượu vẫn là rượu cũ, rượu lại càng mạnh vì đối phương không ngờ vẫn là rượu cũ.

Có một lần, diễn viên hề nổi tiếng thế giới Hầu Ba nói trong lúc biểu diễn: “Tôi ở một khách sạn, phòng vừa hẹp vừa thấp, chuột cũng phải gù lưng”. Chủ khách sạn nghe nói vô cùng tức giận, cho là Hầu Ba nói xấu khách sạn của ông, dọa đi kiện. Hầu Ba dùng một biện pháp vừa giữ quan điểm của mình, vừa tránh được phiền phức. Ông thanh minh trên ti vi tỏ ý xin lỗi: “Tôi có nói trong phòng khách sạn tôi ở chuột đều gù lưng. Câu nói đó sai, bây giờ tôi xin trinh trọng đính chính chuột ở đấy không có con nào gù lưng cả”. Nói ngay cả chuột cũng gù lưng là nói khách sạn vừa hẹp vừa thấp. Nói chuột ở đây không có con nào gù lưng cả thì tuy phủ định khách sạn hẹp và thấp nhưng khẳng đình khách sạn có chuột và hơn nữa lại nhiều chuột. Hầu Ba xin lỗi, đính chính nhưng thực ra là phê bình khách sạn thiếu vệ sinh, vẫn giữ được quan điểm cũ nhưng mức độ châm biếm lại sâu sắc hơn.

Lại như đại học Newton nước Anh có một sinh viên tên là Elsenlit do biết làm thơ nên có chút danh tiếng trong sinh viên. Một hôm anh ta đọc thơ của mình cho bạn bè nghe. Có một bạn học là Charles nói: “Thơ của Elsenlit hết sức dở “. Elsenlit yêu cầu Charles xin lỗi. Suy nghĩ một lúc Charles đồng ý xin lỗi, nói: “Xưa nay tôi rất ít rút lời nói lại nhưng lần này tôi nhận sai. Vốn tôi tưởng bài thơ của Elsenlit lấy từ trong một cuộn sách của tôi, nay tôi xem lại bài thơ vẫn còn trong cuộn sách đó”. Nói tưởng la Elsenlit chép bài thơ trong sách, hay nói trong sách vẫn còn bài thơ đó đều là nói Elsenlit ăn cắp thơ. Lời nói đổi khác mà ý tứ không đổi, trái lại giá trị châm biếm lại gia tăng.

Vận dụng “bình mới rượu cũ” cần chú ý mấy điểm sau đây:

1. Phải có mục đích rõ ràng

Phương pháp biện luận phục vu mục đích biện luận. Vận dụng phương pháp “bình mới rượu cũ” là trong tình hình biện luận bất lợi bèn đổi góc độ để kiên trì quan điểm lập trường của mình. Nếu như bỏ rơi mục đích của biện luận thì trở thành vấn đề thuần túy kỹ thuật, thành trò chơi chủ, như vậy không còn có giá trị, ý nghĩa gì nữa.

2. Bình mới đựng rượu cũ thì có nhiều cách đựng, nhưng then chốt là ở một chữ khéo. Các ví dụ kể trên đều rất khéo. Ví dụ, phủ định một cách trừu tượng, khẳng định một cách cự thể. Phủ định cái nhỏ, cái thấp của khách sạn nhưng khẳng đình khách sạn có chuột, hơn nữa lại nhiều chuột. Kết quả đều nói điều kiện vệ sinh của khách sạn rất kém, chẳng qua thay đổi góc độ một cách khéo léo. Hay sử dụng cách giải thích khác ý nghĩa từ ngữ. Giải thích khác một cách khéo léo là đã đổi bình cũ bằng bình mới như trường hợp Charles giải thích khác mà ý vẫn như cũ.

Phương pháp lùi để tiến có rất nhiều ưu điểm. Có thể lấy giả làm nhân, lấy hư che thực, hư thực bất định. Quả khiến đối phương khó nắm bắt, phòng bị.

3. Lưỡng hổ tượng tranh bất hữu nhất thương

Vợ chồng cãi nhau thường là từ những việc nhỏ. Nếu một bên quá lời một chút, đối phương không nhân nhượng mà lại bù lu bù loa lên thì tất sẽ xảy ra “chiến tranh”. Dưới đây là hai vợ chồng đập từ cái cốc đến chiếc ti vi đáng để chúng ra rút kinh nghiệm.

Chủ nhật hai vợ chồng cô Vương đều ở nhà. Do trong công việc vừa qua gặp chút phiền toái cho nên gần đây tinh thần của chồng xuống dốc.

Cô Vương suốt buổi sáng lau nhà, quét dọn, rửa bát đĩa còn chồng thì ngồi đọc báo trên đi văng, hết lật qua rồi lật lại. Cô Vương biết gần đây chồng không được vui lòng nên cũng không nhờ giúp việc nhà.

Khi cô Vương rửa ấm tách, bất cẩn gạt cốc nước chè của chồng rơi xuống đất vỡ tan. Hôm qua cô Vương đã đánh vỡ một chiếc cốc rồi, không ngờ hôm nay lại đánh vỡ một chiếc nữa. Bộ tách trà này của một người bạn học của chồng mang từ Nhật Bản về tặng. Tách rất tinh xảo, nên chồng cô rất qúy, nhiều khi cầm lên ngắm nghía không ngớt lời ca tụng “vật bất phàm trong thế tục” này. Ngày thường chồng không nỡ đem ra dùng vì sợ nhỡ tay đánh vỡ, gần đây do trong lòng bực bội cho nên đem ra ngắm nghía giải phiền. Không ngờ vợ lại đánh vỡ hai chiếc, mặt bèn dài ra lườm vợ. Cô Vương cũng nổi nóng: “Hai cái cốc ranh mà đau lòng đến thê’ tựa hồ tôi không bằng hai chiếc cốc đó: Chớ có bực tức người ngoài mà về nhà ca ngày nhăn nhó với tôi. Lấy vợ làm nơi xả giận, sao đáng mặt hao hán! Ra oai thì cử đi đâu mà ra oai. Người có bản lĩnh không xem hai cái cốc qúy hơn vợ “. Thế là chọe tổ ong bò vẽ, hình ảnh êm ái tốt đẹp xưa nay lập tức tan biến trong lòng người chồng, bây giờ chỉ có một cơn giận đang trào lên đến cổ. Vốn đã phiền não đau khổ vì phiền toái trong công tác, nay vợ lại châm chọc nên chồng thấy cái nhà này chả còn cái gì đáng qúy, bèn quát: “Tôi bất tài, tôi bất tài, ừ thì tôi bất tài. Ngoài đường hiếm thằng có tài, rủi cho cô không có sô’ hưởng phúc lấy phải cái thằng bất tài này làm chồng”. Vợ cũng không chịu thua: “Cũng không biết chừng, hôm nào tôi tìm được một chàng cho anh xem”.

Thế là đã vượt ra qũy đạo vợ chồng trò chuyện rồi, không còn đạo lý nữa. Chồng vớ ngay chiếc phích nước trên bàn ném xuống sàn vỡ đánh “bình”. Cô Vương nát lòng nát dạ, gào lên “Đập đi, đập nữa đi, đập hết đi”. Chồng đã hoàn toàn không tự khống chế được rồi. Càng nghe vợ gào thét càng điên tiết, không còn nhớ gì tình nghĩa vợ chồng nữa, trong hoàn cảnh này không ai tự kìm chế được, càng không ai có thể nhượng bộ.

Khi cô Vương bình tĩnh lại thì chiếc ti vi Nhật vừa mới mua đã vỡ tan tành, mất toi gần một vạn bạc. Vợ chồng cãi lộn là việc phổ biến bởi vì đã có quá trình tiềm ẩn rồi mới đột nhiên bùng nổ thành “chiến tranh”. Những vấp váp trong công tác dẫn đến tinh thần sa sút là nhân tố tiềm ẩn của loại chiến tranh này. Vợ đánh vỡ cốc là đột phá khẩu của tâm lý khẩn trương đó. Cô Vương thì cho là mình đã chịu đựng quá đủ mà chồng không thông cảm, lại vì một chiếc cốc cỏn con trách mắng vợ cho nên lập tức bùng lên phản cảm. Hai vợ chồng từ chuyện chiếc cốc chuyển sang chuyện này chuyện nọ. Trong quan hệ vợ chồng tất nhiên không tránh khỏi, “chiên tranh” mà hậu quả hai vơ chồng đều không lường trước được.

Điều kiện duy nhất để tránh khỏi bùng nổ chiến tranh là phải có một bên chủ động nhượng bộ. Khi chồng trách mắng vợ, nếu cô Vương chủ động nhượng bộ thì chồng Lập tức cảm thấy không công bằng đối với vợ sẽ hối hận ngay. Cũng vậy, khi vợ oán trách, nếu chồng chủ động nhượng bộ thì vợ thông cảm tình trạng tâm lý căng thẳng của chồng mà tự trách mình vô ý đánh vỡ cốc làm cho chồng thêm bực tức.

Tình hình từ việc bé xé ra việc to như thế không phải chỉ có trong quan hệ vợ chồng mà cả trong cuộc sống giao tế hàng ngày khác cũng thường gặp phải bình tĩnh không để đổ dầu vào lửa khi đốị phương đang bực tức giận to tiếng la lối. Cần phải nhớ, lưỡng hổ tương tranh tất hữu nhất thương (hai con hổ đánh nhau tất một con bị thương).

4. Nhượng người một bước không phải là hèn

Tổng thống Mỹ Masinri bị phản đối kịch liệt trong vấn đề nhân sự. Một lần, hạ nghị viện họp, một hạ nghị viên mắng ông một cách thô bạo. Ông nhẫn nại lặng thinh. Chờ khi đối phương mắng xong, ông mới nói một cách nhẹ nhàng: ” Bây giờ ông đã hả giận rồi phải không? Theo lý ông không có quyền mắng tôi như thế nhưug bây giờ tôi sẵn sàng giải thích tỉ mỉ cho ông rõ.”. Sự nhường nhịn của ông khiến cho đối phương đỏ mặt, mâu thuẫn bèn hòa dịu lại. Nếu như Masinri không nhẫn nhịn lợi dụng chức quyền cua mình phản kích dữ dội thì làm sao đối phương có thể phục được. Cho nên khi hai trên đang ở trong tình thế nóng bỏng, người có lẽ phải mà nhẫn nhịn thì dễ dàng khiến đối phương “hạ nhiệt độ”. Có những phương pháp nhượng bộ sau đây

1. Mở lối thoát “anh đúng, tôi đúng, mọi người đều đúng”

Trong cuộc sống có một số người đặc biệt cố chấp, dễ dàng nổ ra tranh luận với người khác vì những việc cỏn con hơn nữa lại rất nóng nảy. Lúc đó người có lý vẫn phải khoan dung tha thứ, có thể một mặt giải thích một mặt điều hòa chiết trung, tốt nhất là dùng lối nói ôn hòa ” đánh mỗi bên 50 roi” hay “anh đúng, tôi cũng đúng” để tranh mở rộng xung đột có một ông đến nhà bố vợ ăn cơm cùng cha vơ đàm luận về việc xây dựng con đường cao tốc. Chàng rể nhấn mạnh đường cao tốc trù trừ mãi không khởi công là do khuyết điểm của các bên hữu quan. Cha vợ thì lại cho là căn bản không nên xây dựng con đường cao tốc này. Hai cha con kẻ nói qua người nói lại, tranh luận ngày càng gay gắt. Cuối cùng cụ nhạc lại dắt dây đến phê phán chàng rể là lớp trẻ phổi bò không biết cân nhắc nặng nhẹ. Chàng rể sợ tranh luận nữa sẽ tổn thất tình cảm bèn khéo léo nói rằng: “Có lẽ quan điểm cha con mình không hợp nhau, nhưng không sao. Có lẽ cha con mình đều đúng cả, cũng có thể cha con mình đều sai cả, chưa biết sự tình sẽ ra thê’nào”. Như vậy chàng rể vừa mở lối thoát cho mình, vừa hóa giải cuộc tranh luận mà kết quả là có khi bị cha vợ mắng cho một trận mất mặt.

2. Dập tắt lửa giận, việc này chẳng qua bình thường thôi

Nhiều lúc hai người nổi nóng với nhau là vì không hiểu nhau. Lúc đó người có lý không nên dĩ nộ chế nộ, mắng mỏ người không có lý. Phương pháp tốt nhất là giải thích cho hai bên hiểu nhau, xin lỗi nhau, an ủi nhau, thông cảm nhau. Trong một bệnh viện nọ, bệnh nhân chen chúc chật phòng khám. Một bệnh nhân sắp hàng đã lâu đến mở xem hết cả một tờ báo mà vẫn không nhích lên một bước. Anh ta nổi xung, gõ cửa kính thét bảo người trực ban: “Bệnh viện của các anh là thứ bệnh viện gì vậy?Bao nhiêu người sắp hàng, anh không thấy ư? Sao không tìm cách giải quyết? Chiều nay tôi còn có việc gấp”. Người trực ban bèn giải thích ôn tồn: “Rất đáng tiếc phải để bác chờ lâu thế. Bác sĩ đi mổ rồi, một ca cấp cứu nghiêm trọng, chưa xong. Tôi thử gọi điện thoại một lần nữa xem bao giờ bác sĩ có thể về. Xin các bác chịu khó chờ một chút”. Bệnh nhân sắp hàng lâu không được khám, trách nhiệm không thuộc về người trực ban. Nhưng tuy bệnh nhân trách sai, trực ban vẫn nhẫn nhịn một mặt giải thích, một mặt an ủi. Nhẫn nhịn hay hơn đổ dầu vào lửa.

3. Với người hung hăng thì bảo mọi sự xin cứ trách tôi

Đối với người hung hăng, bất chấp đạo lý, nếu cãi nhau với họ tất sẽ thiệt. Lúc này, phương pháp tốt nhất để hóa giải bão táp là người có lý dũng cảm đứng ra gánh vác trách nhiệm, dùng phương pháp tự trách mình để đáp lại lời lẽ hung hăng, nhu khắc cương. Có một cô bán hàng gặp một ông đem trả lại chiếc nồi cơm điện. Chiếc nồi cơm điện đã được dùng rồi, không còn mới nguyên nữa nhưng ông ta cứ hùng hổ bảo: “Tôi mới dùng có hơn một tháng đã hỏng rồi, hàng hóa gì thế?”. Cô bán hàng nhẫn nại giải thích, ông ta càng hét to văng tục: “Phải đổi cho tôi, sao lại chỉ bán không chịu đổi buôn bán kiểu chó má gì thế?”. Cô bán hàng tuy có lý nhưng để cho không tranh cãi nữa, bèn nhẹ nhàng nói: “Nồi cơm điện này đã dùng một thời gian rồi, không có vấn đề về chất lượng, theo qui định không thể trả lại. Nhưng bác cứ muôn trả lại, thôi thì bán quách cho tôi có được không? Khi cô bán hàng đang lấy tiền thì con người thô bạo này đỏ mặt không tranh cãi nữa, bỏ đi. Rõ ràng lòng khoan dung, tự trọng của cô bán hàng đã phát huy tác dụng tốt, làm bộc lộ cái vô lý và hèn hạ của đối phương khiến cho sự việc không vỡ lở to ra.

4. Ngăn cản tranh chấp: “Thôi, tôi chỉ nhắc nhở anh “

Một ông chồng suốt đêm không về nhà, hôm sau mới lò dò về. Vợ trách móc mấy câu, lời qua tiếng lại cãi nhau. Bỗng nhiên vợ nói: “Thôi, thôi chả có gì phê phán, chồng đi suốt đêm đã trở thành thời thượng” em chỉ nhắc anh: “Ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Vợ tuy có lý nhưng không muốn chó cùng bứt dậu nên nhẹ nhàng kết thúc cục diện không để nổ ra “chiến tranh”

5. Gỡ bế tắc, vợ chồng lại quan hệ bình thường.

Vợ chồng trong cảnh chiến tranh lạnh, nếu một người ở nhà, một người ra ngoài thì tình hình còn dễ chịu. Nếu cả hai đều chơi bời lêu lổng ngoài đường cả thì 10 phần 7 phần đổ vỡ. Nếu cả hai đều ru rú trong nhà thì gia đình trở thành địa ngục. Dù rằng cả hai vợ chồng không ai muốn chiến tranh lâu dài song vấn đề khó khăn ở chỗ ai là người chủ động phá bỏ thế bí. Đại đa số trường hợp, nam giới nên làm lành trước, cũng có khi nữ giới chịu lép vế trước. Dù sao, chỉ cần hai bên muốn gia đình nhanh chóng kết thúc chiến tranh lạnh, khôi phục “bang giao” bình thường thì nên tham khảo mấy điều sau đây.

a. Không nên nói năng quyết liệt quá, phải để cho đối phương còn đất sống.

b. Mời bạn đến nhà chơi, rủ nhau đi xem phim, lợi dụng cơ hội giảng hòa.

c Lặng lẽ tỏ ra “ân cần” với đối phương.

d. Ra ngoài công tác, gọi điện thoại về kiếm cớ nói chuyện thân tình coi như không chuyện gì xảy ra.

e. Nhờ đối phương giúp một việc nhỏ gì đó để phá tan băng giá.

f. Giả vờ ốm để đối phương phải quan tâm.

Nói tóm lại, có nhiều phương pháp phá vỡ cục diện bế tắc, vợ chồng oán giận nên giải không nên kết, điểm cơ bản là: Trong bất kỳ tình huống nào không được ra oai cho đối phương biết mặt, trừng phạt giày vò đối phương, buộc đối phương phải cúi đầu nhận tội mới thôi. Lấy lời giảng giải dù phải cãi nhau còn hơn chiến tranh lạnh, ác là kinh nghiệm vợ chồng xưa nay đã đúc kết nên. Còn nếu một khi xảy ra triến tranh lạnh mà có người khác giúp hòa giải thì hai bên nên mỗi người nhẫn nhịn một chút.

Nói tóm lại, là người không nên quá cố chấp, nếu sai anh nên xin lỗi và hòa giải, nếu như có lý anh cũng nên nhượng bộ rồi cuối cùng đối phương sẽ hiểu lòng khoan dung, độ lượng của anh.

Làm thế nào trong giao tê có thể lùi để tiến?

Lấy nhảy cao làm ví dụ, lùi ra thật xa thì nhảy càng cao. Trong giao tế, tạm thời nhẫn nhịn chịu thiệt thòi có thể đạt được lợi ích lâu dài. Điều then chốt là phải hưởng ứng nhu cầu của đối phương một cách lặng lẽ, tức lấy lợi ích đối phương làm trọng đồng thời mở đường cho lợi ích của mình.

Nhơ vả người giúp đỡ, ban đầu đưa ra yêu cầu rất cao, kết quả đạt vừa phải, đối phương không giúp được anh đầy đủ, trong lòng rất ân hận nên dễ dàng chấp nhận yêu cầu nhỏ hơn của anh. Hay là anh tiến dần dần, bắt đầu yêu cầu việc nhỏ rồi sau đến việc lớn bởi vì người ta đã có cảm tình tốt với anh và tin tưởng anh, thành ra có thói quen gật đầu khi anh yêu cầu. Trước cao sau thấp có thể tạo thành giả tượng anh đang nhượng bộ lui bước. Từ nhỏ tới lớn lại khiến cho đối phương không nhận ra ý đồ, được đằng chân lân đằng đầu của anh.

Trong giao tế hàng ngày, đa số không nên đối lập. Cần nhớ “Lưỡng hồ tương tranh, tất hữu nhất thương” lai con hổ đánh nhau tất một con bị thương). Chớ có cho dầu vào lửa thành bi kịch cháy nhà ra mặt chuột. Nhường người ta một bước không phải là kém. Nếu anh có lý mà lại nhường thì mọi người không những công nhận anh đúng mà lại còn ca tụng anh khoan dung đại lường, khiến cho anh đạt đến bước mọi người đều thán phục.

1. Đầu tiên lui bước, cuối cùng thắng lợi

Đầu tiên lui bước, cuối cùng thắng lợi là một cẩm nang diệu kế hiếm có trong quan hệ giao tế. Đầu tiên anh tỏ ra coi trọng lợi ích của người, thực chất là mở đường cho lợi ích của anh. Khi làm việc gì có nguy hiểm, nên bình tĩnh nhường một bước thì sẽ có kết quả mỹ mãn.

Bước thứ nhất của thành công là làm sao lợi ích và ý đồ của mình được giấu kín như bưng khiến cho đối phương thấy anh hợp với họ nên vui lòng làm theo yêu cầu của anh.

Tôn trọng và đề cao quan điểm và lợi ích của người khác, đó là pháp bảo hữu hiệu nhất để khiến cho người ta hợp tác với anh. Mọi người thường không sử dụng đúng đắn pháp bảo này bởi vì họ hay quên rằng hễ quá cường điệu nhu cầu của mình thì người khác vốn có cảm tình cũng sẽ thay đổi thái độ.

Muốn làm cho người ta cảm động thì phải nhằm vao nhu cầu của người ta. Anh phải hiểu rằng muốn người ta làm điều gì thì phương pháp duy nhất là làm sao cho người ta tự nguyện. Đồng thời phải nhớ rằng, nhu cầu của con người thì mỗi người một khác, mỗi người có đam mê riêng. Chỉ cần anh tin yêu ý tưởng thực sự của đối phương, nhất là ý tưởng có quan hệ đến kế hoạch của anh thì anh có thể nhằm vào đam mê của họ mà ứng phó họ. Đầu tiên anh khiến cho kế hoạch của anh thích ứng với nhu cầu cua người ta thì sau đó kế hoạch của anh mới có khả năng thực hiện.

Ví dụ thỏa mãn được 1/4 nhu cầu chủ yếu của đối phương thì đã khéo léo dẫn dụ tâm lý của đối phương, khiến cho phải đi theo anh. Nếu như anh quá nhấn mạnh ưu điểm của mình, toan tính chiếm thượng phong thì đối phương sẽ tăng cường cảnh giác. Cho nên trước tiên cần để lộ khuyết điểm và sai sót của mình để cho đối phương cảm thấy họ ưu việt hơn anh nhưng không nên bộc lộ khuyết điểm thật sự khiến cho đối phương thừa cơ thâm nhập.

Có người được người ta nhờ vả thì tâm lý xuất hiện cảm giác ưu việt hơn người, có khi lại còn trách người nhờ vả quá e dè. Khi anh thấy mình sắp bị người ta trách móc thì co thể tự mình phê phán mình, đối phương thấy thế không nỡ trách móc anh nữa. Simon là một nhà luyện kim nổi tiếng ở Mỹ tốt nghiệp đại học ở Mỹ, lại lấy bằng thạc sĩ ở Đức. Nhưng khi Simon mang văn bằng đi tìm chủ mỏ Kiate lớn ở miền tây nước Mỹ thì lại gặp phiền hà. Chủ mỏ là một người tính tình cổ quái, lại rất cố chấp, bản thân ông ta không có văn bằng nào cả cho nên không tin người có văn bằng, càng không tin các vị kỹ sư lý lẽ thao thao. Khi Simon trình văn bằng nghĩ rằng chủ mỏ sẽ vui mừng khôn xiết, không ngờ Kiate lại nói không chút khách khí: “Tôi sở dĩ không muốn dùng ông vì ông là thạc sĩ của đại học Franhford của Đức, trong đầu anh toàn là một đông lý luận vô bổ. Tôi không cần kỹ sư lý luận thao thao bất tuyệt, Simon rất thông minh, nghe xong không chút giận dỗi trái lại, nói rất bình tĩnh: “Nếu nhu Ngài đồng ý không mách với cha tôi, tôi xin nói với Ngài một bí mật’!. Kiate đồng ý. Simon bèn nói nhỏ: “Thật ra tôi không học hành gì ở Frankfourd cả, ba năm đó chỉ chơi linh tinh Thôi”. Không ngờ, nghe đến đó Kiate cười hì hì, nói: “Tốt lắm, mai anh đến làm việc”. Như vậy Simon đã lùi một bước để dễ dàng thuyết phục được người ngoan cố. Có thể có người cho Simon làm như thế không hay lắm nhưng vấn đề là có thể giải quyết được sự việc mà không tổn thương người khác là được. Đương nhiên Simon không thể tự mình đánh giá học thức của mình được vì thế dù tự đề cao học thức của mình thì cũng không thật sự khiến cho tri thức của mình tăng thêm dù chỉ một phân một ly; hạ thấp xuống thì học vấn cũng không giảm đi chút nào.

Nhà chính trị Mỹ nổi tiếng la Farins 30 tuổi đã làm hiệu trưởng đại học Chicago. Có người lo rằng ông trẻ tuổi như thế liệu có cáng đáng nổi chức vụ hiệu trưởng hay không. Ông bèn nói: “Một người 30 tuổi hiểu biết ít phải nhờ cậy trợ lý rất nhiều điều. Mọi người bèn an tâm. Khi gặp tình huống như thế nhiều người thích chứng tỏ mình giỏi hơn người khác. Nhưng một lãnh tụ thật sự có năng lực thì không vỗ ngực khoe khoang. Cái gọi là “khiêm tốn khiến người ta phục, khoe khoang khiến người ta ghét” chính là đạo lý này.

Nhượng bộ thực ra chỉ là rút lui tạm thời, có khi lùi một bước, tiến ba bước. Để tránh khỏi thua thiệt lớn không thể không chịu mất mát chút ít. Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ Washington đương nhiệm thì phó tổng thống Dretdon chỉ là một chức danh không có thực quyền, nhưng Dretdon lại cố làm ra vẻ có thực quyền. Nhiều khi diễn thuyết, Dretdon nói những chuyện tiếu lâm về chức vụ phó tổng thống của ông. Như thế không phải ông làm mất giá trị của mình, trái lại, người ta lại phục và ủng hộ ông.

2. Khéo dùng “bình mới đựng rượu cũi”

Có một phương pháp bề ngoài nhượng bộ, thực tế bên trong lại là tiến lên một bước. Cái gọi là “đổi nước không đổi thuốc” hay “bình mới rượu cữ’, đổi bình mới là nhượng bộ song rượu vẫn là rượu cũ, rượu lại càng mạnh vì đối phương không ngờ vẫn là rượu cũ.

Có một lần, diễn viên hề nổi tiếng thế giới Hầu Ba nói trong lúc biểu diễn: “Tôi ở một khách sạn, phòng vừa hẹp vừa thấp, chuột cũng phải gù lưng”. Chủ khách sạn nghe nói vô cùng tức giận, cho là Hầu Ba nói xấu khách sạn của ông, dọa đi kiện. Hầu Ba dùng một biện pháp vừa giữ quan điểm của mình, vừa tránh được phiền phức. Ông thanh minh trên ti vi tỏ ý xin lỗi: “Tôi có nói trong phòng khách sạn tôi ở chuột đều gù lưng. Câu nói đó sai, bây giờ tôi xin trinh trọng đính chính chuột ở đấy không có con nào gù lưng cả”. Nói ngay cả chuột cũng gù lưng là nói khách sạn vừa hẹp vừa thấp. Nói chuột ở đây không có con nào gù lưng cả thì tuy phủ định khách sạn hẹp và thấp nhưng khẳng đình khách sạn có chuột và hơn nữa lại nhiều chuột. Hầu Ba xin lỗi, đính chính nhưng thực ra là phê bình khách sạn thiếu vệ sinh, vẫn giữ được quan điểm cũ nhưng mức độ châm biếm lại sâu sắc hơn.

Lại như đại học Newton nước Anh có một sinh viên tên là Elsenlit do biết làm thơ nên có chút danh tiếng trong sinh viên. Một hôm anh ta đọc thơ của mình cho bạn bè nghe. Có một bạn học là Charles nói: “Thơ của Elsenlit hết sức dở “. Elsenlit yêu cầu Charles xin lỗi. Suy nghĩ một lúc Charles đồng ý xin lỗi, nói: “Xưa nay tôi rất ít rút lời nói lại nhưng lần này tôi nhận sai. Vốn tôi tưởng bài thơ của Elsenlit lấy từ trong một cuộn sách của tôi, nay tôi xem lại bài thơ vẫn còn trong cuộn sách đó”. Nói tưởng la Elsenlit chép bài thơ trong sách, hay nói trong sách vẫn còn bài thơ đó đều là nói Elsenlit ăn cắp thơ. Lời nói đổi khác mà ý tứ không đổi, trái lại giá trị châm biếm lại gia tăng.

Vận dụng “bình mới rượu cũ” cần chú ý mấy điểm sau đây:

1. Phải có mục đích rõ ràng

Phương pháp biện luận phục vu mục đích biện luận. Vận dụng phương pháp “bình mới rượu cũ” là trong tình hình biện luận bất lợi bèn đổi góc độ để kiên trì quan điểm lập trường của mình. Nếu như bỏ rơi mục đích của biện luận thì trở thành vấn đề thuần túy kỹ thuật, thành trò chơi chủ, như vậy không còn có giá trị, ý nghĩa gì nữa.

2. Bình mới đựng rượu cũ thì có nhiều cách đựng, nhưng then chốt là ở một chữ khéo. Các ví dụ kể trên đều rất khéo. Ví dụ, phủ định một cách trừu tượng, khẳng định một cách cự thể. Phủ định cái nhỏ, cái thấp của khách sạn nhưng khẳng đình khách sạn có chuột, hơn nữa lại nhiều chuột. Kết quả đều nói điều kiện vệ sinh của khách sạn rất kém, chẳng qua thay đổi góc độ một cách khéo léo. Hay sử dụng cách giải thích khác ý nghĩa từ ngữ. Giải thích khác một cách khéo léo là đã đổi bình cũ bằng bình mới như trường hợp Charles giải thích khác mà ý vẫn như cũ.

Phương pháp lùi để tiến có rất nhiều ưu điểm. Có thể lấy giả làm nhân, lấy hư che thực, hư thực bất định. Quả khiến đối phương khó nắm bắt, phòng bị.

3. Lưỡng hổ tượng tranh bất hữu nhất thương

Vợ chồng cãi nhau thường là từ những việc nhỏ. Nếu một bên quá lời một chút, đối phương không nhân nhượng mà lại bù lu bù loa lên thì tất sẽ xảy ra “chiến tranh”. Dưới đây là hai vợ chồng đập từ cái cốc đến chiếc ti vi đáng để chúng ra rút kinh nghiệm.

Chủ nhật hai vợ chồng cô Vương đều ở nhà. Do trong công việc vừa qua gặp chút phiền toái cho nên gần đây tinh thần của chồng xuống dốc.

Cô Vương suốt buổi sáng lau nhà, quét dọn, rửa bát đĩa còn chồng thì ngồi đọc báo trên đi văng, hết lật qua rồi lật lại. Cô Vương biết gần đây chồng không được vui lòng nên cũng không nhờ giúp việc nhà.

Khi cô Vương rửa ấm tách, bất cẩn gạt cốc nước chè của chồng rơi xuống đất vỡ tan. Hôm qua cô Vương đã đánh vỡ một chiếc cốc rồi, không ngờ hôm nay lại đánh vỡ một chiếc nữa. Bộ tách trà này của một người bạn học của chồng mang từ Nhật Bản về tặng. Tách rất tinh xảo, nên chồng cô rất qúy, nhiều khi cầm lên ngắm nghía không ngớt lời ca tụng “vật bất phàm trong thế tục” này. Ngày thường chồng không nỡ đem ra dùng vì sợ nhỡ tay đánh vỡ, gần đây do trong lòng bực bội cho nên đem ra ngắm nghía giải phiền. Không ngờ vợ lại đánh vỡ hai chiếc, mặt bèn dài ra lườm vợ. Cô Vương cũng nổi nóng: “Hai cái cốc ranh mà đau lòng đến thê’ tựa hồ tôi không bằng hai chiếc cốc đó: Chớ có bực tức người ngoài mà về nhà ca ngày nhăn nhó với tôi. Lấy vợ làm nơi xả giận, sao đáng mặt hao hán! Ra oai thì cử đi đâu mà ra oai. Người có bản lĩnh không xem hai cái cốc qúy hơn vợ “. Thế là chọe tổ ong bò vẽ, hình ảnh êm ái tốt đẹp xưa nay lập tức tan biến trong lòng người chồng, bây giờ chỉ có một cơn giận đang trào lên đến cổ. Vốn đã phiền não đau khổ vì phiền toái trong công tác, nay vợ lại châm chọc nên chồng thấy cái nhà này chả còn cái gì đáng qúy, bèn quát: “Tôi bất tài, tôi bất tài, ừ thì tôi bất tài. Ngoài đường hiếm thằng có tài, rủi cho cô không có sô’ hưởng phúc lấy phải cái thằng bất tài này làm chồng”. Vợ cũng không chịu thua: “Cũng không biết chừng, hôm nào tôi tìm được một chàng cho anh xem”.

Thế là đã vượt ra qũy đạo vợ chồng trò chuyện rồi, không còn đạo lý nữa. Chồng vớ ngay chiếc phích nước trên bàn ném xuống sàn vỡ đánh “bình”. Cô Vương nát lòng nát dạ, gào lên “Đập đi, đập nữa đi, đập hết đi”. Chồng đã hoàn toàn không tự khống chế được rồi. Càng nghe vợ gào thét càng điên tiết, không còn nhớ gì tình nghĩa vợ chồng nữa, trong hoàn cảnh này không ai tự kìm chế được, càng không ai có thể nhượng bộ.

Khi cô Vương bình tĩnh lại thì chiếc ti vi Nhật vừa mới mua đã vỡ tan tành, mất toi gần một vạn bạc. Vợ chồng cãi lộn là việc phổ biến bởi vì đã có quá trình tiềm ẩn rồi mới đột nhiên bùng nổ thành “chiến tranh”. Những vấp váp trong công tác dẫn đến tinh thần sa sút là nhân tố tiềm ẩn của loại chiến tranh này. Vợ đánh vỡ cốc là đột phá khẩu của tâm lý khẩn trương đó. Cô Vương thì cho là mình đã chịu đựng quá đủ mà chồng không thông cảm, lại vì một chiếc cốc cỏn con trách mắng vợ cho nên lập tức bùng lên phản cảm. Hai vợ chồng từ chuyện chiếc cốc chuyển sang chuyện này chuyện nọ. Trong quan hệ vợ chồng tất nhiên không tránh khỏi, “chiên tranh” mà hậu quả hai vơ chồng đều không lường trước được.

Điều kiện duy nhất để tránh khỏi bùng nổ chiến tranh là phải có một bên chủ động nhượng bộ. Khi chồng trách mắng vợ, nếu cô Vương chủ động nhượng bộ thì chồng Lập tức cảm thấy không công bằng đối với vợ sẽ hối hận ngay. Cũng vậy, khi vợ oán trách, nếu chồng chủ động nhượng bộ thì vợ thông cảm tình trạng tâm lý căng thẳng của chồng mà tự trách mình vô ý đánh vỡ cốc làm cho chồng thêm bực tức.

Tình hình từ việc bé xé ra việc to như thế không phải chỉ có trong quan hệ vợ chồng mà cả trong cuộc sống giao tế hàng ngày khác cũng thường gặp phải bình tĩnh không để đổ dầu vào lửa khi đốị phương đang bực tức giận to tiếng la lối. Cần phải nhớ, lưỡng hổ tương tranh tất hữu nhất thương (hai con hổ đánh nhau tất một con bị thương).

4. Nhượng người một bước không phải là hèn

Tổng thống Mỹ Masinri bị phản đối kịch liệt trong vấn đề nhân sự. Một lần, hạ nghị viện họp, một hạ nghị viên mắng ông một cách thô bạo. Ông nhẫn nại lặng thinh. Chờ khi đối phương mắng xong, ông mới nói một cách nhẹ nhàng: ” Bây giờ ông đã hả giận rồi phải không? Theo lý ông không có quyền mắng tôi như thế nhưug bây giờ tôi sẵn sàng giải thích tỉ mỉ cho ông rõ.”. Sự nhường nhịn của ông khiến cho đối phương đỏ mặt, mâu thuẫn bèn hòa dịu lại. Nếu như Masinri không nhẫn nhịn lợi dụng chức quyền cua mình phản kích dữ dội thì làm sao đối phương có thể phục được. Cho nên khi hai trên đang ở trong tình thế nóng bỏng, người có lẽ phải mà nhẫn nhịn thì dễ dàng khiến đối phương “hạ nhiệt độ”. Có những phương pháp nhượng bộ sau đây

1. Mở lối thoát “anh đúng, tôi đúng, mọi người đều đúng”

Trong cuộc sống có một số người đặc biệt cố chấp, dễ dàng nổ ra tranh luận với người khác vì những việc cỏn con hơn nữa lại rất nóng nảy. Lúc đó người có lý vẫn phải khoan dung tha thứ, có thể một mặt giải thích một mặt điều hòa chiết trung, tốt nhất là dùng lối nói ôn hòa ” đánh mỗi bên 50 roi” hay “anh đúng, tôi cũng đúng” để tranh mở rộng xung đột có một ông đến nhà bố vợ ăn cơm cùng cha vơ đàm luận về việc xây dựng con đường cao tốc. Chàng rể nhấn mạnh đường cao tốc trù trừ mãi không khởi công là do khuyết điểm của các bên hữu quan. Cha vợ thì lại cho là căn bản không nên xây dựng con đường cao tốc này. Hai cha con kẻ nói qua người nói lại, tranh luận ngày càng gay gắt. Cuối cùng cụ nhạc lại dắt dây đến phê phán chàng rể là lớp trẻ phổi bò không biết cân nhắc nặng nhẹ. Chàng rể sợ tranh luận nữa sẽ tổn thất tình cảm bèn khéo léo nói rằng: “Có lẽ quan điểm cha con mình không hợp nhau, nhưng không sao. Có lẽ cha con mình đều đúng cả, cũng có thể cha con mình đều sai cả, chưa biết sự tình sẽ ra thê’nào”. Như vậy chàng rể vừa mở lối thoát cho mình, vừa hóa giải cuộc tranh luận mà kết quả là có khi bị cha vợ mắng cho một trận mất mặt.

2. Dập tắt lửa giận, việc này chẳng qua bình thường thôi

Nhiều lúc hai người nổi nóng với nhau là vì không hiểu nhau. Lúc đó người có lý không nên dĩ nộ chế nộ, mắng mỏ người không có lý. Phương pháp tốt nhất là giải thích cho hai bên hiểu nhau, xin lỗi nhau, an ủi nhau, thông cảm nhau. Trong một bệnh viện nọ, bệnh nhân chen chúc chật phòng khám. Một bệnh nhân sắp hàng đã lâu đến mở xem hết cả một tờ báo mà vẫn không nhích lên một bước. Anh ta nổi xung, gõ cửa kính thét bảo người trực ban: “Bệnh viện của các anh là thứ bệnh viện gì vậy?Bao nhiêu người sắp hàng, anh không thấy ư? Sao không tìm cách giải quyết? Chiều nay tôi còn có việc gấp”. Người trực ban bèn giải thích ôn tồn: “Rất đáng tiếc phải để bác chờ lâu thế. Bác sĩ đi mổ rồi, một ca cấp cứu nghiêm trọng, chưa xong. Tôi thử gọi điện thoại một lần nữa xem bao giờ bác sĩ có thể về. Xin các bác chịu khó chờ một chút”. Bệnh nhân sắp hàng lâu không được khám, trách nhiệm không thuộc về người trực ban. Nhưng tuy bệnh nhân trách sai, trực ban vẫn nhẫn nhịn một mặt giải thích, một mặt an ủi. Nhẫn nhịn hay hơn đổ dầu vào lửa.

3. Với người hung hăng thì bảo mọi sự xin cứ trách tôi

Đối với người hung hăng, bất chấp đạo lý, nếu cãi nhau với họ tất sẽ thiệt. Lúc này, phương pháp tốt nhất để hóa giải bão táp là người có lý dũng cảm đứng ra gánh vác trách nhiệm, dùng phương pháp tự trách mình để đáp lại lời lẽ hung hăng, nhu khắc cương. Có một cô bán hàng gặp một ông đem trả lại chiếc nồi cơm điện. Chiếc nồi cơm điện đã được dùng rồi, không còn mới nguyên nữa nhưng ông ta cứ hùng hổ bảo: “Tôi mới dùng có hơn một tháng đã hỏng rồi, hàng hóa gì thế?”. Cô bán hàng nhẫn nại giải thích, ông ta càng hét to văng tục: “Phải đổi cho tôi, sao lại chỉ bán không chịu đổi buôn bán kiểu chó má gì thế?”. Cô bán hàng tuy có lý nhưng để cho không tranh cãi nữa, bèn nhẹ nhàng nói: “Nồi cơm điện này đã dùng một thời gian rồi, không có vấn đề về chất lượng, theo qui định không thể trả lại. Nhưng bác cứ muôn trả lại, thôi thì bán quách cho tôi có được không? Khi cô bán hàng đang lấy tiền thì con người thô bạo này đỏ mặt không tranh cãi nữa, bỏ đi. Rõ ràng lòng khoan dung, tự trọng của cô bán hàng đã phát huy tác dụng tốt, làm bộc lộ cái vô lý và hèn hạ của đối phương khiến cho sự việc không vỡ lở to ra.

4. Ngăn cản tranh chấp: “Thôi, tôi chỉ nhắc nhở anh “

Một ông chồng suốt đêm không về nhà, hôm sau mới lò dò về. Vợ trách móc mấy câu, lời qua tiếng lại cãi nhau. Bỗng nhiên vợ nói: “Thôi, thôi chả có gì phê phán, chồng đi suốt đêm đã trở thành thời thượng” em chỉ nhắc anh: “Ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Vợ tuy có lý nhưng không muốn chó cùng bứt dậu nên nhẹ nhàng kết thúc cục diện không để nổ ra “chiến tranh”

5. Gỡ bế tắc, vợ chồng lại quan hệ bình thường.

Vợ chồng trong cảnh chiến tranh lạnh, nếu một người ở nhà, một người ra ngoài thì tình hình còn dễ chịu. Nếu cả hai đều chơi bời lêu lổng ngoài đường cả thì 10 phần 7 phần đổ vỡ. Nếu cả hai đều ru rú trong nhà thì gia đình trở thành địa ngục. Dù rằng cả hai vợ chồng không ai muốn chiến tranh lâu dài song vấn đề khó khăn ở chỗ ai là người chủ động phá bỏ thế bí. Đại đa số trường hợp, nam giới nên làm lành trước, cũng có khi nữ giới chịu lép vế trước. Dù sao, chỉ cần hai bên muốn gia đình nhanh chóng kết thúc chiến tranh lạnh, khôi phục “bang giao” bình thường thì nên tham khảo mấy điều sau đây.

a. Không nên nói năng quyết liệt quá, phải để cho đối phương còn đất sống.

b. Mời bạn đến nhà chơi, rủ nhau đi xem phim, lợi dụng cơ hội giảng hòa.

c Lặng lẽ tỏ ra “ân cần” với đối phương.

d. Ra ngoài công tác, gọi điện thoại về kiếm cớ nói chuyện thân tình coi như không chuyện gì xảy ra.

e. Nhờ đối phương giúp một việc nhỏ gì đó để phá tan băng giá.

f. Giả vờ ốm để đối phương phải quan tâm.

Nói tóm lại, có nhiều phương pháp phá vỡ cục diện bế tắc, vợ chồng oán giận nên giải không nên kết, điểm cơ bản là: Trong bất kỳ tình huống nào không được ra oai cho đối phương biết mặt, trừng phạt giày vò đối phương, buộc đối phương phải cúi đầu nhận tội mới thôi. Lấy lời giảng giải dù phải cãi nhau còn hơn chiến tranh lạnh, ác là kinh nghiệm vợ chồng xưa nay đã đúc kết nên. Còn nếu một khi xảy ra triến tranh lạnh mà có người khác giúp hòa giải thì hai bên nên mỗi người nhẫn nhịn một chút.

Nói tóm lại, là người không nên quá cố chấp, nếu sai anh nên xin lỗi và hòa giải, nếu như có lý anh cũng nên nhượng bộ rồi cuối cùng đối phương sẽ hiểu lòng khoan dung, độ lượng của anh.

Bình luận
× sticky