Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

36 Kế Nhân Hòa

Kế 32: Kế Đe Dọa

Tác giả: Duy Nghiên, Duy Hinh

Làm thế nào để gây áp lực đối thủ một cách khéo leo?

1. Mượn gươm pháp luật

Cậu Đinh l5 tuổi từ nhà bạn học về nhà thì thấy cửa bị mở toang, trong nhà vọng ra tiếng di chuyển đồ đạc, nhìn vào thấy một ông đang lục lọi hòm tủ tìm tiền bac. Ônng ta ngước mắt lên cũng phát hiện cậu Đinh bèn khua con dao thái rau lên trợn mắt bước về phía cậu Đinh. Cậu Đinh đối mặt với tên trộm cao lớn hơn mình bèn quắc mắt nhìn rồi quát: ” Bỏ dao xuống !” Làm cho tên trộm khựng lại. Cậu Đinh dõng dạc nói tiếp: ” Nói cho ông biết, nếu ông dùng dao chém tôi thì tình hình có khác ít ra phải ở tù từ 3 đến 5 năm, nếu ông bỏ dao xuống thì tôi để ông có cơ hội ra thú tội. Ba người bạn của tôi đang đứng ở ngoài cửa, tôi có thể gọi họ vào bắt ông. Ông ném dao xuống đất đẩy lại đây!” Khí thế của cậu Đinh áp đảo được tên trộm, nó bèn bỏ dao xuống đất. Láng giềng chạy đến giúp bắt tên trộm đưa ra đồn công an.

Một cậu học trò 15 tuổi mà chỉ mấy câu đã khuất phục được một tên trộm cao lớn hơn lại có dao thật đáng khâm phục. Phân tích kỹ có ba điều đáng khâm phục.

Một là dùng đe doạ trấn áp tên trộm. Cậu Đinh đã tiên phát chế nhân hét to: ” Bỏ dao xuống !” Khiến cho kẻ trộm bất ngờ nên mất tinh thần, bị uy thế uy hiếp không dám khinh động. Cậu Đinh khắc phục thế yếu của mình nên hét lớn cho láng giềng nghe thấy ứng cứu làm cho tên trộm hoảng sợ.

Hai là dùng đe dọa uy hiếp đánh đổ phòng tuyến tâm lý của tên trộm. Khi kẻ trộm giơ dao lên, cậu Đinh không để cho nó có cơ hội định thần đã dùng thanh gươm pháp luật có trong tay tấn công tiếp, bảo cho kẻ thù biết hình phạt đối với kẻ dùng dao đánh người nặng thế nào, nếu không dùng dao thì nhẹ như thế nào. Kẻ trộm cân nhắc tội nặng nhẹ buộc phải tự kìm chế. Cậu Đinh lại bồi tiếp một câu nói rằng có ba người bạn ở ngoài sẵn sàng vào bắt trộm. Đánh nhau không thể không gian trá, đối với kẻ trộm cũng thế. Trí trá này của cậu Đinh đã làm tiêu tan hy vọng liều mạng thoát thân của tên trộm.

Nó đành buông dao chịu tội.

Ba là tuổi trẻ mà tâm cơ linh hoạt, từng câu từng câu ép tên trộm, vừa mưu vừa trí. Bảo tên trộm bỏ dao xuống đất rồi đẩy lại cho cậu, cậu đã quy định phương thức hành động cho kẻ trộm, ngăn chặn kẻ trộm lợi dụng bỏ dao mà biến thành hành hung.

Cách dùng thượng phương bảo kiếm pháp luật để đe dọa trấn áp hung đồ cũng có thể dùng để cảnh báo những chiếc đầu nóng nảy.

Trong cuộc sống hiện thực, khi hai bên phát sinh xung đột kịch liệt, đối phương quá kích động có thể làm điều ngu xuẩn. Lúc đó các đồng nghiệp, người thân, lãnh đạo tất nhiên sẽ ra tay can ngăn. Có nhiều cách khuyên giải nhưng dùng uy lực pháp luật ngăn chặn bạo hành cũng là một biện pháp tốt khêu gợi ý thức pháp luật của đương sự, ước thúc ngôn hành của họ. Vận dụng pháp luật có mấy phương thức sau:

1. Mượn quyền uy pháp luật tăng thêm sức thuyết phục.

Đối diện với người đang nóng đầu, người khuyên bảo thể đứng trên lập trường pháp luật dùng khẩu khí nghiêm túc với thần thái uy nghiêm nhấn mạnh hậu quả nguy hiểm của hành vi phạm pháp, cảnh tỉnh đối phương thì có thể tránh khỏi sự việc diễn biến xấu. Thí dụ một thanh tra đến thôn nọ điều tra vụ án, phần tử phạm pháp xúc xiểm quần chúng gây sự, bao vây viên thanh tra, thậm chí ném đá ô tô của thanh tra, tình hình rất khẩn cấp. Để ngăn chặn họ, viên thanh tra đứng trên xe nói rằng: “Chúng tôi là người thi hành pháp luật của nhà nước, thi hành công vụ, mọi người nên tin tưởng chúng tôi làm việc công bình, không nghe theo những lời xúc xiểm. Nếu các người vây đánh ngươi thừa hành pháp luật, ngăn trở công vụ thì đó là hành đồng phạm pháp, phải chịu trách nhiệm hình sự. Xin mọi người hãy giải tán!” Nghe xong, mọi người giải tán, tránh được một cuộc xô xát

2. Mượn kiến thức pháp luật tăng cường sức thuyết phục.

Với những người ngày thường không học tập pháp luật, gặp việc không khỏi không làm bừa bãi. Đối với hạng người này thì phải giới thiệu kiến thức pháp luật để cho họ biết nội dung pháp luật liên quan đến hành vi của họ như thế nào và hành vi đó có hậu quả pháp luật như thế nào. Khuyên bảo như thế mới đủ sức mạnh, đủ sức thuyết phục khiến đối phương tuân theo pháp luật, điều chỉnh ngôn hành không thỏa đáng của họ, cuối cùng đạt đến mục đích của khuyến cáo.

Ví dụ một chiến sĩ có vị hôn thê ở quê nhà bị ức hiếp, khi nghe tin anh ta nổi giận bừng bừng mua một con dao đi báo thù. Chính trị viên bèn giải thích hành vi lỗ mãng của anh ta có thể dẫn đến hai hậu quả. Một là vi phạm kỷ luật quân đội, bêu xấu quân đội. Hai là vi phạm luật hình sự sẽ lại trừng phạt. Dạy anh ta cách vận dụng pháp luật để đấu tranh. Cùng anh ta nghiên cứu pháp luật, giúp anh ta viết một bức thư cho vị hôn thê khuyên cô ta tố cáo sự việc ra toà án. Ngoài ra, đơn vị quân đội gửi công văn cho chính quyền địa phương can thiệp. Cuối cùng sự việc được giải quyết toàn quyền.

3. Nhờ các điều luật cụ thể tăng cường sức hướng dẫn của lời khuyến cao.

Có khi đương sự bị hại bởi vì họ không biết cách bảo vệ quyền lợi của mình nên hành động quá khích. Người khuyến cáo nên dùng điều luật cụ thể để phân tích, đối chiếu sự việc, làm cho anh ta tâm phục khẩu phục, chọn lựa hành động đứng đắn.

Cha một công nhân trẻ hết ca đêm cưỡi xe đạp đi về nhà chẳng may ngã vào hố công trình xây dựng gãy xương, phải vào viện, mất mấy ngàn đồng viện phí, lại nghỉ việc mấy tháng. Anh công nhân trẻ tìm đến chủ quản công trường nọ, đòi bồi thường bị từ chối. Anh ta bèn nhờ mấy tay anh chị cùng đến gây sự với vị chủ quản công trình đó, đập phá công trường. Vị thư ký của công trình biết tin bèn ra khuyên ngăn bao anh ta rằng: “Anh chớ có làm vậy vốn anh có lý nhưng nếu anh đập phá thì anh trở thành vô lý mà lại còn vi phạm nưã” Anh thanh niên công nhân đáp lại: “Anh nói dễ nghe nhỉ! Vậy tôi đi nói lý ở dâu? Tìm ai giải quyết vấn đề này?” Ông thư ký nói: anh không học pháp luật đương nhiên không tìm được lý. Anh có biết trong pháp luật có một điều như thế này chăng: “Khi đào hố lắp đất các thiết bị ngầm ở nơi công cộng, cạnh đường đi hay trên đường đi mà không đặt biển báo rõ rệt và không có biện pháp an toàn khiến cho người khác bị tổn thương thì bên thi công phải chịu trách nhiệm dân sự”. Ông thư ký ấy gợi ý như thế khiến anh công nhân trẻ vui sướng hớn hở. Anh ta kiện ra tòa và cơ quan chủ quản công trình này phải bồi thường phí tổn cho cha anh ta. Vấn đề được giải quyết nhờ sự hướng dẫn pháp luật của ông thư ký.

2. Dùng áp lực tâm lý khiến đối phương lộ chân tưởng

Thời nhà Nguyện, chủ thừa huyện Ninh Hải là Hồ Cấp Trọng đi tuần tra ngẫu nhiên nhìn thấy một nhóm bà già tụng kinh trong am. Thấy viênn chủ thừa, một bà tố cáo bị mất cắp một chiếc áo, không biết ai trong số các bà đang tụng kinh đã lấy. Hồ Cấp Trọng sai người lấy một ít lúa mạch bỏ vài hạt lên bàn tay mỗi bà đang tụng kinh. Rồi ông chắp tay, miệng niệm kinh đi vòng quanh tượng Phật một vòng. Sau đó, ông nhắm mắt tọa thiền và nói: ” Ta nhờ Phật làm phép hễ bà nào ăn cắp áo thì khi đi vòng quanh tượng Phật hạt lúa trên tay sẽ nảy mầm.” ông )ảo các bà phải chắp tay niệm kinh đi vòng quanh tượng Phật. Ông quan sát thấy một bà mấy lần hé tay lén nhìn hạt lúa. ông bèn ra lệnh bắt trói bà ấy tra hỏi, qủa nhiên bà này ăn cắp áo. Bà ăn cắp này bị áp lực tâm lý là sức mạnh thiêng của Phật do Hồ Cấp Trọng mượn.

Một câu chuyện tương tự khác cũng rất điển hình, lý thú. Khi Lưu Tể làm quan huyện Thái Hưng có vợ một nhà giầu bị mất một chiếc trâm cài tóc bằng vàng. Trong nhà chỉ có hai cô giúp việc. Hai cô này bị đưa đến huyện đường thì kêu oan. Lưu Tể bảo mỗi cô cầm một đoạn cây sậy và nói: ” Ai không ăn cắp chiếc trâm thì đoạn sậy không dài ra. Ai ăn cắp chiếc trâm thì đoạn sậy sẽ dài ra 2 tấc”. Đoạn ông cho họ về nhà, hôm sau mang đoạn sậy trở lại công đường. Kết quả một đoạn sậy vẫn dài như cũ, một đoạn thì ngắn đi 2 tấc. Quan huyện lập tức ra lệnh bắt cô giúp việc có đoạn sậy bị cắt ngắn 2 tấc, thẩm vấn và cuối cùng cô ta thừa nhận đã ăn cắp cây trâm vàng.

Bình tâm mà xét, kẻ cắp không phải là quá ngu. Sở dĩ họ bị lừa phải lộ chân tướng là vì bị áp lực tâm lý mạnh nên nhất thời mất lý trí và bình tĩnh, trở nên xuẩn ngốc để lộ chân tướng. Phương pháp trắc nghiệm bằng gia tăng áp lực đột phá phòng tuyến tâm lý này có thể vận dụng vào xã hội hiện đại.

Có thê sử dụng các kỹ xảo tâm lý khác nhau trong đó có phương pháp gây ra áp lực trực diện. Phương pháp này dùng mọi biện pháp làm cho đối phương cảm thấy không thoải mái, lâm vào tình trạng cô lập hay phải chọn một trong hai quyết định. Tóm lại khiến cho đối phương cảm thấy lâm vào khủng hoảng rồi quan sát phản ứng của họ.

Khi con người lâm vào tình trạng khủng hoảng thì chân tướng bị bộc lộ, hoàn toàn mất đi lý trí che giấu chân tướng. Trong một tiết mục truyền hình nước ngoài đã từng mời 100 nghị viên lên truyền hình để thăm dò hoạt động tâm lý của họ. Họ ngồi trong phòng thu hình chỉ có mặt trước nhìn được ra ngoài, mang tai nghe vừa không nhìn thấy, không nghe thấy ai ngoài người phỏng vấn, họ nằm trong tình trạng khủng hoảng. Lúc bấy giờ gương mặt của họ đáng chú ý.

Có một số nghị viên bộc lộ vẻ hung ác mà hàng ngày không hề biểu lộ, nổi giận rũ áo ra đi.

Nếu anh muốn biết đối phương giao tiếp đã nói thật hay không nói thật, quan tâm vấn đề đang đặt ra đến mức nào thì có thể dùng phương pháp gây áp lực trực diện cố ý phản bác ý kiến của đối phương. Thăm dò tính chân thật của lời nói cố nhiên là quan trọng nhưng nếu kỹ xảo kém khiến cho đối phương tức giận thì được không bù mất. Nếu anh cho rằng đoạn tuyệt quan hệ với đối phương cũng vô vị hay anh tự tin có thể khắc phục sự tức giận của đối phương khôi phục quan hệ bình thường thì không kể, bằng không thì phải hết sức thận trọng mới được.

Phương pháp tương tự khác là đưa ra những điều kiện hà khắc để thăm dò tâm lý chân thực của đối phương.

Sử dụng ngược lại phương pháp tăng gia áp lực này cũng là một phương pháp thăm dò nhân tâm rất tốt. Nói một cách cụ thể là xóa bỏ áp lực khiến cho họ thoải mái buông lỏng cảnh giác, do đó để lộ chân tướng. Ví dụ người có tâm lý lười nhác vốn không ham thích công tác mà cũng không quan tâm công tác, lại sợ phê bình và trừng phạt, luôn luôn ở trong trạng thái hoảng hốt, cực kỳ khẩn trương không chịu đựng được. Họ bèn giải tỏa bằng cách làm ra vẻ tích cực công tác, loại hành vi này trong tâm lý học gọi là “phản ứng hình thành”.

Nhưng do như thế trái với dục vọng lười nhác mãnh liệt mà lại luôn luôn phải tỏ ra tích cực thì tâm lý cực kỳ khẩn trương. Một khi có cơ hội thì loại phản ứng hình thành này sẽ bộc lộ một cách buồn cười. Loại người này mới thoạt nhìn tưởng là người công tác nhiệt tình, nhiệt tình đến mức dễ biến thành bệnh hoạn, công kích người không làm việc. Đó là một loại phản ứng hình thành méo mó.

Cần phải nhìn thấu tâm lý lười nhác thì có thể dùng phương pháp tán thưởng nhiều lần công tác của họ, khiến cho anh ta không sợ phê bình và trừng phạt. Nếu phản ứng hình thành dẫn đến nhiệt tình công tác thì chẳng bao lâu sẽ hết khẩn trương và bộc lộ tâm lý lười nhác của anh ta.

3. Lúc đó vô thanh thắng hữu thanh

Những bạn thường xem phim bạo lực nhất định sẽ thể nghiệm: cảnh dụng tóc gáy thường là cảnh vô thanh, im lặng đến mức rơi một cây kim cũng nghe tiếng động. Đạo lý này cũng rất linh nghiệm trúng kế đe dọa.

Đối vối người sát khí đằng đằng nếu như anh không động lòng không mở miệng, không thèm đếm xỉa thì sẽ sản sinh ra sức mạnh uy hiếp lớn hơn, lấy cứng chọi cứng. Có nghĩa im lặng là vũ khí cứng rắn nhất.

Một người thân ở làng mang lên thành thị cho anh công nhân 8 con gà mái để cho đẻ trứng bèn làm một cái chuồng ở góc tường. Xưởng trưởng sai người khuyên anh ta thịt gà, bỏ chuồng gà. Anh công nhân không chấp hành quyết định đó. Xưởng trưởng sai người cưỡng chế bắt gà phá chuồng. Anh công nhân bèn xông vào phòng làm việc của xưởng trưởng để gây sự. Xưởng trưởng đang làm một văn kiện không ngẩng đầu lên. Đợi cho anh công nhân tuôn hết thịnh nộ ra xong, xưởng trưởng bèn rút ngăn kéo ra ném cho anh công nhân quyết định về việc này và cảnh báo: nếu còn xảy ra việc tương tự sẽ đưa anh ra khỏi nơi ở cuả công xưởng. Nói xong ông rũ áo đi xuống phân xưởng. Bấy lửa giận của anh công nhân đã tắt ngấm cúi đầu ra về. Vị xưởng trưởng này là một sức mạnh vô thanh để chiếm thế tâm lý khiến cho anh công nhân không đánh mà thua.

Có một số con buôn không tiệc tiền mua đỗ gia dụng sang trọng đắt tiền để ám thị thực lực của mình cũng là một cách sử dụng kế vô thanh. Một số người lão luyện thường hạ thấp giọng khi nói khiến cho người ta không lường được. Nói thấp giọng cũng có tác dụng như vô thanh.

Về quân sự kế không thanh cũng dùng sự yên tĩnh tạo ra đe dọa.

Thời Tam Quốc sau khi tướng Ngụy Hạ Hầu Uyến thua trận ở Định Quân Sơn. Tào Tháo thân hành dẫn đại quân thân hành dẫn đại quân đánh chiếm Hán Trung. Tướng của Lưu Bị là Triệu Vân và Hoàng Trung đi cướp quân lương của Tào Tháo thì đại quân của Tào Tháo gặp đại quân của Tào Tháo ào ào xông lên. Triệu Vân thấy tình thế nguy kịch bèn quất ngựa xông vào quân Tào Tháo, ra sức chém giết vừa đánh vừa lui. Triệu Vân là tướng quân đánh đâu thắng đó, quân Tào Tháo tan tác. Triệu Vân thắng trận sắp quay về doanh trại, thấy bộ tướng Trương Trứ bị thương bèn đưa vè doanh trại. Quân Tào đã tâp hợp lại bèn ra sức đuổi theo đến tận doanh trại của Triệu Vân.

Hôm đó huyện lệnh mệnh Dương là Trương Dực đang ở trong doanh trại Triệu Vân, thấy tình thế như vậy cả kinh muốn đóng cửa doanh trại phòng thủ. Trái lại, Triệu Vân lại lện mở toang cửa doanh trại, hạ cờ xuống, dừng tiếng trống. Chốc lát doanh trại giống như doanh trại không người, im lặng vô thanh. Tào Tháo đứng trước doanh trại Triệu Vân quan sát hồi lâu rồi nghĩ là có phục binh, do dự một lúc rồi hạ lệnh rút lui. Quân Tào Tháo vừa trở gót, Triệu Vân bèn hạ lệnh nổi trống liên hồi, bắn cào sau lưng Tào Tháo. Bỗng chốc trống trận nổi ầm ầm tên bay vun vút, quân Tào Tháo cho là quả có phục binh sắp xông ra bèn bỏ chạy tháo thân dẫm lên nhau kẻ chết người bị thương không ít. Như vậy quân tào Tháo không đánh mà bại.

Hôm sau Lưu Bị đến doanh trại Triệu Vân nói với bộ hạ rằng: ” Triệu Tử Long gan đầy mình!”. Từ đó trong quân sự gọi Triệu Tử Long là Hổ uy tướng quân.

Dám mạo hiểm để đe dọa quân địch nếu không có gan hơn người, không có kỹ xảo thao túng nhân tâm, không hiểu biết tâm lý của đối thủ thì có thể biến hay thành dở.

Làm thế nào để gây áp lực đối thủ một cách khéo leo?

1. Mượn gươm pháp luật

Cậu Đinh l5 tuổi từ nhà bạn học về nhà thì thấy cửa bị mở toang, trong nhà vọng ra tiếng di chuyển đồ đạc, nhìn vào thấy một ông đang lục lọi hòm tủ tìm tiền bac. Ônng ta ngước mắt lên cũng phát hiện cậu Đinh bèn khua con dao thái rau lên trợn mắt bước về phía cậu Đinh. Cậu Đinh đối mặt với tên trộm cao lớn hơn mình bèn quắc mắt nhìn rồi quát: ” Bỏ dao xuống !” Làm cho tên trộm khựng lại. Cậu Đinh dõng dạc nói tiếp: ” Nói cho ông biết, nếu ông dùng dao chém tôi thì tình hình có khác ít ra phải ở tù từ 3 đến 5 năm, nếu ông bỏ dao xuống thì tôi để ông có cơ hội ra thú tội. Ba người bạn của tôi đang đứng ở ngoài cửa, tôi có thể gọi họ vào bắt ông. Ông ném dao xuống đất đẩy lại đây!” Khí thế của cậu Đinh áp đảo được tên trộm, nó bèn bỏ dao xuống đất. Láng giềng chạy đến giúp bắt tên trộm đưa ra đồn công an.

Một cậu học trò 15 tuổi mà chỉ mấy câu đã khuất phục được một tên trộm cao lớn hơn lại có dao thật đáng khâm phục. Phân tích kỹ có ba điều đáng khâm phục.

Một là dùng đe doạ trấn áp tên trộm. Cậu Đinh đã tiên phát chế nhân hét to: ” Bỏ dao xuống !” Khiến cho kẻ trộm bất ngờ nên mất tinh thần, bị uy thế uy hiếp không dám khinh động. Cậu Đinh khắc phục thế yếu của mình nên hét lớn cho láng giềng nghe thấy ứng cứu làm cho tên trộm hoảng sợ.

Hai là dùng đe dọa uy hiếp đánh đổ phòng tuyến tâm lý của tên trộm. Khi kẻ trộm giơ dao lên, cậu Đinh không để cho nó có cơ hội định thần đã dùng thanh gươm pháp luật có trong tay tấn công tiếp, bảo cho kẻ thù biết hình phạt đối với kẻ dùng dao đánh người nặng thế nào, nếu không dùng dao thì nhẹ như thế nào. Kẻ trộm cân nhắc tội nặng nhẹ buộc phải tự kìm chế. Cậu Đinh lại bồi tiếp một câu nói rằng có ba người bạn ở ngoài sẵn sàng vào bắt trộm. Đánh nhau không thể không gian trá, đối với kẻ trộm cũng thế. Trí trá này của cậu Đinh đã làm tiêu tan hy vọng liều mạng thoát thân của tên trộm.

Nó đành buông dao chịu tội.

Ba là tuổi trẻ mà tâm cơ linh hoạt, từng câu từng câu ép tên trộm, vừa mưu vừa trí. Bảo tên trộm bỏ dao xuống đất rồi đẩy lại cho cậu, cậu đã quy định phương thức hành động cho kẻ trộm, ngăn chặn kẻ trộm lợi dụng bỏ dao mà biến thành hành hung.

Cách dùng thượng phương bảo kiếm pháp luật để đe dọa trấn áp hung đồ cũng có thể dùng để cảnh báo những chiếc đầu nóng nảy.

Trong cuộc sống hiện thực, khi hai bên phát sinh xung đột kịch liệt, đối phương quá kích động có thể làm điều ngu xuẩn. Lúc đó các đồng nghiệp, người thân, lãnh đạo tất nhiên sẽ ra tay can ngăn. Có nhiều cách khuyên giải nhưng dùng uy lực pháp luật ngăn chặn bạo hành cũng là một biện pháp tốt khêu gợi ý thức pháp luật của đương sự, ước thúc ngôn hành của họ. Vận dụng pháp luật có mấy phương thức sau:

1. Mượn quyền uy pháp luật tăng thêm sức thuyết phục.

Đối diện với người đang nóng đầu, người khuyên bảo thể đứng trên lập trường pháp luật dùng khẩu khí nghiêm túc với thần thái uy nghiêm nhấn mạnh hậu quả nguy hiểm của hành vi phạm pháp, cảnh tỉnh đối phương thì có thể tránh khỏi sự việc diễn biến xấu. Thí dụ một thanh tra đến thôn nọ điều tra vụ án, phần tử phạm pháp xúc xiểm quần chúng gây sự, bao vây viên thanh tra, thậm chí ném đá ô tô của thanh tra, tình hình rất khẩn cấp. Để ngăn chặn họ, viên thanh tra đứng trên xe nói rằng: “Chúng tôi là người thi hành pháp luật của nhà nước, thi hành công vụ, mọi người nên tin tưởng chúng tôi làm việc công bình, không nghe theo những lời xúc xiểm. Nếu các người vây đánh ngươi thừa hành pháp luật, ngăn trở công vụ thì đó là hành đồng phạm pháp, phải chịu trách nhiệm hình sự. Xin mọi người hãy giải tán!” Nghe xong, mọi người giải tán, tránh được một cuộc xô xát

2. Mượn kiến thức pháp luật tăng cường sức thuyết phục.

Với những người ngày thường không học tập pháp luật, gặp việc không khỏi không làm bừa bãi. Đối với hạng người này thì phải giới thiệu kiến thức pháp luật để cho họ biết nội dung pháp luật liên quan đến hành vi của họ như thế nào và hành vi đó có hậu quả pháp luật như thế nào. Khuyên bảo như thế mới đủ sức mạnh, đủ sức thuyết phục khiến đối phương tuân theo pháp luật, điều chỉnh ngôn hành không thỏa đáng của họ, cuối cùng đạt đến mục đích của khuyến cáo.

Ví dụ một chiến sĩ có vị hôn thê ở quê nhà bị ức hiếp, khi nghe tin anh ta nổi giận bừng bừng mua một con dao đi báo thù. Chính trị viên bèn giải thích hành vi lỗ mãng của anh ta có thể dẫn đến hai hậu quả. Một là vi phạm kỷ luật quân đội, bêu xấu quân đội. Hai là vi phạm luật hình sự sẽ lại trừng phạt. Dạy anh ta cách vận dụng pháp luật để đấu tranh. Cùng anh ta nghiên cứu pháp luật, giúp anh ta viết một bức thư cho vị hôn thê khuyên cô ta tố cáo sự việc ra toà án. Ngoài ra, đơn vị quân đội gửi công văn cho chính quyền địa phương can thiệp. Cuối cùng sự việc được giải quyết toàn quyền.

3. Nhờ các điều luật cụ thể tăng cường sức hướng dẫn của lời khuyến cao.

Có khi đương sự bị hại bởi vì họ không biết cách bảo vệ quyền lợi của mình nên hành động quá khích. Người khuyến cáo nên dùng điều luật cụ thể để phân tích, đối chiếu sự việc, làm cho anh ta tâm phục khẩu phục, chọn lựa hành động đứng đắn.

Cha một công nhân trẻ hết ca đêm cưỡi xe đạp đi về nhà chẳng may ngã vào hố công trình xây dựng gãy xương, phải vào viện, mất mấy ngàn đồng viện phí, lại nghỉ việc mấy tháng. Anh công nhân trẻ tìm đến chủ quản công trường nọ, đòi bồi thường bị từ chối. Anh ta bèn nhờ mấy tay anh chị cùng đến gây sự với vị chủ quản công trình đó, đập phá công trường. Vị thư ký của công trình biết tin bèn ra khuyên ngăn bao anh ta rằng: “Anh chớ có làm vậy vốn anh có lý nhưng nếu anh đập phá thì anh trở thành vô lý mà lại còn vi phạm nưã” Anh thanh niên công nhân đáp lại: “Anh nói dễ nghe nhỉ! Vậy tôi đi nói lý ở dâu? Tìm ai giải quyết vấn đề này?” Ông thư ký nói: anh không học pháp luật đương nhiên không tìm được lý. Anh có biết trong pháp luật có một điều như thế này chăng: “Khi đào hố lắp đất các thiết bị ngầm ở nơi công cộng, cạnh đường đi hay trên đường đi mà không đặt biển báo rõ rệt và không có biện pháp an toàn khiến cho người khác bị tổn thương thì bên thi công phải chịu trách nhiệm dân sự”. Ông thư ký ấy gợi ý như thế khiến anh công nhân trẻ vui sướng hớn hở. Anh ta kiện ra tòa và cơ quan chủ quản công trình này phải bồi thường phí tổn cho cha anh ta. Vấn đề được giải quyết nhờ sự hướng dẫn pháp luật của ông thư ký.

2. Dùng áp lực tâm lý khiến đối phương lộ chân tưởng

Thời nhà Nguyện, chủ thừa huyện Ninh Hải là Hồ Cấp Trọng đi tuần tra ngẫu nhiên nhìn thấy một nhóm bà già tụng kinh trong am. Thấy viênn chủ thừa, một bà tố cáo bị mất cắp một chiếc áo, không biết ai trong số các bà đang tụng kinh đã lấy. Hồ Cấp Trọng sai người lấy một ít lúa mạch bỏ vài hạt lên bàn tay mỗi bà đang tụng kinh. Rồi ông chắp tay, miệng niệm kinh đi vòng quanh tượng Phật một vòng. Sau đó, ông nhắm mắt tọa thiền và nói: ” Ta nhờ Phật làm phép hễ bà nào ăn cắp áo thì khi đi vòng quanh tượng Phật hạt lúa trên tay sẽ nảy mầm.” ông )ảo các bà phải chắp tay niệm kinh đi vòng quanh tượng Phật. Ông quan sát thấy một bà mấy lần hé tay lén nhìn hạt lúa. ông bèn ra lệnh bắt trói bà ấy tra hỏi, qủa nhiên bà này ăn cắp áo. Bà ăn cắp này bị áp lực tâm lý là sức mạnh thiêng của Phật do Hồ Cấp Trọng mượn.

Một câu chuyện tương tự khác cũng rất điển hình, lý thú. Khi Lưu Tể làm quan huyện Thái Hưng có vợ một nhà giầu bị mất một chiếc trâm cài tóc bằng vàng. Trong nhà chỉ có hai cô giúp việc. Hai cô này bị đưa đến huyện đường thì kêu oan. Lưu Tể bảo mỗi cô cầm một đoạn cây sậy và nói: ” Ai không ăn cắp chiếc trâm thì đoạn sậy không dài ra. Ai ăn cắp chiếc trâm thì đoạn sậy sẽ dài ra 2 tấc”. Đoạn ông cho họ về nhà, hôm sau mang đoạn sậy trở lại công đường. Kết quả một đoạn sậy vẫn dài như cũ, một đoạn thì ngắn đi 2 tấc. Quan huyện lập tức ra lệnh bắt cô giúp việc có đoạn sậy bị cắt ngắn 2 tấc, thẩm vấn và cuối cùng cô ta thừa nhận đã ăn cắp cây trâm vàng.

Bình tâm mà xét, kẻ cắp không phải là quá ngu. Sở dĩ họ bị lừa phải lộ chân tướng là vì bị áp lực tâm lý mạnh nên nhất thời mất lý trí và bình tĩnh, trở nên xuẩn ngốc để lộ chân tướng. Phương pháp trắc nghiệm bằng gia tăng áp lực đột phá phòng tuyến tâm lý này có thể vận dụng vào xã hội hiện đại.

Có thê sử dụng các kỹ xảo tâm lý khác nhau trong đó có phương pháp gây ra áp lực trực diện. Phương pháp này dùng mọi biện pháp làm cho đối phương cảm thấy không thoải mái, lâm vào tình trạng cô lập hay phải chọn một trong hai quyết định. Tóm lại khiến cho đối phương cảm thấy lâm vào khủng hoảng rồi quan sát phản ứng của họ.

Khi con người lâm vào tình trạng khủng hoảng thì chân tướng bị bộc lộ, hoàn toàn mất đi lý trí che giấu chân tướng. Trong một tiết mục truyền hình nước ngoài đã từng mời 100 nghị viên lên truyền hình để thăm dò hoạt động tâm lý của họ. Họ ngồi trong phòng thu hình chỉ có mặt trước nhìn được ra ngoài, mang tai nghe vừa không nhìn thấy, không nghe thấy ai ngoài người phỏng vấn, họ nằm trong tình trạng khủng hoảng. Lúc bấy giờ gương mặt của họ đáng chú ý.

Có một số nghị viên bộc lộ vẻ hung ác mà hàng ngày không hề biểu lộ, nổi giận rũ áo ra đi.

Nếu anh muốn biết đối phương giao tiếp đã nói thật hay không nói thật, quan tâm vấn đề đang đặt ra đến mức nào thì có thể dùng phương pháp gây áp lực trực diện cố ý phản bác ý kiến của đối phương. Thăm dò tính chân thật của lời nói cố nhiên là quan trọng nhưng nếu kỹ xảo kém khiến cho đối phương tức giận thì được không bù mất. Nếu anh cho rằng đoạn tuyệt quan hệ với đối phương cũng vô vị hay anh tự tin có thể khắc phục sự tức giận của đối phương khôi phục quan hệ bình thường thì không kể, bằng không thì phải hết sức thận trọng mới được.

Phương pháp tương tự khác là đưa ra những điều kiện hà khắc để thăm dò tâm lý chân thực của đối phương.

Sử dụng ngược lại phương pháp tăng gia áp lực này cũng là một phương pháp thăm dò nhân tâm rất tốt. Nói một cách cụ thể là xóa bỏ áp lực khiến cho họ thoải mái buông lỏng cảnh giác, do đó để lộ chân tướng. Ví dụ người có tâm lý lười nhác vốn không ham thích công tác mà cũng không quan tâm công tác, lại sợ phê bình và trừng phạt, luôn luôn ở trong trạng thái hoảng hốt, cực kỳ khẩn trương không chịu đựng được. Họ bèn giải tỏa bằng cách làm ra vẻ tích cực công tác, loại hành vi này trong tâm lý học gọi là “phản ứng hình thành”.

Nhưng do như thế trái với dục vọng lười nhác mãnh liệt mà lại luôn luôn phải tỏ ra tích cực thì tâm lý cực kỳ khẩn trương. Một khi có cơ hội thì loại phản ứng hình thành này sẽ bộc lộ một cách buồn cười. Loại người này mới thoạt nhìn tưởng là người công tác nhiệt tình, nhiệt tình đến mức dễ biến thành bệnh hoạn, công kích người không làm việc. Đó là một loại phản ứng hình thành méo mó.

Cần phải nhìn thấu tâm lý lười nhác thì có thể dùng phương pháp tán thưởng nhiều lần công tác của họ, khiến cho anh ta không sợ phê bình và trừng phạt. Nếu phản ứng hình thành dẫn đến nhiệt tình công tác thì chẳng bao lâu sẽ hết khẩn trương và bộc lộ tâm lý lười nhác của anh ta.

3. Lúc đó vô thanh thắng hữu thanh

Những bạn thường xem phim bạo lực nhất định sẽ thể nghiệm: cảnh dụng tóc gáy thường là cảnh vô thanh, im lặng đến mức rơi một cây kim cũng nghe tiếng động. Đạo lý này cũng rất linh nghiệm trúng kế đe dọa.

Đối vối người sát khí đằng đằng nếu như anh không động lòng không mở miệng, không thèm đếm xỉa thì sẽ sản sinh ra sức mạnh uy hiếp lớn hơn, lấy cứng chọi cứng. Có nghĩa im lặng là vũ khí cứng rắn nhất.

Một người thân ở làng mang lên thành thị cho anh công nhân 8 con gà mái để cho đẻ trứng bèn làm một cái chuồng ở góc tường. Xưởng trưởng sai người khuyên anh ta thịt gà, bỏ chuồng gà. Anh công nhân không chấp hành quyết định đó. Xưởng trưởng sai người cưỡng chế bắt gà phá chuồng. Anh công nhân bèn xông vào phòng làm việc của xưởng trưởng để gây sự. Xưởng trưởng đang làm một văn kiện không ngẩng đầu lên. Đợi cho anh công nhân tuôn hết thịnh nộ ra xong, xưởng trưởng bèn rút ngăn kéo ra ném cho anh công nhân quyết định về việc này và cảnh báo: nếu còn xảy ra việc tương tự sẽ đưa anh ra khỏi nơi ở cuả công xưởng. Nói xong ông rũ áo đi xuống phân xưởng. Bấy lửa giận của anh công nhân đã tắt ngấm cúi đầu ra về. Vị xưởng trưởng này là một sức mạnh vô thanh để chiếm thế tâm lý khiến cho anh công nhân không đánh mà thua.

Có một số con buôn không tiệc tiền mua đỗ gia dụng sang trọng đắt tiền để ám thị thực lực của mình cũng là một cách sử dụng kế vô thanh. Một số người lão luyện thường hạ thấp giọng khi nói khiến cho người ta không lường được. Nói thấp giọng cũng có tác dụng như vô thanh.

Về quân sự kế không thanh cũng dùng sự yên tĩnh tạo ra đe dọa.

Thời Tam Quốc sau khi tướng Ngụy Hạ Hầu Uyến thua trận ở Định Quân Sơn. Tào Tháo thân hành dẫn đại quân thân hành dẫn đại quân đánh chiếm Hán Trung. Tướng của Lưu Bị là Triệu Vân và Hoàng Trung đi cướp quân lương của Tào Tháo thì đại quân của Tào Tháo gặp đại quân của Tào Tháo ào ào xông lên. Triệu Vân thấy tình thế nguy kịch bèn quất ngựa xông vào quân Tào Tháo, ra sức chém giết vừa đánh vừa lui. Triệu Vân là tướng quân đánh đâu thắng đó, quân Tào Tháo tan tác. Triệu Vân thắng trận sắp quay về doanh trại, thấy bộ tướng Trương Trứ bị thương bèn đưa vè doanh trại. Quân Tào đã tâp hợp lại bèn ra sức đuổi theo đến tận doanh trại của Triệu Vân.

Hôm đó huyện lệnh mệnh Dương là Trương Dực đang ở trong doanh trại Triệu Vân, thấy tình thế như vậy cả kinh muốn đóng cửa doanh trại phòng thủ. Trái lại, Triệu Vân lại lện mở toang cửa doanh trại, hạ cờ xuống, dừng tiếng trống. Chốc lát doanh trại giống như doanh trại không người, im lặng vô thanh. Tào Tháo đứng trước doanh trại Triệu Vân quan sát hồi lâu rồi nghĩ là có phục binh, do dự một lúc rồi hạ lệnh rút lui. Quân Tào Tháo vừa trở gót, Triệu Vân bèn hạ lệnh nổi trống liên hồi, bắn cào sau lưng Tào Tháo. Bỗng chốc trống trận nổi ầm ầm tên bay vun vút, quân Tào Tháo cho là quả có phục binh sắp xông ra bèn bỏ chạy tháo thân dẫm lên nhau kẻ chết người bị thương không ít. Như vậy quân tào Tháo không đánh mà bại.

Hôm sau Lưu Bị đến doanh trại Triệu Vân nói với bộ hạ rằng: ” Triệu Tử Long gan đầy mình!”. Từ đó trong quân sự gọi Triệu Tử Long là Hổ uy tướng quân.

Dám mạo hiểm để đe dọa quân địch nếu không có gan hơn người, không có kỹ xảo thao túng nhân tâm, không hiểu biết tâm lý của đối thủ thì có thể biến hay thành dở.

Bình luận
× sticky