Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

36 Kế Nhân Hòa

Kế 21: Mài Cho Mềm Ngâm Cho Nhũn

Tác giả: Duy Nghiên, Duy Hinh

Làm thế nào để làm cho đối phương từ rắn thành mềm?

Mục đích thuật mài cho mềm, ngâm cho nhun khá quen thuộc. Thuật này cơ bản dựa vào lòng nhẫn nại nhằm cảm hóa đối tượng. Mặt dày không biết hổ thẹn, bền bỉ theo đuổi, không đạt mục đích thì không thôi. Một lòng chân thành chờ đợi đối phương chuyển hóa không dẫn đến chiến tranh trở mặt nhau. Luôn luôn tươi cười, hài hước hoặc đem nước mắt ra năn nỉ đó gọi là ngâm mộc nhĩ. Mộc nhĩ rắn khô ngâm nước lâu sẽ mềm nhũn ra. Khiến cho đối phương phải chấp nhận, đồng tình, thậm chí tán thưởng mới đạt đến mục đích. Nếu như không phân biệt đối tượng, không tính đến điều kiện tự thân mà cứ bám người ta đòi hỏi tất sẽ mang tiếng đồ vô lại, thậm chí mang họa vào thân. Tục ngữ nói trước lạ sau quen, cho nên quan hệ với người lạ nhất là người không cứng giới tính thì lần gặp mặt đầu tiên nên ngấm ngầm nghiên cứu. Nếu như một phút cảm tình với người ta mà cũng không có thì còn nói gì đến ngâm cho tâm người ta mềm ra? Cho nên tình người vĩnh viễn là hạt nhân của khoa học về quan hệ giao tế.

1. Lòng chí thành sắt đá cũng mềm

Tháng 4 năm 1946, Sĩ Quang Mẫn Phu bị cử làm tổng giám đốc công ty Chi Phố Thấu Bình ở Thạch Xuyên Đảo. Đương thời Nhật Bản vừa bại trận, nhân dân cùng khổ. Xí nghiệp phát triển khó khăn tầng tầng lớp lớp, khó khăn nhất là vấn đề vốn. Ngay các xí nghiệp lớn thì vốn cũng rất eo hẹp, huống hồ công ty Chi Phố Thấu Bình là một công ty nhỏ bé không có chỗ dựa càng không có ngân hàng nào chịu cho vay vốn. Sau khi Sĩ Quang đảm nhiệm chức tổng giám đốc không bao lâu thì vốn sản xuất bắt đầu cạn. Hàng ngày Sĩ Quang đều đến ngân hàng vay vốn.

Một hôm Sĩ Quang mang theo cơm hộp đến Tổng ngân hàng thương thảo với Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp là Trường Cốc Chủng

Trọng Xuyên Lang (sau này ông làm giám đốc ngân hàng) về việc vay vốn. Sĩ Quang hạ quyết tâm không vay được tiền thì không ra về. Còn Trường Cốc Xuyên thì giả vơ cảm thông nhưng không có cách gì giúp đỡ. Hai bên lời qua tiếng lại đã nửa ngày mà không có kết quả gì. Thấy Trường Cốc Xuyên đã có vẻ mệt mỏi sắp bỏ đi, Sĩ Quang bèn từ từ lấy hộp cơm ra nói rằng: “Vậy xin chúng ta vừa ăn vừa bàn, bàn cho đến sáng mai cũng được”, cố giữ không cho Trường Cốc Xuyên rút lui. Trường Cốc Xuyên đành chịu thua, đồng ý cho Sĩ Quang vay tiền. Về sau để xin chính phủ tài trợ cho công nghiệp chế tạo cơ khí, Sĩ Quang cũng lại dùng biện pháp cứng ngấm đó để yêu cầu chính phủ. Vì thế trong cơ quan chính phủ truyền tụng danh tiếng thuyết khách của Sĩ Quang.

Hành vi của Sĩ Quang thể hiện đầy đủ phương pháp ngâm mộc nhĩ:

1. Da mặt phải dày chứ không phải hễ đụng “đinh” thì chùn lại ngay.

2. Biểu hiện quyết tâm không đạt mục đích không thôi.

3. Bề ngoài là ngâm cho mềm lòng chớ không dùng lý tính thực tế là dùng lòng chân thành mà cảm động đối phương.

Nói tóm lại là dùng mọi biện pháp làm cho đối phương mềm lòng một cách lịch sự, hợp tình hợp lý, không được giận, không được nổi nóng và cũng không làm cho đối phương nổi giận, thậm chí trở mặt.

Một chuyên gia cao thủ tướng lĩnh vực này đa khái quát kinh nghiệm “ngâm” của mình bằng một chữ “thiếp” (bám chắc) đã nói: “Muốn lôi kéo người ta thì phải nghĩ ra biện pháp bám chắc vào họ. Như ông Cục trưởng Cục vật tư Bộ Công nghiệp nhẹ họ Tiết là một người được mệnh danh là “đại vương phi kim loại” quản lý tất cả cái ăn cái mặc của chúng ta, không thể không lôi kéo ông ta. Bây giờ ông ta cùng chúng ta ăn uống cười đùa chứ năm xưa thấy tôi cũng không thèm chào. Bấy giờ tôi chỉ gặp ông ta ở phòng làm việc một lần mà ông ta không thèm nhìn tôi. Tôi sợ quá, sợ cái oai phong của ông ta. Tôi bèn nhanh chóng tìm hiểu tỉ mỉ nội tình ông ta. Một buổi chiều tôi mua một món đồ chơi trẻ em cao cấp đến nhà ông ta. Ông ta vẫn sa sầm nét mặt như trời sắp mưa. Tôi giả vờ không nhìn thấy, đem đồ chơi ra chơi với con ông ta. Ông ta muốn đuổi tôi đi về nhưng không nói ra được bởi vì ông ta rất yêu con. Tôi đã làm đúng chỗ yêu thích của ông. Từ đó về sau, cứ vài ba ngày tôi lại đến nhà ông, mỗi lần đều mua một thứ đồ chơi giá tương đối rẻ vì lúc bấy giờ nếu đem đồ chơi đắt tiền đến sẽ làm cho ông sinh nghi sẽ đề phòng. Ông Tiết vẫn ra vẻ không đếm xỉa đến tôi. Tôi vẫn giả vờ không thấy thái độ đó của ông, cứ chơi đùa với con ông. Tôi rất không thích trẻ con, ngay con của tôi cũng ít khi tôi bế nhưng bây giờ tôi nhẫn nại chơi với cậu bé bảy tám tuổi.

Tôi sử dụng chiêu ngâm mộc nhĩ với ông Tiết như thế lần nào đến cũng chỉ chơi với con ông chứ không hề nói một câu nào về công việc cả. Cuối cùng một hôm ông không còn chịu đựng nổi nữa bèn nói chuyện phiếm với tôi. Tôi thở phào, như thế là đã lôi kéo được ông rồi. Con người ai cũng có quả tim, gặp gỡ lâu ngày tất sẽ sinh cảm tình, chỉ cần anh chịu đựng nhẫn nại bền bỉ. Tôi biết có người nói tôi đánh mất thể diện. Thật là quan điểm của kẻ thư sinh. Thiên hạ ai có thể không nhờ cậy người khác, anh có thể tự mình xây nhà, tự mình đào giếng hay sao? Nhờ cậy người tất phải hạ mình, chẳng nhẽ người ta phải cảm ơn sao? Tôi mất thể diện mà được việc, kiếm được tiền. Anh không mất thể diện mà không làm được việc gì cả.

Kinh nghiệm của tôi chỉ có một chữ “thiếp”. Chúng ta không phải quan lớn mà cũng không có bà con làm quan lớn, mọi quan lớn đều phải tự mình tạo ra

2. Lĩnh được trong tiếp xúc với người lạ khác giới

Trong cuộc sống có khi anh gặp một người cao quý bỗng nhiên tim đập thình thịch nhưng không làm sao tiếp cận bắt chuyện được, trong lòng xao xuyến. Dưới đây giới thiệu kinh nghiệm và biện pháp “bám” bạn gái trong khoa học nghiên cứu về tình yêu.

1. Muốn bắt chuyện với bạn gái không phải là mất mặt nên khắc phục tâm lý sợ phụ nữ.

Tiếng sét tình ái là câu chuyện lãng mạn không thiếu gì trong tình sử các nước phương Tây. Nhưng ở Trung Quốc thì chỉ thấy trong tiểu thuyết vì ở đây còn nặng tư tưởng truyền thống “nam nữ thụ thụ bất thân” cho nên dù anh mang nặng mối tình với nàng thì cũng đành chôn sâu trong lòng tự mình dày vò mình mà thôi. Người ta nói: “ái tình là một loại duyên phận”. Nhưng làm thế nào để chộp được mối lương duyên trời ban?

Trừ một số ít người ôm mối tình tuyệt vọng mang xuống tuyền đài ra còn đa số thì thích nghe người ta (đặc biệt là người lạ) giãi bày mối tình mộng tưởng đơn phương đó. Nếu nghe được câu chuyện ly kỳ thì rất phấn khởi. Có một số cô nương ra vẻ cao ngạo, mặt lạnh như băng, thực tế nỗi cô đơn trong lòng cực kỳ mạnh, cô nàng dùng bộ mặt lạnh lùng để che giấu nội tâm bất an. Nếu như anh bắt chuyện khéo léo thì dễ dàng nhận được nhiệt tình của nàng. Vì vậy anh chớ có lo sợ, phải có dũng khí. Khi bắt chuyện một mặt phải tươi cười, mỉm cười có thể xua tan cảm giác khẩn trương trong lòng mà lại làm cho không khí chuyện trò nhẹ nhàng hài hòa. Đồng thời phải hết sức chân thành đưa mắt nhìn đối phương, đó không phải chỉ là lễ phép mà còn là ngôn ngữ phụ trợ, đả thông con đường vào tim nàng, khiến cho nàng giảm lòng nghi ngờ, sản sinh cảm giác tin cậy. Nhưng không được nhìn nàng quá lâu, nhìn chăm chăm thì làm cho nàng cảm thấy thân thiết nhưng nếu là người lạ thì lại cảm thấy sợ hãi.

2. Tìm đề tài chung của cả hai bên để nói thì có thể “bám” đối phương.

“Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân” (Động vật tập họp thành đoàn, con người chia ra từng nhóm). Mỗi con người có một vùng giao tiếp thực tế đều lấy mình làm tâm điểm, lấy điểm chung (tuổi tác, sở thích, tri thức.) làm bán kính tạo thành vô số vòng tròn đồng tâm. Điểm chung càng nhiều thì diện trùng hợp giữa vòng tròn này với vòng tròn khác càng lớn, tiếng nói chung càng nhiều dễ dàng khiến cho đối phương cùng cất tiếng đồng ca.

Ví dụ bạn học cùng lớp thân thiết hơn bạn học cùng trường, bạn cùng phòng ký túc xá thân thiết hơn bạn cùng lớp, bạn cùng bàn trong lớp thân thiết hơn bạn cùng ký túc xá, nếu vừa là bạn cùng học lại là đồng hương nữa thì lai càng thân thiết đến mức thành anh em kết nghĩa đào viên. Cho nên khi bắt chuyện với người kháe anh nhất định phải lưu ý điểm chung và luôn luôn mở rộng điểm chung thì câu chuyện mới sôi nổi thắm thiết. Phim Phiêu lưu rừng rậm của Mỹ có một tình tiết như sau:

Chàng và nàng vốn không quen biết cùng đáp một chuyến tàu hỏa, cùng ngồi đối diện nhau trong một toa. Chàng rất thích nàng bèn khơi chuyện: “Thưa cô, xin phépmạo muội hỏi cô đi đâu cô không mang theo hành lý có lẽ là đi du lịch chăng? ” Nàng đáp lại rằng: “Tôi đến thị trấn Filder không cần mang theo hành lý!”. Chàng vui vẻ nói: “Filder à, nơi đó phong cảnh tuyệt vời, có phải thế không thưa cô”. Nàng mỉm cười gật đầu. Chàng bèn nói tiếp: “Đúng rồi quán cà phê bên trái nhà ga không biết có còn không? Một năm trước tôi có đến đó, cà phê quán đó rất ngon!” Nàng nói: “Đúng vậy, cuối tuần nào tôi cũng đến đó, không khí đầm ấm, bài trí cũng vui mắt.”. Thế là chàng và nàng từ bình luận cà phê dần dần đến những sở thích chung rồi tên họ của nhau, đời sống của nhau v.v. Điểm chung càng nói càng phát triển mở rộng ra. Khi xuống xe thì chàng và nàng đã trở thành đôi bạn lưu luyến khó rời nhau.

3. Nói nhiều những điều đối phương quan tâm, tránh những điều làm cho đối phương không vừa lòng.

Trong khi bắt chuyện, anh chớ nên tự khoe mình, điều đó khiến đối phương khó chịu. Anh phải đặt lên hàng đầu những sở thích của đối phương. Đối phương quan tâm những gì? Con người quan tâm nhất là bản thân họ, đó là hiện tượng tâm lý phổ biến nhất của nhân loại. Ví dụ khi chúng ta xem một tấm ảnh chụp chung với nhiều người thì việc đầu tiên là tìm hình của bản thân. Nếu như hình chụp của mình không ra gì thì cho là tấm ảnh chụp không đẹp. Cho nên anh phải nói điều đối phương quan tâm luôn luôn nhắc đến, luôn luôn đào sâu điều đối phương quan tâm thì không những đối phương không chán mà lại cảm thấy anh rất cảm thông với họ. Câu chuyện yêu đương của người bạn tôi có thể chứng minh điều này một cách sinh động. Có một lần bạn tôi đến Cục Lương thực chuyển khoản, người rất đông, cô nhân viên chuyển khoản làm việc không ngừng có vẻ đã có chút mất nhẫn nại. Xem ra cô ta không thích thú công tác này. Bạn tôi thấy cô nàng xinh đẹp bỗng nảy ra một ý nghĩ: ” Ta nên ôn tranh thủ cảm tình của nàng nhưng phải tìm cách bắt chuyện về việc phi hữu quan này”. Sau khi quan sát, anh ta bèn phát hiện ra ưu điểm của nàng. Đến phiên anh ta làm chi phiếu, anh ta vừa nhìn nàng viết chi phiếu vừa khen: “Chữ viết đẹp quá, ngày nay những người viết chữ đẹp như thế rất hiếm”. Nàng bất giác ngẩng đầu lên, mặt ửng hồng nói rằng: “Có gì đâu, có gì đâu, chữ còn lâu mới đẹp”. Chàng chân thành nói tiếp: “Đẹp thật mà, có lẽ cô đã từng luyện thư pháp Nàng đáp: “Vâng”. Chàng nói tiếp: “Chữ tôi viết như cua bò sáng trăng, cô có thể cho tôi mượn bản chữ thư pháp mà cô đã luyện chăng? Nàng vui vẻ đồng ý ngay và hẹn ngày gặp nhau để trao tài liệu thư pháp. Hai bên gặp nhau lần này, lần nữa, cuối cùng yêu nhau, hoàn thành một mối lương duyên. Mối lương duyên bắt đầu từ một điểm chung: luyện thư pháp.

4. Không nên quá nghiêm túc hay có vẻ ta đây mà phải có một chút hài hước thì mới có hiệu quả tốt hơn.

Tiếp chuyện với người khác giới không quen biết thì anh không thể quá đứng đắn, quá nghiêm túc mà phải có phút hài hước. Hài hước là thang thuốc nhuận tràng trong quan hệ giao tiếp, là kết tinh của trí tuệ đem lại khoái lạc cho người ta. Ai có thể cự tuyệt món lễ vật đẹp lòng đẹp dạ này.

Có một câu chuyện như sau. Trên một chuyến xe chật ních hành khách, một anh chàng vô ý dẫm lên chân một người, quay đầu nhìn lại thì thấy đó là một cô nương. Nàng mặt bừng bừng sắc giận, chàng bèn vội vàng nói: “Xin lỗi Xin lỗi tôi không cô ý” rồi giơ chân ra nói: !’Hay là cô dẫm lại chân tôi một cái”. Cô nàng cười vì câu nói này. Chàng bèn thừa cơ bắt chuyện tiếp, nàng vui vẻ bắt chuyện. Sự hoạt bát và hài hước của chàng trai để lại ấn tượng sâu sắc cho cô nàng dù rằng không có hồi tiếp theo.

Có những chàng trai bảnh bao có điều kiện tốt, song khi bắt chuyện với con gái thì bị đối xử lạnh nhạt. Vì sao? Vấn đề là anh ta tự cao cho mình siêu việt, khi nói chuyện thì ba hoa khoe mẽ nên người ta chán ghét. Dù rằng anh rất thành đạt nhưng nếu bàn luận khoe khoang thì chỉ làm cho người ta xa lánh. Nói chung, người ta thường đồng tình và cảm phục ai trải qua cuộc sống cay đắng, gặp nhiều bất hạnh rồi cuối cùng mới thành đạt. Cho nên các nhà chính trị gia hay các minh tinh đều luôn luôn nhắc lại quá trình nỗ lực phấn đấu hay những điều bất hạnh lúc thiếu thời. Đó là một loại kỹ xảo dựa vào hiện tượng thông cảm của tâm lý học để tranh thủ lòng người. Cho nên khi giao tiếp với người khác giới thì phải giả vờ vô tình thổ lộ nỗi gian truân, cam go, phấn đấu gian khổ và những bất hạnh của mình, như thế mới tranh thủ được cảm tình và khâm phục của người ta.

5. Sách hoạch sẵn một sự kiện nhỏ như là trùng hợp ngẫu nhiên.

Có khi anh không có cơ hội tiếp xúc với ý trung nhân chưa quen biết thì làm thế nào? Anh có thể chế tạo ra một cơ hội. Có một quyển tiểu thuyết tả thực kể một tình tiết như sau: Một buổi chiều thứ bảy mùa hè năm 1960, một chàng ăn mặc chỉnh tề tay cầm một bó hoa hồng lễ phép gõ cửa một phòng nhà tập thể nọ. Chủ nhân phòng này là Hayinte, nữ thư ký trẻ tuổi của bộ ngoại giao nước Cộng hòa liên bang Đức. Nàng cẩn thận mở cửa, đối mặt với vị khách không mời mà đến. Nàng chưa biết xử trí như thế nào, đang do dự thì chàng thanh niên đã liên hồi xin lỗi là gõ nhầm cửa rồi quay mình trở ra. Chưa đi được mấy bước thì chàng quay lại nói với Hayinte rằng: “Xin cô nhận bó hoa này coi như để tôi tạ lỗi về việc đã quấy nhiễu cô”. Hayinte khó lòng từ chối bèn mời chàng vào nhà. Hai người quen biết với nhau như thế đó. Thực tế cuộc hội ngộ ngẫu nhiên này do chàng áp đặt sẵn. Nhưng lừa người một cách thiện ý như thế này không làm tổn thương nàng, tựa hồ như là việc không đáng trách.

Cần phải lưu ý khi giao tiếp với người lạ không nên tranh chấp, không nên bàn luận sở trưởng sở đoản của người mà hai bên đều quen biết, càng không nên xoi mói moi móc đời tư của kẻ thư ba, cần phải có mức độ. Nếu không cẩn thận chạm đến những vấn đề nhạy cảm của đối phương thì lập tức phải lái sang câu chuyện khác. Một mặt khác phải vui vẻ bàn chuyện phiếm, không được dùng lời lẽ thô bạo, hạ lưu trêu chọc đối phương. Làm như thế là phản ảnh phẩm chất thấp hèn, nội tâm bẩn thỉu của anh, chỉ khiến cho đối phương mất cảm tình và chê trách.

3. Định luật khoa học quan hệ giao tiếp: việc tốt nên khai thác tối đa

Người vùi đầu vào công việc thường có tâm lý lập nghiệp rất mạnh hay những người thích thú một loại sự việc nào đó thì khi bắt đầu vào việc bèn chúi mũi vào công việc không muốn thấy ai nữa. Loại người này tiếc thời gian như vàng, mặt sắt vô tình. Muốn gõ cửa loại người này thì trước tiên phải không sợ đụng “đinh” mà lại còn phải có đủ sức nhẫn nại, đồng thời phải biết nên cứng hay nên mềm tùy từng tình huống. Như thế mới đạt được mục đích.

Con của Picasso đã phải dùng biện pháp mài cho mềm mới có thể mở được cửa của bà mẹ đam mê hội họa. Bà Franxoa, mẹ của Crowder là một người say đắm hội họa, một khi đã vào trong phòng hội họa thì không cho phép ai quấy nhiễu. Co một lần Crowder muốn mẹ dẫn đi chơi nhưng bà đã vào trong phòng vẽ đang cắm cúi vẽ. Chờ một lúc cậu con bèn kêu lên: “Mẹ ơi, con yêu mẹ!” nhưng chỉ nghe câu trả lời qua cửa: “Mẹ cũng yêu con, cục cưng của mẹ” nhưng cửa vẫn đóng im lìm. Cậu con lại nói: “Mẹ ơi con thích tranh của mẹ!”. Bà mẹ rất thích thú đáp lại rằng: “Cảm ơn! Trái tim của mẹ ơi, con quả là thiên sứ”. Nhưng cửa vẫn không mở. Cậu con lại nói: “Mẹ ơi mẹ vẽ đẹp quá!”. Bà mẹ dừng bút song không nói gì mà cũng không nhúc nhích. Cậu con lại nói: “Mẹ ơi, mẹ vẽ đẹp hơn bố”. Đương nhiên Franxoa không thể vẽ đẹp hơn chồng là danh họa Picasso nhưng những câu nói của cậu con từng câu thấm vào trong lòng bà. Ba cũng cảm nhận được cậu con tha thiết cần có tình cảm của mẹ qua những lời nói trên. Bà bèn mở cửa.

Nếu như người đẹp mà anh theo đuổi thuộc loại người lập nghiệp thì anh có thể “mài” cho đến khi nàng không còn nhẫn nại được nữa, cuối cùng cũng phái giương cờ trắng xin hàng anh. Đương nhiên nếu trong lòng nàng chán ghét anh thì dù anh có “mài” bao nhiêu, làm phiền nàng bao nhiêu cũng vô ích.

Có một nữ văn sĩ Hồng Lông tâm tình trung mạn vô biên kết duyên với một văn sĩ đại lục đã từng nói: Văn sĩ này là người có điều kiện kém nhất trong số những chàng trai theo đuổi nàng.

Sự tình bắt đầu từ mấy năm trước, nữ văn sĩ lần đầu tiên đến Thượng Hải thương thảo việc một nhà xuất bản ở thượng Hải xuất bản một cuốn tiểu thuyết của nàng. Trong một bữa tiệc, nàng gặp chàng. Chàng si mê nàng, sau khi tiệc tan chàng bảo với nàng một câu xanh rờn: “Anh có thể theo đuổi em hay không?” Lúc bấy giờ tưởng chỉ là câu nói đùa. Không ngờ chàng triển khai tấn công dữ dội. Hàng ngày từ sáng sớm, chàng đã đến trồng cây si trước cửa khách sạn của nàng. Nàng cảm thấy như bị khủng bố, không dám bước ra khỏi khách sạn. Chàng bèn liên tục gọi điện thoại cho nàng và cảnh báo nếu nàng không lộ diện thì chàng sẽ báo cho tất cả bạn bè của nàng là chàng đang theo đuổi nàng. Trong tình thế nguy nan này, nàng bỗng nghĩ ra một kế, bảo chàng rằng: “Anh mời tôi đi uống cà phê rồi thủng thỉnh nói chuyện. Nàng biết rằng người đại lục thu nhập thấp, chỉ cần vậy”. Nàng biết rằng người đại lục thu nhập thấp, chỉ cần uống liên tiếp năm bảy cốc cà phê là chàng sẽ “phá sản”. kết quả là chàng gọi bảy cốc cà phê. Khi trả tiền không những không phá sản mà lại còn “boa” cho nhân viên phục vụ. Thế là kế hoạch làm khó dễ đối phương của nàng thất bại.

Nguy kịch nhất là tối cuối cùng ở Thượng Hải, chàng đem hết can đảm ra ôm nàng hôn ngay tại phòng lễ tân của khách sạn, giữa đám đông quan khách. Nhất thời đột ngột khiến cho nàng không kịp phản ứng không kịp nói câu nào, một lúc nàng cảm động rơi nước mắt nói rằng: “sao anh lại làm như vậy”. Khi nàng rời Thượng Hải đến Tây An thì chàng cũng đi Tây An. Nàng đi Đài Loan thì chàng gọi không biết bao nhiêu lần điện thoại quốc tế. Nàng than rằng: “Tôi còn sống ngày nào không thoát khỏi bàn tay anh ngày nấy” và đành tuyên bố đầu hàng kết hôn với chàng. Chàng đã mài- mềm trái tim nàng bằng nhiệt tình và nhẫn nại.

Một số giám đốc công ty lợi dụng lòng không nhẫn nại của nhân viên dùng biện pháp “mài” để thuyết phục nhân viên chấp nhận sự bố trí công tác của công ty. Ông trưởng phòng tổ chức công ty nọ đã sử dụng một loạt biện pháp công tâm đối với số cán bộ bị giáng chức khiến cho họ tâm phục khẩu phục.

Đầu tiên ông ta mời người cán bộ bị giáng chức đó đến để cho họ nói hết suy nghĩ trong lòng. Chờ đến khi đối tượng đã nói đủ rồi ông bèn nói rằng: “Tôi rất hiểu tâm sự của anh”. Chỉ với một câu nói này đã làm cho họ thoải mái. Sau đó, ông ta nói tiếp rằng: “Nếu tôi là anh, tôi lại thích ở công ty con hơn ở tổng công ty. Không những quan hệ giao tiếp không phiền phức lắm mà lại có thể phát huy đầy đủ tài năng, tất sẽ có nhiều cơ hội được cấp trên khen thưởng. Trong thực tế đã có nhiều cán bộ ở công ty, con lại có nhiều cơ hội thăng tiên hơn là ở tổng. Như vậy không cần bắt ép mà đối phương lại cảm thấy ông trưởng phòng tổ chức đứng về phía mình, từ đó đưa ra kiến nghị.

Đó là một bí quyết thành công.

4. Hài hước, thang thuốc nhuận tràng.

Hai là nhà diễn thuyết nổi tiếng ở Mỹ. Ông kể lại tình cảnh 30 năm trước, khi ông còn là một người tập sự trong cửa hàng bán máy đếm tiền. Lúc bấy giờ tôi chỉ là một người tập sự lạc lõng với tâm lý căng thẳng. Một người bán hàng dày dạn kinh nghiệm dẫn tôi đến một khu vực nọ. Khi bước vào một cửa hàng nhỏ, ông chủ hiệu hét to rằng: “Tôi không cần máy đếm tiền!” Người bán hàng già dẫn tôi đi bèn tựa hông vào quầy ra vẻ tươi cười tựa hồ vừa mới nghe chuyện tiếu lâm. Chủ hiệu trừng mắt nhìn ông ta. Ông bạn của tôi bèn đứng thẳng lại mỉm cười xin lỗi nói rằng: “Tôi nhịn cười không được. Ông khiến cho tôi nhớ lại một ông chủ hiệu khác cũng nói không cần máy đếm tiền nhưng về sau ông ta là khách hàng sô’ 1 của công ty tôi”. Tiếp theo ông giới thiệu mặt hàng nào công dụng và tiện lợi. Mỗi khi chủ hiệu lắc đầu tỏ ra không thích thú máy đếm tiền thì ông bạn tôi lại hai tay ôm đầu cười rũ rượi, rồi ngẩng đầu lên lại tiếp tục kể câu chuyện một ông chủ hiệu nào đó nói không cần mà cuối cùng lại mua một máy đếm tiền mới tinh. Mọi người trong cửa hiệu chăm chú nhại chúng tôi. Tôi cứng đờ người, sợ hãi quá, tự nhủ rằng: “Họ cho chúng tôi là hai thằng ngốc, chắc sẽ đuổi ra khỏi cửa ngay”. Ông bạn già của tôi vẫn cười khanh khách. Mỗi lần chủ hiệu cự tuyệt mua hàng thì ông lại nhớ đến một câu chuyện hài hước nào đó. Rất kỳ quái, một lúc sau chúng tôi mang vào một máy đếm tiền ông bạn tôi giải thích tường tận cách sử dụng và lạ thay ông chủ hiệu mua ngay chiếc máy đếm tiền đó.

Đó là thành công của hài hước, dùng hài hước phản kích sự cố chấp của đối phương, thuyết phục được đối phương, đạt được mục đích của mình. Đối phó với trường hợp khó khăn phải “mài”, phải “ngâm” thì tiếng cười quả co giá trị thang thuốc nhuận tràng. Không ai giơ tay tát người đang tươi cười, người bị tấn công không thể bẽ mặt, cứ tiếp tục mài và ngâm sẽ đạt đến điều kiện có lợi.

Mọi người đều có cảm tình với người vui vẻ tươi cười. Bộ mặt vui vẻ khiến cho người ta yên tâm. Bộ mặt sa sầm khiến cho người ta nghi hoặc, sợ hãi hay có ác cảm. Cho nên chúng ta phải chú ý xem bộ mặt của chúng ta vui vẻ hay u ám. Cố gắng giữ cho bộ mặt vui vẻ sẽ làm cho đối phương cũng vui vẻ tươi cười đáp ứng yêu cầu của anh.

Ba học sinh đến tiệm rượu muốn uống bia để tỏ ra người lớn. Cô tiếp viên yêu cầu họ đưa chứng minh thư. Hai cậu chưa đủ tuổi thành niên, vậy thì làm thế nào?

Họ bèn đưa tay vào túi lục túi bên trái túi bên phải một hồi rồi nói rằng: “Chúng tôi quên mang chứng minh thư theo. Liệu thẻ mượn sách của thư viện có được hay không? Cô tiếp viên cười rồi bảo người bán hàng: “Cho một chai bia và hai quyển sách”. Thật là lài hước, một chai bia cho cậu học sinh có chứng minh thư đủ tuổi được uống bia, hai cuốn sách cho hai cậu có thẻ mượn sách! Hài hước phải mang theo một chút tự trào thì mới được người khác khoan dung và cảm thông.

Trong cuốn Dũng khí chân chính có câu chuyện ba vị tướng hải quân bàn luận thế nào là dũng khí.

Vị tướng nước Đức nói: “Tôi xin nói cho các ông biệt thê’ nào là dũng khí. Ông vẫy tay gọi một thủy thủ đến hỏi rằng: “Anh có thấy cây cột cờ cao 100m kia không? Tôi muốn anh leo lên đến đinh cột cờ, giơ tay chào rồi nhảy xuống”. Thủy thủ Đức bèn lập tức chạy đến cột cờ, leo lên đến đỉnh giơ tay chào rất đẹp rồi nhảy xuống.

Vị tướng nước Mỹ khen rằng: “Chà, thật xuất sắc”. Rồi ông gọi một thủy thủ Mỹ đến và nói rằng: “Anh có thấy cây cột cờ cao 200m kia hay không Trèo nhanh lên, giơ tay chào hai lần, rồi nhảy xuống”. Thuỷ thủ Mỹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Vị tướng nước Anh nói rằng: “Thưa các vị đây là một cuộc biểu diễn khó quên. Nhưng bây giờ tôi xin nói với các vị cách lý giải dũng khí của hải quân hoàng gia Anh”. Ông gọi một thủy thủ Anh đến bảo rằng: “Tôi muốn anh trèo lên đỉnh cột cờ cao 300m kia, giơ tay chào ba lần rồi nhảy xuống”. Thuỷ thủ đáp lại: “Sao Trung quân muốn tôi làm việc ấy ư?” Thưa tướng quân, chắc Ngài bị loạn thần kinh rồi”.

Vị tướng nước Anh đắc ý nói rằng: “Xem kìa, các vi, đó mới thật là dũng khí chân chính”.

Không nghi ngờ gì một cánh quân mà quân sĩ có loại dũng khí chân chính như thế (không phục tùng mệnh lệnh chỉ huy) càng nhiều thì chiến bại càng nhiều, thậm chí có thể nói không trận nào không chiến bại. Nhưng ta cũng phải công nhận đó là dũng khí chân chính (bởi vì dám cãi lại chỉ huy). Vị tướng nước Anh đã tự chế giễu mình biểu thị tinh thần nhân bản của mình và của quân đội mình hoà hợp, thân thiết với nhau. Không ai nhẫn tâm chỉ trích sự hài hước của tướng quân.

5. Tim người đều bằng thịt

Hoàng hậu của Napoleon là Rogierpin, vốn là phu nhân của tử tước Boana là người hào hoa, phóng đãng. Khi Napoleon đang kịch chiến đẫm máu với quân ý và quân Ai Cập thì Rogierpin tuy vừa mới cưới mà đã tư thông với trung uý Charles, không một chút trung thành với Napoleon. Bà tưởng Napoleon sẽ tử trận trong sa mạc, không cần chờ đợi Napoleon trở về nữa mà tự an bai cuộc đời như không có Napoleon.

Tháng 10 năm 1799, Napoleon từ Ai Cập về Pháp và được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Tin tức truyền đến Pari, Rogierpin kinh hãi. Napoleon trở thành nhân vật nổi tiếng nhất ở châu âu cứu tinh của nước Pháp với tiền đồ thênh thang. Bà đã lừa Napoleon và toan tính bỏ ông ta thì bây giờ rất hối hận. Bà bèn không ngại gian nan lên xe ngựa vượt đường xa đến Lion yết kiến Napoleon. Bà toan tính gặp Napoleon trước mọi người trong gia đình, thừa cơ Napoleon đang say sưa chiến thắng để lừa gạt Napoleon, che giấu tội lỗi của bà. Khó khăn lắm bà mới đến được Lion, nhưng Napoleon đã đi con đường khác về tụ hội với gia đình rồi. Napoleon đã nghe được việc vợ không trung thành nhưng chưa tin lắm. Nhưng khi Napoleon đã chắc chắn Rogierpin phản bội ông thì ông nổi trận lôi đình, quyết định ly hôn với bà. Rogierpin biết việc đã hỏng bét rồi, ngày đêm quay về Pari. Napoleon dặn người nha không cho Rogierpin vào nhà. Nhưng Rogierpin cũng đã vào nhà được rồi lấy hết can đảm đi gặp không. Bà đến trước phòng ngủ của Napoleon gõ cửa nhè nhẹ. Không có tiếng đáp lại. Vặn tay nắm cửa thì không thể nào vặn được. Bà lại gõ cửa và dịu dàng âu yếm gọi Napoleon. Napoleon cũng mặc kệ.

Bà bật khóc lớn nấc từng cơn. Napoleon cũng không động lòng. Bà vừa khóc lóe, vừa đấm cửa xin tha thứ, thừa nhận do một phút nhẹ dạ phạm sai lầm và nhắc lại nhưng lời thề non hẹn biển của họ khi xưa nói nếu không được tha thứ thì tự tử. Nhưng việc đó vân không làm cho Napoleon động lòng. Đến quá nửa đêm Rogierpin không khóc nữa. Bà bỗng nghĩ đến các con, mắt sáng ra lóe một tia hi vọng. Bà biết Napoleon rất yêu hai con Dam và Orel, đặc biệt yêu Orel. Đây là biện pháp tốt để làm cho Napoleon động lòng. Nếu các con thay bà xin thì thế nào Napoleon cũng thay đổi thái độ. Bà đưa các con đến. Cac con ngây thơ và chất phác năn ai Napoleon.

Tim người đều bằng thịt. Chiêu này Rogierpin thành công. Tuy nghi ngờ Rogierpin phản bộ nhưng tiếng than khóc của bà đã gợi lên những kỷ niệm ân ái êm đềm trong lòng Napoleon. Rồi tiếng van xin của hai con phá tan phòng tuyến tâm lý của ông, Napoleon cũng nước mắt ròng ròng, mở cửa ra. Và Napoleon lên ngôi hoàng đế còn Rogierpin làm hoàng hậu cực kỳ vinh hiển. Dùng nước mắt ngâm mộc nhĩ kèm theo lời than thở nỉ non thì hiệu quả ngâm mềm càng lớn. Không ai nỡ giang tay đánh người đang vui cười, huống hồ lại đánh người đang khóc nỉ non!

Chiến thuật nước mắt cũng không phải nhất thiết phải khóc, mà làm ra một bộ mặt đáng thương cung thuộc về kỹ xảo này. Có hai trường hợp dưới đây về người tiếp thị và ký giả là tương đối điển hình. Khi người tiếp thị đi quảng cáo có thể bị khách hàng cự tuyệt. Nhưng sau một thời gian người tiếp thị không nản lòng lại đến. Khách hàng thấy anh ta mồ hôi nhễ nhại mà mặt vẫn tươi cười, nếu không mua hàng cho anh ta thì cũng nhẫn tâm; vì vậy đã mua hàng.

Nhưng ngày tuyết xuống mưa rơi. là cơ hội tốt cho người tiếp thị. Mưa ào ào, ai cũng đều trốn trong nhà, người tiếp thị đội mưa đứng ngoài cửa không thể không khiến cho chủ nhà động lòng trá ẩn cho nên không nỡ cự tuyệt. Tuy chúng ta đều biết rõ mồn một đó là một sách lược của người tiếp thị, nhưng anh ta lam như vậy, há không động lòng người hay sao? Cách tiếp thị này đã vận dụng tài tình tinh cảm của con người. Vốn không định mua hàng hóa nhưng rồi người ta nghĩ không nên để cho người tiếp thị uổng công chịu mưa gió như thế, không nên phụ lòng người. Muốn đối phương nhượng bộ thì phải làm cho đối phương dần dần cảm thấy xốn xang trong lòng đến mức nào đó thì nhượng bộ.

Ký giả đi phỏng vấn cũng vậy, thường phỏng vấn vào ban đêm và sáng sớm. Ví dụ như khi xảy ra sự kiện chính trị trọng đại nào đó, ký giả phải tìm hiểu những nhân vật nào có liên quan vấn đề này rồi sau đó đi phỏng vấn hoặc vào đầu hoặc vào cuối giờ làm việc. Bởi vì lúc này nói chung mọi người đang nghỉ ngơi mà ký giả vẫn phải làm việc, khiến cho đối phương được phỏng vấn thấy trong lòng không yên, nếu không trả lời phỏng vấn thì không đành lòng.

Nói tóm lại tim ai cũng bằng thịt, đều xúc động chứ không phải sắt đá, chỉ cần biết cách tác động đúng thì sẽ có hiệu quả.

6. Trước lạ sau quen

Người ta thường nói tình người bán cho người quen. Giữ thể diện hay không giữ thể diện cho nhau là giữa người quen hay người lạ. Cho nên lôi kéo tiếp cận người lạ nếu chỉ dày da mặt ra sức mài và ngâm thì cũng không ăn thua gì, nhất định phải nghiên cứu ra một phương pháp vạch ra từng bước đi. Tục ngữ nói trước lạ sau quen, nghĩa là sau khi đã mở được đột phá khẩu đặt quan hệ với đối phương thì phải bám chắc đối phương hết lần này đến lần khác. Năm dài tháng rộng, lâu ngày hai bên quan hệ sẽ ngày càng khăng khít. Có người tổng kết thành những kỹ xảo sau đây:

1. Tạo ra cơ hội tiếp xúc thân thể đối phương một cách tư nhiên.

Một nhà bình luận đã viết bài đăng báo kể rằng khi ông ta đến công ty bách hóa mua áo sơ mi hay cà vạt, cô gái bán hàng đều nói: “Để em đo kích cỡ cho anh nhé!” Mỗi lần như thế nhà bình luận đều tự nhủ trong lòng: “Ái dà! Phương pháp này quả không tốt, mình mắc câu rồi!” Bởi vì khi nàng đo đạc thì thân thể nàng tất áp sát thân thể anh, có khi sát đến như là bạn tình với nhau vậy khiến cho tim anh hưng phấn tựa như khi yêu đương. Và anh không thể không mua áo và cà vạt. Mỗi người đều có cảm giác về phạm vi xúc động của từng bộ phận thân thể, cách áp sát phạm vi xúc động thân thể như thế chỉ có giữa những người thân tình với nhau. Nhà bình luận đã để cho cô bán hàng tiếp xúc vào phạm vi đó, tất anh ta sẽ sản sinh một ảo tưởng thân cận với đối phương. Điều này ai cũng thế cả. Một tạp chí nọ đăng bài “Đặt tay lên vai chúng tôi đã là bạn tình”. Đúng vậy một cặp nam nữ không quen biết nhau chỉ cần có thể đặt tay lên vai đối phương thì cự ly trong tim đã rút ngắn lại đôi phần, có khi trong giây phút đã trở thành bạn tình. Các cô tiếp thị thường dùng chiêu này vừa nói vừa áp sát khách hàng một cách tự nhiên. Cho nên nếu anh muốn sớm đặt được quan hệ thì phải tạo ra cơ hội tiếp xúc thân thể đối phương.

2. Khi lần đầu tiên gặp đối phương thì nên đứng ở vị trí bên cạnh. Mọi người đều đồng cảm khó chịu khi tiếp xúc lần đầu tiên mà đối phương đứng đối diện với mình. Bởi vì như vậy ánh mắt hai người dễ chạm nhau khiến cho hai bên thêm căng thẳng. Một phú hào đã từng nói nếu có người vay tiền mà ông không muốn cho vay thì ông ta sẽ đối mặt với họ mà nói chuyện, vì như vậy đối phương sẽ căng thăng không mở miệng nói lên lời, nếu cho đối phương vay tiền thì đối phương không dám không trả. Những người vay tiền mà không trả thì thường đứng bên cạnh người nói chuyện.

Khi nói chuyện với người ta mà ngồi bên cạnh thì thoải mái hơn, bởi vì không phải luôn luôn nghĩ đến ánh mắt của đối phương mà chỉ khi nào cần thiết mới nhìn vào mắt đối phương. Ngồi bên cạnh nói chuyện càng tăng thêm thân mật. Cho nên khi gặp đối phương lần đầu mà muốn tăng thêm cảm giác thân cận thì nhất thiết không được ngồi đối diện với đối phương mà phải ngồi bên cạnh họ thì mới không khẩn trương, dễ dàng giao tiếp đạt kết quả thân cận.

3. Thời gian gặp mặt dài không bằng gặp mặt nhiều lần.

Đối với một nhân viên vừa tiếp thị thành đạt thì việc thường xuyên đến nhà khách hàng được xem là một trong những yếu quyết để làm quen với khách hàng, nhất là khi đến lại nói nhân đến công tác gần đây nên tạt qua thăm thì khách hàng lại càng cảm kích. Phương pháp thân cận này giống với học tập. Người ta cho rằng học tập thời gian dài không bằng học thành nhiều lần.

Ví dụ nếu chúng ta cần học 12 giờ đồng hồ trong tuần, thế thì mỗi ngày học 2 giờ liên tục trong một tuần lễ có hiệu quả hơn là học liền một mạch 12 giờ. Cũng giống như dạy lái xe, mỗi ngày dạy một số giờ nhất định không được vượt quá, cũng là áp dụng phương pháp học tập phân tán có hiệu quả hơn học tập tập trung.

Về phương diện quan hệ giao tế, làm cho đối phương có cảm giác thân cận là điều kiện cơ bản để gây ấn tượng tốt cho đối phương. Muốn thỏa mãn điều kiện này thì lợi dụng hiệu quả phân tán có thể nói là phương pháp tốt nhất để gây ấn tượng mạnh.

Nói không, các bạn nhậu rượu thân đến với nhau tưởng chừng như là quan hệ bền vững lắm, thực tế thì nếu không duy trì lâu dài thì tình cảm nhạt ngay. Nếu có người hỏi anh: Quan hệ của anh với người nào đó như thế nào, nếu anh trả lời chỉ mới gặp một lần hay ngẫu nhiên mới gặp nhau thì ấn tượng sẽ khác hẳn nếu như trả lời là thường gặp nhau. Đạo lý rất dễ hiểu số lần gặp nhau và mức độ thân cận nhau tỉ lệ thuận với nhau.

Làm thế nào để làm cho đối phương từ rắn thành mềm?

Mục đích thuật mài cho mềm, ngâm cho nhun khá quen thuộc. Thuật này cơ bản dựa vào lòng nhẫn nại nhằm cảm hóa đối tượng. Mặt dày không biết hổ thẹn, bền bỉ theo đuổi, không đạt mục đích thì không thôi. Một lòng chân thành chờ đợi đối phương chuyển hóa không dẫn đến chiến tranh trở mặt nhau. Luôn luôn tươi cười, hài hước hoặc đem nước mắt ra năn nỉ đó gọi là ngâm mộc nhĩ. Mộc nhĩ rắn khô ngâm nước lâu sẽ mềm nhũn ra. Khiến cho đối phương phải chấp nhận, đồng tình, thậm chí tán thưởng mới đạt đến mục đích. Nếu như không phân biệt đối tượng, không tính đến điều kiện tự thân mà cứ bám người ta đòi hỏi tất sẽ mang tiếng đồ vô lại, thậm chí mang họa vào thân. Tục ngữ nói trước lạ sau quen, cho nên quan hệ với người lạ nhất là người không cứng giới tính thì lần gặp mặt đầu tiên nên ngấm ngầm nghiên cứu. Nếu như một phút cảm tình với người ta mà cũng không có thì còn nói gì đến ngâm cho tâm người ta mềm ra? Cho nên tình người vĩnh viễn là hạt nhân của khoa học về quan hệ giao tế.

1. Lòng chí thành sắt đá cũng mềm

Tháng 4 năm 1946, Sĩ Quang Mẫn Phu bị cử làm tổng giám đốc công ty Chi Phố Thấu Bình ở Thạch Xuyên Đảo. Đương thời Nhật Bản vừa bại trận, nhân dân cùng khổ. Xí nghiệp phát triển khó khăn tầng tầng lớp lớp, khó khăn nhất là vấn đề vốn. Ngay các xí nghiệp lớn thì vốn cũng rất eo hẹp, huống hồ công ty Chi Phố Thấu Bình là một công ty nhỏ bé không có chỗ dựa càng không có ngân hàng nào chịu cho vay vốn. Sau khi Sĩ Quang đảm nhiệm chức tổng giám đốc không bao lâu thì vốn sản xuất bắt đầu cạn. Hàng ngày Sĩ Quang đều đến ngân hàng vay vốn.

Một hôm Sĩ Quang mang theo cơm hộp đến Tổng ngân hàng thương thảo với Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp là Trường Cốc Chủng

Trọng Xuyên Lang (sau này ông làm giám đốc ngân hàng) về việc vay vốn. Sĩ Quang hạ quyết tâm không vay được tiền thì không ra về. Còn Trường Cốc Xuyên thì giả vơ cảm thông nhưng không có cách gì giúp đỡ. Hai bên lời qua tiếng lại đã nửa ngày mà không có kết quả gì. Thấy Trường Cốc Xuyên đã có vẻ mệt mỏi sắp bỏ đi, Sĩ Quang bèn từ từ lấy hộp cơm ra nói rằng: “Vậy xin chúng ta vừa ăn vừa bàn, bàn cho đến sáng mai cũng được”, cố giữ không cho Trường Cốc Xuyên rút lui. Trường Cốc Xuyên đành chịu thua, đồng ý cho Sĩ Quang vay tiền. Về sau để xin chính phủ tài trợ cho công nghiệp chế tạo cơ khí, Sĩ Quang cũng lại dùng biện pháp cứng ngấm đó để yêu cầu chính phủ. Vì thế trong cơ quan chính phủ truyền tụng danh tiếng thuyết khách của Sĩ Quang.

Hành vi của Sĩ Quang thể hiện đầy đủ phương pháp ngâm mộc nhĩ:

1. Da mặt phải dày chứ không phải hễ đụng “đinh” thì chùn lại ngay.

2. Biểu hiện quyết tâm không đạt mục đích không thôi.

3. Bề ngoài là ngâm cho mềm lòng chớ không dùng lý tính thực tế là dùng lòng chân thành mà cảm động đối phương.

Nói tóm lại là dùng mọi biện pháp làm cho đối phương mềm lòng một cách lịch sự, hợp tình hợp lý, không được giận, không được nổi nóng và cũng không làm cho đối phương nổi giận, thậm chí trở mặt.

Một chuyên gia cao thủ tướng lĩnh vực này đa khái quát kinh nghiệm “ngâm” của mình bằng một chữ “thiếp” (bám chắc) đã nói: “Muốn lôi kéo người ta thì phải nghĩ ra biện pháp bám chắc vào họ. Như ông Cục trưởng Cục vật tư Bộ Công nghiệp nhẹ họ Tiết là một người được mệnh danh là “đại vương phi kim loại” quản lý tất cả cái ăn cái mặc của chúng ta, không thể không lôi kéo ông ta. Bây giờ ông ta cùng chúng ta ăn uống cười đùa chứ năm xưa thấy tôi cũng không thèm chào. Bấy giờ tôi chỉ gặp ông ta ở phòng làm việc một lần mà ông ta không thèm nhìn tôi. Tôi sợ quá, sợ cái oai phong của ông ta. Tôi bèn nhanh chóng tìm hiểu tỉ mỉ nội tình ông ta. Một buổi chiều tôi mua một món đồ chơi trẻ em cao cấp đến nhà ông ta. Ông ta vẫn sa sầm nét mặt như trời sắp mưa. Tôi giả vờ không nhìn thấy, đem đồ chơi ra chơi với con ông ta. Ông ta muốn đuổi tôi đi về nhưng không nói ra được bởi vì ông ta rất yêu con. Tôi đã làm đúng chỗ yêu thích của ông. Từ đó về sau, cứ vài ba ngày tôi lại đến nhà ông, mỗi lần đều mua một thứ đồ chơi giá tương đối rẻ vì lúc bấy giờ nếu đem đồ chơi đắt tiền đến sẽ làm cho ông sinh nghi sẽ đề phòng. Ông Tiết vẫn ra vẻ không đếm xỉa đến tôi. Tôi vẫn giả vờ không thấy thái độ đó của ông, cứ chơi đùa với con ông. Tôi rất không thích trẻ con, ngay con của tôi cũng ít khi tôi bế nhưng bây giờ tôi nhẫn nại chơi với cậu bé bảy tám tuổi.

Tôi sử dụng chiêu ngâm mộc nhĩ với ông Tiết như thế lần nào đến cũng chỉ chơi với con ông chứ không hề nói một câu nào về công việc cả. Cuối cùng một hôm ông không còn chịu đựng nổi nữa bèn nói chuyện phiếm với tôi. Tôi thở phào, như thế là đã lôi kéo được ông rồi. Con người ai cũng có quả tim, gặp gỡ lâu ngày tất sẽ sinh cảm tình, chỉ cần anh chịu đựng nhẫn nại bền bỉ. Tôi biết có người nói tôi đánh mất thể diện. Thật là quan điểm của kẻ thư sinh. Thiên hạ ai có thể không nhờ cậy người khác, anh có thể tự mình xây nhà, tự mình đào giếng hay sao? Nhờ cậy người tất phải hạ mình, chẳng nhẽ người ta phải cảm ơn sao? Tôi mất thể diện mà được việc, kiếm được tiền. Anh không mất thể diện mà không làm được việc gì cả.

Kinh nghiệm của tôi chỉ có một chữ “thiếp”. Chúng ta không phải quan lớn mà cũng không có bà con làm quan lớn, mọi quan lớn đều phải tự mình tạo ra

2. Lĩnh được trong tiếp xúc với người lạ khác giới

Trong cuộc sống có khi anh gặp một người cao quý bỗng nhiên tim đập thình thịch nhưng không làm sao tiếp cận bắt chuyện được, trong lòng xao xuyến. Dưới đây giới thiệu kinh nghiệm và biện pháp “bám” bạn gái trong khoa học nghiên cứu về tình yêu.

1. Muốn bắt chuyện với bạn gái không phải là mất mặt nên khắc phục tâm lý sợ phụ nữ.

Tiếng sét tình ái là câu chuyện lãng mạn không thiếu gì trong tình sử các nước phương Tây. Nhưng ở Trung Quốc thì chỉ thấy trong tiểu thuyết vì ở đây còn nặng tư tưởng truyền thống “nam nữ thụ thụ bất thân” cho nên dù anh mang nặng mối tình với nàng thì cũng đành chôn sâu trong lòng tự mình dày vò mình mà thôi. Người ta nói: “ái tình là một loại duyên phận”. Nhưng làm thế nào để chộp được mối lương duyên trời ban?

Trừ một số ít người ôm mối tình tuyệt vọng mang xuống tuyền đài ra còn đa số thì thích nghe người ta (đặc biệt là người lạ) giãi bày mối tình mộng tưởng đơn phương đó. Nếu nghe được câu chuyện ly kỳ thì rất phấn khởi. Có một số cô nương ra vẻ cao ngạo, mặt lạnh như băng, thực tế nỗi cô đơn trong lòng cực kỳ mạnh, cô nàng dùng bộ mặt lạnh lùng để che giấu nội tâm bất an. Nếu như anh bắt chuyện khéo léo thì dễ dàng nhận được nhiệt tình của nàng. Vì vậy anh chớ có lo sợ, phải có dũng khí. Khi bắt chuyện một mặt phải tươi cười, mỉm cười có thể xua tan cảm giác khẩn trương trong lòng mà lại làm cho không khí chuyện trò nhẹ nhàng hài hòa. Đồng thời phải hết sức chân thành đưa mắt nhìn đối phương, đó không phải chỉ là lễ phép mà còn là ngôn ngữ phụ trợ, đả thông con đường vào tim nàng, khiến cho nàng giảm lòng nghi ngờ, sản sinh cảm giác tin cậy. Nhưng không được nhìn nàng quá lâu, nhìn chăm chăm thì làm cho nàng cảm thấy thân thiết nhưng nếu là người lạ thì lại cảm thấy sợ hãi.

2. Tìm đề tài chung của cả hai bên để nói thì có thể “bám” đối phương.

“Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân” (Động vật tập họp thành đoàn, con người chia ra từng nhóm). Mỗi con người có một vùng giao tiếp thực tế đều lấy mình làm tâm điểm, lấy điểm chung (tuổi tác, sở thích, tri thức.) làm bán kính tạo thành vô số vòng tròn đồng tâm. Điểm chung càng nhiều thì diện trùng hợp giữa vòng tròn này với vòng tròn khác càng lớn, tiếng nói chung càng nhiều dễ dàng khiến cho đối phương cùng cất tiếng đồng ca.

Ví dụ bạn học cùng lớp thân thiết hơn bạn học cùng trường, bạn cùng phòng ký túc xá thân thiết hơn bạn cùng lớp, bạn cùng bàn trong lớp thân thiết hơn bạn cùng ký túc xá, nếu vừa là bạn cùng học lại là đồng hương nữa thì lai càng thân thiết đến mức thành anh em kết nghĩa đào viên. Cho nên khi bắt chuyện với người kháe anh nhất định phải lưu ý điểm chung và luôn luôn mở rộng điểm chung thì câu chuyện mới sôi nổi thắm thiết. Phim Phiêu lưu rừng rậm của Mỹ có một tình tiết như sau:

Chàng và nàng vốn không quen biết cùng đáp một chuyến tàu hỏa, cùng ngồi đối diện nhau trong một toa. Chàng rất thích nàng bèn khơi chuyện: “Thưa cô, xin phépmạo muội hỏi cô đi đâu cô không mang theo hành lý có lẽ là đi du lịch chăng? ” Nàng đáp lại rằng: “Tôi đến thị trấn Filder không cần mang theo hành lý!”. Chàng vui vẻ nói: “Filder à, nơi đó phong cảnh tuyệt vời, có phải thế không thưa cô”. Nàng mỉm cười gật đầu. Chàng bèn nói tiếp: “Đúng rồi quán cà phê bên trái nhà ga không biết có còn không? Một năm trước tôi có đến đó, cà phê quán đó rất ngon!” Nàng nói: “Đúng vậy, cuối tuần nào tôi cũng đến đó, không khí đầm ấm, bài trí cũng vui mắt.”. Thế là chàng và nàng từ bình luận cà phê dần dần đến những sở thích chung rồi tên họ của nhau, đời sống của nhau v.v. Điểm chung càng nói càng phát triển mở rộng ra. Khi xuống xe thì chàng và nàng đã trở thành đôi bạn lưu luyến khó rời nhau.

3. Nói nhiều những điều đối phương quan tâm, tránh những điều làm cho đối phương không vừa lòng.

Trong khi bắt chuyện, anh chớ nên tự khoe mình, điều đó khiến đối phương khó chịu. Anh phải đặt lên hàng đầu những sở thích của đối phương. Đối phương quan tâm những gì? Con người quan tâm nhất là bản thân họ, đó là hiện tượng tâm lý phổ biến nhất của nhân loại. Ví dụ khi chúng ta xem một tấm ảnh chụp chung với nhiều người thì việc đầu tiên là tìm hình của bản thân. Nếu như hình chụp của mình không ra gì thì cho là tấm ảnh chụp không đẹp. Cho nên anh phải nói điều đối phương quan tâm luôn luôn nhắc đến, luôn luôn đào sâu điều đối phương quan tâm thì không những đối phương không chán mà lại cảm thấy anh rất cảm thông với họ. Câu chuyện yêu đương của người bạn tôi có thể chứng minh điều này một cách sinh động. Có một lần bạn tôi đến Cục Lương thực chuyển khoản, người rất đông, cô nhân viên chuyển khoản làm việc không ngừng có vẻ đã có chút mất nhẫn nại. Xem ra cô ta không thích thú công tác này. Bạn tôi thấy cô nàng xinh đẹp bỗng nảy ra một ý nghĩ: ” Ta nên ôn tranh thủ cảm tình của nàng nhưng phải tìm cách bắt chuyện về việc phi hữu quan này”. Sau khi quan sát, anh ta bèn phát hiện ra ưu điểm của nàng. Đến phiên anh ta làm chi phiếu, anh ta vừa nhìn nàng viết chi phiếu vừa khen: “Chữ viết đẹp quá, ngày nay những người viết chữ đẹp như thế rất hiếm”. Nàng bất giác ngẩng đầu lên, mặt ửng hồng nói rằng: “Có gì đâu, có gì đâu, chữ còn lâu mới đẹp”. Chàng chân thành nói tiếp: “Đẹp thật mà, có lẽ cô đã từng luyện thư pháp Nàng đáp: “Vâng”. Chàng nói tiếp: “Chữ tôi viết như cua bò sáng trăng, cô có thể cho tôi mượn bản chữ thư pháp mà cô đã luyện chăng? Nàng vui vẻ đồng ý ngay và hẹn ngày gặp nhau để trao tài liệu thư pháp. Hai bên gặp nhau lần này, lần nữa, cuối cùng yêu nhau, hoàn thành một mối lương duyên. Mối lương duyên bắt đầu từ một điểm chung: luyện thư pháp.

4. Không nên quá nghiêm túc hay có vẻ ta đây mà phải có một chút hài hước thì mới có hiệu quả tốt hơn.

Tiếp chuyện với người khác giới không quen biết thì anh không thể quá đứng đắn, quá nghiêm túc mà phải có phút hài hước. Hài hước là thang thuốc nhuận tràng trong quan hệ giao tiếp, là kết tinh của trí tuệ đem lại khoái lạc cho người ta. Ai có thể cự tuyệt món lễ vật đẹp lòng đẹp dạ này.

Có một câu chuyện như sau. Trên một chuyến xe chật ních hành khách, một anh chàng vô ý dẫm lên chân một người, quay đầu nhìn lại thì thấy đó là một cô nương. Nàng mặt bừng bừng sắc giận, chàng bèn vội vàng nói: “Xin lỗi Xin lỗi tôi không cô ý” rồi giơ chân ra nói: !’Hay là cô dẫm lại chân tôi một cái”. Cô nàng cười vì câu nói này. Chàng bèn thừa cơ bắt chuyện tiếp, nàng vui vẻ bắt chuyện. Sự hoạt bát và hài hước của chàng trai để lại ấn tượng sâu sắc cho cô nàng dù rằng không có hồi tiếp theo.

Có những chàng trai bảnh bao có điều kiện tốt, song khi bắt chuyện với con gái thì bị đối xử lạnh nhạt. Vì sao? Vấn đề là anh ta tự cao cho mình siêu việt, khi nói chuyện thì ba hoa khoe mẽ nên người ta chán ghét. Dù rằng anh rất thành đạt nhưng nếu bàn luận khoe khoang thì chỉ làm cho người ta xa lánh. Nói chung, người ta thường đồng tình và cảm phục ai trải qua cuộc sống cay đắng, gặp nhiều bất hạnh rồi cuối cùng mới thành đạt. Cho nên các nhà chính trị gia hay các minh tinh đều luôn luôn nhắc lại quá trình nỗ lực phấn đấu hay những điều bất hạnh lúc thiếu thời. Đó là một loại kỹ xảo dựa vào hiện tượng thông cảm của tâm lý học để tranh thủ lòng người. Cho nên khi giao tiếp với người khác giới thì phải giả vờ vô tình thổ lộ nỗi gian truân, cam go, phấn đấu gian khổ và những bất hạnh của mình, như thế mới tranh thủ được cảm tình và khâm phục của người ta.

5. Sách hoạch sẵn một sự kiện nhỏ như là trùng hợp ngẫu nhiên.

Có khi anh không có cơ hội tiếp xúc với ý trung nhân chưa quen biết thì làm thế nào? Anh có thể chế tạo ra một cơ hội. Có một quyển tiểu thuyết tả thực kể một tình tiết như sau: Một buổi chiều thứ bảy mùa hè năm 1960, một chàng ăn mặc chỉnh tề tay cầm một bó hoa hồng lễ phép gõ cửa một phòng nhà tập thể nọ. Chủ nhân phòng này là Hayinte, nữ thư ký trẻ tuổi của bộ ngoại giao nước Cộng hòa liên bang Đức. Nàng cẩn thận mở cửa, đối mặt với vị khách không mời mà đến. Nàng chưa biết xử trí như thế nào, đang do dự thì chàng thanh niên đã liên hồi xin lỗi là gõ nhầm cửa rồi quay mình trở ra. Chưa đi được mấy bước thì chàng quay lại nói với Hayinte rằng: “Xin cô nhận bó hoa này coi như để tôi tạ lỗi về việc đã quấy nhiễu cô”. Hayinte khó lòng từ chối bèn mời chàng vào nhà. Hai người quen biết với nhau như thế đó. Thực tế cuộc hội ngộ ngẫu nhiên này do chàng áp đặt sẵn. Nhưng lừa người một cách thiện ý như thế này không làm tổn thương nàng, tựa hồ như là việc không đáng trách.

Cần phải lưu ý khi giao tiếp với người lạ không nên tranh chấp, không nên bàn luận sở trưởng sở đoản của người mà hai bên đều quen biết, càng không nên xoi mói moi móc đời tư của kẻ thư ba, cần phải có mức độ. Nếu không cẩn thận chạm đến những vấn đề nhạy cảm của đối phương thì lập tức phải lái sang câu chuyện khác. Một mặt khác phải vui vẻ bàn chuyện phiếm, không được dùng lời lẽ thô bạo, hạ lưu trêu chọc đối phương. Làm như thế là phản ảnh phẩm chất thấp hèn, nội tâm bẩn thỉu của anh, chỉ khiến cho đối phương mất cảm tình và chê trách.

3. Định luật khoa học quan hệ giao tiếp: việc tốt nên khai thác tối đa

Người vùi đầu vào công việc thường có tâm lý lập nghiệp rất mạnh hay những người thích thú một loại sự việc nào đó thì khi bắt đầu vào việc bèn chúi mũi vào công việc không muốn thấy ai nữa. Loại người này tiếc thời gian như vàng, mặt sắt vô tình. Muốn gõ cửa loại người này thì trước tiên phải không sợ đụng “đinh” mà lại còn phải có đủ sức nhẫn nại, đồng thời phải biết nên cứng hay nên mềm tùy từng tình huống. Như thế mới đạt được mục đích.

Con của Picasso đã phải dùng biện pháp mài cho mềm mới có thể mở được cửa của bà mẹ đam mê hội họa. Bà Franxoa, mẹ của Crowder là một người say đắm hội họa, một khi đã vào trong phòng hội họa thì không cho phép ai quấy nhiễu. Co một lần Crowder muốn mẹ dẫn đi chơi nhưng bà đã vào trong phòng vẽ đang cắm cúi vẽ. Chờ một lúc cậu con bèn kêu lên: “Mẹ ơi, con yêu mẹ!” nhưng chỉ nghe câu trả lời qua cửa: “Mẹ cũng yêu con, cục cưng của mẹ” nhưng cửa vẫn đóng im lìm. Cậu con lại nói: “Mẹ ơi con thích tranh của mẹ!”. Bà mẹ rất thích thú đáp lại rằng: “Cảm ơn! Trái tim của mẹ ơi, con quả là thiên sứ”. Nhưng cửa vẫn không mở. Cậu con lại nói: “Mẹ ơi mẹ vẽ đẹp quá!”. Bà mẹ dừng bút song không nói gì mà cũng không nhúc nhích. Cậu con lại nói: “Mẹ ơi, mẹ vẽ đẹp hơn bố”. Đương nhiên Franxoa không thể vẽ đẹp hơn chồng là danh họa Picasso nhưng những câu nói của cậu con từng câu thấm vào trong lòng bà. Ba cũng cảm nhận được cậu con tha thiết cần có tình cảm của mẹ qua những lời nói trên. Bà bèn mở cửa.

Nếu như người đẹp mà anh theo đuổi thuộc loại người lập nghiệp thì anh có thể “mài” cho đến khi nàng không còn nhẫn nại được nữa, cuối cùng cũng phái giương cờ trắng xin hàng anh. Đương nhiên nếu trong lòng nàng chán ghét anh thì dù anh có “mài” bao nhiêu, làm phiền nàng bao nhiêu cũng vô ích.

Có một nữ văn sĩ Hồng Lông tâm tình trung mạn vô biên kết duyên với một văn sĩ đại lục đã từng nói: Văn sĩ này là người có điều kiện kém nhất trong số những chàng trai theo đuổi nàng.

Sự tình bắt đầu từ mấy năm trước, nữ văn sĩ lần đầu tiên đến Thượng Hải thương thảo việc một nhà xuất bản ở thượng Hải xuất bản một cuốn tiểu thuyết của nàng. Trong một bữa tiệc, nàng gặp chàng. Chàng si mê nàng, sau khi tiệc tan chàng bảo với nàng một câu xanh rờn: “Anh có thể theo đuổi em hay không?” Lúc bấy giờ tưởng chỉ là câu nói đùa. Không ngờ chàng triển khai tấn công dữ dội. Hàng ngày từ sáng sớm, chàng đã đến trồng cây si trước cửa khách sạn của nàng. Nàng cảm thấy như bị khủng bố, không dám bước ra khỏi khách sạn. Chàng bèn liên tục gọi điện thoại cho nàng và cảnh báo nếu nàng không lộ diện thì chàng sẽ báo cho tất cả bạn bè của nàng là chàng đang theo đuổi nàng. Trong tình thế nguy nan này, nàng bỗng nghĩ ra một kế, bảo chàng rằng: “Anh mời tôi đi uống cà phê rồi thủng thỉnh nói chuyện. Nàng biết rằng người đại lục thu nhập thấp, chỉ cần vậy”. Nàng biết rằng người đại lục thu nhập thấp, chỉ cần uống liên tiếp năm bảy cốc cà phê là chàng sẽ “phá sản”. kết quả là chàng gọi bảy cốc cà phê. Khi trả tiền không những không phá sản mà lại còn “boa” cho nhân viên phục vụ. Thế là kế hoạch làm khó dễ đối phương của nàng thất bại.

Nguy kịch nhất là tối cuối cùng ở Thượng Hải, chàng đem hết can đảm ra ôm nàng hôn ngay tại phòng lễ tân của khách sạn, giữa đám đông quan khách. Nhất thời đột ngột khiến cho nàng không kịp phản ứng không kịp nói câu nào, một lúc nàng cảm động rơi nước mắt nói rằng: “sao anh lại làm như vậy”. Khi nàng rời Thượng Hải đến Tây An thì chàng cũng đi Tây An. Nàng đi Đài Loan thì chàng gọi không biết bao nhiêu lần điện thoại quốc tế. Nàng than rằng: “Tôi còn sống ngày nào không thoát khỏi bàn tay anh ngày nấy” và đành tuyên bố đầu hàng kết hôn với chàng. Chàng đã mài- mềm trái tim nàng bằng nhiệt tình và nhẫn nại.

Một số giám đốc công ty lợi dụng lòng không nhẫn nại của nhân viên dùng biện pháp “mài” để thuyết phục nhân viên chấp nhận sự bố trí công tác của công ty. Ông trưởng phòng tổ chức công ty nọ đã sử dụng một loạt biện pháp công tâm đối với số cán bộ bị giáng chức khiến cho họ tâm phục khẩu phục.

Đầu tiên ông ta mời người cán bộ bị giáng chức đó đến để cho họ nói hết suy nghĩ trong lòng. Chờ đến khi đối tượng đã nói đủ rồi ông bèn nói rằng: “Tôi rất hiểu tâm sự của anh”. Chỉ với một câu nói này đã làm cho họ thoải mái. Sau đó, ông ta nói tiếp rằng: “Nếu tôi là anh, tôi lại thích ở công ty con hơn ở tổng công ty. Không những quan hệ giao tiếp không phiền phức lắm mà lại có thể phát huy đầy đủ tài năng, tất sẽ có nhiều cơ hội được cấp trên khen thưởng. Trong thực tế đã có nhiều cán bộ ở công ty, con lại có nhiều cơ hội thăng tiên hơn là ở tổng. Như vậy không cần bắt ép mà đối phương lại cảm thấy ông trưởng phòng tổ chức đứng về phía mình, từ đó đưa ra kiến nghị.

Đó là một bí quyết thành công.

4. Hài hước, thang thuốc nhuận tràng.

Hai là nhà diễn thuyết nổi tiếng ở Mỹ. Ông kể lại tình cảnh 30 năm trước, khi ông còn là một người tập sự trong cửa hàng bán máy đếm tiền. Lúc bấy giờ tôi chỉ là một người tập sự lạc lõng với tâm lý căng thẳng. Một người bán hàng dày dạn kinh nghiệm dẫn tôi đến một khu vực nọ. Khi bước vào một cửa hàng nhỏ, ông chủ hiệu hét to rằng: “Tôi không cần máy đếm tiền!” Người bán hàng già dẫn tôi đi bèn tựa hông vào quầy ra vẻ tươi cười tựa hồ vừa mới nghe chuyện tiếu lâm. Chủ hiệu trừng mắt nhìn ông ta. Ông bạn của tôi bèn đứng thẳng lại mỉm cười xin lỗi nói rằng: “Tôi nhịn cười không được. Ông khiến cho tôi nhớ lại một ông chủ hiệu khác cũng nói không cần máy đếm tiền nhưng về sau ông ta là khách hàng sô’ 1 của công ty tôi”. Tiếp theo ông giới thiệu mặt hàng nào công dụng và tiện lợi. Mỗi khi chủ hiệu lắc đầu tỏ ra không thích thú máy đếm tiền thì ông bạn tôi lại hai tay ôm đầu cười rũ rượi, rồi ngẩng đầu lên lại tiếp tục kể câu chuyện một ông chủ hiệu nào đó nói không cần mà cuối cùng lại mua một máy đếm tiền mới tinh. Mọi người trong cửa hiệu chăm chú nhại chúng tôi. Tôi cứng đờ người, sợ hãi quá, tự nhủ rằng: “Họ cho chúng tôi là hai thằng ngốc, chắc sẽ đuổi ra khỏi cửa ngay”. Ông bạn già của tôi vẫn cười khanh khách. Mỗi lần chủ hiệu cự tuyệt mua hàng thì ông lại nhớ đến một câu chuyện hài hước nào đó. Rất kỳ quái, một lúc sau chúng tôi mang vào một máy đếm tiền ông bạn tôi giải thích tường tận cách sử dụng và lạ thay ông chủ hiệu mua ngay chiếc máy đếm tiền đó.

Đó là thành công của hài hước, dùng hài hước phản kích sự cố chấp của đối phương, thuyết phục được đối phương, đạt được mục đích của mình. Đối phó với trường hợp khó khăn phải “mài”, phải “ngâm” thì tiếng cười quả co giá trị thang thuốc nhuận tràng. Không ai giơ tay tát người đang tươi cười, người bị tấn công không thể bẽ mặt, cứ tiếp tục mài và ngâm sẽ đạt đến điều kiện có lợi.

Mọi người đều có cảm tình với người vui vẻ tươi cười. Bộ mặt vui vẻ khiến cho người ta yên tâm. Bộ mặt sa sầm khiến cho người ta nghi hoặc, sợ hãi hay có ác cảm. Cho nên chúng ta phải chú ý xem bộ mặt của chúng ta vui vẻ hay u ám. Cố gắng giữ cho bộ mặt vui vẻ sẽ làm cho đối phương cũng vui vẻ tươi cười đáp ứng yêu cầu của anh.

Ba học sinh đến tiệm rượu muốn uống bia để tỏ ra người lớn. Cô tiếp viên yêu cầu họ đưa chứng minh thư. Hai cậu chưa đủ tuổi thành niên, vậy thì làm thế nào?

Họ bèn đưa tay vào túi lục túi bên trái túi bên phải một hồi rồi nói rằng: “Chúng tôi quên mang chứng minh thư theo. Liệu thẻ mượn sách của thư viện có được hay không? Cô tiếp viên cười rồi bảo người bán hàng: “Cho một chai bia và hai quyển sách”. Thật là lài hước, một chai bia cho cậu học sinh có chứng minh thư đủ tuổi được uống bia, hai cuốn sách cho hai cậu có thẻ mượn sách! Hài hước phải mang theo một chút tự trào thì mới được người khác khoan dung và cảm thông.

Trong cuốn Dũng khí chân chính có câu chuyện ba vị tướng hải quân bàn luận thế nào là dũng khí.

Vị tướng nước Đức nói: “Tôi xin nói cho các ông biệt thê’ nào là dũng khí. Ông vẫy tay gọi một thủy thủ đến hỏi rằng: “Anh có thấy cây cột cờ cao 100m kia không? Tôi muốn anh leo lên đến đinh cột cờ, giơ tay chào rồi nhảy xuống”. Thủy thủ Đức bèn lập tức chạy đến cột cờ, leo lên đến đỉnh giơ tay chào rất đẹp rồi nhảy xuống.

Vị tướng nước Mỹ khen rằng: “Chà, thật xuất sắc”. Rồi ông gọi một thủy thủ Mỹ đến và nói rằng: “Anh có thấy cây cột cờ cao 200m kia hay không Trèo nhanh lên, giơ tay chào hai lần, rồi nhảy xuống”. Thuỷ thủ Mỹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Vị tướng nước Anh nói rằng: “Thưa các vị đây là một cuộc biểu diễn khó quên. Nhưng bây giờ tôi xin nói với các vị cách lý giải dũng khí của hải quân hoàng gia Anh”. Ông gọi một thủy thủ Anh đến bảo rằng: “Tôi muốn anh trèo lên đỉnh cột cờ cao 300m kia, giơ tay chào ba lần rồi nhảy xuống”. Thuỷ thủ đáp lại: “Sao Trung quân muốn tôi làm việc ấy ư?” Thưa tướng quân, chắc Ngài bị loạn thần kinh rồi”.

Vị tướng nước Anh đắc ý nói rằng: “Xem kìa, các vi, đó mới thật là dũng khí chân chính”.

Không nghi ngờ gì một cánh quân mà quân sĩ có loại dũng khí chân chính như thế (không phục tùng mệnh lệnh chỉ huy) càng nhiều thì chiến bại càng nhiều, thậm chí có thể nói không trận nào không chiến bại. Nhưng ta cũng phải công nhận đó là dũng khí chân chính (bởi vì dám cãi lại chỉ huy). Vị tướng nước Anh đã tự chế giễu mình biểu thị tinh thần nhân bản của mình và của quân đội mình hoà hợp, thân thiết với nhau. Không ai nhẫn tâm chỉ trích sự hài hước của tướng quân.

5. Tim người đều bằng thịt

Hoàng hậu của Napoleon là Rogierpin, vốn là phu nhân của tử tước Boana là người hào hoa, phóng đãng. Khi Napoleon đang kịch chiến đẫm máu với quân ý và quân Ai Cập thì Rogierpin tuy vừa mới cưới mà đã tư thông với trung uý Charles, không một chút trung thành với Napoleon. Bà tưởng Napoleon sẽ tử trận trong sa mạc, không cần chờ đợi Napoleon trở về nữa mà tự an bai cuộc đời như không có Napoleon.

Tháng 10 năm 1799, Napoleon từ Ai Cập về Pháp và được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Tin tức truyền đến Pari, Rogierpin kinh hãi. Napoleon trở thành nhân vật nổi tiếng nhất ở châu âu cứu tinh của nước Pháp với tiền đồ thênh thang. Bà đã lừa Napoleon và toan tính bỏ ông ta thì bây giờ rất hối hận. Bà bèn không ngại gian nan lên xe ngựa vượt đường xa đến Lion yết kiến Napoleon. Bà toan tính gặp Napoleon trước mọi người trong gia đình, thừa cơ Napoleon đang say sưa chiến thắng để lừa gạt Napoleon, che giấu tội lỗi của bà. Khó khăn lắm bà mới đến được Lion, nhưng Napoleon đã đi con đường khác về tụ hội với gia đình rồi. Napoleon đã nghe được việc vợ không trung thành nhưng chưa tin lắm. Nhưng khi Napoleon đã chắc chắn Rogierpin phản bội ông thì ông nổi trận lôi đình, quyết định ly hôn với bà. Rogierpin biết việc đã hỏng bét rồi, ngày đêm quay về Pari. Napoleon dặn người nha không cho Rogierpin vào nhà. Nhưng Rogierpin cũng đã vào nhà được rồi lấy hết can đảm đi gặp không. Bà đến trước phòng ngủ của Napoleon gõ cửa nhè nhẹ. Không có tiếng đáp lại. Vặn tay nắm cửa thì không thể nào vặn được. Bà lại gõ cửa và dịu dàng âu yếm gọi Napoleon. Napoleon cũng mặc kệ.

Bà bật khóc lớn nấc từng cơn. Napoleon cũng không động lòng. Bà vừa khóc lóe, vừa đấm cửa xin tha thứ, thừa nhận do một phút nhẹ dạ phạm sai lầm và nhắc lại nhưng lời thề non hẹn biển của họ khi xưa nói nếu không được tha thứ thì tự tử. Nhưng việc đó vân không làm cho Napoleon động lòng. Đến quá nửa đêm Rogierpin không khóc nữa. Bà bỗng nghĩ đến các con, mắt sáng ra lóe một tia hi vọng. Bà biết Napoleon rất yêu hai con Dam và Orel, đặc biệt yêu Orel. Đây là biện pháp tốt để làm cho Napoleon động lòng. Nếu các con thay bà xin thì thế nào Napoleon cũng thay đổi thái độ. Bà đưa các con đến. Cac con ngây thơ và chất phác năn ai Napoleon.

Tim người đều bằng thịt. Chiêu này Rogierpin thành công. Tuy nghi ngờ Rogierpin phản bộ nhưng tiếng than khóc của bà đã gợi lên những kỷ niệm ân ái êm đềm trong lòng Napoleon. Rồi tiếng van xin của hai con phá tan phòng tuyến tâm lý của ông, Napoleon cũng nước mắt ròng ròng, mở cửa ra. Và Napoleon lên ngôi hoàng đế còn Rogierpin làm hoàng hậu cực kỳ vinh hiển. Dùng nước mắt ngâm mộc nhĩ kèm theo lời than thở nỉ non thì hiệu quả ngâm mềm càng lớn. Không ai nỡ giang tay đánh người đang vui cười, huống hồ lại đánh người đang khóc nỉ non!

Chiến thuật nước mắt cũng không phải nhất thiết phải khóc, mà làm ra một bộ mặt đáng thương cung thuộc về kỹ xảo này. Có hai trường hợp dưới đây về người tiếp thị và ký giả là tương đối điển hình. Khi người tiếp thị đi quảng cáo có thể bị khách hàng cự tuyệt. Nhưng sau một thời gian người tiếp thị không nản lòng lại đến. Khách hàng thấy anh ta mồ hôi nhễ nhại mà mặt vẫn tươi cười, nếu không mua hàng cho anh ta thì cũng nhẫn tâm; vì vậy đã mua hàng.

Nhưng ngày tuyết xuống mưa rơi. là cơ hội tốt cho người tiếp thị. Mưa ào ào, ai cũng đều trốn trong nhà, người tiếp thị đội mưa đứng ngoài cửa không thể không khiến cho chủ nhà động lòng trá ẩn cho nên không nỡ cự tuyệt. Tuy chúng ta đều biết rõ mồn một đó là một sách lược của người tiếp thị, nhưng anh ta lam như vậy, há không động lòng người hay sao? Cách tiếp thị này đã vận dụng tài tình tinh cảm của con người. Vốn không định mua hàng hóa nhưng rồi người ta nghĩ không nên để cho người tiếp thị uổng công chịu mưa gió như thế, không nên phụ lòng người. Muốn đối phương nhượng bộ thì phải làm cho đối phương dần dần cảm thấy xốn xang trong lòng đến mức nào đó thì nhượng bộ.

Ký giả đi phỏng vấn cũng vậy, thường phỏng vấn vào ban đêm và sáng sớm. Ví dụ như khi xảy ra sự kiện chính trị trọng đại nào đó, ký giả phải tìm hiểu những nhân vật nào có liên quan vấn đề này rồi sau đó đi phỏng vấn hoặc vào đầu hoặc vào cuối giờ làm việc. Bởi vì lúc này nói chung mọi người đang nghỉ ngơi mà ký giả vẫn phải làm việc, khiến cho đối phương được phỏng vấn thấy trong lòng không yên, nếu không trả lời phỏng vấn thì không đành lòng.

Nói tóm lại tim ai cũng bằng thịt, đều xúc động chứ không phải sắt đá, chỉ cần biết cách tác động đúng thì sẽ có hiệu quả.

6. Trước lạ sau quen

Người ta thường nói tình người bán cho người quen. Giữ thể diện hay không giữ thể diện cho nhau là giữa người quen hay người lạ. Cho nên lôi kéo tiếp cận người lạ nếu chỉ dày da mặt ra sức mài và ngâm thì cũng không ăn thua gì, nhất định phải nghiên cứu ra một phương pháp vạch ra từng bước đi. Tục ngữ nói trước lạ sau quen, nghĩa là sau khi đã mở được đột phá khẩu đặt quan hệ với đối phương thì phải bám chắc đối phương hết lần này đến lần khác. Năm dài tháng rộng, lâu ngày hai bên quan hệ sẽ ngày càng khăng khít. Có người tổng kết thành những kỹ xảo sau đây:

1. Tạo ra cơ hội tiếp xúc thân thể đối phương một cách tư nhiên.

Một nhà bình luận đã viết bài đăng báo kể rằng khi ông ta đến công ty bách hóa mua áo sơ mi hay cà vạt, cô gái bán hàng đều nói: “Để em đo kích cỡ cho anh nhé!” Mỗi lần như thế nhà bình luận đều tự nhủ trong lòng: “Ái dà! Phương pháp này quả không tốt, mình mắc câu rồi!” Bởi vì khi nàng đo đạc thì thân thể nàng tất áp sát thân thể anh, có khi sát đến như là bạn tình với nhau vậy khiến cho tim anh hưng phấn tựa như khi yêu đương. Và anh không thể không mua áo và cà vạt. Mỗi người đều có cảm giác về phạm vi xúc động của từng bộ phận thân thể, cách áp sát phạm vi xúc động thân thể như thế chỉ có giữa những người thân tình với nhau. Nhà bình luận đã để cho cô bán hàng tiếp xúc vào phạm vi đó, tất anh ta sẽ sản sinh một ảo tưởng thân cận với đối phương. Điều này ai cũng thế cả. Một tạp chí nọ đăng bài “Đặt tay lên vai chúng tôi đã là bạn tình”. Đúng vậy một cặp nam nữ không quen biết nhau chỉ cần có thể đặt tay lên vai đối phương thì cự ly trong tim đã rút ngắn lại đôi phần, có khi trong giây phút đã trở thành bạn tình. Các cô tiếp thị thường dùng chiêu này vừa nói vừa áp sát khách hàng một cách tự nhiên. Cho nên nếu anh muốn sớm đặt được quan hệ thì phải tạo ra cơ hội tiếp xúc thân thể đối phương.

2. Khi lần đầu tiên gặp đối phương thì nên đứng ở vị trí bên cạnh. Mọi người đều đồng cảm khó chịu khi tiếp xúc lần đầu tiên mà đối phương đứng đối diện với mình. Bởi vì như vậy ánh mắt hai người dễ chạm nhau khiến cho hai bên thêm căng thẳng. Một phú hào đã từng nói nếu có người vay tiền mà ông không muốn cho vay thì ông ta sẽ đối mặt với họ mà nói chuyện, vì như vậy đối phương sẽ căng thăng không mở miệng nói lên lời, nếu cho đối phương vay tiền thì đối phương không dám không trả. Những người vay tiền mà không trả thì thường đứng bên cạnh người nói chuyện.

Khi nói chuyện với người ta mà ngồi bên cạnh thì thoải mái hơn, bởi vì không phải luôn luôn nghĩ đến ánh mắt của đối phương mà chỉ khi nào cần thiết mới nhìn vào mắt đối phương. Ngồi bên cạnh nói chuyện càng tăng thêm thân mật. Cho nên khi gặp đối phương lần đầu mà muốn tăng thêm cảm giác thân cận thì nhất thiết không được ngồi đối diện với đối phương mà phải ngồi bên cạnh họ thì mới không khẩn trương, dễ dàng giao tiếp đạt kết quả thân cận.

3. Thời gian gặp mặt dài không bằng gặp mặt nhiều lần.

Đối với một nhân viên vừa tiếp thị thành đạt thì việc thường xuyên đến nhà khách hàng được xem là một trong những yếu quyết để làm quen với khách hàng, nhất là khi đến lại nói nhân đến công tác gần đây nên tạt qua thăm thì khách hàng lại càng cảm kích. Phương pháp thân cận này giống với học tập. Người ta cho rằng học tập thời gian dài không bằng học thành nhiều lần.

Ví dụ nếu chúng ta cần học 12 giờ đồng hồ trong tuần, thế thì mỗi ngày học 2 giờ liên tục trong một tuần lễ có hiệu quả hơn là học liền một mạch 12 giờ. Cũng giống như dạy lái xe, mỗi ngày dạy một số giờ nhất định không được vượt quá, cũng là áp dụng phương pháp học tập phân tán có hiệu quả hơn học tập tập trung.

Về phương diện quan hệ giao tế, làm cho đối phương có cảm giác thân cận là điều kiện cơ bản để gây ấn tượng tốt cho đối phương. Muốn thỏa mãn điều kiện này thì lợi dụng hiệu quả phân tán có thể nói là phương pháp tốt nhất để gây ấn tượng mạnh.

Nói không, các bạn nhậu rượu thân đến với nhau tưởng chừng như là quan hệ bền vững lắm, thực tế thì nếu không duy trì lâu dài thì tình cảm nhạt ngay. Nếu có người hỏi anh: Quan hệ của anh với người nào đó như thế nào, nếu anh trả lời chỉ mới gặp một lần hay ngẫu nhiên mới gặp nhau thì ấn tượng sẽ khác hẳn nếu như trả lời là thường gặp nhau. Đạo lý rất dễ hiểu số lần gặp nhau và mức độ thân cận nhau tỉ lệ thuận với nhau.

Bình luận