Làm thê’nào để khiến cho người khác không xấu hô?
Người ta mặc áo quần trước là để chống lại rét mướt lạnh lẽo, thứ đến để làm đẹp, thứ ba là để chữa thẹn. Làm người ai cũng biết thẹn khi tư tình ẩn nặc bị phanh phui cho nên giỏi chữa thẹn là không thể thiếu..
Người ta không nói việc xấu trong nhà để người ngoài biết. Việc riêng khó nói của mình không ai muốn phô bày để trở thành chuyện tiếu lâm cho thiên hạ. Nhưng không làm thì người ta mới không biết. Thuật chữa thẹn yêu cầu phải giữ bí mật tuyệt đối, thứ đến là sau khi việc xấu đã bộc lộ ra ánh sáng thì khiến cho hậu quả nhẹ bớt đi.
Người khác bị xấu hổ thì chớ có buông lời khoái chí, nếu không sẽ kết mối oán cừu và bị mọi người tẩy chay. Nếu có thể chủ động hóa giải cho người ta, chữa thẹn cho người ta thì có thể theo đà chiếm được lòng người.
Việc đời khôn lường, việc bí mật riêng tư không phải không thể bị tiết lộ. Mỗi người đều có thể bị xấu hổ một ngày nào đó. Trước tiên phải giữ bình tĩnh, không được bối rối hoang mang khiến cho thẹn càng thêm thẹn, đập vỡ chai dầu tràn ra khắp nhà. Thứ đến phải học được cách thuận tay đưa dao chứ không chữa thẹn một cách sống sượng, lộ liễu. Thứ ba, có thể dùng biện pháp “vua quay lại nói với tả hữu” phân tán sự chú ý của mọi người, tránh mũi nhọn. Muôn vàn không được để cho người ta nắm được đằng chuôi, lôi ra những điều xấu hổ còn lớn hơn nữa khiến cho anh thân bại danh hệt.
1. Không nên vì thẹn nhỏ mà không chữa
Thiếp Vàng tô son thì ai ai cũng thích, còn điều xấu hổ thì không ai muốn người khác lôi ra. Nếu trong giao tế, chú ý chữa thẹn, che thẹn, che giấu những điều riêng tư cho người ta thì người ta cảm kích anh vô tận.
Khi có cơ hội sẽ đền đáp thịnh tình của anh. Anh Mỗ công tác trong bộ phận thiết kế. Sau khi tốt nghiệp đại học lập tức đạt được danh hiệu kiến trúc sư cấp 1, là một thanh niến có tài, thân thể cao lớn, nói năng hài hước, dễ yêu cho nên được các bạn gái yêu thích. Anh cũng không che giấu điều đó mà lại thường đắc ý huênh hoang trước đám đông. Thực là một cậu con trai đáng chán.
Một ngày nọ, anh Mỗ cùng hai vị thượng cấp đến cơ quan một khách hàng đang ủy thác thiết kế nhà. Đối phương, ngoài một giám đốc phụ trách ra còn có hai vị bộ trưởng tham dự cuộc họp. Hôm nay là cuộc gặp mặt đầu tiên để thăm dò khách hàng. Hai bên đứng trong phòng khám trao đổi danh thiếp cho nhau. Bấy giờ từ trong ví đựng danh thiếp của anh Mỗ rơi ra một vật. Anh Mỗ lật đật nhìn xem và mọi người cũng nhìn theo. Bỗng nhiên anh Mỗ kêu lên một tiếng rất bối rối, những người khác cũng nín thở lặng người. Vật rời trên bàn là một bao cao su tránh thai. Anh Mỗ vội vàng hối hả nhặt lên, run cầm cập lén nhìn mặt giám đốc. Giám đốc cười nói: “Ha ha, không nhìn thấy, không nhìn thấy”, sau đó cuộc hội đàm tiến hành trong tiếng cười và thân thiện.
Lời nói tầm phào của giám đốc chắc chắn không ai tin là thực nhưng lại có tác dụng rất tốt. Để chiếu cố danh dự và thể diện người khác, nói dối, nói tầm phào thì có gì là tội lỗi? Không có hại cho ai cả?
Trong hoàn cảnh nhất định, có người vì tránh xúc phạm điều húy kỵ của người khác, đề phòng dẫn đến phiền toái khiến cho đôi bên không vui lòng, có khi không thể, không muốn, không tiện nói thẳng ra việc gì đó thì phải dùng một sự việc khác thay thế hay hóa giải, biến hung thành cát, triển khai giao tế đạt đến mục đích. Trong một buổi chiêu đãi do sơ suất, một người phục vụ đã đưa lên một đĩa thức ăn thịt lợn cho một ông bạn Islam giáo khiến cho bàn tiệc ngỡ ngàng, khó chịu. Thấy thế, thủ tướng Chu ân Lai nói đùa to: “Đây là vịt, chúng ta đều là vịt cả”. Nhờ thay đổi danh từ mà đã hóa giải được cục diện do người phục vụ gây ra. Trong tình thế mọi người đều biết rõ cục diện khó chịu do người phục vụ sơ suất nhưng đương nhiên không nên bàn luận về sơ suất đó, cần phải hóa giải nhanh chóng cho nên thủ tướng Chu ân Lai mới “chỉ lợn nói vịt” quả là người cơ trí.
Xem ra chữa thẹn có lúc không phải là việc xấu. Gặp phải tình thế khó chịu nên ra sức dùng câu chuyện với nội dung đánh lạc hướng chú ý của mọi người, không nên bám vào việc đã xảy ra khiến cho càng bế tắc.
Trong giao tế, không ai có thể dự tính được tất cả. Ví dụ như anh không ngờ đối phương là người có hiềm khích với anh hay là bạn của kẻ cạnh tranh với anh. Cũng có thể anh không tính được đối phương không thích ăn món ăn Tứ Xuyên; cũng có thể bỗng nhiên anh nói sai một câu v.v. Những điều đó đều khiến người ta ngỡ ngàng khó chịu. Lúc đó thì tình thế mà anh dự tính đã thay đổi, nhất thời không thể không có kế mới. Trong trường hợp này rất cần chữa thẹn. Năng lực chữa thẹn của một người đương nhiên lấy kinh nghiệm sống làm cơ sở, vận dụng vào thực tế nhiều lần trở nên lão luyện thông minh. Đồng thời, năng lực ứng biến cũng phản ánh tính nhanh trí và hàm dưỡng của con người. Chỉ có những người công lực xử thế thâm hậu mới có thể biến nguy thành an trong những trường hợp phát sinh biến hóa bất thường, khiến cho mình thoát khỏi cảnh khó chịu và đạt được hiệu quả tốt trong giao tế.
Muốn chữa thẹn phải làm được những điều sau đây:
1 Bất kể xuất hiện tình huống gì đều phải giũ bình tĩnh cao độ khiến cho mặt không biến sắc. Như trong một lần giao dịch thương mại, đối phương bỗng nhiên nói anh ra giá cho một công ty thấp hơn cho họ, như vậy quá bắt nạt họ. Thông tin thương mại bị tiết lộ như thế làm cho các cán bộ thương mại rất mất thể diện. Nếu như họ không bình tĩnh, quá ư căng thẳng hay kích động, rất có khả năng không ứng phó nổi cục diện này. Thừa nhận sự thực này hay là phẫn nộ tranh luận, liều mạng phủ nhận sẽ có thể dẫn đến giao dịch tan vỡ.
Nhưng nếu anh rất bình tĩnh thì có thể nhanh chóng tìm ra lối thoát, ví dụ như giá cả thấp vì không bảo đảm đổi lại và bảo trì sửa chữa, hay là có chi tiết nào đó chưa dùng nguyên liệu mới, kỹ thuật mới, hay là do hình thức thanh toán, thời hạn giao hàng, bảo hiểm chất lượng v v. khác với lô hàng đang thương thảo. Bất cứ thế nào anh cũng phải tìm ra lý do thích hợp để cứu vãn tình thế, tìm ra phương pháp bảo vệ thể diện của mình.
2. Bất cứ tình huống nào cũng có thể hóa giải mâu thuẫn hay giảm khinh mẫu thuẫn tình ra lối thoát cho đôi bên, khiến cho không khí căng thẳng chuyển sang hòa dịu, từ quẫn bách chuyển sang tự nhiên. Nhiều lúc giải vây cho người khác còn quan trọng hơn che chắn cho bản thân, một mặt biểu thị thông cảm và tôn trọng đối phương, mặt khác giành một mảnh đất sau này cho bản thân.
3. Học tập tốt cách chuyển dịch câu chuyện và phân tán sự chú ý của người khác. Nói sai hay làm sai việc gì đó thì ngoài việc nhanh chóng nhận sai ra còn phải chuyển dịch câu chuyện một cách khéo léo, hướng
sự chú ý của người ta sang một phương diện khác. Ví dụ như dùng phương thức hài hước hay kể chuyện tiếu lâm để chuyển dịch mục tiêu, đem việc người biến thành việc vặt, đem câu chuyện khiến người ta căng thẳng biến thành chuyện cười, v.v…
2. Làm sao không bị lời nói ác độc làm tổn thương
Hai bác sĩ ngoại khoa trong khi mổ gặp phải vấn đề nan giải bèn ngừng mổ, một hộ sĩ cao cấp bảo: “Sao không cử thử một lần xem sao “. Một vị bác sĩ ngoại khoa chữa thẹn bèn nói: “Bởi vì chúng tôi nhớ tuần lễ trước chị quên ghi bệnh án cho một bệnh nhân”. Cô hộ sĩ thẹn đỏ mặt không nói nên lời.
Có một ông chồng sau khi ăn cơm ở nhà hàng muốn tỏ ra hào phóng bèn “boa” 20 đô la, vợ bèn thu lại số tiền đó và nói lớn: “Phục vụ không tốt lắm, không đáng “boa” sô tiền ấy ông chồng chỉ còn cách nhanh chóng ra khỏi nhà hàng.
Trong cuộc sống thường gặp hạng người ngang trái như thế này. Họ thường là bạn, đồng sự hay vợ của anh, ở nơi công cộng thường bá vai anh bảo với mọi người anh đã từng có sai lầm này thất sách nọ, hay đưa ra tư liệu “tham ăn” của anh, khiến cho anh nhức nhối. Nếu anh nổi giận thì họ sẽ nói “bất quá đùa một chút mà thôi”, lại còn nói anh nhạy cảm quá, không có tinh thần hài hước.
Gặp phải những trường hợp bất ngờ như vậy, có hai cách xử lý khác nhau.
Một cách là phản kháng tiêu cực, ngậm miệng chịu xấu hổ hoặc là nổi giận lớn tiếng phản kháng. Cách này làm tổn hại hình tượng tốt đẹp của anh đối với công chúng. Cách thứ hai là ứng phó tích cực, lợi dụng thông tin cuộc giao tế bất lợi này cho một trận giao tế có ích khác, không những chống lại đả kích nọ một cách hữu hiệu mà còn được người ta tôn trọng và hoan nghênh hơn. Chuyên gia xã hội học của đại học Hoa Thịnh Đốn là Edward Gratt đã nghiên cứu hơn 20 trường hợp quẫn bách trong giao tế. ông nói bị làm nhục công khai đương nhiên là việc không vui và cũng không phải là chuyện vụn vặt có thể nhẫn nhịn được. Khi bị làm nhục tổn thương tình cảm, đại đa số người ta thường nổi giận, nói lắp bắp, mặt đỏ bừng. Nhưng anh nên chọn một giải pháp khác: giữ vững lý trí, khống chế tình thế. Không cần phải phiền não lâu mà phải suy nghĩ vì sao người đó lại vô lễ như thế. Có một số người cố ý khiến cho anh cảm thấy quẫn bách bởi vì trong lòng họ cảm thấy anh cũng biết điều gì của họ, hay là để báo thù việc gì anh đã làm bất lợi cho họ. Một số người là kẻ thích trêu chọc buột miệng nói ra chứ không cô ý làm nhục anh.
Còn nhà tâm lý học Bello Skilac thì cho rằng, nên suy đoán xem có điều gì bí ẩn không bộc lộ với loại người ấy đã khiến họ hành động như thế, thực tế đó là đều không thể nhận định chính xác. Rất có thể người ta nghĩ rằng anh không bị tổn thương vì điều đó. Khi anh trì trích hành động vô lễ của họ thì những người ăn vụng về mà không có ác ý này lập tức xin lỗi anh.
Đương nhiên, nên ứng phó tình huống quẫn bách này như thế nào thì cần xét tình hình cụ thể. Nếu như ông chủ hay thượng cảm của anh chỉ trích anh trước mặt các đồng sự, và hơn nữa có thể lần sau lại làm như thế thì anh có thể dùng câu sau đây để ứng phó một cách bình tĩnh và tự tin để bảo vệ lòng tự trọng của anh “Phải chăng chúng ta có thể trao đổi riêng với nhau vấn đề này.
Cũng vậy, nếu bị vợ hay bạn làm tổn thương như thế, anh phản kích không bằng bình tĩnh nói cho họ rõ là họ đã làm tổn thương anh? Nếu họ tiếp tục làm cho anh quẫn bách, anh phải tiến lên nói với họ là anh sắp không còn tin tưởng họ nữa. Năng lực ứng phó này biểu thị đầy đủ lòng tự trọng lành mạnh, tỉnh táo và năng lực tự khống chế tình cảm của anh, khiến cho đối phương tự nhìn lại bản thân mà thấy xấu hổ, tự phản tỉnh lời nói và việc làm của họ.
Khi có số người cố tình làm nhục anh lần thứ hai khiến cho anh quẫn bách thì anh nên dùng biện pháp nghiêm khắc hơn. Có lúc anh nên ngăn cản họ ngay tại chỗ, nói với họ: “Xen ra anh có ý làm khó dễ tôi, có thể nói cho biết là vì lý do gì không?” Cách ứng phó này biểu hiện anh không mất lý trí, là người có hàm dưỡng tốt khiến cho người xung quanh tôn trọng, đối phương phải thừa nhận và thay đổi tâm ý không lành mạnh của họ, cải thiện và gia tăng quan hệ hai bên. Bất luận anh dùng thái độ nào, quan trọng nhất là không được nổi giận. Nổi giận chỉ khiến cho kẻ khiêu khích chiếm thượng phong và sẽ dẫn đến thái độ thù địch sâu sắc hơn.
3. Ngã xuống rồi thừa thế bật dậy
Ngụ ngôn Edop có câu chuyện ông hói chữa thẹn. Có một ông hói đội tóc người khác cưỡi ngựa ra đi. Gió thổi bay bộ tóc giả, những người xung quanh bất giác cười vang. Ông hói dừng ngừa lại, nói: “Bộ tóc này vốn không phải của tôi, bay đi thì có điều gì kỳ quái đâu Chẳng phải nó đã từng rời bỏ chủ nhân sinh ra nó đấy ư?”
Tổng thống Lincoln cũng có câu chuyện tương tự. Trong lần tranh cử nghị viện bị thất bại, có người hỏi cảm giá như thế nào Lincoln kể một câu chuyện khi ông đi vận động tranh cử bước phải chỗ bùn trên đường đi trượt chân xô người khác văng ra ngoài đường, ông tự bảo mình: ” Đây là trượt chứ khôngphải ngã”.
Có người hỏi ông làm tổng thống nước Mỹ đại cường quốc có cảm giác gì? Lincoln bảo ông nghĩ đến câu chuyện một tội phạm. Có một tên tội phạm nọ tự trừng phạt bằng cách bảo người láng giềng cưỡi lên người hắn đến ngoại thành đi xe hỏa. Hắn hỏi người láng giềng có cảm giác gì? Ngươi láng giềng nói nếu đó không phải là một loại vinh dự thì thà rằng đi bộ.
Lincoln nói: “Tôi quả đã hể nhiều câu chuyện, trong kinh nghiệm tích lũy lâu ngày của tôi, tôi phát hiện người ta thường dùng hài hước làm phương tiện diễn đạt thì dễ dàng có ảnh hưởng tốt”.
Sau khi Lincoln qua đời, quyển sách Chuyện cười của cụ Abraham bán chạy như tôm tươi. Lincoln kể chuyện cười không phải để cười. Người ta nói, chuyện cười của tổng thống Lincoln còn giống như chuyện ngụ ngôn đầy ắp trí tuệ và ý nghĩa giáo dục.
Nhanh trí và hài hước chiếm địa vị trọng yếu trong việc chữa thẹn, bởi vì biết thừa thế, có việc xấu hổ như khi có người vấp ngã lại bảo dưới đất chỗ này có ba trăm lạng bạc để chũa thẹn. Mọi người bèn nghĩ đến ba trăm lạng bạc. Còn nếu khi sa vào tình thế xấu hổ mà giải thích lung tung thì chỉ càng làm xấu hổ thêm mà thôi.
Nhanh trí và hài hước không làm cho người ta ác cảm mà cả cười bỏ qua sự việc.
Một nhà văn viết một cuốn tiểu thuyết, sách được hoan nghênh. Có một nhà văn khác nảy sinh lòng đố ky bảo với bà rằng: “Tôi rất thích tiểu thuyết của bà. Không biết ai viết hộ bà quyển tiểu thuyết này? Nữ văn sĩ đáp: “Rất vui mừng biết ông thích tác phẩm không ra gì này, không biết ai đọc cho ông nghe vậy?” Đối phương châm biếm bà không biết viết, bà phản kích bằng cách nói đối phương không biết đọc. Đấy thật là ngoài tình lý, mà lại có tình lý, chế diễu mà thôi, cười rồi bỏ qua. Ngoài ra mặt lạnh như tiền khi người ta gây khó chịu cho anh cũng là một loại nhanh trí cao cấp, cao siêu vạn trượng.
Năm 1972, Chu ân Lai cùng Kistinger bố trí sự kiện mở đường giao tiếp Trung – Mỹ. Kistinger đến Bắc Kinh đàm phán với Chu ân Lai. Sau khi hội đàm thành công, Chu ân Lai mở tiệc tiễn khách, Kistinger không nén nổi vui mừng trong lòng, bảo đảm một:cách thành khẩn với Chu ân Lai sau khi về nước sẽ vận động cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khôi phục chiếc ghế trong Liên Hiệp Quốc. Kistinger càng nói càng bốc, không còn giữ được nghi lễ ngoại giao, đưa ra thời gian là khoảng một năm thì xong việc đó. Chu ân Lai trước sau chỉ mỉm cười tỏ ý tán thưởng và cảm tạ.
Sau khi máy bay của Kistinger cất cánh không bao lâu Kistinger nhận được điện báo từ Mỹ rằng hôm qua Liên Hiệp Quốc đã thông qua quyết định khôi phục chiếc ghế cho Cộng hòa Nhân dân rung Hoa. Đương nhiên đó là một việc tốt. Nhưng Kistinger nghĩ rằng việc lớn như thế này tất Chu ân Lai đã biết rồi, cho nên khi ông nói: “Khoảng 1 năm” mà Chu ân Lai nói: “Xong nói, không cần ngài giúp nữa” thì thật là xấu hổ.
Đối diện với người đang hưng phấn mà lại trấn tĩnh. Nếu Chu ân Lai trực tiếp bảo cho biết tin tức đó thì há Kistinger với thân phận của mình sao khỏi xấu hổ. Dù rằng Kistinger tài trí tuyệt vời, có thể hóa giải được thì thành ra ta dựng sân khấu cho người hát hay sao, vì vậy Chu ân Lai chọn thái độ im lặng là hay nhất.
4. Nhìn chằm chằm vào chỗ khác
Tháng 7 năm 1807, Napoleon hội đàm với sa hoàng Alecxan đại đế. Vương hậu nước áo là Luisa đến thỉnh cầu Napoleon trả Madbua cho áo. Vừa gặp mặt, vương hậu Luisa bèn tán tụng đầu của Napoleon giống như Xê da, rồi dịu dàng duyên dáng nói thẳng yêu cầu Napoleon trả Madbua.
Napoleon không tiện cự tuyệt ra mặt nhưng cũng không thể dễ dàng đồng ý. Ông hết lời ca tụng y phục của vương hậu đẹp như thế như thế, định lái câu chuyện đòi đất sang chuyện khác. Luisa cung kính nói: “Lúc này chúng ta lại nói chuyện thời trang hay sao? Rồi vương hậuu lại tiếp tục đề nghị trả đất, Napoleon lại chuyển sang chuyện khác. Vương hậu Luisa kêu gọi lòng khom cung đại độ của Napoleon dùng lời lẽ rất trân trọng, thành khẩn kiên trì đề nghị khiến cho Napoleon ít nhiều dao động, giữa lúc đó quốc vương áo Fraxoa bước vào, giọng hiệu của Napoleon trở lại lạnh lùng.
Khi yến tiệc kết thúc, Napoleon lịch sự tặng cho Luisa một đoá hoa hồng. Vương hậu nhanh trí nói ngay: “Tôi có thể xem đây là biểu tượng hữu nghị về thỉnh cầu của tôi đã được đáp ứng phải không?” Napoleon đã cảnh giác sẵn, bèn nói một thôi một hồi dài dòng văn tự rất lịch sự lái sang chuyện khác. Vương hậu Luisa không đạt được mục đích, lủi thủi ra về.
Trong ngoại giao, quan trọng nhất là kiên trì nguyên tắc lập trường của mình, nhất định không dễ dàng nhượng bộ, đồng thời ngôn từ hành vi phải thích hợp, không thất lễ, đó là một nghệ thuật cao siêu. Không tiện vỗ mặt hoàng hậu, chiếm đất của người khác cũng không vẻ vang gì, nếu lôi ra cãi vã lằng nhằng càng xấu hổ cho nên Napoleon lái sang chuyện khác chữa thẹn là diệu kế.
Cho nên phương pháp “vua quay sang nói với tả hữu là một biện pháp chữa thẹn hữu hiệu nhất, có thể lái sự chú ý của đối phương vào chuyện khác một bàn tay che trời vượt biển, có thể kéo dài thời gian, dập tắt lửa giận của đối phương, tránh xung đột trực diện, duy trì thể diện cho cả hai bên. Kỹ xảo “vua quay sang nói với tả hữu có rất nhiều phép, có thể tìm ra câu chuyện thích hợp không thì nói loanh quanh chọc cười cũng có thể.
Trong cuộc sống hàng ngày có người tỏ vẻ cao siêu tài trí, khi có ai đến xin giúp đỡ thì thao thao bất tuyệt càng nói càng xa, hoặc giả cố tình dài dòng văn tự để tiêu hao thời gian gặp mặt rồi cuối cùng cự tuyệt. Loại người như thế rất khó thuyết phục. Nếu dùng thủ thuật thông thường thì trúng kế của họ. Còn nếu như cứ im lặng lại là thừa nhận họ chiếm thượng phong. Đối với loại người khó chơi này thì trước tiên anh phải chặn họ lại. Biện pháp tốt nhất là nói một cách nhẹ nhàng: “Có một chút việc như thế này” hay cố tình tảng lờ chú ý vào một vật gì khác. Những động tác như thế có thể gián đoạn nguồn cảm hứng của đối phương, tạo ra cơ hội cho anh chen vào.
Trong các cuộc thảo luận ở nghị viện phương Tây thường dùng kỹ xảo tâm lý này. Các ông nghị đều chuẩn bị trước lời phát biểu, không dễ gì phá hoại tư duy logic của họ. Những nghị viên già dặn đều tán thành tất cả nhưng gì họ nói và chờ đợi thời cơ cắt lời khiến cho phải nói thật. Phương pháp này rất có hiệu quả đối với những người thao thao bất tuyệt, nói như nước suối tuôn trào.
Đối phương muốn nói lung tung, anh muốn nói việc chính, kẻ nói qua người nói lại nhưng không tiện cãi vã, nếu không có tài ăn nói và cách suy nghĩ độc đáo thì không được việc. Chữa thẹn càng cần có miệng khéo.
5. Thuật “rửa trôn” trong quan trường
Sau khi kháng chiến chống Nhật thành công không bao lâu, đương thời chính phủ Quốc Dân Đảng vẫn còn ở Trùng Khánh. Một hôm Tưởng Giới Thạch đẫn Đái Lập đến gặp Trần Lập Phu, có một thiếu nữ yêu kiều diễm lệ dâng trà. Trần Lập Phu giới thiệu đó là Trần Dĩnh, cháu gái của ông vừa du học ở Mỹ về. Tưởng Giới Thạch rất thích bèn hỏi việc học hành của cô và tỏ ra rất quan tâm. Đái Lập rất giỏi đầu cơ tung hứng, chẳng bao lâu sau bèn đề nghị Tưởng Giới Thạch nhận cô ta làm thư ký Anh văn trong dinh của Tưởng. Trần Dĩnh nhận công tác không bao lâu thì đã thân thiết đậm đà với Tưởng Giới Thạch, về danh nghĩa là thư ký Anh văn, thực tế là tình nhân của Tưởng Giới Thạch.
Sau một thời gian, việc này bị Tống Mỹ Linh phát hiện, muốn tìm cách thân hành bắt quả tang làm ầm ĩ một phen nhưng vì thân phận, địa vị và lợi ích của gia tộc nên phải tìm cách giải quyết lưỡng toàn kỳ mỹ. Một hôm, đêm khuya Tống Mỹ Linh đến phòng Trần Dĩnh. Trần Dĩnh kinh hoàng cả sợ, cho rằng đại họa đã ập xuống đầu. Nhưng Tống Mỹ Linh lại ra vẻ vô sự ngồi xuống nói một cách ôn hòa: “Cháu này, cháu còn nhỏ quá, mới độ xuân xanh phơi phới. Có nhớ mấy câu trong Kinh Thi hay không Hu ta! cứu hề, vô thực tang toán Hu ta nữ hề, vô dữ thổ đam” (Than ôi chim chớ ăn quả dâu chua. Than ôi, thiếu nữ chớ ngã trong bùn). Ta thường than tiếc cho đàn bà mệnh khổ cho nên chúng ta càng nên tự thương tiếc. Cháu này, không, không nên chie nghĩ đến trước mắt, phải suy nghĩ cả cuộc đời lâu dài!”. Trần Dĩnh rất cảm động vừa khóc vừa nói: ” Cháu đi Mỹ đi. 50 vạn đô la này biếu cháu như thể là một chút tâm của ta. Hộ chiếu và vé máy bay ta đã chuẩn bị hộ cháu rồi, sáng sớm mai đi ngay!”
Đột nhiên Trần Lĩnh bỏ đi, Tưởng Giới Thạch trong lòng không vui, tuy không nói ra được nhưng không thể không lộ ra. Tống Mỹ Linh thừa cơ nói xa xôi: “Anh Tưởng Có thể che trời qua biển hay sao, có thể giấu được em sao? Em làm như thế, chẳng lẽ anh không hiểu? Có phải nhất định em phải ra giữa công chúng bêu xấu Ngài nguyên thủ lãnh tụ chăng?” Tưởng giới Thạch chỉ còn có cách giả vờ nói qua quít cho xong chuyện.
Chuyện xấu hổ chốn quan trường một khi bị người đời phát giác, ai ai cũng muốn xem các vị quan lớn cao tại thượng đó ngã ngựa mặt, mũi xấu hổ như thế nào. Cho nên xem ra phải tổ chức một đội chuyên “rửa trôn” cho chính khách vậy. Tưởng Giới Thạch một lúc choáng váng, thấy gái đẹp lòng dục bùng lên, trâu già muốn ăn cỏ non, nếu một khi việc bộc lộ ra ngoài thì còn mặt mũi nào nữa. Tống Mỹ Linh dùng phương pháp “trút củi dưới đáy nồi” đã nhổ tận gốc rễ cây xấu hổ của Tưởng Giới Thạch, che kín cả trời.
Đương nhiên, quyền lực của chính khách nói chung không nhỏ, tần suất xảy ra sự cố xấu hổ lại rất cao vì không phải chỉ có một việc “sắc” mà hàng ngàn vạn loại sự việc, không thể che tất cả. Tên tuổi của họ luôn bị mọi người nhòm ngó, hễ có chút bẩn lập tức sóng gió nổi lên. Thân tại quan trường, nhiều khi phải “rửa trôn” cho cấp trên, hiệu quả cũng bằng “vỗ mông ngựa”.
Cuối thời Thanh, Trần Thụ Bình làm tri huyện Giang Hạ, đại thần Trương Chi Động làm đốc phủ Hồ Bắc. Trương Chi Động quan hệ với phủ quân Đàm Kế Tuân không hợp. Một hôm, Trần Thụ Bình mở tiệc ở Hoàng Hạ lâu mời ông Trương, ông Đàm v.v.Thực khách có người đề cập đến mặt sông rộng hẹp, Đàm Kế Tuân nói 5 lý 3 phân, Trương Chi Động cố ý nói 7 lý 3 phân. Hai ông tranh luận không ai chịu ai, không ai chịu mất thể điện. Trần Thụ Bình biết hai ông mượn cớ sinh chuyện, rất bất mãn và xem thường hai ông cãi vã ồn ào nhưng lại sợ làm mọi người mất vui bèn nghĩ ra một cách. Ông bỗng dưng đứng dậy khoanh tay nói một cách khiêm tốn: phi thường nước lên thì mặt sông rộng 7 lý 3 phân, khi nước xuống thì mặt sông rộng 5 lý 3 phân. rương đô phủ nói về nước lên, còn Đàm đại nhân thì nói ước xuống Hai vị đều không nói sai, có điều gì đáng ngờ đâu? Hai ông Trương, Đàm đều thuận miệng nói bừa rồi vì tranh cãi nên không rút lui được, nghe lời hóa giải lý thú của Trần Thụ Bình, tự nhiên không còn gì để nói nữa. Mọi người vỗ tay tán thưởng cả cười.
6. Trùm vải lên rồi mới làm ảo thuật
Nhà ảo thuật làm các trò ảo thuật, ai cũng biết là giả, vui lòng chấp nhận tấm vải bịt mắt của họ. Khoa học về quan hệ xã hội dạy rằng phải chú ý tôn trọng người khác cả khi trách móc phê bình, có một tấm vải che thẹn thì đối phương dễ tiếp thu hơn. Mọi người tránh điều khó chịu mới có thể diễn trò được, kỳ thực trong bụng ai cũng biết rõ. Những trường hợp như vậy rất nhiều.
1. Lời khó nói nên dùng trí lực và chuyện cười gói lại thành viên đan bọc đường.
Đôi uyên ương Tam Phố Chu Mốn va Tằng Dã Tích Tử nổi tiếng trên văn đàn Nhật Bản nghe nói, mấy năm trước cứ mỗi năm đều cãi nhau một lần về một chuyện vô vị. Nguyên nhân tranh cãi là ngày kỷ niệm thành hôn của hai người co bạn là Hạ Thục Quần Tử đánh điện đến chúc mừng. Tấm lòng ưu ái đó của bạn bè thì khi mới kết hôn hai vợ chồng đều rất hứng thú. Nhưng kết hôn đã 15, 20 năm rồi đã trở thành “lòng tốt không được hoan nghênh”. Họ bảo nhau: “Hôm nay là kỷ niệm ngày kết hôn ư? Lại điện chúc mùng! Thôi thôi cần gì làm như thê’ nữa! Già rồi”. Cả hai đều không vui, thảo luận với nhau hồi lâu cho rằng cứ thế này mãi không chịu nổi, Tằng Dã Tích Tử điện cho Hạ Thục Quần Tử: “Cảm ơn bạn mỗi năm đều đánh điện chúc mừng nhưng nay đã là vợ chồng già rồi, thực không muốn nói đến kỷ niệm kết hôn gì nữa”. Từ đó không có điện chúc mừng nữa.
Trong cuộc sống hàng ngày chắc anh cũng có điều không tiện nói. Trong trường hợp đó, nếu trực tiếp nói: “Quả là đau đầu”. Như vậy rất phiền thì rất có khả năng khiến cho đối phương phản cảm hay không vui. Nếu như có trí tuệ và hài hơức như Tằng Dã Tích Tử thì đối phương nhất định cười trừ, vừa không tổn thương đối phương, vừa bản thân cũng không khó xử.
2. Khi cảnh cáo người ta không nên nêu ra khuyết điểm mà nên nhấn mạnh sửa đổi như thế nào cho tốt. Có một giám đốc công ty thường than thở uốn nắn người khác thật là khó, chỉ hơi nhắc nhở thuộc hạ một chút, thuộc hạ đã phản kháng mãnh liệt uốn nắn càng lắm chuyện; Vị giám đốc này chỉ vạch khuyết điểm người ta và phê bình mà thôi. Một huấn luyện viên môn bóng chày khi uốn nắn các tuyển thủ không bao giờ nói: “không đúng, không đúng” mà nói tạm được, nhưng nếu uốn nắn lại một chút thì kết quả tốt hơn”. Ông không phủ định tuyển thủ mà khẳng định trước uốn nắn sau. Cũng có nghĩa là thỏa mãn ]òng tự trọng của đối phương trước rồi mới uốn nắn sau. Nếu chỉ uốn nắn, cảnh báo thì chỉ khiến cho tuyển thủ phải cảm sẽ không có kết quả gì.
3. Khi xưa tin xấu lên thêm một câu: “Thật là việc khó tưởng tượng”. Đưa tin tức xấu, tâm tình thường nặng nề. Nhưng chính lúc đó cần phải suy nghĩ tin tức xấu thậm chí có thể dẫn đến sinh tử của người ta. Đây là người thực việc thực ở thị trấn nọ. Một bức thư nặc danh đưa ra quan hệ bất chính giữa một quan chức có vợ với một cô gái mới làm dâu nhà người. Cả thị trấn xôn xao khắp hang cùng ngõ hẻm, cấp trên buộc anh ta từ chức. Kết quả anh ta tự sát bỏ lại một vợ hai con. Về sau sự thật chứng minh anh ta trong trắng. Nếu mọi người xung quanh chịu tin lời anh ta thì không phát sinh bi kịch này. Trực tiếp nói: “Anh có tiếng đồn như thế này như thê.” mà trước đã đưa ra câu: “Tôi thật không tin được” thì đối phương không bị đả kích mạnh đến thế. Có một thầy giáo nói với cậu học sinh được điểm xấu: “Thực khó tin anh lại được điểm số như thế?” Nếu chỉ đơn thuần cung cấp thông tin thì ngươi máy cũng làm được, nhưng câu: “thực khó tin” thì người máy không nghĩ ra được.
4. Khi không cẩn thận, nói đến khuyết điểm đối phươg thì phải kèm theo lời tán tụng. Ai cũng có lúc không cẩn thận, lỡ lời làm tổn thương người khác hay không lễ phép với đối phương. Lời nói không rút lại được, tình hình bấy giờ sẽ không tốt. Cần phải nhanh chóng biện giải hay thay đổi ngôn ngữ ôn hòa hơn đó thật không phải là phương pháp tốt bởi vì đối phương cho là trong ]òng anh nghĩ như thế nên nói ra như vậy. Trong tình thế đó, không nên phủ định lời mình nói, nói phải hết sức bình tĩnh nói thêm như không xảy ra việc gì: “Đó chính là chỗ anh hấp dẫn tôi, anh có nhiều điểm nên có khuyết điểm là việt thường tình”.
Đối với lời người ta đã nói ra thì người ta có ấn tượng sâu sắc nhất là đoạn kết luận, cho nên thêm vào cuối lời nói những câu tán tụng thì đối phương cho kết luận là tán tụng dù rằng phía trước nói đến điều không hay thì đối phương cũng không so đo.
5. Mượn người thứ ba phhe bình cho đối phương.
Nghe một vị giám đốc kể rằng, trong công ty của ông có mấy nữ nhân viên ăn nói không tao nhã lắm, thậm chí nói với ông là thượng cấp mà cũng như nói với bạn. Có một hôm, ông bảo một cô nhân viên đã công tác 2, 3 năm: ” Gần đây các bạn trẻ nói năng hơi tuỳ tiện, xin cô hãy chuyển lời của tôi cho họ, có được không?” Cô nhân viên này trả lời: “Vâng được ạ”. Kết quả không ngờ, các cô nhân viên đó sửa chữa cách ăn nói. Nhưng khi nói với cô nhân viên làm người truyền đạt đó cần cẩn thận, không nên làm cho cô ta cảm thấy cô ta cũng trong số “các bạn trẻ”.
Vì thế chúng ta có thể dùng phương pháp mượn người thứ ba để truyền đạt lời phê bình mà không trực tiếp phê bình. Như vậy đối phương dễ tiếp thu, không đến nỗi xấu hổ. Tuy nhiên cách phê bình nhờ người thứ ba này, nếu quá lộ liễu thì sẽ thành chỉ chó mắng mèo. Nên lưu ý điều này. Trùm chiếc áo che thẹn nên thì vừa trị được bệnh mà vừa không làm người ta thẹn,đó là chữa thẹn đạt đến cảnh giới cao vậy.
Làm thê’nào để khiến cho người khác không xấu hô?
Người ta mặc áo quần trước là để chống lại rét mướt lạnh lẽo, thứ đến để làm đẹp, thứ ba là để chữa thẹn. Làm người ai cũng biết thẹn khi tư tình ẩn nặc bị phanh phui cho nên giỏi chữa thẹn là không thể thiếu..
Người ta không nói việc xấu trong nhà để người ngoài biết. Việc riêng khó nói của mình không ai muốn phô bày để trở thành chuyện tiếu lâm cho thiên hạ. Nhưng không làm thì người ta mới không biết. Thuật chữa thẹn yêu cầu phải giữ bí mật tuyệt đối, thứ đến là sau khi việc xấu đã bộc lộ ra ánh sáng thì khiến cho hậu quả nhẹ bớt đi.
Người khác bị xấu hổ thì chớ có buông lời khoái chí, nếu không sẽ kết mối oán cừu và bị mọi người tẩy chay. Nếu có thể chủ động hóa giải cho người ta, chữa thẹn cho người ta thì có thể theo đà chiếm được lòng người.
Việc đời khôn lường, việc bí mật riêng tư không phải không thể bị tiết lộ. Mỗi người đều có thể bị xấu hổ một ngày nào đó. Trước tiên phải giữ bình tĩnh, không được bối rối hoang mang khiến cho thẹn càng thêm thẹn, đập vỡ chai dầu tràn ra khắp nhà. Thứ đến phải học được cách thuận tay đưa dao chứ không chữa thẹn một cách sống sượng, lộ liễu. Thứ ba, có thể dùng biện pháp “vua quay lại nói với tả hữu” phân tán sự chú ý của mọi người, tránh mũi nhọn. Muôn vàn không được để cho người ta nắm được đằng chuôi, lôi ra những điều xấu hổ còn lớn hơn nữa khiến cho anh thân bại danh hệt.
1. Không nên vì thẹn nhỏ mà không chữa
Thiếp Vàng tô son thì ai ai cũng thích, còn điều xấu hổ thì không ai muốn người khác lôi ra. Nếu trong giao tế, chú ý chữa thẹn, che thẹn, che giấu những điều riêng tư cho người ta thì người ta cảm kích anh vô tận.
Khi có cơ hội sẽ đền đáp thịnh tình của anh. Anh Mỗ công tác trong bộ phận thiết kế. Sau khi tốt nghiệp đại học lập tức đạt được danh hiệu kiến trúc sư cấp 1, là một thanh niến có tài, thân thể cao lớn, nói năng hài hước, dễ yêu cho nên được các bạn gái yêu thích. Anh cũng không che giấu điều đó mà lại thường đắc ý huênh hoang trước đám đông. Thực là một cậu con trai đáng chán.
Một ngày nọ, anh Mỗ cùng hai vị thượng cấp đến cơ quan một khách hàng đang ủy thác thiết kế nhà. Đối phương, ngoài một giám đốc phụ trách ra còn có hai vị bộ trưởng tham dự cuộc họp. Hôm nay là cuộc gặp mặt đầu tiên để thăm dò khách hàng. Hai bên đứng trong phòng khám trao đổi danh thiếp cho nhau. Bấy giờ từ trong ví đựng danh thiếp của anh Mỗ rơi ra một vật. Anh Mỗ lật đật nhìn xem và mọi người cũng nhìn theo. Bỗng nhiên anh Mỗ kêu lên một tiếng rất bối rối, những người khác cũng nín thở lặng người. Vật rời trên bàn là một bao cao su tránh thai. Anh Mỗ vội vàng hối hả nhặt lên, run cầm cập lén nhìn mặt giám đốc. Giám đốc cười nói: “Ha ha, không nhìn thấy, không nhìn thấy”, sau đó cuộc hội đàm tiến hành trong tiếng cười và thân thiện.
Lời nói tầm phào của giám đốc chắc chắn không ai tin là thực nhưng lại có tác dụng rất tốt. Để chiếu cố danh dự và thể diện người khác, nói dối, nói tầm phào thì có gì là tội lỗi? Không có hại cho ai cả?
Trong hoàn cảnh nhất định, có người vì tránh xúc phạm điều húy kỵ của người khác, đề phòng dẫn đến phiền toái khiến cho đôi bên không vui lòng, có khi không thể, không muốn, không tiện nói thẳng ra việc gì đó thì phải dùng một sự việc khác thay thế hay hóa giải, biến hung thành cát, triển khai giao tế đạt đến mục đích. Trong một buổi chiêu đãi do sơ suất, một người phục vụ đã đưa lên một đĩa thức ăn thịt lợn cho một ông bạn Islam giáo khiến cho bàn tiệc ngỡ ngàng, khó chịu. Thấy thế, thủ tướng Chu ân Lai nói đùa to: “Đây là vịt, chúng ta đều là vịt cả”. Nhờ thay đổi danh từ mà đã hóa giải được cục diện do người phục vụ gây ra. Trong tình thế mọi người đều biết rõ cục diện khó chịu do người phục vụ sơ suất nhưng đương nhiên không nên bàn luận về sơ suất đó, cần phải hóa giải nhanh chóng cho nên thủ tướng Chu ân Lai mới “chỉ lợn nói vịt” quả là người cơ trí.
Xem ra chữa thẹn có lúc không phải là việc xấu. Gặp phải tình thế khó chịu nên ra sức dùng câu chuyện với nội dung đánh lạc hướng chú ý của mọi người, không nên bám vào việc đã xảy ra khiến cho càng bế tắc.
Trong giao tế, không ai có thể dự tính được tất cả. Ví dụ như anh không ngờ đối phương là người có hiềm khích với anh hay là bạn của kẻ cạnh tranh với anh. Cũng có thể anh không tính được đối phương không thích ăn món ăn Tứ Xuyên; cũng có thể bỗng nhiên anh nói sai một câu v.v. Những điều đó đều khiến người ta ngỡ ngàng khó chịu. Lúc đó thì tình thế mà anh dự tính đã thay đổi, nhất thời không thể không có kế mới. Trong trường hợp này rất cần chữa thẹn. Năng lực chữa thẹn của một người đương nhiên lấy kinh nghiệm sống làm cơ sở, vận dụng vào thực tế nhiều lần trở nên lão luyện thông minh. Đồng thời, năng lực ứng biến cũng phản ánh tính nhanh trí và hàm dưỡng của con người. Chỉ có những người công lực xử thế thâm hậu mới có thể biến nguy thành an trong những trường hợp phát sinh biến hóa bất thường, khiến cho mình thoát khỏi cảnh khó chịu và đạt được hiệu quả tốt trong giao tế.
Muốn chữa thẹn phải làm được những điều sau đây:
1 Bất kể xuất hiện tình huống gì đều phải giũ bình tĩnh cao độ khiến cho mặt không biến sắc. Như trong một lần giao dịch thương mại, đối phương bỗng nhiên nói anh ra giá cho một công ty thấp hơn cho họ, như vậy quá bắt nạt họ. Thông tin thương mại bị tiết lộ như thế làm cho các cán bộ thương mại rất mất thể diện. Nếu như họ không bình tĩnh, quá ư căng thẳng hay kích động, rất có khả năng không ứng phó nổi cục diện này. Thừa nhận sự thực này hay là phẫn nộ tranh luận, liều mạng phủ nhận sẽ có thể dẫn đến giao dịch tan vỡ.
Nhưng nếu anh rất bình tĩnh thì có thể nhanh chóng tìm ra lối thoát, ví dụ như giá cả thấp vì không bảo đảm đổi lại và bảo trì sửa chữa, hay là có chi tiết nào đó chưa dùng nguyên liệu mới, kỹ thuật mới, hay là do hình thức thanh toán, thời hạn giao hàng, bảo hiểm chất lượng v v. khác với lô hàng đang thương thảo. Bất cứ thế nào anh cũng phải tìm ra lý do thích hợp để cứu vãn tình thế, tìm ra phương pháp bảo vệ thể diện của mình.
2. Bất cứ tình huống nào cũng có thể hóa giải mâu thuẫn hay giảm khinh mẫu thuẫn tình ra lối thoát cho đôi bên, khiến cho không khí căng thẳng chuyển sang hòa dịu, từ quẫn bách chuyển sang tự nhiên. Nhiều lúc giải vây cho người khác còn quan trọng hơn che chắn cho bản thân, một mặt biểu thị thông cảm và tôn trọng đối phương, mặt khác giành một mảnh đất sau này cho bản thân.
3. Học tập tốt cách chuyển dịch câu chuyện và phân tán sự chú ý của người khác. Nói sai hay làm sai việc gì đó thì ngoài việc nhanh chóng nhận sai ra còn phải chuyển dịch câu chuyện một cách khéo léo, hướng
sự chú ý của người ta sang một phương diện khác. Ví dụ như dùng phương thức hài hước hay kể chuyện tiếu lâm để chuyển dịch mục tiêu, đem việc người biến thành việc vặt, đem câu chuyện khiến người ta căng thẳng biến thành chuyện cười, v.v…
2. Làm sao không bị lời nói ác độc làm tổn thương
Hai bác sĩ ngoại khoa trong khi mổ gặp phải vấn đề nan giải bèn ngừng mổ, một hộ sĩ cao cấp bảo: “Sao không cử thử một lần xem sao “. Một vị bác sĩ ngoại khoa chữa thẹn bèn nói: “Bởi vì chúng tôi nhớ tuần lễ trước chị quên ghi bệnh án cho một bệnh nhân”. Cô hộ sĩ thẹn đỏ mặt không nói nên lời.
Có một ông chồng sau khi ăn cơm ở nhà hàng muốn tỏ ra hào phóng bèn “boa” 20 đô la, vợ bèn thu lại số tiền đó và nói lớn: “Phục vụ không tốt lắm, không đáng “boa” sô tiền ấy ông chồng chỉ còn cách nhanh chóng ra khỏi nhà hàng.
Trong cuộc sống thường gặp hạng người ngang trái như thế này. Họ thường là bạn, đồng sự hay vợ của anh, ở nơi công cộng thường bá vai anh bảo với mọi người anh đã từng có sai lầm này thất sách nọ, hay đưa ra tư liệu “tham ăn” của anh, khiến cho anh nhức nhối. Nếu anh nổi giận thì họ sẽ nói “bất quá đùa một chút mà thôi”, lại còn nói anh nhạy cảm quá, không có tinh thần hài hước.
Gặp phải những trường hợp bất ngờ như vậy, có hai cách xử lý khác nhau.
Một cách là phản kháng tiêu cực, ngậm miệng chịu xấu hổ hoặc là nổi giận lớn tiếng phản kháng. Cách này làm tổn hại hình tượng tốt đẹp của anh đối với công chúng. Cách thứ hai là ứng phó tích cực, lợi dụng thông tin cuộc giao tế bất lợi này cho một trận giao tế có ích khác, không những chống lại đả kích nọ một cách hữu hiệu mà còn được người ta tôn trọng và hoan nghênh hơn. Chuyên gia xã hội học của đại học Hoa Thịnh Đốn là Edward Gratt đã nghiên cứu hơn 20 trường hợp quẫn bách trong giao tế. ông nói bị làm nhục công khai đương nhiên là việc không vui và cũng không phải là chuyện vụn vặt có thể nhẫn nhịn được. Khi bị làm nhục tổn thương tình cảm, đại đa số người ta thường nổi giận, nói lắp bắp, mặt đỏ bừng. Nhưng anh nên chọn một giải pháp khác: giữ vững lý trí, khống chế tình thế. Không cần phải phiền não lâu mà phải suy nghĩ vì sao người đó lại vô lễ như thế. Có một số người cố ý khiến cho anh cảm thấy quẫn bách bởi vì trong lòng họ cảm thấy anh cũng biết điều gì của họ, hay là để báo thù việc gì anh đã làm bất lợi cho họ. Một số người là kẻ thích trêu chọc buột miệng nói ra chứ không cô ý làm nhục anh.
Còn nhà tâm lý học Bello Skilac thì cho rằng, nên suy đoán xem có điều gì bí ẩn không bộc lộ với loại người ấy đã khiến họ hành động như thế, thực tế đó là đều không thể nhận định chính xác. Rất có thể người ta nghĩ rằng anh không bị tổn thương vì điều đó. Khi anh trì trích hành động vô lễ của họ thì những người ăn vụng về mà không có ác ý này lập tức xin lỗi anh.
Đương nhiên, nên ứng phó tình huống quẫn bách này như thế nào thì cần xét tình hình cụ thể. Nếu như ông chủ hay thượng cảm của anh chỉ trích anh trước mặt các đồng sự, và hơn nữa có thể lần sau lại làm như thế thì anh có thể dùng câu sau đây để ứng phó một cách bình tĩnh và tự tin để bảo vệ lòng tự trọng của anh “Phải chăng chúng ta có thể trao đổi riêng với nhau vấn đề này.
Cũng vậy, nếu bị vợ hay bạn làm tổn thương như thế, anh phản kích không bằng bình tĩnh nói cho họ rõ là họ đã làm tổn thương anh? Nếu họ tiếp tục làm cho anh quẫn bách, anh phải tiến lên nói với họ là anh sắp không còn tin tưởng họ nữa. Năng lực ứng phó này biểu thị đầy đủ lòng tự trọng lành mạnh, tỉnh táo và năng lực tự khống chế tình cảm của anh, khiến cho đối phương tự nhìn lại bản thân mà thấy xấu hổ, tự phản tỉnh lời nói và việc làm của họ.
Khi có số người cố tình làm nhục anh lần thứ hai khiến cho anh quẫn bách thì anh nên dùng biện pháp nghiêm khắc hơn. Có lúc anh nên ngăn cản họ ngay tại chỗ, nói với họ: “Xen ra anh có ý làm khó dễ tôi, có thể nói cho biết là vì lý do gì không?” Cách ứng phó này biểu hiện anh không mất lý trí, là người có hàm dưỡng tốt khiến cho người xung quanh tôn trọng, đối phương phải thừa nhận và thay đổi tâm ý không lành mạnh của họ, cải thiện và gia tăng quan hệ hai bên. Bất luận anh dùng thái độ nào, quan trọng nhất là không được nổi giận. Nổi giận chỉ khiến cho kẻ khiêu khích chiếm thượng phong và sẽ dẫn đến thái độ thù địch sâu sắc hơn.
3. Ngã xuống rồi thừa thế bật dậy
Ngụ ngôn Edop có câu chuyện ông hói chữa thẹn. Có một ông hói đội tóc người khác cưỡi ngựa ra đi. Gió thổi bay bộ tóc giả, những người xung quanh bất giác cười vang. Ông hói dừng ngừa lại, nói: “Bộ tóc này vốn không phải của tôi, bay đi thì có điều gì kỳ quái đâu Chẳng phải nó đã từng rời bỏ chủ nhân sinh ra nó đấy ư?”
Tổng thống Lincoln cũng có câu chuyện tương tự. Trong lần tranh cử nghị viện bị thất bại, có người hỏi cảm giá như thế nào Lincoln kể một câu chuyện khi ông đi vận động tranh cử bước phải chỗ bùn trên đường đi trượt chân xô người khác văng ra ngoài đường, ông tự bảo mình: ” Đây là trượt chứ khôngphải ngã”.
Có người hỏi ông làm tổng thống nước Mỹ đại cường quốc có cảm giác gì? Lincoln bảo ông nghĩ đến câu chuyện một tội phạm. Có một tên tội phạm nọ tự trừng phạt bằng cách bảo người láng giềng cưỡi lên người hắn đến ngoại thành đi xe hỏa. Hắn hỏi người láng giềng có cảm giác gì? Ngươi láng giềng nói nếu đó không phải là một loại vinh dự thì thà rằng đi bộ.
Lincoln nói: “Tôi quả đã hể nhiều câu chuyện, trong kinh nghiệm tích lũy lâu ngày của tôi, tôi phát hiện người ta thường dùng hài hước làm phương tiện diễn đạt thì dễ dàng có ảnh hưởng tốt”.
Sau khi Lincoln qua đời, quyển sách Chuyện cười của cụ Abraham bán chạy như tôm tươi. Lincoln kể chuyện cười không phải để cười. Người ta nói, chuyện cười của tổng thống Lincoln còn giống như chuyện ngụ ngôn đầy ắp trí tuệ và ý nghĩa giáo dục.
Nhanh trí và hài hước chiếm địa vị trọng yếu trong việc chữa thẹn, bởi vì biết thừa thế, có việc xấu hổ như khi có người vấp ngã lại bảo dưới đất chỗ này có ba trăm lạng bạc để chũa thẹn. Mọi người bèn nghĩ đến ba trăm lạng bạc. Còn nếu khi sa vào tình thế xấu hổ mà giải thích lung tung thì chỉ càng làm xấu hổ thêm mà thôi.
Nhanh trí và hài hước không làm cho người ta ác cảm mà cả cười bỏ qua sự việc.
Một nhà văn viết một cuốn tiểu thuyết, sách được hoan nghênh. Có một nhà văn khác nảy sinh lòng đố ky bảo với bà rằng: “Tôi rất thích tiểu thuyết của bà. Không biết ai viết hộ bà quyển tiểu thuyết này? Nữ văn sĩ đáp: “Rất vui mừng biết ông thích tác phẩm không ra gì này, không biết ai đọc cho ông nghe vậy?” Đối phương châm biếm bà không biết viết, bà phản kích bằng cách nói đối phương không biết đọc. Đấy thật là ngoài tình lý, mà lại có tình lý, chế diễu mà thôi, cười rồi bỏ qua. Ngoài ra mặt lạnh như tiền khi người ta gây khó chịu cho anh cũng là một loại nhanh trí cao cấp, cao siêu vạn trượng.
Năm 1972, Chu ân Lai cùng Kistinger bố trí sự kiện mở đường giao tiếp Trung – Mỹ. Kistinger đến Bắc Kinh đàm phán với Chu ân Lai. Sau khi hội đàm thành công, Chu ân Lai mở tiệc tiễn khách, Kistinger không nén nổi vui mừng trong lòng, bảo đảm một:cách thành khẩn với Chu ân Lai sau khi về nước sẽ vận động cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khôi phục chiếc ghế trong Liên Hiệp Quốc. Kistinger càng nói càng bốc, không còn giữ được nghi lễ ngoại giao, đưa ra thời gian là khoảng một năm thì xong việc đó. Chu ân Lai trước sau chỉ mỉm cười tỏ ý tán thưởng và cảm tạ.
Sau khi máy bay của Kistinger cất cánh không bao lâu Kistinger nhận được điện báo từ Mỹ rằng hôm qua Liên Hiệp Quốc đã thông qua quyết định khôi phục chiếc ghế cho Cộng hòa Nhân dân rung Hoa. Đương nhiên đó là một việc tốt. Nhưng Kistinger nghĩ rằng việc lớn như thế này tất Chu ân Lai đã biết rồi, cho nên khi ông nói: “Khoảng 1 năm” mà Chu ân Lai nói: “Xong nói, không cần ngài giúp nữa” thì thật là xấu hổ.
Đối diện với người đang hưng phấn mà lại trấn tĩnh. Nếu Chu ân Lai trực tiếp bảo cho biết tin tức đó thì há Kistinger với thân phận của mình sao khỏi xấu hổ. Dù rằng Kistinger tài trí tuyệt vời, có thể hóa giải được thì thành ra ta dựng sân khấu cho người hát hay sao, vì vậy Chu ân Lai chọn thái độ im lặng là hay nhất.
4. Nhìn chằm chằm vào chỗ khác
Tháng 7 năm 1807, Napoleon hội đàm với sa hoàng Alecxan đại đế. Vương hậu nước áo là Luisa đến thỉnh cầu Napoleon trả Madbua cho áo. Vừa gặp mặt, vương hậu Luisa bèn tán tụng đầu của Napoleon giống như Xê da, rồi dịu dàng duyên dáng nói thẳng yêu cầu Napoleon trả Madbua.
Napoleon không tiện cự tuyệt ra mặt nhưng cũng không thể dễ dàng đồng ý. Ông hết lời ca tụng y phục của vương hậu đẹp như thế như thế, định lái câu chuyện đòi đất sang chuyện khác. Luisa cung kính nói: “Lúc này chúng ta lại nói chuyện thời trang hay sao? Rồi vương hậuu lại tiếp tục đề nghị trả đất, Napoleon lại chuyển sang chuyện khác. Vương hậu Luisa kêu gọi lòng khom cung đại độ của Napoleon dùng lời lẽ rất trân trọng, thành khẩn kiên trì đề nghị khiến cho Napoleon ít nhiều dao động, giữa lúc đó quốc vương áo Fraxoa bước vào, giọng hiệu của Napoleon trở lại lạnh lùng.
Khi yến tiệc kết thúc, Napoleon lịch sự tặng cho Luisa một đoá hoa hồng. Vương hậu nhanh trí nói ngay: “Tôi có thể xem đây là biểu tượng hữu nghị về thỉnh cầu của tôi đã được đáp ứng phải không?” Napoleon đã cảnh giác sẵn, bèn nói một thôi một hồi dài dòng văn tự rất lịch sự lái sang chuyện khác. Vương hậu Luisa không đạt được mục đích, lủi thủi ra về.
Trong ngoại giao, quan trọng nhất là kiên trì nguyên tắc lập trường của mình, nhất định không dễ dàng nhượng bộ, đồng thời ngôn từ hành vi phải thích hợp, không thất lễ, đó là một nghệ thuật cao siêu. Không tiện vỗ mặt hoàng hậu, chiếm đất của người khác cũng không vẻ vang gì, nếu lôi ra cãi vã lằng nhằng càng xấu hổ cho nên Napoleon lái sang chuyện khác chữa thẹn là diệu kế.
Cho nên phương pháp “vua quay sang nói với tả hữu là một biện pháp chữa thẹn hữu hiệu nhất, có thể lái sự chú ý của đối phương vào chuyện khác một bàn tay che trời vượt biển, có thể kéo dài thời gian, dập tắt lửa giận của đối phương, tránh xung đột trực diện, duy trì thể diện cho cả hai bên. Kỹ xảo “vua quay sang nói với tả hữu có rất nhiều phép, có thể tìm ra câu chuyện thích hợp không thì nói loanh quanh chọc cười cũng có thể.
Trong cuộc sống hàng ngày có người tỏ vẻ cao siêu tài trí, khi có ai đến xin giúp đỡ thì thao thao bất tuyệt càng nói càng xa, hoặc giả cố tình dài dòng văn tự để tiêu hao thời gian gặp mặt rồi cuối cùng cự tuyệt. Loại người như thế rất khó thuyết phục. Nếu dùng thủ thuật thông thường thì trúng kế của họ. Còn nếu như cứ im lặng lại là thừa nhận họ chiếm thượng phong. Đối với loại người khó chơi này thì trước tiên anh phải chặn họ lại. Biện pháp tốt nhất là nói một cách nhẹ nhàng: “Có một chút việc như thế này” hay cố tình tảng lờ chú ý vào một vật gì khác. Những động tác như thế có thể gián đoạn nguồn cảm hứng của đối phương, tạo ra cơ hội cho anh chen vào.
Trong các cuộc thảo luận ở nghị viện phương Tây thường dùng kỹ xảo tâm lý này. Các ông nghị đều chuẩn bị trước lời phát biểu, không dễ gì phá hoại tư duy logic của họ. Những nghị viên già dặn đều tán thành tất cả nhưng gì họ nói và chờ đợi thời cơ cắt lời khiến cho phải nói thật. Phương pháp này rất có hiệu quả đối với những người thao thao bất tuyệt, nói như nước suối tuôn trào.
Đối phương muốn nói lung tung, anh muốn nói việc chính, kẻ nói qua người nói lại nhưng không tiện cãi vã, nếu không có tài ăn nói và cách suy nghĩ độc đáo thì không được việc. Chữa thẹn càng cần có miệng khéo.
5. Thuật “rửa trôn” trong quan trường
Sau khi kháng chiến chống Nhật thành công không bao lâu, đương thời chính phủ Quốc Dân Đảng vẫn còn ở Trùng Khánh. Một hôm Tưởng Giới Thạch đẫn Đái Lập đến gặp Trần Lập Phu, có một thiếu nữ yêu kiều diễm lệ dâng trà. Trần Lập Phu giới thiệu đó là Trần Dĩnh, cháu gái của ông vừa du học ở Mỹ về. Tưởng Giới Thạch rất thích bèn hỏi việc học hành của cô và tỏ ra rất quan tâm. Đái Lập rất giỏi đầu cơ tung hứng, chẳng bao lâu sau bèn đề nghị Tưởng Giới Thạch nhận cô ta làm thư ký Anh văn trong dinh của Tưởng. Trần Dĩnh nhận công tác không bao lâu thì đã thân thiết đậm đà với Tưởng Giới Thạch, về danh nghĩa là thư ký Anh văn, thực tế là tình nhân của Tưởng Giới Thạch.
Sau một thời gian, việc này bị Tống Mỹ Linh phát hiện, muốn tìm cách thân hành bắt quả tang làm ầm ĩ một phen nhưng vì thân phận, địa vị và lợi ích của gia tộc nên phải tìm cách giải quyết lưỡng toàn kỳ mỹ. Một hôm, đêm khuya Tống Mỹ Linh đến phòng Trần Dĩnh. Trần Dĩnh kinh hoàng cả sợ, cho rằng đại họa đã ập xuống đầu. Nhưng Tống Mỹ Linh lại ra vẻ vô sự ngồi xuống nói một cách ôn hòa: “Cháu này, cháu còn nhỏ quá, mới độ xuân xanh phơi phới. Có nhớ mấy câu trong Kinh Thi hay không Hu ta! cứu hề, vô thực tang toán Hu ta nữ hề, vô dữ thổ đam” (Than ôi chim chớ ăn quả dâu chua. Than ôi, thiếu nữ chớ ngã trong bùn). Ta thường than tiếc cho đàn bà mệnh khổ cho nên chúng ta càng nên tự thương tiếc. Cháu này, không, không nên chie nghĩ đến trước mắt, phải suy nghĩ cả cuộc đời lâu dài!”. Trần Dĩnh rất cảm động vừa khóc vừa nói: ” Cháu đi Mỹ đi. 50 vạn đô la này biếu cháu như thể là một chút tâm của ta. Hộ chiếu và vé máy bay ta đã chuẩn bị hộ cháu rồi, sáng sớm mai đi ngay!”
Đột nhiên Trần Lĩnh bỏ đi, Tưởng Giới Thạch trong lòng không vui, tuy không nói ra được nhưng không thể không lộ ra. Tống Mỹ Linh thừa cơ nói xa xôi: “Anh Tưởng Có thể che trời qua biển hay sao, có thể giấu được em sao? Em làm như thế, chẳng lẽ anh không hiểu? Có phải nhất định em phải ra giữa công chúng bêu xấu Ngài nguyên thủ lãnh tụ chăng?” Tưởng giới Thạch chỉ còn có cách giả vờ nói qua quít cho xong chuyện.
Chuyện xấu hổ chốn quan trường một khi bị người đời phát giác, ai ai cũng muốn xem các vị quan lớn cao tại thượng đó ngã ngựa mặt, mũi xấu hổ như thế nào. Cho nên xem ra phải tổ chức một đội chuyên “rửa trôn” cho chính khách vậy. Tưởng Giới Thạch một lúc choáng váng, thấy gái đẹp lòng dục bùng lên, trâu già muốn ăn cỏ non, nếu một khi việc bộc lộ ra ngoài thì còn mặt mũi nào nữa. Tống Mỹ Linh dùng phương pháp “trút củi dưới đáy nồi” đã nhổ tận gốc rễ cây xấu hổ của Tưởng Giới Thạch, che kín cả trời.
Đương nhiên, quyền lực của chính khách nói chung không nhỏ, tần suất xảy ra sự cố xấu hổ lại rất cao vì không phải chỉ có một việc “sắc” mà hàng ngàn vạn loại sự việc, không thể che tất cả. Tên tuổi của họ luôn bị mọi người nhòm ngó, hễ có chút bẩn lập tức sóng gió nổi lên. Thân tại quan trường, nhiều khi phải “rửa trôn” cho cấp trên, hiệu quả cũng bằng “vỗ mông ngựa”.
Cuối thời Thanh, Trần Thụ Bình làm tri huyện Giang Hạ, đại thần Trương Chi Động làm đốc phủ Hồ Bắc. Trương Chi Động quan hệ với phủ quân Đàm Kế Tuân không hợp. Một hôm, Trần Thụ Bình mở tiệc ở Hoàng Hạ lâu mời ông Trương, ông Đàm v.v.Thực khách có người đề cập đến mặt sông rộng hẹp, Đàm Kế Tuân nói 5 lý 3 phân, Trương Chi Động cố ý nói 7 lý 3 phân. Hai ông tranh luận không ai chịu ai, không ai chịu mất thể điện. Trần Thụ Bình biết hai ông mượn cớ sinh chuyện, rất bất mãn và xem thường hai ông cãi vã ồn ào nhưng lại sợ làm mọi người mất vui bèn nghĩ ra một cách. Ông bỗng dưng đứng dậy khoanh tay nói một cách khiêm tốn: phi thường nước lên thì mặt sông rộng 7 lý 3 phân, khi nước xuống thì mặt sông rộng 5 lý 3 phân. rương đô phủ nói về nước lên, còn Đàm đại nhân thì nói ước xuống Hai vị đều không nói sai, có điều gì đáng ngờ đâu? Hai ông Trương, Đàm đều thuận miệng nói bừa rồi vì tranh cãi nên không rút lui được, nghe lời hóa giải lý thú của Trần Thụ Bình, tự nhiên không còn gì để nói nữa. Mọi người vỗ tay tán thưởng cả cười.
6. Trùm vải lên rồi mới làm ảo thuật
Nhà ảo thuật làm các trò ảo thuật, ai cũng biết là giả, vui lòng chấp nhận tấm vải bịt mắt của họ. Khoa học về quan hệ xã hội dạy rằng phải chú ý tôn trọng người khác cả khi trách móc phê bình, có một tấm vải che thẹn thì đối phương dễ tiếp thu hơn. Mọi người tránh điều khó chịu mới có thể diễn trò được, kỳ thực trong bụng ai cũng biết rõ. Những trường hợp như vậy rất nhiều.
1. Lời khó nói nên dùng trí lực và chuyện cười gói lại thành viên đan bọc đường.
Đôi uyên ương Tam Phố Chu Mốn va Tằng Dã Tích Tử nổi tiếng trên văn đàn Nhật Bản nghe nói, mấy năm trước cứ mỗi năm đều cãi nhau một lần về một chuyện vô vị. Nguyên nhân tranh cãi là ngày kỷ niệm thành hôn của hai người co bạn là Hạ Thục Quần Tử đánh điện đến chúc mừng. Tấm lòng ưu ái đó của bạn bè thì khi mới kết hôn hai vợ chồng đều rất hứng thú. Nhưng kết hôn đã 15, 20 năm rồi đã trở thành “lòng tốt không được hoan nghênh”. Họ bảo nhau: “Hôm nay là kỷ niệm ngày kết hôn ư? Lại điện chúc mùng! Thôi thôi cần gì làm như thê’ nữa! Già rồi”. Cả hai đều không vui, thảo luận với nhau hồi lâu cho rằng cứ thế này mãi không chịu nổi, Tằng Dã Tích Tử điện cho Hạ Thục Quần Tử: “Cảm ơn bạn mỗi năm đều đánh điện chúc mừng nhưng nay đã là vợ chồng già rồi, thực không muốn nói đến kỷ niệm kết hôn gì nữa”. Từ đó không có điện chúc mừng nữa.
Trong cuộc sống hàng ngày chắc anh cũng có điều không tiện nói. Trong trường hợp đó, nếu trực tiếp nói: “Quả là đau đầu”. Như vậy rất phiền thì rất có khả năng khiến cho đối phương phản cảm hay không vui. Nếu như có trí tuệ và hài hơức như Tằng Dã Tích Tử thì đối phương nhất định cười trừ, vừa không tổn thương đối phương, vừa bản thân cũng không khó xử.
2. Khi cảnh cáo người ta không nên nêu ra khuyết điểm mà nên nhấn mạnh sửa đổi như thế nào cho tốt. Có một giám đốc công ty thường than thở uốn nắn người khác thật là khó, chỉ hơi nhắc nhở thuộc hạ một chút, thuộc hạ đã phản kháng mãnh liệt uốn nắn càng lắm chuyện; Vị giám đốc này chỉ vạch khuyết điểm người ta và phê bình mà thôi. Một huấn luyện viên môn bóng chày khi uốn nắn các tuyển thủ không bao giờ nói: “không đúng, không đúng” mà nói tạm được, nhưng nếu uốn nắn lại một chút thì kết quả tốt hơn”. Ông không phủ định tuyển thủ mà khẳng định trước uốn nắn sau. Cũng có nghĩa là thỏa mãn ]òng tự trọng của đối phương trước rồi mới uốn nắn sau. Nếu chỉ uốn nắn, cảnh báo thì chỉ khiến cho tuyển thủ phải cảm sẽ không có kết quả gì.
3. Khi xưa tin xấu lên thêm một câu: “Thật là việc khó tưởng tượng”. Đưa tin tức xấu, tâm tình thường nặng nề. Nhưng chính lúc đó cần phải suy nghĩ tin tức xấu thậm chí có thể dẫn đến sinh tử của người ta. Đây là người thực việc thực ở thị trấn nọ. Một bức thư nặc danh đưa ra quan hệ bất chính giữa một quan chức có vợ với một cô gái mới làm dâu nhà người. Cả thị trấn xôn xao khắp hang cùng ngõ hẻm, cấp trên buộc anh ta từ chức. Kết quả anh ta tự sát bỏ lại một vợ hai con. Về sau sự thật chứng minh anh ta trong trắng. Nếu mọi người xung quanh chịu tin lời anh ta thì không phát sinh bi kịch này. Trực tiếp nói: “Anh có tiếng đồn như thế này như thê.” mà trước đã đưa ra câu: “Tôi thật không tin được” thì đối phương không bị đả kích mạnh đến thế. Có một thầy giáo nói với cậu học sinh được điểm xấu: “Thực khó tin anh lại được điểm số như thế?” Nếu chỉ đơn thuần cung cấp thông tin thì ngươi máy cũng làm được, nhưng câu: “thực khó tin” thì người máy không nghĩ ra được.
4. Khi không cẩn thận, nói đến khuyết điểm đối phươg thì phải kèm theo lời tán tụng. Ai cũng có lúc không cẩn thận, lỡ lời làm tổn thương người khác hay không lễ phép với đối phương. Lời nói không rút lại được, tình hình bấy giờ sẽ không tốt. Cần phải nhanh chóng biện giải hay thay đổi ngôn ngữ ôn hòa hơn đó thật không phải là phương pháp tốt bởi vì đối phương cho là trong ]òng anh nghĩ như thế nên nói ra như vậy. Trong tình thế đó, không nên phủ định lời mình nói, nói phải hết sức bình tĩnh nói thêm như không xảy ra việc gì: “Đó chính là chỗ anh hấp dẫn tôi, anh có nhiều điểm nên có khuyết điểm là việt thường tình”.
Đối với lời người ta đã nói ra thì người ta có ấn tượng sâu sắc nhất là đoạn kết luận, cho nên thêm vào cuối lời nói những câu tán tụng thì đối phương cho kết luận là tán tụng dù rằng phía trước nói đến điều không hay thì đối phương cũng không so đo.
5. Mượn người thứ ba phhe bình cho đối phương.
Nghe một vị giám đốc kể rằng, trong công ty của ông có mấy nữ nhân viên ăn nói không tao nhã lắm, thậm chí nói với ông là thượng cấp mà cũng như nói với bạn. Có một hôm, ông bảo một cô nhân viên đã công tác 2, 3 năm: ” Gần đây các bạn trẻ nói năng hơi tuỳ tiện, xin cô hãy chuyển lời của tôi cho họ, có được không?” Cô nhân viên này trả lời: “Vâng được ạ”. Kết quả không ngờ, các cô nhân viên đó sửa chữa cách ăn nói. Nhưng khi nói với cô nhân viên làm người truyền đạt đó cần cẩn thận, không nên làm cho cô ta cảm thấy cô ta cũng trong số “các bạn trẻ”.
Vì thế chúng ta có thể dùng phương pháp mượn người thứ ba để truyền đạt lời phê bình mà không trực tiếp phê bình. Như vậy đối phương dễ tiếp thu, không đến nỗi xấu hổ. Tuy nhiên cách phê bình nhờ người thứ ba này, nếu quá lộ liễu thì sẽ thành chỉ chó mắng mèo. Nên lưu ý điều này. Trùm chiếc áo che thẹn nên thì vừa trị được bệnh mà vừa không làm người ta thẹn,đó là chữa thẹn đạt đến cảnh giới cao vậy.