Làm thế nào để “tu sửa”, người chua ngoa khắc bạc?
Làm người không thể chỉ có khoan hậu mà còn phải công kích kẻ vô lễ. Bới lông tìm vết, chế giễu moi móc. Ăn miếng trả miếng, trở mặt nói xấu, đối phương cố tình không cho anh rút lui thì anh làm sao lai cứ nghênh mặt ra, miệng câm như hến mà không phản kích?
Phản pháo khiến cho kẻ công kích tự thu kỳ họa. Trước tiên phải dùng gậy ông đập lưng ông, thuận dòng buông chèo, mượn đá ném lại. Thứ đến phải bình tĩnh hễ đánh là trúng chỗ yếu hại, dùng sức mạnh đủ khiến cho đối phương lập tức á khẩu câm mồm. Song phải phân biệt tính chất công kích của đối phương. Đối phương nhục mạ thì nhục mạ lại, đối phương châm chọc thì châm chọc lại khiến cho đối phương gieo gió thì gặt bão, trồng cà ăn cà, trồng dưa ăn dưa. Nói tóm lại khiến cho đối phương đánh ra bao nhiêu cân thì nhận lại bấy nhiêu cân.
Khi ta phát động phản công phải bất ngờ. Không để đối phương biết trước, khiến cho đối phương không thể trả đòn: phải che kín nhược điểm để đối phương tìm không ra sơ hở, không có chỗ phản kích.
Khi tránh phản kích thì ra phải chú ý ăn nói cẩn thận. Trong khi ta phản kích thì phải pha chút tự trào và thiện ý khiến cho đối phương cam lòng chịu chấp nhận thuốc đắng dã tật.
1. Làm người không thể lúc nào cũng đôn hậu
Hai người bạn dùng cơm trong một cửa hiệu nhỏ, trên bàn ăn có một bát tương ớt cay. Một người tưởng là tương ngọt cho một thìa vào mồm lập tức nước mắt nước mũi trào ra. Nhưng anh ta muốn bạn cũng sập hầm bèn cố nhịn không lộ ra mặt. Bạn thấy anh ta đang chảy nước mắt bèn hỏi: “Bạn khóc cái gì?” Anh ta đáp lại rằng:
‘Tôi nhớ cha tôi, hai mươi năm trước ông bị treo cổ”. Một lúc sau, người bạn cũng ăn một thìa tương, nước mắt cũng tuôn trào. Anh ta bèn hỏi rằng: “Còn anh khóc cái gì?” Người bạn trả lời rằng: “Bởi vì tôi nghĩ rất đáng tiếc, anh lại không bị treo cổ cùng cha anh. “
Câu trả lời quá ác độc, nhưng người ăn phải tuơng ớt đầu tiên há chẳng phải thiêua đôn hậu ư? Trả đòn như thế đáng.
Cho nên không phải bất cứ sự hài hước thiếu đôn hậu đều là hài hước tốt. Vấn để là hài hước trong trường hợp nào, với ai. Nhà thơ Xôviết Madacoxki tài hoa tràn trề có tài chế giễu mà lại rất có cá tính, rất có chính nghĩa. Ông không chịu được các hiện tượng hủ bại, công kích dữ dội nhưng mọi việc vẫn đâu vào đấy. Vì vậy, ông chế giễu tất cả các ngôn hành công kích vô lễ, cố ý bới lông tìm vêt, châm chọc moi móc sự hà hước của ông là lấy gậy ông đập lưng ông. Hãy xem một lần giễu thuyết của ông dưới đây:
Ông vừa kể chuyện tiếu lâm bỗng có người hét to rằng: ” Anh kể chuyện tiếu lâm nà không ai hiểu. Anh có phải là con hươu cao cổ không?” Madacoxki bèn than rằng. Chỉ có hươu cao cổ mới có thể thứ hai chân ướt mà đến thứ bẩy mới biết”
Một ông béo lùn lên diễn đàn nói rằng: “Tôi phải nhắc anh, đồng chí Madacoxki rằng Napoleon có một câu nói nổi tiếng: Từ vĩ đại đến đáng cười chỉ cách có một bước?” Madacoxki đáp lại: “Đúng vậy từ vĩ đại đến đáng cười chỉ cách có một bước”, ông vừa nói vừa lấy tay chỉ mình và chỉ ông béo.
Tiếp theo Madacoxki trả lời một câu hỏi viết trên giấy: “Đồng chí Madacoxki, tối hôm nay anh được bao nhiêu tiền?” ông trả lời rằng: “Điều này liên can gì đến anh? Dù sao anh không được chia xu nào, tôi chưa tính sẽ chia tiền cho ai?”
Một người khác nói rằng: “Thơ của anh khiến người nghe sợ hãi.
Những bài thơ đó yểu mệnh, ngày mai sẽ chết đi, bản thân anh cũng sẽ bị lãng quên, anh không thể thành nhân vật bất hủ.” Madacoxki trả lời: “Hẹn anh một nghìn năm sau lại gặp nhau, đến lúc đó chúng ta sẽ lại bàn vậy.
Có người hỏi: “Madacoxki sao anh lại thích tự khoe?” Madacoxki trả lời: Một người bạn trung học của tôi khuyên tôi: “Cậu cứ nói về ưu điểm của cậu còn khuyết điểm để cho người khác nói.”
Có người nói: “Câu này anh đã nói ở Khacop rồi”. Madacoxki bình tĩnh đáp lại: “Xem ra đồng chí này hôm nay đến đây để chứng minh.” Rồi ông nhìn suốt hội trường, nói tiếp: ‘!Tôi quả không biết anh ta đi theo tôi khắp nơi.”
Một mảnh giấy khác viết: “Anh đã từng nói có lúc phải tẩy sạch các truyền thống và tập quán đã nhiễm bụi trần. Nếu như vậy anh phải rửa mặt, có nghĩa là anh cũng bẩn thỉu lắm”: Nhà thơ đáp lại: “Còn anh không rửa mặt, chẳng lẽ vì vậy anh cho là mình sạch sẽ ư?” Một người khác hỏi: “Madacoxki, tại sao anh đeo nhẫn trên tay, không thích hợp với anh đâu.” Madacoxki đáp lại: “Theo anh không nên đeo trên tay mà nên đeo lên mũi ư”‘
Một người khác nói: “Madacoxki thơ của anh không lam người ta xao động, bốc lửa không cảm nhiễm được người khác Madacoxki trả ]ời: “Thơ của tôi không phải biển không phải lò lửa cũng không phải dịch chuột.”
Nói tóm lại đối với những người chua ngoa khắc bạc, cố ý khiêu khích, chúng ta không thể luôn luôn đôn hậu để cho kẻ siêu nhân đắc ý. Đối với hạng người này lúc nào nhịn được thì nhịn, lúc nào không nhịn được thì không cần khách khí, cần phải kích thì cứ cho một bạt tai. Làm người phải vừa mềm vừa cứng thì mới có thê tự bảo vệ mình và bảo vệ chân lý.
2. Làm cho người chế giễu ta lại bị nhục
Thời Tấn, lưu Đạo Chân là người đọc sách thánh hiền chẳng may gặp thời binh lửa cho nên lưu lạc đó đây không lấy gì đê mưu sinh đành dửng bên sông làm nghề kéo thuyền. Lưu Đạo Chân vốn mồm mép lợi hại thích chế giễu người khác. Một hôm đang kéo thuyền bên sông thấy một cụ bà chèo thuyền trên sông, Đạo Chân bèn chế giễu nói rằng: “Đàn bà sao không ở nhà dệt vải mà lại ra sông chèo thuyền?” Bà cụ phản kích nói: “Đại trượng phu sao không lên ngựa ra roi mà lại ra sông kéo thuyền?” Lại một hôm lưu Đạo Chân đang ăn cơm cùng với một người, thảy bà lớn tuổi dắt hai đứa be đi qua, cả ba người đều mặc áo xanh bèn chế giễu nói: “Dê cái dẫn dê con”. Bà này liếc nhìn một cái rồi đáp: “Hai con lợn cùng một máng”, Đạo Chân không đối đáp được.
Trong cuộc sống có một số người thích cố ý khiêu khích châm chọc người khác. Lúc này nếu ta lui bước thì bị nhục, còn nếu giả vờ không nhìn thấy, không nghe thấy thì ra người yếu đuối. Ta nên biến bị động thành chủ động, phản kích khiến cho họ câm miệng.
Anh Trương và anh Lý trai ý nhau. Anh Trương tìm cách hạ bệ anh Lý giữa đám đông. Một hôm giữa đám đông, anh Lý đọc sai một chữ, anh Trương bèn lớn tiếng nói: “Trình độ kém quá, một chữ đơn giản như vậy cũng không biết mà lại dám ba hoa trước mặt mọi người. Anh Lý thấy anh Trương cố ý khiêu khích dèm pha bèn cũng không khách khí gì cười và nói rằng: “Như vậy còn khá hơn anh làm bậy còn chối rồi bị người ta vạch mặt”. Lời nói đó là anh Lý có thực tế, anh Trương đã từng làm hỏng đồ vật của người khác mà không công nhận, lại đổ lỗi cho người khác cuối cùng bị vạch mặt.Việc xấu hổ này ai cũng biết cho nên một khi anh Lý vừa nói ra mọi người đều hiểu nhìn nhau cười mỉm. Anh Trương làm nhục người thì chuốc nhục. Anh Lý đã phản kích đúng lúc nên thoát khỏi tình thế quẫn bách.
Lại có một câu chuyện lịch sử: Tướng quốc nước Tề là Yến Tử sắp đi sứ nước Sở. Sau khi biết tin này, Sở Vương bèn bảo với tả hữu rằng: “Yến Anh là người giỏi biện báo của nước Tề nay sắp đến nước ta, ta muốn làm nhục ông ta. vậy dùng biện pháp gì?” Có người đưa ra một cách. Sở Vương nghe theo.
Yến Tử đến nước Sở, Sở Vương mở tiệc chiêu đãi. Đúng lúc mọi người uống rượu cao hứng thì hai gia nhân trói một người dẫn đến trước mặt Sở Vương. Sở Vương hỏi rằng “Người bị trói vì tội gì?” Gia nhân đáp lại: “Người này là dân nước Tề phạm tội ăn trộm”. Sở Vương cười hi hi noi với Yến Tử rằng: “Có phải người Tề giỏi trộm cắp phải không?” Yến Tử đứng dậy bước ra khỏi ghê trịnh trọng nói rằng: “Tôi từng nghe một câu chuyện như sau. Cây cát sinh trưởng thành ở phía nam sông Hoài là cây Cát sinh trưởng ở phía bắc sông Hoài thì lại là cây Tích. Cây Cát và cây Tích tuy rất giống nhau nhưng quả của chúng lại có mùi vị khác nhau. Quả Cát ngọt, quả Tích chua. Vì sao vậy? Vì thủy thổ bất đồng Cũng như người Tề sinh trưởng ở nước Tề thì không làm giặc, đến nước Sở thì lại làm trộm cắp. Há chẳng phải thủy thổ nước Sở khiến cho bá tánh làm giặc ư?” Sở Vương cười gượng nói rằng: “Bậc thánh nhân đức tài kiêm bị quả không thể đùa được, ta tự làm cho mình hổ thẹn”.
Trong khi phản pháo không nên nói dài dòng lê thê mà phải ngắn gọn, lời lẽ mềm mỏng đả kích đúng chỗ chết của đối phương, đánh mạnh buộc đối phương không trở tay tra đòn kịp. Yến Anh quả là một cao thủ trong trường hợp này.
Tóm lại, đối với những người khiêu khích ta, ta phải phản pháo không nên quá đôn hậu. Bản thân ta khi chế giễu người khác thì phải ăn nói thận trọng đề phòng phản pháo.
Làm thế nào để “tu sửa”, người chua ngoa khắc bạc?
Làm người không thể chỉ có khoan hậu mà còn phải công kích kẻ vô lễ. Bới lông tìm vết, chế giễu moi móc. Ăn miếng trả miếng, trở mặt nói xấu, đối phương cố tình không cho anh rút lui thì anh làm sao lai cứ nghênh mặt ra, miệng câm như hến mà không phản kích?
Phản pháo khiến cho kẻ công kích tự thu kỳ họa. Trước tiên phải dùng gậy ông đập lưng ông, thuận dòng buông chèo, mượn đá ném lại. Thứ đến phải bình tĩnh hễ đánh là trúng chỗ yếu hại, dùng sức mạnh đủ khiến cho đối phương lập tức á khẩu câm mồm. Song phải phân biệt tính chất công kích của đối phương. Đối phương nhục mạ thì nhục mạ lại, đối phương châm chọc thì châm chọc lại khiến cho đối phương gieo gió thì gặt bão, trồng cà ăn cà, trồng dưa ăn dưa. Nói tóm lại khiến cho đối phương đánh ra bao nhiêu cân thì nhận lại bấy nhiêu cân.
Khi ta phát động phản công phải bất ngờ. Không để đối phương biết trước, khiến cho đối phương không thể trả đòn: phải che kín nhược điểm để đối phương tìm không ra sơ hở, không có chỗ phản kích.
Khi tránh phản kích thì ra phải chú ý ăn nói cẩn thận. Trong khi ta phản kích thì phải pha chút tự trào và thiện ý khiến cho đối phương cam lòng chịu chấp nhận thuốc đắng dã tật.
1. Làm người không thể lúc nào cũng đôn hậu
Hai người bạn dùng cơm trong một cửa hiệu nhỏ, trên bàn ăn có một bát tương ớt cay. Một người tưởng là tương ngọt cho một thìa vào mồm lập tức nước mắt nước mũi trào ra. Nhưng anh ta muốn bạn cũng sập hầm bèn cố nhịn không lộ ra mặt. Bạn thấy anh ta đang chảy nước mắt bèn hỏi: “Bạn khóc cái gì?” Anh ta đáp lại rằng:
‘Tôi nhớ cha tôi, hai mươi năm trước ông bị treo cổ”. Một lúc sau, người bạn cũng ăn một thìa tương, nước mắt cũng tuôn trào. Anh ta bèn hỏi rằng: “Còn anh khóc cái gì?” Người bạn trả lời rằng: “Bởi vì tôi nghĩ rất đáng tiếc, anh lại không bị treo cổ cùng cha anh. “
Câu trả lời quá ác độc, nhưng người ăn phải tuơng ớt đầu tiên há chẳng phải thiêua đôn hậu ư? Trả đòn như thế đáng.
Cho nên không phải bất cứ sự hài hước thiếu đôn hậu đều là hài hước tốt. Vấn để là hài hước trong trường hợp nào, với ai. Nhà thơ Xôviết Madacoxki tài hoa tràn trề có tài chế giễu mà lại rất có cá tính, rất có chính nghĩa. Ông không chịu được các hiện tượng hủ bại, công kích dữ dội nhưng mọi việc vẫn đâu vào đấy. Vì vậy, ông chế giễu tất cả các ngôn hành công kích vô lễ, cố ý bới lông tìm vêt, châm chọc moi móc sự hà hước của ông là lấy gậy ông đập lưng ông. Hãy xem một lần giễu thuyết của ông dưới đây:
Ông vừa kể chuyện tiếu lâm bỗng có người hét to rằng: ” Anh kể chuyện tiếu lâm nà không ai hiểu. Anh có phải là con hươu cao cổ không?” Madacoxki bèn than rằng. Chỉ có hươu cao cổ mới có thể thứ hai chân ướt mà đến thứ bẩy mới biết”
Một ông béo lùn lên diễn đàn nói rằng: “Tôi phải nhắc anh, đồng chí Madacoxki rằng Napoleon có một câu nói nổi tiếng: Từ vĩ đại đến đáng cười chỉ cách có một bước?” Madacoxki đáp lại: “Đúng vậy từ vĩ đại đến đáng cười chỉ cách có một bước”, ông vừa nói vừa lấy tay chỉ mình và chỉ ông béo.
Tiếp theo Madacoxki trả lời một câu hỏi viết trên giấy: “Đồng chí Madacoxki, tối hôm nay anh được bao nhiêu tiền?” ông trả lời rằng: “Điều này liên can gì đến anh? Dù sao anh không được chia xu nào, tôi chưa tính sẽ chia tiền cho ai?”
Một người khác nói rằng: “Thơ của anh khiến người nghe sợ hãi.
Những bài thơ đó yểu mệnh, ngày mai sẽ chết đi, bản thân anh cũng sẽ bị lãng quên, anh không thể thành nhân vật bất hủ.” Madacoxki trả lời: “Hẹn anh một nghìn năm sau lại gặp nhau, đến lúc đó chúng ta sẽ lại bàn vậy.
Có người hỏi: “Madacoxki sao anh lại thích tự khoe?” Madacoxki trả lời: Một người bạn trung học của tôi khuyên tôi: “Cậu cứ nói về ưu điểm của cậu còn khuyết điểm để cho người khác nói.”
Có người nói: “Câu này anh đã nói ở Khacop rồi”. Madacoxki bình tĩnh đáp lại: “Xem ra đồng chí này hôm nay đến đây để chứng minh.” Rồi ông nhìn suốt hội trường, nói tiếp: ‘!Tôi quả không biết anh ta đi theo tôi khắp nơi.”
Một mảnh giấy khác viết: “Anh đã từng nói có lúc phải tẩy sạch các truyền thống và tập quán đã nhiễm bụi trần. Nếu như vậy anh phải rửa mặt, có nghĩa là anh cũng bẩn thỉu lắm”: Nhà thơ đáp lại: “Còn anh không rửa mặt, chẳng lẽ vì vậy anh cho là mình sạch sẽ ư?” Một người khác hỏi: “Madacoxki, tại sao anh đeo nhẫn trên tay, không thích hợp với anh đâu.” Madacoxki đáp lại: “Theo anh không nên đeo trên tay mà nên đeo lên mũi ư”‘
Một người khác nói: “Madacoxki thơ của anh không lam người ta xao động, bốc lửa không cảm nhiễm được người khác Madacoxki trả ]ời: “Thơ của tôi không phải biển không phải lò lửa cũng không phải dịch chuột.”
Nói tóm lại đối với những người chua ngoa khắc bạc, cố ý khiêu khích, chúng ta không thể luôn luôn đôn hậu để cho kẻ siêu nhân đắc ý. Đối với hạng người này lúc nào nhịn được thì nhịn, lúc nào không nhịn được thì không cần khách khí, cần phải kích thì cứ cho một bạt tai. Làm người phải vừa mềm vừa cứng thì mới có thê tự bảo vệ mình và bảo vệ chân lý.
2. Làm cho người chế giễu ta lại bị nhục
Thời Tấn, lưu Đạo Chân là người đọc sách thánh hiền chẳng may gặp thời binh lửa cho nên lưu lạc đó đây không lấy gì đê mưu sinh đành dửng bên sông làm nghề kéo thuyền. Lưu Đạo Chân vốn mồm mép lợi hại thích chế giễu người khác. Một hôm đang kéo thuyền bên sông thấy một cụ bà chèo thuyền trên sông, Đạo Chân bèn chế giễu nói rằng: “Đàn bà sao không ở nhà dệt vải mà lại ra sông chèo thuyền?” Bà cụ phản kích nói: “Đại trượng phu sao không lên ngựa ra roi mà lại ra sông kéo thuyền?” Lại một hôm lưu Đạo Chân đang ăn cơm cùng với một người, thảy bà lớn tuổi dắt hai đứa be đi qua, cả ba người đều mặc áo xanh bèn chế giễu nói: “Dê cái dẫn dê con”. Bà này liếc nhìn một cái rồi đáp: “Hai con lợn cùng một máng”, Đạo Chân không đối đáp được.
Trong cuộc sống có một số người thích cố ý khiêu khích châm chọc người khác. Lúc này nếu ta lui bước thì bị nhục, còn nếu giả vờ không nhìn thấy, không nghe thấy thì ra người yếu đuối. Ta nên biến bị động thành chủ động, phản kích khiến cho họ câm miệng.
Anh Trương và anh Lý trai ý nhau. Anh Trương tìm cách hạ bệ anh Lý giữa đám đông. Một hôm giữa đám đông, anh Lý đọc sai một chữ, anh Trương bèn lớn tiếng nói: “Trình độ kém quá, một chữ đơn giản như vậy cũng không biết mà lại dám ba hoa trước mặt mọi người. Anh Lý thấy anh Trương cố ý khiêu khích dèm pha bèn cũng không khách khí gì cười và nói rằng: “Như vậy còn khá hơn anh làm bậy còn chối rồi bị người ta vạch mặt”. Lời nói đó là anh Lý có thực tế, anh Trương đã từng làm hỏng đồ vật của người khác mà không công nhận, lại đổ lỗi cho người khác cuối cùng bị vạch mặt.Việc xấu hổ này ai cũng biết cho nên một khi anh Lý vừa nói ra mọi người đều hiểu nhìn nhau cười mỉm. Anh Trương làm nhục người thì chuốc nhục. Anh Lý đã phản kích đúng lúc nên thoát khỏi tình thế quẫn bách.
Lại có một câu chuyện lịch sử: Tướng quốc nước Tề là Yến Tử sắp đi sứ nước Sở. Sau khi biết tin này, Sở Vương bèn bảo với tả hữu rằng: “Yến Anh là người giỏi biện báo của nước Tề nay sắp đến nước ta, ta muốn làm nhục ông ta. vậy dùng biện pháp gì?” Có người đưa ra một cách. Sở Vương nghe theo.
Yến Tử đến nước Sở, Sở Vương mở tiệc chiêu đãi. Đúng lúc mọi người uống rượu cao hứng thì hai gia nhân trói một người dẫn đến trước mặt Sở Vương. Sở Vương hỏi rằng “Người bị trói vì tội gì?” Gia nhân đáp lại: “Người này là dân nước Tề phạm tội ăn trộm”. Sở Vương cười hi hi noi với Yến Tử rằng: “Có phải người Tề giỏi trộm cắp phải không?” Yến Tử đứng dậy bước ra khỏi ghê trịnh trọng nói rằng: “Tôi từng nghe một câu chuyện như sau. Cây cát sinh trưởng thành ở phía nam sông Hoài là cây Cát sinh trưởng ở phía bắc sông Hoài thì lại là cây Tích. Cây Cát và cây Tích tuy rất giống nhau nhưng quả của chúng lại có mùi vị khác nhau. Quả Cát ngọt, quả Tích chua. Vì sao vậy? Vì thủy thổ bất đồng Cũng như người Tề sinh trưởng ở nước Tề thì không làm giặc, đến nước Sở thì lại làm trộm cắp. Há chẳng phải thủy thổ nước Sở khiến cho bá tánh làm giặc ư?” Sở Vương cười gượng nói rằng: “Bậc thánh nhân đức tài kiêm bị quả không thể đùa được, ta tự làm cho mình hổ thẹn”.
Trong khi phản pháo không nên nói dài dòng lê thê mà phải ngắn gọn, lời lẽ mềm mỏng đả kích đúng chỗ chết của đối phương, đánh mạnh buộc đối phương không trở tay tra đòn kịp. Yến Anh quả là một cao thủ trong trường hợp này.
Tóm lại, đối với những người khiêu khích ta, ta phải phản pháo không nên quá đôn hậu. Bản thân ta khi chế giễu người khác thì phải ăn nói thận trọng đề phòng phản pháo.