Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

36 Kế Nhân Hòa

Kế 26: Kế Giả Ngu

Tác giả: Duy Nghiên, Duy Hinh

Làm thế nào đạt đến “đại trí nhược ngu”?

“Hồ đồ hiếm có” xưa nay được tôn là đạo xử thế cao siêu Chỉ cần anh biết cách giả vờ ngu thì anh không phải là ngu mà là “đại trí nhược ngu” (trí lớn mà như ngu) làm người không nên cậy tài mà kiêu ngạo trước mắt mọi người. Tài năng lộ liễu dễ bị đố ky, càng dễ gây ra thù. Công cao vượt chủ đã khiến không biết bao nhiêu công thần mang họa vào thân. Kỹ xảo quan trọng nhất trong khi tiếp xúc với lãnh đạo là biết “giả ngu” đúng lúc, không tỏ ra sáng suốt tài giỏi, càng không được sửa sai thủ trưởng.

Trong giao tế giả vờ ngu có thể chữa thẹn, tìm ra lối thoát. Có thể giả vờ không biết một cách hài hước, tự mình chế giễu mình khiến cho đối thủ mê man không nhận ra thực hư. Anh phải có khả năng diễn kịch tốt mới có thể đóng vai ngu mà đáng yêu. Ai không hiểu chân tướng trong cái ngu thì sẽ bị cái ngu chế giễu. Ai không lĩnh hội được tinh thần đại trí nhược ngu thì quả là đồ ngu thật sự.

1. Hoa phai nửa nở, rượu phải nửa say

Làm người nhất là làm người tài hoa phải vừa không phát tiết tinh hoa ra ngoài, vừa bảo vệ mình một cách có hiệu quả, vừa có thể phát huy đẩy đủ tài hoa của mình lại còn phải tự chiến thắng tâm lý bệnh hoạn, kiêu ngạo, mù quáng, phàm gặp việc chớ có bức ép người ta, phải rèn luyện đạo đức khiêm tốn. Cái gọi là “hoa phải nở một nửa, rượu phải nửa say”, có nghĩa là một khi hoa đã nở rộ thì nếu không bị người ta hái tất cũng bắt đầu tàn tạ. Nhân sinh cũng thế, khi anh đã đắc ý mãn chí rồi, không còn vươn cao nữa, trong mắt không còn ai, thế thì anh không trở thành bia cho người ta ngắm bắn mới là điều quá lạ! Cho nên dù anh tài cán đến đâu cũng phải nhớ rằng: Chớ có cho mình ghê gớm lắm, chớ có cho mình quá quan trọng, chớ có coi mình là thánh nhân quân tử cứu dân cứu nước. Hãy thu mình lại, cụp đuôi lại che giấu tài ba của anh.

Trịnh Trang Công chuẩn bị đánh Hứa. Trước khi đánh, ông tổ chức thi tài chọn quan tiên phong. Chúng tướng cho là đã đến cơ hội xuất đầu lộ diện, lập công lớn đều xôn xao chuẩn bị.

Vòng thứ nhất: đấu kiếm, các tướng đấu nhau kiếm bay loang loáng, tiến tới lùi ra như chớp. Kết quả thi đấu chọn được 6 người.

Vòng thứ hai: thi bắn.

Sáu vị tướng thắng vòng 1 được cấp mỗi người 3 mũi tên, ai bắn trúng hồng tâm của bia thì thắng. Kẻ bắn trúng bên mép, kẻ bắn trúng hồng tâm. Người thứ năm là Công Tôn Tử Đô. Ông võ nghệ cao cường, sức trẻ đang thịnh, xưa nay không xem ai ra gì. Ông giương cung bắn cả 3 mũi tên đều trúng hồng tâm. Ông ngẩng cao đầu quay lại nhìn người tiếp theo rồi lui ra.

Người bắn cuối cùng là một người già, râu đã tiêu muối, tên gọi là Dĩnh Khảo Thúc. Ông là người đã từng khuyên Trịnh Trang Công hòa giải với mẹ, Trang Công rất quí ông. Dĩnh Khảo Thúc bước lên, không vội vàng, bắn 3 mũi tên đều trúng hồng tâm, thành tích ngang Công Tôn Tư Đô.

Như vậy chỉ còn hai người này qua vòng hai. Trang Công sai đem một chiến xa ra bảo rằng: “Hai ngươi đứng ra ngoài 100 bước chạy lại cướp xe. Ai cướp được xe trước thì lãnh ấn tiên phong. Công Tôn Tử Đô khinh bỉ nhìn đối thủ, nào ngờ chạy được một đoạn thì vấp ngã. Khi đúng lên thì Dĩnh Khảo Thúc đã cầm lấy xe rồi. Công Tôn Tử Đô không phục, bèn chạy nhanh lên cướp xe: Dĩnh Khảo Thúc bèn kéo xe chạy. Trang Công sai người ngăn lại, tuyên bố Dĩnh Khảo Thúc làm tướng tiên phong. Công Tôn Tử Đô nuốt hận trong lòng.

Quả nhiên, Dĩnh Khảo Thúc không phu lòng Trang Công đã cầm cờ dẫn đầu quân lính trèo thang lên thành thủ đô nước Hứa.

Thấy Dĩnh Khảo Thúc lập công lớn, Công Tôn Tử Đô nhức nhối trong lòng bèn rút tên lắp lên cung nhắm bắn Dĩnh Khảo Thúc đang ở trên mặt thành Dĩnh khao Thúc trong tên ngã xuống thành. Một vị tuớng khác tên là Giả Thúc Doanh tưởng Dương Khảo Thúc trúng tên nên quân Hứa bèn nhật cờ hô quân tiếp tục leo lên và lấy được thành. dĩnh Khảo Thúc vì tài ba bộc lộ khiến cho người đố kỵ mà mất mạng.

Điển hình về tài ba lộ liễu nên mang họa vào thân là công phần công cao át chúa. Khi đánh nhau tranh đoạt giang san, anh hùng bốn biển tụ hội dưới một lá cờ, tài cán lộ ra ai ai cũng giữ mình. Chúa tất nhiên lợi dụng tài năng của những người này để mưu bá đồ vương. Nhưng một khi thiên hạ đã định, tài hoa của các công thần hổ tướng vẫn còn đó. Lúc bấy giờ, tài năng cua họ trở thành mối lo canh cánh trong lòng hoàng đế, cảm thấy bộ mặt uy hiếp cho nên nhiều lần đã xảy ra thảm sát các khai quốc công thần. Đó là cái gọi là “Sát lư” (giết lừa). Hàn Tín bị giết, Minh Thái Tổ thiêu Khánh Công Lâu đều là như thế.

Mọi người đã đọc Tam Quốc diễn nghĩa có thể chú ý, sau khi Lưu Bị chết thì hình như Gia Cát Tường không làm được việc gì nữa, khác với thời Lưu Bị còn sống bàn mưu tính kế, bụng chứa đầy kinh luân, tinh hoa phát tiết. Dưới quyền minh quân Lưu Bị thì Gia Cát Lượng không lo bị đố ky, hơn nữa Lưu Bị không thể rời ông cho nên ông có thể phát huy đầy đủ tài hoa giúp Lưu Bị chiếm một phần ba thiên hạ. Sau khi Lưu Bị qua đời, A Đẩu kế vị. Trước khi chết, Lưu Bị đã từng nói trước mặt quần thần rằng: “Nếu ấu chúa có thể phò được thì phò, nếu nó không xứng đáng làm vua thì ông nên tự lập làm vua”. Gia Cát Lượng mồ hôi chảy ròng ròng, tay chân luống cuống quì khóc mà tâu rằng: “Thần làm sao không dốc sức toàn tâm, tận trung phò ấu chúa, dù chết cũng không từ nan”, nói xong dập đầu đến chảy máu. Dù Lưu Bị có lòng nhân nghĩa đến đâu cũng không nhường nước cho Gia Cát Lượng. Lưu Bị nói muốn nhường ngôi vua cho Gia Cát Lượng chắc gì không có lòng giết Gia Cát Lượng? Cho nên sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng làm việc gì cũng cẩn thận, cúc cung tận tụy với A Đẩu Một mặt khác, Gia Cát Lượng quanh năm chinh chiến ở bên ngoài triều đình để đề phòng người ta vu cho là “kẹp nách thiên tử”. Như vậy Gia Cát Lượng rất thông minh, biết thu hồi, che giấu tài ba đã từng bộc lộ.

Nhưng nếu anh không bộc lộ tài ba thì vĩnh viễn không được trọng dụng. Bộc lộ tài ba thì bị người đố kỵ hãm hại. Khi anh bộc lộ tài ba đã ngầm gieo mầm họa cho nên bộc lộ tài ba nên thích đáng thì thôi chớ quá lộ liễu.

Trong xã hội hiện nay, đạo lý vẫn là như vậy, khi tiếp xúc với lãnh đạo phải cố ý giả ngu. Muốn làm được như thế phải có tài diễn kịch, không phải ai cũng giả ngu như thật nếu không đủ kỹ xảo diễn kịch thì lại mang họa.

2. Yếu lĩnh túy quyền: hình say mà thần không say

Khi xem phim truyền hình Võ Tòng, ai cũng rất khoái đoạn Võ Tòng say đánh Tưởng Môn Thần: tay cầm cốc rượu, ngước cổ dốc vào thân mình lảo đảo, chân bước như lướt trên mây, trong khi Tưởng Môn Thần không lưu ý bỗng nhiên bị một đấm vào mũi, chưa kịp hoàn hồn lại bị một đạp… khi đã tỉnh ngộ không phải là tên say rượu múa tay đá chân đi xiêu vẹo thì đã bị thương không còn đủ sức chống trả nữa. Có người trong võ lâm bảo rằng đó là tuý quyền” (võ say) là một loại quyền thuật cao siêu khó học, cực kỳ lợi hại. Nghe xong suy nghĩ, bèn nói: Hiểu rồi Sau khi xem Hồng Lâu Mộng đặc biệt bái phục mưu lược của Tiết Bảo Thoa. Cung cách ứng xử của cô rất chu đáo, lại giỏi bắt đầu từ việc nhỏ. Khi Nguyên Xuân đi thăm gia đình về cùng mọi người vui chơi đưa ra một câu đố cho Bảo Ngọc và bọn Đại Ngọc đoán. Đại Ngọc, Tường Vân… đoán đúng ngay ra vẻ vui lắm, riêng Bảo Thoa tuy câu đố chẳng có gì khó dễ đoán ra ngay nhưng lại khen là câu đố khó quá, không đoán được, làm bộ suy nghĩ.

Có một chuyên gia chỉ rõ đó là thuật giả ngu, giả dốt để cho hợp với yêu cầu của Giả phủ là con gái bất tài mới có đức. Đó thực là một cao chiêu nhờ gió bay lên tận mây xanh. Đọc xong ngẫm nghĩ, bất giác đập bàn kêu lên: Tuyệt!

Lợi hại của túy quyền là giả vờ say nhìn bên ngoài thì xiêu xiêu vẹo vẹo như sắp ngã, lảo đảo nghiêng ngửa tựa không chịu nổi một đấm. Thưc trong say lại tỉnh ám tàng sát cơ, chờ khi anh mê muội xem thường thì ra ruột chiêu cực mạnh.

Say thật và giả say là hai việc khác nhau, người ngu va người giả ngu khác nhau hoàn toàn.

Người chơi túy quyền thì hình say phần không say, túy là hư làm mê muội đầu óc đối thủ, quyền là thực ra chiêu chí mạng. Giả ngu là ngoài ngu trong không ngu, ngu là ngu việc nhỏ không liên quan đại cục, trống không ngu là trong lòng không ngu đối với việc hệ trọng. Tưởng Môn Thần bị Võ Nhị bang đánh hạ đài, ác bá cuối cùng chết dưới đao Võ Nhị Lang máu nhập lầu Uyên ương khiến mọi người thống khoái. Còn Lâm Đại Ngọc đốt thơ đoạn tình, tiết Bảo Thoa tác thành hôn lễ lại làm cho ta cảm khái nói không nên lời.

Giả say đấu võ là kỹ xảo thượng thặng trên võ đài, giả ngu là công phu bậc nhất trong tình trường. Thành công của Võ Tòng, tiết Bảo Thoa cổ kim không ngoại lệ.

Năm 239, Ngụy Thiếu Đế Tào Phương bị Tào Sảng chuyên quyền cướp binh quyền của Tư Mã Phiên. Tư Mã Phiên tuy rất bất mãn nhưng nhất thời bất lực. Để tránh khỏi bị Tào Sảng tiếp tục hãm hai, đồng thời để ẩn thân chờ đợi thời cơ Tư Mã Phiên cáo bệnh ở nhà không coi việc triều chính. Một hôm, Tào Sảng phái người tâm phúc là Lý Thắng đi thăm dò hư thực. Tư Mã Phiên biết dụng ý của

Tào Sảng, chờ khi Lý Thắng đến bèn nằm bên giường hai thị nữ đút cháo, cháo rơi đầy ngực. Khi Lý Thắng nói chuyện với ông, ông cố ý thở hổn hển, nói không nên lời. Lý Thắng ra về báo cáo cho Tào Sảng rằng: “Tư Mã Phiên bất quả chỉ là cái xác thoi thóp, tinh thần đã bay đi rồi. Đại nhân không cần lo nghĩ về ông ta nữa”. Tào Sảng ngại nhất là Tư Mã Phiên, nay nghe nói ông chẳng còn sống bao lâu nữa thì trong lòng rất vui và yên tâm, lại càng hoành hành trong triều không còn biết sợ là gì. Tư Mã Phiên gấp rút tổ chức lực lượng, đánh một chiêu “túy quyền” thành công rực rỡ. Tháng giêng năm 249 đi bái yết lăng Cao Tổ, anh em Tư Mã Sảng tháp tùng. Nhân cơ hội đó, Tư Mã Phiên làm sinh biến phế truất anh em Tào Sảng, ít lâu sau thì tru di toàn gia. Trong cơn lốc chính trị có khi nguy hiểm sắp ập xuống đầu thì giả ngu giả ngốc có thể thoát hiểm, giữ được mạng sống. Nhà quân sự nổi tiếng thời cổ đại của nước ta Tôn Tần bị Bàng Quyên ám hại, lâm vào cảnh tuyệt vọng. Tôn Tần bèn giả điên để cho Bàng Quyên lơ là cảnh giác, lập mưu chạy trốn. Một hôm Bàng Quyên sai người đưa cơm cho Tôn Tần thì thấy Tôn Tần cầm đũa lên sắp ăn bỗng ngã lăn ra bất tỉnh, một lát sau tỉnh dậy nôn mửa, trợn mắt quát tháo ầm ĩ. Bàng Quyên nghe báo cáo xong bèn trực tiếp đến xem thì thấy Tôn Tần sùi bọt mép, nằm lăn ra cười khanh khách rồi lại khóc lóc thê thảm. Bàng Quyên rất giảo quyệt bèn kiểm tra xem điên thật hay điên giả, sai người lôi Tôn Tần vào chuồng lợn. Tôn Tần lăn lê trong phân lợn. Tuy Bàng Quyên nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn buông lỏng việc giám sát Tôn Tần. Suốt ngày Tôn Tần điên điên khùng khùng, khi khóc khi cười, ban ngày ra chợ ban đêm về chuồng lợn. Sau một thời gian, Bàng Quyên tin Tôn Tần điên thật. Thế là ít lâu sau, Tôn Tần trốn ra khỏi Ngụy. Về sau Bàng Quyên bị Tôn Tần giết chết trong chiến tranh. Kế giả điên của Tôn Tần toàn thắng. Một ví dụ khác: Khi nhà Minh vừa mới lập, Chu Nguyên Chương trừng phạt không thương tiếc các quan lại tham ô và lộng quyền. Hình phạt cực kỳ dã man tàn khốc, chưa từng có trong lịch sử. Để tránh hình phạt, một số quan lại giả ngu giả điên. Ngự sử Viên Khải làm cho Chu Nguyên Chương giận sợ bị giết bèn giả điên. Chu Nguyên Chương nói điên không biết đau, sai ngươi đâm da thịt ông, ông cắn răng chịu đựng không kêu la. Ông dùng xích sắt xích cổ, đầu tóc bù xù, mặt mày bẩn thỉu, mồm nói lảm nhảm. Chu Nguyên Chương vẫn chưa tin sai người đến thăm dò. Viên Khải trợn mắt nhìn người đó cất tiếng hát, bò bên dậu ăn cứt chó. Chu Nguyên Chương nghe báo cáo của sứ giả mới tin ông điên không bắt tội. Thế là Chu Nguyên Chương đã bị lừa. Vốn Viên Khải biết thế nào Chu Nguyên Chương cũng sai người đến thăm dò nên sai người nhà nấu kẹo làm giả cứt chó để ông ăn khi sứ giả đến. Nhờ thế ông mới giư được tấm thân già. Giả điên thật là quá khố sở chứ không phải dễ dàng. Phàm chưa đến bước nguy hiểm tính mạng thì chớ dùng kế này.

3. Trong đại ngu ẩn tàng đại trí

Trong thời gian chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Các vị lão tướng như Timôphiep, Voroslop, Budom… đảm nhiệm trọng trách chỉ huy quân đội nhưng lực bất tòng tâm. Thời thế tạo anh hùng, xuất hiện một loạt tướng quân trẻ tuổi như Ducop, Vaxili, Schimeneo:.. Các lão tướng không hề dao động. Tháng 2 năm 1949, nguyên soái Timophe được lệnh đi Borodi hiệp đồng với phương diện quân thứ nhất thứ hai. Schimenco làm tham mưu trưởng của ông Schimenco vốn đã biết vị nguyên soái này xem thường các sĩ quan tham mưu cho nên trong lòng lo lắng nhưng nghĩ rằng cứ chấp hành mệnh lệnh là được. Hai người cùng lên tàu hỏa ra đi, sau khi ăn cơm chiều thì đã xảy ra chuyện không vui. Timophe nói rằng: “Sao lại điều anh đi với tôi? Muốn dạy cái anh già này, giám sát tôi chăng? Vô ích. Khi các anh còn bò dưới bàn, những người già chúng tôi đã dẫn cả sư đoàn tác chiến, phấn đấu cho chính quyền Xô Viết của các anh. Anh tốt nghiệp học viện quân sự tự cho là tài giỏi lắm phải không khi cách mạng nổ ra anh mấy tuổi? Những lời lo huấn này gần như làm nhục Schimenco nhưng Schimenco vẫn thành thật trả lời rằng: “Lúc đó tôi vừa 10 tuổi”, và biểu thị hết sức tôn trọng nguyên soái, sẵn sàng học tập ông. Cuối cùng Timophe nói: “Được rồi, nhà ngoại giao đi ngủ đi thôi. Thời gian sẽ chứng minh ai là người như thế nào”.

Quả thời gian đã chứng minh. Sau một thời gian cùng công tác, một buổi chiều đang uống trà Timophe đột nhiên nói: “Bây giờ tôi rõ rồi, anh không phải là người như ban đầu tôi tưởng. Trước tôi nghi Stalin sai anh giám sát tôi.” Sau khi Tìmophe được triệu hồi thì quyến luyến không muốn rời Schimeneo. Một thời gian sau, Timophe yêu cầu đại bản doanh điều Schimenco đến làm việc với ông. Khi Schimenco bị xúc phạm thì đã giả vờ để qua cửa ải nguyên soái Timophe, biểu thị khiêm nhường của hậu sinh sẵn sàng học tập tiền bối. Đó là biểu hiện đại trí nhược ngu. Người biết giả ngu tất không phải người ngu làm ra vẻ ân cần, nhún nhường là tài năng của người trí tuệ cao siêu. Khi được người ta tôn kính thì phải che giấu sự thông minh của mình. Dưới đây kể ra mấy ví dụ khác về giả ngu, một ví dụ tích cực, ba ví dụ tiêu cực.

1. Mắt nhắm mắt mở.

Trong giao tế nếu chỉ dựa vào ngôn từ thì khó thuyết phục đối phương. Dùng tình cảm khiến cho đối phương phải suy nghĩ, thể nghiệm sâu sắc có khi lại hiệu quả lớn hơn là ngôn từ. Có một nhà nông học Pháp ăn khoai tây ở Đức, rất muốn phát triển trồng khoai tây ở Pháp, nhưng ông càng tuyên truyền thì người ta càng không tin tưởng. Các bác sĩ cho rằng khoai tây co hại sức khỏe. Có nhà nông học lại quả quyết trồng khoai tây đất sẽ chóng bạc màu. Các nhà tôn giáo thì nói khoai tây là quả táo qủy. Sau một thời gian suy nghĩ, nhà nông học muốn phát triển trồng khoai tây này bèn nghĩ ra một kế mới. Được nhà vua cho phép, ông trồng khoai tây trên mảnh đất sản lượng thấp do đội vệ binh mặc sắc phục đứng canh gác và tuyên bố không ai được đến gần, không ai được đào khoai tây. Nhưng các vệ binh này chỉ canh gác ban ngày, đối thì rút về. Mọi người háo hức vì “quả cấm” nên ban đêm lén đến nhổ khoai tây đem về trồng trong vườn nhà. Nhờ vậy chẳng bao lâu, khoai tây được trồng khắp nước Pháp, đem lại lợi ích lớn cho nhân dân Pháp. Nói thẳng khoai tây tốt thì không ai tin nhưng hoàng gia trồng khoai tây có vệ binh canh giữ tạo ra một tình cảnh là sản phẩm quí giá. Do vậy kích động đòng ham muốn, tự mình trồng, tự mình thể nghiệm thì quả là có lợi không có hại nên tiếp thu hoàn toàn loại nông sản phẩm này. Điểm nổi bật của tình cảnh giao tế là lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của con người, mắt nhắm mắt mở vừa cấm vừa để cho người ta đào trộm khoai tây, trực tiếp tiếp xúc với khoai tây từ mình thể nghiệm. Vì vậy mới có hiệu qua cao.

2. Đánh nhầm trúng thật thiên hạ cả cười.

Trong thời gian kháng chiến chống Nhật, các cơ quan đoàn thể đóng ở Bắc Chuyên cách Trùng Khánh 50 km do Cục biên dịch đứng đầu tổ chức dạ hội văn nghệ quyên góp úy lạo quân đội. Tổ chức hai đêm dạ hội tưng bừng chưa từng có. Trước khi chính thức, khai mạc tiết mục kể chuyện. Lão Xá xung phong biểu diễn và mời ông Lương Thực Thu hợp tác. Lương Thực Thu giao ước trước là khi biểu diễn đến chỗ gấp quạt đánh lên đầu là không được đánh thật, chỉ được đụng đến đầu là thôi. Đến lúc biểu diễn hai ông lên trước sân khấu, người cứng đờ như vượng gỗ, mát vểnh lên trời làm bộ người ngu đần, không nói câu nào khiến cho quan không cười rộ. Hai ông đối đáp trong bầu không khí đầy tiếng cười. Ke nói người đế rất hài hước. Đến lúc sắp diễn đến gấp quạt đánh lên đầu thì không hiểu là vì quá kích động quên mất hay là cố tình vi phạm lời hứa, Lão Xá gấp quạt đánh lên đầu lương Thực Thu. Lương thực Thu né đầu tránh một cách bản năng, quạt cánh trúng kính đeo mắt. Nói thì chậm, việc thì nhanh, Lương Thực Thu vội giơ hai tay ra giống như để đỡ kính đeo mắt rơi xuống và giữ tư thế đó bất động hồi lâu. Quan chúng vỗ tay rào rào, cười nói hồi lâu không dứt. Kể chuyện vốn dễ khiến người ta cười nhưng lần này lão Xá “đánh nhầm trúng thật” đầy kịch tính khiến cho mọi người cười như điên như dại. Quan chúng cho là hai ông đã diễn xuất tuyệt nhiên bèn kêu to: “Bis, bis”. Lão Xá và nhất là Lương Thực Thu trong lòng biết rõ “tuyệt chiêu” này chỉ có một lần.

3. Tróng hoang đàng ẩn sự thật

Có khi suy luận hay kết luận sai mà tiến hành phản bác từ chính diện vị tất đã có hiệu quả. Lúc đó nên dùng một sai lầm tương tự khác mà rõ ràng là suy luận sai lầm để phản bác thì hiệu quả lại tốt hơn. Loại suy luận sai lầm này có tính hoang đường rất lớn, ý tại ngôn ngoại rất nhiều, có thể khiến cho người ta mỉm cười mà lòng sáng tỏ sai đúng và từ đó đạt đến mục đích hài hước. Suy lý càng hoang đường thì lời nói diễn đạt lai càng hài hước.

Thời Tống Cao Tông có một lần đầu bếp công đình nấu một món bánh không chín, hoàng đế nổi giận bắt giam đầu bếp. ít lâu sau trong một tiết mục sân khấu có hai diễn viên đóng vai học trò, người này hỏi người kia sinh giờ nào. Một người nói “Giáp Tý sinh” (sinh giờ Giáp Tý), người kia nói “Bính Tý sinh” ( sinh giờ Bính Tý). Một diễn viên khác bèn đến tâu với hoàng đế rằng: “Hai diễn viên này phải vào tù”. Hoàng đế không hiểu bèn hỏi vì sao. Người này bèn tâu rằng: “Giáp Tý và Bính Tý đều sống cả, không phải cùng tội với vị đầu bếp nấu bánh sống hay sao?” Hoàng đế nghe xong bật cười biết rằng, bọn họ cố ý diễn như thế bèn tha tội cho ông đầu bếp làm bánh sống. Cái diệu dụng câu hoàng đế lúc bắt tội người đầu bếp vì bỉnh tử sinh (bánh sống) diễn ra thành kết luận hễ “sinh” thì bỏ tù. Giáp Tí sinh, Bính Tí sinh cũng phải bỏ tù. Thế là cực kỳ hoang đường khiến cho ai cũng tức cười Diễn viên nọ đã suy lý bằng những lời lẽ uyên chuyên hàm súc hài hước, ẩn giấu ý phê phán hành động vô lý của hoàng đế. (Đê hiểu câu chuyện này cần phải giải thích đôi điều. Bánh sông tiếng Trung Quốc là “bỉnh tử sinh”, Sinh có nghĩa là sống, tức không chín, lại có nghĩa là sinh đẻ. Bỉnh tử thì chừ bỉnh là bánh, đồng âm với chữ Bính chỉ giờ bính tý. Bỉnh và bính việt hoàn toàn khác nhau, âm Hán Việt khác dấu: Bỉnh và Bính; âm Trung Quốc giống nhau. Chữ Tư có hai âm đọc, Tư là con, là cái như Bỉnh tử là cái bánh. Tý là giờ Tý nửa đêm. Cho nên khi hỏi giờ sinh đáp là Bính Tý sinh tức sinh giờ Tý, song do đồng âm nên lại có thể hiểu là cái bánh sông tức bánh chưa chín. Câu chuyện dựa trên âm và nghĩa cua ba tiêu: bỉnh tử sinh. ND).

4. Giả vờ không biết, lời nói càng hay

Giả vờ không biết là giả vờ không nghe thấy hay nghe không rõ lời của đối phương là một cách dùng trong tranh luận để công kích đối phương. Phương pháp này thường dùng trong các cuộc tranh luận để đạt mục đích làm cho đối phương bối rối, gỡ thế bí của anh.

1. Có thể dùng phương pháp này để cứu vãn những lời lỡ nói gây ra không khí khó chịu.

Ngựa bốn chân còn vấp, huống hồ người sao chẳng có lúc lỡ lời Cho nên trong giao tiếp dễ xảy ra lỡ lời và là cội nguồn dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, cần phải vãn hồi tình thế do lỡ lời gây ra.

Ví dụ, có một giáo viên thực tập đang lên lớp, viết mấy chữ lên bảng đen. Bỗng một học sinh kêu lên: “Chữ thầy đẹp hơn chữ thầy Lý”. Cả lớp hốt hoảng, Thầy Lý chủ nhiệm lớp đang ngồi hàng sau cùng của lớp học. Tình thế thật khó xử. Đối với thầy giáo thực tập sinh mà nói, vừa mới thực tập lên lớp lần đầu tiên mà gặp phải tình thế cam go này thật là đau đầu, về sau làm sao hoàn thành được thực tập? Xin lỗi ư? Không được. Thực tập sinh này bỗng nảy y giả vờ không nghe thấy cứ tiếp tục viết lên bảng và nói rằng: “Không im lặng học bài, ai làm ồn trong lớp đó. Nghe câu nói này, thầy Lý bèn không còn khó chịu nữa. Thủ thuật giả vờ không nghe thấy nhắc nhở học sinh không làm ồn đã cứu vãn được tình thế khó chịu do học sinh lỡ lời gây ra.

2. Có thể dùng để đối phó sự ngụy biện của người khác.

Sù thật thắng hùng biện, nắm đầy đủ chứng cứ sự thật là pháp bảo chiến thắng đối thủ. Nhưng đáng tiếc, trong nhiễu trường hợp có những người xảo biện khiến cho người khác khó lòng phản kích dù rằng biết rõ là nguỵ biện.

Hai nhanh niên nông dân đi bón phân lợn cho ruộng ngô đã tranh cãi nhau nên bón phân gần gốc hay xa gốc ngô. Anh Giáp nói: “Phân lợn bón gần gốc ngô thì cây ngô dễ hấp thụ, phát triển nhanh”. Anh Ất nói: “Theo lời anh nói thì trồng ngô vào chuồng lợn thì ngô phát triển nhanh đó ư?” Bấy giờ có một bác nông dân trung niên nói: “Hai anh đều nói sai. Đuôi lợn gần phân lợn nhất nhưng không thấy đuôi lợn phát triển dài ra.”

Lời nói của bác nông dân trung niên tựa hồ không hiểu thường thức nhưng chỉ một câu đã đánh gục ngụy biện của hai anh Giáp, ất một cách rất hài hước.

3. Xử lý ngăn chặn đả kích của người khác.

Bạn bè thường ngày rất hữu hảo nhưng cũng có lúc đùa quá trớn làm mất lòng nhau. Trong tình huống đó tốt nhất là giả vờ không biết.

Viên Binh béo ục ịch. Hai đồng học Triệu Cường, Vương Minh cảm cảnh sinh tình gọi cậu ta là “quả bí đỏ” và rao bán bí đỏ mua bí đỏ” đùa cậu Viên Binh. Viên Binh rất giận, muốn ngăn chặn các bạn không được chế giễu mình song chưa biết làm thế nao. Cuối cùng nghĩ ra một mẹo, Viên Binh từ từ lại gần hai bạn, hỏi một cách nhẹ nhàng: “Triệu Cường, nghe nói cậu cao lm80 không đúng chăng?” Rồi lại hỏi Vương Minh: “Cậu ăn sáng chưa?” Đang cười chế giễu Viên Binh lại nghe hoi như vậy, cả hai cậu đều không hiểu ý nghĩa như thế nào, câm miệng trố mắt nhìn Viên Binh trông rất ngớ ngẩn.

Cả lớp học cười ồ. Viên Binh đã sử dụng chiêu giả vờ không nghe mà ngăn chặn được trận đùa quá đáng của hai bạn.

Nói tóm lại giả ngu, giả điếc, giả say, giả không biết đều thuộc phạm vi kế giả ngu. Ngu mà không ngu không phải ai cũng làm được.

Làm thế nào đạt đến “đại trí nhược ngu”?

“Hồ đồ hiếm có” xưa nay được tôn là đạo xử thế cao siêu Chỉ cần anh biết cách giả vờ ngu thì anh không phải là ngu mà là “đại trí nhược ngu” (trí lớn mà như ngu) làm người không nên cậy tài mà kiêu ngạo trước mắt mọi người. Tài năng lộ liễu dễ bị đố ky, càng dễ gây ra thù. Công cao vượt chủ đã khiến không biết bao nhiêu công thần mang họa vào thân. Kỹ xảo quan trọng nhất trong khi tiếp xúc với lãnh đạo là biết “giả ngu” đúng lúc, không tỏ ra sáng suốt tài giỏi, càng không được sửa sai thủ trưởng.

Trong giao tế giả vờ ngu có thể chữa thẹn, tìm ra lối thoát. Có thể giả vờ không biết một cách hài hước, tự mình chế giễu mình khiến cho đối thủ mê man không nhận ra thực hư. Anh phải có khả năng diễn kịch tốt mới có thể đóng vai ngu mà đáng yêu. Ai không hiểu chân tướng trong cái ngu thì sẽ bị cái ngu chế giễu. Ai không lĩnh hội được tinh thần đại trí nhược ngu thì quả là đồ ngu thật sự.

1. Hoa phai nửa nở, rượu phải nửa say

Làm người nhất là làm người tài hoa phải vừa không phát tiết tinh hoa ra ngoài, vừa bảo vệ mình một cách có hiệu quả, vừa có thể phát huy đẩy đủ tài hoa của mình lại còn phải tự chiến thắng tâm lý bệnh hoạn, kiêu ngạo, mù quáng, phàm gặp việc chớ có bức ép người ta, phải rèn luyện đạo đức khiêm tốn. Cái gọi là “hoa phải nở một nửa, rượu phải nửa say”, có nghĩa là một khi hoa đã nở rộ thì nếu không bị người ta hái tất cũng bắt đầu tàn tạ. Nhân sinh cũng thế, khi anh đã đắc ý mãn chí rồi, không còn vươn cao nữa, trong mắt không còn ai, thế thì anh không trở thành bia cho người ta ngắm bắn mới là điều quá lạ! Cho nên dù anh tài cán đến đâu cũng phải nhớ rằng: Chớ có cho mình ghê gớm lắm, chớ có cho mình quá quan trọng, chớ có coi mình là thánh nhân quân tử cứu dân cứu nước. Hãy thu mình lại, cụp đuôi lại che giấu tài ba của anh.

Trịnh Trang Công chuẩn bị đánh Hứa. Trước khi đánh, ông tổ chức thi tài chọn quan tiên phong. Chúng tướng cho là đã đến cơ hội xuất đầu lộ diện, lập công lớn đều xôn xao chuẩn bị.

Vòng thứ nhất: đấu kiếm, các tướng đấu nhau kiếm bay loang loáng, tiến tới lùi ra như chớp. Kết quả thi đấu chọn được 6 người.

Vòng thứ hai: thi bắn.

Sáu vị tướng thắng vòng 1 được cấp mỗi người 3 mũi tên, ai bắn trúng hồng tâm của bia thì thắng. Kẻ bắn trúng bên mép, kẻ bắn trúng hồng tâm. Người thứ năm là Công Tôn Tử Đô. Ông võ nghệ cao cường, sức trẻ đang thịnh, xưa nay không xem ai ra gì. Ông giương cung bắn cả 3 mũi tên đều trúng hồng tâm. Ông ngẩng cao đầu quay lại nhìn người tiếp theo rồi lui ra.

Người bắn cuối cùng là một người già, râu đã tiêu muối, tên gọi là Dĩnh Khảo Thúc. Ông là người đã từng khuyên Trịnh Trang Công hòa giải với mẹ, Trang Công rất quí ông. Dĩnh Khảo Thúc bước lên, không vội vàng, bắn 3 mũi tên đều trúng hồng tâm, thành tích ngang Công Tôn Tư Đô.

Như vậy chỉ còn hai người này qua vòng hai. Trang Công sai đem một chiến xa ra bảo rằng: “Hai ngươi đứng ra ngoài 100 bước chạy lại cướp xe. Ai cướp được xe trước thì lãnh ấn tiên phong. Công Tôn Tử Đô khinh bỉ nhìn đối thủ, nào ngờ chạy được một đoạn thì vấp ngã. Khi đúng lên thì Dĩnh Khảo Thúc đã cầm lấy xe rồi. Công Tôn Tử Đô không phục, bèn chạy nhanh lên cướp xe: Dĩnh Khảo Thúc bèn kéo xe chạy. Trang Công sai người ngăn lại, tuyên bố Dĩnh Khảo Thúc làm tướng tiên phong. Công Tôn Tử Đô nuốt hận trong lòng.

Quả nhiên, Dĩnh Khảo Thúc không phu lòng Trang Công đã cầm cờ dẫn đầu quân lính trèo thang lên thành thủ đô nước Hứa.

Thấy Dĩnh Khảo Thúc lập công lớn, Công Tôn Tử Đô nhức nhối trong lòng bèn rút tên lắp lên cung nhắm bắn Dĩnh Khảo Thúc đang ở trên mặt thành Dĩnh khao Thúc trong tên ngã xuống thành. Một vị tuớng khác tên là Giả Thúc Doanh tưởng Dương Khảo Thúc trúng tên nên quân Hứa bèn nhật cờ hô quân tiếp tục leo lên và lấy được thành. dĩnh Khảo Thúc vì tài ba bộc lộ khiến cho người đố kỵ mà mất mạng.

Điển hình về tài ba lộ liễu nên mang họa vào thân là công phần công cao át chúa. Khi đánh nhau tranh đoạt giang san, anh hùng bốn biển tụ hội dưới một lá cờ, tài cán lộ ra ai ai cũng giữ mình. Chúa tất nhiên lợi dụng tài năng của những người này để mưu bá đồ vương. Nhưng một khi thiên hạ đã định, tài hoa của các công thần hổ tướng vẫn còn đó. Lúc bấy giờ, tài năng cua họ trở thành mối lo canh cánh trong lòng hoàng đế, cảm thấy bộ mặt uy hiếp cho nên nhiều lần đã xảy ra thảm sát các khai quốc công thần. Đó là cái gọi là “Sát lư” (giết lừa). Hàn Tín bị giết, Minh Thái Tổ thiêu Khánh Công Lâu đều là như thế.

Mọi người đã đọc Tam Quốc diễn nghĩa có thể chú ý, sau khi Lưu Bị chết thì hình như Gia Cát Tường không làm được việc gì nữa, khác với thời Lưu Bị còn sống bàn mưu tính kế, bụng chứa đầy kinh luân, tinh hoa phát tiết. Dưới quyền minh quân Lưu Bị thì Gia Cát Lượng không lo bị đố ky, hơn nữa Lưu Bị không thể rời ông cho nên ông có thể phát huy đầy đủ tài hoa giúp Lưu Bị chiếm một phần ba thiên hạ. Sau khi Lưu Bị qua đời, A Đẩu kế vị. Trước khi chết, Lưu Bị đã từng nói trước mặt quần thần rằng: “Nếu ấu chúa có thể phò được thì phò, nếu nó không xứng đáng làm vua thì ông nên tự lập làm vua”. Gia Cát Lượng mồ hôi chảy ròng ròng, tay chân luống cuống quì khóc mà tâu rằng: “Thần làm sao không dốc sức toàn tâm, tận trung phò ấu chúa, dù chết cũng không từ nan”, nói xong dập đầu đến chảy máu. Dù Lưu Bị có lòng nhân nghĩa đến đâu cũng không nhường nước cho Gia Cát Lượng. Lưu Bị nói muốn nhường ngôi vua cho Gia Cát Lượng chắc gì không có lòng giết Gia Cát Lượng? Cho nên sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng làm việc gì cũng cẩn thận, cúc cung tận tụy với A Đẩu Một mặt khác, Gia Cát Lượng quanh năm chinh chiến ở bên ngoài triều đình để đề phòng người ta vu cho là “kẹp nách thiên tử”. Như vậy Gia Cát Lượng rất thông minh, biết thu hồi, che giấu tài ba đã từng bộc lộ.

Nhưng nếu anh không bộc lộ tài ba thì vĩnh viễn không được trọng dụng. Bộc lộ tài ba thì bị người đố kỵ hãm hại. Khi anh bộc lộ tài ba đã ngầm gieo mầm họa cho nên bộc lộ tài ba nên thích đáng thì thôi chớ quá lộ liễu.

Trong xã hội hiện nay, đạo lý vẫn là như vậy, khi tiếp xúc với lãnh đạo phải cố ý giả ngu. Muốn làm được như thế phải có tài diễn kịch, không phải ai cũng giả ngu như thật nếu không đủ kỹ xảo diễn kịch thì lại mang họa.

2. Yếu lĩnh túy quyền: hình say mà thần không say

Khi xem phim truyền hình Võ Tòng, ai cũng rất khoái đoạn Võ Tòng say đánh Tưởng Môn Thần: tay cầm cốc rượu, ngước cổ dốc vào thân mình lảo đảo, chân bước như lướt trên mây, trong khi Tưởng Môn Thần không lưu ý bỗng nhiên bị một đấm vào mũi, chưa kịp hoàn hồn lại bị một đạp… khi đã tỉnh ngộ không phải là tên say rượu múa tay đá chân đi xiêu vẹo thì đã bị thương không còn đủ sức chống trả nữa. Có người trong võ lâm bảo rằng đó là tuý quyền” (võ say) là một loại quyền thuật cao siêu khó học, cực kỳ lợi hại. Nghe xong suy nghĩ, bèn nói: Hiểu rồi Sau khi xem Hồng Lâu Mộng đặc biệt bái phục mưu lược của Tiết Bảo Thoa. Cung cách ứng xử của cô rất chu đáo, lại giỏi bắt đầu từ việc nhỏ. Khi Nguyên Xuân đi thăm gia đình về cùng mọi người vui chơi đưa ra một câu đố cho Bảo Ngọc và bọn Đại Ngọc đoán. Đại Ngọc, Tường Vân… đoán đúng ngay ra vẻ vui lắm, riêng Bảo Thoa tuy câu đố chẳng có gì khó dễ đoán ra ngay nhưng lại khen là câu đố khó quá, không đoán được, làm bộ suy nghĩ.

Có một chuyên gia chỉ rõ đó là thuật giả ngu, giả dốt để cho hợp với yêu cầu của Giả phủ là con gái bất tài mới có đức. Đó thực là một cao chiêu nhờ gió bay lên tận mây xanh. Đọc xong ngẫm nghĩ, bất giác đập bàn kêu lên: Tuyệt!

Lợi hại của túy quyền là giả vờ say nhìn bên ngoài thì xiêu xiêu vẹo vẹo như sắp ngã, lảo đảo nghiêng ngửa tựa không chịu nổi một đấm. Thưc trong say lại tỉnh ám tàng sát cơ, chờ khi anh mê muội xem thường thì ra ruột chiêu cực mạnh.

Say thật và giả say là hai việc khác nhau, người ngu va người giả ngu khác nhau hoàn toàn.

Người chơi túy quyền thì hình say phần không say, túy là hư làm mê muội đầu óc đối thủ, quyền là thực ra chiêu chí mạng. Giả ngu là ngoài ngu trong không ngu, ngu là ngu việc nhỏ không liên quan đại cục, trống không ngu là trong lòng không ngu đối với việc hệ trọng. Tưởng Môn Thần bị Võ Nhị bang đánh hạ đài, ác bá cuối cùng chết dưới đao Võ Nhị Lang máu nhập lầu Uyên ương khiến mọi người thống khoái. Còn Lâm Đại Ngọc đốt thơ đoạn tình, tiết Bảo Thoa tác thành hôn lễ lại làm cho ta cảm khái nói không nên lời.

Giả say đấu võ là kỹ xảo thượng thặng trên võ đài, giả ngu là công phu bậc nhất trong tình trường. Thành công của Võ Tòng, tiết Bảo Thoa cổ kim không ngoại lệ.

Năm 239, Ngụy Thiếu Đế Tào Phương bị Tào Sảng chuyên quyền cướp binh quyền của Tư Mã Phiên. Tư Mã Phiên tuy rất bất mãn nhưng nhất thời bất lực. Để tránh khỏi bị Tào Sảng tiếp tục hãm hai, đồng thời để ẩn thân chờ đợi thời cơ Tư Mã Phiên cáo bệnh ở nhà không coi việc triều chính. Một hôm, Tào Sảng phái người tâm phúc là Lý Thắng đi thăm dò hư thực. Tư Mã Phiên biết dụng ý của

Tào Sảng, chờ khi Lý Thắng đến bèn nằm bên giường hai thị nữ đút cháo, cháo rơi đầy ngực. Khi Lý Thắng nói chuyện với ông, ông cố ý thở hổn hển, nói không nên lời. Lý Thắng ra về báo cáo cho Tào Sảng rằng: “Tư Mã Phiên bất quả chỉ là cái xác thoi thóp, tinh thần đã bay đi rồi. Đại nhân không cần lo nghĩ về ông ta nữa”. Tào Sảng ngại nhất là Tư Mã Phiên, nay nghe nói ông chẳng còn sống bao lâu nữa thì trong lòng rất vui và yên tâm, lại càng hoành hành trong triều không còn biết sợ là gì. Tư Mã Phiên gấp rút tổ chức lực lượng, đánh một chiêu “túy quyền” thành công rực rỡ. Tháng giêng năm 249 đi bái yết lăng Cao Tổ, anh em Tư Mã Sảng tháp tùng. Nhân cơ hội đó, Tư Mã Phiên làm sinh biến phế truất anh em Tào Sảng, ít lâu sau thì tru di toàn gia. Trong cơn lốc chính trị có khi nguy hiểm sắp ập xuống đầu thì giả ngu giả ngốc có thể thoát hiểm, giữ được mạng sống. Nhà quân sự nổi tiếng thời cổ đại của nước ta Tôn Tần bị Bàng Quyên ám hại, lâm vào cảnh tuyệt vọng. Tôn Tần bèn giả điên để cho Bàng Quyên lơ là cảnh giác, lập mưu chạy trốn. Một hôm Bàng Quyên sai người đưa cơm cho Tôn Tần thì thấy Tôn Tần cầm đũa lên sắp ăn bỗng ngã lăn ra bất tỉnh, một lát sau tỉnh dậy nôn mửa, trợn mắt quát tháo ầm ĩ. Bàng Quyên nghe báo cáo xong bèn trực tiếp đến xem thì thấy Tôn Tần sùi bọt mép, nằm lăn ra cười khanh khách rồi lại khóc lóc thê thảm. Bàng Quyên rất giảo quyệt bèn kiểm tra xem điên thật hay điên giả, sai người lôi Tôn Tần vào chuồng lợn. Tôn Tần lăn lê trong phân lợn. Tuy Bàng Quyên nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn buông lỏng việc giám sát Tôn Tần. Suốt ngày Tôn Tần điên điên khùng khùng, khi khóc khi cười, ban ngày ra chợ ban đêm về chuồng lợn. Sau một thời gian, Bàng Quyên tin Tôn Tần điên thật. Thế là ít lâu sau, Tôn Tần trốn ra khỏi Ngụy. Về sau Bàng Quyên bị Tôn Tần giết chết trong chiến tranh. Kế giả điên của Tôn Tần toàn thắng. Một ví dụ khác: Khi nhà Minh vừa mới lập, Chu Nguyên Chương trừng phạt không thương tiếc các quan lại tham ô và lộng quyền. Hình phạt cực kỳ dã man tàn khốc, chưa từng có trong lịch sử. Để tránh hình phạt, một số quan lại giả ngu giả điên. Ngự sử Viên Khải làm cho Chu Nguyên Chương giận sợ bị giết bèn giả điên. Chu Nguyên Chương nói điên không biết đau, sai ngươi đâm da thịt ông, ông cắn răng chịu đựng không kêu la. Ông dùng xích sắt xích cổ, đầu tóc bù xù, mặt mày bẩn thỉu, mồm nói lảm nhảm. Chu Nguyên Chương vẫn chưa tin sai người đến thăm dò. Viên Khải trợn mắt nhìn người đó cất tiếng hát, bò bên dậu ăn cứt chó. Chu Nguyên Chương nghe báo cáo của sứ giả mới tin ông điên không bắt tội. Thế là Chu Nguyên Chương đã bị lừa. Vốn Viên Khải biết thế nào Chu Nguyên Chương cũng sai người đến thăm dò nên sai người nhà nấu kẹo làm giả cứt chó để ông ăn khi sứ giả đến. Nhờ thế ông mới giư được tấm thân già. Giả điên thật là quá khố sở chứ không phải dễ dàng. Phàm chưa đến bước nguy hiểm tính mạng thì chớ dùng kế này.

3. Trong đại ngu ẩn tàng đại trí

Trong thời gian chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Các vị lão tướng như Timôphiep, Voroslop, Budom… đảm nhiệm trọng trách chỉ huy quân đội nhưng lực bất tòng tâm. Thời thế tạo anh hùng, xuất hiện một loạt tướng quân trẻ tuổi như Ducop, Vaxili, Schimeneo:.. Các lão tướng không hề dao động. Tháng 2 năm 1949, nguyên soái Timophe được lệnh đi Borodi hiệp đồng với phương diện quân thứ nhất thứ hai. Schimenco làm tham mưu trưởng của ông Schimenco vốn đã biết vị nguyên soái này xem thường các sĩ quan tham mưu cho nên trong lòng lo lắng nhưng nghĩ rằng cứ chấp hành mệnh lệnh là được. Hai người cùng lên tàu hỏa ra đi, sau khi ăn cơm chiều thì đã xảy ra chuyện không vui. Timophe nói rằng: “Sao lại điều anh đi với tôi? Muốn dạy cái anh già này, giám sát tôi chăng? Vô ích. Khi các anh còn bò dưới bàn, những người già chúng tôi đã dẫn cả sư đoàn tác chiến, phấn đấu cho chính quyền Xô Viết của các anh. Anh tốt nghiệp học viện quân sự tự cho là tài giỏi lắm phải không khi cách mạng nổ ra anh mấy tuổi? Những lời lo huấn này gần như làm nhục Schimenco nhưng Schimenco vẫn thành thật trả lời rằng: “Lúc đó tôi vừa 10 tuổi”, và biểu thị hết sức tôn trọng nguyên soái, sẵn sàng học tập ông. Cuối cùng Timophe nói: “Được rồi, nhà ngoại giao đi ngủ đi thôi. Thời gian sẽ chứng minh ai là người như thế nào”.

Quả thời gian đã chứng minh. Sau một thời gian cùng công tác, một buổi chiều đang uống trà Timophe đột nhiên nói: “Bây giờ tôi rõ rồi, anh không phải là người như ban đầu tôi tưởng. Trước tôi nghi Stalin sai anh giám sát tôi.” Sau khi Tìmophe được triệu hồi thì quyến luyến không muốn rời Schimeneo. Một thời gian sau, Timophe yêu cầu đại bản doanh điều Schimenco đến làm việc với ông. Khi Schimenco bị xúc phạm thì đã giả vờ để qua cửa ải nguyên soái Timophe, biểu thị khiêm nhường của hậu sinh sẵn sàng học tập tiền bối. Đó là biểu hiện đại trí nhược ngu. Người biết giả ngu tất không phải người ngu làm ra vẻ ân cần, nhún nhường là tài năng của người trí tuệ cao siêu. Khi được người ta tôn kính thì phải che giấu sự thông minh của mình. Dưới đây kể ra mấy ví dụ khác về giả ngu, một ví dụ tích cực, ba ví dụ tiêu cực.

1. Mắt nhắm mắt mở.

Trong giao tế nếu chỉ dựa vào ngôn từ thì khó thuyết phục đối phương. Dùng tình cảm khiến cho đối phương phải suy nghĩ, thể nghiệm sâu sắc có khi lại hiệu quả lớn hơn là ngôn từ. Có một nhà nông học Pháp ăn khoai tây ở Đức, rất muốn phát triển trồng khoai tây ở Pháp, nhưng ông càng tuyên truyền thì người ta càng không tin tưởng. Các bác sĩ cho rằng khoai tây co hại sức khỏe. Có nhà nông học lại quả quyết trồng khoai tây đất sẽ chóng bạc màu. Các nhà tôn giáo thì nói khoai tây là quả táo qủy. Sau một thời gian suy nghĩ, nhà nông học muốn phát triển trồng khoai tây này bèn nghĩ ra một kế mới. Được nhà vua cho phép, ông trồng khoai tây trên mảnh đất sản lượng thấp do đội vệ binh mặc sắc phục đứng canh gác và tuyên bố không ai được đến gần, không ai được đào khoai tây. Nhưng các vệ binh này chỉ canh gác ban ngày, đối thì rút về. Mọi người háo hức vì “quả cấm” nên ban đêm lén đến nhổ khoai tây đem về trồng trong vườn nhà. Nhờ vậy chẳng bao lâu, khoai tây được trồng khắp nước Pháp, đem lại lợi ích lớn cho nhân dân Pháp. Nói thẳng khoai tây tốt thì không ai tin nhưng hoàng gia trồng khoai tây có vệ binh canh giữ tạo ra một tình cảnh là sản phẩm quí giá. Do vậy kích động đòng ham muốn, tự mình trồng, tự mình thể nghiệm thì quả là có lợi không có hại nên tiếp thu hoàn toàn loại nông sản phẩm này. Điểm nổi bật của tình cảnh giao tế là lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của con người, mắt nhắm mắt mở vừa cấm vừa để cho người ta đào trộm khoai tây, trực tiếp tiếp xúc với khoai tây từ mình thể nghiệm. Vì vậy mới có hiệu qua cao.

2. Đánh nhầm trúng thật thiên hạ cả cười.

Trong thời gian kháng chiến chống Nhật, các cơ quan đoàn thể đóng ở Bắc Chuyên cách Trùng Khánh 50 km do Cục biên dịch đứng đầu tổ chức dạ hội văn nghệ quyên góp úy lạo quân đội. Tổ chức hai đêm dạ hội tưng bừng chưa từng có. Trước khi chính thức, khai mạc tiết mục kể chuyện. Lão Xá xung phong biểu diễn và mời ông Lương Thực Thu hợp tác. Lương Thực Thu giao ước trước là khi biểu diễn đến chỗ gấp quạt đánh lên đầu là không được đánh thật, chỉ được đụng đến đầu là thôi. Đến lúc biểu diễn hai ông lên trước sân khấu, người cứng đờ như vượng gỗ, mát vểnh lên trời làm bộ người ngu đần, không nói câu nào khiến cho quan không cười rộ. Hai ông đối đáp trong bầu không khí đầy tiếng cười. Ke nói người đế rất hài hước. Đến lúc sắp diễn đến gấp quạt đánh lên đầu thì không hiểu là vì quá kích động quên mất hay là cố tình vi phạm lời hứa, Lão Xá gấp quạt đánh lên đầu lương Thực Thu. Lương thực Thu né đầu tránh một cách bản năng, quạt cánh trúng kính đeo mắt. Nói thì chậm, việc thì nhanh, Lương Thực Thu vội giơ hai tay ra giống như để đỡ kính đeo mắt rơi xuống và giữ tư thế đó bất động hồi lâu. Quan chúng vỗ tay rào rào, cười nói hồi lâu không dứt. Kể chuyện vốn dễ khiến người ta cười nhưng lần này lão Xá “đánh nhầm trúng thật” đầy kịch tính khiến cho mọi người cười như điên như dại. Quan chúng cho là hai ông đã diễn xuất tuyệt nhiên bèn kêu to: “Bis, bis”. Lão Xá và nhất là Lương Thực Thu trong lòng biết rõ “tuyệt chiêu” này chỉ có một lần.

3. Tróng hoang đàng ẩn sự thật

Có khi suy luận hay kết luận sai mà tiến hành phản bác từ chính diện vị tất đã có hiệu quả. Lúc đó nên dùng một sai lầm tương tự khác mà rõ ràng là suy luận sai lầm để phản bác thì hiệu quả lại tốt hơn. Loại suy luận sai lầm này có tính hoang đường rất lớn, ý tại ngôn ngoại rất nhiều, có thể khiến cho người ta mỉm cười mà lòng sáng tỏ sai đúng và từ đó đạt đến mục đích hài hước. Suy lý càng hoang đường thì lời nói diễn đạt lai càng hài hước.

Thời Tống Cao Tông có một lần đầu bếp công đình nấu một món bánh không chín, hoàng đế nổi giận bắt giam đầu bếp. ít lâu sau trong một tiết mục sân khấu có hai diễn viên đóng vai học trò, người này hỏi người kia sinh giờ nào. Một người nói “Giáp Tý sinh” (sinh giờ Giáp Tý), người kia nói “Bính Tý sinh” ( sinh giờ Bính Tý). Một diễn viên khác bèn đến tâu với hoàng đế rằng: “Hai diễn viên này phải vào tù”. Hoàng đế không hiểu bèn hỏi vì sao. Người này bèn tâu rằng: “Giáp Tý và Bính Tý đều sống cả, không phải cùng tội với vị đầu bếp nấu bánh sống hay sao?” Hoàng đế nghe xong bật cười biết rằng, bọn họ cố ý diễn như thế bèn tha tội cho ông đầu bếp làm bánh sống. Cái diệu dụng câu hoàng đế lúc bắt tội người đầu bếp vì bỉnh tử sinh (bánh sống) diễn ra thành kết luận hễ “sinh” thì bỏ tù. Giáp Tí sinh, Bính Tí sinh cũng phải bỏ tù. Thế là cực kỳ hoang đường khiến cho ai cũng tức cười Diễn viên nọ đã suy lý bằng những lời lẽ uyên chuyên hàm súc hài hước, ẩn giấu ý phê phán hành động vô lý của hoàng đế. (Đê hiểu câu chuyện này cần phải giải thích đôi điều. Bánh sông tiếng Trung Quốc là “bỉnh tử sinh”, Sinh có nghĩa là sống, tức không chín, lại có nghĩa là sinh đẻ. Bỉnh tử thì chừ bỉnh là bánh, đồng âm với chữ Bính chỉ giờ bính tý. Bỉnh và bính việt hoàn toàn khác nhau, âm Hán Việt khác dấu: Bỉnh và Bính; âm Trung Quốc giống nhau. Chữ Tư có hai âm đọc, Tư là con, là cái như Bỉnh tử là cái bánh. Tý là giờ Tý nửa đêm. Cho nên khi hỏi giờ sinh đáp là Bính Tý sinh tức sinh giờ Tý, song do đồng âm nên lại có thể hiểu là cái bánh sông tức bánh chưa chín. Câu chuyện dựa trên âm và nghĩa cua ba tiêu: bỉnh tử sinh. ND).

4. Giả vờ không biết, lời nói càng hay

Giả vờ không biết là giả vờ không nghe thấy hay nghe không rõ lời của đối phương là một cách dùng trong tranh luận để công kích đối phương. Phương pháp này thường dùng trong các cuộc tranh luận để đạt mục đích làm cho đối phương bối rối, gỡ thế bí của anh.

1. Có thể dùng phương pháp này để cứu vãn những lời lỡ nói gây ra không khí khó chịu.

Ngựa bốn chân còn vấp, huống hồ người sao chẳng có lúc lỡ lời Cho nên trong giao tiếp dễ xảy ra lỡ lời và là cội nguồn dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, cần phải vãn hồi tình thế do lỡ lời gây ra.

Ví dụ, có một giáo viên thực tập đang lên lớp, viết mấy chữ lên bảng đen. Bỗng một học sinh kêu lên: “Chữ thầy đẹp hơn chữ thầy Lý”. Cả lớp hốt hoảng, Thầy Lý chủ nhiệm lớp đang ngồi hàng sau cùng của lớp học. Tình thế thật khó xử. Đối với thầy giáo thực tập sinh mà nói, vừa mới thực tập lên lớp lần đầu tiên mà gặp phải tình thế cam go này thật là đau đầu, về sau làm sao hoàn thành được thực tập? Xin lỗi ư? Không được. Thực tập sinh này bỗng nảy y giả vờ không nghe thấy cứ tiếp tục viết lên bảng và nói rằng: “Không im lặng học bài, ai làm ồn trong lớp đó. Nghe câu nói này, thầy Lý bèn không còn khó chịu nữa. Thủ thuật giả vờ không nghe thấy nhắc nhở học sinh không làm ồn đã cứu vãn được tình thế khó chịu do học sinh lỡ lời gây ra.

2. Có thể dùng để đối phó sự ngụy biện của người khác.

Sù thật thắng hùng biện, nắm đầy đủ chứng cứ sự thật là pháp bảo chiến thắng đối thủ. Nhưng đáng tiếc, trong nhiễu trường hợp có những người xảo biện khiến cho người khác khó lòng phản kích dù rằng biết rõ là nguỵ biện.

Hai nhanh niên nông dân đi bón phân lợn cho ruộng ngô đã tranh cãi nhau nên bón phân gần gốc hay xa gốc ngô. Anh Giáp nói: “Phân lợn bón gần gốc ngô thì cây ngô dễ hấp thụ, phát triển nhanh”. Anh Ất nói: “Theo lời anh nói thì trồng ngô vào chuồng lợn thì ngô phát triển nhanh đó ư?” Bấy giờ có một bác nông dân trung niên nói: “Hai anh đều nói sai. Đuôi lợn gần phân lợn nhất nhưng không thấy đuôi lợn phát triển dài ra.”

Lời nói của bác nông dân trung niên tựa hồ không hiểu thường thức nhưng chỉ một câu đã đánh gục ngụy biện của hai anh Giáp, ất một cách rất hài hước.

3. Xử lý ngăn chặn đả kích của người khác.

Bạn bè thường ngày rất hữu hảo nhưng cũng có lúc đùa quá trớn làm mất lòng nhau. Trong tình huống đó tốt nhất là giả vờ không biết.

Viên Binh béo ục ịch. Hai đồng học Triệu Cường, Vương Minh cảm cảnh sinh tình gọi cậu ta là “quả bí đỏ” và rao bán bí đỏ mua bí đỏ” đùa cậu Viên Binh. Viên Binh rất giận, muốn ngăn chặn các bạn không được chế giễu mình song chưa biết làm thế nao. Cuối cùng nghĩ ra một mẹo, Viên Binh từ từ lại gần hai bạn, hỏi một cách nhẹ nhàng: “Triệu Cường, nghe nói cậu cao lm80 không đúng chăng?” Rồi lại hỏi Vương Minh: “Cậu ăn sáng chưa?” Đang cười chế giễu Viên Binh lại nghe hoi như vậy, cả hai cậu đều không hiểu ý nghĩa như thế nào, câm miệng trố mắt nhìn Viên Binh trông rất ngớ ngẩn.

Cả lớp học cười ồ. Viên Binh đã sử dụng chiêu giả vờ không nghe mà ngăn chặn được trận đùa quá đáng của hai bạn.

Nói tóm lại giả ngu, giả điếc, giả say, giả không biết đều thuộc phạm vi kế giả ngu. Ngu mà không ngu không phải ai cũng làm được.

Bình luận