Làm sao khiên cho người ta xúc động?
Thuật khôn ngoan là một chiêu tinh tế trong giao tế. Người khôn ngoan linh lợi làm việc gì cũng được người ta yêu thích. Người tinh tế, giỏi đầu cơ khéo léo thậm chí tạo ra ảo giác sai lầm giống như nhà ảo thuật. Rõ ràng cầu xin người ta mà lại làm ra vẻ ban ân cho người, bản thân không có công kích mà lại làm như cũng có công với người khác. Trong giao tế tồn tại thủ pháp có thể hạ thấp vốn hay không đầu tư vốn mà vẫn đạt được nhân tâm, làm ra vẻ đáng thương khiến cho người ta đồng tình, dùng lời tán tụng rẻ mà đoạt được cái quí giá, ban một hư vinh mà khiến người ta phải dốc sức vì mình. Đối với kẻ mạnh thì ra vẻ đánh giá thấp mà thực tế lại là đề cao. Tất cả đều là phép bán khôn.
Trong lĩnh vực thương nghiệp khôn ngoan thường đạt được thắng lợi bất ngờ bỏ con săn sắt bắt con cá sộp. Ví dụ như quyên góp cứu tế, khuyến mại… đều là những hoạt dộng công ích ngoài mặt là trợ giúp không lấy lãi, thậm chí chịu lỗ cho sự nghiệp xã hội, tỏ lòng từ thiện vô tư kỳ thực là quảng cáo có hiệu quả hơn so với bỏ vốn làm quảng cáo. Bỏ tiền làm quảng cáo gọi là “quảng cáo cứng” còn cứu tế xã hội là “quảng cáo mềm”. “Quảng cáo cứng chí thông báo cho người ta biết hàng hóa của mình. “Quảng cáo mềm” vừa thông báo cho người ta biết hàng hóa của mình, nên công ty của mình, đồng thời đoạt được lòng mến mộ và sự ủng hộ của người ta tức đắc nhân tâm. Đo là kế bán khôn.
1. Vừa chiếm được lợi dễ dàng vừa được lòng người
Cuối thời Nguyên Mông, nông dân khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi, quần lùng cát cứ mỗi người một phương. Trong số đó Chu Nguyên Chương, Trần Hữu Lượng và Trương Lộng Thành tương đối mạnh. Họ đều tìm cách nuốt chửng đối phương, xưng vương xưng bá, vì vậy đánh nhau.
Tháng 5 năm 1366, Chu Nguyên Chương bị Trần Hữu Lượng và Trương động Thành hên thủ tấn công đất ứng Thiên của Chu Nguyên Chương. Trong khi hai bên còn đang kịch chiến bất phân thắng bại thì tình hình Giang Bắc đột biến. Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi và Lưu Phúc Thông dẫn ba cánh quân bắc phạt bị quân Nguyên đánh cho thảm bại. Sau khi Tiểu Minh Vương rút quân về An Phong thì Trương Sĩ Thành sai đại tướng Lã Trân vây đánh An Phong, tình thế hết sức nguy hiểm. Tiểu Minh Vương nhiều lần sai người cầu cứu Chu Nguyên Chương. Hôm đó, Chu Nguyên Chương triệu tập hội nghị quân sự thảo luận việc đem quân giải vây An Phong. Mọi người thảo luận rất náo nhiệt, chúng tướng phản đối phái quân giải vây, cả quân sư Lưu Cơ cũng kiên quyết phản đối. Lần này Chu Nguyên Chương gạt bỏ kiến nghị của chúng tướng nói rằng: “Ta tự quyết định”, rồi sai quân giải vây An Phong cứu Tiểu Minh Vương.
Vì sao Chu Nguyên Chương dám mạo hiểm như thế Chu Nguyên Chương xảo quyệt đã gảy bản tính ma của ông. Ông nhận định An Phong là bình phong của ứng Thiên, An Phong thất thủ thì ứng Thiên của ông sẽ trống trải dễ bị tấn công, cứu An Phong là giữ ứng Thiên. Còn Tiểu Minh Vương có ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng lao khổ cũng như trong quân khăn đỏ, là một ngọn cờ có sức hiệu triệu lớn. Chu Nguyê n Chương tôn Tiểu Minh Vương làm chúa, nấp dưới lá cờ long phượng của ông ta, lợi dụng được ảnh hưởng của ông ta, tranh Thủ được nhân tâm và hơn nữa là quân thù sẽ chĩa mũi nhọn trước tiên vào Tiêu Minh Vương. Giải vây An Phong la vì mưu đồ lớn về sau của Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương bèn thân hành dẫn quân đánh lui Lã Trân cứu được An Phong. Tiểu Minh Vương rơi lệ cảm ơn Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương thừa thắng hồi sư kịch chiến với Trần Hữu Lượng ở hồ Thiện vương. Trần Hữu hương thua trận mà chết.
Sau khi đại thắng. Chu Nguyên Chương được phong làm Ngô Quốc công dưới cờ Tiêu Minh Vương. Sau cuộc thiên An Phong, Chu Nguyên Chương quyết tâm khống chế Tiểu Minh Vương trong tay mình. Ông liên tiếp bán khôn, rước Tiểu Minh Vương đến Trừ Châu, xây dựng cung điện nguy nga cho Tiểu Minh Vương ở đó, sắp đặt xa giá nghi trượng rồng chầu phượng múa uy nghi, y phục và thực phẩm sung túc hoa lệ, ngầm sai thân tín bao vây cách ly Tiểu Minh Vương, đối toàn bộ thị vệ hầu hạ trong cung thành bộ hạ của mình. Từ đó, mọi cái của Tiểu Minh Vương đều nằm trong tay Chu Nguyên Chương. Về sau Chu Nguyên Chương dùng kế mượn đao giết người sát hại Tiểu Minh Vương trở thành vô dụng. Khi sắp chết, Tiểu Minh Vương vẫn khăng khăng nhớ ơn Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương nhờ vào bán khôn mà được giang sơn và nhân tâm.
Công phu bán khôn không gì bằng rõ ràng phiếm được lợi dễ dang, thậm chí khiến người ta phải chết mà vẫn có cảm giác là được ban ơn. Không lộ rõ mục đích mưu lợi của mình cho thiên hạ biết, mà lại tô điểm thành lợi ích của người khác, khiến cho người đó cảm thấy tựa hồ được ban ân, được giúp đỡ.
Camary, vua hùng biện Mỹ đã có một việc mẫu mực cho kế bán khôn. Ông yêu cầu giám đốc một khách sạn bỏ ý định tăng giá thuê phòng. Ông kể lại: Mỗi quý tôi đều thuê 20 tối một hội trường của khách sạn nọ ở New York để giảng dạy về phương thức xã giao. Có một quý khi tôi vừa bắt đầu lớp dạy thì đột nhiên được thông báo tăng giá thuê hội trường lên 3 lần. Trước khi có thông báo này thì giấy vào cửa đã in xong và đã phân phát rồi, các công tác chuẩn bị khai giảng cũng đã chuẩn bị xong. Làm sao để thương thảo đây? Cái họ quan tâm là cái họ muốn được. Hai ngày sau, tôi đến tìm giám đốc khách sạn và nói rằng: “khi tôi nhận được thông báo tăng giá của ông thì có một chút xao xuyến. Nhưng cũng không thể trách các ông, nếu là tôi tôi cũng sẽ ra một thông báo như thế. Ông là giám đốc khách sạn này, trách nhiệm cửa ông là làm sao cho khách sạn thu được lợi lớn nhất. Nếu ông không làm như thế thì không giữ được chức giám đốc và cũng không nên giữ chứng giám đốc. Nếu như ông kiên quyết tăng tiền thuê hội trường vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tính toán một chút xem làm như vậy ông có lợi hay bất lợi.” Tôi nói tiếp: “Trước tiên hãy nói y mặt có lợi, nếu hội trường không cho thuê làm chỗ giảng bài mà lại cho thuê làm sàn nhảy, làm dạ hội chắc chắn ông lãi to hơn bởi vì các hoạt động đó không dài lâu, bọn họ mỗi lần có thể trả cho ông một món tiền thuê lớn tất nhiên là lớn hơn cho tôi thuê. Cho tôi thuê rõ ràng ông thiệt lớn. Bây giờ chúng ta hãy nghĩ một chút về mặt bất lợi. Trước tiên ông tăng giá cho tôi thuê thì ông giảm thu nhập bởi vì như vậy thực tế là ông đuổi tôi đi. Tôi không đủ tiền thuê hội trường của ông tất phải tìm chỗ khác tổ chức lớp học. Lại còn một bất lợi thực tế cho ông nữa. Lớp học của tôi hai vẫn hấp dẫn hàng ngàn nhà quản lý co trình độ văn hóa đến khách sạn của ông nghe giảng, như vậy đối với ông đó chẳng phải là quảng cáo không mất tiền hay sao? Thực tế nếu ông chi 5000 đô la đăng quảng cáo trên báo thì ông vẫn không thể mời hàng ngàn người đến tham quan khách sạn của ông, thế mà lớp học của tôi lại mời được họ đến. Đấy tính toán chi li là như vậy.” Sau khi nói xong tôi cáo từ nói rằng: “Xin ông hãy suy nghĩ kỹ rồi trả lời cho tôi”. Đương nhiên cuối cùng ông giám đốc nhượng bộ.
Xin chú ý xong việc này tôi không hề nói một câu nào về điều tôi muốn nói mà chỉ đứng trên vị trí của ông giám đốc mà suy nghĩ đặt vấn đề.
Đưa lợi ích người khác ra chỗ sáng, giấu lợi ích thật của mình vào chô tối nhưng sẽ đạt đến mục đích của mình mà lại còn được lòng đối phương. Bán khôn quả là thuật thao túng nhân tâm tinh tế nhất.
2. Mía ngọt cả hai đầu
Thời kỳ Minh Thanh, tỉnh Hồ Nam có một đạo đài tên là Thiền Chu Tuyền. Ông giỏi quan sát nên làm việc gì cũng trôi chảy, vì thế quan lại lớn nhỏ đều khâm phục.
Có một năm, một khách du lịch ngoại quốc ra phố mua hàng. Một nhóm trẻ con chưa từng thấy người ngoại quốc nên cứ bám theo ông Tây. Ông Tây tức giận vung gậy đánh bọn trẻ. Có một chú bé không tránh kịp bị đánh vào thái dương, chẳng bao lâu sau thì chết. Cha mẹ cậu bé tất nhiên không chịu bỏ qua bèn xông đến kéo áo Ông Tây giữ lại. Ông Tây vung gậy đánh loạn xạ, đánh trúng cả những người xung quanh, đến nỗi có mấy người bị thương. Thế là mọi người công phẫn xông lên bắt trói ông Tây dẫn đến nha môn.
Sự việc này rất khó xử vì là án mạng mà lại có quan hệ người ngoại quốc. Việc đến tay Thiền Đạo Đài. Ông không hổ danh lão luyện chốn quan trường có kinh nghiệm xử án phong phú. Ông vận dụng tuyệt chiêu bán khôn. Một mặt ông nhận định ở Hồ Nam có nhiều người ưa quấy rối. Dân tình dễ xúc động, nếu như giải quyết không tốt thì họ sẽ nổi lên tụ tập, làm khó dễ ngươi ngoại quốc. Đến lúc đó muốn trị người ngoại quốc thì cũng không được, không trị người ngoại quốc cũng không xong. Chi bằng đem tình thế khó xử của quan bảo cho họ biết, yêu cầu họ giúp quan. Chỉ cần các nhân hào bá tính công phẫn dửng lên tranh chấp với lãnh sự ngoại quốc, hình thành cục diện hai bên đôi co thì lãnh sự quán ngoại quốc thấy bá tính nổi dậy sẽ sợ hãi, bởi vì các ông Tây rất sợ nhân dân nổi dậy. Đến lúc đó, quan mới ra mặt bảo dân không được náo loạn. Bá tính sợ quan nên nghe theo quan. Lãnh sự ngoại quốc thấy quan dẹp được dân thì rất cảm ơn quan. Tính toán sách hoạch như thế xong rồi, Thiền Chu Tuyền bèn đi thăm mấy vị thân hào có thế lực, xin họ hợp tác đứng ra tranh chấp với lãnh sự quán. Nếu thắng cuộc thì minh oan được cho bá tính và lấy được thể diện quốc gia. Thế là mọi người cho Thiền Đạo Đài la vị quan tốt, biết bảo vệ quyền lợi bá tính.
Thiền Đạo Đài lại đến lãnh sự quán ngoại quốc nói với họ nếu xử nhẹ e bá tính bất phục. Lãnh sự quán nghe nói như thế lại thấy dân chúng tụ tập bên ngoài quả thật sự lo sợ Thiền Đạo Đài bèn nói: ngài lãnh sự cũng không cần phải quá lo sợ, chỉ cần xử thích đáng, tôi sẽ dốc sức thuyết phục bá tính không để cho họ càn quấy.” án xử tất nhiên đầu voi đuôi chuột nhưng Thiền Đạo Đài được cả đôi bên. Quan trên khen ông giỏi, xử lí tốt. Lãnh sự cam tạ ông đã trấn áp không cho bá tính quấy nhiễu thành chuyện lớn nên ca tụng ông. Thân hào khen ông biết bảo vệ lợi ích bá tính.
Phương pháp bán khôn mua được nhân tâm cả đôi bên giỏi ở chỗ nắm được tâm lí con người, vận dụng một cách khéo léo, hai bên đều tốt. Chỉ cần chủ động lấy được lòng đôi bên thì mía ngọt cả hai đầu.
3. Diễn vai người bị hại
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, việc bọn quan chuyên quyền thời đại nào cũng có, thế mà hoàng đế các triều đại tựa hồ không rút ra được bài học. Thời Hán Nguyên Đế sủng ái hoạn quan Thạch Hiển, phong cho làm Trung thư lệnh quyết định tất cả các việc lớn nhỏ trong triều đình. Thạch Hiển là người nham hiểm, lúc nào cũng lo có người nói xấu ông với hoàng đế, làm bất lợi cho ông. Ông bèn tính cách tỏ ra trung thành với hoàng đế, tăng cường lòng tín nhiệm của hoàng đế đối với ông. Có một lần, hoàng đế sai ông đến các cung làm một chút việc. Ông cho rằng đây là thời cơ để ông kiêm nghiệm xem xung quanh hoàng đế có những ai có thái độ không tốt đối với ông. Ông bèn tâu với hoàng đế e rằng làm xong việc này thì quá muộn, cửa cung Vị ương đã đóng không vào được, xin hoàng đế hạ chiếu quan gác cửa cung để cửa chờ ông. Hoàng đế lập tức hạ chỉ dụ xuống các quan giữ cửa cung. Thạch Hiển cố ý kéo dài thời gian đi vòng khắp các cung, đến nửa đêm mới đến bảo quan giữ cửa mở cửa cho ông vào hậu cung. Về sau quả nhiên có người dâng sớ hạch tội Thạch Hiển cậy quyền lộng hành, tự ý bắt mở cửa cung. Hoàng đế xem xong cười rồi đưa bản tấu đó cho Thạch Hiển xem. Thạch Hiển rơi nước mắt làm bộ hàm oan tâu rằng: “Xin bệ hạ minh xét, bệ hạ vô cùng tin tưởng thần thường sai thần đi các cung làm việc này việc nọ cho nên có nhiều người sinh lòng đố ky, tìm thời cơ hãm hại thần. Loại bản tấu tố cáo như thế này chắc không phải chỉ có một bản, về sau ă’t sẽ còn có nữa. Đối với những lời nói bóng nói gió như thế, chỉ còn trông chờ vào sự anh minh của bệ hạ. Vi thần xuất thân hèn mọn, quả không dam một mình làm cho bá quan bất mãn khiến cho mọi người oán hận. Thần xin từ chức quan hiện nay chỉ làm người quét dọn trong hậu cung dể tỏ lòng trung thành với bệ hạ, chết cũng không oán hận. Chỉ cầu xin bệ hạ tin tưởng thần mà thôi”. Nguyên Đế cho lời nói của ông chân tình nên rất cảm động bèn tin tưởng ông, không những không cho từ chức mà còn nhiều phen ủng hộ, khen thưởng, khích lệ ông bảo ông cứ cố gắng làm tốt công việc. Thạch Hiển càng vinh hiển hơn.
Đóng vai bán khôn chiếm được đồng tình của người ta thì đạt đến mục đích. Trẻ con thường khóc lóc đau khổ khiến cho người lớn đáp ứng yêu cầu. Kẻ ăn xin áo quần lam lũ thì dễ được người ta bố thí. Ông chủ đuổi nhân viên cũng làm ra bộ nhăn nhó đau khổ thì mới giảm thiểu lòng bất mãn của người bị cho thôi việc.
Trẻ con là cao thủ bán khôn, người già cũng giỏi bán khôn không kém trẻ con. Có một câu chuyện nhỏ sau đây: Trước khi ăn cơm trưa A Kiều thấy một người già áo quần lam lũ đang câu cá ở chỗ nước chỉ sâu 5mm trước tửu quán. A Kiều hiếu kỳ đứng lại xem với nhiều người khác: ai cũng cho ông già là người ngu. A Kiều động lòng trắc ẩn dịu dàng nói với ông già rằng: “Cụ có vui lòng vào tửu quán uống với tôi một cốc rượu chăng?” Ông già câu cá vui lòng nhận lời. A Kiều mua rượu cho cụ uống rồi ân cần hỏi rằng: “Cụ câu cá phải không? Sáng nay cụ câu được bao nhiêu con cá rồi?” ông cụ đáp lại một cách hóm hỉnh rằng: “Cậu là con cá thứ tám”.
4. Thuật mua nhân tâm không mất tiền
Không khéo bất thành khôn. Có một số người tinh khôn tuy không đầu tư bao nhiêu công sức vẫn có thể mua được nhân tâm. Họ đã làm như thế nào?
1. Ban cho một tước hiệu rất kêu
Con người bò lên cao, nước chảy xuống thấp. Truy cầu địa vị cao hơn, tước hiệu hiển hách hơn, đó là thường tình. Phấn đấu công tác không quay đầu lại, tích cực hướng thượng phấn đấu không ngừng là để bò lên đỉnh kim tự tháp. Bất kể ngành nghề nào, công tác nào nếu như không có địa vị cao làm miếng mồi câu mọi người thì không thể nào cổ vũ được mọi người hăng hái tiến lên. Những nhân viên tiếp thị được các ông chủ thông minh đổi thành các danh hiệu như đại biểu nghiệp vụ, chuyên gia nghiệp vụ, đôi khi phong cho làm quản lý, chủ nhiệm… Thực ra nội dung công tác của họ không mảy may thay đổi mà lại có tác dụng nâng cao địa vị xã hội của họ, khiến cho họ coi trọng công tác của họ, phát huy càng cao tiềm năng công tác của họ.
Hình như người Nhật Bản biết cánh sử dụng chiêu này nhất. Họ phong các danh hiệu tổng giám đốc, ủy viên, cố vấn cho cán bộ nhân viên của họ để cổ vũ tinh thần hăng hái của nhân viên khiến cho nhiều sản phẩm Nhật Bản tràn lan thế giới, bá chiếm toàn cầu. Đủ thấy trong dục vọng của con người thì khát vọng địa vị cực kỳ bức tiến tới chừng nào!
2. Ban thể diện cho thuộc hạ.
Ngày xưa Triệu Vương được một hòn ngọc đẹp sai người tạc thành chén ngọc và tuyên bố rằng: “Sau này dùng chén ngọc này rót rượu ban cho ai lập công cao”. Về sau quân Tần đem quân đánh nước Triệu, vây thành Hàm Đan, Tín Lăng Quân nước Triệu lãnh quân đi đánh giải vây Hàm Đan. Sau đó Triệu Vương ban rượu chén ngọc đó chúc sức khỏe Tín Lăng Quân. Ngụy công tủ Tín đăng Quân đáp lễ và tán thưởng chiếc chén ngọc này là bảo vật. Về sau nước Yên đem quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Liêm Pha đánh tan quân Yên ở Nam Thái. Triệu Hiếu Thành Vương không có gì khác để ban thưởng, lại dùng chén ngọc này ban rượu cho tướng sĩ Tướng sĩ được dùng chén ngọc này uống rượu đều rất sung sướng. Về sau người nước Triệu ai được uống rượu bằng chén ngọc này đều cảm thấy cao quí hơn được ban bổng lộc.
3. Nói ngược nói xuôi mà vẫn thế.
Nước Tống có một người thích khỉ nên đã nuôi một đàn khỉ. Nuôi lâu ông ta hiểu tâm lý của khỉ, khỉ cũng hiểu được ý nghĩ của ông. Để nuôi được đàn khỉ này ông dã giảm bớt cả chi tiêu gia đình. Sau một thời gian, gia đình ông ngày càng túng thiếu, không thê không giảm bớt khẩu phần của khỉ nhưng lại sợ khỉ sẽ không vâng lời ông nữa. Ông bèn lừa bọn khỉ rằng: “Từ hôm nay bắt đầu mỗi ngày cho mỗi con ăn buổi sáng 3 quả ngô, buổi chiều 4 quả ngô thế là đủ ăn rồi”. Bọn khỉ nghe thấy thế bèn nổi giận nhảy nhót lung tung. Ông bèn bảo chúng: “Vậy thì đổi lại buổi sáng 4 quả chiều 3 quả có được không?”. Bọn khỉ vui lòng bèn nằm im trở lại.
4. Làm bộ mẹ hiền
Đến quán án cơm trưa thoáng nghe bà chủ quan bảo chớ có uống nữa chiều còn làm việc. Nghe qua tựa hồ không đúng khẩu khí chủ quán nhưng bà cứ trách móc mà khách hàng cứ say xỉn.
Tôi đã từng bị một người bạn kéo đến một cửa hàng miến ăn miến. Miến cũng không co gì đặc biệt ngon đến nỗi phải chạy ba quãng đồng như thế. Đang bực mình thì bạn đã lau mồm ra vẻ hài lòng lắm bảo rằng, đây là chỗ ba năm đầu bước vào xã hôị mình ngày có phải ba lần đến. Quán nhỏ này có gì đán giá đến thế duy chỉ bà chủ quán thật thân thiết khó quên. Có lẽ cô bạn lưu luyến chính là vì thái độ ” mẹ hiền” của bà chủ quán.
Những quán nhỏ như thế thường có ba chủ quán có quan hệ rất thân thiết với khách hàng. Thái độ trách móc dịu dàng của bà chủ bổ sung cho lòng nhớ quê hương của những đứa con lưu lạc ra thành phố.
Đó chính là nguyên nhân hưng thịnh của các quán nhỏ này. Các bà chủ quán này bề ngoài ra vẻ bộc trực, kỳ thực đã biết lợi dụng tâm lý tính nũng nịu của khách hàng và cũng được khách hàng đáp ứng lại thái độ mẹ hiền của họ.
5. Việc nhỏ được nhân lớn
Phùng Viện là một môn khách của Mạnh Thường Quân ban đầu không được trọng dụng, trong lòng ấm ức về sau lại được hậu đãi vì giúp ích Mạnh Thường Quân. Một lần Mạnh Thường Quân sai người đi ấp Tiết đòi nợ, Phùng Viện xung phong nhận nhiệm vụ này. Ông hỏi Mạnh Thường Quân đòi được nợ thì mua cái gì. Mạnh Thường Quân đáp mua cái gì trong nhà ta không có. Phùng Viện bèn ra đi đến ấp Tiết đốt tất cả các giấy nợ không thu một đồng tiền nào. Bá tính nghèo khổ ở ấp Tiết không ngờ Mạnh thường Quân nhân đức như thế, ai ai cũng đều cảm kích rơi lệ. Phùng Viện trở về, Mạnh Thường Quân hỏi có đòi được tiền hay không. Phùng viện đáp không những không thu tiền lãi mà tiền gốc cũng không thu. đã đốt tất cả giấy nợ rồi. Mạnh Thường quân rất không vui. Phùng Viện nói: chẳng phải công tử đã bảo tôi mua cái gì trong nhà không có hay sao. Tôi đã mua cho công tử cái đó đem về đây. Cái đó là “Nghĩa”. Đốt giấy nợ ảnh hưởng gì đâu, mà được nhân nghĩa thì công tử được nhân tâm ích lợi xiết bao? Mấy năm sau. Mạnh Thường Quân bị dèm pha mất chức thừa tướng, quay về đất phong là ấp Tiết. Bá tính nghe Mạnh Thường Quân về bèn đổ hết ra đường đón tiếp biểu thị hoàn toàn ủng hộ Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân vô cùng cảm động, bây giờ mới hiểu lòng Phùng Viện mua “nhân nghĩa” cho ông.
Muốn bán khôn không thể một xu không bỏ ra mà phải đem vốn liếng mua nhân tâm. Đó là phương pháp tốt nhất tranh thủ thời cơ cho sự nghiệp mai sau.
Một công ty khi chiêu đãi khách hàng đều mời cả vợ lẫn chồng.
Nếu chỉ chiêu đãi chồng là khách hàng thì chỉ là trao đổi lợi ích như mọi quan hệ thương trường khác, nhưng nếu chiêu đãi cả các bà vợ khách hàng thì biến tính quan hệ không chính thức là quan hệ mua bán mà có tính chất quan hệ thân tình. Các bà vợ được mời chiêu đãi rất cảm kích, tình cảm của các bà sẽ ảnh hưởng đến các ông chồng. Các ông chồng sẽ hết sức cảm ơn công ty. Việc buôn bán của công ty càng phát đạt.
Ngoài ra quyên góp từ thiện, khuyến mại, trợ giúp thiên tai… là những hoạt động của công ty xem ra tưởng chừng tốn tiền vô ích, thực ra lại thu lãi rất lớn nhờ bán khôn. Đó là quảng cáo mềm. Đương nhiên chúng ta hoan nghênh cách bán khôn có lợi cho xã hội này.
Về phương diện này có hiện tượng Sophia đáng chú ý Tháng 8 năm ngoái trong báo cáo học thuật của đại học Nam Kinh đề xuất tuần lễ diễn giảng Sophia, diễn giả là Hà Dương nổi tiếng. Các đài truyền hình truyền thanh Nam Kinh quảng cáo chương trình này. Mọi người đổ dồn đến đại học Nam Kinh để xem Sophia là ai? Vậy Sophia là ai? Đó là một công ty bột giặt? Trong hội trường trường đại học Nam Kinh mấy chục cô gái xinh đẹp khoác băng chéo mang chữ Sophia đi đi lại lại phân phát quảng cáo, hóa ra là diễn giảng do công ty sản xuất bột giặt giấy vệ sinh phụ nữ, mỹ phẩm tài trợ chứ không phải diễn giảng) vê ông Sophia nào đó. Như vậy nhờ phương tiện truyền thông mà Sophia nổi tiếng. Chi phí chỉ có bốn năm ngàn nhân dân tệ để tài trợ cho một hoạt động phi kinh doanh mà lợi ích nhiều hơn quảng cáo mấy phút trên ti vi.
Dùng phương thúc quảng cáo mềm còn có thể được quảng cáo vào cả những nơi cấm quảng cáo. Ai cũng biết quảng trường Thiên An Môn và thành lầu Thiên An Môn là thánh địa cấm quảng cáo. Danh tiếng Thiên An Min nức lòng từng người, giới doanh nghiệp nhỏ nước dãi thèm muốn được dùng làm nơi quảng cáo. Tuy nhiên cũng có người khôn ranh đã lợi dụng được cơ hội. Thành lầu Thiên An Môn mỗi năm quét vôi một lần, xem ra không quan hệ gì người khác, thế nhưng lại khiến cho một người khôn ngoan chú ý đến. Trước ngày quốc khánh lần thứ 44, tổng giám đốc công ty tập đoàn Hoa Kỳ ở Thiên An Môn lên Bắc Kinh mang theo một chi phiếu 50 vạn nhân dân tệ trao cho Ban quản lý quảng trường Thiên An Môn. Lê tiếp nhận quyên góp này có mời các quan chức phụ trách các bộ môn ở trung ương Bắc Kinh và Thiên Tân đến dự. Hoạt động này được mệnh danh là “Tôi yêu Thiên An Môn”.’ Tân Hoa Xã phát tin khắp nước cho mọi người biết tiền quyên góp này dùng để quét vôi mới trang trí lầu và làm một phòng nghỉ cho qúy khách trên lầu. Nhân dân toàn quốc và nước ngoài thấy ngọn cờ đỏ nước Trung Hoa phất phới bay trên Thiên An Môn đều biết tin này. Tập đoàn Hoa Kỳ thâm nhập vào trái tim họ!
Trường hợp bán khôn khác cũng đáng chú ý. Ngày 14 nháng 11 năm 1994, công ty bách hóa Nam Nguyên ở Hàng Châu bắt đầu khai trương, đưa ra ba biện pháp. Thứ nhất, về phương diện thúc đẩy tiêu thụ không cố lấy lãi nhiều, mỗi ngày bán ra một loại hàng hóa với lãi suất hấp làm cho khách hàng thấy tân kỳ. Hai là, về phương diện giám sát thì thành lập ban phục vụ khách hàng kiểm tra cân đo đong đếm cho khách hàng, bảo đảm đúng số lượng mua, chống cân đo đong đếm thiếu, treo một cuốn sổ khách hàng góp ý. Thứ ba, là về phương diện phục vụ thì yêu cầu nhân viên bán hàng lễ phép, đưa hàng đến nhà khách hàng, mở rộng phạm vi phục vụ Mỗi ngày từ 6h30′ đến 7h30′ tổ chức xe đưa khách hàng về nhà. Ba biện pháp này đều được khách hàng hoan nghênh, khiến cho thanh thế công ty nổi như cồn. Khách hàng cảm thấp mình là thượng đế về mặt giá cả, an toàn phục vụ…thế là mọi người đổ xô về công ty Nam Nguyên mua hàng.
Xí nghiệp khai trương cần phải có danh tiếng nên phải làm sao gây được ấn tượng tốt trong công chúng. Đó là tiền đề đầu tiên cho xí nghiệp phát triển.
Nói tóm lại, trong giao tê biết bán khôn mà ăn quan trọng hơn cả dùng tiền bạc, thế lực lớn. Khôn ngoan động não tìm cách mua chuộc nhân tâm khiến cho họ hưởng ứng hoạt động của mình là một bí quyết trong giao tế giữa người và người về mọi phương diện.
Làm sao khiên cho người ta xúc động?
Thuật khôn ngoan là một chiêu tinh tế trong giao tế. Người khôn ngoan linh lợi làm việc gì cũng được người ta yêu thích. Người tinh tế, giỏi đầu cơ khéo léo thậm chí tạo ra ảo giác sai lầm giống như nhà ảo thuật. Rõ ràng cầu xin người ta mà lại làm ra vẻ ban ân cho người, bản thân không có công kích mà lại làm như cũng có công với người khác. Trong giao tế tồn tại thủ pháp có thể hạ thấp vốn hay không đầu tư vốn mà vẫn đạt được nhân tâm, làm ra vẻ đáng thương khiến cho người ta đồng tình, dùng lời tán tụng rẻ mà đoạt được cái quí giá, ban một hư vinh mà khiến người ta phải dốc sức vì mình. Đối với kẻ mạnh thì ra vẻ đánh giá thấp mà thực tế lại là đề cao. Tất cả đều là phép bán khôn.
Trong lĩnh vực thương nghiệp khôn ngoan thường đạt được thắng lợi bất ngờ bỏ con săn sắt bắt con cá sộp. Ví dụ như quyên góp cứu tế, khuyến mại… đều là những hoạt dộng công ích ngoài mặt là trợ giúp không lấy lãi, thậm chí chịu lỗ cho sự nghiệp xã hội, tỏ lòng từ thiện vô tư kỳ thực là quảng cáo có hiệu quả hơn so với bỏ vốn làm quảng cáo. Bỏ tiền làm quảng cáo gọi là “quảng cáo cứng” còn cứu tế xã hội là “quảng cáo mềm”. “Quảng cáo cứng chí thông báo cho người ta biết hàng hóa của mình. “Quảng cáo mềm” vừa thông báo cho người ta biết hàng hóa của mình, nên công ty của mình, đồng thời đoạt được lòng mến mộ và sự ủng hộ của người ta tức đắc nhân tâm. Đo là kế bán khôn.
1. Vừa chiếm được lợi dễ dàng vừa được lòng người
Cuối thời Nguyên Mông, nông dân khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi, quần lùng cát cứ mỗi người một phương. Trong số đó Chu Nguyên Chương, Trần Hữu Lượng và Trương Lộng Thành tương đối mạnh. Họ đều tìm cách nuốt chửng đối phương, xưng vương xưng bá, vì vậy đánh nhau.
Tháng 5 năm 1366, Chu Nguyên Chương bị Trần Hữu Lượng và Trương động Thành hên thủ tấn công đất ứng Thiên của Chu Nguyên Chương. Trong khi hai bên còn đang kịch chiến bất phân thắng bại thì tình hình Giang Bắc đột biến. Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi và Lưu Phúc Thông dẫn ba cánh quân bắc phạt bị quân Nguyên đánh cho thảm bại. Sau khi Tiểu Minh Vương rút quân về An Phong thì Trương Sĩ Thành sai đại tướng Lã Trân vây đánh An Phong, tình thế hết sức nguy hiểm. Tiểu Minh Vương nhiều lần sai người cầu cứu Chu Nguyên Chương. Hôm đó, Chu Nguyên Chương triệu tập hội nghị quân sự thảo luận việc đem quân giải vây An Phong. Mọi người thảo luận rất náo nhiệt, chúng tướng phản đối phái quân giải vây, cả quân sư Lưu Cơ cũng kiên quyết phản đối. Lần này Chu Nguyên Chương gạt bỏ kiến nghị của chúng tướng nói rằng: “Ta tự quyết định”, rồi sai quân giải vây An Phong cứu Tiểu Minh Vương.
Vì sao Chu Nguyên Chương dám mạo hiểm như thế Chu Nguyên Chương xảo quyệt đã gảy bản tính ma của ông. Ông nhận định An Phong là bình phong của ứng Thiên, An Phong thất thủ thì ứng Thiên của ông sẽ trống trải dễ bị tấn công, cứu An Phong là giữ ứng Thiên. Còn Tiểu Minh Vương có ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng lao khổ cũng như trong quân khăn đỏ, là một ngọn cờ có sức hiệu triệu lớn. Chu Nguyê n Chương tôn Tiểu Minh Vương làm chúa, nấp dưới lá cờ long phượng của ông ta, lợi dụng được ảnh hưởng của ông ta, tranh Thủ được nhân tâm và hơn nữa là quân thù sẽ chĩa mũi nhọn trước tiên vào Tiêu Minh Vương. Giải vây An Phong la vì mưu đồ lớn về sau của Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương bèn thân hành dẫn quân đánh lui Lã Trân cứu được An Phong. Tiểu Minh Vương rơi lệ cảm ơn Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương thừa thắng hồi sư kịch chiến với Trần Hữu Lượng ở hồ Thiện vương. Trần Hữu hương thua trận mà chết.
Sau khi đại thắng. Chu Nguyên Chương được phong làm Ngô Quốc công dưới cờ Tiêu Minh Vương. Sau cuộc thiên An Phong, Chu Nguyên Chương quyết tâm khống chế Tiểu Minh Vương trong tay mình. Ông liên tiếp bán khôn, rước Tiểu Minh Vương đến Trừ Châu, xây dựng cung điện nguy nga cho Tiểu Minh Vương ở đó, sắp đặt xa giá nghi trượng rồng chầu phượng múa uy nghi, y phục và thực phẩm sung túc hoa lệ, ngầm sai thân tín bao vây cách ly Tiểu Minh Vương, đối toàn bộ thị vệ hầu hạ trong cung thành bộ hạ của mình. Từ đó, mọi cái của Tiểu Minh Vương đều nằm trong tay Chu Nguyên Chương. Về sau Chu Nguyên Chương dùng kế mượn đao giết người sát hại Tiểu Minh Vương trở thành vô dụng. Khi sắp chết, Tiểu Minh Vương vẫn khăng khăng nhớ ơn Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương nhờ vào bán khôn mà được giang sơn và nhân tâm.
Công phu bán khôn không gì bằng rõ ràng phiếm được lợi dễ dang, thậm chí khiến người ta phải chết mà vẫn có cảm giác là được ban ơn. Không lộ rõ mục đích mưu lợi của mình cho thiên hạ biết, mà lại tô điểm thành lợi ích của người khác, khiến cho người đó cảm thấy tựa hồ được ban ân, được giúp đỡ.
Camary, vua hùng biện Mỹ đã có một việc mẫu mực cho kế bán khôn. Ông yêu cầu giám đốc một khách sạn bỏ ý định tăng giá thuê phòng. Ông kể lại: Mỗi quý tôi đều thuê 20 tối một hội trường của khách sạn nọ ở New York để giảng dạy về phương thức xã giao. Có một quý khi tôi vừa bắt đầu lớp dạy thì đột nhiên được thông báo tăng giá thuê hội trường lên 3 lần. Trước khi có thông báo này thì giấy vào cửa đã in xong và đã phân phát rồi, các công tác chuẩn bị khai giảng cũng đã chuẩn bị xong. Làm sao để thương thảo đây? Cái họ quan tâm là cái họ muốn được. Hai ngày sau, tôi đến tìm giám đốc khách sạn và nói rằng: “khi tôi nhận được thông báo tăng giá của ông thì có một chút xao xuyến. Nhưng cũng không thể trách các ông, nếu là tôi tôi cũng sẽ ra một thông báo như thế. Ông là giám đốc khách sạn này, trách nhiệm cửa ông là làm sao cho khách sạn thu được lợi lớn nhất. Nếu ông không làm như thế thì không giữ được chức giám đốc và cũng không nên giữ chứng giám đốc. Nếu như ông kiên quyết tăng tiền thuê hội trường vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tính toán một chút xem làm như vậy ông có lợi hay bất lợi.” Tôi nói tiếp: “Trước tiên hãy nói y mặt có lợi, nếu hội trường không cho thuê làm chỗ giảng bài mà lại cho thuê làm sàn nhảy, làm dạ hội chắc chắn ông lãi to hơn bởi vì các hoạt động đó không dài lâu, bọn họ mỗi lần có thể trả cho ông một món tiền thuê lớn tất nhiên là lớn hơn cho tôi thuê. Cho tôi thuê rõ ràng ông thiệt lớn. Bây giờ chúng ta hãy nghĩ một chút về mặt bất lợi. Trước tiên ông tăng giá cho tôi thuê thì ông giảm thu nhập bởi vì như vậy thực tế là ông đuổi tôi đi. Tôi không đủ tiền thuê hội trường của ông tất phải tìm chỗ khác tổ chức lớp học. Lại còn một bất lợi thực tế cho ông nữa. Lớp học của tôi hai vẫn hấp dẫn hàng ngàn nhà quản lý co trình độ văn hóa đến khách sạn của ông nghe giảng, như vậy đối với ông đó chẳng phải là quảng cáo không mất tiền hay sao? Thực tế nếu ông chi 5000 đô la đăng quảng cáo trên báo thì ông vẫn không thể mời hàng ngàn người đến tham quan khách sạn của ông, thế mà lớp học của tôi lại mời được họ đến. Đấy tính toán chi li là như vậy.” Sau khi nói xong tôi cáo từ nói rằng: “Xin ông hãy suy nghĩ kỹ rồi trả lời cho tôi”. Đương nhiên cuối cùng ông giám đốc nhượng bộ.
Xin chú ý xong việc này tôi không hề nói một câu nào về điều tôi muốn nói mà chỉ đứng trên vị trí của ông giám đốc mà suy nghĩ đặt vấn đề.
Đưa lợi ích người khác ra chỗ sáng, giấu lợi ích thật của mình vào chô tối nhưng sẽ đạt đến mục đích của mình mà lại còn được lòng đối phương. Bán khôn quả là thuật thao túng nhân tâm tinh tế nhất.
2. Mía ngọt cả hai đầu
Thời kỳ Minh Thanh, tỉnh Hồ Nam có một đạo đài tên là Thiền Chu Tuyền. Ông giỏi quan sát nên làm việc gì cũng trôi chảy, vì thế quan lại lớn nhỏ đều khâm phục.
Có một năm, một khách du lịch ngoại quốc ra phố mua hàng. Một nhóm trẻ con chưa từng thấy người ngoại quốc nên cứ bám theo ông Tây. Ông Tây tức giận vung gậy đánh bọn trẻ. Có một chú bé không tránh kịp bị đánh vào thái dương, chẳng bao lâu sau thì chết. Cha mẹ cậu bé tất nhiên không chịu bỏ qua bèn xông đến kéo áo Ông Tây giữ lại. Ông Tây vung gậy đánh loạn xạ, đánh trúng cả những người xung quanh, đến nỗi có mấy người bị thương. Thế là mọi người công phẫn xông lên bắt trói ông Tây dẫn đến nha môn.
Sự việc này rất khó xử vì là án mạng mà lại có quan hệ người ngoại quốc. Việc đến tay Thiền Đạo Đài. Ông không hổ danh lão luyện chốn quan trường có kinh nghiệm xử án phong phú. Ông vận dụng tuyệt chiêu bán khôn. Một mặt ông nhận định ở Hồ Nam có nhiều người ưa quấy rối. Dân tình dễ xúc động, nếu như giải quyết không tốt thì họ sẽ nổi lên tụ tập, làm khó dễ ngươi ngoại quốc. Đến lúc đó muốn trị người ngoại quốc thì cũng không được, không trị người ngoại quốc cũng không xong. Chi bằng đem tình thế khó xử của quan bảo cho họ biết, yêu cầu họ giúp quan. Chỉ cần các nhân hào bá tính công phẫn dửng lên tranh chấp với lãnh sự ngoại quốc, hình thành cục diện hai bên đôi co thì lãnh sự quán ngoại quốc thấy bá tính nổi dậy sẽ sợ hãi, bởi vì các ông Tây rất sợ nhân dân nổi dậy. Đến lúc đó, quan mới ra mặt bảo dân không được náo loạn. Bá tính sợ quan nên nghe theo quan. Lãnh sự ngoại quốc thấy quan dẹp được dân thì rất cảm ơn quan. Tính toán sách hoạch như thế xong rồi, Thiền Chu Tuyền bèn đi thăm mấy vị thân hào có thế lực, xin họ hợp tác đứng ra tranh chấp với lãnh sự quán. Nếu thắng cuộc thì minh oan được cho bá tính và lấy được thể diện quốc gia. Thế là mọi người cho Thiền Đạo Đài la vị quan tốt, biết bảo vệ quyền lợi bá tính.
Thiền Đạo Đài lại đến lãnh sự quán ngoại quốc nói với họ nếu xử nhẹ e bá tính bất phục. Lãnh sự quán nghe nói như thế lại thấy dân chúng tụ tập bên ngoài quả thật sự lo sợ Thiền Đạo Đài bèn nói: ngài lãnh sự cũng không cần phải quá lo sợ, chỉ cần xử thích đáng, tôi sẽ dốc sức thuyết phục bá tính không để cho họ càn quấy.” án xử tất nhiên đầu voi đuôi chuột nhưng Thiền Đạo Đài được cả đôi bên. Quan trên khen ông giỏi, xử lí tốt. Lãnh sự cam tạ ông đã trấn áp không cho bá tính quấy nhiễu thành chuyện lớn nên ca tụng ông. Thân hào khen ông biết bảo vệ lợi ích bá tính.
Phương pháp bán khôn mua được nhân tâm cả đôi bên giỏi ở chỗ nắm được tâm lí con người, vận dụng một cách khéo léo, hai bên đều tốt. Chỉ cần chủ động lấy được lòng đôi bên thì mía ngọt cả hai đầu.
3. Diễn vai người bị hại
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, việc bọn quan chuyên quyền thời đại nào cũng có, thế mà hoàng đế các triều đại tựa hồ không rút ra được bài học. Thời Hán Nguyên Đế sủng ái hoạn quan Thạch Hiển, phong cho làm Trung thư lệnh quyết định tất cả các việc lớn nhỏ trong triều đình. Thạch Hiển là người nham hiểm, lúc nào cũng lo có người nói xấu ông với hoàng đế, làm bất lợi cho ông. Ông bèn tính cách tỏ ra trung thành với hoàng đế, tăng cường lòng tín nhiệm của hoàng đế đối với ông. Có một lần, hoàng đế sai ông đến các cung làm một chút việc. Ông cho rằng đây là thời cơ để ông kiêm nghiệm xem xung quanh hoàng đế có những ai có thái độ không tốt đối với ông. Ông bèn tâu với hoàng đế e rằng làm xong việc này thì quá muộn, cửa cung Vị ương đã đóng không vào được, xin hoàng đế hạ chiếu quan gác cửa cung để cửa chờ ông. Hoàng đế lập tức hạ chỉ dụ xuống các quan giữ cửa cung. Thạch Hiển cố ý kéo dài thời gian đi vòng khắp các cung, đến nửa đêm mới đến bảo quan giữ cửa mở cửa cho ông vào hậu cung. Về sau quả nhiên có người dâng sớ hạch tội Thạch Hiển cậy quyền lộng hành, tự ý bắt mở cửa cung. Hoàng đế xem xong cười rồi đưa bản tấu đó cho Thạch Hiển xem. Thạch Hiển rơi nước mắt làm bộ hàm oan tâu rằng: “Xin bệ hạ minh xét, bệ hạ vô cùng tin tưởng thần thường sai thần đi các cung làm việc này việc nọ cho nên có nhiều người sinh lòng đố ky, tìm thời cơ hãm hại thần. Loại bản tấu tố cáo như thế này chắc không phải chỉ có một bản, về sau ă’t sẽ còn có nữa. Đối với những lời nói bóng nói gió như thế, chỉ còn trông chờ vào sự anh minh của bệ hạ. Vi thần xuất thân hèn mọn, quả không dam một mình làm cho bá quan bất mãn khiến cho mọi người oán hận. Thần xin từ chức quan hiện nay chỉ làm người quét dọn trong hậu cung dể tỏ lòng trung thành với bệ hạ, chết cũng không oán hận. Chỉ cầu xin bệ hạ tin tưởng thần mà thôi”. Nguyên Đế cho lời nói của ông chân tình nên rất cảm động bèn tin tưởng ông, không những không cho từ chức mà còn nhiều phen ủng hộ, khen thưởng, khích lệ ông bảo ông cứ cố gắng làm tốt công việc. Thạch Hiển càng vinh hiển hơn.
Đóng vai bán khôn chiếm được đồng tình của người ta thì đạt đến mục đích. Trẻ con thường khóc lóc đau khổ khiến cho người lớn đáp ứng yêu cầu. Kẻ ăn xin áo quần lam lũ thì dễ được người ta bố thí. Ông chủ đuổi nhân viên cũng làm ra bộ nhăn nhó đau khổ thì mới giảm thiểu lòng bất mãn của người bị cho thôi việc.
Trẻ con là cao thủ bán khôn, người già cũng giỏi bán khôn không kém trẻ con. Có một câu chuyện nhỏ sau đây: Trước khi ăn cơm trưa A Kiều thấy một người già áo quần lam lũ đang câu cá ở chỗ nước chỉ sâu 5mm trước tửu quán. A Kiều hiếu kỳ đứng lại xem với nhiều người khác: ai cũng cho ông già là người ngu. A Kiều động lòng trắc ẩn dịu dàng nói với ông già rằng: “Cụ có vui lòng vào tửu quán uống với tôi một cốc rượu chăng?” Ông già câu cá vui lòng nhận lời. A Kiều mua rượu cho cụ uống rồi ân cần hỏi rằng: “Cụ câu cá phải không? Sáng nay cụ câu được bao nhiêu con cá rồi?” ông cụ đáp lại một cách hóm hỉnh rằng: “Cậu là con cá thứ tám”.
4. Thuật mua nhân tâm không mất tiền
Không khéo bất thành khôn. Có một số người tinh khôn tuy không đầu tư bao nhiêu công sức vẫn có thể mua được nhân tâm. Họ đã làm như thế nào?
1. Ban cho một tước hiệu rất kêu
Con người bò lên cao, nước chảy xuống thấp. Truy cầu địa vị cao hơn, tước hiệu hiển hách hơn, đó là thường tình. Phấn đấu công tác không quay đầu lại, tích cực hướng thượng phấn đấu không ngừng là để bò lên đỉnh kim tự tháp. Bất kể ngành nghề nào, công tác nào nếu như không có địa vị cao làm miếng mồi câu mọi người thì không thể nào cổ vũ được mọi người hăng hái tiến lên. Những nhân viên tiếp thị được các ông chủ thông minh đổi thành các danh hiệu như đại biểu nghiệp vụ, chuyên gia nghiệp vụ, đôi khi phong cho làm quản lý, chủ nhiệm… Thực ra nội dung công tác của họ không mảy may thay đổi mà lại có tác dụng nâng cao địa vị xã hội của họ, khiến cho họ coi trọng công tác của họ, phát huy càng cao tiềm năng công tác của họ.
Hình như người Nhật Bản biết cánh sử dụng chiêu này nhất. Họ phong các danh hiệu tổng giám đốc, ủy viên, cố vấn cho cán bộ nhân viên của họ để cổ vũ tinh thần hăng hái của nhân viên khiến cho nhiều sản phẩm Nhật Bản tràn lan thế giới, bá chiếm toàn cầu. Đủ thấy trong dục vọng của con người thì khát vọng địa vị cực kỳ bức tiến tới chừng nào!
2. Ban thể diện cho thuộc hạ.
Ngày xưa Triệu Vương được một hòn ngọc đẹp sai người tạc thành chén ngọc và tuyên bố rằng: “Sau này dùng chén ngọc này rót rượu ban cho ai lập công cao”. Về sau quân Tần đem quân đánh nước Triệu, vây thành Hàm Đan, Tín Lăng Quân nước Triệu lãnh quân đi đánh giải vây Hàm Đan. Sau đó Triệu Vương ban rượu chén ngọc đó chúc sức khỏe Tín Lăng Quân. Ngụy công tủ Tín đăng Quân đáp lễ và tán thưởng chiếc chén ngọc này là bảo vật. Về sau nước Yên đem quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Liêm Pha đánh tan quân Yên ở Nam Thái. Triệu Hiếu Thành Vương không có gì khác để ban thưởng, lại dùng chén ngọc này ban rượu cho tướng sĩ Tướng sĩ được dùng chén ngọc này uống rượu đều rất sung sướng. Về sau người nước Triệu ai được uống rượu bằng chén ngọc này đều cảm thấy cao quí hơn được ban bổng lộc.
3. Nói ngược nói xuôi mà vẫn thế.
Nước Tống có một người thích khỉ nên đã nuôi một đàn khỉ. Nuôi lâu ông ta hiểu tâm lý của khỉ, khỉ cũng hiểu được ý nghĩ của ông. Để nuôi được đàn khỉ này ông dã giảm bớt cả chi tiêu gia đình. Sau một thời gian, gia đình ông ngày càng túng thiếu, không thê không giảm bớt khẩu phần của khỉ nhưng lại sợ khỉ sẽ không vâng lời ông nữa. Ông bèn lừa bọn khỉ rằng: “Từ hôm nay bắt đầu mỗi ngày cho mỗi con ăn buổi sáng 3 quả ngô, buổi chiều 4 quả ngô thế là đủ ăn rồi”. Bọn khỉ nghe thấy thế bèn nổi giận nhảy nhót lung tung. Ông bèn bảo chúng: “Vậy thì đổi lại buổi sáng 4 quả chiều 3 quả có được không?”. Bọn khỉ vui lòng bèn nằm im trở lại.
4. Làm bộ mẹ hiền
Đến quán án cơm trưa thoáng nghe bà chủ quan bảo chớ có uống nữa chiều còn làm việc. Nghe qua tựa hồ không đúng khẩu khí chủ quán nhưng bà cứ trách móc mà khách hàng cứ say xỉn.
Tôi đã từng bị một người bạn kéo đến một cửa hàng miến ăn miến. Miến cũng không co gì đặc biệt ngon đến nỗi phải chạy ba quãng đồng như thế. Đang bực mình thì bạn đã lau mồm ra vẻ hài lòng lắm bảo rằng, đây là chỗ ba năm đầu bước vào xã hôị mình ngày có phải ba lần đến. Quán nhỏ này có gì đán giá đến thế duy chỉ bà chủ quán thật thân thiết khó quên. Có lẽ cô bạn lưu luyến chính là vì thái độ ” mẹ hiền” của bà chủ quán.
Những quán nhỏ như thế thường có ba chủ quán có quan hệ rất thân thiết với khách hàng. Thái độ trách móc dịu dàng của bà chủ bổ sung cho lòng nhớ quê hương của những đứa con lưu lạc ra thành phố.
Đó chính là nguyên nhân hưng thịnh của các quán nhỏ này. Các bà chủ quán này bề ngoài ra vẻ bộc trực, kỳ thực đã biết lợi dụng tâm lý tính nũng nịu của khách hàng và cũng được khách hàng đáp ứng lại thái độ mẹ hiền của họ.
5. Việc nhỏ được nhân lớn
Phùng Viện là một môn khách của Mạnh Thường Quân ban đầu không được trọng dụng, trong lòng ấm ức về sau lại được hậu đãi vì giúp ích Mạnh Thường Quân. Một lần Mạnh Thường Quân sai người đi ấp Tiết đòi nợ, Phùng Viện xung phong nhận nhiệm vụ này. Ông hỏi Mạnh Thường Quân đòi được nợ thì mua cái gì. Mạnh Thường Quân đáp mua cái gì trong nhà ta không có. Phùng Viện bèn ra đi đến ấp Tiết đốt tất cả các giấy nợ không thu một đồng tiền nào. Bá tính nghèo khổ ở ấp Tiết không ngờ Mạnh thường Quân nhân đức như thế, ai ai cũng đều cảm kích rơi lệ. Phùng Viện trở về, Mạnh Thường Quân hỏi có đòi được tiền hay không. Phùng viện đáp không những không thu tiền lãi mà tiền gốc cũng không thu. đã đốt tất cả giấy nợ rồi. Mạnh Thường quân rất không vui. Phùng Viện nói: chẳng phải công tử đã bảo tôi mua cái gì trong nhà không có hay sao. Tôi đã mua cho công tử cái đó đem về đây. Cái đó là “Nghĩa”. Đốt giấy nợ ảnh hưởng gì đâu, mà được nhân nghĩa thì công tử được nhân tâm ích lợi xiết bao? Mấy năm sau. Mạnh Thường Quân bị dèm pha mất chức thừa tướng, quay về đất phong là ấp Tiết. Bá tính nghe Mạnh Thường Quân về bèn đổ hết ra đường đón tiếp biểu thị hoàn toàn ủng hộ Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân vô cùng cảm động, bây giờ mới hiểu lòng Phùng Viện mua “nhân nghĩa” cho ông.
Muốn bán khôn không thể một xu không bỏ ra mà phải đem vốn liếng mua nhân tâm. Đó là phương pháp tốt nhất tranh thủ thời cơ cho sự nghiệp mai sau.
Một công ty khi chiêu đãi khách hàng đều mời cả vợ lẫn chồng.
Nếu chỉ chiêu đãi chồng là khách hàng thì chỉ là trao đổi lợi ích như mọi quan hệ thương trường khác, nhưng nếu chiêu đãi cả các bà vợ khách hàng thì biến tính quan hệ không chính thức là quan hệ mua bán mà có tính chất quan hệ thân tình. Các bà vợ được mời chiêu đãi rất cảm kích, tình cảm của các bà sẽ ảnh hưởng đến các ông chồng. Các ông chồng sẽ hết sức cảm ơn công ty. Việc buôn bán của công ty càng phát đạt.
Ngoài ra quyên góp từ thiện, khuyến mại, trợ giúp thiên tai… là những hoạt động của công ty xem ra tưởng chừng tốn tiền vô ích, thực ra lại thu lãi rất lớn nhờ bán khôn. Đó là quảng cáo mềm. Đương nhiên chúng ta hoan nghênh cách bán khôn có lợi cho xã hội này.
Về phương diện này có hiện tượng Sophia đáng chú ý Tháng 8 năm ngoái trong báo cáo học thuật của đại học Nam Kinh đề xuất tuần lễ diễn giảng Sophia, diễn giả là Hà Dương nổi tiếng. Các đài truyền hình truyền thanh Nam Kinh quảng cáo chương trình này. Mọi người đổ dồn đến đại học Nam Kinh để xem Sophia là ai? Vậy Sophia là ai? Đó là một công ty bột giặt? Trong hội trường trường đại học Nam Kinh mấy chục cô gái xinh đẹp khoác băng chéo mang chữ Sophia đi đi lại lại phân phát quảng cáo, hóa ra là diễn giảng do công ty sản xuất bột giặt giấy vệ sinh phụ nữ, mỹ phẩm tài trợ chứ không phải diễn giảng) vê ông Sophia nào đó. Như vậy nhờ phương tiện truyền thông mà Sophia nổi tiếng. Chi phí chỉ có bốn năm ngàn nhân dân tệ để tài trợ cho một hoạt động phi kinh doanh mà lợi ích nhiều hơn quảng cáo mấy phút trên ti vi.
Dùng phương thúc quảng cáo mềm còn có thể được quảng cáo vào cả những nơi cấm quảng cáo. Ai cũng biết quảng trường Thiên An Môn và thành lầu Thiên An Môn là thánh địa cấm quảng cáo. Danh tiếng Thiên An Min nức lòng từng người, giới doanh nghiệp nhỏ nước dãi thèm muốn được dùng làm nơi quảng cáo. Tuy nhiên cũng có người khôn ranh đã lợi dụng được cơ hội. Thành lầu Thiên An Môn mỗi năm quét vôi một lần, xem ra không quan hệ gì người khác, thế nhưng lại khiến cho một người khôn ngoan chú ý đến. Trước ngày quốc khánh lần thứ 44, tổng giám đốc công ty tập đoàn Hoa Kỳ ở Thiên An Môn lên Bắc Kinh mang theo một chi phiếu 50 vạn nhân dân tệ trao cho Ban quản lý quảng trường Thiên An Môn. Lê tiếp nhận quyên góp này có mời các quan chức phụ trách các bộ môn ở trung ương Bắc Kinh và Thiên Tân đến dự. Hoạt động này được mệnh danh là “Tôi yêu Thiên An Môn”.’ Tân Hoa Xã phát tin khắp nước cho mọi người biết tiền quyên góp này dùng để quét vôi mới trang trí lầu và làm một phòng nghỉ cho qúy khách trên lầu. Nhân dân toàn quốc và nước ngoài thấy ngọn cờ đỏ nước Trung Hoa phất phới bay trên Thiên An Môn đều biết tin này. Tập đoàn Hoa Kỳ thâm nhập vào trái tim họ!
Trường hợp bán khôn khác cũng đáng chú ý. Ngày 14 nháng 11 năm 1994, công ty bách hóa Nam Nguyên ở Hàng Châu bắt đầu khai trương, đưa ra ba biện pháp. Thứ nhất, về phương diện thúc đẩy tiêu thụ không cố lấy lãi nhiều, mỗi ngày bán ra một loại hàng hóa với lãi suất hấp làm cho khách hàng thấy tân kỳ. Hai là, về phương diện giám sát thì thành lập ban phục vụ khách hàng kiểm tra cân đo đong đếm cho khách hàng, bảo đảm đúng số lượng mua, chống cân đo đong đếm thiếu, treo một cuốn sổ khách hàng góp ý. Thứ ba, là về phương diện phục vụ thì yêu cầu nhân viên bán hàng lễ phép, đưa hàng đến nhà khách hàng, mở rộng phạm vi phục vụ Mỗi ngày từ 6h30′ đến 7h30′ tổ chức xe đưa khách hàng về nhà. Ba biện pháp này đều được khách hàng hoan nghênh, khiến cho thanh thế công ty nổi như cồn. Khách hàng cảm thấp mình là thượng đế về mặt giá cả, an toàn phục vụ…thế là mọi người đổ xô về công ty Nam Nguyên mua hàng.
Xí nghiệp khai trương cần phải có danh tiếng nên phải làm sao gây được ấn tượng tốt trong công chúng. Đó là tiền đề đầu tiên cho xí nghiệp phát triển.
Nói tóm lại, trong giao tê biết bán khôn mà ăn quan trọng hơn cả dùng tiền bạc, thế lực lớn. Khôn ngoan động não tìm cách mua chuộc nhân tâm khiến cho họ hưởng ứng hoạt động của mình là một bí quyết trong giao tế giữa người và người về mọi phương diện.