Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

36 Kế Nhân Hòa

Kế 4: Kế Tấn Công Cạnh Sườn

Tác giả: Duy Nghiên, Duy Hinh

Làm thế nào để nói hết mà không tổn thương tình cảm người khác? Khi giao tiếp với người phải giỏi nghe ý tại ngôn ngoại, lại biết truyền đạt những ý ngoài ngôn từ đó là một thuật thao đúng quan hệ xã hội diệu kỳ nhất. Người già dặn việc đời thường chuyên dùng trong lời nói một câu hai nghĩa. Người tinh anh không cần phải nói nhiều, không cần phải nói nhưng mà khiến cho người ta hiểu rõ ràng: bọn tiểu nhân xảo quyệt lại quen ngậm máu phun nguời, chửi chó mắng mèo,dùng lời gai góc khiến cho người khác thân bại danh liệt.

Bất cứ là người nói có cố ý ẩn tàng huyền cơ hay không, người nghe tất phải hiểu rõ ý đồ thực của người nói mới có thể ứng phó thích đáng. Đầu óc không tỉnh táo, tai không nhạy bén nhất định sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong lời có lời, đả kích bên sườn là những trò chơi của người thông minh, người ngu không chơi được. Đầu óc không nhạy bén tất nhiên sẽ gặp tai họa hoặc giả sẽ thành chuyện tiếu lâm cho thiên hạ. Trong lời có lời, tấn công từ cạnh sườn thực ra là một loại vu hồi, vừa coi trọng sách lược vu hồi, lại vừa coi trọng thuật ẩn tàng cho nên chủ động hơn, kỳ diệu hơn thuật vu hồi. Nó là một thủ thuật giao tế cao siêu chỉ có người cơ trí thông minh mới có thể sử dụng được.

1. Nói chuyện phiếm cũng có thể đả kích người

Xã hội rất phức tạp, chúng ta thường gặp nhiều điều bất bình, nhiều điều bất công nhưng lại không thể tỏ ra bất mãn. Đối với người thân của ta, có lúc cũng cần phải chỉ trích khéo léo. Nhưng biểu lộ sự bất mãn này như thế nào thì phải có trình độ học vấn nhất định, đặc biệt là đối với những vấn đề phi nguyên tắc thì phải vừa biểu đạt được sự bất mãn, vừa không làm tổn hại sự hài hòa trong quan hệ giao tế, quả không dễ dàng.Trong trường hợp như thế thì dùng phương pháp trong lời có lời, đánh vào cạnh sườn là những vũ khí lý tưởng.

a. Nói mánh khóe tức không nói thẳng mà là nói từ bên cạnh của đối phương khiến cho họ biết ta bất mãn, Xua tan ý đồ không thích hợp của họ. Kỹ xảo này dùng một hình thức diễn đạt ngôn từ. Ví dụ A và B là đôi bạn tốt, tri kỷ của nhau. Có một lần người cùng đơn vị là C nói với A rằng: “Anh A này, tôi cảm thấy cậu B có vẻ quan trọng hóa quá đến mức như là cố chấp có phải như vậy không? Nghe nói như thế A lập tức sinh ra phản cảm nghĩ ràng: “Cậu C này nói xấu bạn tốt của ta chăng? Nhưng A không tiện nổi giận bèn giả vờ nói một cách bình thường: “Anh C này trước tiên tôi xin hỏi anh, nếu như tôi đàm tiếu bạn của tôi với anh mà bạn tôi biết, liệu có coi tôi là kẻ thù chung? Anh C nghe nói thế bèn đỏ mặt không dám nói gì nữa. Trường hợp này anh A đã sử dụng kỹ xảo gợi ý xa xôi,không trực tiếp trả lởi C là đúng hay không đúng, mà quay ngược lại đặt cho đối phương một câu hỏi hóc búa, ngầm báo cho biết B là bạn tốt của mình, đồng thời lại ẩn ý phê phán việc C nói xấu sau lưng, nhưng phương pháp uyển chuyển khiến cho đối phương không khó chịu lắm.

b. Dùng tỉ dụ đê cảnh cáo.

Đem so sánh hai sự việc có một điểm tương tự nào đó với nhau để ám chỉ lời nói, việc làm của đối phương không thỏa đáng nhưng không làm đối phương bất mãn. Ví dụ giám đốc công ty A trong một lần đàm phán nghiệp vụ bị nhân viên công ty B đả kích. Ông nổi giận đùng đùng gọi điện thoại cho giám đốc công ty B nói rằng: “Nêu như các anh không bảo đảm với tôi sẽ cách chức người nhân viên vô lễ trong lần đàm phán trước thì rõ ràng các anh không có thành ý muố ký kết hợp đồng với công ty tôi ” Giám đốc công ty B nghe xong nhẹ nhàng nói rằng: “ông giám đốc thân mến, giáo dục hay cách chức nhân viên là công việc hoàn toàn nội bộ của công ty chúng tôi, không cần có bảo đảm gì đối với quý công ty. Cũng giống như chúng tôi không yêu cầu tổng giám đốc của quý ông nhất định phải cách chức giám đốc đã xung đột với nhân viên công ty tôi thì mới là thành tâm ký kết hợp đồng với chúng tôi.” Giám đốc công ty A câm miệng như hến. Trong trường hợp này, giám đốc công ty B đã sử dụng rất tốt kỹ xảo dùng ví dụ để cảnh cáo. Tuy rằng hai công ty A và B có rất nhiều điểm bất đồng nhưng lại có một điểm tương tự tức là việc xử lý nhân viên hay giám đốc công ty đều là việc nội bộ của công ty, không liên quan gì đến việc có thành ý với đối phương hay không. Giám đốc công ty B nắm lấy điểm tương tự này để làm ví dụ cảnh bảo đối phương đưa ra yêu cầu quá mức và vô lý, biểu thị bất mãn đối với thái độ ngang ngược của giám đốc công ty A. Cần phải nói rõ rằng: Tuy ngữ khí diễn tả sự bất mãn của kỹ xảo này cũng tương đối rõ rệt nhưng cũng không giống như lối cảnh cáo trực tiếp cho nên gọi đây là kỹ xảo “lấy ví dụ kính cáo” chứ không phải là “lấy ví dụ để cảnh cáo”.

c. Đòn nhu quyền.

Có một số thiếu nữ thích giận bạn trai để tỏ ra mình có cá tính. Nếu như thiếu nữ này là hạt ngọc trên tay cha mẹ hay cô em kiêu sa của người anh thì càng không dễ gì nhẫn nhịn người khác. Có một số chàng trai si tình vì sợ lỡ lời làm mếch lòng bạn gái, đắc tội với công chúa vội vội vàng vàng hạ mình cầu xin tha thứ để bộc bạch lòng trung thành đối với người yêu. Kỳ thực không cần phải làm như thế. Một thiên kim tiểu thư họ Từ con của một ông cục trưởng nọ yêu anh chàng họ Lý trong đơn vị, lúc nào tiểu thư cũng tỏ ra cao ngạo. Anh Lý xuất thân nông dân, sau khi đỗ đại học thì đến cục này làm nhân viên, thân cô thế cô không chỗ dựa. Một lần cô Từ đến nhà anh Lý chơi thấy quang cảnh trong gia đình anh Lý không vừa mắt bèn thì thầm vào tai anh Lý. Sau bữa cơm chiều, cô Từ sai em gái của anh Lý hết việc này đến việc nọ, lúc thì đun nước, lúc thì lấy vải lau chân. Anh Lý cảm thấy khó chịu. Anh thừa cơ cười cười bảo cô em: “Muốn làm thầy thì trước tiên phải làm học trò. Bây giờ em nên ra sức tập luyện để đến khi về nhà người ta làm dâu cũng có thể lên mặt làm thầy”. Cô Từ cảm thấy trong lời nói của anh Lý có ẩn ý cho là cô đã có thái độ quá mức nên anh Lý mới dùng câu nói đó để cảnh báo cô nhưng tránh xung đột trực tiếp. Dù rằng đối phương có hơi bất mãn lúc đó nhưng sẽ tỉnh ngộ về sau.

d. Hài hước nhắc nhở.

Hài hước là một thang thuốc giải nhiệt trong quan hệ giao tế. Có lúc lợi dụng hài hước để diễn dạt sự bất mãn cũng là một phương pháp tốt. Có một câu chuyện như sau: Trong quán ăn, một cô nương thích xoi mói gọi trứng rán. Cô ta bảo người phục vụ: “Lòng trắng phải chín hoàn toàn nhưng lòng đỏ phải sống hoàn toàn, có thể chảy được. Không được dùng quá nhiều dầu, muối ít thôi, thêm vài hạt tiêu. Phải là trứng tươi của gà mái quê đang cục tác đẻ mới được.”

Người phục vụ hỏi lại một cách nhỏ nhẹ: “Xin hỏi một chút, con gà mái ấy tên là cô Trân có hợp ý bà không?

Trong câu chuyện hài hước nhỏ này, người phục vụ đã dùng kỹ xảo hài hước để nhắc nhở bà khách lắm điều. Người phục vụ bộc lộ vẻ bất mãn đối với những yêu cầu hà khắc của khách hàng mà lại xuôi theo cách nói của đối phương, đề xuất ra một vấn đề buồn cười đến hoang đường để nhắc nhở bà ta rằng, những yêu cầu của bà ta thật là quá đáng, không thể nào thỏa mãn được, bằng cách đó đã diễn đạt sự bất mãn của mình đối với bà khách.

Ngoài ra, đối với những người có ác ý cũng không cần “lành làm gáo vỡ làm môi” mà chỉ cần đả thảo kinh xà cũng đủ để tự vệ. Những tên thô lỗ mạo phạm, ta chỉ cần đánh kẻng đe dọa là đủ, không nên khiến cho người ta lâm vào tử địa, phải là một con người vừa vuông vừa tròn thì mới đứng vững giữa đời.

2. Không cần nói mà khiến người ta cũng hiểu

Trong hoạt động giao tế, một khi đã được lựa chọn và thiết kế thì có thể tạo thành một tình cảnh nhất định. Năm 1942, Hoàng Viêm Bồi làm ủy viên hội nghị hiệp thương thúc đẩy đàm phán đoàn kết toàn quốc chống Nhật bèn đáp máy bay từ Trùng Khánh đến Diên An. Mao Trạch Đông tiếp kiến ông ở hội trường lớn Dương Gia Lĩnh. Trong hội trường, đèn sáng choang, trên tường treo mấy bức tranh. Trong đó có một bức tranh vẽ một bình rượu và mấy chiếc cốc có chữ Mao Đài và có lời đề từ của Hoàng Viêm Bồi: “Huyên truyền hữu khách quá Mao Đài, nhưỡng tửu địa trung tẩy cước lai. Thị nhân thị giả ngã bất quản, thiên hàn thả ẩm lưỡng tam bôi.” (Nghe nói có khách đến Mao Đài, nấu rượu tẩy trần cho ai. Là thật là giả ta không quản, trời lạnh hãy uống một vài cốc).

Bức họa này do con thứ của Thẩm Quân Nho là Thúc Dương vẽ tặng cha khi Quốc Dân Đảng tiến hành: cao trào chống Cộng lần thứ ba. Khi mời đề từ thì Hoàng Viêm Bồi nghĩ đến Hồng Quân đang uống rượu Mao Đài tẩy trần. Không ngờ bức họa ấy lại được treo ở hội trường của lãnh tụ Trung Cộng. Cho nên khi Hoàng Viêm Bồi vào hội trường nhìn thấy bức họa này rất xúc động như gặp người tri ngộ bèn hội đàm với Mao Trạch Đông một cách cởi mở, tạo thành một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông. Trong trường hợp này, chính bức họa trong hội trường đã tạo thành một tình cảnh giao tế đặc biệt, đem lại cho đối phương lòng chân thành và hữu hảo, khiến cho cuộc hội đàm có tác dụng tốt và thành công rực rỡ.

Cũng có khi do nhu cầu quân sự hay thương mại không tiện nói ra mà bố trí tình cảnh giao tiếp có thiết kế sẵn cũng có kết quả bất ngờ.

Mọi người đều biết tình tiết kế không thành trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tư Mã Phiên dẫn đại quân 15 vạn đến Tây thành. Lúc bấy giờ Gia Cát Lượng đang ở trong Tây thành, bên mình không có đại tướng, chỉ có mấy ông văn quan và hai nghìn rưỡi lính. Trong hoàn cảnh nguy nan này, Gia Cát Lượng quyết đoán truyền lệnh cất giấu toàn bộ cờ xí, mở rộng cửa thành, sai hai mươi tên lính giả làm bá tính quét dọn đường đi rồi tự mình lên mặt thành đốt hương đánh đàn. Tư Mã Phiên đến dưới thành thấy tình cảnh đó nghi là có mai phục bèn lui quân. Trong trường hợp này Gia Cát Lượng đã cả gan mở rộng cửa thành, cho bá tính quét đường, lên mặt thành đánh đàn tạo thành một tình cảnh đặc biệt khiến cho đối phương ngộ nhận có quân mai phục, do đó giữ được thành trì. Sử dụng tài tình tình huống không lời mà khiến cho người ta hiểu, dù rằng hiểu sai sự thật thì cũng là diệu kế, tuy mạo hiểm mà hiệu quả lại kỳ diệu.

Trong hoạt động giao tế có lúc không tiện nói ra và cũng không cần thiết nói ra mà chỉ cần bố trí một tình huống giao tế nào đó có thể nói lên toàn bộ ý nghĩa, thực hiện được ý đồ giao tế. Năm 1972, Tổng thống Nickson và phu nhân đáp máy bay đến Bắc Kinh thăm Trung Quốc lần đầu tiên. Khi xuống máy bay Nickson bảo cảnh vệ giữ cửa máy bay không cho tùy tùng cùng theo xuống. Nickson một mình xuống cầu thang máy bay vội vàng đưa tay chủ động bắt tay Chu ân Lai Các ký giả vội vàng tranh nhau chụp bức ảnh lịch sử quy báu này. Thời gian là năm 1972, địa điểm là sân bay Bắc kinh, lãnh đạo hai nước Trung – Mỹ nắm chặt tay nhau tạo thành một tình cảnh không lời mà có ý nghĩa đặc biệt. Việc này khiến cho người ta nhớ lại năm 1954 tại hội ngh ị Giơnevơ, ngoại trưởng Mỹ Jalet không chịu bắt tay Chu ân Lai tạo thành một hố ngăn cách tâm lý, nay Nickson đã san bằng ngăn cách, lại khiến cho người ta ý thức được quan hệ Trung – Mỹ đã chấm dứt một thời kỳ, mở ra một thời kỳ mới. Vận dụng tình cảnh giao tế không lời trong trường hợp này vừa thích hợp, vừa điển hình, có tác dụng biểu hiện ý nghĩa nhiều hơn ngôn ngữ.

Một cách bố trí hoàn cảnh khác, khi đối phương nói năng thất thố, không trực diện tỏ ý bất mãn mà phải đợi về sau lựa chọn hay bố trí một tình cảnh thích hợp, lặp lại lời nói tương tự của đối phương rồi sau đó cải chính khiến cho đối phương thấy rõ ý đồ. Ví dụ vợ đang ngồi may chồng đứng cạnh lảm nhảm “chậm một chút.cẩn thận một chút.Kim gây rồi.héo vải ra.dừng lại.”

Vợ nổi giận bảo: “Sao anh nói nhiều thế, em biết may mà!”

Chồng nói: “Đương nhiên là em biết may, em yêu. Anh chỉ muốn em nhớ lại một chút khi em dạy anh lau nhà như thê’nào”. Trong trường hợp này người chồng đã sử dụng kỹ xảo bố trí tình cảnh. Khi anh ta lau sàn nhà thì vợ đứng một bên chỉ chỉ trỏ trỏ như một ông tướng chỉ huy. Có lẽ không muốn làm mất mặt vợ ngay cho nên người chồng không bất mãn ra mặt mà đợi cho đến khi vợ đang may mới bày ra tình cảnh tương tự khiến cho vợ thể nghiệm được cảm giác bị người ta sai khiến, diễn đạt một cách khéo léo sự bất mãn của mình đối với hành vi lên mặt làm thầy của vợ.

Cần phải nói thêm rằng, tình cảnh giao tế không phải lúc nào cũng do ta lựa chọn và thiết kế. Nếu như đối phương lựa chọn và thiết kế thì ta phải chú ý ý nghĩa của tình cảnh giao tế, ly giải chính xác, ứng phó linh hoạt, đề phòng bị động và sai lầm.

3. Đuổi khéo kẻ quẩn Chân

Trong giới kinh doanh có nhiều ví dụ chứng tỏ những người, những công thần khai sáng xí nghiệp thường trở thành người gây trở ngại hay cản trở sự tiến bộ của công ty. Những người này tự cho mình là công thần, là bậc trưởng lão, ngôi cao mà vô tích sự, tự mãn không cầu tiến bộ nhưng lại giỏi kéo bè kéo cánh, lừa lọc kiếm chác. Năng lực của bọn ho đa không còn đuổi kịp sự phát triển của công ty mà đã trở thành những hòn đá buột chân, cản trở sự tiến bộ của công ty.

Người quản lý đau lòng nhức óc nhưng không nỡ gạt bỏ cảm tình, vừa không có dũng khí cắt đứt, vừa không có biện pháp tốt để giải quyết tình hình, thế thì nên làm như thế nào?

Trừ những kẻ vô tình trời sinh lãnh đạm, vong ân bội nghĩa ra, nói chung đa số không nhẫn tâm nói đánh là đánh, nói giết là giết đối với những người bạn năm xưa cùng chung hoạn nạn gây dựng sự nghiệp. I)ù rằng tai hại đã cục điểm nhưng vì một chữ tình khó lòng không dám ngơ qua ngày d.oan tháng, nhưng cứ tiếp tục như thế thì không thể được.

Nếu như người quản lý họe được thuật tiến công bên sườn thì không những có thể vừa chiếu cố tình cảm, vừa đưa công ty thoát khỏi cảnh khó khăn, mở ra một thời cơ mới, Lưỡng toàn kỳ mỹ. Thế không vui sướng hay sao.

Phương pháp tấn công cạnh sườn rất nhiều, xin dẫn ra vài ví dụ, hy vọng các nhà quản lý có thể tham khảo.

*Lập cho ông ta một phòng mới.

Phân phối vị trí các phòng có ý nghĩa tượng trưng quyền lực, nhất là một phòng làm việc cho riêng một người thì bất luận vị trí, rộng hẹp, bài trí như thế nào đều đủ để biểu thị địa vị và quyền lực của người đó trong công ty.

Phòng làm việc cũ đã sử dụng mấy năm hoặc hơn chục năm, hình thái và ý nghĩa quyền lực đã thâm căn cố đế, phòng nào của phó giám đốc, phòng nào của giám đốc mọi người đều quen thuộc biết rõ, phòng nào quyền lực bao nhiêu, trung tâm quyền lực ở đâu, ai ai cũng rõ.

Giá như bây giờ anh muốn chiếm đoạt quyền lực của người phòng nào mà không muốn dùng thủ đoạn điều chỉnh chức vụ thì phương thức tương đối kín đáo nhất là sắp cho anh ta một phòng làm việc mới ở xa trung tâm quyền lực.

Như vậy trong tình huống rất tự nhiên và vô hình này, người đó dần dần mất ảnh hưởng vốn có. Chờ đến khi ảnh hưởng của anh ta mất đi thì xử lý anh ta không còn là việc quá nặng tay và cũng không sinh ra tác dụng phụ hay di chứng về sau.

Trên thực tế, đổi phòng làm việc là bước thứ nhất của quá trình tước đoạt quyền lực. Xét bất kỳ góc độ nào, biện pháp đó đều là ôn hòa nhất và khôngg tổn hại sự tôn nghiêm của đối phương. Kịch liệt hơn một chút tí đưa anh ta ra khỏi phòng làm việc cá nhân,đưa vào phòng làm việc lớn cùng với các cán bộ làm việc thường, nói khéo là tăng cường cho bộ phận đó. Mất phòng làm việc riêng rồi thì đội ngũ cận vệ của anh ta cũng theo đó giải thể.

Có một số công ty thừa cơ cải tổ mở rộng, rời toàn bộ công ty sang một ngôi lầu lớn mới xây, người quản lý theo ý đồ của mình mà phân phối lại các phòng làm việc để đạt mục đích lấy lại quyền lực của mình.

* Cắt điện thoại, không mời họp, cắt thông tin.

Có người nói, người có quyền lực nhất trong một công ty có thể là thư kí bởi vì mọi thông tin đều truyền đạt thông qua cô, cho nên cô là người có nhiều thông tin nhất của công ty. Thư kí nếu như không thích người nào, muốn cho người đó mất quyền thế có thể rất dễ làm. Cô ta chỉ cần cắt đứt những nguồn thông tin là đã khiến cho anh ta lâm vào cảnh cực kỳ khốn đốn.

Trong thời đại thông tin ngày nay có thể nói, thong tin là nguồn của mọi quyền lực. Ai có biện pháp nắm bắt càng nhiều thông tin thì người đó càng có quyền lực. Cho nên một trong những biện pháp giết người không dao chính là cắt đứt nguồn thông tin.

Làm sao cắt đứt nguồn thông tin của đối phương?

Ví dụ triệu tập hội nghị quan trọng khi đối phương vắng mặt hay đang đi công tác xa khiến cho đối phương mất cơ hội tham gia các quyết sánh, hoặc giả không gửi giấy mời hội nghị, không gửi báo cáo nghiệp vụ cho đối phương.

* Đề bạt lên chức mà thực tế là giáng cấp khiến đôi phương không có thực quyền.

Bề ngoài là thăng chức, thực tế là tước bỏ quyền lực của đối phương.

Cơ quan hành chính đưa các bộ trưởng, viện trưởng làm cố vấn tư vấn quyết sánh khiến cho họ chức cao mà vô vị, đó là thủ đoạn minh thăng ám gián.

Cách làm này có nhiều ưu điểm: Một là không tổn thương thể diện của đối phương: Hai là quyền lực được chuyển dịch một cách ôn hòa và thuận lợi. Ví dụ như đưa tổng giám đốc, phó tổng giám: đốc làm cố vấn cao cấp thì không ai có thể chê trách được.

* phái đối phương đi công tác lâu dài.

Mời đối phương ra nước ngoài tham quan, khảo sát một vài tháng. Khi anh ta trở về thì phát hiện toàn bộ tình thế đã đổi thay, công tác của anh ta đã do người khác đảm trách, quyền lực của anh ta không còn bao nhiêu. Bấy giờ bèn giải thích do tình hình cấp bách không thể không có người xử lý nên đã bố trí người thay thế, anh ta dù biết rõ, trong lòng cũng vô khả nại hà!

Cứ tiến công cạnh sườn liên tiếp như thế, chắc chắn không ai chịu nổi, chỉ còn có cách ngoan ngoãn xin về hưu. Đối với người bất tài thì thực lòng mà nói, như thế đã là nhân từ lắm rồi. Làm như vậy công tư

đôi đường đều có lợi vừa không hạ bệ làm mất thể diện, vừa không phải đá khỏi ghế, để cho hưởng tiền hưu trí an tuổi già, như vậy kế tấn công cạnh sườn sao lại không tốt?

Làm thế nào để nói hết mà không tổn thương tình cảm người khác? Khi giao tiếp với người phải giỏi nghe ý tại ngôn ngoại, lại biết truyền đạt những ý ngoài ngôn từ đó là một thuật thao đúng quan hệ xã hội diệu kỳ nhất. Người già dặn việc đời thường chuyên dùng trong lời nói một câu hai nghĩa. Người tinh anh không cần phải nói nhiều, không cần phải nói nhưng mà khiến cho người ta hiểu rõ ràng: bọn tiểu nhân xảo quyệt lại quen ngậm máu phun nguời, chửi chó mắng mèo,dùng lời gai góc khiến cho người khác thân bại danh liệt.

Bất cứ là người nói có cố ý ẩn tàng huyền cơ hay không, người nghe tất phải hiểu rõ ý đồ thực của người nói mới có thể ứng phó thích đáng. Đầu óc không tỉnh táo, tai không nhạy bén nhất định sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong lời có lời, đả kích bên sườn là những trò chơi của người thông minh, người ngu không chơi được. Đầu óc không nhạy bén tất nhiên sẽ gặp tai họa hoặc giả sẽ thành chuyện tiếu lâm cho thiên hạ. Trong lời có lời, tấn công từ cạnh sườn thực ra là một loại vu hồi, vừa coi trọng sách lược vu hồi, lại vừa coi trọng thuật ẩn tàng cho nên chủ động hơn, kỳ diệu hơn thuật vu hồi. Nó là một thủ thuật giao tế cao siêu chỉ có người cơ trí thông minh mới có thể sử dụng được.

1. Nói chuyện phiếm cũng có thể đả kích người

Xã hội rất phức tạp, chúng ta thường gặp nhiều điều bất bình, nhiều điều bất công nhưng lại không thể tỏ ra bất mãn. Đối với người thân của ta, có lúc cũng cần phải chỉ trích khéo léo. Nhưng biểu lộ sự bất mãn này như thế nào thì phải có trình độ học vấn nhất định, đặc biệt là đối với những vấn đề phi nguyên tắc thì phải vừa biểu đạt được sự bất mãn, vừa không làm tổn hại sự hài hòa trong quan hệ giao tế, quả không dễ dàng.Trong trường hợp như thế thì dùng phương pháp trong lời có lời, đánh vào cạnh sườn là những vũ khí lý tưởng.

a. Nói mánh khóe tức không nói thẳng mà là nói từ bên cạnh của đối phương khiến cho họ biết ta bất mãn, Xua tan ý đồ không thích hợp của họ. Kỹ xảo này dùng một hình thức diễn đạt ngôn từ. Ví dụ A và B là đôi bạn tốt, tri kỷ của nhau. Có một lần người cùng đơn vị là C nói với A rằng: “Anh A này, tôi cảm thấy cậu B có vẻ quan trọng hóa quá đến mức như là cố chấp có phải như vậy không? Nghe nói như thế A lập tức sinh ra phản cảm nghĩ ràng: “Cậu C này nói xấu bạn tốt của ta chăng? Nhưng A không tiện nổi giận bèn giả vờ nói một cách bình thường: “Anh C này trước tiên tôi xin hỏi anh, nếu như tôi đàm tiếu bạn của tôi với anh mà bạn tôi biết, liệu có coi tôi là kẻ thù chung? Anh C nghe nói thế bèn đỏ mặt không dám nói gì nữa. Trường hợp này anh A đã sử dụng kỹ xảo gợi ý xa xôi,không trực tiếp trả lởi C là đúng hay không đúng, mà quay ngược lại đặt cho đối phương một câu hỏi hóc búa, ngầm báo cho biết B là bạn tốt của mình, đồng thời lại ẩn ý phê phán việc C nói xấu sau lưng, nhưng phương pháp uyển chuyển khiến cho đối phương không khó chịu lắm.

b. Dùng tỉ dụ đê cảnh cáo.

Đem so sánh hai sự việc có một điểm tương tự nào đó với nhau để ám chỉ lời nói, việc làm của đối phương không thỏa đáng nhưng không làm đối phương bất mãn. Ví dụ giám đốc công ty A trong một lần đàm phán nghiệp vụ bị nhân viên công ty B đả kích. Ông nổi giận đùng đùng gọi điện thoại cho giám đốc công ty B nói rằng: “Nêu như các anh không bảo đảm với tôi sẽ cách chức người nhân viên vô lễ trong lần đàm phán trước thì rõ ràng các anh không có thành ý muố ký kết hợp đồng với công ty tôi ” Giám đốc công ty B nghe xong nhẹ nhàng nói rằng: “ông giám đốc thân mến, giáo dục hay cách chức nhân viên là công việc hoàn toàn nội bộ của công ty chúng tôi, không cần có bảo đảm gì đối với quý công ty. Cũng giống như chúng tôi không yêu cầu tổng giám đốc của quý ông nhất định phải cách chức giám đốc đã xung đột với nhân viên công ty tôi thì mới là thành tâm ký kết hợp đồng với chúng tôi.” Giám đốc công ty A câm miệng như hến. Trong trường hợp này, giám đốc công ty B đã sử dụng rất tốt kỹ xảo dùng ví dụ để cảnh cáo. Tuy rằng hai công ty A và B có rất nhiều điểm bất đồng nhưng lại có một điểm tương tự tức là việc xử lý nhân viên hay giám đốc công ty đều là việc nội bộ của công ty, không liên quan gì đến việc có thành ý với đối phương hay không. Giám đốc công ty B nắm lấy điểm tương tự này để làm ví dụ cảnh bảo đối phương đưa ra yêu cầu quá mức và vô lý, biểu thị bất mãn đối với thái độ ngang ngược của giám đốc công ty A. Cần phải nói rõ rằng: Tuy ngữ khí diễn tả sự bất mãn của kỹ xảo này cũng tương đối rõ rệt nhưng cũng không giống như lối cảnh cáo trực tiếp cho nên gọi đây là kỹ xảo “lấy ví dụ kính cáo” chứ không phải là “lấy ví dụ để cảnh cáo”.

c. Đòn nhu quyền.

Có một số thiếu nữ thích giận bạn trai để tỏ ra mình có cá tính. Nếu như thiếu nữ này là hạt ngọc trên tay cha mẹ hay cô em kiêu sa của người anh thì càng không dễ gì nhẫn nhịn người khác. Có một số chàng trai si tình vì sợ lỡ lời làm mếch lòng bạn gái, đắc tội với công chúa vội vội vàng vàng hạ mình cầu xin tha thứ để bộc bạch lòng trung thành đối với người yêu. Kỳ thực không cần phải làm như thế. Một thiên kim tiểu thư họ Từ con của một ông cục trưởng nọ yêu anh chàng họ Lý trong đơn vị, lúc nào tiểu thư cũng tỏ ra cao ngạo. Anh Lý xuất thân nông dân, sau khi đỗ đại học thì đến cục này làm nhân viên, thân cô thế cô không chỗ dựa. Một lần cô Từ đến nhà anh Lý chơi thấy quang cảnh trong gia đình anh Lý không vừa mắt bèn thì thầm vào tai anh Lý. Sau bữa cơm chiều, cô Từ sai em gái của anh Lý hết việc này đến việc nọ, lúc thì đun nước, lúc thì lấy vải lau chân. Anh Lý cảm thấy khó chịu. Anh thừa cơ cười cười bảo cô em: “Muốn làm thầy thì trước tiên phải làm học trò. Bây giờ em nên ra sức tập luyện để đến khi về nhà người ta làm dâu cũng có thể lên mặt làm thầy”. Cô Từ cảm thấy trong lời nói của anh Lý có ẩn ý cho là cô đã có thái độ quá mức nên anh Lý mới dùng câu nói đó để cảnh báo cô nhưng tránh xung đột trực tiếp. Dù rằng đối phương có hơi bất mãn lúc đó nhưng sẽ tỉnh ngộ về sau.

d. Hài hước nhắc nhở.

Hài hước là một thang thuốc giải nhiệt trong quan hệ giao tế. Có lúc lợi dụng hài hước để diễn dạt sự bất mãn cũng là một phương pháp tốt. Có một câu chuyện như sau: Trong quán ăn, một cô nương thích xoi mói gọi trứng rán. Cô ta bảo người phục vụ: “Lòng trắng phải chín hoàn toàn nhưng lòng đỏ phải sống hoàn toàn, có thể chảy được. Không được dùng quá nhiều dầu, muối ít thôi, thêm vài hạt tiêu. Phải là trứng tươi của gà mái quê đang cục tác đẻ mới được.”

Người phục vụ hỏi lại một cách nhỏ nhẹ: “Xin hỏi một chút, con gà mái ấy tên là cô Trân có hợp ý bà không?

Trong câu chuyện hài hước nhỏ này, người phục vụ đã dùng kỹ xảo hài hước để nhắc nhở bà khách lắm điều. Người phục vụ bộc lộ vẻ bất mãn đối với những yêu cầu hà khắc của khách hàng mà lại xuôi theo cách nói của đối phương, đề xuất ra một vấn đề buồn cười đến hoang đường để nhắc nhở bà ta rằng, những yêu cầu của bà ta thật là quá đáng, không thể nào thỏa mãn được, bằng cách đó đã diễn đạt sự bất mãn của mình đối với bà khách.

Ngoài ra, đối với những người có ác ý cũng không cần “lành làm gáo vỡ làm môi” mà chỉ cần đả thảo kinh xà cũng đủ để tự vệ. Những tên thô lỗ mạo phạm, ta chỉ cần đánh kẻng đe dọa là đủ, không nên khiến cho người ta lâm vào tử địa, phải là một con người vừa vuông vừa tròn thì mới đứng vững giữa đời.

2. Không cần nói mà khiến người ta cũng hiểu

Trong hoạt động giao tế, một khi đã được lựa chọn và thiết kế thì có thể tạo thành một tình cảnh nhất định. Năm 1942, Hoàng Viêm Bồi làm ủy viên hội nghị hiệp thương thúc đẩy đàm phán đoàn kết toàn quốc chống Nhật bèn đáp máy bay từ Trùng Khánh đến Diên An. Mao Trạch Đông tiếp kiến ông ở hội trường lớn Dương Gia Lĩnh. Trong hội trường, đèn sáng choang, trên tường treo mấy bức tranh. Trong đó có một bức tranh vẽ một bình rượu và mấy chiếc cốc có chữ Mao Đài và có lời đề từ của Hoàng Viêm Bồi: “Huyên truyền hữu khách quá Mao Đài, nhưỡng tửu địa trung tẩy cước lai. Thị nhân thị giả ngã bất quản, thiên hàn thả ẩm lưỡng tam bôi.” (Nghe nói có khách đến Mao Đài, nấu rượu tẩy trần cho ai. Là thật là giả ta không quản, trời lạnh hãy uống một vài cốc).

Bức họa này do con thứ của Thẩm Quân Nho là Thúc Dương vẽ tặng cha khi Quốc Dân Đảng tiến hành: cao trào chống Cộng lần thứ ba. Khi mời đề từ thì Hoàng Viêm Bồi nghĩ đến Hồng Quân đang uống rượu Mao Đài tẩy trần. Không ngờ bức họa ấy lại được treo ở hội trường của lãnh tụ Trung Cộng. Cho nên khi Hoàng Viêm Bồi vào hội trường nhìn thấy bức họa này rất xúc động như gặp người tri ngộ bèn hội đàm với Mao Trạch Đông một cách cởi mở, tạo thành một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông. Trong trường hợp này, chính bức họa trong hội trường đã tạo thành một tình cảnh giao tế đặc biệt, đem lại cho đối phương lòng chân thành và hữu hảo, khiến cho cuộc hội đàm có tác dụng tốt và thành công rực rỡ.

Cũng có khi do nhu cầu quân sự hay thương mại không tiện nói ra mà bố trí tình cảnh giao tiếp có thiết kế sẵn cũng có kết quả bất ngờ.

Mọi người đều biết tình tiết kế không thành trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tư Mã Phiên dẫn đại quân 15 vạn đến Tây thành. Lúc bấy giờ Gia Cát Lượng đang ở trong Tây thành, bên mình không có đại tướng, chỉ có mấy ông văn quan và hai nghìn rưỡi lính. Trong hoàn cảnh nguy nan này, Gia Cát Lượng quyết đoán truyền lệnh cất giấu toàn bộ cờ xí, mở rộng cửa thành, sai hai mươi tên lính giả làm bá tính quét dọn đường đi rồi tự mình lên mặt thành đốt hương đánh đàn. Tư Mã Phiên đến dưới thành thấy tình cảnh đó nghi là có mai phục bèn lui quân. Trong trường hợp này Gia Cát Lượng đã cả gan mở rộng cửa thành, cho bá tính quét đường, lên mặt thành đánh đàn tạo thành một tình cảnh đặc biệt khiến cho đối phương ngộ nhận có quân mai phục, do đó giữ được thành trì. Sử dụng tài tình tình huống không lời mà khiến cho người ta hiểu, dù rằng hiểu sai sự thật thì cũng là diệu kế, tuy mạo hiểm mà hiệu quả lại kỳ diệu.

Trong hoạt động giao tế có lúc không tiện nói ra và cũng không cần thiết nói ra mà chỉ cần bố trí một tình huống giao tế nào đó có thể nói lên toàn bộ ý nghĩa, thực hiện được ý đồ giao tế. Năm 1972, Tổng thống Nickson và phu nhân đáp máy bay đến Bắc Kinh thăm Trung Quốc lần đầu tiên. Khi xuống máy bay Nickson bảo cảnh vệ giữ cửa máy bay không cho tùy tùng cùng theo xuống. Nickson một mình xuống cầu thang máy bay vội vàng đưa tay chủ động bắt tay Chu ân Lai Các ký giả vội vàng tranh nhau chụp bức ảnh lịch sử quy báu này. Thời gian là năm 1972, địa điểm là sân bay Bắc kinh, lãnh đạo hai nước Trung – Mỹ nắm chặt tay nhau tạo thành một tình cảnh không lời mà có ý nghĩa đặc biệt. Việc này khiến cho người ta nhớ lại năm 1954 tại hội ngh ị Giơnevơ, ngoại trưởng Mỹ Jalet không chịu bắt tay Chu ân Lai tạo thành một hố ngăn cách tâm lý, nay Nickson đã san bằng ngăn cách, lại khiến cho người ta ý thức được quan hệ Trung – Mỹ đã chấm dứt một thời kỳ, mở ra một thời kỳ mới. Vận dụng tình cảnh giao tế không lời trong trường hợp này vừa thích hợp, vừa điển hình, có tác dụng biểu hiện ý nghĩa nhiều hơn ngôn ngữ.

Một cách bố trí hoàn cảnh khác, khi đối phương nói năng thất thố, không trực diện tỏ ý bất mãn mà phải đợi về sau lựa chọn hay bố trí một tình cảnh thích hợp, lặp lại lời nói tương tự của đối phương rồi sau đó cải chính khiến cho đối phương thấy rõ ý đồ. Ví dụ vợ đang ngồi may chồng đứng cạnh lảm nhảm “chậm một chút.cẩn thận một chút.Kim gây rồi.héo vải ra.dừng lại.”

Vợ nổi giận bảo: “Sao anh nói nhiều thế, em biết may mà!”

Chồng nói: “Đương nhiên là em biết may, em yêu. Anh chỉ muốn em nhớ lại một chút khi em dạy anh lau nhà như thê’nào”. Trong trường hợp này người chồng đã sử dụng kỹ xảo bố trí tình cảnh. Khi anh ta lau sàn nhà thì vợ đứng một bên chỉ chỉ trỏ trỏ như một ông tướng chỉ huy. Có lẽ không muốn làm mất mặt vợ ngay cho nên người chồng không bất mãn ra mặt mà đợi cho đến khi vợ đang may mới bày ra tình cảnh tương tự khiến cho vợ thể nghiệm được cảm giác bị người ta sai khiến, diễn đạt một cách khéo léo sự bất mãn của mình đối với hành vi lên mặt làm thầy của vợ.

Cần phải nói thêm rằng, tình cảnh giao tế không phải lúc nào cũng do ta lựa chọn và thiết kế. Nếu như đối phương lựa chọn và thiết kế thì ta phải chú ý ý nghĩa của tình cảnh giao tế, ly giải chính xác, ứng phó linh hoạt, đề phòng bị động và sai lầm.

3. Đuổi khéo kẻ quẩn Chân

Trong giới kinh doanh có nhiều ví dụ chứng tỏ những người, những công thần khai sáng xí nghiệp thường trở thành người gây trở ngại hay cản trở sự tiến bộ của công ty. Những người này tự cho mình là công thần, là bậc trưởng lão, ngôi cao mà vô tích sự, tự mãn không cầu tiến bộ nhưng lại giỏi kéo bè kéo cánh, lừa lọc kiếm chác. Năng lực của bọn ho đa không còn đuổi kịp sự phát triển của công ty mà đã trở thành những hòn đá buột chân, cản trở sự tiến bộ của công ty.

Người quản lý đau lòng nhức óc nhưng không nỡ gạt bỏ cảm tình, vừa không có dũng khí cắt đứt, vừa không có biện pháp tốt để giải quyết tình hình, thế thì nên làm như thế nào?

Trừ những kẻ vô tình trời sinh lãnh đạm, vong ân bội nghĩa ra, nói chung đa số không nhẫn tâm nói đánh là đánh, nói giết là giết đối với những người bạn năm xưa cùng chung hoạn nạn gây dựng sự nghiệp. I)ù rằng tai hại đã cục điểm nhưng vì một chữ tình khó lòng không dám ngơ qua ngày d.oan tháng, nhưng cứ tiếp tục như thế thì không thể được.

Nếu như người quản lý họe được thuật tiến công bên sườn thì không những có thể vừa chiếu cố tình cảm, vừa đưa công ty thoát khỏi cảnh khó khăn, mở ra một thời cơ mới, Lưỡng toàn kỳ mỹ. Thế không vui sướng hay sao.

Phương pháp tấn công cạnh sườn rất nhiều, xin dẫn ra vài ví dụ, hy vọng các nhà quản lý có thể tham khảo.

*Lập cho ông ta một phòng mới.

Phân phối vị trí các phòng có ý nghĩa tượng trưng quyền lực, nhất là một phòng làm việc cho riêng một người thì bất luận vị trí, rộng hẹp, bài trí như thế nào đều đủ để biểu thị địa vị và quyền lực của người đó trong công ty.

Phòng làm việc cũ đã sử dụng mấy năm hoặc hơn chục năm, hình thái và ý nghĩa quyền lực đã thâm căn cố đế, phòng nào của phó giám đốc, phòng nào của giám đốc mọi người đều quen thuộc biết rõ, phòng nào quyền lực bao nhiêu, trung tâm quyền lực ở đâu, ai ai cũng rõ.

Giá như bây giờ anh muốn chiếm đoạt quyền lực của người phòng nào mà không muốn dùng thủ đoạn điều chỉnh chức vụ thì phương thức tương đối kín đáo nhất là sắp cho anh ta một phòng làm việc mới ở xa trung tâm quyền lực.

Như vậy trong tình huống rất tự nhiên và vô hình này, người đó dần dần mất ảnh hưởng vốn có. Chờ đến khi ảnh hưởng của anh ta mất đi thì xử lý anh ta không còn là việc quá nặng tay và cũng không sinh ra tác dụng phụ hay di chứng về sau.

Trên thực tế, đổi phòng làm việc là bước thứ nhất của quá trình tước đoạt quyền lực. Xét bất kỳ góc độ nào, biện pháp đó đều là ôn hòa nhất và khôngg tổn hại sự tôn nghiêm của đối phương. Kịch liệt hơn một chút tí đưa anh ta ra khỏi phòng làm việc cá nhân,đưa vào phòng làm việc lớn cùng với các cán bộ làm việc thường, nói khéo là tăng cường cho bộ phận đó. Mất phòng làm việc riêng rồi thì đội ngũ cận vệ của anh ta cũng theo đó giải thể.

Có một số công ty thừa cơ cải tổ mở rộng, rời toàn bộ công ty sang một ngôi lầu lớn mới xây, người quản lý theo ý đồ của mình mà phân phối lại các phòng làm việc để đạt mục đích lấy lại quyền lực của mình.

* Cắt điện thoại, không mời họp, cắt thông tin.

Có người nói, người có quyền lực nhất trong một công ty có thể là thư kí bởi vì mọi thông tin đều truyền đạt thông qua cô, cho nên cô là người có nhiều thông tin nhất của công ty. Thư kí nếu như không thích người nào, muốn cho người đó mất quyền thế có thể rất dễ làm. Cô ta chỉ cần cắt đứt những nguồn thông tin là đã khiến cho anh ta lâm vào cảnh cực kỳ khốn đốn.

Trong thời đại thông tin ngày nay có thể nói, thong tin là nguồn của mọi quyền lực. Ai có biện pháp nắm bắt càng nhiều thông tin thì người đó càng có quyền lực. Cho nên một trong những biện pháp giết người không dao chính là cắt đứt nguồn thông tin.

Làm sao cắt đứt nguồn thông tin của đối phương?

Ví dụ triệu tập hội nghị quan trọng khi đối phương vắng mặt hay đang đi công tác xa khiến cho đối phương mất cơ hội tham gia các quyết sánh, hoặc giả không gửi giấy mời hội nghị, không gửi báo cáo nghiệp vụ cho đối phương.

* Đề bạt lên chức mà thực tế là giáng cấp khiến đôi phương không có thực quyền.

Bề ngoài là thăng chức, thực tế là tước bỏ quyền lực của đối phương.

Cơ quan hành chính đưa các bộ trưởng, viện trưởng làm cố vấn tư vấn quyết sánh khiến cho họ chức cao mà vô vị, đó là thủ đoạn minh thăng ám gián.

Cách làm này có nhiều ưu điểm: Một là không tổn thương thể diện của đối phương: Hai là quyền lực được chuyển dịch một cách ôn hòa và thuận lợi. Ví dụ như đưa tổng giám đốc, phó tổng giám: đốc làm cố vấn cao cấp thì không ai có thể chê trách được.

* phái đối phương đi công tác lâu dài.

Mời đối phương ra nước ngoài tham quan, khảo sát một vài tháng. Khi anh ta trở về thì phát hiện toàn bộ tình thế đã đổi thay, công tác của anh ta đã do người khác đảm trách, quyền lực của anh ta không còn bao nhiêu. Bấy giờ bèn giải thích do tình hình cấp bách không thể không có người xử lý nên đã bố trí người thay thế, anh ta dù biết rõ, trong lòng cũng vô khả nại hà!

Cứ tiến công cạnh sườn liên tiếp như thế, chắc chắn không ai chịu nổi, chỉ còn có cách ngoan ngoãn xin về hưu. Đối với người bất tài thì thực lòng mà nói, như thế đã là nhân từ lắm rồi. Làm như vậy công tư

đôi đường đều có lợi vừa không hạ bệ làm mất thể diện, vừa không phải đá khỏi ghế, để cho hưởng tiền hưu trí an tuổi già, như vậy kế tấn công cạnh sườn sao lại không tốt?

Bình luận
× sticky