Xử lý quan hệ với lãnh đạo, cấp trên như thế nào?
Một chữ “Phủng” (phò, phò tá) đã bộc lộ thân phận và địa vị lệ thuộc của chúng ta. Chúng ta là cấp dưới, người phục vụ, người giúp việc nhỏ nhoi như những ngôi sao li ti quanh mặt trăng cho nên có ý nghĩa và nhu cầu, “phúng nguyệt” (phò mặt trăng). Phò tá tốt bà Nguyệt, bày mưu tính kế, giữ thể diện và sự tôn nghiêm của Bà. Bởi vì thân thế chúng ta không bằng người, phải cầu xin người ta, không dám đắc tội người ta, phải chủ động lấy lòng người ta.
Vì vậy chúng ta không thể cậy công lao mà lao vào cuộc cờ không cần biết đối thủ là ai, không thể giương mắt nhìn không biến sắc, thậm chí chỉ dám nói tốt không dám nói không tốt, báo hỉ không dám, báo ưu hoặc phải chịu tội thay người ta. Nói tóm lại, đối với thái tuế lão gia phải kính phải sợ, làm theo sở thích cụ, không dám động đến một cái lông chân cụ. Nói trắng ra, các vị thái tuế chính là cấp trên chúng ta. Thân phận ngôi sao nhỏ của chúng ta không những phải “phúng nguyệt” mà còn phải phò các ngôi sao lớn.
Nhìn nét mặt thái tuế thì biết ta đã phò tá tới số hay chưa.
1. Hoa hồng phải nhường cho cấp trên
Bị người khác dìm xuống là điều khổ não cho nên cấp trên của anh bị anh vượt mặt là điều đối với anh không những là xuẩn ngốc mà thậm chí sản sinh hậu quả chí mạng. Củng Toại là một quan lại có năng lực thời Hán Tuyên Đế. Đương thời vùng Bột Hải tai họa liên miên. Bá tính đói khổ bất kham rủ nhau nổi dấy làm loạn. Quan lại địa phương trấn áp không xuể đành bó tay. Vua Tuyên Đế bèn phái Củng Toại đã 70 tuổi đến làm thái thú Bột Hải.
Củng Toại một mình một xe với vài lính hầu đến nhiệm sở, vỗ về bá tính để cho dân yên ổn làm ăn. Ông quy định mỗi nhà trồng một cây du, 10 cây mỹ bạch, 50 gốc hành, một ruộng rau cần, nuôi 2 lợn nái, 5 con gà. Ông còn khuyên bảo những kẻ mua sắm gươm đao nổi loạn: “Sao không bán kiếm mua trâu?”
Sau vài năm, xã hội Bột Hải yên ổn, bá tính an cư lạc nghiệp, ấm no dư dật. Danh tiếng Củng Toại nổi như cồn. Hán Tuyên Đế bèn triệu ông về triều. Thuộc hạ là Vương tiên sinh xin theo ông về Tràng An, nói rằng: “Tôi sẽ có ích cho ông”. Các thuộc lại khác không đồng ý, nói: “Ông này suốt ngày say bí tỉ, lại thích đại ngôn, tốt nhất không nên dẫn ông ta đi”. Củng Toại nói: “Ông ta muốn đi cứ để ông ta đi”.
Sau khi đến Tràng An, Vương tiên sinh vẫn suốt ngày say bí tỉ, cũng không yết kiến Củng Toại. Nhưng có một hôm, khi ông nghe tin vua triệu kiến Củng Toại, bèn nói với người gác cổng rằng: “Hãy mời chủ nhân đến đây gặp ta,ta cần nói với ông ta”.
Củng Toại không thấp người say rượu, vẫn đến gặp. Vương tiên sinh hỏi: “Vua hỏi ngài cai tri Bột Hải như thế nào thì ngài trả lời như thế nào?”
Củng Toại đáp: “Tôi sẽ nói là dùng người có tài, khiến cho mọi người phát hiện hết khả năng, chấp pháp nghiêm minh, thưởng phạt công bằng”. Vương tiên sinh lắc đầu nguầy nguậy nói: “Không được! không được! Như vậy chẳng hoá ra ta tự khoe công lao đó sao” Xin đại nhân hãy trả lời như thế này: ” Đó không phải công lao của tiểu thân mà do thần linh uy vũ của thiên tử cảm hoá!”
Củng Toại tiếp thu kiến nghị của ông, trả lời cho Hán Tuyên Đế y như lời ông khuyên. Qủa nhiên Tuyên Đế hết sức phấn khởi bèn giữ Cung Toại ở lại trong triều, phong cho quan chức rất quan trọng mà lại rất nhàn hạ.
Làm thần hạ tối ky là tự kể công lao khoe tài năng loại người như vậy thì 10 người đến 9 người bị đố kị, cuối cùng danh bại thân liệt.
Bấy giờ Lưu Ban hỏi Hàn Tín: “ông xem ta cầm được mấy vạn quân Hàn Tín nói: “Bệ hạ cầm quân nhiều lắm không quá 10 vạn”. Lưu ban lại hỏi: “Vậy ông thì sao? Hàn Tín nói: “Tôi thì bao nhiêu cũng tốt”. Câu nói này làm sao Lưu Ban không canh cánh trong lòng.
Thính hư vinh, ưa nghe nịnh hót, đó là nhược điểm trời sinh của loài người. Hoàng đế là người trên muôn người thì lòng càng lại như thế.
Có công thì qui cho bề trên chính là hợp với điều này, do đó được quân vương yêu mến. Đó là pháp bảo được sủng ái vinh hoa lâu dài.
Tự cho mình có công, quên bề trên khiến cho người ta ghét, đặc biệt khiến cho cấp trên và quân vương đố kỵ.Trình bày công lao của mình tuy là hợp lý nhưng không hợp với nhu cầu phò tá của nhân tình thế thái và còn là sự tình rất nguy hiểm.
Cuối thời Tam quốc, năm 280 công nguyên, danh tướng Tây Tấn là Vương Dung Vu dùng kế đốt cháy xích sắt, tiêu diệt quân Đông Ngô. Cục diện Tam quốc phân tranh đến đó mới kết thúc, cả nước mới trở lại thống nhất. Công tích lịch sử của Vương Dung Vu quả không thể lu mờ. Nào ngờ ngày chiến thắng lại là ngày Vương Dung Vu bị sàm tấu. An Đông tướng quân Vương Hồn: bắt tội không phục tùng quân lệnh, đưa Vương Dung Vu ra xét tội và lại vu cáo sau khi vào Kiến Nghiệp, Vương cung Vua cướp bóc vô số vàng bạc châu báu của quan lại nhà Ngô điều đó không thể không làm cho Vương Dung Vu sợ hãi.
Thời bấy giờ có việc đại công thần Đặng Ngãi có công chiêu hàng
Hậu chủ Lưu Thiền mà cũng bị hãm hại chết.
Vương Dung Vu sợ lâm vào cảnh thư Đặng Ngãi bèn nhiều lần dâng như trình bày thực trạng chiến trường, biện bạch bản thân vô tội. Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm mới không trị tội, bác bỏ lời đình nghị của các quan và luận công ban thưởng ông.
Vương Dung Vu nghĩ mình lập công lớn lại bị các đại thần áp chế nên phẫn nộ bất bình, mỗi lần vào triều kiến hoàng đế đều trình bày công lao diệt Ngô với bao nhiêu gian khổ và việc bị người vu oan, nhiều lúc quá kích động, không cáo từ hoàng đế mà bỏ triều đình ra về. Một người bà con là Phạm Thông bảo ông ta: “Công lao của túc hạ quả to lớn, đáng tiếc túc hạ cậy công kiêu ngạo, chưa được toàn thiện toàn mỹ, Vương Dung Vu hỏi: “Như vậy là ý gì “. Vương Thông nói: “Ngày túc hạ khải hoàn nên lui về nhà, không bao giờ nhắc đến việc phạt Ngô nữa. Nếu có người hỏi thì nên nói đó là do hoàng đê’ anh minh, chư vị tướng soái nỗ lực, tôi có công lao gì đâu!” Nói như vậy, “Vong Hồn không xấu hổ hay sao?”. Vương Dung Vu nghe theo lời Phạm Thông, quả nhiên những lời sàm tấu bèn chấm dứt.
Lập được công thực ra là việc rất nguy hiểm. Cấp trên chụp cho cái tội “cậy công kiêu ngạo”, giết bỏ nên phải lưu ý tấm lòng đố kị của các bạn đồng liêu. Không hiểu hậu quả đó thì không thể giữ được mạng. Đem công lao nhường cho cấp trên là một cách phò tá sáng suốt, tự bảo vệ mình một cách thỏa đáng và đem hoa hồng nhường cho cấp trên là thượng sách.
2. Không nên tỏ ra sáng suốt hơn cấp trên
Ông Triệu là thị trưởng thành phố nọ. Đầu mùa hè hai năm trước, khi lên tỉnh tham gia một hội nghị khoa học kỹ thuật, ông quyết định mang theo một cán bộ khoa học kỹ thuật. Thế là anh Tiều Thị Ngu từ chỗ là một cán sự ban khoa học kỹ thuật tốt nghiệp đại học công nghiệp bỗng chốc thành vẻ vang. Ban ngày trong hội nghị có người uống hộ rượu, nhiều danh từ kỹ thuật có người dịch vào tai. Ban đêm đọc văn kiện, cảm thấy khát nước thì một cốc trà nóng đã có người đem đến tận tay, cảm thấy nóng đã có người mở quạt điện thổi làn gió mát mẻ. Ông quay đầu nhìn lại thấy anh Tiều đang vùi đầu đọc sách, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
Sau hội nghị không bao lâu, Tiều Thị Ngu trở thành thư ký của ông Triệu.
Sau khi làm thư ký, Tiều Thị Ngu phát hiện ông Triệu thích đánh cờ. Anh tham gia thi đấu cờ trên thành phố, đoạt chức quán quân nhưng nói chẳng qua là đánh chơi.
Thành phố không thiếu cao thủ cờ tướng, giải quán quân sao lại chỉ đánh chơi một chút mà đoạt được? Từ đó về sau khi nhàn rỗi, ông Triệu bèn gọi anh Tiều đến đánh cờ.
Kỳ thực anh Tiều là con nhà cờ tướng cao siêu. Khi chưa đi học, anh đã học đánh cờ với ông nội. Ông nội không những dạy kỹ thuật đánh cờ mà còn dạy đạo đức đánh cờ cho anh, cảnh báo anh không được ỷ mạnh bức người. Nếu gặp kỳ thủ không cao mà lại ỷ quyền thế áp bức người khá thì nhất định không được cố ý thua cờ, thua cờ tức thất đức. Xưa nay anh Tiều luôn luôn tuân thủ lời dạy của ông nội nhưng vì lúc học đại học đã đắc tội với chủ nhiệm khoa cho nên khi tốt nghiệp bị phân công về làm cán sự ban khoa học kỹ thuật, thực tế chỉ là một cần vụ cao cấp mà thôi.
Theo tính chất của ông Triệu thì anh Tiều không thể thắng ông Triệu để khỏi bị mang tội tư cao tự mãn, cũng không thể để ông Triệu thắng dễ dàng khiến ông ta cho là anh Tiều bất tài. Cho nên cuộc cờ của ông Triệu với anh Tiều rất lí thú. Mỗi khi nói với người khác về viên thư kí của mình, ông Triệu thường nói: “Anh ta thông minh nhưng không kiêu ngạo, thật hiếm có”. Tiều Thị Ngu được đề bạt là chánh văn phòng thị ủy. Mùa xuân năm thứ hai, anh Tiều chuẩn bị đăng kí tham gia thi cờ tướng thành phố. Ông Triệu bảo anh đăng ký cả tên ông. Ông Triệu tuy thích đánh cờ nhưng xưa nay chưa bao giờ tham gia thi đấu ở thành phố. Ông sợ thua, mất thể diện, nhưng vì đã đánh cờ với quán quân Tiều Thị Ngu nên cũng tăng thêm phần tự tin. Ông cảm thấy cần bộc lô tài năng và trí tuệ chơi cờ tướng cho cả thành phố biết. Ông bảo anh Tiều yêu cầu đăng kí cho ông đi tham gia chung kết.
Chủ nhiệm Tôn của câu lạc bộ văn hóa hiểu phong cách đánh cờ của ông Triệu. Năm xưa khi làm cán sự Cục văn hóa, giữa ông và ông Triệu đã xảy ra tranh chấp vì đấu cờ khiến cho nhiều năm không được đề bạt.
Anh Tiều lấy việc ông Tôn làm gương hiểu tình cảnh và lý lẽ của sự việc. Cuối cùng anh đã thuyết phục được chủ nhiệm Tôn. Chung kết bắt đầu, bấy giờ Tiều Thị Ngu biết mình chuốc lấy cái khổ vào thân. Trải qua hơn ba giờ đồng hồ thi đấu, cuối cùng ông Tiêu thắng. Xung quanh bao nhiêu người hết lời ca tụng. Ông Triệu tỏ vẻ xem ra thiên hạ không ai cao cờ.
Tiều Thị Ngu tìm đủ mọi cách che dấu làng cờ thành phố nhưng không qua được mắt chủ nhiệm Tôn. Anh Tiều gợi ý ông nhân cơ hội nài xin thành lập Hiệp hội cờ tướng thành phố, đưa ông Triệu làm chủ tịch danh dự để dễ giải quyết vấn đề kinh phí cho câu lạc bộ văn hóa. Anh nói: “Nếu hôm nay tôi thắng thì không thể nào thành lập đuốc Hiệp hội cờ tướng”.
Như vây là Hiệp hội cờ tướng thành phố được thành lập ông Triệu là chủ tịch danh dự. Không bao lâu sau, ông Triệu lui về tuyến hai, ông hết sức tiến cử anh Tiều tiếp quản công tác của ông. Trong báo cáo gửi tỉnh uỷ ông nói, Tiều Thị Ngu đủ tiêu chuẩn để đề bạt thành cán bộ mà lại còn là người khiêm tốn, cẩn thận, khoa học.
Năm nay thành phố lại tổ chức đấu cờ. Ông Triệu và vị thị trưởng mới Tiều Thị Ngu vào chung kết. Lần này thị trưởng Tiều tấn công liên tục, chẳng mấy chốc ông Triệt cảm thấy nhất định thua bèn cười ha hả nói: “Cuối cùng thì quả bạn trẻ đầu óc lanh lợi, anh Tiều tiến bộ nhanh quá”. Mặt ông đỏ ửng.
Ít lâu sau, Hiệp hội cờ tướng thay chủ tịch. Rồi sau đó, Tiều Thị Ngu được điều về làm thư ký thành ủy, tân thị trưởng là con rể một người đồng hương của ông Triệu. Từ đó, Hiệp hội cờ tướng không hoạt động nữa.
Nói không, đại đa số người không quan tâm lắm khi bị người khác vượt trội về vận mệnh, tính cách và khí chất nhưng không có một ai (nhất là các nhà lãnh đạo) thích bị người khác vượt hơn về trí lực. Bởi vì trí lực là đặc trưng “vua” của nhân cách, mạo phạm nó không khác gì phạm tội tày trời. Làm người lãnh đạo bao giờ cũng tỏ ra sáng suốt hơn người, nơi nào, lúc nào cũng hơn người. Đánh cờ có thắng có bại, ta cho là việc nhỏ, không liên quan đại cục, kỳ thực đó là sai lầm lớn nhất bởi vì anh đã làm cho ngươi ta mất thể diện về mặt trí lực. Thể điện quan trọng hơn bất kỳ phương diện nào.
3. Nhìn mặt bắt hình dong
Thương Ưởng hợp với sở thích của Tần Vương, nhanh chóng thăng qua tiến chức. Loại người như thế đặc biệt nhiều trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc mà đời sau cũng không hiếm. Trong quan trường có một loại người giống như tắc kè, có thể đổi màu thích ứng với chủ, cấp trên trong những hoàn cảnh và thời tiết chính trị khác nhau. Căn cứ khẩu vị cấp trên, họ luôn luôn thay đổi chủ trương khuynh hướng chính trị, nhờ đó đắc ý bốn mùa đều là mùa xuân. Người ta gọi họ là “đại đại hồng” (đời dòi vận đỏ) “đại đại hương!’ đời đời thơm danh). Họ có phút phong vị thương trường nhưng thành công rực rỡ như Thương Ưởng thì không nhiều, đại đa số chỉ là những tên tiểu tốt.
Sau khi Hán Nguyên Đế Lưu Sảng lên ngôi bèn vời danh sĩ Cống Vũ đến triều đình, hỏi ý kiến về quốc sách. Đương thời vấn đề lớn nhất là ngoại thích và hoạn quan chuyên quyền, những đại thần chính trực không có chỗ đứng trong triều. Cống Vu không nói gì về hiện tượng này. Ông không muốn đắc tội với các nhân vật quyền thế này. Ông chỉ đưa ra một kiến nghị: xin hoàng đế chú ý tiết kiệm, đuổi bớt một số cung nữ trong cung, giảm bớt ngựa. Kỳ thực bản thân Hán Nguyên Đế rất tiết kiệm, trước khi Công Vũ kiến nghị đã thi hành nhiều biện pháp tiết kiệm rồi, cũng đã giảm bớt số người và ngựa của vua. Chẳng qua Cống Vũ lặp lại việc vua đã làm cho nên tự nhiên được Hán Nguyên Đế tiếp thu, vì vậy Hán Nguyên Đế được khen là nhà vua nghe lời can gián và Cống Vũ cũng đạt đến mục đích phò tá hoàng đế.
Ông Tư Mã Quang, tác giả bộ Tư Trị thông giám không tán thưởng cách làm của Cống Vũ, phê phán Trung thần phục vụ quân vương, phải yêu cầu vua giải quyết vấn đề khó khăn nhất của quốc gia thì các vấn đề dễ làm khác tự nhiên sẽ được phát huy. Khi Hán Nguyên Đế vừa lên ngôi hỏi ý kiến Cống Vũ, đáng lẽ Cống Vũ nên kiến nghị vấn đề cấp bách của quốc gia mà bỏ qua các vấn đề khác. Tình hình đương thời hoàng đế yếu đuối, không quả đoán, nịnh thần chuyên quyền, đó là vấn đề lớn cần giải quyết của quốc gia. Thế mà Cống Vũ một câu cũng không nói đến, còn tiết kiệm là tâm nguyện nhất của Hán Nguyên Đế thì Công Vũ lại thao thao bất tuyệt đề xướng tiết kiệm, như vậy thì có ý nghĩa gì? Nếu Cống Vũ không hiểu tình hình quốc gia thì hiền sĩ nỗi gì? Nếu biết ma không nói thì tội càng lớn?”. Tư Mã Quang không biết rằng các bậc đế vương thủa xưa khi mới lên ngôi hay lúc quốc gia nguy nan thường xuống chiếu cầu hiền, bảo quân thần dâng kiến nghị tỏ vẻ cách tân, hư tâm nghe lời can gián, kỳ thực đại đa bố chỉ là có ý làm ra vẻ như thế mà thôi. Có một số đại thần lòng dạ bộc trực không biết khinh trọng bèn nêu ra một núi kiến nghị, thường thì bị đố ky giận bỏ, ngầm mang họa vào thân, sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị hoàng đế bắt tội. Nhưng Cống Vũ lại vô cùng sáng suốt, tinh tế, chỉ kiến nghị những điều mà hoàng đế có thể giải quyết, có nguyện vọng giải quyết, thậm chí đang giải quyết, còn tránh xa những vấn đề trọng đại, cấp bách, nan giải. Cống Vũ đã tránh nặng tìm nhẹ, tránh khó tìm dễ, tránh lớn tìm nhỏ vừa hợp ý vua, vừa không đắc tội người khác, chứng tỏ kỹ xảo làm quan của Cống Vũ lão luyện thành thục
Biết nhìn mặt hiểu lòng là công phu cơ bản rất quan trọng của kế phò tá. Phải lao vào chỗ người ta thích và kịp thời biến sắc, biết tâm lý và ý đồ bề trên rồi mới nói. Trong quan trường nước ta thời xưa, các quan ai ai cũng biết nhìn mặt mà bắt hình dong, giỏi biến sắc.
Khi Đường Cao Tông Lý Trị sắp lập Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu thì bị Trưởng Tôn Vô Ky, Chữ Toại Lương phản đối. Một hôm Lý Trị triệu tập các ông ấy hỏi ý kiến về việc này. Chữ Toại Lương nói: “Hôm nay triệu kiến chúng tôi tất vì việc phế lập hoàng hậu. Hoàng đế đã hạ quyết tâm rồi, nếu như phản đối tất phải tội chết, nay tôi vâng mệnh tiên đế thác cô, phò tá bệ hạ, nếu không liều mạng can ngăn thì còn mặt mũi nào gặp tiên đế ở suối vàng”
Lý Bột cùng với Trưởng Tôn Vô Ky và Chữ Toại Lương đều là cố mệnh đại thần nhưng ông thấy lần vào cung này lành ít dữ nhiều, bèn viện cớ ốm không vào chầu. Còn Chữ Toại Lương thì bị Võ Tắc Thiên ngang nhiên nghiến răng mắng mỏ. Hai ngày sau, Lý Bột một mình gặp hoàng đế. Lý Trị hỏi ông ta:
“Ta muốn lập Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu, Chữ Toại vương kiên trì không chịu. Ông ta là cố mệnh đại thần, nếu như cực lực phản đối như thê’ thì việc này cũng phải bãi bỏ thôi”.
Lý Bột biết rằng không thể phản đối hoàng đế mà công khai tán thành thì sợ triều thần dị nghị, bèn nói một câu tránh né: “Đó là việc trong nhà của bệ hạ, hà tất phải hỏi người ngoài!”
Câu trả lời này thật là xảo diệu, vừa thuận theo ý hoàng đế vừa khiến cho quần thần không thể đả kích. Do đó, Lý Trị bèn kiên định quyết tâm, cuối cùng Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng hậu. Phái phản đối như Trưởng Tôn Vô Ky, Chừ Toại Lương đều bị bức hại, chỉ có Lý Bột là vẫn thăng tiến hanh thông.
4. Bảo vệ sư tôn nghiêm của lãnh đạo như thế nào?
Lãnh đạo rất trọng thể diện bất chấp thái độ của cấp dưới, lấy khảo nghiệm cấp dưới tôn trọng hay không tôn trọng, yêu hay không làm thước đo.
Nói chung, thể diện của lãnh đạo dễ bị tổn thương trong các trường hợp sau đây:
1. Lãnh đạo thất thố, sơ sót sợ cấp dưới phê bình chỉnh đốn.
Có một số ngươi lòng dạ nông nổi, không chứa nổi vài câu nói, có gì lập tức phun ra, thấy lãnh đạo có sơ sót thì nhịn không được. Công ty nọ triệu tập hội nghị tổng kết cuối năm, chủ nhiệm phát biểu có sai sót, nói “Năm nay công ty ta mở rộng các đơn vị hợp tác, đến nay đã phát triển đến 10 đơn vị”. Lời nói chưa dứt, một cấp dưới đứng dậy, vọt lên diễn đàn, phồng mang trợn mắt hét vào micro “Nói sai rồi! Nói sai rồi! Đó là con số đầu năm bây giờ đã là 63 đơn vị”. Kết quả cả hội trường ồn ào náo nhiệt, chủ nhiệm mặt đỏ bừng bừng. Câu nói đó làm cho ông không còn chút thể diện nào.
Cao thủ phò tá khi kiến nghị với lãnh đạo phải làm ra vẻ chỉ nhắc nhở đôi điều mà lãnh đạo đã biết, chẳng qua ngẫu nhiên quên đi chứ không phải là nhờ có sự chỉ dẫn của anh ta thì lãnh đạo mới biết.
2. Qui củ tối cao của lãnh đạo bị vi phạm.
Trong những trường hợp công khai hay chính thức, lãnh đạo chỉ thích cấp dưới cung kính tuân theo, chán ghét cấp dưới cướp lời, cướp trật tự ngôi thứ. Một số vị lãnh đạo ngày thường thân cận cấp dưới không phân biệt trên dưới phân minh, thường anh anh em em, xuề xòa, tùy tiện khiến cho cấp dưới quen nhờn mặt, trong mắt cấp dưới hình ảnh lãnh đạo mờ nhạt, đến khi gặp trường hợp làm việc chính quy thì cấp dưới dễ làm tổn thương sự tôn nghiêm của lãnh đạo. Trong một lần đi điều tra thực tế, đơn vị đặt tiệc thiết đãi chủ nhiệm Vương và một nhân viên của ông họ Tưởng. Khi vào bàn tiệc, cậu Tưởng trẻ tuổi không biết suy nghĩ chín chắn đã ngồi ngay vào ghế thứ nhất ăn uống thoải mái. Chủ nhiệm Vương đành ngồi ghế thứ hai, trong lòng rất hận. Sau buổi tiệc, ông bèn mắng cậu Tưởng một trận, nói anh ta là một thùng cơm chỉ biết ăn nhậu, trong mắt không có lãnh đạo. Từ đó về sau, chủ nhiệm Vương nhớ kỹ những lần đi về địa phương không bao giờ dẫn cậu Tưởng theo.
3. Trước mặt người thác lại tỏ ra thân cận bổ bã với lãnh đạo. Ông Triệu vung chân múa tay nói trong phòng làm việc: “Nhà Cục trưởng Vương hoa lệ đàng hoàng, riêng đèn đã không dưới chục loại”. Bạn đồng sự hỏi: “Anh đến nhà Cục trưởng Vương chưa mấy vị đồng sự lắc đầu bởi vì họ biết ông Triệu và Cục trương Vương không có quan hệ mật thiết, ông Triệu chỉ ngẫm nhiên biết địa chỉ nhà Cục trưởng Vương mà dám bịa đặt như vậy e hậu quả khôn lường. Quả nhiên ít lâu sau, không rõ theo kênh nào mà thông tin truyền ra rằng Cục trưởng Vương nói ông Triệu là người đáng ghét:
4. lãnh đạo khiêm lý hay có cử chỉ không thích hợp dù đến mức như thế cũng phải để cho lãnh đạo con đường xuống đài.
Ta có thể nói: “Không ngờ Ngài lại diễn kịch rất hay, tôi biết Ngài đang đùa với chúng tôi, nhưng tôi không tin bởi vì mọi người đều biết Ngài là người cao thượng. Chúng tôi rất tôn trọng Ngài”. Như thế, chắc chắn cấp trên của ta sẽ vội vàng rút lại lời nói và nói: ” Ha ha! Anh quả là người sáng suốt vừa rồi tôi chỉ đùa với anh. Tôi thử xem anh có tin tưởng thật hay không? Bây giờ tôi hiểu lòng anh rồi, tôi yên tâm. Vừa rồi lời tôi đã nói, hy vọng anh coi như không nghe thấy. Đồng thời anh phải chú ý, trong công ty chúng ta có mấy nguời lòng dạ bất chính, phải đề phòng có mắc lừa!”.
Cấp trên nhất định sẽ dùng lý do như thế để hóa giải tình thế, hơn nữa không đám dìm ta xuống nước. Như vậy chả phải là ta tự bảo vệ được hay sao?
5. Dù trong trường hợp không phải đang làm việccũng không thể xem lãnh đạo là người bằng vai phải lứa, khiến cho lãnh đạo mất thể diện. Thể diện và tôn nghiêm quan trọng như thế bởi vì hai điều đó gắn bó chặt chẽ với năng Iực, trình độ, quyền uy của lãnh đạo. Một vị trưởng phòng nọ đánh bài tú lơ khơ với nhân viên thường khi thua bèn mắng nhiếc những người chơi bài rõ ràng là bất mãn đối với việc nhân viên không nể trưởng phòng khi đánh bài.
6. Không đả động sở thích và điều húy kỵ của lãnh đạo
Sở thích và húy kỵ là tập quán và tâm lý hình thành trong nhiều năm. Tuy nhiên vẫn có một số người không tôn trọng sở thích và húy ky của lãnh đạo. Một vị trưởng phòng nọ thường vào nhà xí hút thuốc, thì ra là bốn cô nhân viên của ông nhất thiết phản đối trưởng phòng hút thuốc trong phòng làm việc, nên ông phải trốn vào nhà xí hút thuốc. Rõ ràng tâm lý trưởng phòng rất không thoải mái, không đến một năm thì ba cô nhân viên ra đi.
7. Che giấu tài năng không để cho lãnh đạo cảm thấy không bằng ta.
Đa số lãnh đạo thường bảo nhân viên hy vọng ho có nhiều tài năng ưu việt, thực tế thì lãnh đạo kìm hãm, tìm kiếm xem nhân viên đang chơi đùa hay công tác có điều bì kiệt xuất, thậm chí hơn lãnh đạo. Để không làm tổn hại thể diện lãnh đạo, cấp dưới khôn ngoan phải biết che giấu điểm mạnh của mình, không châm chích lòng tự tôn, cố chấp của lãnh đạo.
8. Một sô’ người bất mãn lãnh đạo song không nói trước mặt mà lại nói sau lưng, có ý hủy hoại danh dụ của lãnh đạo, vạch những chuyện gia đình của lãnh đạo. Nhưng ai cũng biết giấy không gói được lửa, tường có vách, ngạch có tai một khi lãnh đạo biết được thì hậu quả không nói cũng rõ. Đắc tội với lãnh đạo và đắc tội với đồng sự bằng hữu, đều là những điều không thể không cẩn thận né tránh. Muốn phò tá đúng phép cần phải biết những mảnh đất nào là trên đầu “thái’ tuế’. Nếu ta không biết quy củ, bị lãnh đạo phê bình hay mắng, gặp phải người lãnh đạo lòng dạ hẹp hòi thì có khi bị trù ám, thậm chí bị bỏ quên một thời gian dài không thăng chức tăng lương. Một số thanh niên không chịu phò tá người khác bởi vì, một là ngộ nhận phò tá người khác là xu mình tổn hại nhân cách, hai là tự cho mình thanh cao hơn người. Hy vọng các bạn bỏ loại tâm lý không hoàn hảo này mà đốc lòng nghiên cứu phương pháp phò tá người thì sẽ lĩnh hội được điều hay. Cần biết đi dưới hiên không thể không cúi đầu, nếu biết nhìn mặt mà bắt hình dong không động thổ trên đầu thái tuế tất nhiên bạn không bao giờ phải chạy vòng quanh.
5. Các kỹ xảo thực dụng của “phò tá”
Phò tá không phải chỉ cấp dưới hầu hạ cấp trên mà khi cần người giúp đỡ, mời khách ăn cơm cũng phải phò tá khách chính, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật thứ yếu. Có thể nói trong cuộc sống, trong nhiều hoàn cảnh đặc biệt nhất định, ta phải học cách phò tá. Xin đơn cử vài ví dụ để nghiên cứu phân tích.
1. Bảo vệ sự tôn nghiêm của đại trượng phu.
Có một tiểu phẩm nước ngoài kể câu chuyện của một gia đình. Một hôm người vợ mặc váy, chít khăn chuẩn bị làm vệ sinh nhà ở, cầm máy hút bụi thì thấy máy hỏng: ông chồng chạy lại, mở vỏ máy ra một cách tự tin như là chuyên gia máy hút bụi. Các con vây quanh xem, nhìn ông một cách khâm phục tựa hồ muốn nói: “Xem kìa, bố thật giỏi”.
Bấy giờ bà vợ tính cẩn thận phát hiện ra là phích cắm điện bị rơi ra.
Bà lặng lẽ cắm phích điện vào vừa đúng lúc công trình của chồng đã hoàn tất. Ông chồng lắp vỏ máy lại, ra hiệu cho vợ cắm điện. Máy hút bụi làm việc bình thường. Người vợ bảo các con: “Bố giỏi thật!”. Ánh mắt của bố đang vô vọng bỗng biến thành đắc ý.
Đó là một người vợ tốt và thông minh. Bà nhường vinh quang cho chồng, khiến cho chồng được thể diện đối với các con.
2. Giữ lấy thể diện lão bà của cấp trên.
Ngày xưa, Nhạc Dương Tử xuất ngoại tầm học 7 năm. Khi trở về nhà, nhà nghèo, bà cụ Nhạc trộm gà hàng xóm làm thịt ăn, vợ Nhạc Dương Tử không gắp thịt gà ăn mà lại rơi nước mắt. Cụ Nhạc hỏi vì sao, cô dâu đáp: “Thương thân nghèo khó, khiến cho phải ăn thịt của người khác”. Cụ Lạc xấu hổ, bê nồi thịt gà sang trả cho nhà chủ con gà và xin lỗi. Cô dâu không trách mẹ chồng mà tự trách mình không chuyên cần lao động khiến cho gia đình nghèo khổ. Thế là đã đạt mục đích ngầm phê bình bà cụ.
3. Phò tá chị dâu.
Bà chị dâu không muốn bế con mà muốn nhờ mẹ. Cô em dâu trong lòng ấm ức nhưng đang bàn luận với nhau thì bị mẹ chồng nghe được. Hôm sau, mẹ chồng lộ vẻ bất bình cô dâu cả. Thấy nét mặt mẹ chồng, cô dâu cả cho là cô em dâu mách lẻo bèn chỉ chó mắng mèo. Nhưng cô em dâu vẫn nuốt giận làm lành, không nói gì để cho chị dâu cả mắng mỏi miệng thì thôi. Ngày thứ ba, mẹ chồng đến trước cửa nhà cô dâu nhỏ bị cô dâu cả nhìn thấy, bèn ghé tai nghe trộm câu chuyện của hai người. Cô em dâu nói: “Mẹ này, ai nói với mẹ là chị dâu cả sợ khổ không chịu bế con”. Mẹ chồng đáp: “Hôm kia, khi nó nói chuyện với con, vừa đúng lúc tao đi ngang cửa sổ bèn nghe được!” Cô dâu nhỏ bèn nói: ‘Mẹ không nên giận chị dâu vì câu nói đó.
Thực ra chị ấy cũng đã đủ khổ rồi, anh cả đi Làm xa, một mình chị ấy lo trong lo ngoài đủ mệt, mẹ bế cháu giúp chị ấy vậy. Cô dâu nhỏ năn nỉ nên bà mẹ chồng đồng ý. Cô dâu nhỏ không những đã xua tan hiểu lầm của cô dâu cả mà còn giải quyết tốt quan hệ mẹ chồng, nàng dâu.
Địa vị xã hội mỗi người một khác song đều phải được tôn trọng. Tinh thần bảo vệ thể diện phải nhất quán trong mọi giao tế. Nếu quên điều đó, trong khi giao tế đối với nhân vật quan trọng thì ân cần, đối với người bình thường thì lạnh nhạt tất tổn thương quan hệ giao tế. Một gia đình nọ mở tiệc chiêu đãi. Trong tiệc có một vị chủ nhiệm khoa và mấy vị đồng sự của chủ nhà. Mâm cỗ bày lên thịnh soạn. Bà chủ nhà bưng lên hết đĩa này đến đĩa khác, luôn mồm rối rít !’Không có gì ngon cả, xin các vị dùng tạm chút ít!”.
Ông chủ nhà đứng dậy thay hết đĩa thức ăn này đến đĩa thức ăn khách đặt trước mặt chủ nhiệm khoa, gắp thức ăn bỏ vào bát, rót rượu vào cốc chủ nhiệm khoa liên hồi. Trong khi đó bỏ mặc các đồng sự không
một chút ân cần chiếu cố mà chỉ giơ tay nói một câu: “Xin mời”. Vì thái độ kẻ khinh người trọng người đó, các đồng sự của chủ nhân rất khó chịu.
Có hai vị buông đũa đứng dậy cáo từ vì có việt bận phải đi. Trong mắt chủ nhà chỉ có ông chủ nhiệm khoa khiến cho thể diện các đồng sự bị tổn thương. Vì vậy bừa tiệc đã không thắt chặt quan hệ giao tế mà ]ai làm cho đồng sự xa rời chủ nhân bữa tiệc.
5. Ứng phó tốt đối với người có quyền thế.
Có người cầu xin người ta đòi hỏi quá lớn, nếu trực tiếp cự tuyệt khiến cho họ mất thể diện e rằng về sau sanh rắc lối. Lấy công làm chủ là thượng sách để cự tuyệt vị khách này. Ông Trần, chủ một hộ kinh doanh cá thể nghe nói con trai vị Cục trưởng cục Công thương nghiệp muốn mượn một số tiền lớn. Ông Trần biết rằng món tiền này đưa ra sẽ có đi không có về nhưng nếu cự tuyệt thì đắc tội với công tử này. Ông bỗng nảy ra một kế. Khi công tử con ông cụ trưởng vừa bước vào cửa ông bèn lập tức nói: Cậu đến vừa đúng lúc, tôi đang định đi tìm cậu. Mấy hôm nay tôi lo sốt vó, có một lô hàng cực kỳ rẻ nhưng muốn bán trọn gói, tôi không làm sao kiếm đủ tiền, đang định tìm cậu iật tạm mấy vạn”. Đối phương nghe nói nghĩ Bụng rằng “Thôi thế là hỏi hòa thượng mượn lược rồi bèn nói qua quít mấy câu rồi bỏ đi.
6. Không nên làm mất thể diện thầy giáo trước mặt các em học sinh.
Đương nhiên có thể phê bình thầy giáo nhưng không nên phê bình trước mặt các em học sinh. Nếu phụ huynh bảo “Thầy nói sai rồi trước mặt học sinh thì học sinh cho rằng thầy giáo không biết dạy học. Một khi học sinh xem thường thầy giáo thì không nghe lời thầy giáo, như vậy quan hệ giữa dạy và bị dạy đã bị phá hủy. Phê bình thầy giáo trước mặt học sinh chỉ có hại không có lợi. Còn có nhiều câu không nên nói trước mặt trẻ em, nhất là không nên nói xấu người khác trước mặt trẻ em.
Chữ “phủng” (phò tá) nghe không xuôi tai lắm kỳ thực “phủng” là tuyên truyền, là quảng cáo, quảng cáo là “phủng” của thương nhân. Chẳng qua quảng cáo của thương nhân là “phủng” bản thân họ, khác với “phủng” người khác nói ở đây. “Phủng” người khác là biện pháp mà xưa nay gọi là đề cao lẫn nhau. Tục ngữ có câu “Hoa hoa kiều tư nhân đài nhân” (Kiệu hoa người khiêng người). Người “phủng” người, càng “phủng” càng cao, anh cao tôi cũng cao, đó chẳng phải hai bên đều có lợi hay sao?
Xử lý quan hệ với lãnh đạo, cấp trên như thế nào?
Một chữ “Phủng” (phò, phò tá) đã bộc lộ thân phận và địa vị lệ thuộc của chúng ta. Chúng ta là cấp dưới, người phục vụ, người giúp việc nhỏ nhoi như những ngôi sao li ti quanh mặt trăng cho nên có ý nghĩa và nhu cầu, “phúng nguyệt” (phò mặt trăng). Phò tá tốt bà Nguyệt, bày mưu tính kế, giữ thể diện và sự tôn nghiêm của Bà. Bởi vì thân thế chúng ta không bằng người, phải cầu xin người ta, không dám đắc tội người ta, phải chủ động lấy lòng người ta.
Vì vậy chúng ta không thể cậy công lao mà lao vào cuộc cờ không cần biết đối thủ là ai, không thể giương mắt nhìn không biến sắc, thậm chí chỉ dám nói tốt không dám nói không tốt, báo hỉ không dám, báo ưu hoặc phải chịu tội thay người ta. Nói tóm lại, đối với thái tuế lão gia phải kính phải sợ, làm theo sở thích cụ, không dám động đến một cái lông chân cụ. Nói trắng ra, các vị thái tuế chính là cấp trên chúng ta. Thân phận ngôi sao nhỏ của chúng ta không những phải “phúng nguyệt” mà còn phải phò các ngôi sao lớn.
Nhìn nét mặt thái tuế thì biết ta đã phò tá tới số hay chưa.
1. Hoa hồng phải nhường cho cấp trên
Bị người khác dìm xuống là điều khổ não cho nên cấp trên của anh bị anh vượt mặt là điều đối với anh không những là xuẩn ngốc mà thậm chí sản sinh hậu quả chí mạng. Củng Toại là một quan lại có năng lực thời Hán Tuyên Đế. Đương thời vùng Bột Hải tai họa liên miên. Bá tính đói khổ bất kham rủ nhau nổi dấy làm loạn. Quan lại địa phương trấn áp không xuể đành bó tay. Vua Tuyên Đế bèn phái Củng Toại đã 70 tuổi đến làm thái thú Bột Hải.
Củng Toại một mình một xe với vài lính hầu đến nhiệm sở, vỗ về bá tính để cho dân yên ổn làm ăn. Ông quy định mỗi nhà trồng một cây du, 10 cây mỹ bạch, 50 gốc hành, một ruộng rau cần, nuôi 2 lợn nái, 5 con gà. Ông còn khuyên bảo những kẻ mua sắm gươm đao nổi loạn: “Sao không bán kiếm mua trâu?”
Sau vài năm, xã hội Bột Hải yên ổn, bá tính an cư lạc nghiệp, ấm no dư dật. Danh tiếng Củng Toại nổi như cồn. Hán Tuyên Đế bèn triệu ông về triều. Thuộc hạ là Vương tiên sinh xin theo ông về Tràng An, nói rằng: “Tôi sẽ có ích cho ông”. Các thuộc lại khác không đồng ý, nói: “Ông này suốt ngày say bí tỉ, lại thích đại ngôn, tốt nhất không nên dẫn ông ta đi”. Củng Toại nói: “Ông ta muốn đi cứ để ông ta đi”.
Sau khi đến Tràng An, Vương tiên sinh vẫn suốt ngày say bí tỉ, cũng không yết kiến Củng Toại. Nhưng có một hôm, khi ông nghe tin vua triệu kiến Củng Toại, bèn nói với người gác cổng rằng: “Hãy mời chủ nhân đến đây gặp ta,ta cần nói với ông ta”.
Củng Toại không thấp người say rượu, vẫn đến gặp. Vương tiên sinh hỏi: “Vua hỏi ngài cai tri Bột Hải như thế nào thì ngài trả lời như thế nào?”
Củng Toại đáp: “Tôi sẽ nói là dùng người có tài, khiến cho mọi người phát hiện hết khả năng, chấp pháp nghiêm minh, thưởng phạt công bằng”. Vương tiên sinh lắc đầu nguầy nguậy nói: “Không được! không được! Như vậy chẳng hoá ra ta tự khoe công lao đó sao” Xin đại nhân hãy trả lời như thế này: ” Đó không phải công lao của tiểu thân mà do thần linh uy vũ của thiên tử cảm hoá!”
Củng Toại tiếp thu kiến nghị của ông, trả lời cho Hán Tuyên Đế y như lời ông khuyên. Qủa nhiên Tuyên Đế hết sức phấn khởi bèn giữ Cung Toại ở lại trong triều, phong cho quan chức rất quan trọng mà lại rất nhàn hạ.
Làm thần hạ tối ky là tự kể công lao khoe tài năng loại người như vậy thì 10 người đến 9 người bị đố kị, cuối cùng danh bại thân liệt.
Bấy giờ Lưu Ban hỏi Hàn Tín: “ông xem ta cầm được mấy vạn quân Hàn Tín nói: “Bệ hạ cầm quân nhiều lắm không quá 10 vạn”. Lưu ban lại hỏi: “Vậy ông thì sao? Hàn Tín nói: “Tôi thì bao nhiêu cũng tốt”. Câu nói này làm sao Lưu Ban không canh cánh trong lòng.
Thính hư vinh, ưa nghe nịnh hót, đó là nhược điểm trời sinh của loài người. Hoàng đế là người trên muôn người thì lòng càng lại như thế.
Có công thì qui cho bề trên chính là hợp với điều này, do đó được quân vương yêu mến. Đó là pháp bảo được sủng ái vinh hoa lâu dài.
Tự cho mình có công, quên bề trên khiến cho người ta ghét, đặc biệt khiến cho cấp trên và quân vương đố kỵ.Trình bày công lao của mình tuy là hợp lý nhưng không hợp với nhu cầu phò tá của nhân tình thế thái và còn là sự tình rất nguy hiểm.
Cuối thời Tam quốc, năm 280 công nguyên, danh tướng Tây Tấn là Vương Dung Vu dùng kế đốt cháy xích sắt, tiêu diệt quân Đông Ngô. Cục diện Tam quốc phân tranh đến đó mới kết thúc, cả nước mới trở lại thống nhất. Công tích lịch sử của Vương Dung Vu quả không thể lu mờ. Nào ngờ ngày chiến thắng lại là ngày Vương Dung Vu bị sàm tấu. An Đông tướng quân Vương Hồn: bắt tội không phục tùng quân lệnh, đưa Vương Dung Vu ra xét tội và lại vu cáo sau khi vào Kiến Nghiệp, Vương cung Vua cướp bóc vô số vàng bạc châu báu của quan lại nhà Ngô điều đó không thể không làm cho Vương Dung Vu sợ hãi.
Thời bấy giờ có việc đại công thần Đặng Ngãi có công chiêu hàng
Hậu chủ Lưu Thiền mà cũng bị hãm hại chết.
Vương Dung Vu sợ lâm vào cảnh thư Đặng Ngãi bèn nhiều lần dâng như trình bày thực trạng chiến trường, biện bạch bản thân vô tội. Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm mới không trị tội, bác bỏ lời đình nghị của các quan và luận công ban thưởng ông.
Vương Dung Vu nghĩ mình lập công lớn lại bị các đại thần áp chế nên phẫn nộ bất bình, mỗi lần vào triều kiến hoàng đế đều trình bày công lao diệt Ngô với bao nhiêu gian khổ và việc bị người vu oan, nhiều lúc quá kích động, không cáo từ hoàng đế mà bỏ triều đình ra về. Một người bà con là Phạm Thông bảo ông ta: “Công lao của túc hạ quả to lớn, đáng tiếc túc hạ cậy công kiêu ngạo, chưa được toàn thiện toàn mỹ, Vương Dung Vu hỏi: “Như vậy là ý gì “. Vương Thông nói: “Ngày túc hạ khải hoàn nên lui về nhà, không bao giờ nhắc đến việc phạt Ngô nữa. Nếu có người hỏi thì nên nói đó là do hoàng đê’ anh minh, chư vị tướng soái nỗ lực, tôi có công lao gì đâu!” Nói như vậy, “Vong Hồn không xấu hổ hay sao?”. Vương Dung Vu nghe theo lời Phạm Thông, quả nhiên những lời sàm tấu bèn chấm dứt.
Lập được công thực ra là việc rất nguy hiểm. Cấp trên chụp cho cái tội “cậy công kiêu ngạo”, giết bỏ nên phải lưu ý tấm lòng đố kị của các bạn đồng liêu. Không hiểu hậu quả đó thì không thể giữ được mạng. Đem công lao nhường cho cấp trên là một cách phò tá sáng suốt, tự bảo vệ mình một cách thỏa đáng và đem hoa hồng nhường cho cấp trên là thượng sách.
2. Không nên tỏ ra sáng suốt hơn cấp trên
Ông Triệu là thị trưởng thành phố nọ. Đầu mùa hè hai năm trước, khi lên tỉnh tham gia một hội nghị khoa học kỹ thuật, ông quyết định mang theo một cán bộ khoa học kỹ thuật. Thế là anh Tiều Thị Ngu từ chỗ là một cán sự ban khoa học kỹ thuật tốt nghiệp đại học công nghiệp bỗng chốc thành vẻ vang. Ban ngày trong hội nghị có người uống hộ rượu, nhiều danh từ kỹ thuật có người dịch vào tai. Ban đêm đọc văn kiện, cảm thấy khát nước thì một cốc trà nóng đã có người đem đến tận tay, cảm thấy nóng đã có người mở quạt điện thổi làn gió mát mẻ. Ông quay đầu nhìn lại thấy anh Tiều đang vùi đầu đọc sách, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
Sau hội nghị không bao lâu, Tiều Thị Ngu trở thành thư ký của ông Triệu.
Sau khi làm thư ký, Tiều Thị Ngu phát hiện ông Triệu thích đánh cờ. Anh tham gia thi đấu cờ trên thành phố, đoạt chức quán quân nhưng nói chẳng qua là đánh chơi.
Thành phố không thiếu cao thủ cờ tướng, giải quán quân sao lại chỉ đánh chơi một chút mà đoạt được? Từ đó về sau khi nhàn rỗi, ông Triệu bèn gọi anh Tiều đến đánh cờ.
Kỳ thực anh Tiều là con nhà cờ tướng cao siêu. Khi chưa đi học, anh đã học đánh cờ với ông nội. Ông nội không những dạy kỹ thuật đánh cờ mà còn dạy đạo đức đánh cờ cho anh, cảnh báo anh không được ỷ mạnh bức người. Nếu gặp kỳ thủ không cao mà lại ỷ quyền thế áp bức người khá thì nhất định không được cố ý thua cờ, thua cờ tức thất đức. Xưa nay anh Tiều luôn luôn tuân thủ lời dạy của ông nội nhưng vì lúc học đại học đã đắc tội với chủ nhiệm khoa cho nên khi tốt nghiệp bị phân công về làm cán sự ban khoa học kỹ thuật, thực tế chỉ là một cần vụ cao cấp mà thôi.
Theo tính chất của ông Triệu thì anh Tiều không thể thắng ông Triệu để khỏi bị mang tội tư cao tự mãn, cũng không thể để ông Triệu thắng dễ dàng khiến ông ta cho là anh Tiều bất tài. Cho nên cuộc cờ của ông Triệu với anh Tiều rất lí thú. Mỗi khi nói với người khác về viên thư kí của mình, ông Triệu thường nói: “Anh ta thông minh nhưng không kiêu ngạo, thật hiếm có”. Tiều Thị Ngu được đề bạt là chánh văn phòng thị ủy. Mùa xuân năm thứ hai, anh Tiều chuẩn bị đăng kí tham gia thi cờ tướng thành phố. Ông Triệu bảo anh đăng ký cả tên ông. Ông Triệu tuy thích đánh cờ nhưng xưa nay chưa bao giờ tham gia thi đấu ở thành phố. Ông sợ thua, mất thể diện, nhưng vì đã đánh cờ với quán quân Tiều Thị Ngu nên cũng tăng thêm phần tự tin. Ông cảm thấy cần bộc lô tài năng và trí tuệ chơi cờ tướng cho cả thành phố biết. Ông bảo anh Tiều yêu cầu đăng kí cho ông đi tham gia chung kết.
Chủ nhiệm Tôn của câu lạc bộ văn hóa hiểu phong cách đánh cờ của ông Triệu. Năm xưa khi làm cán sự Cục văn hóa, giữa ông và ông Triệu đã xảy ra tranh chấp vì đấu cờ khiến cho nhiều năm không được đề bạt.
Anh Tiều lấy việc ông Tôn làm gương hiểu tình cảnh và lý lẽ của sự việc. Cuối cùng anh đã thuyết phục được chủ nhiệm Tôn. Chung kết bắt đầu, bấy giờ Tiều Thị Ngu biết mình chuốc lấy cái khổ vào thân. Trải qua hơn ba giờ đồng hồ thi đấu, cuối cùng ông Tiêu thắng. Xung quanh bao nhiêu người hết lời ca tụng. Ông Triệu tỏ vẻ xem ra thiên hạ không ai cao cờ.
Tiều Thị Ngu tìm đủ mọi cách che dấu làng cờ thành phố nhưng không qua được mắt chủ nhiệm Tôn. Anh Tiều gợi ý ông nhân cơ hội nài xin thành lập Hiệp hội cờ tướng thành phố, đưa ông Triệu làm chủ tịch danh dự để dễ giải quyết vấn đề kinh phí cho câu lạc bộ văn hóa. Anh nói: “Nếu hôm nay tôi thắng thì không thể nào thành lập đuốc Hiệp hội cờ tướng”.
Như vây là Hiệp hội cờ tướng thành phố được thành lập ông Triệu là chủ tịch danh dự. Không bao lâu sau, ông Triệu lui về tuyến hai, ông hết sức tiến cử anh Tiều tiếp quản công tác của ông. Trong báo cáo gửi tỉnh uỷ ông nói, Tiều Thị Ngu đủ tiêu chuẩn để đề bạt thành cán bộ mà lại còn là người khiêm tốn, cẩn thận, khoa học.
Năm nay thành phố lại tổ chức đấu cờ. Ông Triệu và vị thị trưởng mới Tiều Thị Ngu vào chung kết. Lần này thị trưởng Tiều tấn công liên tục, chẳng mấy chốc ông Triệt cảm thấy nhất định thua bèn cười ha hả nói: “Cuối cùng thì quả bạn trẻ đầu óc lanh lợi, anh Tiều tiến bộ nhanh quá”. Mặt ông đỏ ửng.
Ít lâu sau, Hiệp hội cờ tướng thay chủ tịch. Rồi sau đó, Tiều Thị Ngu được điều về làm thư ký thành ủy, tân thị trưởng là con rể một người đồng hương của ông Triệu. Từ đó, Hiệp hội cờ tướng không hoạt động nữa.
Nói không, đại đa số người không quan tâm lắm khi bị người khác vượt trội về vận mệnh, tính cách và khí chất nhưng không có một ai (nhất là các nhà lãnh đạo) thích bị người khác vượt hơn về trí lực. Bởi vì trí lực là đặc trưng “vua” của nhân cách, mạo phạm nó không khác gì phạm tội tày trời. Làm người lãnh đạo bao giờ cũng tỏ ra sáng suốt hơn người, nơi nào, lúc nào cũng hơn người. Đánh cờ có thắng có bại, ta cho là việc nhỏ, không liên quan đại cục, kỳ thực đó là sai lầm lớn nhất bởi vì anh đã làm cho ngươi ta mất thể diện về mặt trí lực. Thể điện quan trọng hơn bất kỳ phương diện nào.
3. Nhìn mặt bắt hình dong
Thương Ưởng hợp với sở thích của Tần Vương, nhanh chóng thăng qua tiến chức. Loại người như thế đặc biệt nhiều trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc mà đời sau cũng không hiếm. Trong quan trường có một loại người giống như tắc kè, có thể đổi màu thích ứng với chủ, cấp trên trong những hoàn cảnh và thời tiết chính trị khác nhau. Căn cứ khẩu vị cấp trên, họ luôn luôn thay đổi chủ trương khuynh hướng chính trị, nhờ đó đắc ý bốn mùa đều là mùa xuân. Người ta gọi họ là “đại đại hồng” (đời dòi vận đỏ) “đại đại hương!’ đời đời thơm danh). Họ có phút phong vị thương trường nhưng thành công rực rỡ như Thương Ưởng thì không nhiều, đại đa số chỉ là những tên tiểu tốt.
Sau khi Hán Nguyên Đế Lưu Sảng lên ngôi bèn vời danh sĩ Cống Vũ đến triều đình, hỏi ý kiến về quốc sách. Đương thời vấn đề lớn nhất là ngoại thích và hoạn quan chuyên quyền, những đại thần chính trực không có chỗ đứng trong triều. Cống Vu không nói gì về hiện tượng này. Ông không muốn đắc tội với các nhân vật quyền thế này. Ông chỉ đưa ra một kiến nghị: xin hoàng đế chú ý tiết kiệm, đuổi bớt một số cung nữ trong cung, giảm bớt ngựa. Kỳ thực bản thân Hán Nguyên Đế rất tiết kiệm, trước khi Công Vũ kiến nghị đã thi hành nhiều biện pháp tiết kiệm rồi, cũng đã giảm bớt số người và ngựa của vua. Chẳng qua Cống Vũ lặp lại việc vua đã làm cho nên tự nhiên được Hán Nguyên Đế tiếp thu, vì vậy Hán Nguyên Đế được khen là nhà vua nghe lời can gián và Cống Vũ cũng đạt đến mục đích phò tá hoàng đế.
Ông Tư Mã Quang, tác giả bộ Tư Trị thông giám không tán thưởng cách làm của Cống Vũ, phê phán Trung thần phục vụ quân vương, phải yêu cầu vua giải quyết vấn đề khó khăn nhất của quốc gia thì các vấn đề dễ làm khác tự nhiên sẽ được phát huy. Khi Hán Nguyên Đế vừa lên ngôi hỏi ý kiến Cống Vũ, đáng lẽ Cống Vũ nên kiến nghị vấn đề cấp bách của quốc gia mà bỏ qua các vấn đề khác. Tình hình đương thời hoàng đế yếu đuối, không quả đoán, nịnh thần chuyên quyền, đó là vấn đề lớn cần giải quyết của quốc gia. Thế mà Cống Vũ một câu cũng không nói đến, còn tiết kiệm là tâm nguyện nhất của Hán Nguyên Đế thì Công Vũ lại thao thao bất tuyệt đề xướng tiết kiệm, như vậy thì có ý nghĩa gì? Nếu Cống Vũ không hiểu tình hình quốc gia thì hiền sĩ nỗi gì? Nếu biết ma không nói thì tội càng lớn?”. Tư Mã Quang không biết rằng các bậc đế vương thủa xưa khi mới lên ngôi hay lúc quốc gia nguy nan thường xuống chiếu cầu hiền, bảo quân thần dâng kiến nghị tỏ vẻ cách tân, hư tâm nghe lời can gián, kỳ thực đại đa bố chỉ là có ý làm ra vẻ như thế mà thôi. Có một số đại thần lòng dạ bộc trực không biết khinh trọng bèn nêu ra một núi kiến nghị, thường thì bị đố ky giận bỏ, ngầm mang họa vào thân, sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị hoàng đế bắt tội. Nhưng Cống Vũ lại vô cùng sáng suốt, tinh tế, chỉ kiến nghị những điều mà hoàng đế có thể giải quyết, có nguyện vọng giải quyết, thậm chí đang giải quyết, còn tránh xa những vấn đề trọng đại, cấp bách, nan giải. Cống Vũ đã tránh nặng tìm nhẹ, tránh khó tìm dễ, tránh lớn tìm nhỏ vừa hợp ý vua, vừa không đắc tội người khác, chứng tỏ kỹ xảo làm quan của Cống Vũ lão luyện thành thục
Biết nhìn mặt hiểu lòng là công phu cơ bản rất quan trọng của kế phò tá. Phải lao vào chỗ người ta thích và kịp thời biến sắc, biết tâm lý và ý đồ bề trên rồi mới nói. Trong quan trường nước ta thời xưa, các quan ai ai cũng biết nhìn mặt mà bắt hình dong, giỏi biến sắc.
Khi Đường Cao Tông Lý Trị sắp lập Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu thì bị Trưởng Tôn Vô Ky, Chữ Toại Lương phản đối. Một hôm Lý Trị triệu tập các ông ấy hỏi ý kiến về việc này. Chữ Toại Lương nói: “Hôm nay triệu kiến chúng tôi tất vì việc phế lập hoàng hậu. Hoàng đế đã hạ quyết tâm rồi, nếu như phản đối tất phải tội chết, nay tôi vâng mệnh tiên đế thác cô, phò tá bệ hạ, nếu không liều mạng can ngăn thì còn mặt mũi nào gặp tiên đế ở suối vàng”
Lý Bột cùng với Trưởng Tôn Vô Ky và Chữ Toại Lương đều là cố mệnh đại thần nhưng ông thấy lần vào cung này lành ít dữ nhiều, bèn viện cớ ốm không vào chầu. Còn Chữ Toại Lương thì bị Võ Tắc Thiên ngang nhiên nghiến răng mắng mỏ. Hai ngày sau, Lý Bột một mình gặp hoàng đế. Lý Trị hỏi ông ta:
“Ta muốn lập Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu, Chữ Toại vương kiên trì không chịu. Ông ta là cố mệnh đại thần, nếu như cực lực phản đối như thê’ thì việc này cũng phải bãi bỏ thôi”.
Lý Bột biết rằng không thể phản đối hoàng đế mà công khai tán thành thì sợ triều thần dị nghị, bèn nói một câu tránh né: “Đó là việc trong nhà của bệ hạ, hà tất phải hỏi người ngoài!”
Câu trả lời này thật là xảo diệu, vừa thuận theo ý hoàng đế vừa khiến cho quần thần không thể đả kích. Do đó, Lý Trị bèn kiên định quyết tâm, cuối cùng Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng hậu. Phái phản đối như Trưởng Tôn Vô Ky, Chừ Toại Lương đều bị bức hại, chỉ có Lý Bột là vẫn thăng tiến hanh thông.
4. Bảo vệ sư tôn nghiêm của lãnh đạo như thế nào?
Lãnh đạo rất trọng thể diện bất chấp thái độ của cấp dưới, lấy khảo nghiệm cấp dưới tôn trọng hay không tôn trọng, yêu hay không làm thước đo.
Nói chung, thể diện của lãnh đạo dễ bị tổn thương trong các trường hợp sau đây:
1. Lãnh đạo thất thố, sơ sót sợ cấp dưới phê bình chỉnh đốn.
Có một số ngươi lòng dạ nông nổi, không chứa nổi vài câu nói, có gì lập tức phun ra, thấy lãnh đạo có sơ sót thì nhịn không được. Công ty nọ triệu tập hội nghị tổng kết cuối năm, chủ nhiệm phát biểu có sai sót, nói “Năm nay công ty ta mở rộng các đơn vị hợp tác, đến nay đã phát triển đến 10 đơn vị”. Lời nói chưa dứt, một cấp dưới đứng dậy, vọt lên diễn đàn, phồng mang trợn mắt hét vào micro “Nói sai rồi! Nói sai rồi! Đó là con số đầu năm bây giờ đã là 63 đơn vị”. Kết quả cả hội trường ồn ào náo nhiệt, chủ nhiệm mặt đỏ bừng bừng. Câu nói đó làm cho ông không còn chút thể diện nào.
Cao thủ phò tá khi kiến nghị với lãnh đạo phải làm ra vẻ chỉ nhắc nhở đôi điều mà lãnh đạo đã biết, chẳng qua ngẫu nhiên quên đi chứ không phải là nhờ có sự chỉ dẫn của anh ta thì lãnh đạo mới biết.
2. Qui củ tối cao của lãnh đạo bị vi phạm.
Trong những trường hợp công khai hay chính thức, lãnh đạo chỉ thích cấp dưới cung kính tuân theo, chán ghét cấp dưới cướp lời, cướp trật tự ngôi thứ. Một số vị lãnh đạo ngày thường thân cận cấp dưới không phân biệt trên dưới phân minh, thường anh anh em em, xuề xòa, tùy tiện khiến cho cấp dưới quen nhờn mặt, trong mắt cấp dưới hình ảnh lãnh đạo mờ nhạt, đến khi gặp trường hợp làm việc chính quy thì cấp dưới dễ làm tổn thương sự tôn nghiêm của lãnh đạo. Trong một lần đi điều tra thực tế, đơn vị đặt tiệc thiết đãi chủ nhiệm Vương và một nhân viên của ông họ Tưởng. Khi vào bàn tiệc, cậu Tưởng trẻ tuổi không biết suy nghĩ chín chắn đã ngồi ngay vào ghế thứ nhất ăn uống thoải mái. Chủ nhiệm Vương đành ngồi ghế thứ hai, trong lòng rất hận. Sau buổi tiệc, ông bèn mắng cậu Tưởng một trận, nói anh ta là một thùng cơm chỉ biết ăn nhậu, trong mắt không có lãnh đạo. Từ đó về sau, chủ nhiệm Vương nhớ kỹ những lần đi về địa phương không bao giờ dẫn cậu Tưởng theo.
3. Trước mặt người thác lại tỏ ra thân cận bổ bã với lãnh đạo. Ông Triệu vung chân múa tay nói trong phòng làm việc: “Nhà Cục trưởng Vương hoa lệ đàng hoàng, riêng đèn đã không dưới chục loại”. Bạn đồng sự hỏi: “Anh đến nhà Cục trưởng Vương chưa mấy vị đồng sự lắc đầu bởi vì họ biết ông Triệu và Cục trương Vương không có quan hệ mật thiết, ông Triệu chỉ ngẫm nhiên biết địa chỉ nhà Cục trưởng Vương mà dám bịa đặt như vậy e hậu quả khôn lường. Quả nhiên ít lâu sau, không rõ theo kênh nào mà thông tin truyền ra rằng Cục trưởng Vương nói ông Triệu là người đáng ghét:
4. lãnh đạo khiêm lý hay có cử chỉ không thích hợp dù đến mức như thế cũng phải để cho lãnh đạo con đường xuống đài.
Ta có thể nói: “Không ngờ Ngài lại diễn kịch rất hay, tôi biết Ngài đang đùa với chúng tôi, nhưng tôi không tin bởi vì mọi người đều biết Ngài là người cao thượng. Chúng tôi rất tôn trọng Ngài”. Như thế, chắc chắn cấp trên của ta sẽ vội vàng rút lại lời nói và nói: ” Ha ha! Anh quả là người sáng suốt vừa rồi tôi chỉ đùa với anh. Tôi thử xem anh có tin tưởng thật hay không? Bây giờ tôi hiểu lòng anh rồi, tôi yên tâm. Vừa rồi lời tôi đã nói, hy vọng anh coi như không nghe thấy. Đồng thời anh phải chú ý, trong công ty chúng ta có mấy nguời lòng dạ bất chính, phải đề phòng có mắc lừa!”.
Cấp trên nhất định sẽ dùng lý do như thế để hóa giải tình thế, hơn nữa không đám dìm ta xuống nước. Như vậy chả phải là ta tự bảo vệ được hay sao?
5. Dù trong trường hợp không phải đang làm việccũng không thể xem lãnh đạo là người bằng vai phải lứa, khiến cho lãnh đạo mất thể diện. Thể diện và tôn nghiêm quan trọng như thế bởi vì hai điều đó gắn bó chặt chẽ với năng Iực, trình độ, quyền uy của lãnh đạo. Một vị trưởng phòng nọ đánh bài tú lơ khơ với nhân viên thường khi thua bèn mắng nhiếc những người chơi bài rõ ràng là bất mãn đối với việc nhân viên không nể trưởng phòng khi đánh bài.
6. Không đả động sở thích và điều húy kỵ của lãnh đạo
Sở thích và húy kỵ là tập quán và tâm lý hình thành trong nhiều năm. Tuy nhiên vẫn có một số người không tôn trọng sở thích và húy ky của lãnh đạo. Một vị trưởng phòng nọ thường vào nhà xí hút thuốc, thì ra là bốn cô nhân viên của ông nhất thiết phản đối trưởng phòng hút thuốc trong phòng làm việc, nên ông phải trốn vào nhà xí hút thuốc. Rõ ràng tâm lý trưởng phòng rất không thoải mái, không đến một năm thì ba cô nhân viên ra đi.
7. Che giấu tài năng không để cho lãnh đạo cảm thấy không bằng ta.
Đa số lãnh đạo thường bảo nhân viên hy vọng ho có nhiều tài năng ưu việt, thực tế thì lãnh đạo kìm hãm, tìm kiếm xem nhân viên đang chơi đùa hay công tác có điều bì kiệt xuất, thậm chí hơn lãnh đạo. Để không làm tổn hại thể diện lãnh đạo, cấp dưới khôn ngoan phải biết che giấu điểm mạnh của mình, không châm chích lòng tự tôn, cố chấp của lãnh đạo.
8. Một sô’ người bất mãn lãnh đạo song không nói trước mặt mà lại nói sau lưng, có ý hủy hoại danh dụ của lãnh đạo, vạch những chuyện gia đình của lãnh đạo. Nhưng ai cũng biết giấy không gói được lửa, tường có vách, ngạch có tai một khi lãnh đạo biết được thì hậu quả không nói cũng rõ. Đắc tội với lãnh đạo và đắc tội với đồng sự bằng hữu, đều là những điều không thể không cẩn thận né tránh. Muốn phò tá đúng phép cần phải biết những mảnh đất nào là trên đầu “thái’ tuế’. Nếu ta không biết quy củ, bị lãnh đạo phê bình hay mắng, gặp phải người lãnh đạo lòng dạ hẹp hòi thì có khi bị trù ám, thậm chí bị bỏ quên một thời gian dài không thăng chức tăng lương. Một số thanh niên không chịu phò tá người khác bởi vì, một là ngộ nhận phò tá người khác là xu mình tổn hại nhân cách, hai là tự cho mình thanh cao hơn người. Hy vọng các bạn bỏ loại tâm lý không hoàn hảo này mà đốc lòng nghiên cứu phương pháp phò tá người thì sẽ lĩnh hội được điều hay. Cần biết đi dưới hiên không thể không cúi đầu, nếu biết nhìn mặt mà bắt hình dong không động thổ trên đầu thái tuế tất nhiên bạn không bao giờ phải chạy vòng quanh.
5. Các kỹ xảo thực dụng của “phò tá”
Phò tá không phải chỉ cấp dưới hầu hạ cấp trên mà khi cần người giúp đỡ, mời khách ăn cơm cũng phải phò tá khách chính, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật thứ yếu. Có thể nói trong cuộc sống, trong nhiều hoàn cảnh đặc biệt nhất định, ta phải học cách phò tá. Xin đơn cử vài ví dụ để nghiên cứu phân tích.
1. Bảo vệ sự tôn nghiêm của đại trượng phu.
Có một tiểu phẩm nước ngoài kể câu chuyện của một gia đình. Một hôm người vợ mặc váy, chít khăn chuẩn bị làm vệ sinh nhà ở, cầm máy hút bụi thì thấy máy hỏng: ông chồng chạy lại, mở vỏ máy ra một cách tự tin như là chuyên gia máy hút bụi. Các con vây quanh xem, nhìn ông một cách khâm phục tựa hồ muốn nói: “Xem kìa, bố thật giỏi”.
Bấy giờ bà vợ tính cẩn thận phát hiện ra là phích cắm điện bị rơi ra.
Bà lặng lẽ cắm phích điện vào vừa đúng lúc công trình của chồng đã hoàn tất. Ông chồng lắp vỏ máy lại, ra hiệu cho vợ cắm điện. Máy hút bụi làm việc bình thường. Người vợ bảo các con: “Bố giỏi thật!”. Ánh mắt của bố đang vô vọng bỗng biến thành đắc ý.
Đó là một người vợ tốt và thông minh. Bà nhường vinh quang cho chồng, khiến cho chồng được thể diện đối với các con.
2. Giữ lấy thể diện lão bà của cấp trên.
Ngày xưa, Nhạc Dương Tử xuất ngoại tầm học 7 năm. Khi trở về nhà, nhà nghèo, bà cụ Nhạc trộm gà hàng xóm làm thịt ăn, vợ Nhạc Dương Tử không gắp thịt gà ăn mà lại rơi nước mắt. Cụ Nhạc hỏi vì sao, cô dâu đáp: “Thương thân nghèo khó, khiến cho phải ăn thịt của người khác”. Cụ Lạc xấu hổ, bê nồi thịt gà sang trả cho nhà chủ con gà và xin lỗi. Cô dâu không trách mẹ chồng mà tự trách mình không chuyên cần lao động khiến cho gia đình nghèo khổ. Thế là đã đạt mục đích ngầm phê bình bà cụ.
3. Phò tá chị dâu.
Bà chị dâu không muốn bế con mà muốn nhờ mẹ. Cô em dâu trong lòng ấm ức nhưng đang bàn luận với nhau thì bị mẹ chồng nghe được. Hôm sau, mẹ chồng lộ vẻ bất bình cô dâu cả. Thấy nét mặt mẹ chồng, cô dâu cả cho là cô em dâu mách lẻo bèn chỉ chó mắng mèo. Nhưng cô em dâu vẫn nuốt giận làm lành, không nói gì để cho chị dâu cả mắng mỏi miệng thì thôi. Ngày thứ ba, mẹ chồng đến trước cửa nhà cô dâu nhỏ bị cô dâu cả nhìn thấy, bèn ghé tai nghe trộm câu chuyện của hai người. Cô em dâu nói: “Mẹ này, ai nói với mẹ là chị dâu cả sợ khổ không chịu bế con”. Mẹ chồng đáp: “Hôm kia, khi nó nói chuyện với con, vừa đúng lúc tao đi ngang cửa sổ bèn nghe được!” Cô dâu nhỏ bèn nói: ‘Mẹ không nên giận chị dâu vì câu nói đó.
Thực ra chị ấy cũng đã đủ khổ rồi, anh cả đi Làm xa, một mình chị ấy lo trong lo ngoài đủ mệt, mẹ bế cháu giúp chị ấy vậy. Cô dâu nhỏ năn nỉ nên bà mẹ chồng đồng ý. Cô dâu nhỏ không những đã xua tan hiểu lầm của cô dâu cả mà còn giải quyết tốt quan hệ mẹ chồng, nàng dâu.
Địa vị xã hội mỗi người một khác song đều phải được tôn trọng. Tinh thần bảo vệ thể diện phải nhất quán trong mọi giao tế. Nếu quên điều đó, trong khi giao tế đối với nhân vật quan trọng thì ân cần, đối với người bình thường thì lạnh nhạt tất tổn thương quan hệ giao tế. Một gia đình nọ mở tiệc chiêu đãi. Trong tiệc có một vị chủ nhiệm khoa và mấy vị đồng sự của chủ nhà. Mâm cỗ bày lên thịnh soạn. Bà chủ nhà bưng lên hết đĩa này đến đĩa khác, luôn mồm rối rít !’Không có gì ngon cả, xin các vị dùng tạm chút ít!”.
Ông chủ nhà đứng dậy thay hết đĩa thức ăn này đến đĩa thức ăn khách đặt trước mặt chủ nhiệm khoa, gắp thức ăn bỏ vào bát, rót rượu vào cốc chủ nhiệm khoa liên hồi. Trong khi đó bỏ mặc các đồng sự không
một chút ân cần chiếu cố mà chỉ giơ tay nói một câu: “Xin mời”. Vì thái độ kẻ khinh người trọng người đó, các đồng sự của chủ nhân rất khó chịu.
Có hai vị buông đũa đứng dậy cáo từ vì có việt bận phải đi. Trong mắt chủ nhà chỉ có ông chủ nhiệm khoa khiến cho thể diện các đồng sự bị tổn thương. Vì vậy bừa tiệc đã không thắt chặt quan hệ giao tế mà ]ai làm cho đồng sự xa rời chủ nhân bữa tiệc.
5. Ứng phó tốt đối với người có quyền thế.
Có người cầu xin người ta đòi hỏi quá lớn, nếu trực tiếp cự tuyệt khiến cho họ mất thể diện e rằng về sau sanh rắc lối. Lấy công làm chủ là thượng sách để cự tuyệt vị khách này. Ông Trần, chủ một hộ kinh doanh cá thể nghe nói con trai vị Cục trưởng cục Công thương nghiệp muốn mượn một số tiền lớn. Ông Trần biết rằng món tiền này đưa ra sẽ có đi không có về nhưng nếu cự tuyệt thì đắc tội với công tử này. Ông bỗng nảy ra một kế. Khi công tử con ông cụ trưởng vừa bước vào cửa ông bèn lập tức nói: Cậu đến vừa đúng lúc, tôi đang định đi tìm cậu. Mấy hôm nay tôi lo sốt vó, có một lô hàng cực kỳ rẻ nhưng muốn bán trọn gói, tôi không làm sao kiếm đủ tiền, đang định tìm cậu iật tạm mấy vạn”. Đối phương nghe nói nghĩ Bụng rằng “Thôi thế là hỏi hòa thượng mượn lược rồi bèn nói qua quít mấy câu rồi bỏ đi.
6. Không nên làm mất thể diện thầy giáo trước mặt các em học sinh.
Đương nhiên có thể phê bình thầy giáo nhưng không nên phê bình trước mặt các em học sinh. Nếu phụ huynh bảo “Thầy nói sai rồi trước mặt học sinh thì học sinh cho rằng thầy giáo không biết dạy học. Một khi học sinh xem thường thầy giáo thì không nghe lời thầy giáo, như vậy quan hệ giữa dạy và bị dạy đã bị phá hủy. Phê bình thầy giáo trước mặt học sinh chỉ có hại không có lợi. Còn có nhiều câu không nên nói trước mặt trẻ em, nhất là không nên nói xấu người khác trước mặt trẻ em.
Chữ “phủng” (phò tá) nghe không xuôi tai lắm kỳ thực “phủng” là tuyên truyền, là quảng cáo, quảng cáo là “phủng” của thương nhân. Chẳng qua quảng cáo của thương nhân là “phủng” bản thân họ, khác với “phủng” người khác nói ở đây. “Phủng” người khác là biện pháp mà xưa nay gọi là đề cao lẫn nhau. Tục ngữ có câu “Hoa hoa kiều tư nhân đài nhân” (Kiệu hoa người khiêng người). Người “phủng” người, càng “phủng” càng cao, anh cao tôi cũng cao, đó chẳng phải hai bên đều có lợi hay sao?