Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

36 Kế Nhân Hòa

Kế 11: Kế Mượn Uy Danh

Tác giả: Duy Nghiên, Duy Hinh

Mượn danh tiếng người khác để bắt quan hệ như thê’ nào?

Mượn uy danh đã có từ lâu trong lịch sử Trung Quốc như cáo mượn lốt hổ, mượn dao giết người v.v.Chúng ta lưu ý một chút có thể phát hiện người xưa đánh giá kế mượn uy danh không cao, là điều người quân tử không làm. Đúng là kẻ tiểu nhân hay mượn danh người lừa kẻ khác, chó cậy gần chủ nhưng đó không phải là tội lỗi của bản thân vay mượn uy danh. Chỉ cần động cơ đúng đắn thì mượn các thế lực bên ngoài để đề cao thân phận mình và làm việc có hiệu quả lại là một phương thức được xã hội công nhận. Chúng ta không nên chỉ trích bác bỏ hoàn toàn.

Mọi người thường hiểu lầm hễ nghe nói đến mượn uy danh là mượn thế lực của người nào đó, kỳ thực là một hình thức thường thấy. Trên thực tế phàm bất cứ người, vật, sự, tình nào giúp ta làm việc thêm quang minh thì đều thuộc phạm vi mượn uy danh, ví dụ như tổ tiên, y phục, quê hương, tài trí, ngôn luận.đều là uy danh.

1. Giải thích mới về “cáo mượn lốt hổ”

Cáo là con vật rất thông minh nhưng do nó không có sức khoẻ, thân hình lại bé nhỏ nên hoàn cảnh khó khăn. Để khắc phục điểm yếu này, cáo dùng biện pháp kết bạn với hổ, đi lại thân thiết với hổ dũng mãnh được mọi người kinh sợ. Cáo có thể theo hổ đi lại tự do trong rừng và cũng hưởng sự tôn kính của hổ. Dù khi hổ không ở cạnh cáo nhưng biết cáo thân với hổ nên cáo vẫn ung dưng tự tại trọng rừng.

Nếu như cáo không thể kết bạn với hổ thì phải tạo ra mắt giả tượng là nó thân với hổ, lặng lẽ đi theo sau hổ rồi rêu rao khắp nơi nó là bạn chí cốt của hổ. Như vậy cáo đã tạo ra ấn tượng hổ quan tâm đến sự an nguy của nó.

Cách làm này của cáo là điển hình về mượn uy danh. Mưu trí Trung Quốc cổ đại về cáo mượn oai hổ vờn chỉ việc cáo mượn oai hổ để dọa nạt các loài dã thú khác. Nói chung cho là dùng uy thế người mà áp chế kẻ khác. Xét về góc độ mưu lược học thì đó là chỉ âm mưu gia mượn ngoại lực để gia tàng uy thế của mình đạt đến mục đích gây sức ép chiến thắng đối thủ. Mưu cáo mượn oai hổ theo tình đời tựa hồ không phải gian trá, chủ yếu là có cảm giác giảo hoạt, cho nên càng cần phải nghiên cứu. Loại mưu kế này gần gũi với cáo mưu kế “chó cậy thế chủ”, ” giương cờ lớn làm da hổ”, “mượn danh thiên tử sai khiến chư hầu”, “mượn đao giết người”.

Vậy thì trong cuộc sống thực tế, cái gì là mượn oai hùm? Dưới đây xin kể một số loại hình:

1. Hổ có thể là kẻ có quyền có thế mạnh, người đó cũng có mộng tưởng như anh và vui lòng giúp anh làm nên sự nghiệp.

2. Hổ có thể là kẻ có quyền có thế, vì lợi ích chung của đôi bên vui lòng giúp anh một tay. Tương tự như thế là bầy chim nhỏ trên lưng trâu, chúng ăn rận trên lưng trâu khiến cho trâu thoát khỏi nỗi khổ bị rận cắn, còn con trâu thì cũng làm chỗ nương thân và bảo vệ chúng.

3. Hổ có thể là một tổ chức hay một hiệp hội mà mộng tưởng giống thư của anh. Thông qua hợp tác tay nắm tay, đồng tâm hiệp lực, anh có thể tạo ra một tình thế không thể thiếu được là hổ đứng trước anh.

4. Hổ có thể là một loại quan hệ chính trị của anh. Thông qua sự ủng hộ thích đáng đối với người sắp đăng quang, anh có thể sáng tạo ra một người đồng đạo có quyền có thế. Chính vì nguyên nhân này mà các phú hộ thường mở hầu bao một cách khảng khái, quyên góp những món tiền lớn để có được con hổ cho anh ta thưởng ngoạn.

5. Hổ có thể là chức vị hay chức tước của anh. Người cô đơn thường thế yếu lộc mỏng, nhỏ bé không đáng kể nhưng nếu anh ta phục vụ cho một ông chủ có quyền có thế hô phong hoán vũ thì anh ta sẽ không còn là một kẻ cô đơn vô tích sự nữa. Những người phục vụ trong chính phủ hiểu sâu sắc điều này. Khi anh đại biểu cho một bang hoặc chính phủ liên bang ra nước ngoài thăm một quốc gia khác thì được đón tiếp long trọng khác xa một người đi du lịch bình thường. Thông qua quan hệ với chính phủ, tự nhiên anh có quyền lực. Một vị tổng giám đốc công ty đến bất kỳ nơi nào cũng được đón tiếp đặc biệt bởi vì quyền lực của ông ta chi phối tất cả tư bản của công ty

6. Hổ cũng có thể là tài trí của anh hay là công tác của anh. Nếu như Issac Sting chưa bao giờ kéo violon thế thì vĩnh viễn công thành Issac Sting mà ngày nay chúng ta biết. Có bản lĩnh tinh thông loại nhạc khí này Issac sting trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới. Cùng một nguyên nhân như vậy, bất kể anh làm nghề gì, công tác của anh đều có thể trở thành con hổ của anh. Cho nên có thể thấy, con hổ không phải chỉ là quan lớn, danh sĩ. Con hổ trong đời sống đương nhiên không phải chỉ có 6 loại kể trên, chúng ta nên luôn luôn chú ý đến những nhân vật và sự tình có thể giúp nâng cao thanh thế và hình tượng của chúng ta.

2. Quan hệ nhiều với danh nhân.

Quan hệ nhiều với danh nhân là một thủ đoạn hiện nay đang được vận dụng ngày càng rộng rãi trong các giới chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Đối với giao tế, thủ đoạn đó là một loại sách lược và kỹ xảo để đề cao hình tượng của mình, bành trướng ảnh hưởng của mình. Anh có thể mượn danh danh nhân một cách khéo léo ví dụ như trong khi nói chuyện thường đề cập đến tên một nhân vật có thân phận tối cao thì lập tức trong mắt người đối thoại, anh đã là một người không tầm thường. Mượn địa danh mà người có thân phận cao cấp thường đến cũng khiến thân phận anh được đề cao. Mượn danh ngôn như xin chữ ký minh tinh màn bạc, xin đề tựa của chuyên gia. Tất cả các biện pháp đó tuy có vẻ lợi dụng danh tiếng người khác, nhưng nói như thế là không công bằng. Xã hội công nhận danh nhân thì mọi người theo đuổi là việc chính đáng và có ý nghĩa tích cực đối với xã hội. Mượn danh nhân đề cao địa vị xã hội của mình là một phương thức được xã hội chấp nhận. Nguyên nhân khiến cho ký giả Ngô Tiểu Lợi nổi tiếng co quan hệ với việc cô ta giỏi xuất hiện bên cạnh lãnh tụ.

Nhiều người đã nhớ ngày 19 tháng 3 năm 1998, trong cuộc chiêu đãi, thủ tướng Chu Dung Cơ lần đầu tiên nhắc đến tên Ngô Tiểu Lợi: “Các anh chiếu cố một chút cho con phượng hoàng đài truyền hình là tiểu thư Ngô Tiểu Lợi, tôi rất thích tiết mục của cô ấy”. Trong thời điểm này, Ngô Tiểu Lợi trở thành minh tinh chính là vì cô trả lời phỏng vấn mà có câu của Thủ tướng Chu Dung Cơ: “Bất kể trước mặt là bãi mìn hay vực thẳm ngàn trùng, tôi cũng nhất định tiến tới, không quay đầu lại, cúc cung tận tụy chết thì thôi”. Sau khi tên tuổi Ngô Tiểu Lợi được nâng cao, Ngô Tiểu Lợi chủ trì tiết mục Tiểu Lợi xem thời sự cũng trở thành tiết mục nổi tiếng. Các bạn truyền hình trong nước nói với Tiểu Lợi: “Trong làng truyền hình nước nhà chỉ có nhũng vị chủ trì chương trình văn nghệ là dễ nổi tiếng, rất ít người làm chương trình thời sự mà trở thành minh tinh, cô là ngoại lệ”. Một bạn của đài truyền hình Trung ương cũng cười và nói: “Tiểu Lợi cô không biết là cô đã kích động các đồng nghiệp làm thời sự như thê’ nào đâu, họ ra sức tăng tốc độ phát âm, cắt tóc ngắn”.

Cuối năm nọ, Ngô Tiểu Lợi và một số bạn truyền thông cùng nhau phỏng vấn các lãnh tụ ở hội nghị Cát Bong Ba, cô cũng trở thành con cưng của giới truyền thông bởi vì chủ tịch Giang Trạch Dân cũng nhắc đến tên Ngô Tiểu Lợi. Ngày 15 tháng 11 khi chủ tịch Giang Trạch Dân bước vào hội trường, nghe nói có cơ quan truyền thông Hồng Kông, liếc mắt nhìn thấy ngay Ngô Tiểu Lợi, bèn cười nói rằng: “Ngô Tiểu Lợi, Ngô

Tiểu Lợi bây giờ đã trở thành nhân vật nối tiếng rồi!”. Ngô Tiểu Lợi cảm động nói: “Cảm ơn chủ tịch”.

Một người có danh vọng viết cho anh một chữ uy lực còn hơn người bình thường ca tụng anh tràng giang đại hải. Lật sử sách ra, cổ kim những người thành đạt không ai sinh ra đã nổi tiếng, hào quang rực rỡ, nhất hô bá ứng. Đại đa số ban đầu ẩn thân sau lưng một nhân vật lớn nào đó, đến khi có thời cơ thì mới tách ra hoặc đạp lên đầu người khác mà tiến lên, hoặc đổi khách thành chủ ăn tươi nuốt sống người khác. Trước khi đạt đến bước đó thì phải giấu kỹ cái đuôi hồ ly tinh của mình, trương ra một lá cờ da hổ. Điển hình nhất là Tào Tháo thời Tam Quốc. Tào Tháo cắp nánh thiên tử để sai khiến chư hầu, đông chinh tây phạt rất uy phong. Mở miệng ra là “Ta nay phụng chiếu thảo phạt ngươi”, khi thì nói: “Ta thừa mệnh thiên tử phụng chiếu hỏi tội”. Như thế Tào Tháo đã chiếm được địa vị thuận lợi dễ đàng trong cuộc hỗn chiến quân phiệt thời đó.

Bất kể động cơ cụ thể như thế nào, danh tiếng và thề diện là ngọn cờ lớn. Cuối thời Tần, nông dân khởi nghĩa, Hạng Lương phải cố công tìm ra một người cháu của Sở Hoài Vương, tôn lên làm Sở vương. Đó là muốn mượn ảnh hưởng cua Sở Hoài Vương để lôi kéo bá tính bởi vì ảnh hưởng của họ lớn hơn ảnh hưởng của người thường rất nhiều và hơn nữa, xác định được hình tượng là một việc hai lần công tích.

Dựng cờ da hổ đều có tác dụng không tầm thường đói với các ngành các nghề. Buôn bán phải tìm danh nhân, giống như minh tinh màn bạc Mỹ Clark Carlos cởi phăng áo lót, trần truồng như nhộng trong một pha quảng cáo đồ lót của Mỹ. Còn công nương Danh dẫn đầu việc đi giày đế bằng khiến cho giày cao gót nước Anh không ai mua nữa.

Đó đều là hiệu ứng danh nhân, lợi dụng một cáeh có ý thức thì đó là hiệu ứng mượn danh.

3. Bí quyết thành công nhanh chóng: Trèo lên kỹ thuật cao

Nhiều người sùng bái danh nhân, cúi đầu lắng nghe lời danh nhân, các cung tuân thủ. Cho nên trên thương trường nếu như có thể gắn hàng hóa nào đó của mình với tên tuổi danh nhân nào đó thì tiêu thụ rất nhanh. Phía bắc Quỳnh Đảo trong công viên Bắc Hải ở Bắc Kinh có Phỏng Thiện phạn điếm đã có lịch sử hàng mấy chục năm. Tuy thức ăn ở đây đã chế biến mô phỏng theo phương pháp nấu nướng của cung đình nhà Thanh nhưng không đắt khách lắm. Về sau, chủ phạn điếm tiến hành điều tra biết đại đa số khách du lịch ngoại quốc rất hâm mộ đồ ăn thức uống của các hoàng đế. Họ bèn quảng cáo rùm beng “Cơm thịt hoàng đế đã ăn”. Họ thu thập nhiều truyền thuyết về các món ăn cung đình soạn thành chuyện, bắt hầu bàn học thuộc lòng, tùy theo loại khách mà giới thiệu khi đưa thực đơn cho khách chọn. Lập tức phạn điếm hưng thịnh hẳn lên. Một lần, vị thị trưởng Washington của nước Mỹ là một người da đen mở tiệc từ biệt ở đây. Người hầu bàn mang lên một đĩa điểm tâm, cung kính giới thiệu: “Từ Hi thái hậu nằm mơ thấy ăn bánh nướng nhân thịt, sáng hôm sau ngẫu nhiên nhà bếp dâng lên bánh nướng nhân thịt. Thái hậu rất thích thú cho rằng lòng nghĩ thì sự thành, biểu tượng cát tường như ý. Hôm nay các ngài ăn bánh nướng nhân thịt của Từ Hi thái hậu, chúc các ngài vạn sự như ý, mọi sự cát tường.”. Tất cả các khách người Mỹ đều thích thú vui vẻ. Thị trưởng Washington cao hứng mời người hầu một cốc rượu và nói: “Lần sau đến Bắc Kinh sẽ trở lại đây Làm khách của qúy phạn điếm”.

Nhiều thương nghiệp thích dùng danh nhân quảng cáo không ngại tốn nhiều tiền. Người có tai mắt thích dùng cái gì thì người bình thường đều nghĩ “ta dùng loại hàng này cùng một mác với ông X”. Cũng là tiêu phi nhưng thêm một vầng hào quang thì tự nhiên ai cũng muốn mượn hào quang đó.

Một công ty Mỹ sản xuất “Bảo linh mật bán không chạy. Giám đốc vắt óc suy nghĩ làm sao kích thích sức mua, làm sao khiến cho người mua tin rằng: “Bảo linh mật” tăng cường sức khỏe. Cứ quảng cáo một cách bình thường thì thiên hạ chán rồi.

Đang lúc bế tắc thì một nhân viên tiếp thị đưa tin: Tổng thống Reagan dùng loại thực phẩm này. Vốn là cô tiếp thị này giỏi quan hệ với các danh nhân thường được các vị đó cung cấp nhiều thông tin qúy giá. Lần này cô ta nghe con gái Reagan nói: “Hơn 20 năm nay trong tủ lạnh nhà tôi lúc nào cũng có “Bảo linh mật”, cha tôi thích ăn vào lúc 4 giờ chiều hàng ngày, lâu nay đều như thế”. Sau đó một nhân viên tiếp thị khác được trợ lý của Reagan cho biết, tổng thống Reagan có bí quyết riêng để bảo vệ sức khỏe. Đó là ăn “bảo linh mật”, vận động nhiều, ngủ đủ.

Sau khi được những thông tin đó và được Reagan chấp nhận, công ty đó bèn phát động một đợt quảng cáo rông lớn khiến cho khắp nước Mỹ ai cũng biết vị tổng thống tuổi cao nhất trong lịch sử nước Mỹ sở dĩ thân thể mạnh khỏe, đầu óc tỉnh táo là bởi vì thường dùng “bảo linh mật”. Lập tức “bảo linh mật” tràn khắp nước Mỹ.

Ai ai cũng có lòng muốn có quan hệ với bất kỳ một danh nhân hoặc một minh tinh màn bạc nào đó. Nếu có thể dính dáng với danh nhân thì bản thân cũng thơm lây sẽ có giá hơn trong mắt người khác.

Có một người A rập tên là Abusa vốn nghèo khó, không một xu dính túi đã sư dụng thủ đoạn này tìm được nhiều danh nhân làm bạn, kiếm được một gia tài triệu phú.

Pháp bảo triệu phú của ông ta rất giản đơn. Trong album của ông dán nhiều ảnh danh nhân nổi tiếng rồi bắt chước tự dạng của danh nhân viết mấy chữ đề tặng bên cạnh ảnh. Abusa mang album này đi khắp thế giới phỏng vấn các đại thương gia và phú ông nổi tiếng. Ông nói:. “Tôi ngưỡng mộ ngài nên không ngại vượt ngài dặm sa mạc A rập đến đây thăm ngài, xin ngài dán một bức 1 ảnh qúy báu của ngài vào tập album “Danh nhân thê giới” này và xin ghi lên đó đại danh của ngài. Chúng tôi sẽ viết thêm lời giới thiệu sơ lược. Sau khi xuất bản tôi sẽ lập tức gửi tặng ngài một bản.”.

Do các vị này nhiều tiền, muốn tỏ ra hào phóng và được ngang hàng với các danh nhân thế giới nên trao cho Abusa một số tiền khá lớn để in album đó.

Xuất bản mỗi tập album đó chằng qua chỉ tốn vài dô la Mỹ. Nhưng các nhà triệu phú đã cho hơn ngàn đôla Abusa dùng 6 năm đằng đẵng đi 96 nước, có hơn 2 vạn người cung cấp ảnh và tiền. Người đưa nhiều tiền thì 2 vạn đô la, ít ra thì cũng 50 đô la, tổng cộng được 5 triệu đô la.

4. Mượn qúy nhân làm bối cảnh

Xưa nay quan trường triều Thanh đều nhờ vào hậu đài đi cửa sau, xin người viết thư giới thiệu. Quân cơ đại thần Tả Sùng Đường xưa này chưa bao giờ viết thư giới thiệu, ông nói: “Một người có bản lĩnh tự nhiên có người dùng”. Con của ông bạn tri kỷ là Hoàng Lan Giai được bậu bổ tri huyện ở Phúc Kiến, song chờ mãi không được bổ nhiệm. Hoàng Lan Giai thấy mọi người đều có thư giới thiệu của các đại thần, nghĩ rằng cha mình trước đây rất thân với Tả Sùng Đường, bèn đến Bắc Kinh cầu xin Tả Sùng Đường. Gặp con của bạn cố tri, Tả Sùng Đường rất khách khí.

Nhưng khi Hoàng Lan Giai xin ông thư giới thiệu cho tổng đốc Phúc Kiến, ông bèn biến sắc, nói vài câu rồi đuổi đi. Hoàng Lan Giai vừa giận vừa hận, rời phủ họ Tả, thả bước đến Lưu Li Xưởng xem tranh giải phiền. Đột nhiên anh thấy chủ tiệm đang tập viết chữ của Tả Sùng Đường, viết rất giống. Anh chợt nghĩ ra một diệu kế. Anh nhờ chủ tiệm viết chữ trên một chiếc quạt, trả tiền xong, Hoàng Lan Giai cầm quạt trở về Phúc Kiến.

Hôm đó là ngày tham kiến tổng đốc, Hoàng Lan Giai cầm quạt xòe ra bước vào công đường của tổng đốc. Tổng đốc lấy làm lạ hỏi: ” Bên ngoài nóng lắm sao? Lập thu rồi, sao anh còn quạt liên hồi thế?”. Hoàng Lan Giai đưa quạt ra phe phẩy rồi nói: “Không dám giấu ngài bên ngoại không lắm lắm, chỉ vì tôi vừa lên Bắc Kinh được Tả Sùng Đường đại nhân tự tay trao tặng chiếc quạt này cho nên tôi không giám rời tay”.

Tổng đốc cả kinh nghĩ rằng: “Ta nghĩ anh chàng họ Hoàng này không có hậu đài cho nên mấy năm nay cứ để hậu bổ mà không thực bổ, nào ngờ anh ta có hậu đài lớn đến như thế>Tả Sùng Đường hàng ngày chầu vua, ông ta chỉ cần giận ta chỉ cần tâu với vua nửa câu thôi thì ta không đảm đương nổi:. Tổng đốc bèn bảo Hoàng Lan Giai cho mượn cây quạt xem kỹ thì quả là tự dạng của Tử Sùng Đường không sai chút nào. Tổng đốc trả quạt cho Hoàng Lan Giai, lui vào hậu đường, lòng buồn rười rượi, cùng sư gia thương lượng. Ngài hôm sau bèn cấp bài ngà cho Hoàng Lan Giai đi làm tri huyện.

Mấy năm sau, Hoàng Lan Giai thăng đến tứ phẩm đạo đài. Một lần, tổng đốc vào kinh, gặp Tả Sùng Đường bèn nói lấy lòng: ” Con cố hữu của ngài là Hoàng Lan Giai nay đã làm đài quan ở tỉnh tôi rồi”.

Tả Sùng Đường cười bảo: “Thế ư! Lần đó anh ta đến tìm tôi, tôi bèn nói: ” Chỉ cần có bản lĩnh thì tất có người dùng”.Lão huyanh quả biết nhận thức nhân tài !”

Hoàng Lan Giai sở dĩ làm quan đến đạo đại là nhờ có đại qúy nhân Tả Sùng Đường sau lưng khiến cho tổng đốc, một tiểu qúy nhân, thăng quan cho họ Hoàng. Thực là một nước cờ cao. Tuy nhiên trộm danh tiếng người khác, lừa trời dối đất thì đáng phải trừng phạt. Quan trường triều Thanh hủ bại, khinh người khiến cho mọi người căm giận.

Chỉ xét riêng về góc độ mượn lực, lợi dụng một số qúy nhân làm đệm lưng khiến cho mình được đề bạt nhanh, anh hùng có đất dụng võ thì lại là việc đáng nghiên cứu. Bây giờ kết hợp với tình hình xã hội hiện đại đưa ra 5 kiến nghị:

1. Tìm kiếm qúy nhân.

Qúy nhân chỉ người có chức vụ cao hơn anh, có thể giúp anh thăng tiến. Anh phải bỏ thời gian nghiên cứu xem ai là người có năng lực đó. Có thể anh cho rằng sự thăng tiến của anh do thượng cấp trực tiếp của anh nhận xét tốt xấu có thể quan niệm này chính xác nhưng có khi cấp cao hơn nữa lại cho rằng thượng cấp của anh đã đến lúc không còn đảm nhận được chức trách nữa, cho nên không quan tâm tới đánh giá tốt xấu của ông ta. Vì thế chớ quá nông nổi, phải điều nghiên cẩn thận, anh mới tìm ra được qúy nhân có thể giúp anh thăng tiến.

2. Kích động qúy. nhân.

Không kích động qúy nhân cũng bằng không có qúy nhân. Cần xem xét trong hệ thống tổ chức, qúy nhân giúp anh thăng tiến rồi thì được gì; nếu không giúp anh thăng tiến thì mất gì.

3. Lùi một bước tiên hai bướt.

Con đường khang trang rộng lớn cố nhiên là con đường tốt nhất. Ví dụ anh đang trong hồ bơi, anh leo lên thang nhảy bậc cao nhất. Nhưng khi anh lên đến nửa chừng thì có người chắn mất lôi đi, leo nửa chừng thì người này đã mất dũng khí, nhắm hai mắt, bám chặt lan can, vừa không nhảy xuống vừa không leo lên nữa. Anh không có cách gì vượt qua người đó. Bấy giờ bạn bè hò hét cổ vũ anh nhưng vô ích.

Cũng vậy, trong hệ thống tổ chức, nếu như anh đứng ở một cấp mà cấp trên đã bị ai đó chiếm mất thì dù anh có cố gắng bao nhiêu cũng vô ích. Để lên bậc cuối cùng của thang nhảy, anh phải xuống thang đã bị tắc nghẽn đó, chuyển sang một thang khác không bị ai cản đường rồi leo lên bậc cao nhất. Cũng vậy, trong hệ thốn tổ chức, anh phải rời bỏ con đường thăng tiến đã bị cản trở, tìm con đường khác mà thăng tiến. Nếu như người trước mặt anh có khả năng thăng tiến thì không cần tránh anh ta mà chờ một thời gian để anh ta thăng tiến rồi người ta sẽ đề bạt anh lên.

4. Tranh thủ có nhiều qúy nhân đề bạt.

Nhiều qúy nhân cùng đề bạt anh thì có khả năng đạt hiệu quả đa số. Hiệu quả đa số sẽ khiến cho các qúy nhân cường điệu ưu điểm của anh, do đó quyết tâm đề bạt anh. Nếu như anh chỉ có một qúy nhân thì anh không thể cớ hiệu quả cường điệu đó cho nên có nhiều qúy nhân thì cơ hội thăng tiến càng cao.

5. Ánh sáng khúc xạ vẫn chiếu sáng

Năm Tưởng Giới Thạch qua đời, quân hàm của Tưởng Vĩ Quốc là trung tướng đã 14 năm. Theo qui định của Quốc Dân Đảng, phong trung tướng đã 14 năm mà không phong lên thượng tướng thì phải cưỡng chế xuất ngũ, cắt quân hàm. Thượng tướng thì được hưởng chung thân. Bấy giờ Tưởng Kinh Quốc làm tổng thống không muốn thăng trưởng Vĩ Quốc lên thượng tướng cho nên Tưởng Vĩ Quốc bèn nghĩ ra một biện pháp.

Tang lễ Tưởng Giới Thạch đã kết thúc, Tống Mỹ Linh chuẩn bị sang Mỹ cư trú. Trưa hôm bà khởi hành thì anh em họ Tưởng đến tiễn biệt. Tưởng Vĩ Quốc bèn đến trước, không mặc âu phục như thường lệ mà mặc quân phục đeo đầy huân huy chương, bước vào cửa bái chào Tống Mỹ Linh theo quân lễ. Trước đây, mỗi khi sinh nhật Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh, mọi người đều mặc thường phục cho nên hôm nay Tống Mỹ Linh thấy Tưởng Vĩ Quốc mặc quân phục thì lấy làm lạ bèn hỏi. Tưởng Vĩ Quốc trả lời đàng hoàng: “Bởi vì chẳng bao lâu nữa con không còn tư cách mặc quân phục lên hôm nay tiễn mẹ mặc quân phục để cho mẹ thấy bộ dạng con mặc quân phục như thê nào”. Tống Mỹ Linh hỏi: “Vì sao?”. tưởng Vĩ Quốc bèn giải thích tóm tắt chế độ của quân đội buộc phải xuất ngũ. Trong thời kỳ còn ở đại lục, Tống Mỹ Linh không quan tâm vấn đề quân đội, đến Đài Loan càng không chú ý đến. Đây là lần đầu tiên bà nghe nói đến chế độ bắt buộc xuất ngũ, bà hỏi: “Vậy tại sao Hà ứng Khâm lại vẫn mặc quân phục?”. Tưởng vĩ Quốc trả lời: ” Vì ông ta là thượng tướng theo chế độ hưởng quân hàm chung thân”. Cuối cùng, Tống Mỹ Linh hiểu rõ vấn đề.

Bấy giờ, Tuowngr Kinh Quốc đến. Tưởng Vĩ Quốc bèn đứng dạy chào theo quân lễ. Tưởng Kinh Quốc cau mày nói: ” Trong nhà lao sao lại hành lễ như thế?” Tưởng Vĩ Quốc chưa đáp thì Mỹ Linh đã nói: ” Vĩ Quốc còn có thể làm Quân nhân hay không?”. Tưởng Kinh Quốc không biết sự việc vừa mới diễn ra nên trả lời: ” Chú ấy vốn là quân nhân rất xuất sắc”. Tống Mỹ Linh nói: ” Nếu đã là quân nhân xuất sắc, sao lại phải làm thủ tục cuất ngũ?”. Bấy giờ Tưởng Kinh Quốc mới hiểu rõ sự tình, đành phải nói: ” Vĩ Quốc đã hết kỳ hạn trung tướng, tôi sẽ lập tức chuẩn bị phong hàm trung tướng, tôi sẽ lập tức chuẩn bị phong hàm thượng tướng”. Vậy là Tưởng Vĩ Quốc từ trung tướng lên thượng tướng.

Tưởng Vĩ Quốc thăng thượng tướng là nhờ “hào quang” trúc tiếp như thân thế, ngoài ra cũng có loại “hào quang” khác như tài ăn nói, y phục v.v của ông. Cụ thể ra, hào quang mà một người mượn không nhất thiết phải trực tiếp mà có một số hào quang tựa hồ không sáng lắm nhưngg cũng có uy lực, không thể xem thường. Ví dụ như:

1. Có thể mượn hào quang của tổ tiên mấy đời.

Người Trung Quốc có tạp quán coi trọng gia phả, xuất thân, thích làm con cháu danh nhân và cũng coi trọng con cháu danh nhân. Lưu Bị rõ ràng là một ông hàng chiếu hàng giày sau khi bám vào hoàng tộc được tôn là hoàng thúc Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Trương Phi, Triệu Vân. một loạt văn võ giương cao chiêu bài hoàng thúc, chia ba thiên hạ.Đối với thường dân thì có con cháu hay không có con cháu chỉ là việc nhà, việc gia tộc. Danh nhân không có con cháu thì người trong nước xót xa. Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại. Kỷ niệm cố nhân cũng có ba: cố cư, cố mộ, con cháu. Con cháu là lớn nhất tuy con cháu không kế tục được công đức và tài trí của tiền nhân nhưng đối với người đời thì dòng máu truyền thống xuống được người ta quan hoài hơn di vật vô tri vô giác. Mọi người tôn trọng con cháu danh nhân nói đến cũng chính là tôn trọng bản thân danh nhân. Đó là một loại kỷ niệm, một loại kiểu biểu dương truyền đời, nếu không thì tại sao người ta không truy tìm con cháu Tần Cối? Thời Càn Long nhà Thanh có danh sĩ Tần Đại sĩ đi qua mộ Nhạc Phi bất giác cảm khái nói: “Nhân Tòng cống hậu tu nhân Cối, ngã đáo phần tiền hối tính Tần” (Từ sau thời Tống người ta thóa mạ Tần Cối, ta đi ngang mộ Nhạc Phi mà hổ thẹn mình họ Tần) đủ thấv tiền nhân xưa có công đức lớn quan hệ rất lớn. Đối với người có công đức càng lớn cho quốc gia thì người ta lại càng tôn trọng con cháu, tựa hồ như thế mới tỏ được lòng cảm kích, thương nhớ họ.

2. Chồng nhờ danh tiếng vợ

Nữ sĩ Tịch Mộ Dung có chồng là Lưu Hải Bắc. Ông Lưu viết bài “Gia hữu danh thê Tịch Mộ Dung” tỏ lòng vô cùng tôn kính và yêu mến người vợ tài ba hơn người.

“Khi người ta giới thiệu tôi, sau khi kể tên tuổi, ngày sinh, năm sinh, chức vụ, học vị thì người giới thiệu thường viết thêm một câu “ông chính là chồng một người vợ nổi tiếng”. Mai sau có thể không mấy ai nhớ tên tôi nhưng nhất định nhớ vợ tôi. Vậy vợ nổi tiếng không đem lại cho tôi ích lợi gì hay sao? Không phải vô ích. Tôi xin đưa ra ví dụ cho các vị tham khảo.

Độc giả của vợ tôi đại đa số là thanh mến hoặc đang học hoặc vừa mới bước ra cổng trường đại học vào công tác một cơ quan nào đó. Có một lần, cả nhà tôi chuẩn bị đi chơi, vợ tôi gọi điện thoại đến một phạn điếm đặt phòng. Cô trực ban trả lời đã hết phòng rồi, vì là ngày nghỉ nên khách đông nhưng xin cho biết tên họ để sắp xếp sau. Khi người vợ danh tiếng của tôi xưng tên, đối phương bèn vội nói: “Bà đến lúc nào cũng được, nhất định có phòng cho bà”. Thật là sướng quá.

3. Sống nhờ tên quê hương

Thời kỳ chính phủ Bắc Dương có 7 vị tổng thống, trong số họ có 6 vị xuất thân quân sự, duy chỉ Từ Thế Xương là văn quan không một tên lính, một tên tốt nào cả Từ Thế Xương xuất thân văn quan, bám theo Viên Thế Khải thăng quan tiến chức, cuối cùng leo lên ngai tổng thống.

Từ Thế Xương sinh tháng 10 năm 1856 ở huyện Khai Phong tỉnh Hà Nam. Ngõ Song Long là nơi ông ra đời và lớn lên. Có thể coi đó là quê hương đầu tiên của ông ta. Theo gia phả họ Từ, cụ tổ của Từ Thế Xương quê ở huyện Cần tỉnh Triết Giang, đó là quê hương thứ hai của ông. Đến thời Càn Long thì họ Từ di cư từ Đại Hưng ở Bắc Kinh về Thiên Tân. Từ Thế Xương nhận Đại Hưng là quê hương thứ ba, Thiên Tân là quê hương thứ tư. Người khác cho rằng có nhiều quê hương như thế là phiền phức, nhưng Từ Thế Xương lại lợi dụng nhiều quê hương đó để thăng tiến. Ông miêu tả mình là đồng hương Hà Nam với Viên Thế Khải, đồng hương Trực Lệ (chỉ Đại Hưng) với Phùng Quốc Khố, Tào Côn, đồng hương Triết Giang với Tần Năng Huấn, Tôn Bảo Thỉnh. Khắp nơi đâu đâu cũng có đồng hương giúp đỡ.

Nói tóm lại, biện pháp mượn hào quang rất nhiều, chúng ta nên dốc sức khai thác. Có một số người, vật, việc tình mới nhìn qua không quan hệ gì với anh nhưng nếu động não suy nghĩ thì có thể khai thác cho sự nghiệp của anh.

Mượn danh tiếng người khác để bắt quan hệ như thê’ nào?

Mượn uy danh đã có từ lâu trong lịch sử Trung Quốc như cáo mượn lốt hổ, mượn dao giết người v.v.Chúng ta lưu ý một chút có thể phát hiện người xưa đánh giá kế mượn uy danh không cao, là điều người quân tử không làm. Đúng là kẻ tiểu nhân hay mượn danh người lừa kẻ khác, chó cậy gần chủ nhưng đó không phải là tội lỗi của bản thân vay mượn uy danh. Chỉ cần động cơ đúng đắn thì mượn các thế lực bên ngoài để đề cao thân phận mình và làm việc có hiệu quả lại là một phương thức được xã hội công nhận. Chúng ta không nên chỉ trích bác bỏ hoàn toàn.

Mọi người thường hiểu lầm hễ nghe nói đến mượn uy danh là mượn thế lực của người nào đó, kỳ thực là một hình thức thường thấy. Trên thực tế phàm bất cứ người, vật, sự, tình nào giúp ta làm việc thêm quang minh thì đều thuộc phạm vi mượn uy danh, ví dụ như tổ tiên, y phục, quê hương, tài trí, ngôn luận.đều là uy danh.

1. Giải thích mới về “cáo mượn lốt hổ”

Cáo là con vật rất thông minh nhưng do nó không có sức khoẻ, thân hình lại bé nhỏ nên hoàn cảnh khó khăn. Để khắc phục điểm yếu này, cáo dùng biện pháp kết bạn với hổ, đi lại thân thiết với hổ dũng mãnh được mọi người kinh sợ. Cáo có thể theo hổ đi lại tự do trong rừng và cũng hưởng sự tôn kính của hổ. Dù khi hổ không ở cạnh cáo nhưng biết cáo thân với hổ nên cáo vẫn ung dưng tự tại trọng rừng.

Nếu như cáo không thể kết bạn với hổ thì phải tạo ra mắt giả tượng là nó thân với hổ, lặng lẽ đi theo sau hổ rồi rêu rao khắp nơi nó là bạn chí cốt của hổ. Như vậy cáo đã tạo ra ấn tượng hổ quan tâm đến sự an nguy của nó.

Cách làm này của cáo là điển hình về mượn uy danh. Mưu trí Trung Quốc cổ đại về cáo mượn oai hổ vờn chỉ việc cáo mượn oai hổ để dọa nạt các loài dã thú khác. Nói chung cho là dùng uy thế người mà áp chế kẻ khác. Xét về góc độ mưu lược học thì đó là chỉ âm mưu gia mượn ngoại lực để gia tàng uy thế của mình đạt đến mục đích gây sức ép chiến thắng đối thủ. Mưu cáo mượn oai hổ theo tình đời tựa hồ không phải gian trá, chủ yếu là có cảm giác giảo hoạt, cho nên càng cần phải nghiên cứu. Loại mưu kế này gần gũi với cáo mưu kế “chó cậy thế chủ”, ” giương cờ lớn làm da hổ”, “mượn danh thiên tử sai khiến chư hầu”, “mượn đao giết người”.

Vậy thì trong cuộc sống thực tế, cái gì là mượn oai hùm? Dưới đây xin kể một số loại hình:

1. Hổ có thể là kẻ có quyền có thế mạnh, người đó cũng có mộng tưởng như anh và vui lòng giúp anh làm nên sự nghiệp.

2. Hổ có thể là kẻ có quyền có thế, vì lợi ích chung của đôi bên vui lòng giúp anh một tay. Tương tự như thế là bầy chim nhỏ trên lưng trâu, chúng ăn rận trên lưng trâu khiến cho trâu thoát khỏi nỗi khổ bị rận cắn, còn con trâu thì cũng làm chỗ nương thân và bảo vệ chúng.

3. Hổ có thể là một tổ chức hay một hiệp hội mà mộng tưởng giống thư của anh. Thông qua hợp tác tay nắm tay, đồng tâm hiệp lực, anh có thể tạo ra một tình thế không thể thiếu được là hổ đứng trước anh.

4. Hổ có thể là một loại quan hệ chính trị của anh. Thông qua sự ủng hộ thích đáng đối với người sắp đăng quang, anh có thể sáng tạo ra một người đồng đạo có quyền có thế. Chính vì nguyên nhân này mà các phú hộ thường mở hầu bao một cách khảng khái, quyên góp những món tiền lớn để có được con hổ cho anh ta thưởng ngoạn.

5. Hổ có thể là chức vị hay chức tước của anh. Người cô đơn thường thế yếu lộc mỏng, nhỏ bé không đáng kể nhưng nếu anh ta phục vụ cho một ông chủ có quyền có thế hô phong hoán vũ thì anh ta sẽ không còn là một kẻ cô đơn vô tích sự nữa. Những người phục vụ trong chính phủ hiểu sâu sắc điều này. Khi anh đại biểu cho một bang hoặc chính phủ liên bang ra nước ngoài thăm một quốc gia khác thì được đón tiếp long trọng khác xa một người đi du lịch bình thường. Thông qua quan hệ với chính phủ, tự nhiên anh có quyền lực. Một vị tổng giám đốc công ty đến bất kỳ nơi nào cũng được đón tiếp đặc biệt bởi vì quyền lực của ông ta chi phối tất cả tư bản của công ty

6. Hổ cũng có thể là tài trí của anh hay là công tác của anh. Nếu như Issac Sting chưa bao giờ kéo violon thế thì vĩnh viễn công thành Issac Sting mà ngày nay chúng ta biết. Có bản lĩnh tinh thông loại nhạc khí này Issac sting trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới. Cùng một nguyên nhân như vậy, bất kể anh làm nghề gì, công tác của anh đều có thể trở thành con hổ của anh. Cho nên có thể thấy, con hổ không phải chỉ là quan lớn, danh sĩ. Con hổ trong đời sống đương nhiên không phải chỉ có 6 loại kể trên, chúng ta nên luôn luôn chú ý đến những nhân vật và sự tình có thể giúp nâng cao thanh thế và hình tượng của chúng ta.

2. Quan hệ nhiều với danh nhân.

Quan hệ nhiều với danh nhân là một thủ đoạn hiện nay đang được vận dụng ngày càng rộng rãi trong các giới chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Đối với giao tế, thủ đoạn đó là một loại sách lược và kỹ xảo để đề cao hình tượng của mình, bành trướng ảnh hưởng của mình. Anh có thể mượn danh danh nhân một cách khéo léo ví dụ như trong khi nói chuyện thường đề cập đến tên một nhân vật có thân phận tối cao thì lập tức trong mắt người đối thoại, anh đã là một người không tầm thường. Mượn địa danh mà người có thân phận cao cấp thường đến cũng khiến thân phận anh được đề cao. Mượn danh ngôn như xin chữ ký minh tinh màn bạc, xin đề tựa của chuyên gia. Tất cả các biện pháp đó tuy có vẻ lợi dụng danh tiếng người khác, nhưng nói như thế là không công bằng. Xã hội công nhận danh nhân thì mọi người theo đuổi là việc chính đáng và có ý nghĩa tích cực đối với xã hội. Mượn danh nhân đề cao địa vị xã hội của mình là một phương thức được xã hội chấp nhận. Nguyên nhân khiến cho ký giả Ngô Tiểu Lợi nổi tiếng co quan hệ với việc cô ta giỏi xuất hiện bên cạnh lãnh tụ.

Nhiều người đã nhớ ngày 19 tháng 3 năm 1998, trong cuộc chiêu đãi, thủ tướng Chu Dung Cơ lần đầu tiên nhắc đến tên Ngô Tiểu Lợi: “Các anh chiếu cố một chút cho con phượng hoàng đài truyền hình là tiểu thư Ngô Tiểu Lợi, tôi rất thích tiết mục của cô ấy”. Trong thời điểm này, Ngô Tiểu Lợi trở thành minh tinh chính là vì cô trả lời phỏng vấn mà có câu của Thủ tướng Chu Dung Cơ: “Bất kể trước mặt là bãi mìn hay vực thẳm ngàn trùng, tôi cũng nhất định tiến tới, không quay đầu lại, cúc cung tận tụy chết thì thôi”. Sau khi tên tuổi Ngô Tiểu Lợi được nâng cao, Ngô Tiểu Lợi chủ trì tiết mục Tiểu Lợi xem thời sự cũng trở thành tiết mục nổi tiếng. Các bạn truyền hình trong nước nói với Tiểu Lợi: “Trong làng truyền hình nước nhà chỉ có nhũng vị chủ trì chương trình văn nghệ là dễ nổi tiếng, rất ít người làm chương trình thời sự mà trở thành minh tinh, cô là ngoại lệ”. Một bạn của đài truyền hình Trung ương cũng cười và nói: “Tiểu Lợi cô không biết là cô đã kích động các đồng nghiệp làm thời sự như thê’ nào đâu, họ ra sức tăng tốc độ phát âm, cắt tóc ngắn”.

Cuối năm nọ, Ngô Tiểu Lợi và một số bạn truyền thông cùng nhau phỏng vấn các lãnh tụ ở hội nghị Cát Bong Ba, cô cũng trở thành con cưng của giới truyền thông bởi vì chủ tịch Giang Trạch Dân cũng nhắc đến tên Ngô Tiểu Lợi. Ngày 15 tháng 11 khi chủ tịch Giang Trạch Dân bước vào hội trường, nghe nói có cơ quan truyền thông Hồng Kông, liếc mắt nhìn thấy ngay Ngô Tiểu Lợi, bèn cười nói rằng: “Ngô Tiểu Lợi, Ngô

Tiểu Lợi bây giờ đã trở thành nhân vật nối tiếng rồi!”. Ngô Tiểu Lợi cảm động nói: “Cảm ơn chủ tịch”.

Một người có danh vọng viết cho anh một chữ uy lực còn hơn người bình thường ca tụng anh tràng giang đại hải. Lật sử sách ra, cổ kim những người thành đạt không ai sinh ra đã nổi tiếng, hào quang rực rỡ, nhất hô bá ứng. Đại đa số ban đầu ẩn thân sau lưng một nhân vật lớn nào đó, đến khi có thời cơ thì mới tách ra hoặc đạp lên đầu người khác mà tiến lên, hoặc đổi khách thành chủ ăn tươi nuốt sống người khác. Trước khi đạt đến bước đó thì phải giấu kỹ cái đuôi hồ ly tinh của mình, trương ra một lá cờ da hổ. Điển hình nhất là Tào Tháo thời Tam Quốc. Tào Tháo cắp nánh thiên tử để sai khiến chư hầu, đông chinh tây phạt rất uy phong. Mở miệng ra là “Ta nay phụng chiếu thảo phạt ngươi”, khi thì nói: “Ta thừa mệnh thiên tử phụng chiếu hỏi tội”. Như thế Tào Tháo đã chiếm được địa vị thuận lợi dễ đàng trong cuộc hỗn chiến quân phiệt thời đó.

Bất kể động cơ cụ thể như thế nào, danh tiếng và thề diện là ngọn cờ lớn. Cuối thời Tần, nông dân khởi nghĩa, Hạng Lương phải cố công tìm ra một người cháu của Sở Hoài Vương, tôn lên làm Sở vương. Đó là muốn mượn ảnh hưởng cua Sở Hoài Vương để lôi kéo bá tính bởi vì ảnh hưởng của họ lớn hơn ảnh hưởng của người thường rất nhiều và hơn nữa, xác định được hình tượng là một việc hai lần công tích.

Dựng cờ da hổ đều có tác dụng không tầm thường đói với các ngành các nghề. Buôn bán phải tìm danh nhân, giống như minh tinh màn bạc Mỹ Clark Carlos cởi phăng áo lót, trần truồng như nhộng trong một pha quảng cáo đồ lót của Mỹ. Còn công nương Danh dẫn đầu việc đi giày đế bằng khiến cho giày cao gót nước Anh không ai mua nữa.

Đó đều là hiệu ứng danh nhân, lợi dụng một cáeh có ý thức thì đó là hiệu ứng mượn danh.

3. Bí quyết thành công nhanh chóng: Trèo lên kỹ thuật cao

Nhiều người sùng bái danh nhân, cúi đầu lắng nghe lời danh nhân, các cung tuân thủ. Cho nên trên thương trường nếu như có thể gắn hàng hóa nào đó của mình với tên tuổi danh nhân nào đó thì tiêu thụ rất nhanh. Phía bắc Quỳnh Đảo trong công viên Bắc Hải ở Bắc Kinh có Phỏng Thiện phạn điếm đã có lịch sử hàng mấy chục năm. Tuy thức ăn ở đây đã chế biến mô phỏng theo phương pháp nấu nướng của cung đình nhà Thanh nhưng không đắt khách lắm. Về sau, chủ phạn điếm tiến hành điều tra biết đại đa số khách du lịch ngoại quốc rất hâm mộ đồ ăn thức uống của các hoàng đế. Họ bèn quảng cáo rùm beng “Cơm thịt hoàng đế đã ăn”. Họ thu thập nhiều truyền thuyết về các món ăn cung đình soạn thành chuyện, bắt hầu bàn học thuộc lòng, tùy theo loại khách mà giới thiệu khi đưa thực đơn cho khách chọn. Lập tức phạn điếm hưng thịnh hẳn lên. Một lần, vị thị trưởng Washington của nước Mỹ là một người da đen mở tiệc từ biệt ở đây. Người hầu bàn mang lên một đĩa điểm tâm, cung kính giới thiệu: “Từ Hi thái hậu nằm mơ thấy ăn bánh nướng nhân thịt, sáng hôm sau ngẫu nhiên nhà bếp dâng lên bánh nướng nhân thịt. Thái hậu rất thích thú cho rằng lòng nghĩ thì sự thành, biểu tượng cát tường như ý. Hôm nay các ngài ăn bánh nướng nhân thịt của Từ Hi thái hậu, chúc các ngài vạn sự như ý, mọi sự cát tường.”. Tất cả các khách người Mỹ đều thích thú vui vẻ. Thị trưởng Washington cao hứng mời người hầu một cốc rượu và nói: “Lần sau đến Bắc Kinh sẽ trở lại đây Làm khách của qúy phạn điếm”.

Nhiều thương nghiệp thích dùng danh nhân quảng cáo không ngại tốn nhiều tiền. Người có tai mắt thích dùng cái gì thì người bình thường đều nghĩ “ta dùng loại hàng này cùng một mác với ông X”. Cũng là tiêu phi nhưng thêm một vầng hào quang thì tự nhiên ai cũng muốn mượn hào quang đó.

Một công ty Mỹ sản xuất “Bảo linh mật bán không chạy. Giám đốc vắt óc suy nghĩ làm sao kích thích sức mua, làm sao khiến cho người mua tin rằng: “Bảo linh mật” tăng cường sức khỏe. Cứ quảng cáo một cách bình thường thì thiên hạ chán rồi.

Đang lúc bế tắc thì một nhân viên tiếp thị đưa tin: Tổng thống Reagan dùng loại thực phẩm này. Vốn là cô tiếp thị này giỏi quan hệ với các danh nhân thường được các vị đó cung cấp nhiều thông tin qúy giá. Lần này cô ta nghe con gái Reagan nói: “Hơn 20 năm nay trong tủ lạnh nhà tôi lúc nào cũng có “Bảo linh mật”, cha tôi thích ăn vào lúc 4 giờ chiều hàng ngày, lâu nay đều như thế”. Sau đó một nhân viên tiếp thị khác được trợ lý của Reagan cho biết, tổng thống Reagan có bí quyết riêng để bảo vệ sức khỏe. Đó là ăn “bảo linh mật”, vận động nhiều, ngủ đủ.

Sau khi được những thông tin đó và được Reagan chấp nhận, công ty đó bèn phát động một đợt quảng cáo rông lớn khiến cho khắp nước Mỹ ai cũng biết vị tổng thống tuổi cao nhất trong lịch sử nước Mỹ sở dĩ thân thể mạnh khỏe, đầu óc tỉnh táo là bởi vì thường dùng “bảo linh mật”. Lập tức “bảo linh mật” tràn khắp nước Mỹ.

Ai ai cũng có lòng muốn có quan hệ với bất kỳ một danh nhân hoặc một minh tinh màn bạc nào đó. Nếu có thể dính dáng với danh nhân thì bản thân cũng thơm lây sẽ có giá hơn trong mắt người khác.

Có một người A rập tên là Abusa vốn nghèo khó, không một xu dính túi đã sư dụng thủ đoạn này tìm được nhiều danh nhân làm bạn, kiếm được một gia tài triệu phú.

Pháp bảo triệu phú của ông ta rất giản đơn. Trong album của ông dán nhiều ảnh danh nhân nổi tiếng rồi bắt chước tự dạng của danh nhân viết mấy chữ đề tặng bên cạnh ảnh. Abusa mang album này đi khắp thế giới phỏng vấn các đại thương gia và phú ông nổi tiếng. Ông nói:. “Tôi ngưỡng mộ ngài nên không ngại vượt ngài dặm sa mạc A rập đến đây thăm ngài, xin ngài dán một bức 1 ảnh qúy báu của ngài vào tập album “Danh nhân thê giới” này và xin ghi lên đó đại danh của ngài. Chúng tôi sẽ viết thêm lời giới thiệu sơ lược. Sau khi xuất bản tôi sẽ lập tức gửi tặng ngài một bản.”.

Do các vị này nhiều tiền, muốn tỏ ra hào phóng và được ngang hàng với các danh nhân thế giới nên trao cho Abusa một số tiền khá lớn để in album đó.

Xuất bản mỗi tập album đó chằng qua chỉ tốn vài dô la Mỹ. Nhưng các nhà triệu phú đã cho hơn ngàn đôla Abusa dùng 6 năm đằng đẵng đi 96 nước, có hơn 2 vạn người cung cấp ảnh và tiền. Người đưa nhiều tiền thì 2 vạn đô la, ít ra thì cũng 50 đô la, tổng cộng được 5 triệu đô la.

4. Mượn qúy nhân làm bối cảnh

Xưa nay quan trường triều Thanh đều nhờ vào hậu đài đi cửa sau, xin người viết thư giới thiệu. Quân cơ đại thần Tả Sùng Đường xưa này chưa bao giờ viết thư giới thiệu, ông nói: “Một người có bản lĩnh tự nhiên có người dùng”. Con của ông bạn tri kỷ là Hoàng Lan Giai được bậu bổ tri huyện ở Phúc Kiến, song chờ mãi không được bổ nhiệm. Hoàng Lan Giai thấy mọi người đều có thư giới thiệu của các đại thần, nghĩ rằng cha mình trước đây rất thân với Tả Sùng Đường, bèn đến Bắc Kinh cầu xin Tả Sùng Đường. Gặp con của bạn cố tri, Tả Sùng Đường rất khách khí.

Nhưng khi Hoàng Lan Giai xin ông thư giới thiệu cho tổng đốc Phúc Kiến, ông bèn biến sắc, nói vài câu rồi đuổi đi. Hoàng Lan Giai vừa giận vừa hận, rời phủ họ Tả, thả bước đến Lưu Li Xưởng xem tranh giải phiền. Đột nhiên anh thấy chủ tiệm đang tập viết chữ của Tả Sùng Đường, viết rất giống. Anh chợt nghĩ ra một diệu kế. Anh nhờ chủ tiệm viết chữ trên một chiếc quạt, trả tiền xong, Hoàng Lan Giai cầm quạt trở về Phúc Kiến.

Hôm đó là ngày tham kiến tổng đốc, Hoàng Lan Giai cầm quạt xòe ra bước vào công đường của tổng đốc. Tổng đốc lấy làm lạ hỏi: ” Bên ngoài nóng lắm sao? Lập thu rồi, sao anh còn quạt liên hồi thế?”. Hoàng Lan Giai đưa quạt ra phe phẩy rồi nói: “Không dám giấu ngài bên ngoại không lắm lắm, chỉ vì tôi vừa lên Bắc Kinh được Tả Sùng Đường đại nhân tự tay trao tặng chiếc quạt này cho nên tôi không giám rời tay”.

Tổng đốc cả kinh nghĩ rằng: “Ta nghĩ anh chàng họ Hoàng này không có hậu đài cho nên mấy năm nay cứ để hậu bổ mà không thực bổ, nào ngờ anh ta có hậu đài lớn đến như thế>Tả Sùng Đường hàng ngày chầu vua, ông ta chỉ cần giận ta chỉ cần tâu với vua nửa câu thôi thì ta không đảm đương nổi:. Tổng đốc bèn bảo Hoàng Lan Giai cho mượn cây quạt xem kỹ thì quả là tự dạng của Tử Sùng Đường không sai chút nào. Tổng đốc trả quạt cho Hoàng Lan Giai, lui vào hậu đường, lòng buồn rười rượi, cùng sư gia thương lượng. Ngài hôm sau bèn cấp bài ngà cho Hoàng Lan Giai đi làm tri huyện.

Mấy năm sau, Hoàng Lan Giai thăng đến tứ phẩm đạo đài. Một lần, tổng đốc vào kinh, gặp Tả Sùng Đường bèn nói lấy lòng: ” Con cố hữu của ngài là Hoàng Lan Giai nay đã làm đài quan ở tỉnh tôi rồi”.

Tả Sùng Đường cười bảo: “Thế ư! Lần đó anh ta đến tìm tôi, tôi bèn nói: ” Chỉ cần có bản lĩnh thì tất có người dùng”.Lão huyanh quả biết nhận thức nhân tài !”

Hoàng Lan Giai sở dĩ làm quan đến đạo đại là nhờ có đại qúy nhân Tả Sùng Đường sau lưng khiến cho tổng đốc, một tiểu qúy nhân, thăng quan cho họ Hoàng. Thực là một nước cờ cao. Tuy nhiên trộm danh tiếng người khác, lừa trời dối đất thì đáng phải trừng phạt. Quan trường triều Thanh hủ bại, khinh người khiến cho mọi người căm giận.

Chỉ xét riêng về góc độ mượn lực, lợi dụng một số qúy nhân làm đệm lưng khiến cho mình được đề bạt nhanh, anh hùng có đất dụng võ thì lại là việc đáng nghiên cứu. Bây giờ kết hợp với tình hình xã hội hiện đại đưa ra 5 kiến nghị:

1. Tìm kiếm qúy nhân.

Qúy nhân chỉ người có chức vụ cao hơn anh, có thể giúp anh thăng tiến. Anh phải bỏ thời gian nghiên cứu xem ai là người có năng lực đó. Có thể anh cho rằng sự thăng tiến của anh do thượng cấp trực tiếp của anh nhận xét tốt xấu có thể quan niệm này chính xác nhưng có khi cấp cao hơn nữa lại cho rằng thượng cấp của anh đã đến lúc không còn đảm nhận được chức trách nữa, cho nên không quan tâm tới đánh giá tốt xấu của ông ta. Vì thế chớ quá nông nổi, phải điều nghiên cẩn thận, anh mới tìm ra được qúy nhân có thể giúp anh thăng tiến.

2. Kích động qúy. nhân.

Không kích động qúy nhân cũng bằng không có qúy nhân. Cần xem xét trong hệ thống tổ chức, qúy nhân giúp anh thăng tiến rồi thì được gì; nếu không giúp anh thăng tiến thì mất gì.

3. Lùi một bước tiên hai bướt.

Con đường khang trang rộng lớn cố nhiên là con đường tốt nhất. Ví dụ anh đang trong hồ bơi, anh leo lên thang nhảy bậc cao nhất. Nhưng khi anh lên đến nửa chừng thì có người chắn mất lôi đi, leo nửa chừng thì người này đã mất dũng khí, nhắm hai mắt, bám chặt lan can, vừa không nhảy xuống vừa không leo lên nữa. Anh không có cách gì vượt qua người đó. Bấy giờ bạn bè hò hét cổ vũ anh nhưng vô ích.

Cũng vậy, trong hệ thống tổ chức, nếu như anh đứng ở một cấp mà cấp trên đã bị ai đó chiếm mất thì dù anh có cố gắng bao nhiêu cũng vô ích. Để lên bậc cuối cùng của thang nhảy, anh phải xuống thang đã bị tắc nghẽn đó, chuyển sang một thang khác không bị ai cản đường rồi leo lên bậc cao nhất. Cũng vậy, trong hệ thốn tổ chức, anh phải rời bỏ con đường thăng tiến đã bị cản trở, tìm con đường khác mà thăng tiến. Nếu như người trước mặt anh có khả năng thăng tiến thì không cần tránh anh ta mà chờ một thời gian để anh ta thăng tiến rồi người ta sẽ đề bạt anh lên.

4. Tranh thủ có nhiều qúy nhân đề bạt.

Nhiều qúy nhân cùng đề bạt anh thì có khả năng đạt hiệu quả đa số. Hiệu quả đa số sẽ khiến cho các qúy nhân cường điệu ưu điểm của anh, do đó quyết tâm đề bạt anh. Nếu như anh chỉ có một qúy nhân thì anh không thể cớ hiệu quả cường điệu đó cho nên có nhiều qúy nhân thì cơ hội thăng tiến càng cao.

5. Ánh sáng khúc xạ vẫn chiếu sáng

Năm Tưởng Giới Thạch qua đời, quân hàm của Tưởng Vĩ Quốc là trung tướng đã 14 năm. Theo qui định của Quốc Dân Đảng, phong trung tướng đã 14 năm mà không phong lên thượng tướng thì phải cưỡng chế xuất ngũ, cắt quân hàm. Thượng tướng thì được hưởng chung thân. Bấy giờ Tưởng Kinh Quốc làm tổng thống không muốn thăng trưởng Vĩ Quốc lên thượng tướng cho nên Tưởng Vĩ Quốc bèn nghĩ ra một biện pháp.

Tang lễ Tưởng Giới Thạch đã kết thúc, Tống Mỹ Linh chuẩn bị sang Mỹ cư trú. Trưa hôm bà khởi hành thì anh em họ Tưởng đến tiễn biệt. Tưởng Vĩ Quốc bèn đến trước, không mặc âu phục như thường lệ mà mặc quân phục đeo đầy huân huy chương, bước vào cửa bái chào Tống Mỹ Linh theo quân lễ. Trước đây, mỗi khi sinh nhật Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh, mọi người đều mặc thường phục cho nên hôm nay Tống Mỹ Linh thấy Tưởng Vĩ Quốc mặc quân phục thì lấy làm lạ bèn hỏi. Tưởng Vĩ Quốc trả lời đàng hoàng: “Bởi vì chẳng bao lâu nữa con không còn tư cách mặc quân phục lên hôm nay tiễn mẹ mặc quân phục để cho mẹ thấy bộ dạng con mặc quân phục như thê nào”. Tống Mỹ Linh hỏi: “Vì sao?”. tưởng Vĩ Quốc bèn giải thích tóm tắt chế độ của quân đội buộc phải xuất ngũ. Trong thời kỳ còn ở đại lục, Tống Mỹ Linh không quan tâm vấn đề quân đội, đến Đài Loan càng không chú ý đến. Đây là lần đầu tiên bà nghe nói đến chế độ bắt buộc xuất ngũ, bà hỏi: “Vậy tại sao Hà ứng Khâm lại vẫn mặc quân phục?”. Tưởng vĩ Quốc trả lời: ” Vì ông ta là thượng tướng theo chế độ hưởng quân hàm chung thân”. Cuối cùng, Tống Mỹ Linh hiểu rõ vấn đề.

Bấy giờ, Tuowngr Kinh Quốc đến. Tưởng Vĩ Quốc bèn đứng dạy chào theo quân lễ. Tưởng Kinh Quốc cau mày nói: ” Trong nhà lao sao lại hành lễ như thế?” Tưởng Vĩ Quốc chưa đáp thì Mỹ Linh đã nói: ” Vĩ Quốc còn có thể làm Quân nhân hay không?”. Tưởng Kinh Quốc không biết sự việc vừa mới diễn ra nên trả lời: ” Chú ấy vốn là quân nhân rất xuất sắc”. Tống Mỹ Linh nói: ” Nếu đã là quân nhân xuất sắc, sao lại phải làm thủ tục cuất ngũ?”. Bấy giờ Tưởng Kinh Quốc mới hiểu rõ sự tình, đành phải nói: ” Vĩ Quốc đã hết kỳ hạn trung tướng, tôi sẽ lập tức chuẩn bị phong hàm trung tướng, tôi sẽ lập tức chuẩn bị phong hàm thượng tướng”. Vậy là Tưởng Vĩ Quốc từ trung tướng lên thượng tướng.

Tưởng Vĩ Quốc thăng thượng tướng là nhờ “hào quang” trúc tiếp như thân thế, ngoài ra cũng có loại “hào quang” khác như tài ăn nói, y phục v.v của ông. Cụ thể ra, hào quang mà một người mượn không nhất thiết phải trực tiếp mà có một số hào quang tựa hồ không sáng lắm nhưngg cũng có uy lực, không thể xem thường. Ví dụ như:

1. Có thể mượn hào quang của tổ tiên mấy đời.

Người Trung Quốc có tạp quán coi trọng gia phả, xuất thân, thích làm con cháu danh nhân và cũng coi trọng con cháu danh nhân. Lưu Bị rõ ràng là một ông hàng chiếu hàng giày sau khi bám vào hoàng tộc được tôn là hoàng thúc Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Trương Phi, Triệu Vân. một loạt văn võ giương cao chiêu bài hoàng thúc, chia ba thiên hạ.Đối với thường dân thì có con cháu hay không có con cháu chỉ là việc nhà, việc gia tộc. Danh nhân không có con cháu thì người trong nước xót xa. Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại. Kỷ niệm cố nhân cũng có ba: cố cư, cố mộ, con cháu. Con cháu là lớn nhất tuy con cháu không kế tục được công đức và tài trí của tiền nhân nhưng đối với người đời thì dòng máu truyền thống xuống được người ta quan hoài hơn di vật vô tri vô giác. Mọi người tôn trọng con cháu danh nhân nói đến cũng chính là tôn trọng bản thân danh nhân. Đó là một loại kỷ niệm, một loại kiểu biểu dương truyền đời, nếu không thì tại sao người ta không truy tìm con cháu Tần Cối? Thời Càn Long nhà Thanh có danh sĩ Tần Đại sĩ đi qua mộ Nhạc Phi bất giác cảm khái nói: “Nhân Tòng cống hậu tu nhân Cối, ngã đáo phần tiền hối tính Tần” (Từ sau thời Tống người ta thóa mạ Tần Cối, ta đi ngang mộ Nhạc Phi mà hổ thẹn mình họ Tần) đủ thấv tiền nhân xưa có công đức lớn quan hệ rất lớn. Đối với người có công đức càng lớn cho quốc gia thì người ta lại càng tôn trọng con cháu, tựa hồ như thế mới tỏ được lòng cảm kích, thương nhớ họ.

2. Chồng nhờ danh tiếng vợ

Nữ sĩ Tịch Mộ Dung có chồng là Lưu Hải Bắc. Ông Lưu viết bài “Gia hữu danh thê Tịch Mộ Dung” tỏ lòng vô cùng tôn kính và yêu mến người vợ tài ba hơn người.

“Khi người ta giới thiệu tôi, sau khi kể tên tuổi, ngày sinh, năm sinh, chức vụ, học vị thì người giới thiệu thường viết thêm một câu “ông chính là chồng một người vợ nổi tiếng”. Mai sau có thể không mấy ai nhớ tên tôi nhưng nhất định nhớ vợ tôi. Vậy vợ nổi tiếng không đem lại cho tôi ích lợi gì hay sao? Không phải vô ích. Tôi xin đưa ra ví dụ cho các vị tham khảo.

Độc giả của vợ tôi đại đa số là thanh mến hoặc đang học hoặc vừa mới bước ra cổng trường đại học vào công tác một cơ quan nào đó. Có một lần, cả nhà tôi chuẩn bị đi chơi, vợ tôi gọi điện thoại đến một phạn điếm đặt phòng. Cô trực ban trả lời đã hết phòng rồi, vì là ngày nghỉ nên khách đông nhưng xin cho biết tên họ để sắp xếp sau. Khi người vợ danh tiếng của tôi xưng tên, đối phương bèn vội nói: “Bà đến lúc nào cũng được, nhất định có phòng cho bà”. Thật là sướng quá.

3. Sống nhờ tên quê hương

Thời kỳ chính phủ Bắc Dương có 7 vị tổng thống, trong số họ có 6 vị xuất thân quân sự, duy chỉ Từ Thế Xương là văn quan không một tên lính, một tên tốt nào cả Từ Thế Xương xuất thân văn quan, bám theo Viên Thế Khải thăng quan tiến chức, cuối cùng leo lên ngai tổng thống.

Từ Thế Xương sinh tháng 10 năm 1856 ở huyện Khai Phong tỉnh Hà Nam. Ngõ Song Long là nơi ông ra đời và lớn lên. Có thể coi đó là quê hương đầu tiên của ông ta. Theo gia phả họ Từ, cụ tổ của Từ Thế Xương quê ở huyện Cần tỉnh Triết Giang, đó là quê hương thứ hai của ông. Đến thời Càn Long thì họ Từ di cư từ Đại Hưng ở Bắc Kinh về Thiên Tân. Từ Thế Xương nhận Đại Hưng là quê hương thứ ba, Thiên Tân là quê hương thứ tư. Người khác cho rằng có nhiều quê hương như thế là phiền phức, nhưng Từ Thế Xương lại lợi dụng nhiều quê hương đó để thăng tiến. Ông miêu tả mình là đồng hương Hà Nam với Viên Thế Khải, đồng hương Trực Lệ (chỉ Đại Hưng) với Phùng Quốc Khố, Tào Côn, đồng hương Triết Giang với Tần Năng Huấn, Tôn Bảo Thỉnh. Khắp nơi đâu đâu cũng có đồng hương giúp đỡ.

Nói tóm lại, biện pháp mượn hào quang rất nhiều, chúng ta nên dốc sức khai thác. Có một số người, vật, việc tình mới nhìn qua không quan hệ gì với anh nhưng nếu động não suy nghĩ thì có thể khai thác cho sự nghiệp của anh.

Bình luận
× sticky