Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

36 Kế Nhân Hòa

Kế 33: Kế Xuống Đài

Tác giả: Duy Nghiên, Duy Hinh

Làm sao xuông đài thoát khỏi quẫn bách?

1. Kỳ thực đài cũng không khó xuống

Thời kỳ Võ Tắc Thiên, nhà Đường nghiêm cấm bắt giết động vật, ngay cả cá trong sông cũng được bảo hộ. Ngự sử Lâu Sư Đức bị phái đến Thiểm Tây nhậm chức. Khi vừa đến nhiệm sở, quan đầu bếp làm tiệc có thịt chiêu đãi ông. Lâu Sư Đức hỏi: “Toàn quốc cấm giết động vật, sao lại có thịt?” Quan đầu bếp cung kính trình bày rằng: “Là thịt cừu do bị sói cắn chết”. Sư Đức nói: “Con sói này thật biết điều. Ngày hôm sau, đầu bếp lại dâng món ăn cá. Lâu Sư Đức lại hỏi cá ở đâu ra. Đầu bếp đáp: “Con cá này do sói cắn chết” lâu Sư Đức quát mắng đầu bếp: “Ngươi ngu quá, không biết nói cá cắn chết cá hay sao?” Mượn cớ thì phải xảo diệu, nói cho khéo không có trí không làm được.

Âu Dương Tu không thích Phật giáo. Nếu ai nói với ông về Phật sự Phật thư thì ông tỏ ra bất bình. Thế nhưng con út của ông lại có tên cúng cơm là Hòa Thượng. Có người hỏi ông rằng: “Ngài không thích Phật giáo, bài xích hòa thượng thế tại sao con ngài lại đặt tên la Hòa Thượng”. Âu Dương Tu đáp rằng: “Đó chính là vì ta coi thường Phật giáo giống như mọi người thường đặt tên cho con là Ngưu (trâu), Lư (lừa) vậy”. Người hỏi không nhịn cười được, hết lời ca ngợi tài ăn nói của âu Dương Tu.

Ro ràng lý do mà âu Dương Tu đưa ra không phải lý do thật sự. Nhưng trong trường hợp người khác không mở miệng được mà ông lại tìm ra được lý do có sức thuyết phụt nhời ta quả là người cơ trí.

2. Để cho người ta có đường xuống đài, cứu vãn tình thế như cứu hỏa

Nhà hàng Bắc Kinh có một thợ cắt tóc già tên là Châu Điện Hoa, đã từng cắt tóc cho Chu Ân Lai hơn 20 năm thành ra bạn với nhau. Chu Ân Lai thường cắt tóc, lúc nhàn rỗi thường đến nhà hàng vào ban đêm. Khi có quá nhiều khách chờ cắt tóc: Thợ cắt tóc bận rộn thì các khách đều nói thủ tướng rất bận, xin nhường cắt tóc trước nhưng Chu Ân Lai đều khéo léo từ chối, ngồi xem báo chờ đến lượt. Có khi Chu Ân Lai quá bận không có thời gian đến nhà hàng này cắt tóc bất đắc dĩ phải mời cụ Châu đến nhà cắt tóc. Có một lần cụ Châu cắt tóc cho Chu ân Lai đến lúc cạo mặt bỗng nhiên Chu Ân Lai ho khiến cho dao cạo làm dứt một vết nhỏ dưới cằm chảy máu. Cụ Châu thất thế rất lo lắng vội vàng xin lỗi Chu Ân Lai. Chu Ân Lai điềm dạm an ủi ông rằng: “Không hề tránh ông được. Lỗi tại tôi ho không báo trước, may mà ông nhanh tay nhấc dao ra!” Cụ Châu nghe xong rất cảm động mà vẫn lo trong lòng. Chu ân Lai muốn an ủi cụ Châu bèn mời cơm.

Vui lòng mở đường xuống đài cho người khác không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật. Người không có lòng bao dung đại lượng, thường thích thú khi thấy người khác khốn quẫn thì không bao giờ trở thành cao thủ trọn vẹn.

Dạ hội ngày 23 tháng 9 năm 1993, đài truyền hình Bắc Kinh truyền hình trực tiếp ở Ngũ Châu đại tửu điếm. Quan chức các giới ở Bắc Kinh được mời tham dự.

Khi đài truyền hình sắp phát tiết mục xin đăng ký thế vận hội Olympic này qua vệ tinh ra toàn thế giới, vào 2 giờ 15 phút ngày 24 tháng 9, chủ tịch ủy ban Olympic thế giới ngài Havelant xuất hiện trên màn hình thì tất cả những người Trung Quốc ngồi trước máy ti vi đều chờ ông nói hai chữ Bắc Kinh. Quả nhiên ngài Havelant đã nói. ông dùng tiếng anh nói: “cảm ơn bắc Kinh”. Có người chỉ nghe hai tiếng Bắc Kinh cho rằng Bắc Kinh đã được chấp nhận bèn hoan hô rầm rĩ cuồng nhiệt sôi động, các ký gia chuẩn bị phỏng vấn.

Ông Trương Đế, danh ca Đài Loan là khách mời danh dự cũng chìm trong làn sóng cuồng hoan. Bỗng nhiên ông thấy trên màn hình CCTY cảnh dân chúng Sydney hoan hô rầm rộ. Ông bỗng tỉnh ngộ vội vàng bảo với mọi người xung quanh: “Bình tĩnh, có lẽ đã lầm rồi!”

Hội trường im phăng phắc.

Trương Đế đứng dậy một cách khó nhọc. Danh ca nổi tiếng cơ trí lịch duyệt này lần đầu tiên cảm thấy khó nói. Ông nói: “Các vị, vừa rồi khi nghe hai tiếng Bắc Kinh, tim tôi đập rộn ràng vui sướng. Tôi tưởng rằng chúng ta đạt được vinh dự tổ chứe thế vận hội, nhưng cuối cùng lại là Sydney. Nhưng tôi cho rằng Bắc Kinh đã thắng lợi rồi, thật sự thắng lợi rồi?” Hội trường vỗ tay nhiệt hệt. Ông nói tiếp: ” Qua truyền hình, các vị thấy Bắc Kinh đã trở thành tiêu điểm của thế giới, tham gia thế vận hội rồi, chúng ta đã luôn là vũ đài thế giới. Đó là niềm kiêu hãnh của chúng ta… Các bạn thân mến, tôi từ đài Loan đến nhưng tôi đại biểu Trung Quốc, người Hoa toàn thế giới chúc Bắc Kinh của chúng ta tượng trưng cho tự do và hoà bình vĩnh viễn tiến lên, tiến đến thắng lợi! Vừa rồi có bạn nói 40% hi vọng là đúng. Trong một thời gian ngắn mà chúng ta khiến cho toàn thế giới hiểu biết chúng ta là không đủ, chúng ta nỗ lực tiến nhanh lên nữa, Bắc Kinh phải đi theo hướng đó”.

Trương Đế giải tỏa khéo léo, mở ra con đường xuống đài cho toàn thể người Trung Quốc, cứu vãn tình thế. Đó là nhờ trong lúc cấp bách ông vẫn giữ được bình tĩnh thong dong tự tại.

Những việc khiến người ta không xuống đài được đa số xảy ra trong lúc bất ngờ, ngoài dự liệu của người ta. Nhưng chỉ cần có thể kịp thời thay đổi góc độ, khéo léo hóa giải thì không những tìm ra con đường xuống đài mà thậm chí lại làm cho cuộc sống thêm thú vị.

Có một đôi vợ chồng tranh chấp việc nhỏ nhặt cãi vã không thôi. Chính vào lúc bà vợ đang dở giọng sư tử gầm ra thì có một cặp vợ chồng bạn đến chơi Ông chồng quẫn bách khốn cùng. May bà vợ cũng mềm tình giữ thể diện cho chồng, thấy bạn đến bèn lập tức dừng lời nhưng vẫn chưa có lối thoát. Người bạn thấy thế, cười nói rằng: “Nghe hai bạn chuyện trò rất nồng nhiệt, tôi đến không đúng lúc rồi”. Nghe thế bà vợ đỏ mặt không nói gì bỏ đi. Ông chồng vội vã nói với bạn: “Đánh là thương, mắng là yêu chúng tôi vùa rồi đang nhu thế đó. Chớ thấy bà ấy vưa rồi ra vẻ hung hăng, chính là đang tỏ ra quan tâm tôi đó, không tin anh cử hỏi bà ta”. Bà vợ bèn từ trong buồng chạy ra cười ha ha với bạn. Thế là chấm dứt cuộc tranh cãi.

Vợ chồng hóa giải với nhau như thế cần phải có hai tố chất mới được. Một là phải có lòng bao dung nhẫn nhịn nhau, vui lòng mở đường xuống đài cho nhau. Hai là phải giỏi ứng biến giống như lính cứu hỏa lâm nguy, không biết sợ thi mới có phản ứng nhanh chóng giải tỏa tình thế.

Trong trường giao tế, mỗi người đểu phải xuất hiện trước mặt mọi người cho nên phải đặc biệt chú ý hình tượng của mình, vì thế lòng tư trọng và lòng hy sinh đặc biệt mãnh liệt so với bình thường. Người ta bị tâm trạng đó chi phối mà bị anh làm cho không có đường xuống đài thì phản ứng mãnh liệt hơn bình thường, thậm chí kết thành oán thù suốt đời. Còn như anh đã mở đường cho họ xuống đài, bảo vệ được thê diện của họ thì họ cảm kích vô cùng. Trong giao lưu, mở đường cho người ta xuống đài có anh hưởng rất sâu xa, cứu vãn tình thế như cứu hỏa.

3. Lấy lại thể diện

Nhiều lúc con người phải tính toán cho mình. Có một số người không thông cảm hoàn cảnh của anh, thấy anh lâm vào cảnh quẫn bách thì vui sướng. Cho nên hóa giải không phải chỉ lo cho người mà trước tiên là để tìm đường xuống đài cho bản thân, thoát khỏi bế tắc. Thuật tự tìm đường xuống đài không thể không học tập. Dưới đây trình bày đôi điều.

Trong cuộc sống hiện thực thường gặp trường hợp do lời nói sai mà lâm vào quẫn bách, ít nhiều ảnh hưởng đến mặt trai của giao tế. Cho nên sau khi nói sai thì quan trọng nhất là sửa sai như thế nào.

Để sửa sai kịp thời sáng tạo một mối quan hệ tốt và một tâm cảnh tốt trong giao tế thì cần nắm được các phương pháp sửa sai. Lâm sai sửa sai la một biện pháp tốt. Biện pháp này là sau khi nói sai phải tiếp tục theo dòng nói sai một cách khéo léo dẫn đến sửa sai. Chỗ xảo diệu của biện pháp này là phải không động lòng, mặt không biến sắc xoay thuyền câu chuyện sang hướng khoe một bách tự nhiên.

Trong một tiệc cưới, khách mời chen chúc nhau đến chúc mừng cô dâu chú rể. Một ông quá cảm động nói: “Đi qua mùa yêu đương thì bước vào con đường hôn nhân dài dằng dặc. Phải thường xuyên bôi trơn bánh xe tình cảm. Hai bạn bây giờ giống như một cỗ máy cũ…”. Vốn ông ta định nói “cỗ máy mới” nhưng lại nói nhầm khiến cho mọi người thảng thốt. Cặp tân hôn bất mãn vì họ vừa ly hôn với bạn tình cũ, cho rằng ông khách chế giễu họ. Ông khách vốn muốn so sánh tân nhân với cỗ máy mới, hy vọng họ ít ma sát nhau mà thông cảm cho nhau. Nhưng đã lỡ lời rồi cải chính càng vô vị. Ông lập tức trấn tĩnh lại nói tiếp: đã qua thời kỳ chạy rô đa”. Cử tọa vỗ tay tán thưởng. Ông lại nói tiếp: “Tân lang tân nương, chúc mừng hai bạn vĩnh viễn tắm trong gió xuân”. Mời người vỗ tay tán thưởng, đôi tân nhân rạng rỡ tươi cười, mặt như nở hoa.

Vị khách này lấy sai sửa sai thật tuyệt. Nói sai rồi thì cứ tiếp tục nói theo điều nói sai nhưng chuyển ý sang hướng khác, thay đổi ngữ cảnh, đổi lời nói sai khó chịu thành lời chúc phúc giống như điểm thạch thành kim.

Tại một số nơi công cộng anh đã từng phạm sai lầm nay có người cố ý nhắc lại điều không tốt đẹp đó của anh. Nếu anh trực tiếp giải thích thì e không bao nhiêu người thông cảm với anh mà có khi lại tiếp tục chất vấn anh khiến cho tình thế càng xấu đi. Trong trường hợp này anh có thể dùng tỉ dụ, ám thị… khiến cho người ta thông cảm với hoàn cảnh phạm sai lầm của anh.

Krutsop đã từng được Stalin hết sức tín nhiệm và trọng dụng. Sau khi ông phê phán Stalin thì nhiều người Xô Viết nghi ngơ rằng nếu như đã biết sai lầm của Stalin từ trước thì tại sao ông lại chưa bao giờ đưa ra ý kiến bất đồng với Stalin? Ông có tham dự vào những hành vii sai lầm đó hay không?

Trong một đại hội đại biểu của Đảng Cộng Sản Liên Xô, Krutsop lại phê phán sai lầm của Stalin. Có người trong hội nghị đưa lên một miếng giấy, Krutsop mở ra đọc: “Lúc bấy giờ ông đang ở đâu?”

Đó là một vấn đề hết sức gay cấn, mặt Krutsop rất khó coi, khó lòng trả lời nhưng không thể né tránh câu hỏi này mà cũng không thể giấu mảnh giấy đi đâu. Ông cũng biết nhiều người có câu hỏi như thế, hơn nữa bên dưới hàng ngàn cặp mắt đang chăm chú nhìn mảnh giấy trong tay ông chờ ông đọc lên. Krutsop suy n ghĩ một lúc

rồi cầm mảnh giấy lên đọc nội dung. Sau đó ông nhìn xuống hội trường lớn tiếng nói: “Ai viết mảnh giấy này mời đứng dậy lên bục ngay”. Không ai đứng dậy. Mọi người tim đập thình thịch không biết Krutsop định làm gì? Người viết mảnh giấy càng lo lắng không biết sau này điều tra bị phát hiện thì sẽ như thế nào? Krutsop lại nhắc lại một lần nữa, toàn hội trường lặng im như chết, mọi người đã chờ cơn giận của Krutsop bột phát ra. Vài phút trôi qua, Krutsop nói một cách bình tĩnh: “Được rồi, tôi bảo cho anh biết, lúc bấy giờ tôi đang ngồi ở chỗ hiện nay anh đang ngồi”.

Krutsop đã khéo léo sáng tạo ra một cục diện mượn cảnh tượng mà mọi người đều hiểu hàm nghĩa để chuyển hóa thành ẩn ý trong đáp án của ông. Cánh trả lời này vừa không tổn hại uy tín của mình vừa làm cho người nghe cảm nhận thấy ông che giấu sai lầm một cách văn.

Cách hóa giải hữu hiệu này làm cho người ta co thể nghiệm thật sự của bản thân, từ đó cảnh tỉnh họ chất vấn quá hà khắc nan giải.

Như vậy, có nhiều cách mở đường xuống đài cho người khác và cho bản thân giữ được thể diện, chuyển biến được tình thế từ quẫn bách sang thoải mái. Điều cốt yếu là bình tĩnh và nhanh trí cũng có khi phải có cả hài hước.

Kế 34: Kế ám thị

Làm thế nào dùng lời nói khéo léo khiên cho đôi phương hứng thú?

1. Lời nói nghe thanh, chiêng trống nghe âm

Trong cuộc sống có nhiều lời không thể nói trực tiếp mà phải ám thị. Cho nên có lối nói nước đôi, nói bóng nói gió, chỉ chó mắng mèo.

Năm 1972, tổng thống Mỹ Nixon đang thăm Liên Xô sắp đi thăm các thành phố khác. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản viên Xô Bretgonhep ra sân bay tiễn khách. Máy bay có sự cố, một động cơ không làm việc. Nhân viên sân bay lập tức kiểm tra máy bay. Nixon và tùy tùng đành chờ. Bretgonhep từ xa nhìn, lông mày nhíu lại. Để che giấu sự quẫn bách, ông bèn cố ý nói nhẹ nhàng: “Thưa Ngài Tổng Thống, thật đáng tiếc, xin lỗi Ngài làm lỡ chuyến bay của Ngài!” ông vừa nói vừa chỉ tay những người đang bận rộn trên sân bay và nói tiếp: “Ngài xem, tôi phải xư phạt họ như thê’nào?” Nixon đáp rằng: “Không! Nên đề bạt họ! Nếu như không phát hiện được sự cố thì khi máy bay lên trời rồi càng đáng sợ hơn!” Lời nói của Nixon ngầm ý châm chọc cay chua, chỉ trích một cách vô thanh mà lại thể hiện ra tựa hồ khen ngợi. Nghe lời nói đó ngoài cười đau khổ ra khó còn biết nói gì nữa.

Nghe lời nói phải nghe thanh, nghe chiêng trống phải nghe âm, tức phải hiểu cái ẩn tàng bên trong thanh và âm.

Nghe lời nói có chính xác hay không thì ngoài năng lực tu dưỡng ngôn ngữ của bản thân ra, giải mã lời nói chính xác hay không mới là quan trọng. Không nên xem thường sai lầm giải mã lời nói. Sai lầm đó không những làm trò cười mà còn ảnh hưởng đến mâu thuẫn và hiểu lầm trong giao tế.

Có khi người ta không nhận thấy thông tin của anh bởi vì họ không nắm được ý thật trong lời nói của anh.

Cậu Cường Ni nói với thầy giáo rằng: “Em không muốn dọa người nhưng cha em bảo, nếu thành tích học tập của em kém thì có người phải bị đòn”. Thầy giáo ngộ nhận là cha cậu dọa đánh thầy giáo.

Để tránh hiểu lầm thì khi nói, chúng ta phải chú ý đến dùng chữ có đắc hay không và cũng phải chú ý ẩn ý của lời nói có thích đáng hay không. Ví dụ có một câu quảng cáo thường gặp: “Heineken có thể là loại bia ngon nhất thế giới”. Có người cho quảng cáo này tương đối thực tế, không khoa trương. Nhưng nếu xét từ góc độ ẩn ý thì câu quảng cáo đó có vấn đề. Câu đó có hàm nghĩa là Heineken không nhất định là loại bia nhất thế giới. Hàm nghĩa này tất người quảng cáo không thích.

Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, đến chơi nhà người ta chớ thấy vật hay đẹp mà khen. Đại loại như: “Chai rượu này rất ngon”, “Cái bật lửa này đẹp quá”, như vậy chủ nhà lầm tưởng anh muốn uống rượu và muốn có tặng phẩm.

Nhưng khi anh lỡ nói ra một câu có thể có hàm nghĩa không tốt thì không nên hoang mang bởi vì ngữ nghĩa thông dụng của từ hội mạnh hơn ẩn ý của lời nói. Hoàn toàn có thể sửa lại cho khỏi hiểu lầm. Ví dụ khi anh khen rượu ngon bị hiểu lầm muốn uống rượu thì anh có thể nói thêm anh không uống được rượu vì lý do gì đó. Thế là chủ nhà hiểu ý của anh, không còn hiểu theo ẩn ý lời nói nữa.

2. Dĩ nhu khắc cương, che giấu chỗ lợi hại của mình

Trong cuộc sống hàng ngày, trực tiếp nhục mạ người khác tất họ dê dàng hiểu ngay. Còn nếu như biết dùng ẩn ngữ để nhục mạ người khác thì người nghe phải chú ý lắm mới hiểu. Người nghe không những phải nghe ra ác ý của người nói và hơn nữa khi cần thiết có thể dùng gậy ông đập lưng ông phản kích lại.

Nghe nói có một thương gia gặp thi sĩ Haimt (nhà thơ Do Thái) bèn nói với ông ta rằng: “Gần đây tôi đến đảo Tahiti, ông có biết trên đảo có cái gì đáng chú ý hay không Haimt đáp lại rằng: “ông nói đi, cái gì vậy? Thương gia nói: “Trên đảo đó vừa không có người Do Thái vừa không có con lừa.” Haimt trả lời: “Hay lắm, nếu tôi và ông cùng đến Tahiti thì có thể bổ khuyết hai thiêú sót đó. “

Thương gia đánh đồng người Do Thái với con lừa, rõ ràng ngầm mắng người Do Thái giống con lừa. Haimt hiểu đối phương mắng mình bèn trả lời ẩn ý thương gia là con lừa khiến cho thương gia cụt hứng mà mang nhục vào thân.

Khi bị bọn tiêu nhân nói bóng nói gió nhục mạ anh thì anh có thể dùng các biện pháp sau đây:

1. Dĩ nha hoàn nha (nếu người ta đánh gãy răng anh thì anh cũng đánh gãy răng người ta).

Anh phải kịp thời nắm bắt được chỗ sơ hở trong lời nói đối phương phản kích vạch mặt đối phương. An Đồ Sinh rất giản dị, đội một chiếc mũ rách đi ra đường. Có người qua đường chế nhạo ông nói rằng: “Cái đồ chơi gì trên đầu anh đấy? Có thể gọi đó là cái mũ ư?” An Đồ Sinh lập tức phản kích nói rằng: “Cái đồ chơi gì dưới mũ anh đấy?

Có thể gọi đó là cái đầu được ư?” An Đồ Sinh đã dùng lại phương thức nói của đối phương để ăn miếng địa miếng khiến cho mọi người xung quanh thích thú vô cùng.

2. Lấy lùi làm tiến.

Thời xưa Yến Anh của nước Tề đi sứ nước Sở. Yến Anh lùn, vua Sở bèn chế giễu nói rằng: !’Chẳng nhẽ nước Tề hết người rồi hay sao? Yến anh đáp rằng: “Người qua lại trên nước đường thủ đô nước Tề chỉ cần giơ tay áo lên là che mặt trời, nhỏ mồ hôi xuống thì như mưa, mọi người chen chân nhau sao lại nói là nước Tề không có người”. Vua sở tiếp tục nói: ” Nếu đã đông người như thế thì sao lại phái người như ông đi sứ?” Yến Anh đáp lại rằng: ” Vua Tề sai người có bản lĩnh nhất đi sứ nước có vua hiền tài nhất, phái người hèn kém nhất đến nước có vua kém nhất. Tôi là người hèn kém nhất nên bị phái đến nước Sở” Vua Sở hổ thẹn.

Trong câu chuyện này Yến Anh đã dùng phương pháp lấy lùi làm tiến tựa hồ tự đánh giá mình thấp mới bị phái đến nước Sở đó là lùi, thực tế là chế giễu vua Sở bất tài, đó là tiến. Lấy lùi làm tiến, giấu kim trong bọc khiến cho Sở Vương không nhục mạ được Yến Anh mà trái lại lại bị chê bai.

3. Che giấu lợi hại của mình.

Trong một số trường hợp có thể đem một từ tách ra giải thích đem lại một ý mới cảnh mới. Có một lần Chu ân Lai tiếp kiến ký giả Mỹ, một ký giả không có thiện ý khiêu khích hỏi rằng: “Thưa Ngài thủ tướng tại sao người Trung Quốc gọi đường cái con người đi là mã lộ (mã là ngựa, lộ là con đường)?” Thủ tướng Chu ân Lai nghe xong trả lời một cách tự hào rằng: “Người Trung Quốc chúng tôi là Mã Khắc Tư phi lộ (con đường của Mác) gọi tắt là mã lộ”. Vị ký giả này câm miệng không nói nên lời. Câu trả lời thần diệu này của Chu ân Lai đã lợi dụng khéo léo phương pháp tu từ học sáng tạo ra một hàm ý tân kỳ điểm thạnh vi kim, hóa thuyết thành xảo vửa bảo vệ được sự tôn nghiêm của Trung Quốc lại phản kích khéo léo vị ký giả Mỹ nọ. Thật là che giấu lợi hại của mình quy thần không thấy được, một khi bộc lộ lợi hại thì thiên hạ không ai chống lại được.

4. Dĩ nhu khắc cương.

Ví dụ hai ông Giáp và ất vốn quan hệ với nhau kháng tốt. Một hôm hai ông gặp nhau trong hẻm nhỏ. Giáp ngạo mạn bảo Ất rằng: “Ta không nhường lối đi cho ngươi, ngươi làm gì được ta? ăn thịt ta ư?” Ất chậm rãi nói rằng: “Đương nhiên tôi không thể ăn thịt anh vì tôi theo đạo Hồi”. Câu trả lời tựa hồ Ất thỏa hiệp với Giáp, kỳ thực ngầm mắng Giáp là con lợn (vì người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn).

Trong lời lại có lời, cơ bản có hai công cơ bản. Một là có thể nghe được ý tại ngôn ngoại của đối phương, hiểu được thâm ý ác độc, nếu không thì trở thành đầu đề đàm tiếu của người ta. Hai là phải biết diễn đạt ý mình một cách uyển chuyển khéo léo, lời nói rất nghệ thuật mà lại khiến cho người nghe ngầm hiểu trong lòng biết rõ chỗ lợi hại trong lời nói của anh. Địch thủ của anh tiến công cạnh sườn có ý ác độc, đó là một loại sấm sét vô hình, thậm chí (co thể làm cho anh thân bại danh liệt. Anh chớ có xem thường. Thượng sách để đối phó với ám tiễn bắn lén là ảo thuật bắt tên quay lại đả kích địch thủ. Bảo vệ thanh danh và thể diện của mình là tự bảo vệ. Muốn đứng vùng trong trường đời phải chuẩn bị công lực.

3. Làm bẽ mặt người ta vừa đủ thì thôi

Trong quan hệ giao tế, do nhiều nguyên nhân có lúc chúng ta làm bẽ mặt người khác. Nếu xử lý không thỏa đáng dễ dẫn đến đắc tội với người ta, thậm chí kết oán thù. Người ta có lỗi với anh thì anh vẫn phải có thể tha được thì tha. Tha tội cho người khác cũng không thể sỗ sàng. Tâm sự với người thân cũng phải hàm súc khéo léo, không được lỗ mãng. Lợi dụng trong lời có lời để ám thị cho người khác cũng không thể không có kỹ xảo ảo diệu.

1. Cư tuyệt cũng phải co phương pháp.

Có một số người nhờ người giúp đỡ song vì nhiều lý do không tiện mở miệng nói thẳng, thích dùng ám thị ném đá dò đường. Lúc đó tốt nhất anh cũng dùng ám thị để cự tuyệt.

Hai người đi làm thuê tìm đến nhà anh Lý đồng hương đang công tác tại thành phố, phàn nàn làm thuê khó nhọc mà lại không đủ tiền ở nhà trọ hay thuê phòng riêng. Ngầm nói muốn ở nhờ nhà anh Lý. Anh Lý nghe xong bèn ám thị nói rằng: “Đúng rồi, thành phố không bằng ở nhà quê ta, chỗ ở rất khó khăn, như tôi đây hai gian phòng nhỏ như lỗ mũi mà ở cả ba thế hệ. Cậu con học trung học của tôi không có giường, đêm đêm đành ngủ trên đi văng. Hai anh từ xa đến thăm tôi đáng lẽ phải giữ lại chơi vài ngày, đáng tiếc không thể làm được!” Hai vị đồng hương nghe xong hiểu ý bèn rút lui.

2. Trách móc cũng phải có kỹ thuật.

Nói chung trong tranh luận thì phía có ưu thế rõ rệt chớ nói quá rắn, quá chặt chẽ. Dù cho đối phương sai cả thì tốt nhất kẻ thắng cuộc cũng nên buộc đối phương nhận lời và kết thúc tranh luận một cách có thể diện.

Một công nhân viên chức một cơ quan nọ trong khi ăn cơm ở một hiệu cơm phát hiện có con ruồi trong bát canh bèn nổi giận. Anh ta chất vấn người phục vụ, người này thản nhiên không đếm xỉa. Sau đó anh tìm chủ hiệu hỏi: “Bat canh này là cho ruồi hay cho tôi, xin ông giải thích cho?” Chủ hiệu mắng người phục vụ mà thản nhiên không quan tâm anh ta. Anh ta bèn ám thị chủ hiệu: “Xin lỗi, xin ngài cho tôi biết khởi tố hành vi xâm phạm quyền lợi người khác của con ruồi như thế nào?” Bấy giờ chủ hiệu mới ý thức sai sót của mình bèn đổi bát canh khác và xin lỗi: “Anh là khách quí nhất của chúng tôi”. Rõ ràng anh công nhân có lý trăm phần trăm nhưng không quấy nhiễu chủ hiệu mà mượn việc tố cáo con ruồi để ám thị cho đối phương buộc phải xin lỗi. Thật vô cùng hài hước hóm hỉnh mà lại hóa giải rất đạt tình thế quẫn bách của hai bên.

3. Dùng lựa chọn kết thúc xung đột.

Trong cuộc tranh luận nao nhiệt, khi kẻ có lý thấy rằng dùng lý lẽ phân bua không ích gì nữa thì dùng một cách nói ngoài mềm trong rắn kết thúc tranh luận. Đem hình thế không thể lưỡng toàn kỳ mỹ đặt ra trước mặt đối phương, khiến cho họ mất cơ sở tranh luận thì có thể đạt kết quả cảnh tỉnh đối phương làm dịu không khí tranh luận.

Nhà sinh vật học Baxit đang làm thí nghiệm trong phòng thì một thanh niên đột nhiên xông vào chỉ trích ông dụ dỗ vợ anh ta. Tranh luận dẫn đến hai bên quyết đấu ổng Baxit thanh bạch hoàn toàn có thể đuổi anh thanh niên ra khỏi phòng hay hơn là quyết đấu. Nhưng làm như vậy không giải quyết được vấn đề, thậm chí có thể dẫn đến cả hai bên đều bị thương. Lúc bấy giờ Baxit trầm giọng nói rằng: “Tôi vô tội… Nếu như anh không thể không quyết đấu vậy thì tôi sẽ chọn vũ khí.” Đối phương đồng ý. Baxit bèn nói rằng: “Trước mặt có hai chiếc lọ, một chiêc đựng vi khuẩn đậu mùa, một chiếc đựng nước lã Anh hãy chọn lấy một lọ mà uống cạn, lọ còn lại tôi sẽ uống nốt. Có được không Anh thanh niên lặng người, bỗng chốc anh ta lâm vào tình thế nan giải vì không biết lọ nào có vi khuẩn lọ nào là nước lã. Anh ta đành phải chấm dứt tranh luận và khiêu chiến, lặng lẽ rút lui. Rõ ràng Baxit đã đưa ra một vấn đề hóc búa, bề ngoài mềm mỏng mà bên trong chứa đầy chông gai, như vậy mới kết thúc được việc quyết đấu.

4. Giải nghĩa để loại bỏ khốn quẫn, đưa ra một cách giải thích nào đó để tỏ sự bất mãn của mình.

Chu nữ sĩ đi công tác ngồi trên xe lửa cạnh một chàng trai có vẻ đạo cao đức trọng. Anh ta bắt chuyện với Chu nữ sĩ. Chu nữ sĩ thấy ngồi im cũng vô vị bèn trò chuyện với anh ta. Khi bắt đầu thì chàng trai còn tỏ vẻ đứng đắn chi bàn luận việc đi tàu vất vả mà một số vấn đề xã hội không hợp lý. Nhưng không biết vì sao đang nói chuyện bỗng nhiên chàng trai chuyển sang hỏi Chu nữ sĩ rằng: “Cô đã kết hôn chưa?” Chu nữ sĩ bỗng thấy chán ghét anh ta bèn bình thản trả lời: “Thưa ông, tôi nghe người ta nói không nên hỏi đàn ông thu nhập bao nhiêu cho nên tôi không hỏi thu nhập của ông. Và người ta nói không nên hỏi phụ nữ kết hôn chưa cho nên tôi không thể trả lời câu hỏi của ông. Xin lỗi ông. Chàng trai nghe nói thế bèn cảm thấy mình quá đường đột, gượng cười không nói nữa.

Chúng ta không thể không thán phục Chu nữ sĩ lợi khẩu. Chỉ mấy câu mà vừa tỏ ý bất mãn đối phương thất lễ lại không làm cho đối phương không còn đường xuống đài, được cả đôi đường.

5. Giả vờ hồ đồ.

Người nghe được trong lời có lời mà lại giả vờ không nghe ra khiến cho đối phương vô kế khả thi. Ví dụ cậu Minh nói với cha rằng:

“Cha này, hôm nay cha của cậu Vĩ đưa nó đi chơi”. Người cha bèn trả lời: “Đúng, cha biết rồi”. Cậu Minh có ẩn ý xin cha dẫn đi chơi. Cha cũng hiểu ý con song cố ý giả vờ hồ đồ.

6. Ngầm trao tâm sư.

Có thể nhìn thấy thế giới nội tâm một con người qua sắc mặt cử chỉ và ngôn từ. Bạn tình có hàm dưỡng thì có thể hiểu rõ tình cảm của người yêu qua một cử chỉ, thậm chí một cái nhìn của đối phương. Khi xem các tiết mục văn nghệ thì bạn trai thường bình luận thao thao bất tuyệt làm ảnh hưởng bạn gái và người xung quanh, lúc đó bạn gái có thể dùng ngôn ngữ thân thể để tỏ ý bất mãn hoặc giả chăm chú xem biểu diễn, tỏ y không quan tâm nghe lời chàng nói hoặc giả xem tạp chí, tỏ ra không hứng thú lời chàng. Chàng bèn dừng lời bởi vì thấy nàng không quan tâm. Trong lúc yêu đương, lắm lúc chàng quá kích động không khống chế được tình cảm, ánh mắt hay cử chỉ của chàng tỏ ra rất ham muốn. Thế thì nàng nên đối phó như thế nào? Trách móc thì e tổn thương chàng mà để cho chàng tùy ý muốn làm gì thì nàng không muốn. Tốt nhất nên nhìn chàng một cách giận dỗi hay xị mặt xuống làm ra vẻ lạnh nhạt thì chàng sẽ hiểu nàng bất mãn không dám tùy tiện nữa.

Làm sao xuông đài thoát khỏi quẫn bách?

1. Kỳ thực đài cũng không khó xuống

Thời kỳ Võ Tắc Thiên, nhà Đường nghiêm cấm bắt giết động vật, ngay cả cá trong sông cũng được bảo hộ. Ngự sử Lâu Sư Đức bị phái đến Thiểm Tây nhậm chức. Khi vừa đến nhiệm sở, quan đầu bếp làm tiệc có thịt chiêu đãi ông. Lâu Sư Đức hỏi: “Toàn quốc cấm giết động vật, sao lại có thịt?” Quan đầu bếp cung kính trình bày rằng: “Là thịt cừu do bị sói cắn chết”. Sư Đức nói: “Con sói này thật biết điều. Ngày hôm sau, đầu bếp lại dâng món ăn cá. Lâu Sư Đức lại hỏi cá ở đâu ra. Đầu bếp đáp: “Con cá này do sói cắn chết” lâu Sư Đức quát mắng đầu bếp: “Ngươi ngu quá, không biết nói cá cắn chết cá hay sao?” Mượn cớ thì phải xảo diệu, nói cho khéo không có trí không làm được.

Âu Dương Tu không thích Phật giáo. Nếu ai nói với ông về Phật sự Phật thư thì ông tỏ ra bất bình. Thế nhưng con út của ông lại có tên cúng cơm là Hòa Thượng. Có người hỏi ông rằng: “Ngài không thích Phật giáo, bài xích hòa thượng thế tại sao con ngài lại đặt tên la Hòa Thượng”. Âu Dương Tu đáp rằng: “Đó chính là vì ta coi thường Phật giáo giống như mọi người thường đặt tên cho con là Ngưu (trâu), Lư (lừa) vậy”. Người hỏi không nhịn cười được, hết lời ca ngợi tài ăn nói của âu Dương Tu.

Ro ràng lý do mà âu Dương Tu đưa ra không phải lý do thật sự. Nhưng trong trường hợp người khác không mở miệng được mà ông lại tìm ra được lý do có sức thuyết phụt nhời ta quả là người cơ trí.

2. Để cho người ta có đường xuống đài, cứu vãn tình thế như cứu hỏa

Nhà hàng Bắc Kinh có một thợ cắt tóc già tên là Châu Điện Hoa, đã từng cắt tóc cho Chu Ân Lai hơn 20 năm thành ra bạn với nhau. Chu Ân Lai thường cắt tóc, lúc nhàn rỗi thường đến nhà hàng vào ban đêm. Khi có quá nhiều khách chờ cắt tóc: Thợ cắt tóc bận rộn thì các khách đều nói thủ tướng rất bận, xin nhường cắt tóc trước nhưng Chu Ân Lai đều khéo léo từ chối, ngồi xem báo chờ đến lượt. Có khi Chu Ân Lai quá bận không có thời gian đến nhà hàng này cắt tóc bất đắc dĩ phải mời cụ Châu đến nhà cắt tóc. Có một lần cụ Châu cắt tóc cho Chu ân Lai đến lúc cạo mặt bỗng nhiên Chu Ân Lai ho khiến cho dao cạo làm dứt một vết nhỏ dưới cằm chảy máu. Cụ Châu thất thế rất lo lắng vội vàng xin lỗi Chu Ân Lai. Chu Ân Lai điềm dạm an ủi ông rằng: “Không hề tránh ông được. Lỗi tại tôi ho không báo trước, may mà ông nhanh tay nhấc dao ra!” Cụ Châu nghe xong rất cảm động mà vẫn lo trong lòng. Chu ân Lai muốn an ủi cụ Châu bèn mời cơm.

Vui lòng mở đường xuống đài cho người khác không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật. Người không có lòng bao dung đại lượng, thường thích thú khi thấy người khác khốn quẫn thì không bao giờ trở thành cao thủ trọn vẹn.

Dạ hội ngày 23 tháng 9 năm 1993, đài truyền hình Bắc Kinh truyền hình trực tiếp ở Ngũ Châu đại tửu điếm. Quan chức các giới ở Bắc Kinh được mời tham dự.

Khi đài truyền hình sắp phát tiết mục xin đăng ký thế vận hội Olympic này qua vệ tinh ra toàn thế giới, vào 2 giờ 15 phút ngày 24 tháng 9, chủ tịch ủy ban Olympic thế giới ngài Havelant xuất hiện trên màn hình thì tất cả những người Trung Quốc ngồi trước máy ti vi đều chờ ông nói hai chữ Bắc Kinh. Quả nhiên ngài Havelant đã nói. ông dùng tiếng anh nói: “cảm ơn bắc Kinh”. Có người chỉ nghe hai tiếng Bắc Kinh cho rằng Bắc Kinh đã được chấp nhận bèn hoan hô rầm rĩ cuồng nhiệt sôi động, các ký gia chuẩn bị phỏng vấn.

Ông Trương Đế, danh ca Đài Loan là khách mời danh dự cũng chìm trong làn sóng cuồng hoan. Bỗng nhiên ông thấy trên màn hình CCTY cảnh dân chúng Sydney hoan hô rầm rộ. Ông bỗng tỉnh ngộ vội vàng bảo với mọi người xung quanh: “Bình tĩnh, có lẽ đã lầm rồi!”

Hội trường im phăng phắc.

Trương Đế đứng dậy một cách khó nhọc. Danh ca nổi tiếng cơ trí lịch duyệt này lần đầu tiên cảm thấy khó nói. Ông nói: “Các vị, vừa rồi khi nghe hai tiếng Bắc Kinh, tim tôi đập rộn ràng vui sướng. Tôi tưởng rằng chúng ta đạt được vinh dự tổ chứe thế vận hội, nhưng cuối cùng lại là Sydney. Nhưng tôi cho rằng Bắc Kinh đã thắng lợi rồi, thật sự thắng lợi rồi?” Hội trường vỗ tay nhiệt hệt. Ông nói tiếp: ” Qua truyền hình, các vị thấy Bắc Kinh đã trở thành tiêu điểm của thế giới, tham gia thế vận hội rồi, chúng ta đã luôn là vũ đài thế giới. Đó là niềm kiêu hãnh của chúng ta… Các bạn thân mến, tôi từ đài Loan đến nhưng tôi đại biểu Trung Quốc, người Hoa toàn thế giới chúc Bắc Kinh của chúng ta tượng trưng cho tự do và hoà bình vĩnh viễn tiến lên, tiến đến thắng lợi! Vừa rồi có bạn nói 40% hi vọng là đúng. Trong một thời gian ngắn mà chúng ta khiến cho toàn thế giới hiểu biết chúng ta là không đủ, chúng ta nỗ lực tiến nhanh lên nữa, Bắc Kinh phải đi theo hướng đó”.

Trương Đế giải tỏa khéo léo, mở ra con đường xuống đài cho toàn thể người Trung Quốc, cứu vãn tình thế. Đó là nhờ trong lúc cấp bách ông vẫn giữ được bình tĩnh thong dong tự tại.

Những việc khiến người ta không xuống đài được đa số xảy ra trong lúc bất ngờ, ngoài dự liệu của người ta. Nhưng chỉ cần có thể kịp thời thay đổi góc độ, khéo léo hóa giải thì không những tìm ra con đường xuống đài mà thậm chí lại làm cho cuộc sống thêm thú vị.

Có một đôi vợ chồng tranh chấp việc nhỏ nhặt cãi vã không thôi. Chính vào lúc bà vợ đang dở giọng sư tử gầm ra thì có một cặp vợ chồng bạn đến chơi Ông chồng quẫn bách khốn cùng. May bà vợ cũng mềm tình giữ thể diện cho chồng, thấy bạn đến bèn lập tức dừng lời nhưng vẫn chưa có lối thoát. Người bạn thấy thế, cười nói rằng: “Nghe hai bạn chuyện trò rất nồng nhiệt, tôi đến không đúng lúc rồi”. Nghe thế bà vợ đỏ mặt không nói gì bỏ đi. Ông chồng vội vã nói với bạn: “Đánh là thương, mắng là yêu chúng tôi vùa rồi đang nhu thế đó. Chớ thấy bà ấy vưa rồi ra vẻ hung hăng, chính là đang tỏ ra quan tâm tôi đó, không tin anh cử hỏi bà ta”. Bà vợ bèn từ trong buồng chạy ra cười ha ha với bạn. Thế là chấm dứt cuộc tranh cãi.

Vợ chồng hóa giải với nhau như thế cần phải có hai tố chất mới được. Một là phải có lòng bao dung nhẫn nhịn nhau, vui lòng mở đường xuống đài cho nhau. Hai là phải giỏi ứng biến giống như lính cứu hỏa lâm nguy, không biết sợ thi mới có phản ứng nhanh chóng giải tỏa tình thế.

Trong trường giao tế, mỗi người đểu phải xuất hiện trước mặt mọi người cho nên phải đặc biệt chú ý hình tượng của mình, vì thế lòng tư trọng và lòng hy sinh đặc biệt mãnh liệt so với bình thường. Người ta bị tâm trạng đó chi phối mà bị anh làm cho không có đường xuống đài thì phản ứng mãnh liệt hơn bình thường, thậm chí kết thành oán thù suốt đời. Còn như anh đã mở đường cho họ xuống đài, bảo vệ được thê diện của họ thì họ cảm kích vô cùng. Trong giao lưu, mở đường cho người ta xuống đài có anh hưởng rất sâu xa, cứu vãn tình thế như cứu hỏa.

3. Lấy lại thể diện

Nhiều lúc con người phải tính toán cho mình. Có một số người không thông cảm hoàn cảnh của anh, thấy anh lâm vào cảnh quẫn bách thì vui sướng. Cho nên hóa giải không phải chỉ lo cho người mà trước tiên là để tìm đường xuống đài cho bản thân, thoát khỏi bế tắc. Thuật tự tìm đường xuống đài không thể không học tập. Dưới đây trình bày đôi điều.

Trong cuộc sống hiện thực thường gặp trường hợp do lời nói sai mà lâm vào quẫn bách, ít nhiều ảnh hưởng đến mặt trai của giao tế. Cho nên sau khi nói sai thì quan trọng nhất là sửa sai như thế nào.

Để sửa sai kịp thời sáng tạo một mối quan hệ tốt và một tâm cảnh tốt trong giao tế thì cần nắm được các phương pháp sửa sai. Lâm sai sửa sai la một biện pháp tốt. Biện pháp này là sau khi nói sai phải tiếp tục theo dòng nói sai một cách khéo léo dẫn đến sửa sai. Chỗ xảo diệu của biện pháp này là phải không động lòng, mặt không biến sắc xoay thuyền câu chuyện sang hướng khoe một bách tự nhiên.

Trong một tiệc cưới, khách mời chen chúc nhau đến chúc mừng cô dâu chú rể. Một ông quá cảm động nói: “Đi qua mùa yêu đương thì bước vào con đường hôn nhân dài dằng dặc. Phải thường xuyên bôi trơn bánh xe tình cảm. Hai bạn bây giờ giống như một cỗ máy cũ…”. Vốn ông ta định nói “cỗ máy mới” nhưng lại nói nhầm khiến cho mọi người thảng thốt. Cặp tân hôn bất mãn vì họ vừa ly hôn với bạn tình cũ, cho rằng ông khách chế giễu họ. Ông khách vốn muốn so sánh tân nhân với cỗ máy mới, hy vọng họ ít ma sát nhau mà thông cảm cho nhau. Nhưng đã lỡ lời rồi cải chính càng vô vị. Ông lập tức trấn tĩnh lại nói tiếp: đã qua thời kỳ chạy rô đa”. Cử tọa vỗ tay tán thưởng. Ông lại nói tiếp: “Tân lang tân nương, chúc mừng hai bạn vĩnh viễn tắm trong gió xuân”. Mời người vỗ tay tán thưởng, đôi tân nhân rạng rỡ tươi cười, mặt như nở hoa.

Vị khách này lấy sai sửa sai thật tuyệt. Nói sai rồi thì cứ tiếp tục nói theo điều nói sai nhưng chuyển ý sang hướng khác, thay đổi ngữ cảnh, đổi lời nói sai khó chịu thành lời chúc phúc giống như điểm thạch thành kim.

Tại một số nơi công cộng anh đã từng phạm sai lầm nay có người cố ý nhắc lại điều không tốt đẹp đó của anh. Nếu anh trực tiếp giải thích thì e không bao nhiêu người thông cảm với anh mà có khi lại tiếp tục chất vấn anh khiến cho tình thế càng xấu đi. Trong trường hợp này anh có thể dùng tỉ dụ, ám thị… khiến cho người ta thông cảm với hoàn cảnh phạm sai lầm của anh.

Krutsop đã từng được Stalin hết sức tín nhiệm và trọng dụng. Sau khi ông phê phán Stalin thì nhiều người Xô Viết nghi ngơ rằng nếu như đã biết sai lầm của Stalin từ trước thì tại sao ông lại chưa bao giờ đưa ra ý kiến bất đồng với Stalin? Ông có tham dự vào những hành vii sai lầm đó hay không?

Trong một đại hội đại biểu của Đảng Cộng Sản Liên Xô, Krutsop lại phê phán sai lầm của Stalin. Có người trong hội nghị đưa lên một miếng giấy, Krutsop mở ra đọc: “Lúc bấy giờ ông đang ở đâu?”

Đó là một vấn đề hết sức gay cấn, mặt Krutsop rất khó coi, khó lòng trả lời nhưng không thể né tránh câu hỏi này mà cũng không thể giấu mảnh giấy đi đâu. Ông cũng biết nhiều người có câu hỏi như thế, hơn nữa bên dưới hàng ngàn cặp mắt đang chăm chú nhìn mảnh giấy trong tay ông chờ ông đọc lên. Krutsop suy n ghĩ một lúc

rồi cầm mảnh giấy lên đọc nội dung. Sau đó ông nhìn xuống hội trường lớn tiếng nói: “Ai viết mảnh giấy này mời đứng dậy lên bục ngay”. Không ai đứng dậy. Mọi người tim đập thình thịch không biết Krutsop định làm gì? Người viết mảnh giấy càng lo lắng không biết sau này điều tra bị phát hiện thì sẽ như thế nào? Krutsop lại nhắc lại một lần nữa, toàn hội trường lặng im như chết, mọi người đã chờ cơn giận của Krutsop bột phát ra. Vài phút trôi qua, Krutsop nói một cách bình tĩnh: “Được rồi, tôi bảo cho anh biết, lúc bấy giờ tôi đang ngồi ở chỗ hiện nay anh đang ngồi”.

Krutsop đã khéo léo sáng tạo ra một cục diện mượn cảnh tượng mà mọi người đều hiểu hàm nghĩa để chuyển hóa thành ẩn ý trong đáp án của ông. Cánh trả lời này vừa không tổn hại uy tín của mình vừa làm cho người nghe cảm nhận thấy ông che giấu sai lầm một cách văn.

Cách hóa giải hữu hiệu này làm cho người ta co thể nghiệm thật sự của bản thân, từ đó cảnh tỉnh họ chất vấn quá hà khắc nan giải.

Như vậy, có nhiều cách mở đường xuống đài cho người khác và cho bản thân giữ được thể diện, chuyển biến được tình thế từ quẫn bách sang thoải mái. Điều cốt yếu là bình tĩnh và nhanh trí cũng có khi phải có cả hài hước.

Kế 34: Kế ám thị

Làm thế nào dùng lời nói khéo léo khiên cho đôi phương hứng thú?

1. Lời nói nghe thanh, chiêng trống nghe âm

Trong cuộc sống có nhiều lời không thể nói trực tiếp mà phải ám thị. Cho nên có lối nói nước đôi, nói bóng nói gió, chỉ chó mắng mèo.

Năm 1972, tổng thống Mỹ Nixon đang thăm Liên Xô sắp đi thăm các thành phố khác. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản viên Xô Bretgonhep ra sân bay tiễn khách. Máy bay có sự cố, một động cơ không làm việc. Nhân viên sân bay lập tức kiểm tra máy bay. Nixon và tùy tùng đành chờ. Bretgonhep từ xa nhìn, lông mày nhíu lại. Để che giấu sự quẫn bách, ông bèn cố ý nói nhẹ nhàng: “Thưa Ngài Tổng Thống, thật đáng tiếc, xin lỗi Ngài làm lỡ chuyến bay của Ngài!” ông vừa nói vừa chỉ tay những người đang bận rộn trên sân bay và nói tiếp: “Ngài xem, tôi phải xư phạt họ như thê’nào?” Nixon đáp rằng: “Không! Nên đề bạt họ! Nếu như không phát hiện được sự cố thì khi máy bay lên trời rồi càng đáng sợ hơn!” Lời nói của Nixon ngầm ý châm chọc cay chua, chỉ trích một cách vô thanh mà lại thể hiện ra tựa hồ khen ngợi. Nghe lời nói đó ngoài cười đau khổ ra khó còn biết nói gì nữa.

Nghe lời nói phải nghe thanh, nghe chiêng trống phải nghe âm, tức phải hiểu cái ẩn tàng bên trong thanh và âm.

Nghe lời nói có chính xác hay không thì ngoài năng lực tu dưỡng ngôn ngữ của bản thân ra, giải mã lời nói chính xác hay không mới là quan trọng. Không nên xem thường sai lầm giải mã lời nói. Sai lầm đó không những làm trò cười mà còn ảnh hưởng đến mâu thuẫn và hiểu lầm trong giao tế.

Có khi người ta không nhận thấy thông tin của anh bởi vì họ không nắm được ý thật trong lời nói của anh.

Cậu Cường Ni nói với thầy giáo rằng: “Em không muốn dọa người nhưng cha em bảo, nếu thành tích học tập của em kém thì có người phải bị đòn”. Thầy giáo ngộ nhận là cha cậu dọa đánh thầy giáo.

Để tránh hiểu lầm thì khi nói, chúng ta phải chú ý đến dùng chữ có đắc hay không và cũng phải chú ý ẩn ý của lời nói có thích đáng hay không. Ví dụ có một câu quảng cáo thường gặp: “Heineken có thể là loại bia ngon nhất thế giới”. Có người cho quảng cáo này tương đối thực tế, không khoa trương. Nhưng nếu xét từ góc độ ẩn ý thì câu quảng cáo đó có vấn đề. Câu đó có hàm nghĩa là Heineken không nhất định là loại bia nhất thế giới. Hàm nghĩa này tất người quảng cáo không thích.

Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, đến chơi nhà người ta chớ thấy vật hay đẹp mà khen. Đại loại như: “Chai rượu này rất ngon”, “Cái bật lửa này đẹp quá”, như vậy chủ nhà lầm tưởng anh muốn uống rượu và muốn có tặng phẩm.

Nhưng khi anh lỡ nói ra một câu có thể có hàm nghĩa không tốt thì không nên hoang mang bởi vì ngữ nghĩa thông dụng của từ hội mạnh hơn ẩn ý của lời nói. Hoàn toàn có thể sửa lại cho khỏi hiểu lầm. Ví dụ khi anh khen rượu ngon bị hiểu lầm muốn uống rượu thì anh có thể nói thêm anh không uống được rượu vì lý do gì đó. Thế là chủ nhà hiểu ý của anh, không còn hiểu theo ẩn ý lời nói nữa.

2. Dĩ nhu khắc cương, che giấu chỗ lợi hại của mình

Trong cuộc sống hàng ngày, trực tiếp nhục mạ người khác tất họ dê dàng hiểu ngay. Còn nếu như biết dùng ẩn ngữ để nhục mạ người khác thì người nghe phải chú ý lắm mới hiểu. Người nghe không những phải nghe ra ác ý của người nói và hơn nữa khi cần thiết có thể dùng gậy ông đập lưng ông phản kích lại.

Nghe nói có một thương gia gặp thi sĩ Haimt (nhà thơ Do Thái) bèn nói với ông ta rằng: “Gần đây tôi đến đảo Tahiti, ông có biết trên đảo có cái gì đáng chú ý hay không Haimt đáp lại rằng: “ông nói đi, cái gì vậy? Thương gia nói: “Trên đảo đó vừa không có người Do Thái vừa không có con lừa.” Haimt trả lời: “Hay lắm, nếu tôi và ông cùng đến Tahiti thì có thể bổ khuyết hai thiêú sót đó. “

Thương gia đánh đồng người Do Thái với con lừa, rõ ràng ngầm mắng người Do Thái giống con lừa. Haimt hiểu đối phương mắng mình bèn trả lời ẩn ý thương gia là con lừa khiến cho thương gia cụt hứng mà mang nhục vào thân.

Khi bị bọn tiêu nhân nói bóng nói gió nhục mạ anh thì anh có thể dùng các biện pháp sau đây:

1. Dĩ nha hoàn nha (nếu người ta đánh gãy răng anh thì anh cũng đánh gãy răng người ta).

Anh phải kịp thời nắm bắt được chỗ sơ hở trong lời nói đối phương phản kích vạch mặt đối phương. An Đồ Sinh rất giản dị, đội một chiếc mũ rách đi ra đường. Có người qua đường chế nhạo ông nói rằng: “Cái đồ chơi gì trên đầu anh đấy? Có thể gọi đó là cái mũ ư?” An Đồ Sinh lập tức phản kích nói rằng: “Cái đồ chơi gì dưới mũ anh đấy?

Có thể gọi đó là cái đầu được ư?” An Đồ Sinh đã dùng lại phương thức nói của đối phương để ăn miếng địa miếng khiến cho mọi người xung quanh thích thú vô cùng.

2. Lấy lùi làm tiến.

Thời xưa Yến Anh của nước Tề đi sứ nước Sở. Yến Anh lùn, vua Sở bèn chế giễu nói rằng: !’Chẳng nhẽ nước Tề hết người rồi hay sao? Yến anh đáp rằng: “Người qua lại trên nước đường thủ đô nước Tề chỉ cần giơ tay áo lên là che mặt trời, nhỏ mồ hôi xuống thì như mưa, mọi người chen chân nhau sao lại nói là nước Tề không có người”. Vua sở tiếp tục nói: ” Nếu đã đông người như thế thì sao lại phái người như ông đi sứ?” Yến Anh đáp lại rằng: ” Vua Tề sai người có bản lĩnh nhất đi sứ nước có vua hiền tài nhất, phái người hèn kém nhất đến nước có vua kém nhất. Tôi là người hèn kém nhất nên bị phái đến nước Sở” Vua Sở hổ thẹn.

Trong câu chuyện này Yến Anh đã dùng phương pháp lấy lùi làm tiến tựa hồ tự đánh giá mình thấp mới bị phái đến nước Sở đó là lùi, thực tế là chế giễu vua Sở bất tài, đó là tiến. Lấy lùi làm tiến, giấu kim trong bọc khiến cho Sở Vương không nhục mạ được Yến Anh mà trái lại lại bị chê bai.

3. Che giấu lợi hại của mình.

Trong một số trường hợp có thể đem một từ tách ra giải thích đem lại một ý mới cảnh mới. Có một lần Chu ân Lai tiếp kiến ký giả Mỹ, một ký giả không có thiện ý khiêu khích hỏi rằng: “Thưa Ngài thủ tướng tại sao người Trung Quốc gọi đường cái con người đi là mã lộ (mã là ngựa, lộ là con đường)?” Thủ tướng Chu ân Lai nghe xong trả lời một cách tự hào rằng: “Người Trung Quốc chúng tôi là Mã Khắc Tư phi lộ (con đường của Mác) gọi tắt là mã lộ”. Vị ký giả này câm miệng không nói nên lời. Câu trả lời thần diệu này của Chu ân Lai đã lợi dụng khéo léo phương pháp tu từ học sáng tạo ra một hàm ý tân kỳ điểm thạnh vi kim, hóa thuyết thành xảo vửa bảo vệ được sự tôn nghiêm của Trung Quốc lại phản kích khéo léo vị ký giả Mỹ nọ. Thật là che giấu lợi hại của mình quy thần không thấy được, một khi bộc lộ lợi hại thì thiên hạ không ai chống lại được.

4. Dĩ nhu khắc cương.

Ví dụ hai ông Giáp và ất vốn quan hệ với nhau kháng tốt. Một hôm hai ông gặp nhau trong hẻm nhỏ. Giáp ngạo mạn bảo Ất rằng: “Ta không nhường lối đi cho ngươi, ngươi làm gì được ta? ăn thịt ta ư?” Ất chậm rãi nói rằng: “Đương nhiên tôi không thể ăn thịt anh vì tôi theo đạo Hồi”. Câu trả lời tựa hồ Ất thỏa hiệp với Giáp, kỳ thực ngầm mắng Giáp là con lợn (vì người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn).

Trong lời lại có lời, cơ bản có hai công cơ bản. Một là có thể nghe được ý tại ngôn ngoại của đối phương, hiểu được thâm ý ác độc, nếu không thì trở thành đầu đề đàm tiếu của người ta. Hai là phải biết diễn đạt ý mình một cách uyển chuyển khéo léo, lời nói rất nghệ thuật mà lại khiến cho người nghe ngầm hiểu trong lòng biết rõ chỗ lợi hại trong lời nói của anh. Địch thủ của anh tiến công cạnh sườn có ý ác độc, đó là một loại sấm sét vô hình, thậm chí (co thể làm cho anh thân bại danh liệt. Anh chớ có xem thường. Thượng sách để đối phó với ám tiễn bắn lén là ảo thuật bắt tên quay lại đả kích địch thủ. Bảo vệ thanh danh và thể diện của mình là tự bảo vệ. Muốn đứng vùng trong trường đời phải chuẩn bị công lực.

3. Làm bẽ mặt người ta vừa đủ thì thôi

Trong quan hệ giao tế, do nhiều nguyên nhân có lúc chúng ta làm bẽ mặt người khác. Nếu xử lý không thỏa đáng dễ dẫn đến đắc tội với người ta, thậm chí kết oán thù. Người ta có lỗi với anh thì anh vẫn phải có thể tha được thì tha. Tha tội cho người khác cũng không thể sỗ sàng. Tâm sự với người thân cũng phải hàm súc khéo léo, không được lỗ mãng. Lợi dụng trong lời có lời để ám thị cho người khác cũng không thể không có kỹ xảo ảo diệu.

1. Cư tuyệt cũng phải co phương pháp.

Có một số người nhờ người giúp đỡ song vì nhiều lý do không tiện mở miệng nói thẳng, thích dùng ám thị ném đá dò đường. Lúc đó tốt nhất anh cũng dùng ám thị để cự tuyệt.

Hai người đi làm thuê tìm đến nhà anh Lý đồng hương đang công tác tại thành phố, phàn nàn làm thuê khó nhọc mà lại không đủ tiền ở nhà trọ hay thuê phòng riêng. Ngầm nói muốn ở nhờ nhà anh Lý. Anh Lý nghe xong bèn ám thị nói rằng: “Đúng rồi, thành phố không bằng ở nhà quê ta, chỗ ở rất khó khăn, như tôi đây hai gian phòng nhỏ như lỗ mũi mà ở cả ba thế hệ. Cậu con học trung học của tôi không có giường, đêm đêm đành ngủ trên đi văng. Hai anh từ xa đến thăm tôi đáng lẽ phải giữ lại chơi vài ngày, đáng tiếc không thể làm được!” Hai vị đồng hương nghe xong hiểu ý bèn rút lui.

2. Trách móc cũng phải có kỹ thuật.

Nói chung trong tranh luận thì phía có ưu thế rõ rệt chớ nói quá rắn, quá chặt chẽ. Dù cho đối phương sai cả thì tốt nhất kẻ thắng cuộc cũng nên buộc đối phương nhận lời và kết thúc tranh luận một cách có thể diện.

Một công nhân viên chức một cơ quan nọ trong khi ăn cơm ở một hiệu cơm phát hiện có con ruồi trong bát canh bèn nổi giận. Anh ta chất vấn người phục vụ, người này thản nhiên không đếm xỉa. Sau đó anh tìm chủ hiệu hỏi: “Bat canh này là cho ruồi hay cho tôi, xin ông giải thích cho?” Chủ hiệu mắng người phục vụ mà thản nhiên không quan tâm anh ta. Anh ta bèn ám thị chủ hiệu: “Xin lỗi, xin ngài cho tôi biết khởi tố hành vi xâm phạm quyền lợi người khác của con ruồi như thế nào?” Bấy giờ chủ hiệu mới ý thức sai sót của mình bèn đổi bát canh khác và xin lỗi: “Anh là khách quí nhất của chúng tôi”. Rõ ràng anh công nhân có lý trăm phần trăm nhưng không quấy nhiễu chủ hiệu mà mượn việc tố cáo con ruồi để ám thị cho đối phương buộc phải xin lỗi. Thật vô cùng hài hước hóm hỉnh mà lại hóa giải rất đạt tình thế quẫn bách của hai bên.

3. Dùng lựa chọn kết thúc xung đột.

Trong cuộc tranh luận nao nhiệt, khi kẻ có lý thấy rằng dùng lý lẽ phân bua không ích gì nữa thì dùng một cách nói ngoài mềm trong rắn kết thúc tranh luận. Đem hình thế không thể lưỡng toàn kỳ mỹ đặt ra trước mặt đối phương, khiến cho họ mất cơ sở tranh luận thì có thể đạt kết quả cảnh tỉnh đối phương làm dịu không khí tranh luận.

Nhà sinh vật học Baxit đang làm thí nghiệm trong phòng thì một thanh niên đột nhiên xông vào chỉ trích ông dụ dỗ vợ anh ta. Tranh luận dẫn đến hai bên quyết đấu ổng Baxit thanh bạch hoàn toàn có thể đuổi anh thanh niên ra khỏi phòng hay hơn là quyết đấu. Nhưng làm như vậy không giải quyết được vấn đề, thậm chí có thể dẫn đến cả hai bên đều bị thương. Lúc bấy giờ Baxit trầm giọng nói rằng: “Tôi vô tội… Nếu như anh không thể không quyết đấu vậy thì tôi sẽ chọn vũ khí.” Đối phương đồng ý. Baxit bèn nói rằng: “Trước mặt có hai chiếc lọ, một chiêc đựng vi khuẩn đậu mùa, một chiếc đựng nước lã Anh hãy chọn lấy một lọ mà uống cạn, lọ còn lại tôi sẽ uống nốt. Có được không Anh thanh niên lặng người, bỗng chốc anh ta lâm vào tình thế nan giải vì không biết lọ nào có vi khuẩn lọ nào là nước lã. Anh ta đành phải chấm dứt tranh luận và khiêu chiến, lặng lẽ rút lui. Rõ ràng Baxit đã đưa ra một vấn đề hóc búa, bề ngoài mềm mỏng mà bên trong chứa đầy chông gai, như vậy mới kết thúc được việc quyết đấu.

4. Giải nghĩa để loại bỏ khốn quẫn, đưa ra một cách giải thích nào đó để tỏ sự bất mãn của mình.

Chu nữ sĩ đi công tác ngồi trên xe lửa cạnh một chàng trai có vẻ đạo cao đức trọng. Anh ta bắt chuyện với Chu nữ sĩ. Chu nữ sĩ thấy ngồi im cũng vô vị bèn trò chuyện với anh ta. Khi bắt đầu thì chàng trai còn tỏ vẻ đứng đắn chi bàn luận việc đi tàu vất vả mà một số vấn đề xã hội không hợp lý. Nhưng không biết vì sao đang nói chuyện bỗng nhiên chàng trai chuyển sang hỏi Chu nữ sĩ rằng: “Cô đã kết hôn chưa?” Chu nữ sĩ bỗng thấy chán ghét anh ta bèn bình thản trả lời: “Thưa ông, tôi nghe người ta nói không nên hỏi đàn ông thu nhập bao nhiêu cho nên tôi không hỏi thu nhập của ông. Và người ta nói không nên hỏi phụ nữ kết hôn chưa cho nên tôi không thể trả lời câu hỏi của ông. Xin lỗi ông. Chàng trai nghe nói thế bèn cảm thấy mình quá đường đột, gượng cười không nói nữa.

Chúng ta không thể không thán phục Chu nữ sĩ lợi khẩu. Chỉ mấy câu mà vừa tỏ ý bất mãn đối phương thất lễ lại không làm cho đối phương không còn đường xuống đài, được cả đôi đường.

5. Giả vờ hồ đồ.

Người nghe được trong lời có lời mà lại giả vờ không nghe ra khiến cho đối phương vô kế khả thi. Ví dụ cậu Minh nói với cha rằng:

“Cha này, hôm nay cha của cậu Vĩ đưa nó đi chơi”. Người cha bèn trả lời: “Đúng, cha biết rồi”. Cậu Minh có ẩn ý xin cha dẫn đi chơi. Cha cũng hiểu ý con song cố ý giả vờ hồ đồ.

6. Ngầm trao tâm sư.

Có thể nhìn thấy thế giới nội tâm một con người qua sắc mặt cử chỉ và ngôn từ. Bạn tình có hàm dưỡng thì có thể hiểu rõ tình cảm của người yêu qua một cử chỉ, thậm chí một cái nhìn của đối phương. Khi xem các tiết mục văn nghệ thì bạn trai thường bình luận thao thao bất tuyệt làm ảnh hưởng bạn gái và người xung quanh, lúc đó bạn gái có thể dùng ngôn ngữ thân thể để tỏ ý bất mãn hoặc giả chăm chú xem biểu diễn, tỏ y không quan tâm nghe lời chàng nói hoặc giả xem tạp chí, tỏ ra không hứng thú lời chàng. Chàng bèn dừng lời bởi vì thấy nàng không quan tâm. Trong lúc yêu đương, lắm lúc chàng quá kích động không khống chế được tình cảm, ánh mắt hay cử chỉ của chàng tỏ ra rất ham muốn. Thế thì nàng nên đối phó như thế nào? Trách móc thì e tổn thương chàng mà để cho chàng tùy ý muốn làm gì thì nàng không muốn. Tốt nhất nên nhìn chàng một cách giận dỗi hay xị mặt xuống làm ra vẻ lạnh nhạt thì chàng sẽ hiểu nàng bất mãn không dám tùy tiện nữa.

Bình luận
× sticky