Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ăn, Cầu Nguyện, Yêu

Chương 86

Tác giả: Elizabeth Gilbert

Wayan Nuriyasih, cũng như Ketut Liyer, là một người chữa bệnh Bali. Dù sao, có những khác biệt giữa họ. Ông ấy cao tuổi và là đàn ông còn cô ấy là một phụ nữ khoảng cuối độ tuổi ba mươi. Ông có vẻ là một nhân vật thầy tu hơn, với chút gì đó bí ẩn, trong khi Wayan là một bác sĩ thực hành pha trộn cỏ và thuốc trong cửa hiệu của mình và chăm sóc bệnh nhân tại chỗ.

Wayan có một cửa hiệu mặt tiền nhỏ ở trung tâm Ubud gọi là “Trung tâm Chữa bệnh Truyền thống Bali.” Tôi đã đạp xe ngang qua đó nhiều lần trên đường đến chỗ Ketut, và chú ý tới nó vì tất cả những cây trồng trong chậu phía ngoài, và vì cái bảng đen quảng cáo viết tay làm tò mò “Bữa trưa Nhiều Vitamin Đặc biệt.” Nhưng tôi chưa bao giờ vào nơi này trước khi đầu gối mình có chuyện. Sau khi Ketut bảo tôi đi tìm một bác sĩ, tôi nhớ ra cửa hiệu và đạp xe đến đó, hy vọng ai đấy ở đó có thể giúp tôi xử lý nhiễm trùng.

Nơi của Wayan đồng thời là một phòng khám, nhà ở và quán ăn rất nhỏ. Ở tầng trệt có một cái bếp nhỏ và một khu vực ăn uống chung đơn sơ với ba cái bàn và vài cái ghế. Trên lầu là một nơi riêng tư để Wayan cung cấp dịch vụ xoa bóp và điều trị. Chỉ có một phòng ngủ hơi tối ở phía sau.

Tôi khập khiễng với cái đầu gối nhức nhối vào cửa hiệu và tự giới thiệu với Wayan thầy thuốc – một phụ nữ Bali hấp dẫn một cách ấn tượng với nụ cười rộng mở và mái tóc đen óng dài xuống thắt lưng. Hai bé gái e thẹn nấp sau cô trong bếp mỉm cười khi tôi vẫy chào, rồi lại cúi đầu lảng đi. Tôi cho Wayan thấy vết thương nhiễm trùng của mình và hỏi cô có thể giúp được không. Chẳng mấy chốc Wayan đã có nước và cỏ sôi sùng sục trên bếp lò rồi làm cho tôi một thứ nước jamu – thuốc Indonesia truyền thống pha chế tại nhà. Cô đặt những chiếc lá xanh nóng lên đầu gối tôi và tôi ngay lập tức bắt đầu thấy dễ chịu.

Chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Tiếng Anh của cô rất khá. Vì là người Bali, ngay lập tức cô hỏi cô ba câu hỏi mào đầu chuẩn – Hôm nay cô đi đâu? Cô đi từ đâu đến? Cô có gia đình chưa?

Khi tôi nói với cô tôi chưa kết hôn (“Vẫn chưa!”) cô có vẻ ngạc nhiên.

“Chưa từng kết hôn à?” cô hỏi.

“Chưa,” tôi nói dối. Tôi không muốn nói dối, nhưng thông thường tôi thấy thoải mái hơn khi không đả động đến chuyện ly dị với người Bali vì họ sẽ trở nên rất khó chịu với chuyện đó.

“Thật sự là chưa từng kết hôn à?” cô lại hỏi, và giờ cô ấy nhìn tôi với vẻ tò mò ghê gớm.

“Thật đấy,” tôi nói dối. “Tôi chưa từng kết hôn.”

“Cô chắc chứ?” Chuyện này bắt dầu kỳ cục.

“Tôi hoàn toàn chắc!”

“Thậm chí chưa một lần nào sao?” cô hỏi.

Được rồi, vậy là cô ấy có thể nhìn suốt tôi.

“Thôi được,” tôi thú nhận, “đã một lần…”

Và gương mặt cô ấy hiện rõ một vẻ như thể: Đúng, tôi đã nghĩ như vậy. Cô hỏi, “Ly dị?”

“Vâng,” tôi nói, giờ thì xấu hổ. “Ly dị.”

“Tôi có thể nói là cô ly dị.”

“Chuyện đó không phổ biến ở đây, phải không?”

“Nhưng tôi cũng ly dị,” Wayan nói, khiến tôi hoàn toàn ngạc nhiên, “Tôi cũng vậy, ly dị.”

“Cô ư?”

“Tôi đã làm tất cả những gì có thể,” cô nói. “Tôi thử mọi cách trước khi ly dị, cầu nguyện mỗi ngày. Nhưng tôi phải rời xa ông ấy.”

Mắt cô đẫm lệ, và chuyện tiếp theo bạn đã biết rồi đấy, tôi nắm tay Wayan, người phụ nữ Bali ly dị đầu tiên mình gặp, và tôi nói, “Tôi tin chị đã làm tất cả những gì có thể, chị yêu quý. Tôi tin chị đã thử tất cả.”

“Ly dị thật quá buồn,” cô nói.

Tôi đồng ý.

Tôi ở lại trong cửa hàng Wayan suốt năm giờ sau đó, trò chuyện với người thân mới gặp của mình về những buồn phiền của cô. Cô làm sạch vết nhiễm trùng ở đầu gối tôi khi tôi lắng nghe câu chuyện của cô. Người chồng của Wayan, cô bảo tôi, là một người đàn ông “uống rượu suốt, luôn bài bạc, thua sạch tiền, rồi đánh tôi khi tôi không đưa thêm tiền cho ông ta đánh bạc và uống rượu nữa.” Cô nói, “Hắn đánh tôi đến phải vào bệnh viện nhiều lần.” Cô vạch tóc ra, chỉ cho tôi thấy những vết sẹo trên đầu và nói, “Đây là từ lúc ông ta đánh tôi bằng cái mũ bảo hiểm đi xe máy. Luôn luôn, lão đánh tôi với cái mũ bảo hiểm đi xe máy khi lão uống rượu, khi tôi không làm ra tiền. Lão đánh tôi rất nhiều, tôi bất tỉnh, chóng mặt, không thể nhìn thấy gì. Tôi nghĩ thật may mình là người chữa bệnh, vì tôi biết cách chữa cho mình sau khi ông ta đánh tôi. Tôi nghĩ nếu mình không phải là người chữa bệnh, có lẽ tôi đã mất thính giác, cô biết không, không thể nghe thấy gì được nữa. Hay mất thị giác, không thể nhìn thấy.” Cô bảo tôi cô đã chia tay chồng sau khi ông ấy đánh cô bị thương rất nặng “đến nỗi tôi mất con, đứa thứ hai, còn trong bụng.” Sau việc xô xát đó đứa con đầu lòng của họ, một bé gái nhỏ sáng láng có tên riêng là Tutti nói, “Con nghĩ mẹ nên ly dị, mẹ à. Mỗi lần vô bệnh viện mẹ để lại quá nhiều việc nhà cho Tutti.”

Tutti nói điều ấy khi chỉ mới bốn tuổi.

Ở Bali thoát ra khỏi hôn nhân sẽ khiến một người đơn độc và không được bảo vệ theo những cách gần như không thể tưởng tượng được đối với người Tây phương. Một gia đình Bali, bao bọc giữa những vách tường của khu nhà gia đình, đơn giản là tất cả – bốn thế hệ anh chị em, anh chị em họ, cha mẹ, ông bà và con cái, tất cả sống chung trong một loạt các nhà gỗ một tầng nhỏ bao quanh đền thờ gia đình, trông nom nhau từ khi sinh ra đến lúc chết. Khu nhà gia đình này là nguồn sức mạnh, an toàn tài chính, với chức năng chăm sóc sức khỏe, trông nom trẻ nhỏ ban ngày, giáo dục, và – điều quan trọng nhất đối với người Bali – liên kết tâm linh.

Khu nhà gia đình quan trọng đến nỗi người Bali xem nó như một người sống, độc lập. Theo truyền thống, dân số của một ngôi làng Bali không được tính theo số cá thể mà theo số các khu nhà. Khu nhà là một vũ trụ tự túc. Nên ta sẽ không rời bỏ nó. (Trừ khi, dĩ nhiên, ta là một phụ nữ, thì ta chỉ ra khỏi đó một lần – ra khỏi khu nhà gia đình cha mẹ mình và đến khu nhà gia đình chồng.) Khi hệ thống này ổn định – mà trong xã hội lành mạnh này nó gần như luôn ổn định – nó sản sinh ra những con người lành mạnh, được chở che, điềm đạm, hạnh phúc và cân bằng nhất trên thế giới. Nhưng khi nó không ổn định thì sao? Như với cô bạn Wayan của tôi? Những kẻ bị bỏ rơi sẽ lạc trong quỹ đạo không có không khí. Chọn lựa của cô sẽ là hoặc ở trong tấm lưới an toàn khu nhà gia đình với người chồng vẫn khiến cô phải vào bệnh viện, hay cứu chính mạng sống của mình và ra đi, mà điều này sẽ khiến cô mất tất cả.

Thôi được, thực ra không phải chính xác là không có gì. Cô đã mang theo kiếu thức toàn thư về chữa bệnh, lòng tốt của cô, đạo đức nghề nghiệp của cô và đứa con gái Tutti mà cô đã phải tranh đấu quyết liệt để được giữ. Bali là một chế độ gia trưởng đến tận cùng. Trong trường hợp ly dị hiếm hoi, con cái đương nhiên thuộc về người cha. Để đòi lại Tutti, Wayan phải thuê một luật sư mà cô phải trả bằng mọi thứ mình có. Tôi muốn nói là – tất cả mọi thứ. Cô bán rẻ không chỉ đồ đạc trong nhà và nữ trang của mình mà còn cả nĩa và muỗng của cô, vớ và giày, khăn mặt và nến cháy dở – tất cả ra đi để trả cho người luật sư đó. Tuy nhiên cuối cùng, cô đã có lại được đứa con gái của mình, sau hai năm tranh đấu. Wayan chỉ may mắn vì Tutti là con gái; nếu nó là một đứa con trai, Wayan sẽ không bao giờ có thể gặp lại đứa bé nữa. Con trai thì quý giá hơn rất nhiều.

Trong mấy năm qua đến giờ này, Wayan và Tutti đã tự sống – hoàn toàn một mình, trong cái tổ ong Bali! – cứ vài tháng là phải chuyển từ chỗ này sang chỗ khác khi tiền đến rồi đi, luôn mất ngủ vì lo âu không biết sẽ đi đâu tiếp. Việc ấy rất khó khăn vì mỗi lần dời chuyển, bệnh nhân của cô (chủ yếu là người Bali, chính tất cả họ dạo này cũng rất khó khăn) khó tìm ra cô. Ngoài ra, mỗi lần dời chuyển, Tutti bé bỏng phải tới trường. Trước đây Tutti luôn đứng đầu lớp, nhưng từ lần chuyển nhà vừa rồi bé đã tụt xuống hạng hai mươi trong số năm mươi trẻ.

Trong lúc Wayan kể cho tôi nghe câu chuyện này, Tutti tự mình vào trông coi cửa hiệu sau khi đi học về. Giờ bé đã tám tuổi và là một sự phô bày sức hút, sắc sảo phi thường. Quả bom anh đào nhỏ này (tóc bím, gầy gò và sôi nổi) hỏi tôi bằng tiếng Anh dễ thương là tôi có muốn ăn trưa không, và Wayan nói, “Tôi quên mất! Cô phải dùng bữa trưa chứ!” rồi người mẹ và đứa con gái xông vào bếp và – với sự giúp sức của hai bé gái e thẹn trốn sau đó – một lúc sau dọn ra những món ăn ngon nhất tôi từng được ăn ở Bali.

Với mỗi món mang ra bé Tutti cao giọng giải thích những thứ trên đĩa, cười toe toét, nói chung là hoàn toàn sôi nổi đến nỗi lẽ ra bé nên đi múa gậy.

“Nước ép nghệ, để giữ thận sạch!” cô bé nói.

“Rong biển, để có can xi!”

“Xà lách cà chua, để có vitamin D!”

“Cỏ trộn, để không bị sốt rét!”

Cuối cùng tôi nói, “Tutti, cháu học tiếng Anh đâu mà nói giỏi vậy?”

“Từ một cuốn sách!” cô bé tuyên bố.

“Cô nghĩ cháu là một cô gái rất thông minh,” tôi cho cô bé biết.

“Cám ơn cô!” cô bé nói, và nhảy một điệu ngẫu hứng vui vẻ.

“Cô cũng là một cô gái rất thông minh nữa!”

Nhân tiện, trẻ con Bali thông thường không như vậy. Chúng thường hoàn toàn yên lặng và lễ phép, nấp mình sau áo mẹ chúng. Nhưng Tutti thì không. Cô bé có dáng điệu rất trình diễn. Cô bé chỉ toàn trình diễn và nói.

“Cháu sẽ cho cô xem sách của cháu!” Tutti hát, và chạy ầm ầm lên cầu thang lấy sách.

“Nó muốn làm một bác sĩ thú y,” Wayan bảo tôi. “Từ này trong tiếng Anh là gì nhỉ?”

“Veterinarian.”

“Vâng, Veterinarian. Nhưng con bé có nhiều câu hỏi về thú vật, tôi không biết trả lời sao. Nó nói, “Mẹ ơi, nếu ai đó đem đến con một con cọp bệnh, con có phải băng răng nó lại trước, để nó không cắn con không? Nếu một con rắn bị bệnh và cần thuốc men, phải bắt đầu từ đâu?” Tôi không biết nó lấy đâu ra mấy cái ý tưởng ấy. Tôi hy vọng nó sẽ có thể đi học đại học.”

Tutti lao xuống ầu thang, ôm đầy sách trong vòng tay, rồi ném mình vào lòng mẹ. Wayan cười và hôn con gái, tất cả nỗi buồn về chuyện ly dị đột nhiên biến mất khỏi gương mặt cô. Tôi nhìn họ, nghĩ rằng những cô bé đã tiếp xúc mạnh để sống cho mẹ chúng ấy khi lớn lên sẽ là những phụ nữ rất mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian một buổi chiều, tôi đã yêu đứa trẻ này. Tôi bất ngờ gửi một lời cầu nguyện đến Thượng Đế: Cầu cho Tutti Nuriyaih một ngày nào đó băng răng của một ngàn con cọp trắng!

Tôi cũng quý mẹ Tutti nữa. Nhưng tôi đã ở lại cửa hiệu của họ nhiều giờ quá rồi và tôi cảm thấy mình nên ra về. Vài du khách khác đã lang thang vào cửa hiệu, và đang hy vọng được dọn bữa trưa. Một trong các du khách, một bà người Úc lớn tuổi giọng lanh lảnh, đang hỏi to Wayan có thể giúp chữa “chứng táo bón tồi tệ” của bà ta không. Tôi đã nghĩ: hát to hơn chút nữa, cưng à, và tất cả bọn tôi có thể nhảy múa theo…

“Mai tôi sẽ trở lại,” tôi hứa với Wayan, “và tôi sẽ gọi bữa ăn trưa đặc biệt nhiều vitamin nữa.”

“Đầu gối cô giờ khá hơn rồi,” Wayan nói. “Khá hơn rất nhanh. Không còn nhiễm trùng nữa.”

Cô chùi sạch chỗ nhớt cỏ xanh cuối cùng nơi chân tôi, rồi gần như lắc tròn nhè nhẹ xương bánh chè của tôi một chút, nghe ngóng gì đó. Rồi cô nghe đầu gối bên kia, nhắm mắt. Cô mở mắt, cười toe toét và nói, “Tôi có thể dựa theo đầu gối cô mà nói là gần đây cô không có nhiều chuyện chăn gối lắm.”

Tôi nói, “Tại sao? Vì chúng rất gần nhau sao?”

Cô ta cười. “Không – là sụn. Rất khô. Hormone từ hoạt động tình dục bôi trơn các khớp. Bao lâu rồi cô không quan hệ?”

“Khoảng một năm rưỡi.”

“Cô cần một người đàn ông tốt. Tôi sẽ tìm cho cô một người. Tôi sẽ cầu nguyện ở đền cầu xin cho cô một người đàn ông tốt, vì giờ cô là em tôi. Ngoài ra, nếu ngày mai cô trở lại, tôi sẽ lọc thận cho cô.”

“Một người đàn ông tốt và một quả thận sạch nữa? Nghe được đấy.”

“Tôi chưa từng kể cho ai những điều về ly dị của mình trước đây,” cô bảo tôi. “Mà đời tôi nặng nề, quá sức buồn, quá sức khó khăn. Tôi không hiểu sao cuộc đời khắc nghiệt đến thế.”

Rồi tôi làm một điều kỳ lạ. Tôi nắm hai tay người chữa bệnh trong tay mình và nói với niềm xác tín mạnh mẽ nhất, “Phần đời khó khăn nhất của chị giờ đã sau lưng chị rồi, Wayan à.”

Tôi rời cửa hiệu, rồi, run lên không thể giải thích được, hoàn toàn tắc nghẹn vì một trực giác hay xung động mạnh mẽ mà tôi chưa thể xác định hay giải tỏa.

86

Wayan Nuriyasih, cũng như Ketut Liyer, là một người chữa bệnh Bali. Dù sao, có những khác biệt giữa họ. Ông ấy cao tuổi và là đàn ông còn cô ấy là một phụ nữ khoảng cuối độ tuổi ba mươi. Ông có vẻ là một nhân vật thầy tu hơn, với chút gì đó bí ẩn, trong khi Wayan là một bác sĩ thực hành pha trộn cỏ và thuốc trong cửa hiệu của mình và chăm sóc bệnh nhân tại chỗ.

Wayan có một cửa hiệu mặt tiền nhỏ ở trung tâm Ubud gọi là “Trung tâm Chữa bệnh Truyền thống Bali.” Tôi đã đạp xe ngang qua đó nhiều lần trên đường đến chỗ Ketut, và chú ý tới nó vì tất cả những cây trồng trong chậu phía ngoài, và vì cái bảng đen quảng cáo viết tay làm tò mò “Bữa trưa Nhiều Vitamin Đặc biệt.” Nhưng tôi chưa bao giờ vào nơi này trước khi đầu gối mình có chuyện. Sau khi Ketut bảo tôi đi tìm một bác sĩ, tôi nhớ ra cửa hiệu và đạp xe đến đó, hy vọng ai đấy ở đó có thể giúp tôi xử lý nhiễm trùng.

Nơi của Wayan đồng thời là một phòng khám, nhà ở và quán ăn rất nhỏ. Ở tầng trệt có một cái bếp nhỏ và một khu vực ăn uống chung đơn sơ với ba cái bàn và vài cái ghế. Trên lầu là một nơi riêng tư để Wayan cung cấp dịch vụ xoa bóp và điều trị. Chỉ có một phòng ngủ hơi tối ở phía sau.

Tôi khập khiễng với cái đầu gối nhức nhối vào cửa hiệu và tự giới thiệu với Wayan thầy thuốc – một phụ nữ Bali hấp dẫn một cách ấn tượng với nụ cười rộng mở và mái tóc đen óng dài xuống thắt lưng. Hai bé gái e thẹn nấp sau cô trong bếp mỉm cười khi tôi vẫy chào, rồi lại cúi đầu lảng đi. Tôi cho Wayan thấy vết thương nhiễm trùng của mình và hỏi cô có thể giúp được không. Chẳng mấy chốc Wayan đã có nước và cỏ sôi sùng sục trên bếp lò rồi làm cho tôi một thứ nước jamu – thuốc Indonesia truyền thống pha chế tại nhà. Cô đặt những chiếc lá xanh nóng lên đầu gối tôi và tôi ngay lập tức bắt đầu thấy dễ chịu.

Chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Tiếng Anh của cô rất khá. Vì là người Bali, ngay lập tức cô hỏi cô ba câu hỏi mào đầu chuẩn – Hôm nay cô đi đâu? Cô đi từ đâu đến? Cô có gia đình chưa?

Khi tôi nói với cô tôi chưa kết hôn (“Vẫn chưa!”) cô có vẻ ngạc nhiên.

“Chưa từng kết hôn à?” cô hỏi.

“Chưa,” tôi nói dối. Tôi không muốn nói dối, nhưng thông thường tôi thấy thoải mái hơn khi không đả động đến chuyện ly dị với người Bali vì họ sẽ trở nên rất khó chịu với chuyện đó.

“Thật sự là chưa từng kết hôn à?” cô lại hỏi, và giờ cô ấy nhìn tôi với vẻ tò mò ghê gớm.

“Thật đấy,” tôi nói dối. “Tôi chưa từng kết hôn.”

“Cô chắc chứ?” Chuyện này bắt dầu kỳ cục.

“Tôi hoàn toàn chắc!”

“Thậm chí chưa một lần nào sao?” cô hỏi.

Được rồi, vậy là cô ấy có thể nhìn suốt tôi.

“Thôi được,” tôi thú nhận, “đã một lần…”

Và gương mặt cô ấy hiện rõ một vẻ như thể: Đúng, tôi đã nghĩ như vậy. Cô hỏi, “Ly dị?”

“Vâng,” tôi nói, giờ thì xấu hổ. “Ly dị.”

“Tôi có thể nói là cô ly dị.”

“Chuyện đó không phổ biến ở đây, phải không?”

“Nhưng tôi cũng ly dị,” Wayan nói, khiến tôi hoàn toàn ngạc nhiên, “Tôi cũng vậy, ly dị.”

“Cô ư?”

“Tôi đã làm tất cả những gì có thể,” cô nói. “Tôi thử mọi cách trước khi ly dị, cầu nguyện mỗi ngày. Nhưng tôi phải rời xa ông ấy.”

Mắt cô đẫm lệ, và chuyện tiếp theo bạn đã biết rồi đấy, tôi nắm tay Wayan, người phụ nữ Bali ly dị đầu tiên mình gặp, và tôi nói, “Tôi tin chị đã làm tất cả những gì có thể, chị yêu quý. Tôi tin chị đã thử tất cả.”

“Ly dị thật quá buồn,” cô nói.

Tôi đồng ý.

Tôi ở lại trong cửa hàng Wayan suốt năm giờ sau đó, trò chuyện với người thân mới gặp của mình về những buồn phiền của cô. Cô làm sạch vết nhiễm trùng ở đầu gối tôi khi tôi lắng nghe câu chuyện của cô. Người chồng của Wayan, cô bảo tôi, là một người đàn ông “uống rượu suốt, luôn bài bạc, thua sạch tiền, rồi đánh tôi khi tôi không đưa thêm tiền cho ông ta đánh bạc và uống rượu nữa.” Cô nói, “Hắn đánh tôi đến phải vào bệnh viện nhiều lần.” Cô vạch tóc ra, chỉ cho tôi thấy những vết sẹo trên đầu và nói, “Đây là từ lúc ông ta đánh tôi bằng cái mũ bảo hiểm đi xe máy. Luôn luôn, lão đánh tôi với cái mũ bảo hiểm đi xe máy khi lão uống rượu, khi tôi không làm ra tiền. Lão đánh tôi rất nhiều, tôi bất tỉnh, chóng mặt, không thể nhìn thấy gì. Tôi nghĩ thật may mình là người chữa bệnh, vì tôi biết cách chữa cho mình sau khi ông ta đánh tôi. Tôi nghĩ nếu mình không phải là người chữa bệnh, có lẽ tôi đã mất thính giác, cô biết không, không thể nghe thấy gì được nữa. Hay mất thị giác, không thể nhìn thấy.” Cô bảo tôi cô đã chia tay chồng sau khi ông ấy đánh cô bị thương rất nặng “đến nỗi tôi mất con, đứa thứ hai, còn trong bụng.” Sau việc xô xát đó đứa con đầu lòng của họ, một bé gái nhỏ sáng láng có tên riêng là Tutti nói, “Con nghĩ mẹ nên ly dị, mẹ à. Mỗi lần vô bệnh viện mẹ để lại quá nhiều việc nhà cho Tutti.”

Tutti nói điều ấy khi chỉ mới bốn tuổi.

Ở Bali thoát ra khỏi hôn nhân sẽ khiến một người đơn độc và không được bảo vệ theo những cách gần như không thể tưởng tượng được đối với người Tây phương. Một gia đình Bali, bao bọc giữa những vách tường của khu nhà gia đình, đơn giản là tất cả – bốn thế hệ anh chị em, anh chị em họ, cha mẹ, ông bà và con cái, tất cả sống chung trong một loạt các nhà gỗ một tầng nhỏ bao quanh đền thờ gia đình, trông nom nhau từ khi sinh ra đến lúc chết. Khu nhà gia đình này là nguồn sức mạnh, an toàn tài chính, với chức năng chăm sóc sức khỏe, trông nom trẻ nhỏ ban ngày, giáo dục, và – điều quan trọng nhất đối với người Bali – liên kết tâm linh.

Khu nhà gia đình quan trọng đến nỗi người Bali xem nó như một người sống, độc lập. Theo truyền thống, dân số của một ngôi làng Bali không được tính theo số cá thể mà theo số các khu nhà. Khu nhà là một vũ trụ tự túc. Nên ta sẽ không rời bỏ nó. (Trừ khi, dĩ nhiên, ta là một phụ nữ, thì ta chỉ ra khỏi đó một lần – ra khỏi khu nhà gia đình cha mẹ mình và đến khu nhà gia đình chồng.) Khi hệ thống này ổn định – mà trong xã hội lành mạnh này nó gần như luôn ổn định – nó sản sinh ra những con người lành mạnh, được chở che, điềm đạm, hạnh phúc và cân bằng nhất trên thế giới. Nhưng khi nó không ổn định thì sao? Như với cô bạn Wayan của tôi? Những kẻ bị bỏ rơi sẽ lạc trong quỹ đạo không có không khí. Chọn lựa của cô sẽ là hoặc ở trong tấm lưới an toàn khu nhà gia đình với người chồng vẫn khiến cô phải vào bệnh viện, hay cứu chính mạng sống của mình và ra đi, mà điều này sẽ khiến cô mất tất cả.

Thôi được, thực ra không phải chính xác là không có gì. Cô đã mang theo kiếu thức toàn thư về chữa bệnh, lòng tốt của cô, đạo đức nghề nghiệp của cô và đứa con gái Tutti mà cô đã phải tranh đấu quyết liệt để được giữ. Bali là một chế độ gia trưởng đến tận cùng. Trong trường hợp ly dị hiếm hoi, con cái đương nhiên thuộc về người cha. Để đòi lại Tutti, Wayan phải thuê một luật sư mà cô phải trả bằng mọi thứ mình có. Tôi muốn nói là – tất cả mọi thứ. Cô bán rẻ không chỉ đồ đạc trong nhà và nữ trang của mình mà còn cả nĩa và muỗng của cô, vớ và giày, khăn mặt và nến cháy dở – tất cả ra đi để trả cho người luật sư đó. Tuy nhiên cuối cùng, cô đã có lại được đứa con gái của mình, sau hai năm tranh đấu. Wayan chỉ may mắn vì Tutti là con gái; nếu nó là một đứa con trai, Wayan sẽ không bao giờ có thể gặp lại đứa bé nữa. Con trai thì quý giá hơn rất nhiều.

Trong mấy năm qua đến giờ này, Wayan và Tutti đã tự sống – hoàn toàn một mình, trong cái tổ ong Bali! – cứ vài tháng là phải chuyển từ chỗ này sang chỗ khác khi tiền đến rồi đi, luôn mất ngủ vì lo âu không biết sẽ đi đâu tiếp. Việc ấy rất khó khăn vì mỗi lần dời chuyển, bệnh nhân của cô (chủ yếu là người Bali, chính tất cả họ dạo này cũng rất khó khăn) khó tìm ra cô. Ngoài ra, mỗi lần dời chuyển, Tutti bé bỏng phải tới trường. Trước đây Tutti luôn đứng đầu lớp, nhưng từ lần chuyển nhà vừa rồi bé đã tụt xuống hạng hai mươi trong số năm mươi trẻ.

Trong lúc Wayan kể cho tôi nghe câu chuyện này, Tutti tự mình vào trông coi cửa hiệu sau khi đi học về. Giờ bé đã tám tuổi và là một sự phô bày sức hút, sắc sảo phi thường. Quả bom anh đào nhỏ này (tóc bím, gầy gò và sôi nổi) hỏi tôi bằng tiếng Anh dễ thương là tôi có muốn ăn trưa không, và Wayan nói, “Tôi quên mất! Cô phải dùng bữa trưa chứ!” rồi người mẹ và đứa con gái xông vào bếp và – với sự giúp sức của hai bé gái e thẹn trốn sau đó – một lúc sau dọn ra những món ăn ngon nhất tôi từng được ăn ở Bali.

Với mỗi món mang ra bé Tutti cao giọng giải thích những thứ trên đĩa, cười toe toét, nói chung là hoàn toàn sôi nổi đến nỗi lẽ ra bé nên đi múa gậy.

“Nước ép nghệ, để giữ thận sạch!” cô bé nói.

“Rong biển, để có can xi!”

“Xà lách cà chua, để có vitamin D!”

“Cỏ trộn, để không bị sốt rét!”

Cuối cùng tôi nói, “Tutti, cháu học tiếng Anh đâu mà nói giỏi vậy?”

“Từ một cuốn sách!” cô bé tuyên bố.

“Cô nghĩ cháu là một cô gái rất thông minh,” tôi cho cô bé biết.

“Cám ơn cô!” cô bé nói, và nhảy một điệu ngẫu hứng vui vẻ.

“Cô cũng là một cô gái rất thông minh nữa!”

Nhân tiện, trẻ con Bali thông thường không như vậy. Chúng thường hoàn toàn yên lặng và lễ phép, nấp mình sau áo mẹ chúng. Nhưng Tutti thì không. Cô bé có dáng điệu rất trình diễn. Cô bé chỉ toàn trình diễn và nói.

“Cháu sẽ cho cô xem sách của cháu!” Tutti hát, và chạy ầm ầm lên cầu thang lấy sách.

“Nó muốn làm một bác sĩ thú y,” Wayan bảo tôi. “Từ này trong tiếng Anh là gì nhỉ?”

“Veterinarian.”

“Vâng, Veterinarian. Nhưng con bé có nhiều câu hỏi về thú vật, tôi không biết trả lời sao. Nó nói, “Mẹ ơi, nếu ai đó đem đến con một con cọp bệnh, con có phải băng răng nó lại trước, để nó không cắn con không? Nếu một con rắn bị bệnh và cần thuốc men, phải bắt đầu từ đâu?” Tôi không biết nó lấy đâu ra mấy cái ý tưởng ấy. Tôi hy vọng nó sẽ có thể đi học đại học.”

Tutti lao xuống ầu thang, ôm đầy sách trong vòng tay, rồi ném mình vào lòng mẹ. Wayan cười và hôn con gái, tất cả nỗi buồn về chuyện ly dị đột nhiên biến mất khỏi gương mặt cô. Tôi nhìn họ, nghĩ rằng những cô bé đã tiếp xúc mạnh để sống cho mẹ chúng ấy khi lớn lên sẽ là những phụ nữ rất mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian một buổi chiều, tôi đã yêu đứa trẻ này. Tôi bất ngờ gửi một lời cầu nguyện đến Thượng Đế: Cầu cho Tutti Nuriyaih một ngày nào đó băng răng của một ngàn con cọp trắng!

Tôi cũng quý mẹ Tutti nữa. Nhưng tôi đã ở lại cửa hiệu của họ nhiều giờ quá rồi và tôi cảm thấy mình nên ra về. Vài du khách khác đã lang thang vào cửa hiệu, và đang hy vọng được dọn bữa trưa. Một trong các du khách, một bà người Úc lớn tuổi giọng lanh lảnh, đang hỏi to Wayan có thể giúp chữa “chứng táo bón tồi tệ” của bà ta không. Tôi đã nghĩ: hát to hơn chút nữa, cưng à, và tất cả bọn tôi có thể nhảy múa theo…

“Mai tôi sẽ trở lại,” tôi hứa với Wayan, “và tôi sẽ gọi bữa ăn trưa đặc biệt nhiều vitamin nữa.”

“Đầu gối cô giờ khá hơn rồi,” Wayan nói. “Khá hơn rất nhanh. Không còn nhiễm trùng nữa.”

Cô chùi sạch chỗ nhớt cỏ xanh cuối cùng nơi chân tôi, rồi gần như lắc tròn nhè nhẹ xương bánh chè của tôi một chút, nghe ngóng gì đó. Rồi cô nghe đầu gối bên kia, nhắm mắt. Cô mở mắt, cười toe toét và nói, “Tôi có thể dựa theo đầu gối cô mà nói là gần đây cô không có nhiều chuyện chăn gối lắm.”

Tôi nói, “Tại sao? Vì chúng rất gần nhau sao?”

Cô ta cười. “Không – là sụn. Rất khô. Hormone từ hoạt động tình dục bôi trơn các khớp. Bao lâu rồi cô không quan hệ?”

“Khoảng một năm rưỡi.”

“Cô cần một người đàn ông tốt. Tôi sẽ tìm cho cô một người. Tôi sẽ cầu nguyện ở đền cầu xin cho cô một người đàn ông tốt, vì giờ cô là em tôi. Ngoài ra, nếu ngày mai cô trở lại, tôi sẽ lọc thận cho cô.”

“Một người đàn ông tốt và một quả thận sạch nữa? Nghe được đấy.”

“Tôi chưa từng kể cho ai những điều về ly dị của mình trước đây,” cô bảo tôi. “Mà đời tôi nặng nề, quá sức buồn, quá sức khó khăn. Tôi không hiểu sao cuộc đời khắc nghiệt đến thế.”

Rồi tôi làm một điều kỳ lạ. Tôi nắm hai tay người chữa bệnh trong tay mình và nói với niềm xác tín mạnh mẽ nhất, “Phần đời khó khăn nhất của chị giờ đã sau lưng chị rồi, Wayan à.”

Tôi rời cửa hiệu, rồi, run lên không thể giải thích được, hoàn toàn tắc nghẹn vì một trực giác hay xung động mạnh mẽ mà tôi chưa thể xác định hay giải tỏa.

87

Giờ thì ngày của chia thành ba phần tự nhiên. Buổi sáng tôi ngồi với Wayan ở cửa hiệu của cô ấy, cười và ăn. Buổi chiều với thầy mo Ketut, trò chuyện và uống cà phê. Tôi dành buổi tối trong khu vườn dễ thương, hoặc ở bên ngoài một mình và đọc sách, hoặc thỉnh thoảng trò chuyện với Yudhi khi anh đến chơi guitar. Mỗi sáng, tôi thiền khi mặt trời lên cao trên những đồng lúa, còn trước giờ đi ngủ tôi nói với bốn em trai linh hồn của mình và yêu cầu họ trông chừng khi tôi ngủ.

Tôi chỉ mới ở đây một vài tuần mà đã có cái cảm giác sứ mệnh đã gần như hoàn thành rồi. Nhiệm vụ ở Indonesia là tìm kiếm sự cân bằng, nhưng tôi không cảm thấy đang tìm kiếm bất cứ thứ gì nữa vì sự cân bằng thế nào đó đã đâu vào đấy rất tự nhiên. Chẳng phải vì tôi đang trở thành người Bali đâu (cũng như tôi không thể trở thành người Ý hay người Ấn) mà chỉ thế này – tôi có thể cảm nhận sự thanh thản của riêng mình, và tôi thích sự luân phiên thời gian những ngày của mình giữa thực hành tín ngưỡng thanh thản và vu thú với phong cảnh đẹp, bạn bè thân yêu và thức ăn ngon. Gần đây tôi đã cầu nguyện rất nhiều, thoải mái và đều đặn. Phần lớn là tôi thấy mình muốn cầu nguyện khi đang đạp xe, từ chỗ Ketut về nhà qua khu rừng khỉ và những ruộng bậc thang lúc cuối chiều chạng vạng. Tôi cầu nguyện, dĩ nhiên, để không bị xe buýt đụng nữa, hay bị một con khỉ nhảy xổ vào hay bị chó cắn, nhưng đó chỉ là chuyện lặt vặt; hầu hết cầu nguyện của tôi đều là để bày tỏ lòng biết ơn tuyệt đối về sự toại nguyện trọn vẹn của bản thân mà tôi chưa từng cảm thấy chính mình hay thế giới này làm giảm bớt đi.

Tôi cứ nhớ mãi một trong các giáo huấn của Sư phụ về hạnh phúc. Bà nói người ta ai cũng thường nghĩ hạnh phúc là một vận may, cái gì đó có lẽ sẽ rơi xuống ta như thời tiết tốt nếu ta đủ may mắn. Nhưng đó không phải là cách hạnh phúc diễn ra. Hạnh phúc là kết quả của nỗ lực cá nhân. Ta đấu tranh để có nó, nỗ lực có nó, kiên trì với nó, và thậm chí đôi khi đi vòng quanh thế giới để tìm nó. Ta phải tham gia không ngừng nghỉ vào những biểu thị phúc lành của riêng mình. Và một khi ta đã đạt đến một trạng thái hạnh phúc, ta không bao giờ được lơi lỏng việc gìn giữ nó, ta phải cố gắng ghê gớm để cứ bơi về phía hạnh phúc đó mãi mãi, để nổi trên đỉnh nó. Nếu ta không làm vậy, ta sẽ làm rò rỉ hết sự mãn nguyện vốn có của mình. Khi ta đau buồn thì đơn giản là cần cầu nguyện, còn việc tiếp tục cầu nguyện ngay cả khi cơn khủng hoảng của ta đã qua thì giống với một quá trình ghi tạc, giúp tâm hồn ta bám chặt vào những sở đắc tốt đẹp ấy.

Hồi tưởng lại những giáo huấn này khi tôi đạp xe rất tự do đi khắp Bali trong hoàng hôn, tôi cứ cầu nguyện những lời cầu nguyện đã thật sự là những lời thề, thổ lộ trạng thái hài hòa của mình cho Thượng Đế thấy và nói, “Đây là cái con muốn bám vào. Xin hãy giúp con ghi nhớ cảm giác mãn nguyện này và giúp con luôn luôn nuôi dưỡng nó.” Tôi gửi hạnh phúc này vào một ngân hàng đầu đó, không chỉ được FIDIC 1 bảo vệ mà còn được bốn anh em trai hồn ma của tôi trông giữ nữa, giữ như một bảo đảm khỏi những thử thách tương lai trong đời. Đây là một thực hành tôi bắt đầu gọi là “Niềm Hân Hoan Chuyên Cần.” Khi tôi tập trung vào Niềm Hân Hoan Chuyên Cần, tôi cũng cứ nhớ một ý kiến giản dị người bạn Darcey của tôi từng bảo – tất cả buồn phiền và rắc rối của thế gian này do những người không hạnh phúc gây ra. Không chỉ trong bức tranh toàn cầu lớn của Hitler và Stalin mà cả trên bình diện cá nhân nhỏ nhất. Ngay cả trong đời riêng của tôi, tôi có thể thấy rõ lúc những khúc đoạn bất hạnh nhất của mình mang lại chịu đựng hay sầu não hay (ít nhất là) bất tiện cho những người xung quanh mình. Do vậy, mong cầu mãn nguyện không chỉ là hành vi bảo toàn và làm lợi lạc cho chính mình mà còn là một món quà hào phóng cho thế gian. Dọn dẹp sạch cầu não của ta sẽ dẹp ta ra khỏi đường đi. Ta ngừng lại một chướng ngại, không chỉ đối với chính mình mà còn đối với tất cả những người khác. Chỉ khi đó ta mới tự do để phục vụ và vui thích với những người khác.

Lúc này, người tôi đang thích thú nhất là Ketut. Ông già – thật sự là một trong những người hạnh phúc nhất tôi từng gặp – đang cho tôi toàn quyền tiếp cận ông, tự do hỏi bất kỳ câu hỏi dai dẳng nào về thiêng liêng, về bản chất con người. Tôi thích những loại thiền ông chỉ cho tôi, sự đơn giản hài hước của “nụ cười trong gan” và sự hiện diện đầy tính trấn an của bốn anh em hồn ma. Mới đây ông thầy mo bảo tôi là ông biết mười sáu kỹ thuật thiền khác nhau, và nhiều câu chú với tất cả các mục đích khác nhau. Một số mang lại thanh thản hay hạnh phúc, một số để có sức khỏe nhưng cũng có một số chỉ là bí nhiệm thuần túy – để đưa ông vào những cảnh giới ý thức khác. Ví dụ, ông nói, ông biết một loại thiền đưa ông “lên đó.”

“Lên đó ư?” tôi hỏi. “Lên đó là gì?”

“Lên đến bảy tầng trời,” ông nói. “Lên thiên đàng.”

Nghe thấy cái ý niệm quen quen về “bảy tầng”, tôi hỏi có phải ông có ý nói thiền của ông đưa ta qua bảy luân xa của cơ thể như Yoga thảo luận không.

“Không phải luân xa,” ông nói. “Những nơi chốn. Thiền này đưa tôi đến bảy nơi trong vũ trụ. Lên và lên. Tầng cuối cùng tôi đến là thiên đàng.”

Tôi hỏi, “Ông đã đến thiên đàng hả, Ketut?”

Ông cười. Tất nhiên ông đã đến đó, ông nói. Lên thiên đường dễ quá.

“Nó trông ra sao?”

“Đẹp. Ở đó tất cả đều đẹp. Tất cả mọi người ở đó đều đẹp. Mọi thứ thức ăn tuyệt diệu đều ở đó. Tất cả ở đó đều là yêu thương. Thiên đường là tình yêu.”

Rồi Ketut nói ông biết một loại thiền khác. “Đi xuống.” Thiền đi xuống này đưa ông xuống bảy tầng dưới thế gian. Thiền này nguy hiểm hơn. Không dành cho người bắt đầu, chỉ dành cho một bậc thầy.”

Tôi hỏi, “Vậy là ông lên đến thiên đàng trong loại thiền thứ nhất, rồi, trong loại thiền thứ hai ông phải đi xuống…!”.

“Địa ngục,” ông kết thúc câu.

Chuyện này thật thú vị. Thiên đường và địa ngục không phải là những ý niệm tôi được nghe đề cập nhiều trong Ấn giáo. Người theo Ấn giáo nhìn vũ trụ dưới dạng nghiệp, một quá trình luân hồi liên tục, nghĩa là ta không thật sự “kết thúc” bất kỳ ở đâu lúc chết – không ở thiên đường không ở địa ngục – mà chỉ đầu thai trở lại thế gian trong một thể dạng khác, để giải quyết bất kỳ mối quan hệ hay sai lầm nào ta đã để dở dang trong kiếp trước. Khi cuối cùng ta đạt được sự viên mãn, ta hoàn tất hoàn toàn vòng tròn luân hồi và tan vào Không. Khái niệm nghiệp hàm ý là thiên đường và địa ngục chỉ có trên trần gian này, nơi chúng ta có khả năng tạo ra chúng, làm ra hoặc điều thiện hoặc điều ác tùy vào số phận và nhân các chúng ta.

Tôi luôn thích khái niệm nghiệp. Theo nghĩa đen thì không nhiều lắm. Không hẳn vì tôi tin mình đã từng là người phục vụ quầy rượu của Cleopatra – mà một cách ẩn dụ hơn. Triết học về nghiệp hấp dẫn tôi trên bình diện ẩn dụ vì ngay cả trong một kiếp người rõ ràng là chúng ta cứ lặp lại sai lầm của mình thường xuyên, lúc đầu vào cũng những thói nghiện và thôi thúc cũ mèm đó, tạo ra cũng những hậu quả đáng thương cũ rích và thường là tai họa đó, cho đến khi cuối cùng chúng ta dừng lại và điều chỉnh. Đây là bài học tối cao của nghiệp (nhân tiện, cũng chính là của triết học phương Tây) – quan tâm đến những vấn đề bây giờ, nếu không sau này ta sẽ lại đau khổ khi ta làm rối tung mọi thứ lần tới. Và lặp lại đau khổ – đó là địa ngục. Ra khỏi sự lặp lại bất tận đó để đến một trình độ hiểu biết mới – đó là nơi ta sẽ tìm thấy thiên đường.

Nhưng ở đây Ketut đang nói về thiên đường và địa ngục theo một cách khác, như thể chúng là những nơi chốn có thật trong vũ trụ mà ông đã thực sự đến thăm. Chí ít thì tôi nghĩ đó là điều mà ông muốn nói.

Cố gắng làm rõ điều này, tôi hỏi, “Ông đã đến địa ngục rồi hả Ketut?’

Ông cười. Tất nhiên ông đã đến đó.

“Ở địa ngục ra sao?”

“Cũng y như ở trên thiên đường,” ông nói.

Ông thấy vẻ hoang mang của tôi và cố giải thích, “Vũ trụ là một vòng tuần hoàn, Liss.”

Tôi vẫn không chắc mình đã hiểu.

Ông nói, “Lên, xuống – tất cả đều là một, rốt cuộc là thế.”

Tôi nhớ một ý niệm huyền bí Cơ đốc giáo xưa: Bên trên thế nào, bên dưới cũng vậy. Tôi hỏi, “Vậy làm sao ông có thể nói sự khác biệt giữa thiên đường và địa ngục?”

“Là cách thức ta đi. Thiên đường, ta đi lên, qua bảy nơi vui vẻ. Địa ngục, ta đi xuống, qua bảy nơi buồn khổ. Đấy là lý do đi lên thì tốt hơn, Liss.” Ông cười.

Tôi hỏi, “Ý ông là, chi bằng suốt đời ta nên đi lên trên, qua bảy nơi hạnh phúc, vì thiên đường và địa ngục – các điểm đến – dù sao cũng như nhau.”

“Cũng vậy vậy,” ông nói. “Cuối cùng cũng như nhau. Nên tốt hơn là hạnh phúc trên hành trình.”

Tôi nói, “Vậy, nếu thiên đường là tình yêu, thế thì địa ngục là…”

“Cũng là tình yêu,” ông nói.

Tôi ngồi nghĩ điều đó một lúc, cố hiểu cho ra.

Ketut lại cười, trìu mến vỗ lên đầu gối tôi.

“Chuyện này luôn rất khó hiểu đối với một người còn trẻ!”

— —— —— —— ——-

1 Federal Deposit Insurance Corporation: Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang.

88

Thế là sáng nay tôi lại la cà ở cửa hiệu của Wayan, và cô đang cố hình dung làm sao để tóc tôi dài nhanh hơn và dày hơn. Vì bản thân cô có mái tóc dày, óng mượt lộng lẫy thả dài xuống mông, cô cảm thấy tội nghiệp cho cái túm giẻ vàng hoe lưa thưa của tôi. Là một người chữa bệnh, tất nhiên, cô có một phương thuốc giúp tóc tôi dày, nhưng sẽ không đơn giản. Đầu tiên, tôi phải tìm ra một cây chuối và tự tay chặt nó xuống. Tôi phải “ném đi phần ngọn cây” rồi đẽo phần thân cây và rễ (vẫn còn bám trong đất) thành một cái chén lớn sâu “như một cái hồ bơi.” Rồi tôi phải đặt một miếng gỗ bên trên lỗ hổng này, để nước mưa và sương không rơi vào. Rồi vài ngày sau tôi sẽ trở lại và thấy rằng hồ bơi giờ đã đầy chất lỏng giàu dưỡng chất của rễ chuối, mà tôi sẽ phải múc vào những cái chai và mang đến cho Wayan. Cô sẽ làm phúc cho nước ép rễ chuối ở đền thờ cho tôi, rồi chà nước ép này lên sương sọ tôi mỗi ngày. Trong vòng vài tháng tôi sẽ có mái tóc bóng và dày thả tận xuống mông như tóc của Wayan.

“Ngay cả nếu cô hói,” cô nói, “cách này cũng làm tóc cô mọc lại.”

Khi chúng tôi trò chuyện, Tutti bé nhỏ – vừa đi học về – đang ngồi trên sàn, vẽ một bức tranh có căn nhà. Dạo này, Tutti hầu như chỉ vẽ những căn nhà. Cô bé khát khao có một ngôi nhà của riêng mình. Trong tranh của cô bé luôn luôn có một cầu vồng ở hậu cảnh, và một gia đình tươi cười – bố và mọi người.

Đó là những gì chúng tôi làm cả ngày ở cửa hiệu của Wayan. Chúng tôi ngồi trò chuyện. Tutti vẽ tranh còn Wayan và tôi tán gẫu, chòng ghẹo nhau. Wayan có khiếu hài hước về chuyện nhục cảm, luôn nói về tình dục, tấn công chuyện tôi độc thân, suy đoán khả năng sinh dục của tất cả những người đàn ông đi ngang của hiệu cô ấy. Cô cứ nói với tôi đến đền thờ mỗi tối và cầu xin một người đàn ông tốt xuất hiện trong đời tôi, trở thành tình nhân của tôi.

Sáng nay tôi lại bảo tôi, “Không, Wayan – tôi không cần chuyện đó. Tim tôi đã tan vỡ quá nhiều lần rồi.”

Cô nói, “Tôi biết bài thuốc chữa trị trái tim tan nát.” Một cách kênh kiệu và theo cung cách bác sĩ, Wayan đếm trên đầu ngón tay sáu yếu tố trong Điều trị Trái tim Tan vỡ Bảo đảm Công hiệu, “Vitamin E, ngủ nhiều, uống nhiều nước, đi xa khỏi nơi có người ta yêu, thiền và bảo trái tim mình rằng đây là số phận.”

“Tôi đã làm tất cả mọi thứ trừ Vitamin E.”

“Vậy là giờ đây cô đã bình phục. Và giờ cô cần một người đàn ông mới. Tôi sẽ mang lại cho cô một người, bằng cầu nguyện.”

“Ồ, tôi không cầu xin một người đàn ông mới, Wayan. Điều duy nhất bây giờ tôi cầu nguyện là có được thanh thản với chính mình.”

Wayan trợn tròn mắt, như thể Ờ, đúng, cô tuyên bố sao cũng được, bà bé da trắng lập dị à, và nói “Đó là vì cô có vấn đề ký ức xấu. Cô không còn nhớ là tình dục đẹp ra sao nữa. Tôi cũng từng có vấn đề ký ức xấu, khi còn là vợ. Mỗi lần thấy người đàn ông đẹp trai đi xuống phố, tôi thường quên là mình có một ông chồng ở nhà.”

Cô gần như cười lăn. Rồi cô kiềm chế lại và nói, “Tất cả mọi người đều cần tình dục, Liz.”

Đúng lúc đó, một phụ nữ lộng lẫy bước vào cửa hiệu, nụ cười rạng rỡ như một tia harid dăng. Tutti chồm dậy rồi chạy ùa vào lòng bà, la lên, “Armenia! Armenia! Armenia!” Hóa ra đó là tên người phụ nữ – không phải là lời gọi chiến đấu của dân tộc kỳ lạ nào đó. Tôi tự giới thiệu với Armenia, và bà bảo tôi từ Brazil. Bà rất năng động, người phụ nữ này – rất Brazil. Bà lộng lẫy, ăn mặc trang nhã, đầy sức cuốn hút, hấp dẫn và không xác định được tuổi, chỉ một mực gợi tình.

Armenia cũng là một người bạn của Wayan thường đến cửa hiệu để ăn trưa theo các điều trị y học và sắc đẹp truyền thống khác nhau. Bà ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi trong chừng mực một giờ, tham gia tán gẫu với chúng tôi, cái vòng tròn nhỏ của đám con gái. Bà chỉ còn ở Bali một tuần nữa trước khi phải bay đi châu Phi, hay có lẽ trở lại Thái Lan để trông nom công việc của mình. Hóa ra Armenia vừa có một chút xíu xiu đời sống hấp dẫn. Bà đã từng làm việc cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Trong năm 1980 bà được cử đến rừng rậm El Salvadore và Nicaragua giữa thời điểm chiến tranh căng thẳng nhất với tư cách là người đàm phán hòa bình, dùng sắc đẹp, sự quyến rũ và khôn ngoan của mình để buộc tất cả các tướng lĩnh và những người nổi loạn lắng xuống và chịu nghe theo lẽ phải. (Xin chào, quyền lực xinh đẹp!) Giờ bà điều hành công việc kinh doanh tiếp thị đa quốc gia gọi là Novica, ủng hộ các nghệ sĩ bản địa khắp nơi trên thế giới bằng cách bán các sản phẩm của họ trên Internet. Bà nói được khoảng bảy hay tám thứ tiếng. Bà có một đôi giày hoang đường nhất tôi chưa từng thấy sau thời ở Roma.

Wayan nhìn cả hai chúng tôi rồi nói, “Liz – sao cô không bao giờ cố để trông khêu gợi, như Armenia? Cô là một cô gái xinh xắn, cô có vốn quý về khuôn mặt đẹp, thân hình đẹp, nụ cười đẹp. Nhưng cô cứ mặc mỗi chiếc áo rách này, cùng cái quần jean rách này. Cô không muốn gợi tình như bà ấy à?”

“Wayan,” tôi nói. “Armenia là một người Brazil. Đó là một tình huống hoàn toàn khác.”

“Khác làm sao?”

“Armenia,” tôi nói, quay sang người bạn mới của mình. “Cô có thể vui lòng giải thích cho Wayan một phụ nữ Brazil nghĩa là sao không?”

Armenia cười, nhưng rồi có vẻ xem xét câu hỏi – một cách nghiêm túc và trả lời, “Thôi được, tôi luôn cố gắng trông đẹp và nữ tính ngay cả trong các vùng chiến sự và trại tị nạn ở Trung Mỹ. Ngay cả trong những thảm kịch và khủng hoảng tồi tệ nhất, chẳng có lý do gì để thêm vào đau khổ của mọi người bằng cách làm cho chính mình trông cũng thảm hại. Đó là triết lý của tôi. Đấy là lý do tôi luôn trang điểm và đeo nữ trang vào rừng – không có gì thái quá, mà có lẽ chỉ là một cái vòng vàng đẹp và đôi hoa tai, một chút soi môi, nước hoa tốt. Chỉ đủ để chứng tỏ rằng tôi vẫn còn lòng tự trong của mình.”

Thực ra, Armenia làm tôi nhớ các quý bà lữ khách nước Anh thời Victoria tuyệt vời đó, họ vẫn thường nói không có gì để bào chữa cho chuyện mặc đồ theo kiểu châu Phi mà hẳn sẽ chẳng phù hợp cho một phòng khách Anh. Người phụ nữ này, bà là một người thích phù hoa. Và bà không thể ở lại cửa hiệu Wayan quá lâu vì bà có việc phải làm, nhưng điều đó không ngăn bà mời tôi đến buổi tiệc tối nay. Bà biết một người Brazil khác ở Ubud, bà bảo tôi, và anh ta đang tổ chức một sự kiện đặc biệt tai một nhà hàng xinh đẹp tối nay. Anh ta sẽ náu một feijoada – một tiệc Brazil truyền thống có hàng núi thịt lợn đồ sộ và đậu đen. Sẽ có cocktail Brazil nữa. Cũng sẽ có rất nhiều người nước ngoài thú vị từ khắp nơi trên thế giới đang sống ở Bali này. Tôi có vui lòng đến không? Sau đó tất cả họ có lẽ cũng sẽ đi ra ngoài nhảy múa nữa. Bà không biết tôi có thích tiệc tùng không, nhưng…

Cocktail à? Nhảy à? Hàng núi thịt heo à?

Tất nhiên là tôi sẽ tới.

89

Tôi không thể nhớ lần cuối cùng mình chưng diện, nhưng tối nay tôi đào được một cái áo đầm hai dây cầu kỳ của mình từ dưới đáy ba lô và tròng nó vào. Tôi còn bôi son môi nữa. Tôi không thể nhớ lần cuối cùng mình bôi son, nhưng tôi biết là không phải đâu đó gần Ấn Độ. Tôi dừng ở nhà Armenia trên đường đến buổi tiệc, và bà phủ lên tôi vài thứ nữ trang đắt tiền của bà, cho tôi mượn nước hoa đắt tiền của bà, cho tôi gởi lại chiếc xe đạp trong sân sau nhà bà để tôi có thể đến buổi tiệc trong xe hơi sang trọng của bà, như một phụ nữ trưởng thành hoàn toàn.

Buổi ăn tối với những người nước ngoài rất vui vẻ, và tôi cảm thấy mình đang thăm lại tất cả những khía cạnh nhân cách của mình từ lâu ngủ im này. Thậm chí tôi còn ngà ngà say, điều đáng nói sau tất cả sự thanh lọc từ vài tháng cầu nguyện vừa qua ở Ashram và nhấp trà trong vườn hoa Bali. Và tôi còn đùa cợt nữa chứ! Lâu lắm rồi tôi không đùa cợt. Gần đây tôi chỉ giao du với mấy thầy tu và thầy mo, rồi bỗng nhiên tôi lai lau chùi bụi bặm bản năng giới tính bỏ quên lâu ngày. Nhưng tôi thật sự không thể nói mình đã cợt nhả với những ai. Gần như tôi đang phát tán nó ra khắp nơi. Tôi bị cựu nhà báo Úc hỏm hỉnh ngồi cạnh mình cuốn hút chăng? (“Ở đây tất cả chúng ta đều say,” anh ta châm biếm. “Chúng ta viết tham khảo cho những kẻ say khác.”) Hay là nhà trí thức Đức trầm lặng phía cuối bàn? (Ông ta hứa cho tôi mượn những tiểu thuyết trong thư viện riêng của ông.) Hay trước tiên là người đàn ông Brazil lớn tuổi đẹp trai đã nấu buổi chiêu đãi đồ sộ này cho tất cả chúng tôi? (Tôi thích đôi mắt nâu hiền lành và giọng nói của anh ta. Và tài nấu nướng của anh ta nữa, dĩ nhiên rồi. Tôi đã nói cái gì đó rất khiêu khích với anh ta, chẳng biết từ đâu. Anh nói đùa bôi bác mình, “Tôi là một người đàn ông Brazil thảm họa hoàn toàn – tôi không biết nhảy, không biết chơi bóng đá và không biết chơi bất kỳ nhạc cụ nào.” Không hiểu sao tôi đáp, “Có lẽ vậy. Nhưng tôi có cảm giác anh có thể đóng vai một Casanova rất đạt.” Thời gian đột nhiên dừng lại trong một giây phút dài, thật dài, rồi, khi chúng tôi nhìn nhau thẳng thắn, như thế, đó là một ý kiến hay để đặt lên bàn này. Sự táo tợn trong câu nói của tôi lơ lửng trong không trung quanh chúng tôi như một làn hương thơm ngan ngát. Anh ấy không phủ nhận nó. Tôi nhìn lảng đi chỗ khác, cảm thấy mình đang đỏ mặt.)

Dù sao, món feijoada của anh ấy thật đáng kinh ngạc. Tràn trề, đầy gia vị và đậm đặc – tất cả những thứ thông thường ta không thể có được trong món ăn Bali. Tôi ăn hết đĩa thịt heo này qua đĩa khác và ta quyết định chính thức mình không bao giờ có thể là một người ăn chay, với món ăn như vậy trên thế gian thì không. Và rồi chúng tôi đi ra ngoài nhảy ở một hộp đêm địa phương, nếu ta có thể gọi đó là một hộp đêm. Nó giống như một cái lều đặc biệt trên bãi biển hơn, chỉ là không có bãi biển. Có một băng nhạc sống do trẻ con Bali chơi nhạc reggac tuyệt vời, và nơi này lẫn lộn những tay chơi đủ mọi lứa tuổi và quốc tịch, người nước ngoài, du khách, người địa phương và mấy cô cậu Bali lộng lẫy, tất cả nhảy nhót thoải mái, không e thẹn. Armenia không đi cùng, quả quyết là phải làm việc ngày hôm sau, nhưng người đàn ông Brazil lớn tuổi đẹp trai tiếp tôi. Anh không phải là một người nhảy tồi đến như anh nói. Có lẽ anh cũng có thể chơi bóng đá nữa. Tôi thích có anh gần bên, mở cửa cho tôi, ca tụng tôi, gọi tôi là “em yêu”. Nhưng ngược lại, tôi nhận thấy anh gọi tất cả mọi người là “em yêu” – ngay cả anh chàng pha rượu lông lá. Nhưng mà, sự quan tâm của anh rất tuyệt…

Đã lâu rồi tôi mới ngồi trong một quán rượu. Ngay cả ở Ý tôi cũng không đến quán rượu, và tôi cũng không ra ngoài nhiều trong những năm có David. Tỗi nghĩ lần cuối cùng mình đi nhảy là từ hồi tôi lập gia đình… từ hồi tôi kết hôn một cách hạnh phúc, thử nghĩ mà xem. Lạy Chúa, đã nhiều năm rồi. Ở ngoài sàn nhảy tôi tình cờ gặp cô bạn Stefania, một cô gái trẻ Ý dễ thương tôi mới quen ở một lớp thiền ở Ubud, rồi chúng tôi nhảy với nhau, tóc bay tứ tung, vàng hoe và đen, quay cuồng vui vẻ. Đâu đó sau nửa đêm, ban nhạc ngừng chơi và mọi người trà trộn với nhau.

Đó là khi tôi gặp một anh chàng tên Ian. Ôi, tôi thật sự thích anh chàng này. Tôi thật sự thích anh ta ngay lập tức. Anh ta rất đẹp trai, kiểu như pha trộn giữa Sting và em trai của Ralph-Fiennes. Anh là người xứ Welsh, vậy nên anh có cái giọng dễ thương ấy. Anh ăn nói lưu loát, thông minh, hỏi chuyện, nói với cô bạn Stefanie của tôi cũng thứ tiếng Ý trẻ con như tôi nói. Hóa ra anh là người đánh trống trong ban nhạc reagae này, anh chơi trống bongo 1. Vậy nên tôi đùa rằng anh là một “bonga-leer”, như mấy gã ở Venice, nhưng bằng đánh trống thay vì chèo thuyền và không hiểu sao chúng tôi đã tâm đầu ý hợp, bắt đầu cười và trò chuyện.

Rồi Felipe tiến lại – đó là tên người đàn ông Brazil, Felipe. Anh mời tất cả chúng tôi ra một nhà hàng địa phương sôi động do những người nước ngoài từ châu Âu làm chủ, một nơi thoải mái kinh khủng không bao giờ đóng cửa, anh hứa, nơi bia và chuyện nhảm nhí được phục vụ suốt. Tôi thấy mình nhìn qua Ian (anh ta có muốn đi không?) và khi anh ấy nói vâng, tôi cũng nói vâng. Vậy là tất cả bọn tôi đến nhà hàng. Tôi ngồi với Ian, chúng tôi trò chuyện đùa giỡn suốt đêm, và ồ, tôi thật sự thích anh chàng này. Anh là người đàn ông đầu tiên tôi gặp mà tôi thật sự thích theo kiểu đó, như người ta nói, sau một thời gian dài. Anh lớn hơn tôi vài tuổi, trải qua một đời sống thú vị với tất cả những điểm tốt trong lý lịch (thích The Simpsons, du lịch khắp thế giới, đã từng sống trong một Ashram, đề cập đến Tolstoy, có vẻ có việc làm.v.v…) Anh bắt đầu sự nghiệp của mình trong Quân đội Anh ở Bắc Ireland với tư cách là một chuyên gia đội gỡ mìn, rồi trở thành một tay phá bãi mìn quốc tế. Xây trại tị nạn ở Bosnia, giờ đang nghỉ phép ở Bali để hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc… tất cả đều là những thứ quyến rũ.

Tôi không thể tin mình đã thức đến 3 giờ rưỡi sáng, và cũng không thiền! Tôi thức đến nửa đêm và mặc một cái áo đầm và trò chuyện với một người đàn ông hấp dẫn. Cấp tiến ghê gớm biết chừng nào. Đến cuối buổi tối Ian và tôi đều thừa nhận thật tuyệt vời được quen nhau. Anh hỏi tôi có số điện thoại không và tôi bảo mình không có, nhưng tôi có email và anh nói, “Ờ, nhưng email thì có vẻ quá… ờ…”. Vậy là cuối đêm chúng tôi không trao đổi gì ngoài ôm ghì nhau. Anh nói, “Mình sẽ gặp lại nhau khi họ,” chỉ tay về phía những thần thánh trên trời cao – “bảo vậy”.

Ngay trước bình minh, Felipe, người đàn ông Brazil lớn tuổi đẹp trai ngỏ ý chở tôi về. Khi chúng tôi chạy đến những con hẻm quanh co anh nói. “Em yêu, em đã trò chuyện với tên nhảm nhí kinh khủng nhất Ubud suốt cả đêm.”

Tim tôi nặng trĩu.

“Ian thật sự là một thứ nhảm nhí sao?” tôi hỏi. “Hãy cho tôi biết sự thật ngay bây giờ đi để khỏi rắc rối về sau.”

“Ian hả?” Felipe nói. Anh cười. “Không, em yêu! Ian là một gã nghiêm túc. Anh ta là người tốt. Tôi muốn nói chính mình kìa. Tôi là thứ nhảm nhí nhất Ubud.”

Chúng tôi chạy xe trong im lặng một lúc.

“Dù sao, tôi cũng đang đùa thôi mà,” anh nói thêm.

Rồi lại một quãng im lặng dài và anh nói, “Em thích Ian phải không?”

“Tôi không biết nữa,” tôi nói. Đầu tôi không sáng rõ. Tôi đã uống quá nhiều cocktail Brazl. “Anh ta hấp dẫn, thông minh. Đã lâu rồi tôi không nghĩ tới chuyện thích bất kỳ ai.”

“Em sắp có vài tháng tuyệt vời ở Bali đây. Em hãy đợi và xem.”

“Nhưng tôi không biết mình có thể giao du bao nhiêu nữa, Felipe. Tôi chỉ có một cái áo đầm. Mọi người sẽ bắt đầu nhận thấy là tôi lúc nào cũng chỉ mặc có mỗi một cái áo.”

“Em trẻ và xinh đẹp, em yêu. Em chỉ cần một cái áo thôi.”

— —— —— —— ——-

1 Trống nhỏ gõ bằng tay.

90

Tôi trẻ và đẹp ư?

Tôi vẫn nghĩ là mình già và chỉ là một kẻ vừa ly dị.

Đêm đó tôi chẳng thể ngủ được, không quen với những giờ ngạo ngược như vậy, nhạc nhảy vẫn còn gõ nhẹ trong đầu tôi, tóc tôi có mùi thuốc lá, bao tử tôi phản ứng dữ với rượu. Tôi ngủ lơ mơ một tí, rồi thức dậy khi mặt trời lên vì đã quen vậy rồi. Chỉ có điều sáng hôm nay tôi không thư giãn, không thanh thản và không trong trạng thái thiền gì cả. Tại sao tôi lại khích động đến thế? Tôi đã có một đêm tuyệt vời, phải không? Tôi đã gặp được những người thú vị, ăn diện và nhảy nhót, đùa cợt với vài gã đàn ông…

ĐÀN ÔNG.

Sự khích động trở nên dữ dội hơn khi nghĩ đến từ đó, biến thành một cuộc tấn công nhỏ đầy hoảng loạn. Tôi không còn biết làm điều này thế nào nữa. Tôi đã từng là kẻ đùa cợt dữ nhất, bạo tợn nhất và trơ trẽn nhất hồi mười mấy hai mươi tuổi. Tôi nhớ hình như hồi đó đã từng vui vẻ, gặp gỡ vài người đàn ông, cuốn anh ta về phía mình, ném ra những lời mời mọc úp mở và khiêu khích, vứt đi tất cả sự thận trọng và để những hậu quả ra sao thì ra.

Nhưng giờ thì tôi chỉ cảm thấy hoảng sợ và không chắc chắn. Tôi bắt đầu phóng đại cả buổi tối thành cái gì đó lớn hơn nhiều cái nó thật sự là, hình dung đang mình đang bắt đầu có quan hệ với gã Welsh này, người thậ chí cũng không cho tôi một cái địa chỉ email. Tôi có thể thấy cả con đường đến tương lai của chúng tôi rồi, bao gồm những tranh cãi về thói quen hút thuốc của tôi. Tôi không biết liệu lại cho một người đàn ông thì có làm hỏng hành trình/viết lách/đời sống vân vân của mình hay không. Tuy nhiên – một chút lãng mạn sẽ rất tuyệt. Đã một thời gian dài tôi sống khô khan rồi. (Tôi nhớ Richard từ Texas có lúc đã khuyên tôi về đời sống tình yêu của tôi, “Cô cần một người làm hết hạn hán, cưng à. Phải tìm cho mình một người tài ba giải quyết được vấn đề.”) Rồi tôi hình dung Ian tiến lại gần trên chiếc xe máy của anh ta với thân hình của một chuyên viên gỡ mìn đẹp trai để ân ái với tôi trong vườn của tôi, và điều đó sẽ tuyệt biết chừng nào. Tuy nhiên ý nghĩ không-hoàn-toàn-khó-chịu này không hiểu sao cứ rít lên đẩy tôi vào cái ý nghĩ khủng khiếp ngăn chặn chính tôi rằng mình không muốn trải qua bất kỳ nỗi đau tan nát nào nữa. Rồi tôi bắt đầu nhớ David hơn bất kỳ lúc nào trong nhiều tháng nay, tôi nghĩ: có lẽ mình nên gọi anh ta và xem anh ta có muốn cùng nhau thử lại không… (Rồi tôi nhận được một kênh rất chính xác từ anh bạn già Richard của tôi, anh nói: Ồ, giỏi đó, Hàng Tạp Hóa à – tối qua cô bị phẫu thuật thùy não và có thêm chuyện ngà ngà say à?) Từ ngẫm nghĩ về David sang ám ảnh về những tình tiết vụ ly dị lúc nào cũng là một bước nhảy ngắn, và thế là chẳng mấy chốc tôi bắt đầu nghiền ngẫm (cũng y như hồi trước) về chồng cũ của mình, về ly dị…

Tôi nghĩ tụi mình đã thu xếp xong chủ đề này rồi, Hàng Tạp Hóa à.

Và rồi tôi bắt đầu nghĩ về Felipe, không hiểu sao – gã đàn ông Brazil lớn tuổi đẹp trai đó. Anh ta dễ thương. Felipe. Anh ấy nói tôi trẻ và đẹp và rằng tôi sẽ có một thời gian tuyệt vời ở Bali này. Anh ta đúng, phải không? Tôi nên thư giãn và vui vẻ chút nữa, đúng không? Nhưng sáng nay có vẻ không vui.

Tôi không biết làm chuyện này thế nào nữa.

91

“Cuộc đời này là gì vậy? Cô có hiểu không? Tôi không hiểu.”

Đấy là Wayan nói.

Tôi trở lại quán ăn của Wayan, ăn bữa trưa đặc biệt nhiều vitamin ngon lành và bổ dưỡng của cô ấy, hy vọng nó sẽ làm dịu đi dư vị khó chịu và cảm giác bất an của mình. Người đàn bà Brazil Armenia cũng ở đó, trông vẫn như mọi khi, như bà vừa ghé một thẩm mỹ viện trên đường về sau kỳ nghỉ cuối cùng ở một spa. Tutti bé bỏng đang ngồi trên sàn, vẽ những bức tranh với những ngôi nhà, như thường lệ.

Wayan vừa mới biết là hợp đồng thuê cửa hiệu của cô sắp đến kỳ gia hạn vào cuối tháng Tám – chỉ còn ba tháng nữa thôi – và rằng tiền thuê nhà sẽ tăng. Có lẽ cô sẽ phải dời nhà lần nữa vì không đủ tiền ở lại. Cô chỉ có khoảng năm mươi đôla ở ngân hàng, và không biết phải đi đâu. Dời nhà sẽ lại buộc Tutti rời trường học. Họ cần một ngôi nhà – một ngôi nhà thật sự. Một người Bali không thể nào sống như thế này.

“Tại sao đau khổ không bao giờ hết?” Wayan hỏi. Cô không khóc, chỉ đặt một câu hỏi đơn giản, không thể trả lời được và gây mệt mỏi. “Tại sao mọi thứ cứ phải lặp lại và lặp lại, không bao giờ dứt, không bao giờ được yên nghỉ? Ta làm việc cật lực hôm nay, nhưng hôm sau, ta phải làm lại. Ta ăn, nhưng ngày hôm sau, ta đã đói rồi. Ta tìm thấy tình yêu, rồi tình yêu bỏ đi. Ta sinh ra chẳng có gì – không đồng hồ, không áo. Ta làm việc cật ực, rồi ta chết đi không có gì – không đồng hồ, không áo. Ta trẻ, rồi ta già. Bất kể ta làm việc cực khổ ra sao, ta cũng không thể không già đi.”

“Nhưng Armenia thì không,” tôi đùa. “Rõ ràng cô ấy không già đi.”

Wayan nói, “Nhưng vì Armenia là một người Brazil,” giờ thì đã nhìn ra được vấn đề. Tất cả chúng tôi đều cười, nhưng đó chỉ là một kiểu bi hài kịch, vì chẳng có gì đáng buồn cười về tình trạng của Wayan trên thế gian này ngay lúc này đây. Đây là những thực tế: người mẹ độc thân, đứa con sớm phát triển, việc làm ăn tay làm hàm nhai, nghèo khổ cận kề, cảnh không nhà rõ ràng. Cô ấy sẽ về đâu? Rõ ràng là không thể sống với gia đình chồng cũ rồi. Gia đình của Wayan là nông dân trồng lúa ở nông thôn xa tít và nghèo nàn. Nếu cô đến sống với họ, công việc chữa bệnh trong thị trấn của cô coi như xong vì bệnh nhân không thể đến chỗ cô và ta có thể gần như quên chuyện Tutti sẽ được học hành đầy đủ để ngày nào đó vào Đại học Bác sĩ Thú y.

Theo thời gian những thực tế khác cũng xuất hiện. Hai cô bé e thẹn tôi nhận thấy hôm đầu tiên đó, nấp sau bếp thì sao? Hóa ra hai bé là một cặp trẻ mồ côi Wayan nhận nuôi. Cả hai đều mang tên Ketut (chủ làm quyển sách này rối rắm thêm) và chúng tôi gọi chúng là Ketut Lớn và Ketut Nhỏ. Wayan thấy hai Ketut này đang đói khát và ăn xin ở kẻ chợ vài tháng trước. Chúng bị một phụ nữ kiểu như nhân vật của Dickens bỏ rơi ở đấy – có thể là một người bà con – kẻ hoạt động như một kiểu ma cô chăn dắt trẻ con ăn xin, để trẻ con không cha mẹ ở các chợ khác nhau khắp Bali để xin tiền, rồi nhặt bọn trẻ lên xe tải mỗi đêm, thu tiền và rồi cho chúng một cái lều đâu đó để ngủ. Lần đầu tiên khi Wayan tìm thấy Ketut Lớn và Ketut Nhỏ, chúng đã không ăn uống nhiều ngày, bị rận chấy, ký sinh trùng và đòn roi. Cô đoán đứa nhỏ nhất có lẽ là mười tuổi, và đứa lớn hơn có lẽ mười ba, nhưng chúng không biết tuổi của chúng và thậm chí họ nữa cũng không. (Ketut Nhỏ chỉ biết là bé sinh cùng năm với “con lợn lớn” ở làng bé; điều này không giúp những người còn lại trong chúng tôi thiết lập được một thời biểu.) Wayan đã đem chúng về và chăm sóc chúng cũng trìu mến như chăm sóc Tutti của mình. Cô cho cả ba đứa trẻ ngủ chung trên cùng một tấm đệm trong cùng một phòng ngủ trong cửa hiệu.

Chuyện một người mẹ độc thân Bali đang đối phó với cảnh bị đuổi ra khỏi nhà trong thâm tâm cảm thấy thế nào khi nhận nuôi thêm hai đứa trẻ không nhà là điều gì đó vượt qua bất kỳ sự hiểu biết nào tôi từng có về ý nghĩ của lòng trắc ẩn.

Tôi muốn giúp họ.

Chính là nó. Đó chính là cái cảm giác rung lên mà tôi cảm thấy sâu thẳm đến vậy sau khi gặp Wayan lần đầu tiên. Tôi muốn giúp người mẹ độc thân này với đứa con gái của cô và thêm hai đứa trẻ mồ côi của cô. Tôi muốn đưa họ vào một cuộc sống tốt hơn. Chỉ có điều tôi không thể hình dung ra phải làm như thế nào. Nhưng hôm nay khi Wayan, Armenia và tôi đang ăn trưa và đan xen những cuộc trò chuyện thường lệ của mình về thấu cảm và sự gây khó khăn cho người khác, tôi nhìn sang bé Tutti và nhận thấy bé đang làm gì đó khá kỳ cục. Bé đi quanh cửa hiệu, vừa nâng lên lòng bàn tay một miếng gạch men gốm hình vuông nhỏ xinh xắn xanh thẫm vừa hát gần như cầu nguyện. Tôi nhìn bé một lúc, chỉ để xem bé sẽ làm gì. Tutti chơi với miếng gạch men một lúc lâu, ném nó lên không trung, thầm thì với nó, hát với nó, rồi đẩy nó dọc sàn nhà như thể nó là một chiếc xe Hộp diêm. Cuối cùng, bé ngồi trên miếng gạch men trong một góc yên tĩnh, mắt nhắm, hát một mình, chìm trong không gian bí ẩn, vô hình cách biệt của riêng mình.

Tôi hỏi Wayan tất cả chuyện này là sao. Cô ấy nói Tutti tìm thấy miếng gạch men ngoài công trường xây dựng của một dự án khách sạn sang trọng phía ngoài đường và lấy cắp nó. Từ khi tìm thấy miếng gạch men, Tutti cứ nói với mẹ, “Có lẽ nếu ngày nào đó mình có một ngôi nhà, nó có thể có màu xanh xinh xắn như cái này nè.” Giờ, theo Wayan, Tutti thường thích ngồi trên hình vuông xanh bé xíu đó hàng giờ liền, nhwams mắt và vờ như dang ở trong nhà mình.

Tôi có thể nói gì đây? Khi tôi nghe thấy câu chuyện đó và nhìn đứa bé ấy chìm trong suy tưởng về miếng gạch men xanh nhỏ của mình, tôi như thể nhận ra: Được, vậy là đủ.

Và tôi cáo lui khỏi cửa hiệu để đi lo dứt khoát sự tình không thể chịu đựng được này.

92

Có lần Wayan nói với tôi là thỉnh thoảng khi chữa bệnh cho bệnh nhân cô trở thành một con đường thông thưng cho tình yêu của Thượng Đế, và cô thậm chí thôi không nghĩ cần phải làm gì tiếp theo. Trí tuệ ngừng, trực giác nổi lên và cô chỉ việc để Thiêng Liêng của cô tràn ngập mình. Cô nói, “Như thể một ngọn gió ủa đến và nắm lấy tay tôi.”

Có lẽ, chính ngọn gió này là thứ đã thổi tôi ra khỏi cửa hàng Wayan hôm ấy, đẩy tôi ra khỏi băn khoăn vướng vất rằng mình đã sẵn sàng hẹn hò lại chưa, và dẫn lối tôi đến quán cà phê Internet địa phương ở Ubud, nơi tôi ngồi và viết – trong một bản phác thảo dễ dàng – một email gây quỹ gửi cho tất cả bạn bè và gia đình mình khắp thế giới.

Tôi bảo mọi người là sinh nhật tôi sắp đến vào tháng Bảy và rằng mình sắp bước sang tuổi ba mươi lăm. Tôi bảo họ mình không cần hay muốn gì trên thế giới này, và rằng trong đời mình tôi chưa từng hạnh phúc hơn. Tôi nói với họ rằng nếu tôi ở nhà ở New York, tôi sẽ tổ chức một tiệc sinh nhật rầm rộ ngu ngốc và tôi sẽ mời tất cả họ đến dự tiệc, và họ sẽ mua cho tôi quà cùng những chai rượu và cả cuộc ăn mừng sẽ trở nên tốn kém một cách lố bịch. Do vậy, tôi giải thích, cách mừng sinh nhật này rẻ hơn và dễ thương hơn sẽ là bạn bè và gia đình tôi vui lòng quyên góp giúp một phụ nữ tên là Wayan Nuriyaih mua một căn nhà ở Indonesia cho cô và những đứa con của cô.

Rồi tôi kể cho họ nghe toàn bộ câu chuyện của Wayan, Tutti cùng những đứa trẻ mồ côi và tình cảnh của họ. Tôi hứa là bất kỳ khoản tiền nào lạc quyên được, tôi sẽ trả lại đủ từ tiền tiết kiệm của mình. Tất nhiên tôi biết, tôi giải thích, là thế giới này đầu đau khổ không được nói ra, chiến tranh, và tất cả mọi người lúc này đều khố khó, nhưng chúng ta phải làm gì đây? Cái nhóm nhỏ người ở Bali này đã trở thành gia đình của tôi, và ta phải trông nom gia đình mình ở bất cứ nơi nào ta tìm thấy họ. Lúc kết thúc cái email tập thể, tôi nhớ điều gì đó bạn Susan của mình đã nói trước khi tôi bắt đầu cuộc hành trình này chín tháng trước. Cô e tôi sẽ không bao giờ về nhà nữa. Cô nói, “Tớ biết cậu mà, Liz. Cậu sẽ gặp ai đó và phải lòng rồi cuối cùng là mua một căn nhà ở Bali.”

Một Nostradamus 1 bình thường, cái cô Susan này.

Đến sáng hôm sau, khi tôi kiểm tra email, 700 đôla đã được cam kết. Ngày hôm sau, tiền đóng góp dã vượt qua số tôi có thể đủ sức trả lại.

Tôi sẽ không đi vào chi tiết toàn bộ sự kiện của tuần đó, hay cố giải thích mỗi ngày mở email thấy khắp nơi trên thế giới mọi người nói: “Tính tôi vào nữa!” cảm giác ra sao. Mọi người đều góp. Những người chính tôi biết là túng quẫn hay mắc nợ cũng đóng góp, không do dự. Một trong những phản ứng đầu tiên tôi nhận được là từ một người bạn của bạn gái của người làm tóc của tôi, người đã nhận được email chuyển đến và muốn đóng góp 15 đôla. Anh bạn ngu như lừa nhất của tôi là John phải làm một nhận xét châm biếm điển hình, dĩ nhiên, bức thư của tôi dài và ngớ ngẩn và cảm động ra sao (“Nghe này – lần tới cậu có cảm thấy cần than khóc về một thùng sữa bị đổ, phải chắc chắn nó là sữa đặc, được chứ?”), nhưng rồi dù sao anh ta cũng đóng góp tiền. Bạn trai mới của Annie của tôi (một chủ ngân hàng phố Wall mà tôi còn chưa bao giờ thấy mặt) đề nghị nhân đôi tổng số tiền thu được bất kể bao nhiêu. Rồi email đó bắt đầu được gửi đi quyên tiền khắp thế giới, để tôi bắt đầu nhận đóng góp từ những người hoàn toàn xa lạ. Đó là một sự hào hiệp toàn cầu đến nghẹt thở. Hãy cùng kết lại cảnh này bằng cách nói là – chỉ bảy ngày sau khi thỉnh nguyện đầu tiên được gửi đi qua thư điện tử – bạn bè và gia đình tôi và một nhóm người lạ từ khắp nơi trên thế giới đã giúp tôi có được gần 18.000 đôla để mua cho Wayan Nuriyasih một ngôi nhà của riêng cô.

Tôi biết chính Tutti đã khiến phép lạ này thị hiện bằng chính uy lực cầu nguyện của bé, buộc miếng gạch men xanh nhỏ đó của bé mềm đi và mở rộng quanh bé rồi lớn lên – như một trong những hạt đậu ma thuật của Jack – thành một ngôi nhà thật có thể chăm lo cho bé và mẹ cùng hai cô bé sinh đôi mãi mãi.

Một điều cuối cùng nữa, tôi bối rối thú nhận là chính anh bạn Bob của tôi, không phải tôi, đã nhận thấy thực tế rõ ràng là từ “Tutti” trong tiếng Ý có nghĩa là “tất cả mọi người.” Sao tôi lại không nhận ra điều đó sớm hơn? Sau ngần ấy tháng trời ở Roma! Tôi chỉ không thấy sự liên hệ. Vậy là chính Bob ở tận Utah đã chỉ cho tôi thấy. Trong một email tuần trước, cùng với cam kết đóng góp của mình vào ngôi nhà mới, anh đã nói rằng, “Vậy đó là bài học cuối cùng, phải không? Khi cô bước ra cuộc đời để giúp mình, cô không thể tránh khỏi cuối cùng giúp… Tutti.”

— —— —— —— ——-

1 Nostradamus hay Mich el de Nostredame (1503-1566), bác sĩ kiêm chiêm tinh gia nổi tiếng người Pháp.

93

Tôi không muốn nói cho Wayan nghe chuyện này cho đến khi tất cả tiền được quyên góp xong. Khó mà giữ một bí mật lớn như vậy, nhất là khi cô ấy không ngừng lo lắng về tương lai của mình, nhưng tôi không muốn cô hy vọng thấp thỏm cho đến khi mọi việc trở thành chính thức. Vậy nên cả tuần tôi kín miệng về kế hoạch của mình, và tôi để mình bận bịu gần như mỗi tối ăn tối với Felipe người Brazil, người hình như không bận tâm chuyện tôi chỉ có một cái áo đầm đẹp.

Tôi đoán chắc mình đã phải lòng anh. Sau một vài buổi tối, tôi khá chắc là mình phải lòng anh. Anh hay hơn cái vẻ được thể hiện bên ngoài, người tự xưng là “bậc thầy chuyện nhảm nhí”, người biết tất cả mọi người ở Ubud và luôn là trung tâm của buổi tiệc. Tôi hỏi Armenia về anh. Họ đã là bạn của nhau một thời gian. Tôi nói, “Anh Felipe đó – anh ấy sâu sắc hơn so với những người khác, phải không? Còn có gì đó nhiều hơn ở anh ta, phải không?” Bà nói, “Ồ, vâng. Anh ấy là một người đàn ông tốt và hiền lành. Nhưng anh ấy đã qua một cuộc ly dị khó khăn. Tôi nghĩ anh ấy đến Bali để bình tâm.”

À – giờ thì đây là chủ đề tôi chẳng biết gì về nó cả.

Nhưng anh năm mươi hai tuổi. Điều này thú vị. Phải chăng tôi đã thật sự đến cái tuổi mà một người đàn ông năm mươi hai tuổi sẽ được đưa vào trong vòng xem xét để hẹn hò? Dù sao, tôi thích anh. Anh có tóc bạc và hói theo kiểu Picasso rất hấp dẫn. Mắt anh nâu và nồng ấm. Anh có một gương mặt dịu dàng và anh có mùi tuyệt vời. Anh là một người đàn ông trưởng thành thật sự. Kiểu đàn ông trưởng thành – một chút mới lạ trong kinh nghiệm của tôi.

Anh ở Bali đã khoảng năm năm nay rồi, làm việc với thợ bạc Bali để chế tác nữ trang từ đá quý Brazil rồi xuất khẩu qua Mỹ. Tôi thích việc anh đã sống đời sống gia đình chung thủy trong gần hai mươi năm trước khi cuộc hôn nhân tồi tệ đi vì vô số lý do phức tạp của nó. Tôi thích chuyện anh đã nuôi dạy con cái, và rằng anh nuôi dạy chúng tử tế, và rằng chúng yêu anh. Tôi thích chuyện anh đã là người cha ở nhà và chăm sóc con mình khi chúng còn nhỏ, trong khi người vợ Úc của anh theo đuổi sự nghiệp của cô. (Một người chồng bênh vực nữ quyền rồi, anh nói, “Anh đã muốn ở phía đúng của lịch sử xã hội.”) Tôi thích lối bày tỏ tình cảm quá mức kiểu Brazil tự nhiên của anh. (Hồi cậu con trai Úc của anh mười bốn tuổi, cuối cùng cậu bé kêu lên, “Bố ơi, giờ con đã mười bốn tuổi rồi, có lẽ bố không nên hôn miệng con nữa khi thả con ở trường học.”) Tôi thích chuyện Felipe nói bốn thứ tiếng, có thể nhiều hơn, một cách trôi chảy. (Anh cứ khẳng định mình không nói tiếng Indonesia, nhưng tôi nghe thấy anh nói tiếng Indonesia cả ngày.) Tôi thích chuyện trong đời anh đã chu du khắp năm mươi nước, và rằng anh thấy thế giới là một nơi nhỏ và dễ điều khiển. Tôi thích cách anh lắng nghe tôi, cúi gần, chỉ ngắt lời tôi khi tôi tự ngắt lời mình để hỏi xem tôi có làm anh chán không, mà anh luôn đáp, “Anh có tất cả thời gian trên thế giới cho em, em yêu bé nhỏ dễ thương của anh.” Tôi thích được gọi là “em yêu bé nhỏ dễ thương của anh” (dù là ngay cả cô phục vụ bàn cũng được gọi như vậy nữa.)

Một đêm mới đây anh bảo tôi, “Sao em không tìm một người tình khi ở Bali, Liz?”

Thật đáng ngưỡng mộ, anh không chỉ ngụ ý chính mình, dù tôi tin anh sẽ sẵn sàng đảm nhiệm công việc đó. Anh cam đoan với tôi là Ian – anh chàng xứ Welsh đẹp trai đó – sẽ đẹp đôi với tôi, nhưng cũng có những ứng cử viên khác nữa. Có một bếp trưởng từ thành phố New York, “một anh chàng thật tuyệt, to cao, rắn chắc, và tự tin,” mà anh nghĩ tôi có thể thích. Thật sự có đủ loại đàn ông ở đây, anh nói, tất cả họ đều lang thang khắp Ubud, người ngoại quốc từ khắp nơi, ẩn náu trong cái cộng đồng di động “không nhà và không tài sản” của hành tinh này, nhiều người trong họ sẽ hạnh phúc khi được chăm lo “để em có một mùa hè tuyệt vời ở đây, em yêu bé nhỏ dễ thương của anh.”

“Em không nghĩ mình sẵn sàng cho chuyện này,” tôi bảo anh. “Em không cảm thấy thích trải qua tất cả những cố gắng trong chuyện lãng mạn lần nữa, anh biết không? Em không cảm thấy thích phải cạo lông chân mỗi ngày hay phải trưng thân hình mình ra cho một người tình mới. Và em không muốn lại phải kể chuyện đời mình, hay lo lắng phòng tránh thai. Dù sao, thậm chí em còn không chắc mình biết làm việc đó nữa. Em cảm thấy như hồi mười sáu tuổi em còn tự tin về tình dục và lãng mạn hơn là bây giờ.”

“Tất nhiên em đã thế,” Felipe nói. “Hồi đó em trẻ và ngốc nghếch. Chỉ có người trẻ và ngốc nghếch mới tự tin về tình dục và lãng mạn. Em có nghĩ ai trong chúng ta biết mình đang làm gì không? Em có nghĩ có cách con người yêu nhau mà không có phức tạp không? Em nên thấy nó diễn ra thế nào ở Bali, em yêu. Tất cả những gã đàn ông Tây phương này đến đây sau khi đã làm hỏng bét đời sống họ ở quê nhà, và họ thấy mình chẳng hòng có được gì với phụ nữ Tây phương, nên họ đi cưới một thiếu nữ Bali trẻ ngoan ngoãn, ngọt ngào, nhỏ nhắn nào đó. Anh biết họ nghĩ gì. Họ nghĩ cô gái nhỏ này sẽ làm họ hạnh phúc, làm đời sống họ thoải mái. Nhưng mỗi khi họ thấy chuyện đó diễn ra, anh luôn muốn nói với họ cùng một điều. Chúc may mắn. Vì anh vẫn có một người phụ nữ trước mắt anh, bạn tôi ạ. Và anh vẫn còn là một đàn ông. Vẫn là hai con người đang cố gắng hòa hợp với nhau, nên chuyện sẽ trở nên phức tạ. Và tình yêu luôn phức tạp. Nhưng con người vẫn phải cố yêu thương nhau, em yêu. Đôi khi chúng ta phải để tim mình tan vỡ. Đây là một dấu hiệu tốt, có một trái tim tan vỡ. Có nghĩa là chúng ta đã cố đạt được một cái gì đó.”

Tôi nói, “Lần trước em đau đớn vì chia tay thê thảm đến nỗi nó vẫn còn đau. Chuyện đó không khùng điên sao? Vẫn tan nát cõi lòng gần hai năm sau khi một chuyện tình đã chấm dứt.”

“Em yêu à, anh là một người miền Nam Brazil. Anh có thể ôm một niềm đau tan nát trong mười năm vì một phụ nữ anh chưa từng hôn.”

Chúng tôi trò chuyện về hôn nhân của chúng tôi, về ly dị của chúng tôi. Không phải theo kiểu nhỏ nhặt, mà chỉ là để thương xót. Chúng tôi trao đổi ý kiến về phiền muộn thăm thẳm sau ly dị. Chúng tôi uống rượu và ăn khá nhiều cùng nhau và kể cho nhau nghe những câu chuyện hay nhất chúng tôi có thể nhớ được về chồng, vợ cũ của mình, chỉ để lấy đi nỗi khó chịu khỏi câu chuyện về mất mát.

Anh nói, “Em có muốn làm gì đó với anh cuối tuần này không?” và tôi thấy mình nói có, điều đó sẽ thật tuyệt. Vì nó sẽ thật tuyệt.

Giờ thì hai lần rồi, khi thả tôi ngay trước nhà tôi và nói chúc ngủ ngon, Felipe đi vòng qua bên kia xe để hôn từ biệt tôi, và giờ đã là lần thứ hai tôi cũng làm một thứ – để mình bị kéo về phía anh, nhưng rồi cúi đầu vào giây phút cuối và áp má mình vào ngực anh. Vậy đó, tôi để anh giữ tôi một lúc. Lâu hơn mức cần thiết kiểu bạn bè. Tôi có thể cảm thấy anh áp mặt vào tóc tôi, khi mặt tôi áp đâu đó gần xương ức anh. Tôi có thể ngửi thấy mùi áo vải mềm của anh. Tôi thật sự thích mùi anh tỏa ra. Anh có cánh tay rắn chắc, một bộ ngực rộng đẹp. Anh đã từng là huấn luyện viên thể dục giải vô địch hồi còn ở Brazil. Tuy nhiên đó là hồi năm 1969, năm tôi ra đời. Cơ thể anh cho cảm giác mạnh mẽ.

Tôi cúi đầu như vậy mỗi khi anh nhoài tới tôi là một kiểu trốn – tôi tránh một nụ hôn từ biệt giản dị. Nhưng nó cũng là một kiểu không trốn nữa. Bằng cách để anh ôm tôi hoàn toàn vào những giây phút dài yên tĩnh đó cuối buổi tối, tôi đang để mình được ôm.

Điều này đã không xảy ra trong một thời gian dài.

94

Tôi hỏi Ketut, ông thầy mo già của tôi, “Ông biết gì về chuyện lãng mạn?”

Ông nói, “Lãng mạn là gì?”

“Đừng bận tâm.”

“Không – nó là gì vậy? Từ này là nghĩa gì vậy?”

“Lãng mạn,” tôi định nghĩa. “Phụ nữ và đàn ông đang yêu. Hay đôi khi đàn ông và đàn ông đang yêu, hay đàn bà và đàn bà đang yêu. Hôn và tình dục và hôn nhân – tất cả những thứ đó.”

“Tôi không làm tình với nhiều người trong đời mình, Liss. Chỉ với vợ tôi.”

“Ông nói đúng – đó không phải là quá nhiều người. Nhưng ông muốn nói vợ đầu hay vợ thứ hai?”

“Tôi chỉ có một vợ thôi, Liss. Giờ bà đã chết rồi.”

“Thế còn Nyomo?”

“Nyomo không thật sự là vợ tôi, Liss. Bà ấy là vợ của anh trai tôi.” Thấy vẻ bối rối của tôi, ông nói thêm, “Đây là phong tục Bali điển hình,” và giải thích. Anh của Ketut là một nông dân trồng lúa, sống cạnh nhà Ketut và cưới Nyomo. Họ có ba người con với nhau. Trong khi đó Ketut và vợ của ông lại không thể có đứa con nào, nên họ nhân nuôi một trong những đứa con trai của anh trai Ketut để có người thừa kế. Khi vợ Ketut chết, Nyomo bắt đầu sống trong cả hai khu nhà gia đình, chia thời gian của bà giữa hai gia đình, chăm sóc cả chồng bà và em trai của chồng, và chăm sóc hai gia đình của con bà. Bà là một người vợ của Ketut về mọi mặt theo cách Bali (nấu nướng, lau chùi, quán xuyến các nghi lễ tôn giáo và nghi thức gia đình) trừ việc họ có quan hệ tình dục với nhau.

“Tại sao không?” tôi hỏi.

“Quá GIÀ!” ông nói. Rồi ông gọi Nyomo đến để nói lại câu hỏi cho bà, cho bà biết là cô gái Mỹ muốn biết tại sao họ không có quan hệ tình dục với nhau. Nyomo cười gần chết vì ý nghĩ ấy. Bà lại gần và thụi vào cánh tay tôi thật mạnh.

“Tôi chỉ có một vợ,” Ketut tiếp. “Và giờ bà ấy đã chết.”

“Ông có nhớ bà không?”

Một nụ cười buồn. “Phúc phần bà chỉ có thế. Giờ tôi sẽ kể cho cô nghe tôi gặp vợ mình ra sao. Khi tôi hai mươi bảy tuổi, tôi gặp một cô gái và tôi yêu cô ấy.”

“Đó là năm nào?” tôi hỏi, thiết tha muốn biết ông ấy bao nhiêu tuổi như mọi khi.

“Tôi không biết,” ông nói. “Có lẽ 1920?”

(Như vậy là giờ ông một trăm lẻ năm tuổi. Tôi nghĩ chúng tôi đang gần giải được chuyện này…)

“Tôi yêu cô gái này, Liss. Rất đẹp. Nhưng tính tình không tốt, cô gái này. Cô ta chỉ muốn tiền. Cô ta đuổi theo chàng trai khác. Cô ta không bao giờ nói sự thật. Tôi nghĩ cô ta có một tâm trí bí mật bên trong tâm trí kia, không ai có thể thấy bên trong đó. Cô thôi không yêu tôi nữa, bỏ đi với chàng trai kia. Tôi rất buồn. Cõi lòng tan nát. Tôi cầu nguyện và cầu nguyện bốn anh em trai linh hồn, hỏi họ tại sao cô ấy không yêu tôi nữa. rồi một trong bốn anh em trai linh hồn cho tôi biết sự thật. Ông ta nói, ‘Đây không phải là bạn trăm năm thật sự của anh. Hãy kiên nhẫn.’ Nên tôi kiên nhẫn và rồi tôi tìm thấy vợ tôi. Một phụ nữ đẹp, một phụ nữ tốt. Luôn ngọt ngào với tôi. Chúng tôi chưa một lần tranh cãi, luôn luôn hòa thuận trong gia đình, bà ấy luôn cười. Ngay cả khi trong nhà không còn tiền, lúc nào cũng cười và nói bà hạnh phúc biết chừng nào được gặp tôi. Khi bà ấy chết, tôi rất buồn bã trong lòng.”

“Ông có khóc không?”

“Chỉ một chút, trên mắt tôi. Nhưng tôi thiền, để xóa sạch đau buồn khỏi cơ thể. Tôi thiền cho linh hồn bà ấy. Rất buồn, nhưng hạnh phúc nữa. Tôi gặp bà ấy trong thiền định mỗi ngày, thậm chí còn hôn bà ấy nữa. Bà ấy là người phụ nữ duy nhất tôi có quan hệ tình dục. Vậy nên tôi không biết… cái từ mới đó là gì nhỉ, cái từ hôm nay ấy?”

“Lãng mạn à?”

“Đúng, lãng mạn. Tôi không biết lãng mạn, Liss.”

“Vậy là nó không thật sự là lĩnh vực chuyên môn của ông rồi, nhỉ?”

“Nó là gì, expertise? Từ này nghĩa là gì?”

95

Cuối cùng tôi ngồi xuống với Wayan và kể cho cô nghe chuyện tôi quyên góp tiền cho căn nhà của cô. Tôi giải thích về ước nguyện sinh nhật của mình, cho cô xem danh sách tên tất cả bạn bè tôi, và rồi nói cho cô số tiền cuối cùng đã quyên góp được: mười tám ngàn đôla Mỹ. Thoạt đầu cô choáng váng đến độ gương mặt cô trông như một cái mặt nạ đau khổ. Thật kỳ lạ và đúng là đôi khi cảm xúc mãnh liệt có thể khiến chúng ta phản ứng lại với biến động lớn hoàn toàn ngược với điều logic có thể sai khiến. Đây là giá trị tuyết đối của cảm xúc con người – những sự kiện hoan hỉ đôi khi cũng có thể ghi lại trên thang đo Richter như một tổn thương thuần túy; nỗi đau thảm khốc đôi khi khiến chúng ta bật cười. Tin tức tôi vừa trao cho Wayan là quá sức cô đón nhận, cô gần như đón nhận tin này như một nguyên do sầu đau, nên tôi ngồi đó với cô vài giờ, kể đi kể lại cho cô câu chuyện và cho cô xem đi xem lại những con số, cho đến khi cô hiểu thấu được sự thật.

Phản ứng thật sự lưu loát đầu tiên của cô (tôi muốn nói, ngay cả trước khi cô òa lên khóc vì nhận ra cô sắp có thể có một khu vườn) là nói khẩn cấp. “Liz, xin làm ơn đi, cô phải giải thích với tất cả những người giúp gây quỹ là đây không phải là nhà Wayan. Đây là nhà của tất cả mọi người đã giúp Wayan. Nếu ai trong họ đến Bali, họ không bao giờ phải đến khách sạn, được không? Cô bảo họ là họ sẽ đến ở lại nhà tôi, được không? Hứa với tôi cô sẽ nói vậy nhé? Chúng ta sẽ gọi là Nhà Cộng đồng… Ngôi nhà của Tất cả mọi người…”

Rồi cô hiểu ra chuyện khu nhà vườn, và bắt đầu khóc.

Dù vây, cô dần dần có những cảm nhận vui vẻ hơn. Như thể cô là một cuốn sách bỏ túi bị hất lật sấp và những cảm xúc tràn ra khắp nơi. Nếu có một ngôi nhà cô sẽ có một thư viện nhỏ cho tất cả các sách y khoa của cô! Và một hiệu thuốc cho các phương thuốc truyền thống của cô! Và một quán ăn đàng hoàng với các bàn ghế thật (vì cô đã phải bán tất cả bàn ghế tốt cũ để trả cho ông luật sư lo ly dị.) Nếu cô có một ngôi nhà, cuối cùng cô có thể được ghi vào danh sách Lonely Planet, vốn muốn đề cập các dịch vụ của cô trong danh sách, nhưng chưa bao giờ có thể làm được, vì cô không bao giờ có một địa chỉ thường trú để họ có thể in. Nếu cô có một ngôi nhà, Tutti một ngày nào đó sẽ có một buổi tiệc sinh nhật!

Rồi cô trở nên rất tỉnh táo và nghiêm túc lại, “Tôi phải cảm ơn cô sao đây, Liz? Tôi sẽ đưa cho cô tất cả. Nếu tôi có một người chồng tôi yêu, và cô cần một người đàn ông, tôi sẽ trao chồng mình cho cô.”

“Giữ chồng của chị đi, Wayan. Chỉ phải bảo đảm là Tutti được đi học đại học.”

“Tôi sẽ làm gì nếu cô không bao giờ trở lại đây nữa?”

Nhưng tôi đã luôn luôn đến đây. Tôi nghĩ về một trong những bài thơ Sufi yêu thích của mình, nói rằng Thượng Đế từ xa xưa đã vẽ một vòng tròn trên cát đúng quanh nơi chúng ta đang đứng đây. Tôi chưa từng không đến đây. Điều này chưa bao giờ không xảy ra.

“Cô sẽ xây ngôi nhà mới của mình ở đâu, Wayan?” tôi hỏi.

Như một cầu thủ nhí của Little League đã nhắm một bao tay bóng chày nào đó trong một cửa kính cửa hàng từ lâu rồi, hay một cô gái lãng mạn đã thiết kế áo cưới cho mình từ mười ba tuổi, hóa ra Wayan đã biết chính xác mảnh đất cô muốn mua. Nó nằm ở trung tâm một ngôi làng gần đó, kết nối điện và nước với thị trấn, có một ngôi trường tốt gần bên cho Tutti, nó nằm duyên dáng ở địa điểm trung tâm nơi bệnh nhân và khách muốn tìm cô thì chỉ cần đi bộ đến gặp. Anh em cô có thể giúp cô xây nhà, cô nói. Cô đã gần như chọn ra nhưng mẫu màu sơn cho phòng ngủ chính rồi.

Vậy là chúng tôi đi gặp một nhà tư vấn tài chính người Pháp tốt bụng và một anh chàng ngành địa ốc, anh ta đã rất tử tế gợi ý cách tốt nhất để chuyển tiền. Anh ta khuyên là tôi cứ yên tâm và chỉ cần chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của tôi vào tài khoản ngân hàng của Wayan và để cô mua bất kỳ miếng đất hay nhà nào cô muốn, vậy nên tôi không phải tất tưởi vô ích chuyện sở hữu tài sản ở Indonesia. Chừng nào tôi không chuyển những khoản tiền lớn hơn 10.000 đôla một lúc, IRS 1 và CIA sẽ không nghi ngờ là tôi rửa tiền ma túy. Rồi chúng tôi đến ngân hàng nhỏ của Wayan, và trình bày với giám đốc ngân hàng về chuyện làm sao để mở một điện chuyển khoản ngân hàng. Để kết luận ngắn gọn, giám đốc ngân hàng nói, “Vậy là, Wayan, khi điện chuyển khoản này tới nơi, chỉ trong vài ngày, cô sẽ có khoảng 180 triệu rupiah trong tài khoản ngân hàng của mình.”

Wayan và tôi nhìn nhau và bùng ra cười thật khủng khiếp. Quả là một số tiền khổng lồ! Chúng tôi cứ cố bình tĩnh lại, vì chúng tôi đang trong văn phòng sang trọng của một chủ ngân hàng, nhưng chúng tôi không nhịn được cười. Chúng tôi nhào ra ngoài như những người say, níu nhau để khỏi ngã lăn.

Cô ấy nói, “Tôi chưa từng thấy một phép lạ nào diễn ra nhanh đến thế! Suốt thời gian này, tôi đã cầu xin Thượng Đế hãy rũ lòng thương giúp Wayan. Và Thượng Đế đã cầu xin Liz hãy giúp Wayan nữa.”

Tôi nói thêm, “Và Liz lại cầu xin bạn bè cô ấy vui lòng giúp Wayan nữa!”

Chúng tôi trở về cửa hiệu và thấy Tutti vừa mới đi học về. Wayan quỳ xuống, ôm choàng lấy con gái và nói, “Một ngôi nhà! Một ngôi nhà! Mình có một ngôi nhà!” Tutti giả vờ xỉu, ngất đi như kiểu phim hoạt hình hoạt họa ngã ngay xuống đất.

Khi chúng tôi đang cười, tôi nhận thấy hai đứa trẻ mồ côi đang nhìn cảnh này từ phía sau bếp, và tôi có thể thấy chúng nhìn tôi với nét gì đó trên mặt gần như… sợ hãi. Khi Wayan và Tutti chạy vòng quanh vui sướng tôi tự hỏi mấy cô bé mồ côi đang nghĩ gì. Chúng sợ cái gì vậy? Bị bỏ lại, có lẽ thế? Hay giờ tôi là một người đáng sợ đối với chúng vì tôi đã tạo ra quá nhiều tiền như vậy không biết từ đâu? (Quả là một số tiền không thể tưởng tượng nổi đến độ có lẽ như là tà thuật?) Hay có lẽ khi ta có một cuộc sống mong manh như của mấy cô bé này, bất kỳ thay đổi nào cũng là một nỗi kinh hoàng.

Khi không khí ăn mừng tạm lắng tôi hỏi Wayan, chỉ để chắc chắn, “Thế còn Ketut Nhỏ và Ketut Lớn thì sao? Đây cũng là tin mừng cho tụi nó nữa, phải không?”

Wayan nhìn về phía cô bé trong bếp và chắc hẳn cũng thấy sự lo lắng tôi đã nhin thấy, vì cô lướt về phía chúng và ôm choàng lấy chúng, thầm thì trên đầu chúng mấy lời trấn an. Chúng dường như thả mình vào người cô. Rồi điện thoại reo, và Wayan cố dứt khỏi bọn trẻ mồ côi để trả lời, nhưng những cánh tay gầy guộc của hai Ketut cứ bám vào người mẹ nuôi mãi không thôi, và chúng dụi đầu vào bụng vào nách cô, và ngay cả sau một lúc khá lâu chúng cũng không chịu để cô đi – với một sự cương quyết tôi chưa từng thấy ở chúng.

Nên tôi trả lời điện thoại thay.

“Chữa bệnh Truyền thống Bali,” tôi nói. “Từ hôm nay chúng tôi bán đại hạ giá để chuyển chỗ.”

— —— —— —— ——-

1 Internal Revenue Service: Sở Thuế Vụ.

96

Tôi lại đi chơi với Felipe người Brazil, hai lần vào những ngày cuối tuần. Hôm thứ Bảy tôi đưa anh đến gặp Wayan và bọn trẻ, và Tutti vẽ những bức tranh nhà cho anh trong khi Wayan nhấm nhám đầy gợi ý sau lưng anh và nhăn nhó, “Bạn trai mới?”, tôi lắc đầu, “Không, không, không.” (Tuy nhiên tôi sẽ nói cho bạn điều này – tôi không nghĩ về anh chàng Welsh đẹp trai đó nữa.) Tôi cũng đưa Felipe đến gặp Ketut, ông thầy mo của tôi. Ketut xem tướng tay cho anh và báo, không ít hơn bảy lần (khi nhìn chăm chăm xuyên suốt tôi), bạn tôi là “một người đàn ông tốt, một người đàn ông rất tốt, một người đàn ông rất tốt, rất tốt. Không phải một người đàn ông xấu, Liss – một người đàn ông tốt.”

Rồi vào hôm Chủ nhật, Felipe hỏi tôi có muốn ở biển một ngày không. Tôi chợt nghĩ mình đã ở Bali này hai tháng rồi và chưa thấy biển, mà giờ chuyện đó dường như là một sự ngu ngốc hoàn toàn, nên tôi nói có. Anh lái xe jeep đến nhà đón tôi và chúng tôi chạy một giờ đến bãi biển nhỏ khuất kín ấy ở Pedangbai, nơi hiếm khi có khách du lịch đến. Nơi anh dẫn tôi đến này hết sức giống một sự mô phỏng thiên đường mà tôi từng được thấy, với nước biển xanh, cát trắng và bóng những cây cọ. Chúng tôi trò chuyện suốt ngày, chỉ ngừng trò chuyện để tắm, chớp mắt và đọc, đôi khi đọc to cho nhau nghe. Những phụ nữ Bali trong cái lều sau bãi biển nướng cho chúng tôi cá tươi mới đánh bắt, và chúng tôi mua bia cùng trái cây ướp lạnh. Đùa trong sóng nước, chúng tôi kể cho nhau nghe bất kỳ điều gì còn lại trong những chi tiết chuyện đời chúng tôi chưa kể trong mấy tuần qua vào những buổi chiều cùng nhau trong những quán ăn yên tĩnh ở Ubud, trò chuyện qua hết chai rượu này đến chai rượu khác.

Anh thích thân hình tôi, anh bảo, sau khi nhìn ngắm tôi lần đầu tiên trên bãi biển. Anh bảo tôi người Brazil có một thuật ngữ cho đúng kiểu thân hình tôi (tất nhiên họ có), là magra-falsa, dịch ra là “béo gói”, nghĩa là nhìn xa người phụ nữ trông khá gầy, nhưng khi đến gần, ta có thể thấy là cô ta thực ra hoàn toàn tròn trịa và có da thịt, mà người Brazil xem điều đó là tốt. Thượng Đế phù hộ người Brazil. Khi chúng tôi nằm dài trên khăn tắm và trò chuyện, thỉnh thoảng anh nhoài qua phủi cát lên mũi tôi, hay hất một món tóc cứ nghịch ngợm trên mặt tôi. Chúng tôi trò chuyện trong khoảng mười giờ liền. Rồi trời tối, nên chúng tôi thu dọn mọi thứ và bách bộ dọc phố chính của con đường bụi bặm với ánh đèn mờ mờ của ngôi làng đánh cá Bali này, hai cánh tay chúng tôi choàng vào nhau thoải mái dưới những vì sao. Đó là khi Felipe từ Brazil hỏi tôi một cách tự nhiên và thoải mái nhất (gần như anh tự hỏi chúng tôi có nên kiếm chút gì đó để ăn không), “Chúng mình có nên có một chuyện tình với nhau không, Liz? Em nghĩ sao?”

Tôi thích tất cả cách chuyện này diễn ra. Không phải bằng một hành động – không phải bằng một nụ hôn ướm thử hay một cử chỉ bạo dạn – mà bằng một câu hỏi. Và là một câu hỏi chính xác nữa. Tôi nhớ điều gì đó bác sĩ trị liệu của mình đã nói hơn một năm trước, trước khi tôi bắt đầu cuộc hành trình này. Tôi nói với cô ấy là tôi nghĩ tôi muốn ở độc thân trong suốt năm du lịch này, nhưng lại lo lắng, “Chuyện gì xảy ra nếu tôi gặp ai đó tôi thật sự thích? Tôi nên làm gì? Tôi có nên cùng anh ta không? Tôi có nên duy trì sự tự lập của mình không? Hay cho phép mình lãng mạn?” Bác sĩ trị liệu của tôi đáp với một nụ cười thoải mái, “Cô biết không, Liz – tất cả những điều này có thể thảo luận tại thời điểm vấn đề thật sự nảy sinh, với chính người đó.”

Vậy là giờ tất cả đây – thời điểm, nơi chốn, vấn đề và người liên quan. Chúng tôi bắt đầu thảo luận ý tưởng này, nó diễn ra tự nhiên, trong lúc chúng tôi tay trong tay một cách thân thiện đi dạo gần bờ biển. Tôi nói, “Em có thể nói vâng, Felipe, trong hoàn cảnh bình thường. Bất kể hoàn cảnh bình thường nào…”

Cả hai chúng tôi cùng cười. Nhưng rồi tôi cho anh thấy sự do dự của mình. Nó là vậy – rằng khi mà tôi có thể vui thú để thể xác và trái tim mình cuộn lại trải ra một lúc trong vòng tay thuần thục của một người tình nước ngoài, còn có cái gì khác trong tôi đã đưa ra một yêu cầu nghiêm túc là tôi phải dâng hiến hoàn toàn năm chu du này cho mình. Rằng một chuyển hóa quan trọng nào đó đang diễn ra trong đời sống của tôi, và sự chuyển hóa này cần thời gian và không gian để chấm dứt quá trình của nó mà không bị quấy rầy. Rằng, về cơ bản, tôi chỉ là cái bánh vừa mới ra lò, và nó vẫn cần ít thời gian để nguội trước khi đưa vào tủ lạnh. Tôi không muốn lừa tôi ra khỏi thời gian quý giá này. Tôi không muốn mất kiểm soát đời mình lần nữa.

Tất nhiên Felipe nói anh hiểu, và rằng tôi nên làm bất kỳ điều gì tốt nhất cho mình, rằng anh ta hy vọng tôi sẽ tha thứ cho anh đã đưa vấn đề ra đầu tiên. (“Sớm hay muộn, câu hỏi này phải được nêu ra, em yêu dễ thương của anh.”) Anh cam đoan với tôi rằng, dù tôi quyết định thế nào, chúng tôi cũng sẽ giữ tình bạn của mình, vì dường như rất tốt cho cả hai, quãng thời gian chúng tôi bên nhau này.

“Nhưng,” anh nói tiếp, “giờ em nhất định phải để anh trình bày ý kiến của mình đã.”

“Thôi được,” tôi nói.

“Đầu tiên, nếu anh hiểu em đúng, cả năm này của em là tìm kiếm cân bằng giữa tín ngưỡng và thú vui. Anh có thể thấy em thực hành tín ngưỡng rất nhiều thế nào rồi, nhưng đến giờ anh vẫn không thấy rõ thú vui ở đâu.”

“Em ăn rất nhiều mì ống ở Ý, Felipe.”

“Mì ống hả, Liz? Mì ống?”

“Đúng thế.”

“Điều nữa là, anh nghĩ anh biết em đang lo lắng điều gì. Người đàn ông nào đó sẽ bước vào đời em và lại lấy đi mọi thứ từ em lần nữa. Anh sẽ không làm vậy với em, em yêu. Anh cũng đã một mình trong một thời gian dài, và anh đã mất mát rất nhiều trong tình yêu, cũng như em vậy. Anh không muốn chúng mình lấy đi bất cứ gì từ nhau. Chỉ là anh chưa từng ở bên ai vui vẻ như với em, và anh muốn cùng em. Đừng lo – anh sẽ không chạy theo em đến New York khi em rời nơi đây vào tháng Chín. Còn về tất cả những lý do em đã nói với anh vài tuần trước để em không muốn có một người tình mới… Thôi được, hãy nghĩ điều đó thế này. Anh không quan tâm em có cạo lông chân mỗi ngày không, anh đã thật sự thích thân hình em, em đã kể anh nghe toàn bộ chuyện đời mình rồi và em không phải lo lắng về phòng tránh thai – anh đã làm phẫu thuật cắt ống dẫn tinh.”

“Felipe,” tôi nói, “đó là một đề nghị lãng mạn và hấp dẫn nhất một người đàn ông đã từng nói với em.”

Và nó đúng là thế. Nhưng tôi vẫn nói không.

Anh chở tôi về nhà. Dừng xe trước nhà tôi, chúng tôi hôn nhau những nụ hôn ngày-ở-biển đầy cát, mặn, và ngọt. Thật dễ thương. Tất nhiên nó rất dễ thương. Nhưng, một lần nữa, tôi nói không.

“Thôi được, em yêu,” anh nói. “Nhưng tối mai đến chỗ anh ăn tối, và anh sẽ làm món bò bít tết cho em.”

Rồi anh chạy xe đi và tôi đi ngủ một mình.

Tôi có cả một lịch sử những quyết định vội vàng về đàn ông. Tôi luôn phải lòng nhanh chóng mà không đo lường những rủi ro. Tôi có khuynh hướng không chỉ thấy điều tốt đẹp nhất ở mọi người, mà còn cho rằng tất cả mọi người có khả năng đạt đến tận cùng cảm xúc của họ. Tôi không nhớ bao nhiêu lần rồi mình đã phải lòng khả năng tiềm tàng tột cùng của một người đàn ông hơn là chính bản thân anh ta, và rồi tôi bám vào một mối quan hệ trong một thời gian dài (đôi khi quá dài) chờ đợi người đàn ông lên đến sự vĩ đại của chính anh ta. Nhiều làn trong chuyện lãng mạn tôi đã là nạn nhân của sự lạc quan của chính mình.

Tôi lập gia đình sớm và nhanh, dựa trên tình yêu và hy vọng, nhưng không có nhiều thảo luận về thực tế của hôn nhân có nghĩa là gì. Không ai khuyên bảo tôi về cuộc hôn nhân của tôi. Tôi đã được bố mẹ dạy độc lập, tự túc, tự quyết định. Đến khi tôi được hai mươi bốn tuổi, mọi người cho là tôi có thể đưa ra những chọn lựa của chính mình, một cách độc lập. Tất nhiên thế gian không phải luôn như thế. Nếu tôi ra đời trong một thế kỷ nào khác của chế độ gia trưởng phương Tây, tôi đã có thể được xem là tài sản của cha tôi; cho đến khi ông trao cho chồng tôi, để trở tành một tài sản hôn nhân. Tôi đã có thể có tiếng nói khiêm nhường hiêm shoi trong những vấn đề hệ trọng của đời mình. Trong lịch sử đã có lúc, nếu một người đàn ông theo đuổi tôi, bố tôi có thể đã bắt người đàn ông đó ngồi xuống để hỏi một danh sách các câu hỏi dài để xác minh liệu đây có phải là một người tương hợp cho tôi không. Ông sẽ muốn biết, “Anh sẽ lo liệu cho con gái tôi ra sao? Uy tín của anh trong cộng đồng này thế nào? Sức khỏe của anh ra sao? Ưu điểm trong tính cách của anh là gì?” Bố tôi sẽ không để tôi cưới bất kỳ ai chỉ vì tôi yêu anh ta. Nhưng trong đời sống hiện đại, khi tôi quyết định cưới, người bố hiện đại của tôi không liên quan gì cả. Ông có thể sẽ không liên quan đến quyết định đó cũng như ông không thể bảo tôi nên làm kiểu tóc ra sao.

Tôi không hoài cổ về chế độ gia trưởng, xin hãy tin tôi. Nhưng tôi dần dần nhận ra là, khi chế độ gia trưởng ấy đã bị bãi bỏ (một cách đúng đắn), nó không nhất thiết được thay thế bằng một hình thức che chở khác. Điều tôi muốn nói là – tôi chưa từng nghĩ sẽ hỏi một người theo đuổi mình cùng những câu hỏi thử thách bố tôi có thể hỏi anh ta ở cùng một thời đại khác. Trong tình yêu tôi đã dâng hết mình nhiều lần, chỉ đơn thuần vì tình yêu. Và đoi khi tôi đã cho hết tất cả trong quá trình đó. Nếu tôi thật sự phải trở thành một phụ nữ tự lập, tôi phải đảm nhiệm vai trò là người canh gác của chính mình. Rất nổi tiếng, Gloria Steinem đã từng khuyên phụ nữ nên cố gắng trở thành như người đàn ông họ luôn muốn cưới. Điều tôi chỉ mới nhận ra gần đây là tôi không chỉ phải trở thành người chồng của chính mình, mà tôi cần phải là cha của mình nữa. Và đấy là lý do tôi để mình đi ngủ tối đó một mình. Vì tôi cảm thấy quá sớm để tôi đón nhận một quý ngài theo đuổi.

Nói như vậy rồi, tôi tỉnh dậy lúc 2 giờ sáng thở dài thườn thượt và đói cồn cào đến nỗi tôi không nghĩ ra được cách nào để thỏa mãn cơn đói. Con mèo điên loạn sống trong nhà tôi không hiểu sao gào thê thảm và tôi bảo hắn ta, “Tao biết rõ mày cảm thấy thế nào.” Tôi phải làm gì đó với thèm muốn của mình, nên trở dậy, vẫn mặc áo ngủ, đi vào bếp, lột vỏ một pound khoai tây, luộc chín, cắt, chiên với bơ, rắc thật nhiều muối và ăn hết sạch – và suốt trong lúc đó tôi tự hỏi cơ thể mình có vui lòng chấp nhận sự thỏa mãn của một pound khoai tây chiên thay cho sự mãn nguyện của việc ái ân không.

Cơ thể tôi đáp, chỉ sau khi anh ăn hết chỗ thức ăn, “Không chấp nhận, cưng à.”

Vậy là tôi trèo lại vào giường, thở dài buồn chán và bắt đầu…

Được. Một lời về thủ dâm, nếu tôi được phép. Đôi khi nó có thể là công cụ tiện dụng (xin thứ lỗi cho tôi), nhưng những lúc khác nó có thể không làm thỏa mãn một cách sâu sắc đến nỗi nó chỉ khiến ta cảm thấy tệ hơn. Sau một năm rưỡi sống độc thân, sau một năm rưỡi gọi chính tên mình trong chiếc giường dành cho một người, tôi bắt đầu đôi chút chán trò này. Dù vậy, đêm nay, trong trạng thái thao thức của mình – tôi có thể làm gì khác? Khoai tây chẳng có tác dụng. Nên tôi lại “làm” với chính mình. Như thường lệ, trí tôi lật lại hàng đống trang hồ sơ khêu gợi của nó, tìm đúng tưởng tượng hay ký ức có thể giúp làm việc này nhanh nhất. Nhưng đêm nay chẳng có gì thật sự có kết quả – thợ cứu hỏa cũng không, cướp biển cũng không, cái cảnh dự phòng Bill Clinton già hư hỏng thường được việc cũng không, cả các quý ông thời Victoria bao quanh tôi trong phòng khách của họ với lực lượng đặc nhiệm những cô hầu trẻ khêu gợi cũng không. Cuối cùng, điều duy nhất có thể thỏa mãn là khi tôi miễn cưỡng thu nhận vào đầu mình ý tưởng về anh bạn tốt từ Brazil của mình đang trèo lên giường này với tôi… trên tôi…

Rồi tôi ngủ. Tôi tỉnh dậy thấy một bầu trời xanh yên tĩnh và một phòng ngủ thậm chí còn yên tĩnh hơn nữa. Vẫn cảm thấy không yên và mất cân bằng, tôi dành một khoảng dài buổi sáng của mình tụng cả 182 khổ thơ Phạn Gurugita – bài tụng cao quý, thanh tẩy cơ bản của Ashram của mình ở Ấn Độ. Rồi tôi thiền trong một giờ tĩnh lặng thấu xương cho đến khi cuối cùng tôi lại cảm thấy nó – hạnh phúc viên mãn đặc trưng, bất biến, thình lình, không liên quan đến bất cứ thứ gì, bất di bất dịch, không tên và không thay đổi của riêng mình. Thật vậy, thứ hạnh phúc tuyệt vời hơn bất cứ điều gì tôi đã trải nghiệm bất kỳ ở đâu trên đời, và thứ hạnh phúc bao gồm cả những nụ hôn mặn muối và bơ và cả những củ khoai tây mặn hơn và nhiều bơ hơn.

Tôi đã quá vui vì đã quyết định ở lại một mình.

97

Vậy nên đêm kế tiếp tôi gần như ngạc nhiên khi – sau khi anh làm bữa tối cho tôi tại nhà anh và sau khi chúng tôi cuộn tròn trong ghế dài của anh vài giờ, thảo luận tất cả mọi đề tài và sau khi anh bất ngờ ngả người về phía tôi một lát, cúi mặt về phía nách tôi và nói anh yêu cái mùi mồ hôi tuyệt diệu của tôi đến chừng nào – cuối cùng Felipe áp lòng bàn tay vào má tôi và nói: “Đủ rồi, em yêu. Giờ thì vào giường anh đi,” và tôi đã vào.

Đúng, tôi đã cùng anh đến giường, trong cái phòng ngủ với những cửa sổ mở lớn nhìn ra trời đêm và những đồng lúa Bali yên tĩnh. Anh vén mùng trắng bao quanh giường anh và dìu tôi vào. Rồi anh giúp tôi cởi áo với sự thuần thục dịu dàng của một người đàn ông rõ ràng đã thoải mái dành nhiều năm chuẩn bị cho con cái tắm, và anh giải thích cách của anh – là anh hoàn toàn không mốn bất cứ thứ gì từ tôi ngoại trừ cho phép anh yêu chiều tôi chừng nào tôi muốn anh làm vậy. Với tôi, những điều kiện như vậy có chấp nhận được không?

Sau khi lạc giọng đâu đó giữa ghế dài và giường ngủ, tôi chỉ gật đầu. Chẳng còn lại gì để nói. Đã có một mùa cô đơn dài, khắc khổ. Tôi đã làm rất tốt cho mình rồi. Nhưng Felipe đúng – đã đủ rồi.

“Tốt lắm,” anh đáp, mỉm cười khi dời ít gối ra khỏi chỗ chúng tôi và lăn thân mình tôi dưới anh. “Mình hãy sắp xếp lại ở đây.

Chuyện này thật sự khá buồn cười vì giây phút đó đặt một dấu chấm hết cho tất cả cố gắng sắp xếp của tôi.

Về sau, Felipe kể cho tôi nghe đêm đó anh thấy tôi ra sao. Anh nói tôi có vẻ trẻ trung đến thế, không hề giống người phụ nữ tự tin anh biết trong thế giới ban ngày chút nào. Anh nói tôi có vẻ trẻ trung quá mức nhưng cũng cởi mở, phấn khích và khuây khỏa được nhận ra và cũng đã quá mệt mỏi phải tỏ ra can đảm. Anh nói rõ ràng tôi đã không được đụng chạm trong một thời gian rất dài. Anh thấy tôi tràn ngập đòi hỏi nhưng cũng biết ơn được cho phép thể hiện nhu cầu đó. Và khi tôi không thể nói mình nhớ tất cả những điều ấy, tôi cũng tin lời anh vì dường như anh đã quan tâm tới tôi rất kỹ.

Điều tôi nhớ nhất về đêm đó là cái mùng trắng dâng cuồn cuộn quanh chúng tôi. Tôi thấy nó mới giống một cái dù làm sao. Và tôi đã cảm thấy như đang mở cái dù này để đưa mình ra khỏi lối thoát hiểm của chiếc máy bay vững vàng, kỷ luật đã đưa tôi bay trong vài năm này ra khỏi Một Thời gian Rất Khó khăn Của Đời Mình ra sao. Nhưng giờ cái máy bay vững vàng của tôi đã trở nên lỗi thời ngay giữa không trung, nên tôi bước ra khỏi cái máy bay một động cơ chuyên tâm đó và để cái dù trắng phập phồng này xoay tôi xuống qua bầu khí quyển trống rỗng kỳ lạ giữa quá khứ và tương lai của tôi, và đặt tôi an toàn trên hòn đảo nhỏ hình chiếc giường này, nơi chỉ có một thủy thủ Brazil đắm tàu đẹp trai cư ngụ, người (sau khi chính anh cũng đã một mình quá lâu rồi) đã rất hạnh phúc và ngạc nhiên thấy tôi đến nỗi anh đột nhiên quên tất cả tiếng Anh của mình và chỉ có thể lặp lại năm từ này mỗi khi anh nhìn vào gương mặt tôi: xinh đẹp, xinh đẹp, xinh đẹp, xinh đẹp và xinh đẹp.

98

Dĩ nhiên, chúng tôi không hề ngủ. Và rồi, thật lố bịch – tôi phải đi. Tôi phải trở về nhà một cách ngu ngốc vào sáng sớm hôm sau vì có một cái hẹn gặp bạn Yudhi của mình. Anh ấy và tôi từ lâu đã lên kế hoạch đúng tuần này chúng tôi sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi đường dài thật lớn xuyên Bali. Chúng tôi nảy ra ý tưởng này một buổi tối tại nhà tôi khi Yudhi nói rằng, ngoài vợ anh và Mahattan, điều anh nhớ nhung nhất về Mỹ là lái xe – lên đường với một chiếc xe cùng vài người bạn thực hiện một chuyến phiêu lưu vượt qua những khoảng cách dài, trên những đường cao tốc giữa các tiểu bang hoang đường đó. Tôi bảo anh, “Được, vậy chúng ta sẽ cùng thực hiện chuyến đi đường dài ở Bali này, theo kiểu Mỹ.”

Cả hai chúng tôi chợt nảy ra trò hài hước không cưỡng lại được này – ta chẳng thể nào làm một chuyến đi đường dài ở Bali. Đầu tiên, trên một hòn đảo kích thước bằng tiểu bang Delaware không có những khoảng cách dài. Và “đường cao tốc” thì thật khủng khiếp, tràn lan dày đặc và khùng điên nguy hiểm đến siêu thực những xe tải gia đình Mỹ phiên bản Bali – một chiếc xe máy nhỏ với năm người chen chúc trên đó, ông bố một tay lái xe một tay giữ đứa con sơ sinh (như trái bóng) trong khi người mẹ ngồi nghiêng sau ông trong chiếc xà rông chật với một cái giỏ thăng bằng trên đầu, coi chừng hai đứa con sinh đôi còn chập chững để không ngã khỏi chiếc xe máy đang phóng nhanh, có lẽ đang đi trái chiều trên đường và không có đèn xe. Người ta hiếm khi đội mũ bảo hiểm nhưng thường mang theo – và tôi chưa bao giờ hiểu được tại sao. Hãy hình dung rất nhiều chiếc xe máy tải nặng như vậy, tất cả phóng nhanh cẩu thả, tất cả đan nhau và tránh nhau như một kiểu vũ khúc cây nêu điên khùng có động cơ, và ta có sinh mạng trên xa lô Bali. Tôi không biết tại sao từng người từng người Bali đã không bị chết vì tai nạn giao thông.

Nhưng dù sao Yudhi và tôi cũng đã quyết định đi xa trong một tuần, thuê một chiếc xe và chạy khắp cái đảo nhỏ xíu này, vờ như chúng tôi đang ở Mỹ và rằng cả hai chúng tôi đều tự do. Ý tưởng này quyến rũ tôi khi chúng tôi nghĩ ra vào tháng trước, nhưng thời gian dành cho nó giờ đây – khi tôi đang nằm trên giường với Felipe và anh hôn đầu ngón tay và chẳng tay và vai tôi, khuyến khích tôi nấn ná thêm – có vẻ không thích hợp. Nhưng tôi phải đi. Và về một phương diện mà nói, tôi thật sự muốn đi. Không chỉ dành một tuần với anh bạn Yudhi của tôi, mà còn là một sự nghỉ ngơi sau đêm trọng đại với Felipe, để nhận ra hiện thực là, như họ nói trong tiểu thuyết: tôi đã có một người tình.

Vậy là Felipe thả tôi tại nhà với một cái ôm say đắm lần cuối, tôi chỉ có đủ thời gian để tắm và tỉnh táo lại khi Yudhi chạy chiếc xe thuê của chúng tôi đến. Anh nhìn tôi một cái và nói, “Công tử à – tối qua cô về nhà lúc mấy giờ?”

Tôi nói, “Công tử – tối qua tôi không về nhà.”

Anh nói, “Công tưưưưưử,” và bắt đầu cười, có lẽ nhớ lại cuộc chuyện trò của chúng tôi khoảng hai tuần trước lúc tôi nghiêm túc thừa nhận là có lẽ mình không bao giờ, thật sự, có quan hệ tình dục nữa trong suốt phần đời còn lại. Anh nói, “Vậy là cô chịu thua rồi, hử?”

“Yudhi,” tôi đáp, “để tôi kể anh nghe một chuyện. Hè năm ngoái, ngay trước khi tôi rời Mỹ, tôi đến thăm ông bà mình ở vùng phía Bắc New York. Vợ của ông tôi – vợ thứ hai của ông – thật sự là một quý bà xinh đẹp tên là Gale, giờ đã ở tuổi tám mươi rồi. Bà lôi ra cuốn album cũ và cho tôi xem các bức hình từ những năm 1930, khi bà mười tám tuổi và thực hiện chuyến đi đến châu Âu trong một năm với hai người bạn thân nhất và một người bảo hộ. Bà lật những trang album này, chỉ tôi xem những bức hình cũ đáng kinh ngạc về Ý, và đột nhiên chúng tôi xem tới bức hình của một anh chàng Ý trẻ tuổi thật sự tuyệt vời ở Venice. Tôi nói, “Gale – anh chàng hấp dẫn này là ai vậy?” Bà nói, “Đó là con trai của người chủ khách sạn mà bà đã ở lại tại Venice. Anh là bạn trai của bà.” Tôi tiếp, “Bạn trai của bà à?” và người vợ ngọt ngào của ông tôi nhìn tôi ma mãnh, ánh mắt bà trở nên gợi tình như Bette Davis, và bà nói, “Bà đã chán xem mấy cái nhà thờ rồi, Liz.”

Yudhi giơ hai tay vỗ vào nhau ăn mừng, “Tiến lên, công tử.”

Chúng tôi bắt đầu chuyến đi đường dài Mỹ giả hiệu khắp Bali, tôi và thiên tài âm nhạc Indonesia trẻ tuổi tuyệt vời bị đày ải này, phía sau xe chúng tôi chất đầy guitar, bia và thực phẩm Bali tương đương với thực phẩm cho chuyến đi đường dài Mỹ – bánh quy gạo khô và kẹo bản xứ có mùi vị khủng khiếp. Các chi tiết của hành trình giờ vẫn còn chút không rõ ràng với tôi, nhòe trong những ý nghĩ xa xăm của tôi về Felipe và vì cái chếnh choáng ỳ lạ luôn đi kèm một chuyến đi đường dài ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Điều tôi còn nhớ là Yudhi và tôi nói tiếng Mỹ suốt – một thứ tiếng tôi đã không nói trong một thời gian rất lâu. Trong năm nay tôi đã nói tiếng Anh rất nhiều, dĩ nhiên, nhưng không phải tiếng Mỹ, và dứt khoát không phải kiểu tiếng Mỹ hip-hop mà Yudhi thích. Vậy nên chúng tôi cứ thoải mái thế suốt lúc chạy xe, biến mình thành những cô cậu tuổi dậy thì xem MTV, trêu chọc nhau như thanh thiếu niên ở Hoboken, gọi nhau là công tử và cậu và đôi khi – với sự trìu mến ghê gớm – đồ lại cái. Rất nhiều đối thoại của chúng tôi xoay quanh những xúc phạm trìu mến dành cho mẹ của cả hai.

“Công tử, cô đã làm gì với cái bản đồ?”

“Sao cậu không hỏi mẹ cậu tôi đã àm gì với cái bản đồ?”

“Tôi sẽ hỏi, cậu ạ, nhưng bà ấy mập quá.”

Và cứ thế.

Chúng tôi thậm chí không thâm nhập bên trong Bali, chúng tôi chỉ chạy dọc bờ biển, và chỉ có bờ biển, bờ biển và bờ biển suốt cả tuần. Đôi khi chúng tôi lấy một chiếc thuyền đánh cá nhỏ ra một hòn đảo, xem có gì đang diễn ra ngoài đó. Ở Bali có quá nhiều loại bờ biển. Một ngày chúng tôi thơ thẩn dọc bãi cát trắng Kuta dài hấp dẫn kiểu Nam California, rồi tiến thẳng đến khung cảnh đẹp đẽ đầy đá đen hiểm trở của bờ biển phía Tây, rồi chúng tôi vượt qua đường phân chia vô hình Bali mà du khách bình thường dường như không bao giờ đi qua, đến tận các bãi biển hoang dã của bờ Bắc nơi chỉ có những người lướt sóng dám giẫm chân lên (và hơn nữa, chỉ những kẻ điên rồ). Chúng tôi ngồi trên bãi biển ngắm những con sóng nguy hiểm, nhìn những tay lướt ván phương Tây da trắng và Indonesia da nâu cày xé khắp mặt nước như những khóa kéo xé toạc lưng chiếc áo dạ hội xanh của biển. Chúng tôi nhìn những người lướt sóng làm mất thăng bằng rồi ngã như gãy xương với sự ngạo mạn vào san hô và đá, chỉ để trở lại lướt trên một ngọn sóng khác, chúng tôi há hốc mồm và nói, “Công tử, thật là LOẠN cả.”

Đúng như dự định, chúng tôi hoàn toàn quên (tất cả chỉ vì Yudhi) là mình đang ở Indonesia trong nhiều giờ dài khi chúng tôi đi lượn với chiếc xe thuê này, chén đồ ăn vặt và hát những bài hát Mỹ, ăn pizza bất kỳ đâu chúng tôi tìm thấy. Khi bằng chứng về Bali tràn ngập xung quanh mình, chúng tôi cố lờ đi và giả vờ mình đã về Mỹ. Tôi sẽ hỏi, “Đường nào tốt nhất để vượt qua núi lửa này?”, Yudhi sẽ nói, “Tôi nghĩ mình nên đi đường I-95,” và tôi sẽ phản đối, “Nhưng đường đó sẽ dẫn tụi mình đến thẳng Boston ngay giữa giờ cao điểm…” Đó chỉ là trò chơi, nhưng nó gần như có tác dụng.

Đôi khi chúng tôi phát hiện ra những quãng biển xanh lặng và chúng tôi bơi suốt ngày, cho phép nhau bắt đầu uống bia vào lúc mười giờ sáng (“Công tử – nó để chữa bệnh đó.”) Chúng tôi kết bạn với tất cả mọi người chúng tôi gặp. Yudhi là một kiểu chàng trai mà – khi anh đi xuống bãi biển và thấy một người đàn ông đang đóng một chiếc tàu – sẽ dừng lại và nói, “Chà! Anh đang đóng một chiếc tàu à?” Và sự tò mò của anh thu phục hoàn hảo đến độ việc tiếp theo, bạn biết không, là chúng tôi đã được mời đến sống với gia đình người đóng tàu trong một năm.

Những điều kỳ lạ xảy ra vào các buổi chiều. Chúng tôi tình cờ gặp những nghi thức đền thờ bí ẩn ở nơi xa xôi hẻo lánh, mặc cho dàn hợp xướng các giọng, trống và gamelan 1 thôi miên chính mình. Chúng tôi tìm thấy một thị trấn nhỏ ven biển nơi tất cả dân địa phương tập hợp trên một con phố để dự một nghi lễ sinh nhật; người ta kéo cả Yudhi và tôi ra khỏi đám đông (những người lạ đáng kính) và mời Yudhi nhảy với cô gái xinh xắn nhất trong làng. (Người cô được bao bọc bằng vàng và nữ trang cùng nhang thơm, cô trang điểm trông như người Ai Cập; cô có lẽ mười ba tuổi nhưng chuyển động cặp mông với một niềm tin dịu dàng, gợi cảm của một sinh vật biết mình có thể quyến rũ bất kỳ thần linh nào nếu muốn.) Ngày hôm sau chúng tôi tìm thấy một quán ăn gia đình kỳ lạ trong cùng làng nơi người chủ Bali tuyên bố ông ta là bếp trưởng chế biến món ăn Thái xuất sắc, mà dứt khoát là không phải vậy, nhưng dù sao chúng tôi cũng đã bỏ cả ngày ở đó, uống Coke đá và ăn món pad thai mỡ, chơi đồ chơi điện tử Milton Bradley với cậu con trai tuổi thiếu niên trông có vẻ nữ tính một cách thanh nhã của ông chủ. (Chỉ về sau chúng tôi mới chợt nghĩ là cậu thiếu niên xinh xắn này có thể chính là nữ vũ công xinh đẹp đêm trước; người Bali là bậc thầy về cải trang nghi thức thành người khá giới.)

Mỗi ngày tôi gọi cho Felipe từ bất kỳ cột điện thoại hẻo lánh nào tôi có thể tìm ra, và anh nói, “Bao nhiêu giấc ngủ nữa thì em mới trở về với anh?” Anh nói với tôi, “Anh thích thú chuyện phải lòng em, em yêu. Nó có vẻ tự nhiên đến vậy, như nó là cái gì đó anh cảm nhận hai tuần một lần, nhưng thực ra anh chưa từng cảm thấy thế này về bất kỳ ai suốt gần ba mươi năm.”

Vẫn chưa đến đó đâu, vẫn chưa đến rơi tự do vào tình yêu, tôi ậm ừ do dự, những nhắc nhở nhẹ nhàng là mình sẽ ra đi trong vài tháng nữa. Felipe không quan tâm. Anh nói, “Có lẽ đây chỉ là một ý tưởng Nam Mỹ lãng mạn ngu ngốc nào đó, nhưng anh cần em hiểu – em yêu, vì em, anh sẵn sàng chịu đựng. Bất kỳ nỗi đau nào xảy ra cho chúng ta trong tương lai, anh đã chấp nhận nó rồi, chỉ vì niềm vui được bên em. Hãy cùng thưởng thức thời gian này. Nó quá tuyệt vời.”

Tôi nói với anh, “Anh biết không – thật buồn cười, nhưng trước khi gặp anh em đã nghĩ nghiêm túc là em có thể cô đơn và độc thân mãi mãi. Em đã nghĩ có lẽ em sẽ sống cuộc đời của một người trâm tư tâm linh.”

Anh nói, “Hãy trầm tư điều này, em yêu…,” và rồi bắt đầu nêu cụ thể chi tiết rất cẩn thận điều thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm anh định làm với thân thể tôi khi anh chỉ có riêng tôi trên giường anh lần nữa. Tôi lảo đảo rời điện thoại, đầu gối hơi run, sung sướng vì bị phỉnh phờ bởi tất cả đam mê mới mẻ này.

Ngày cuối cùng chuyến đi dài ngày của chúng tôi, Yudhi và tôi nằm dài ở nơi nào đó trên bãi biển hàng giờ, và – như thường xảy ra với chúng tôi – chúng tôi lại bắt đầu nói về thành phố New York, nó tuyệt đến thế nào, chúng tôi yêu nó đến thế nào. Yudhi nhớ thành phố, anh nói, gần như cũng nhiều như anh nhớ vợ anh – như thể New York là một người, một người bà con mà anh đã mất từ khi bị trục xuất. Khi chúng tôi trò chuyện, Yudhi phủi một khoảng cát trắng sạch tươm tất giữa hai khăn tắm của chúng tôi và vẽ một cái bản đồ Mahattan. Anh nói, “Mình cùng làm đầy chỗ này bằng tất cả những gì có thể nhớ được về thành phố.” Chúng tôi dùng ngón tay vẽ lên đó tất cả những đại lộ, những đường chính, cái khối hỗn độn Broadway tạo ra khi nó vắt qua quanh co đảo, những dòng sông, làng, Công viên Trung tâm. Chúng tôi chọn một cái vỏ sò mỏng, khá xinh để làm Empire State Building và một cái khác cho Chrysler Building. Vì tôn trọng, chúng tôi lấy hai cái que và đặt Tháp Đôi lại ở cuối đảo, về lại nơi chúng thuộc về.

Chúng tôi dùng cái bản đồ cát để chỉ cho nhau những điểm mình yêu thích ở New York. Đây là nơi Yudhi mua cái kính râm giờ anh đang đeo; đây là nơi lần đầu tiên tôi ăn tối với chồng cũ của mình; đây là nơi Yudhi gặp vợ anh. Chỗ này có món ăn Việt Nam ngon nhất thành phố, chỗ này bán bánh mì tròn ngon nhất, đây là tiệm mì ngon nhất (“Không đời nào, lại cái à – đây mới tiệm mì ngon nhất.”). Tôi phác thảo khu vực lân cận Bếp Địa ngục cũ của mình và Yudhi nói, “Tôi biết một quán ăn rẻ tiền và ngon ở trên đó.”

“Tick-Tock, Cheyenne hay Starlight?”

“Tick-Tock, công tử à.”

“Thử món kem trứng ở Tick-Tock chưa?”

Anh ta rên rỉ, “Ôi trời ơi, tôi biết…”

Tôi cảm thấy niềm mong nhớ New York của anh sâu thẳm đến nỗi trong một chốc tôi tưởng nó là của chính mình. Nỗi nhớ nhà của anh lây sang tôi trọn vẹn đến nỗi trong giây lát tôi quên là mình thật sự tự do trở về Mahattan một ngày nào đó, còn anh thì không. Anh nghịch hai que Tháp Đôi một chốc, neo chúng chắc chắn hơn trong cát, rồi nhìn ra biển xanh, nín lặng và nói, “Tôi biết ở nơi này đẹp… nhưng cô có nghĩ có lúc nào đó tôi được gặp lại New York không?”

Tôi có thể nói gì với anh bây giờ?

Chúng tôi chìm trong im lặng. Rồi anh phụt ra khỏi miệng cái kẹo cứng Indonesia dở tệ anh đã mút cả giờ trong miệng và nói, “Công tử, kẹo này mùi vị khiếp quá. Cô mua nó ở đâu vậy?”

— —— —— —— ——-

1 Hình thức âm nhạc quan trọng và lâu đời nhất Indonesia, được biểu diễn cùng với múa, kịch và nhạc.

99

Khi chúng tôi trở lại Ubud, tôi đi thẳng lại nhà Felipe và không rời phòng ngủ của anh ấy trong khoảng một tháng sau đó. Đây chỉ là sự cường điệu nhỏ nhất. Tôi chưa từng được bất cứ ai yêu thương và chiều chuộng như thế này trước đây, chưa từng, với lạc thú và tập trung thuần nhất như thế. Tôi chưa từng được gói kín, hé lộ, trải ra và ném qua sự kiện ân ái như thế.

Một điều tôi biết về sự thân mật là có vài quy luật tự nhiên chi phối trải nghiệm nhục dục của hai người, và những quy luật này không thể dịch chuyển cũng như không thể thương lượng gì với lực hấp dẫn. Cảm thấy hoàn toàn thoải mái về thể xác với cơ thể ai đó không phải là điều ta có thể quyết định. Nó liên quan rất ít đến việc hai người nghĩ hay hành động hay nói hay thậm chí nhìn. Sức hút bí ẩn hoặc là ở đây, chôn đâu đó sau xương ức, hoặc không ở đó. Khi nó không ở đó (như tôi đã biết điều này trong quá khứ, với sự sáng tỏ đau lòng) thì ta không thể buộc nó tồn tại như một bác sĩ phẫu thuật không thể buộc cơ thể bệnh nhân chấp nhận một quả thận từ người hiến thận không phù hợp. Bạn Annie của tôi nói toàn bộ điều đó rút lại thành một câu hỏi đơn giản, “Anh có muốn bụng anh ghì sát lên bụng người này mãi mãi – hay không?”

Felipe à tôi, như chúng tôi vui mừng khám phá ra, là một cặp được thiết kế hợp nhau hoàn hảo từ trong gen. Không có phần nào của cơ thể người này lại dị ứng với bất kỳ phần nào của cơ thể người kia. Không có gì nguy hiểm, không có gì khó, không có gì bị chối từ. Tất cả trong vũ trụ khoái lạc của chúng tôi – một cách đơn giản và hoàn toàn – trở nên hoàn chỉnh. Và, cũng… đáng ca tụng.

“Nhìn em đi,” Felipe nói, dẫn tôi đến gương sau khi chúng tôi đã ân ái lần nữa, chỉ tôi thấy thân hình trần và tóc tôi trông như tôi vừa mới chui từ máy ly tâm huấn luyện không gian của NASA ra. Anh nói, “Nhìn xem em đẹp chừng nào… mỗi đường nét của em là một đường cong… em trông như những đụn cát…”

(Quả thật, tôi không nghĩ thân hình mình đã từng có vẻ hay có cảm giác thoải mái đến thế này trong đời mình từ khi tôi có lẽ sáu tháng tuổi và mẹ tôi chụp tôi hoàn toàn sung sướng mê li trên tấm khăn trên bệ bếp sau khi tắm trong chậu rửa chén.)

Và rồi anh dẫn tôi trở lại giường, nói, bằng tiếng Bồ Đào Nha, “Vem, gostosa.”

Đến đây, mật ngọt của anh.

Felipe cũng là bậc thầy của những lời âu yếm. Trong giường anh chuyển qua ngưỡng mộ tôi bằng tiếng Bồ Đào Nha, nên tôi đã chuyển từ “lovely little darling” của anh sang queridinha của anh (dịch sát là “em yêu bé nhỏ dễ thương”). Ở Bali tôi đã quá lười để cố học thêm tiếng Indonesia hay tiếng Bali, nhưng đột nhiên tiếng Bồ Đào Nha lại đến với tôi một cách dễ dàng. Tất nhiên tôi chỉ học nói thì thầm bên gối, nhưng đó là một cách sử dụng tiếng Bồ Đào Nha tốt. Anh nói, “Em yêu, em sẽ phát bệnh vì nó. Em sẽ trở nên chán anh vuốt ve nhiều lần đến thế, chán anh cứ nói em đẹp không biết bao nhiêu lần một ngày.”

Cứ thử với tôi đi, thưa ông.

Tôi mất nhiều ngày ở đây, biến mất dưới chăn anh ấy, dưới bàn tay anh ấy. Tôi thích cảm giác không biết đang là ngày nào. Thời khóa biểu có tổ chức đàng hoàng của tôi đã cuốn bay theo làn gió. Cuối cùng một buổi chiều tôi ghé thăm ông thầy mo sau một quãng đứt đoạn dài không thăm viếng. Ketut đã thấy sự thật trên gương mặt tôi trước khi tôi nói được lời nào.

“Cô tìm được bạn trai ở Bali,” ông nói.

“Đúng, Ketut.”

“Tốt. Cẩn thận đừng để có thai.”

“Tôi sẽ làm vậy.”

“Anh ta là người tốt?”

“Ông đã bảo tôi, Ketut,” tôi nói. “Ông xem tướng tay anh ấy. Ông cam đoan là anh ấy là một người tốt. Ông nói điều đó khoảng bảy lần.”

“Tôi đã nói thế sao? Khi nào?”

“Hồi tháng Sáu. Tôi đã mang anh ấy đến đây. Anh ấy là một người Brazil, lớn tuổi hơn tôi. Ông đã bảo tôi ông thích anh ấy.”

“Tôi không hề,” ông khăng khăng, và tôi chẳng thể làm gì để thuyết phục ông điều ngược lại. Đôi khi Ketut quên, như ta cũng có thể vậy, nêu ta đâu đó giữa sáu mươi lăm và một trăm lẻ năm tuổi. Phần lớn thời gian ông sắc ảo và nhạy bén, nhưng những lúc khác tôi có cảm giác mình làm xao nhãng ông khỏi tầng ý thức nào đó, khỏi một vũ trụ nào khác. (Một vài tuần trước ông nói với tôi, hoàn toàn không biết từ đâu, “Cô là bạn tốt đối với tôi, Liss. Bạn trung thành. Bạn dễ thương.” Rồi ông thở dài, nhìn đăm đăm vào khoảng không và nói thêm ai oán, “Không như Sharon.” Sharon chết tiệt nào thế hả? Ẳ đã làm gì với ông ấy? Khi tôi cố hỏi ông chuyện này, ông không trả lời. Hành động đột ngột như thể ông thậm chí còn không biết tôi đang nói đến ai. Như thể tôi là người nêu ra câu chuyện cô ả Sharron mất nết kẻ cướp đầu tiên vậy.)

“Sao cô không bao giờ đưa bạn trai đến gặp tôi?” giờ thì ông hỏi.

“Tôi đã đưa đến, Ketut. Thật ra là tôi đã đưa anh ấy đến. Và ông bảo tôi ông thích anh ấy.”

“Không nhớ. Anh ta giàu không, bạn cô ấy?”

“Không, Ketut. Anh ta không giàu. Nhưng anh ta có đủ tiền.”

“Giàu vừa vừa?” ông thầy mo muốn những chi tiết, bảng tính cụ thể.

“Anh ta có đủ tiền.”

Câu trả lời của tôi có vẻ làm Ketut bực mình. “Cô yêu cầu người đàn ông này tiền, anh ta có thể cho cô hay không?”

“Ketut, tôi không muốn tiền của anh ấy. Tôi chưa bao giờ lấy tiền từ một người đàn ông.”

“Cô ở mỗi đêm với anh ta à?”

“Đúng.”

“Tốt. Anh ta có làm hư cô không?”

“Rất nhiều.”

“Tốt. Cô vẫn còn thiền đó chứ?”

Có, tôi vẫn còn thiền mỗi ngày trong tuần, trượt ra khỏi giường Felipe và qua ghế dài, nơi tôi có thể ngồi trong yên tĩnh và dâng lời cảm tạ về tất cả mọi chuyện này. Bên ngoài hiên, lũ vịt quàng quạc qua ruộng lúa, tán dóc và lắc mình làm nước bắn tung tóe. (Felipe nói những đàn vịt Bali bận bịu này luôn làm anh nhớ tới mấy phụ nữ Brazil khệnh khạng xuống bãi biển ở Rio; tán dóc lớn tiếng và liên tục ngắt lời nhau và lắc mông hết sức chảnh chẹ.) Giờ tôi thoải mái đến nỗi gần như lướt vào trạng thái thiền như nó là một bồn tắm người tình mình chuẩn bị sẵn. Trần truồng trong nắng sáng, không có gì ngoài một tấm chăn mỏng quấn quanh vai, tôi biến mất trong ân huệ, chao lượn trong không rỗng như một cái vỏ sò bé xíu thăng bằng trong một cái muỗng cà phê.

Tại sao cuộc đời đã có vẻ khó khăn như thế?

Một hôm tôi gọi cho bạn Susan của mình tận thành phố New York và lắng nghe cô tâm sự trên nền tiếng còi hụ của xe cảnh sát rất điển hình của thành thị, những chi tiết cuối cùng về lần tan vỡ mới nhất của cô. Giọng tôi thoát ra trong cái âm thanh tuyệt vời, êm ái của một DJ radio nhạc jazz về đêm khi tôi bảo cô chỉ phải đừng nghĩ đến nó nữa, và cô phải biết là tất cả mọi điều đều hoàn hảo như nó vốn đã vậy, rằng vũ trụ quy định cưng à, là hoàn toàn yên bình và hài hòa ở ngoài kia…

Tôi gần như có thể nghe cô ấy trợn tròn mắt khi nói trong tiếng còi, “Cậu nói như thể một phụ nữ hôm nay đã có bốn lần cực cảm rồi ấy.”

100

Nhưng tất cả vui chơi đuổi kịp tôi sau một vài tuần. Sau tất cả những đêm không ngủ và tất cả những ngày làm tình quá nhiều, cơ thể tôi phản công và tôi bị nhiễm trùng bàng quang khủng khiếp. Một tai họa điển hình lúc tình dục quá nhiều, đặc biệt thường giáng xuống khi ta đã không còn quen tình dục quá trớn như vậy nữa. Nó giáng xuống cũng nhanh như bất kỳ thảm kịch nào. Một buổi sáng khi đang xuống phố làm mấy việc lặt vặt thì bất thình lình tôi oằn mình vì đau rát và sốt. Tôi đã bị nhiễm trùng như vậy trước kia, trong thời trẻ thất thường của mình, nên tôi biết nó là gì. Trong một giây phút tôi hoảng sợ – những thứ này có thể dễ sợ – nhưng rồi nghĩ, “Cám ơn Thượng Đế, bạn tốt nhât của tôi ở Bali là một người chữa bệnh.” Rồi tôi chạy đến cửa hiệu Wayan.

“Tôi bị bệnh,” tôi nói.

Cô nhìn tôi và nói, “Cô bệnh vì ái ân quá nhiều, Liz.”

Tôi nhăn nhó, vùi mặt vào hai tay, bối rối.

Cô tủm tỉm cười, “Cô không thể giữ bí mật với Wayan.”

Tôi đau khủng khiếp. Bất kỳ ai từng bị nhiễm trùng như vậy mới biết cảm giác dễ sợ; bất kỳ ai không trải qua chịu đựng cụ thể này – thôi được, chỉ là bịa ra ẩn dụ tra tấn của riêng mình thôi, tốt nhất là dùng thuật ngữ “que cời lửa” đâu đó giữa câu.

Wayan, như một lính cứu hỏa kỳ cựu hay một bác sĩ phẫu thuật cấp cứu, không bao giờ thao tác nhanh. Cô bắt đầu cẩn thận cắt ít cỏ, đun sôi ít rễ cây, đi tới đi lui giữa bếp và tôi, mang cho tôi một loại thuốc pha chế ấm, nâu, có vị như thuốc độc, hết thứ này đến thứ khác, nói, “Uống đi, cưng…”

Mỗi khi mẻ khác sôi, cô ngồi ngay trước mặt tôi, nhìn tôi láu cá, châm biếm và lợi dụng cơ hội này để thóc mách.

“Cẩn thận không thì có thai, Liz.”

“Không thể, Wayan. Felipe đã được cắt ống dẫn tinh rồi.”

“Felipe đã được cắt ống dẫn tinh rồi à?” cô hỏi, cũng khủng khiếp như cô đang hỏi, “Felipe có một biệt thự ở Tuscany 1 ư?” (Nhân tiện, tôi cũng cảm thấy y như vậy.) “Ở Bali rất khó khiến một người đàn ông làm như vậy. Luôn là vấn đề của phụ nữ, chuyện ngừa thai ấy.”

(Mặc dù đúng là ở Indonesia tỉ lệ sinh mới đây đã giảm nhờ một chương trình khuyến khích sinh đẻ có kế hoạch xuất sắc: chính phủ hứa một chiếc xe máy mới cho mỗi người đàn ông tình nguyện đến làm thủ thuật cắt ống dẫn tinh… nhưng tôi ghét ý nghĩ là mấy gã đó phải chạy chiếc xe mới của họ về nhà vào cùng ngày hôm ấy).

“Tình dục thật nực cười,” Wayan thì thầm khi cô nhìn tôi nhăn mặt vì đau và uống thêm thuốc nhà làm của cô.

“Đúng, Wayan, cám ơn. Nó thật vui nhộn.”

“Không, tình dục là nực cười,” cô nói tiếp. “Khiến người ta làm những việc buồn cười. Tất cả mọi người như vậy, thời gian đầu yêu đương. Muốn quá nhiều hạnh phúc, quá nhiều lạc thú, cho đến khi ta làm mình phát bệnh. Ngay cả với Wayan chuyện này cũng đã xảy ra thời đầu yêu đương. Mất cân bằng.”

“Tôi bối rối,” tôi nói.

“Đừng,” cô nói. Rồi cô nói thêm bằng tiếng Anh rất hoàn hảo (và logic Bali hoàn hảo), “Đôi khi mất cân bằng vì tình yêu là một phần của việc sống cuộc sống cân bằng.”

Tôi quyết định gọi cho Felipe. Tôi có ít thuốc kháng sinh ở nhà, một thứ cất giấu phòng trường hợp khẩn cấp đi đâu tôi cũng mang theo, chỉ là phòng khi thôi. Vì đã bị nhiễm trùng như vậy trước đây, tôi biết chúng có thể trở nên tồi tệ ra sao, thậm chí đi vào thận ta nữa. Tôi không muốn trải qua chuyện đó, không phải ở Indonesia. Vậy là tôi gọi anh ấy và kể cho anh chuyện đã xảy ra (anh chết điếng) và nhờ anh mang đến cho tôi mấy viên thuốc. Không phải là tôi không tin tưởng năng lực chữa trị của Wayan, mà chỉ là vì cơn đau đã rất nghiêm trọng…

Wayan nói, “Cô không cần mấy viên thuốc Tây.”

“Nhưng có lẽ vậy tốt hơn, chỉ để an toàn…”

“Cho hai giờ,” cô nói. “Nếu tôi không làm cô khá hơn, cô hãy uống thuốc của mình.”

Tôi miễn cưỡng đồng ý. Kinh nghiệm của tôi với mấy chuyện nhiễm trùng này là có thể phải mất hai ngày mới hết, ngay cả với thuốc kháng sinh mạnh. Nhưng tôi không muốn cô ấy cảm thấy khó chịu.

Tutti đang chơi trong cửa hiệu và bé cứ mang mấy bức tranh vẽ nhà nhỏ đến làm tôi vui lên, vỗ lên tay tôi với lòng cảm thông của một cô bé tám tuổi. “Mẹ Elizabeth bị bệnh hả?” Ít ra bé không biết tôi đã làm gì để mắc bệnh.

“Chị mua nhà chưa, Wayan?” tôi hỏi.

“Vẫn chưa, cưng. Không vội đâu.”

“Còn chỗ chị thích thì sao? Tôi tưởng chị sẽ mua nó?”

“Hóa ra họ không bán. Quá đắt.”

“Chị đã tính chỗ nào khác chưa?”

“Đừng lo về chuyện đó lúc này, Liz. Để tôi làm cô chóng khá hơn đã.”

Felipe mang thuốc của tôi đến với gương mặt đầy vẻ ăn năn, xin lỗi cả tôi và Wayan và đã bắt tôi chịu cơn đau này, hay ít nhất đó là điều anh nhìn nhận.

“Không nghiêm trọng,” Wayan nói. “Đừng lo. Tôi sẽ chữa lành cho cô ấy chóng thôi. Sẽ chóng khá hơn.”

Rồi cô vào bếp và chế ra một cốc như cốc thủy tinh khổng lồ đầy lá, rễ cây, quả mọng, cái gì đó tôi nhận ra như nghệ, một ít khối tua tủa cái gì đó như tóc phù thủy, cộng với mắt của, tôi đoán, có thể là con sa giông… tất cả lềnh bềnh trong nước ép màu nâu của nó. Có khoảng chừng một gallon thứ đó trong cái cốc, bất kể là thứ gì. Hôi như xác chết.

“Uống đi, cưng,” Wayan nói. “Uống hết đi.”

Tôi nhắm mắt nhắm mũi nuốt cạn. Và trong chưa đầy hai giờ… Ồ, tất cả chúng ta biết câu chuyện kết thúc ra sao rồi. Chỉ trong chưa đầy hai giờ tôi đã ổn, hoàn toàn bình phục. Một nhiễm trùng có thể phải mất hai ngày điều trị bằng kháng sinh Tây phương đã biến mất. Tôi cố trả tiền cho cô vì đã chữa cho tôi, nhưng cô chỉ cười. “Em gái tôi không phải trả tiền.” Rồi cô quay về Felipe, vờ nghiêm nghị, “Giờ anh phải thận trọng với cô ấy. Tối nay chỉ ngủ thôi, không động chạm.”

“Cô không lúng túng khi chữa cho mọi người những vấn đề về tình dục thế này sao?” tôi hỏi Wayan.

“Liz – tôi là người chữa bệnh. Tôi giải quyết mọi vấn đề, với âm hộ phụ nữ, với chuối của đàn ông. Đôi khi tôi thậm chí còn làm dương vật giả cho phụ nữ. Để làm tình một mình.”

“Dương vật giả?” tôi hỏi, choáng cả người.

“Không phải ai cũng có một bạn trai Brazil, Liz,” cô ta nhắc nhở. Rồi cô nhìn Felipe tươi cười, “Nếu có lúc nào anh cần giúp làm cho chuối của mình cứng, tôi có thể cho anh thuốc.”

Tôi cuống quýt cam đoan với Wayan là Felipe không cần một chút xíu giúp đỡ nào với chuối của anh, nhưng anh ngắt lời tôi – luôn luôn là nhà doanh nghiệp – để hỏi Wayan có lẽ nên đóng chai và tiếp thị liệu pháp làm cứng chuối của cô. “Chúng ta có thể làm giàu,” anh nói. Nhưng cô ấy giải thích, không, không phải vậy. Tất cả thuốc của cô phải được sắc dùng ngay mỗi ngày mới có hiệu lực. Và phải kèm với cầu nguyện của cô nữa. Dù sao, nội khoa không phải là cách duy nhất Wayan có thể dùng làm mạnh chuối của đàn ông, cô cam đoan với chúng tôi; cô cũng có thể làm việc này bằng xoa bóp. Rồi, chúng tôi bị thôi miên khủng khiếp, cô mô tả những xoa bóp khác nhau cô làm cho chuối bất lực của đàn ông, cách cô nắm phần dưới của thứ này và gần như lắc vòng trong chừng một giờ để kích thích máu lưu thông trong khi lầm rầm một cầu nguyện đặc biệt.

Tôi hỏi, “Nhưng Wayan nè – chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người đàn ông trở lại mỗi ngày và nói, “Vẫn chưa lành, bác sĩ! Cần xoa bóp nữa!” Cô cười vì ý kiến tục tĩu này và thú nhận là, đúng, cô cần chú ý không bỏ quá nhiều thời gian để chữa trị chuối của đàn ông vì chuyện đó gây ra một lượng… cảm giác mạnh… nhất định trong cô, mà cô không chắc sẽ tốt cho năng lực chữa trị. Và đôi khi, đúng, những người đàn ông này không tự chủ được. (Ta có lẽ cũng như vậy, nếu bị bất lực nhiều năm và đột nhiên người phụ nữ có làn da màu gụ xinh đẹp với mái tóc đen dài mượt này làm cho bộ máy hoạt động lại.) Cô kể chúng tôi nghe chuyện một người đàn ông nhảy chồm lên và bắt đầu đuổi theo cô quanh phòng trong một lần chữa trị liệt dương và nói, “Tôi cần Wayan! Tôi cần Wayan!”

Nhưng không phải Wayan chỉ làm được có thế. Ngoài ra, cô bảo chúng tôi, đôi khi người ta mời cô chỉ dẫn về tình dục cho một cặp vợ chồng hoặc gặp rắc rối về chứng liệt dương hay lãnh cảm, hoặc khó có con. Cô phải vẽ những bức hình ma thuật trên khăn trải giường của họ và giải thích cho họ những tư thế làm tình nào thì thích hợp cho thời gian nào trong tháng. Cô bảo nếu một người đàn ông muốn có con anh ta nên giao hợp với vợ “rất, rất mạnh” và nên bắn “nước từ chuối của mình thẳng vào âm hộ một cách thật, thật sự nhanh”. Đôi khi Wayan thực sự phải có mặt trong phòng với cặp vợ chồng đang giao hợp, giải thích phải làm chuyện ấy mạnh và nhanh ra sao.

Tôi hỏi, “Thế người đàn ông có thể bắn nước từ chuối thật mạnh và thật nhanh khi bác sĩ Wayan đang đứng gần quan sát không?”

Felipe giả bộ lúc Wayan đang nhìn đôi nam nữ, “Nhanh hơn! Mạnh hơn! Anh có muốn đứa con này không hử?”

Wayan nói có, cô biết chuyện này điên khùng, nhưng đây là công việc của người chữa bệnh. Dù cô thừa nhận chuyện này đòi hỏi rất nhiều nghi lễ thanh tẩy trước và sau sự kiện để giữ chân khí của mình nguyên vẹn, và cô không muốn làm việc này thường xuyên vì nó làm cô thấy “khang khác”. Nhưng nếu ai đó cần phải thụ thai một đứa bé cô sẽ lo liệu việc đó.

“Và giờ những cặp này đã có con chưa?” tôi hỏi.

“Có con chứ!” cô hãnh diện khẳng định. Tất nhiên họ có con.

Nhưng rồi Wayan tiết lộ điều gì đó nữa cực kỳ thú vị. Cô nói là nếu một cặp không có chút may mắn nào để thụ thai một đứa con, cô sẽ khám cả người đàn ông và người đàn bà để xác định ai, như họ vẫn nói, có lỗi. Nếu đó là người phụ nữ, không thành vấn đề – Wayan có thể lo chuyện này với các phương pháp chữa trị cổ xưa. Nhưng nếu là người đàn ông – ồ, chuyện này đặt ra một tình huống tế nhị ở đây, với chế độ gia trưởng ở Bali. Các chọn lựa y khoa của Wayan ở đây sẽ hạn chế vì báo cho một người đàn ông Bali rằng anh ta vô sinh là vượt quá hàng rào an toàn; điều đó không thể là sự thật. Suy cho cùng, đàn ông là đàn ông. Nếu thụ thai không diễn ra, nó phải là lỗi của người đàn bà. Và nếu người đàn bà không sớm cho chồng mình một đứa con, cô ta có thể sẽ gặp phiền phức lớn – bị đánh đập, bị hạ nhục hay ly dị.

“Vậy cô làm gì trong tình huống này?” tôi hỏi, thấy ấn tượng vì một phụ nữ vẫn gọi tinh dịch là “nước chuối” có thể chẩn đoán vô sinh của nam giới.

Wayan kể cho chúng tôi tất cả. Điều cô làm trong trường hợp vô sinh ở nam giới là báo cho người đàn ông là vợ anh ta vô sinh và cần được gặp riêng mỗi chiều để làm các “buổi chữa trị”. Khi người vợ đến cửa hiệu một mình, Wayan gọi một người trẻ tuổi nào đó trong làng đến để làm tình với cô vợ, hy vọng sẽ có em bé.

Felipe hoảng hốt, “Wayan! Không!”

Nhưng cô bình thản gật đầu. Có. “Đó là cách duy nhất. Nếu người vợ khỏe mạnh, cô ta sẽ có con. Rồi mọi người sẽ hạnh phúc.”

Felipe ngay lập tức muốn biết, vì anh ta sống trong thị trấn, “Ai? Cô mướn ai làm việc này?”

Wayan nói, “Mấy người lái xe.”

Cả bọn chúng tôi phì cười vì Ubud đầy những anh chàng trẻ, những người lái xe, họ ngồi khắp mọi góc và quấy rầy du khách với lời rao hàng không bao giờ dứt, “Chở không? Đi không?” khi cố kiếm một đôla bằng cách chở người ta ra khỏi thị trấn đến mấy ngọn núi lửa, bãi biển hay đền đài. Nói chung, đây là một nhóm người trông khá đẹp, nào là làn da nâu sậm như trong tranh Gauguin, thân hình khỏe mạnh và tóc dài hấp dẫn. Ta có thể kiếm được khá bộn tiền ở Mỹ bằng cách điều hành một “bệnh viện sinh sản” cho phụ nữ, với nhân viên là những anh chàng như thế. Wayan nói điều hay nhất trong điều trị vô sinh của cô là những tài xế này thường thậm chí không đòi tiền cho dịch vụ chuyên chở sinh sản của mình, nhất là nếu cô vợ đó thật sự dễ thương. Felipe và tôi đồng ý đây là những anh chàng hoàn toàn hào hiệp và có tinh thần cộng đồng. Chín tháng sau một em bé xinh xắn chào đời. Và tất cả mọi người đều hạnh phúc. Điều hay hơn cả là, “Không cần phải hủy bỏ hôn nhân.” Và tất cả chúng ta đều biết hủy bỏ một hôn nhân thì khủng khiếp thế nào, nhất là ở Bali.

Felipe nói, “Chúa ơi – bọn đàn ông chúng tôi quả là những thằng khờ.”

Nhưng Wayan không áy náy. Điều trị này chỉ là cần thiết vì không thể báo cho một người đàn ông Bali là anh ta vô sinh mà không có nguy cơ anh ta sẽ về nhà và làm điều gì đó tồi tệ với vợ. Nếu đàn ông ở Bali không như vậy, cô có thể chữa vô sinh cho họ bằng những cách khác. Nhưng đây là thực tế của một nền văn hóa, nên mọi việc là thế đấy. Cô không có một tí cắn rứt lương tâm nào về chuyện ấy mà nghĩ, đó chỉ là một cách khác khi làm một người chữa bệnh sáng tạo. Hơn nữa, cô nói thêm, đôi khi thật dễ chịu cho người vợ ái ân với một trong những anh tài xế tuyệt vời đó, vì dù sao đa số các ông chồng ở Bali không biết làm tình với phụ nữ ra sao.

“Hầu hết các ông chồng đều như gà trống hay con dê vậy.”

Tôi gợi ý, “Có lẽ chị nên dạy một lớp giáo dục giới tính, Wayan à. Chị có thể dạy đàn ông vuốt ve phụ nữ với một cách nhẹ nhàng, rồi có lẽ vợ họ sẽ thích ái ân hơn. Vì nếu một đàn ông thật sự chạm vào ta dịu dàng, vuốt ve làn da ta, nói những điều dễ thương, hôn ta khắp cơ thể, từ từ… tình dục có thể sẽ trở nên dễ chịu.”

Bất ngờ cô đỏ mặt. Wayan Nuriyasih, xoa bóp chuối này, điều trị nhiễm trùng bàng quang này, bán dạo dương vật giả này, ma cô vặt này, thực sự đỏ mặt.

“Cô khiến tôi cảm thấy khang khác khi cô nói như vậy,” cô nói, làm dịu cơn đỏ mặt của mình. “Kiểu nói này, nó khiến tôi cảm thấy… khác. Ngay cả trong quần lót của mình tôi cũng thấy khác! Giờ thì về nhà đi, cả hai người. Không nói chuyện về tình dục như vậy nữa. Về đi, đi ngủ, nhưng chỉ ngủ thôi, được chứ? Chỉ NGỦ thôi!”

— —— —— —— ——-

1 Một vùng đất mỹ lệ của Ý.

101

Trên đường về nhà Felipe hỏi, “Cô ấy đã mua nhà chưa?”

“Vẫn chưa. Nhưng cô ấy nói cô ấy đang tìm.”

“Em đưa tiền cho cô ấy đến nay đã hơn một tháng rồi, phải không?”

“Ừ, nhưng nơi cô ấy muốn, họ không bán…”

“Cẩn thận đấy, em yêu,” Felipe nói. “Đừng để chuyện này lòng thòng quá lâu. Đừng để tình trạng này khiến mọi người Bali đều hướng vào em.”

“Vậy có nghĩa là gì?”

“Anh không cố can thiệp chuyện của em, nhưng anh đã sống ở xứ này năm năm và anh biết mọi chuyện ra sao. Những câu chuyện có thể trở nên phức tạp quanh đây. Đôi khi khó biết được sự thật ở cái đang thực sự diễn ra.”

“Anh đang cố nói điều gì, Felipe?” tôi hỏi, và khi anh không trả lời ngay, tôi trích dẫn cho anh câu nói dấu hiệu của anh, “Nếu anh nói chậm cho em nghe, em có thể hiểu nhanh.”

“Anh đang cố nói là, Liz, tất cả bạn bè em đã quyên góp một khoản tiền khổng ồ cho người phụ nữ này, và ngay lúc này tất cả tiền đó nằm trong tài khoản của Wayan. Phải chắc chắn là cô ta thật sự dùng tiền đó mua một căn nhà.”

102

Cuối tháng Bảy đã đến, kéo theo đó là sinh nhật thứ ba mươi lăm của tôi. Wayan tổ chức một tiệc sinh nhật cho tôi, hoàn toàn không giống bất kỳ tiệc sinh nhật nào tôi đã trải qua trước đây. Wayan mặc cho tôi bộ đồ sinh nhật truyền thống Bali – một cái xà rông tím sáng, một áo lót không dây và một tấm vải vàng ròng dài thượt mà cô quấn chặt quanh thân người tôi, tạo thành một lớp váy bó chẽn chật đến độ hầu như tôi không còn thở hay ăn bánh sinh nhật của mình được. Khi cô ướp xác tôi trong bộ đồ tuyệt đẹp này trong phòng ngủ nhỏ tối của cô (chật cả đồ dùng của ba sinh mạng nhỏ khác đang sống cùng cô), cô hỏi, không hoàn toàn nhìn tôi, mà đang nhét và ghim tấm áo quanh sườn tôi theo lối cầu kỳ, “Cô có định cưới Felipe không?”

“Không,” tôi đáp. “Chúng tôi không có dự định cưới. Tôi không muốn ông chồng nào nữa, Wayan à. Và tôi không tin Felipe muốn cô vợ nào nữa. Nhưng tôi thích ở bên anh ấy.”

“Đẹp trai bề ngoài thì dễ kiếm, nhưng đẹp trai bên ngoài và đẹp trai cả bên trong – chuyện này không dễ. Mà Felipe có được điều ấy.”

Tôi đồng ý.

Cô cười, “Và ai mang anh chàng này đến cho cô vậy, Liz? Ai cầu nguyện mỗi ngày để cô được anh chàng này?”

Tôi hôn cô. “Cám ơn chị, Wayan. Chị làm tốt lắm.”

Chúng tôi bắt đầu buổi tiệc sinh nhật. Wayan và bọn trẻ đã trang hoàng toàn bộ chỗ này bằng bong bóng và lá cọ và các bảng viết tay với những hàng chữ rối rắm, liên tục như “Chúc mừng sinh nhật trái tim hiền dịu và tử tế, chúc mừng em, em gái thân yêu nhất của chúng tôi, chúc cho cô Elizabeth yêu dấu của chúng con, chúc mừng sinh nhật, bình yên mãi mãi đến với cô và chúc mừng sinh nhật.” Một người em trai của Wayan có mấy người con là những vũ công có năng khiếu trong các nghi lễ của đền thờ, và thế là những đứa cháu trai cháu gái ấy đến múa cho tôi xem ngay trong quán ăn, họ dàn dựng một buổi trình diễn ám ảnh và kỳ diệu thường chỉ dành cho các thầy tu. Tất cả bọn trẻ trang sức bằng vàng và khăn choàng đầu to, trang điểm kiểu trai giả gái, những đôi chân giậm mạnh mẽ và những ngón tay đầy nữ tính duyên dáng.

Các tiệc Bali nhìn chung thường được tổ chức theo nguyên tắc là mọi người ăn diện những bộ đồ đẹp nhất của họ, rồi ngồi quây quần và nhìn nhau chằm chằm. Thật sự, nó rất giống các tiệc báo chí ở New York. (“Chúa ơi, em yêu,” Felipe rên rỉ, khi tôi bảo anh là Wayan tổ chức cho tôi một tiệc sinh nhật, “nó sẽ rất chán…”) Dù sao, nó không chán – chỉ yên ắng thôi. Và khác. Có cả phần ăn diện, rồi cả phần trình diễn múa, và rồi cả phần ngồi với nhau và nhìn nhau chằm chằm, cũng chẳng tệ lắm. Tất cả mọi người thật sự trông rất đáng yêu. Cả gia đình Wayan đã đến, họ cứ cười và vẫy chào tôi từ cách xa cả bốn feet, và tôi cứ cười lại và vẫy chào lại họ.

Tôi thổi tắt mấy ngọn nến bánh sinh nhật cùng với Ketut Nhỏ, cô bé mồ côi nhỏ nhất mà vài tuần trước tôi đã quyết định sinh nhật của bé từ nay sẽ là ngày 18 tháng Bảy, chung với sinh nhật của tôi, vì cô bé chưa từng có một ngày sinh hay một tiệc sinh nhật trước đây. Sau khi chúng tôi thổi tắt nến, Felipe tặng Ketut Nhỏ một con búp bê Barbie, cô bé mở món quà ra với vẻ kinh ngạc sững sờ và rồi nhìn chăm chú như thể đó là một chiếc vé đi tàu tên lửa đến sao Mộc – cái gì đó bé chưa từng, chưa bao giờ, trong bảy tỉ năm ánh sáng, có thể tưởng tượng mình nhận được.

Tất cả mọi thứ về buổi tiệc gần như vui nhộn. Đó là một pha trộn kỳ quặc giữa các quốc gia và giữa các thế hệ gồm một nhóm bạn bè tôi, gia đình của Wayan và vài thân chủ Tây phương, những bệnh nhân của cô tôi chưa từng gặp trước đây. Bạn Yudhi của mang cho tôi một két sáu lon bia chúc mừng sinh nhật, và cả nhà viết kịch bản phim hippi trẻ đẹp từ Los Angeles tên Adam cũng ghé qua. Felipe và tôi đã gặp Adam trong quán rượu một đêm mới đây và đã mời anh. Adam và Yudhi dùng thời gian của họ ở tiệc trò chuyện với một cậu bé tên John, mẹ cậu là bệnh nhân của Wayan, một nhà thiết kế quần áo người Đức lập gia đình với một người Mỹ sống ở Bali. Cậu bé John – bảy tuổi và theo kiểu một người Mỹ, cậu thường nói thế, vì có bố là người Mỹ (dù bản thân cậu cũng chưa từng đến nơi đó), nhưng nói tiếng Đức với mẹ và nói tiếng Indonesia với bọn trẻ của Wayan – mê mệt Adam vì cậu phát hiện ra là anh này sống ở California và có thể lướt sóng.

“Con thú yêu thích của chú là gì, hả chú?” John hỏi, và Adam đáp, “Bồ nông.”

“Bồ nông là gì?” cậu nhóc hỏi, và Yudhi chen vào nói, “Cậu không biết bồ nông là gì à? Cậu phải về nhà và hỏi bố chuyện đó đi. Bọn bồ nông tuyệt lắm!”

Rồi John, cậu bé gần như người Mỹ, quay qua nói gì đó bằng tiếng Indonesia với cô bé Tutti (có lẽ hỏi cô bé con bồ nông là gì) khi Tutti ngồi trong lòng Felipe đang cố đọc thiệp sinh nhật của tôi, còn Felipe nói tiếng Pháp rất tuyệt với một quý ông về hưu ở Paris đến chỗ Wayan để điều trị thận. Trong lúc đó, Wayan đã bật radio lên và Kenny Rogers đang hát “Coward of the County”. Ba cô gái Nhật tình cờ lang thang vào cửa hiệu xem họ có thể được xoa bóp chữa bệnh không. Khi tôi đang cố thuyết phục mấy cô gái Nhật ăn chút bánh sinh nhật của mình, hai cô bé mồ côi – Ketut Lớn và Ketut Nhỏ – đang trang điểm mái tóc tôi bằng những cái kẹp dát khổng lồ chúng đã dành dụm tất cả tiền để mua làm quà cho tôi. Cháu trai cháu gái của Wayan, những vũ công thiếu nhi của đền thờ, những đứa con của nông dân trồng lúa, ngồi thật yên, nhìn chằm chằm tư lự xuống sàn, mặc toàn vàng như những vị thần thu nhỏ; chúng tắm đẫm trong căn phòng một sự thần thánh từ thế giới nào khác và kỳ lạ. Bên ngoài, những con gà trống bắt đầu gáy, dù trời vẫn chưa tối, cũng chưa chạng vạng. Trang phục Bali truyền thống của tôi siết tôi như một vòng ôm mãnh liệt, và tôi đang cảm thấy như nhất định là một tiệc sinh nhật lạ lùng nhất – nhưng có lẽ cũng là hạnh phúc nhất – tôi từng trải qua trong cả đời mình.

103

Nhưng, Wayan cần mua một căn nhà, và tôi bắt đầu lo là chuyện đó không xảy ra. Tôi không hiểu tại sao nó chưa diễn ra, nhưng nó tuyệt đối phải xảy ra. Felipe và tôi giờ đã can thiệp. Chúng tôi tìm ra một người trong ngành địa ốc có thể dẫn chúng tôi đi quanh và chỉ cho chúng tôi nhà đất, nhưng Wayan không thích bất kỳ thứ gì chúng tôi chỉ cho cô. Tôi cứ nói cô, “Wayan, điều quan trọng là chúng ta phải mua cái gì đó. Tôi sẽ rời đây vào tháng Chín, và tôi cần để bạn bè mình biết trước khi đi là tiền của họ thực sự đã biến thành một căn nhà cho chị. Và chị cần phải có một mái nhà trên đầu trước khi chị bị đuổi ra khỏi nhà.”

“Mua đất ở Bali không dễ vậy,” cô cứ bảo tôi. “Không như bước vào quán rượu và mua một chai bia. Có thể mất nhiều thời gian.”

“Mình không có nhiều thời gian, Wayan.”

Cô chỉ nhún vai, và tôi nhớ lại khái niệm “thời gian cao su của Bali, có nghĩa thời gian là một ý niệm rất tương đối và đàn hồi. “Bốn tuần” đối với Wayan không thật sự có nghĩa như nó đối với tôi. Một ngày đối với Wayan cũng không nhất thiết gồm hai mươi bốn giờ; đôi khi dài hơn, đôi khi ngắn hơn, tùy vào trạng thái tinh thần và cảm xúc của ngày đó. Cũng như với ông thầy mo của tôi và tuổi tác bí ẩn của ông, đôi khi ta đếm ngày tháng, đôi khi ta cân chúng.

Trong lúc ấy, hóa ra tôi đã hoàn toàn không đánh giá đúng mua một căn nhà ở Bali đắt ra sao. Vì tất cả mọi thứ ở đây đều rất rẻ, ta có thể cho là đất cũng được đánh giá thấp, nhưng đó là một giả định sai lầm. Mua đất ở Bali – nhất là ở Ubud – có thể gần như đắt ngang mua đất ở Quận Westchester, Tokyo, hay ở Rodeo Drive. Mà điều này hoàn toàn không logic vì một khi sở hữu tài sản rồi ta không thể thu hồi tiền từ nó theo bất kỳ cách hợp lý thông thường nào. Ta có thể trả khoảng 25.000 đôla Mỹ cho một aro đất (một aro là phép đo lường đất dịch ra tiếng Anh phỏng chừng là, “Lớn hơn chỗ đậu xe của một chiếc xe kiểu thể thao một chút”), và rồi ta có thể xây một cửa hiệu nhỏ ở đó để bán một chiếc xà rông in hoa batic cho một khách du lịch mỗi ngày trong cả phần đời còn lại, lấy lời khoảng bảy mươi lăm xu một lần. Điều đó thật vô nghĩa.

Nhưng người Bali đánh giá đất của họ với một đam mê vượt ra ngoài tầm ý nghĩa kinh tế. Vì theo truyền thống sở hữu đất là sở hữu duy nhất mà người Bali xem là hợp pháp, tài sản này được đánh giá như cách người Masai đánh giá gia súc như cô cháu gái năm tuổi của tôi đánh giá son môi bóng: cụ thể là, ta không thể có đủ nó, là một khi ta đã đòi được nó ta sẽ không bao giờ buông nó ra, và tất cả thứ đó trên đời phải thuộc về ta một cách đúng đắn.

Hơn nữa – như tôi đã khám phá trong suốt tháng Tám, trong cuộc hành trình ở Narnia của mình vào những rối rắm của địa ốc Indonesia – gần như không thể biết được miếng đất nào thật sự là để bán quanh đây. Những người bán đất ở Bali thường không thích người khác biết đất của họ là để bán. Ta có thể nghĩ quảng cáo việc bán đất là một điều lợi, nhưng người Bali không nghĩ theo cách đó. Nếu ta là một nông dân Bali và ta bán đất của ta, có nghĩa là ta đang thiết tha muốn có tiền mặt, và điều đó thật sỉ nhục. Ngoài ra, nếu hàng xóm ta và gia đình biết được là ta thực sự đã bán miếng đất nào đó, họ sẽ cho là ta có ít tiền, và tất cả mọi người sẽ hỏi xem họ có thể mượn tiền đó không. Nên thông tin về đất trong tình trạng để bán chỉ được phát tán bằng… tin đồn. Và tất cả những vụ mua bán đất này được thực hiện dưới một bức màn bí mật và lừa dối kỳ lạ.

Những người nước ngoài phương Tây quanh đây – nghe tin tôi đang cố mua đất cho Wayan – bắt đầu tụ tập quanh tôi, kể những câu chuyện cảnh giác dựa trên kinh nghiệm ác mộng của họ. Họ cảnh cáo tôi là cô có thể không bao giờ thật sự biết chắc điều gì đang xảy ra khi đụng tới bất động sản quanh đây. Miếng đất ta đang “mua” có thể không thật sự “thuộc về” người đang “bán”. Gã đã chỉ cho ta miếng đất thậm chí có thể không phải là chủ sở hữu, mà chỉ là một đứa cháu bất mãn của người chủ, đang cố lừa gạt ông cậu vì một tranh chấp gia đình xa xưa nào đó. Đừng chờ đợi những ranh giới đất có lúc nào đó phân minh. Miếng đất ta mua cho ngôi nhà mơ ước của mình có thẻ về sau bị tuyên bố là “quá gần một ngôi đền” không thể cấp phép xây dựng (và thật khó tìm thấy một miếng đất không quá gần một ngôi đền trong đất nước nhỏ với khoảng 20.000 ngôi đền này).

Ta cũng phải tính đến chuyện ta hoàn toàn có thể đang sống trên dốc một ngọn núi lửa và ta cũng có thể đang đứng giữa vách đường đứt gãy nữa. Và cũng không chỉ là một vách đường đứt gãy địa chất. Dù có vẻ điền viên thôn dã như Bali – những kẻ khôn ngoan ghi nhớ là, thật ra, Indonesia – quốc gia đạo Hồi lớn nhất trên thế giới – không ổn định ngay từ trong ruột của nó, tham nhũng từ những vị bộ trưởng công lý cao nhất xuống đến gã bơm xăng cho ta (và là người đang chỉ giả vờ đổ đầy). Một kiểu cách mạng nào đó luôn có thể xảy ra ở đây vào bất cứ giây phút nào, và tất cả tài sản của ta có thể bị những người chiến thắng thu hồi. Có lẽ bằng cách chĩa súng vào ta.

Thương lượng tất cả vụ việc mưu mẹo này không phải là cái gì đó tôi có khả năng để làm. Tôi muốn nói – tôi đã trải qua một quá trình ly dị ở bang New York và tất cả mọi thứ, nhưng đây lại hoàn toàn là một trang khác của Kafka. Trong lúc chờ đợi, 18.000 đôla của tôi, gia đình và bạn bè thân thiết quyên góp đang nằm trong tài khoản ngân hàng của Wayan, quy đổi thành đồng rupiah của Indonesia – một loại tiền tệ có lịch sử phá sản không báo trước và rất dễ bốc hơi. Và Wayan sẽ bị trục xuất khỏi cửa hiệu vào tháng Chín, cùng khoảng thời gian tôi rời đất nước này. Là chỉ trong ba tuần nữa.

Mà hóa ra để Wayan tìm ra miếng đất cô xem là thích hợp cho một căn nhà gần như không thể. Chưa nói tất cả các cân nhắc thực tế, cô phải xem xét taksu – linh khí – của mỗi nơi. Là một người chữa bệnh, khả năng phán đoán của Wayan về taksu, ngay cả theo tiêu chuẩn Bali, là cực kỳ chính xác. Tôi đã tìm thấy một nơi tôi tưởng là hoàn hảo, nhưng Wayan nói chỗ đó bị những con quỷ giận dữ chiếm giữ. Miếng đất tiếp theo cũng bị từ chối vì nó quá gần một con sông, mà như mọi người biết là nơi ma quỷ sống. (Đêm sau khi cô thấy miếng đất đó, Wayan nói, cô mơ thấy một người đàn bà đẹp áo quần tả tơi, khóc lóc, và đủ rồi – chúng ta không thể mua miếng đất này.) Và rồi chúng tôi tìm thấy một cửa hiệu nhỏ dễ thương gần thị trấn, với một cái sân sau và đủ mọi thứ khác, nhưng nó lại nằm ở một góc, và chỉ có ai muốn phá sản hay chết yểu mới sống trong một căn nhà nằm trong góc. Như mọi người đều biết.

“Đừng nghĩ đến chuyện bàn với cô ấy về điều đó,” Felipe khuyên tôi. “Tin anh đi, em yêu. Đừng chen vào giữa người Bali và taksu.”

Rồi tuần trước Felipe tìm thấy một nơi có vẻ rất khớp với các tiêu chí – một mảnh đất nhỏ xinh xắn, gần trung tâm Ubud, trên một con đường yên tĩnh, gần một cánh đồng lúa, nhiều không gian để làm vườn và khá vừa vặn với ngân sách của chúng tôi. Khi tôi hỏi Wayan, “Chúng ta sẽ mua nó chứ?” cô đáp, “Chưa biết nữa, Liz à. Không thể quá nhanh vậy để quyết định những chuyện thế này. Tôi cần nói chuyện với một thầy tu đã.”

Cô giải thích là cô sẽ cầu xin ý kiến một thầy tu để tìm ra một ngày lành mua miếng đất, nếu cô phải quyết định mua nó. Vì ở Bali không thể tiến hành điều gì quan trọng trước khi người ta chọn được một ngày tốt. Nhưng cô thậm chí không thể hỏi ông thầy tu ngày tốt để mua miếng đất chừng nào cô chưa quyết định mình có thật sự muốn sống ở đó không. Đây là một cam kết cô từ chối thực hiện cho đến khi cô có một giấc mơ tốt lành. Biết những ngày của mình ở đây sắp hết, tôi hỏi Wayan, như một người New York thật sự. “Nhanh nữa không chị mới có thể thu xếp được một giấc mơ tốt lành?”

Wayan đáp, như một người Bali thực thụ, “Chuyện này không thể thúc hối được.” Dù, cô thì thầm, có lẽ sẽ có ích nếu cô có thể đến một trong những ngôi đền lớn ở Bali với một món cúng dường, và cầu nguyện các thần linh cho cô một giấc mơ tốt lành…

“Thôi được,” tôi nói. “Ngày mai Felipe có thể chở chị đến ngôi đền lớn, chị có thể cúng và xin các vị thần cho chị một giấc mơ tốt lành.”

Wayan muốn vậy lắm, cô nói. Đó là một ý kiến hay. Chỉ có mỗi một vấn đề. Cô không được phép vào bất kỳ ngôi đền nào trong cả tuần này.

Vì cô đang… có kinh.

104

Có lẽ tôi đang không giải thích rõ ràng được mọi chuyện này buồn cười ra sao. Thật vậy, quả là kỳ cục và tức cười khi cố hình dung ra tất cả chuyện này. Hay có lẽ chỉ là tôi đang thưởng thức khoảnh khắc siêu thực này trong đời mình thật nhiều vì tôi thế nào lại đang yêu, và điều đó luôn khiến thế gian có vẻ vui thú, bất kể hiện thực của ta điên rồ ra sao.

Tôi luôn thích Felipe. Nhưng có cái gì đó trong cách anh đảm nhiệm Câu chuyện Nhà Wayan đã đưa chúng tôi lại với nhau như một cặp thực thụ trong tháng Tám. Chuyện xảy ra cho nữ thầy thuốc Bali không bình thường này dĩ nhiên chẳng liên quan gì đến anh. Anh là một doanh nhân. Anh đã xoay xở để sống được ở Bali trong năm năm mà không bận vào những đời tư và nghi thức phức tạp của người Bali, nhưng bỗng dưng giờ anh lại cùng tôi lặn lội khắp những đồng lúa bùn sình và cố tìm một tu sĩ sẽ cho Wayan một ngày lành…

“Anh đã hạnh phúc một cách hoàn hảo trong cuộc sống chán ngán của mình trước khi em đến với anh,” anh luôn nói.

Trước đây anh đã rất chán nản ở Bali. Anh uể oải và giết thời gian, một nhân vật trong tiểu thuyết của Graham Greene. Sự biếng nhác ấy ngừng lại vào giây phút chúng tôi biết nhau. Giờ thì khi chúng tôi cùng nhau, tôi bắt đầu nghe thấy câu chuyện Felipe kể chúng tôi đã gặp nhau ra sao, một câu chuyện ngon lành tôi chưa bao giờ chán nghe – anh thấy tôi ở buổi tiệc đêm đó ra sao, đứng xoay lưng lại phía anh, và tôi thậm chí không cần quay đầu và cho anh thấy gương mặt tôi trước khi anh nhận ra đâu đó sâu thẳm trong lòng là, “Đây là người phụ nữ của mình. Mình phải làm tất cả mọi thứ để có người phụ nữ này.”

“Và có được em thật dễ,” anh nói. “Tất cả những gì anh phải làm là cầu xin và khẩn khoản nhiều tuần lễ.”

“Anh đâu có cầu xin và khẩn khoản.”

“Em không nhận thấy anh cầu xin và khẩn khoản à?”

Anh nói về chuyện chúng tôi đi nhảy ra sao đêm đầu tiên gặp nhau, và anh đã nhìn tôi hoàn toàn bị cuốn hút vào cái anh chàng Welsh đẹp trai đó ra sao, và trái tim anh trĩu nặng ra sao khi thấy cảnh đó diễn ra, nghĩ rằng, “Mình đã bỏ hết công sức để quyến rũ phụ nữ này, và giờ gã trẻ trung đẹp trai đó sắp sửa lấy cô ấy từ mình và đem đủ thứ rắc rối vào đời cô ấy – giá cô ấy biết được mình có thể dâng hiến tình yêu nhiều thế nào cho cô ấy.”

Điều đó anh có thể. Bản tính anh là người chăm sóc, và tôi có thể cảm thấy anh đang đi vào một kiểu quỹ đạo quanh tôi, biến tôi thành bối cảnh định hướng chính cho la bàn của anh, chuyển thành vai trò là hiệp sĩ cận vệ của tôi. Felipe là kiểu đàn ông tha thiết cần một phụ nữ trong đời mình – nhưng không phải để được chăm sóc; mà chỉ để anh có thể có ai đó để chăm chút, ai đó để anh hiến dâng bản thân mình. Sau khi sống mà không có một mối quan hệ như vậy từ khi hôn nhân kết thúc, thời kỳ gần đây anh đã trôi dạt trong cuộc đời, nhưng giờ anh đang định hình lại mình quanh tôi. Được đối xử theo kiểu như thế thì thật là dễ thương. Nhưng điều đó cũng làm tôi sợ. Đôi khi tôi nghe thấy anh ở dưới lầu làm bữa tối cho tôi khi tôi đang nằm dài trên lầu đọc sách, và anh huýt sáo một điệu samba Brazil nào đó, gọi với lên, “Em yêu – em có muốn một ly rượu nữa không?” và tôi tự hỏi liệu tôi có thể là mặt trời của ai đó, là tất cả của ai đó không. Giờ tôi có đủ tự tin để là trung tâm trong đời một ai khác không? Nhưng khi cuối cùng tôi nêu đề tài đó ra với anh một tối, anh nói, “Anh có yêu cầu em là người đó không, em yêu? Anh có yêu cầu em làm trung tâm của đời anh không?”

Ngay lập tức tôi thấy xấu hổ vì sự hão huyền của mình, vì đã cho là anh muốn tôi ở với anh mãi mãi để anh có thể nuông chiều những ý muốn bất chợt của tôi đến cuối đời.

“Em xin lỗi,” tôi nói. “Điều đó có chút kiêu ngạo, phải không?”

“Một chút,” anh thừa nhận, rồi hôn tai tôi, “Nhưng không nhiều lắm, thật đấy. Em yêu, dĩ nhiên đó là một điều chúng ta phải thảo luận vì đây là sự thật – anh yêu em điên khùng.” Tôi tự nhiên trắng bệch ra, và anh đùa rất nhanh, cố trấn an. “Anh muốn nói điều đó theo cách hoàn toàn giả thuyết, dĩ nhiên.” Nhưng rồi anh nói hoàn toàn nghiêm túc, “Nghe này, anh đã năm mươi hai tuổi. Hãy tin anh, anh đã biết thế giới này ra sao. Anh nhận ra em vẫn không yêu anh như anh yêu em, nhưng sự thật là anh không thực sự quan tâm. Vì lý do nào đó, anh cảm nhận về em cũng như anh cảm nhận về bọn trẻ của anh khi chúng còn nhỏ – yêu anh không phải là việc của chúng, mà yêu chúng là việc của anh. Em có thể quyết định tình cảm của em như em muốn, nhưng anh yêu em và anh sẽ mãi yêu em. Ngay cả nếu mình sẽ không bao giờ gặp lại nữa, em đã mang anh trở lại cuộc đời, và điều đó đã là rất nhiều. Và dĩ nhiên, anh muốn chia sẻ cuộc đời với em. Vấn đề duy nhất là, anh không chắc anh có thể cho em cuộc đời ra sao ở Bali.”

Tôi cũng đã có điều lo nghĩ này. Tôi đã nhìn ngắm cái xã hội người nước ngoài ở Ubud, và tôi biết một sự thật vững như bàn thạch là đây không phải là cuộc sống dành cho tôi. Khắp nơi trong cái thị trấn này ta thấy cùng một kiểu tính cách – những người Tây phương đã bị cuộc đời ngược đãi và xé tả tơi đến nỗi họ buông toàn bộ cố gắng và quyết định hạ trại tại Bali này vô thời hạn, nơi họ có thể sống trong một căn nhà lộng lẫy chỉ với 200 đôla mỗi tháng, có thể chọn một người đàn ông hay đàn bà Bali trẻ làm bầu bạn, nơi họ có thể uống rượu trước buổi trưa mà không trở nên đờ đẫn vì nó, nơi họ có thể làm ra ít tiền bằng cách xuất khẩu một chút đồ dùng trong nhà cho ai đó. Nhưng nói chung, điều họ đang làm ở đây chỉ là lo liệu sao cho không bao giờ bị đòi hỏi một điều gì nghiêm túc nữa. Họ không phải là những kẻ vô công rồi nghề, xin bạn nhớ kỹ. Đây là những người đẳng cấp rất cao, đa quốc gia, tài năng và thông minh. Nhưng tôi thấy hình như mọi người mình gặp ở đây đều đã từng là cái gì đó (nói chung là “đã lập gia đình” hay “đã có việc”); giờ tất cả họ cùng giống nhau ở sự vắng bóng của một thứ họ hình như đã từ bỏ hoàn toàn và mãi mãi: tham vọng. Khỏi cần phải nói, ở đây người ta uống rất nhiều.

Dĩ nhiên, thị trấn Ubud quý giá của Bali không phải là một nơi quá tồi tệ để tiêu phí cuộc đời mình, không màng đến ngày tháng trôi qua. Tôi cho là theo cách đó nó tương tự những nơi như Key West, Florida, hay Oaxaca, Mexico. Hầu hết người nước ngoài sống ở Ubud, khi ta hỏi họ đã sống ở đây bao lâu rồi, đều không thật sự biết rõ. Đầu tiên, họ không thật sự rõ bao nhiêu thời gian đã trôi qua từ khi họ chuyển đến Bali. Nhưng một điều nữa, giống như họ không thật sự chắc là họ có thật sự sống ở đây không. Họ chẳng thuộc về đâu, không neo lại. Một số người trong họ thích tưởng tượng là họ chỉ la cà trong chốc lát, chỉ để máy xe chạy không ở chỗ đèn giao thông, chờ tín hiệu thay đổi. Nhưng sau mười bảy năm như thế ta bắt đầu tự hỏi… có ai đó ra đi không?

Có nhiều thứ để thưởng thức trong vòng bầu bạn lười biếng của họ, trong những chiều Chủ nhật dài chỉ ăn bữa lỡ, uống sâm banh và tán chuyện vớ vẩn. Nhưng, khi ở quanh cảnh này cảm thấy có chút như Dorothy trong những cánh đồng thuốc phiện xứ Oz. Cẩn thận nhé! Đừng ngủ thiếp đi trong đồng cỏ thuốc mê này, nếu không ta có thể ngủ thiếp suốt phần đời còn lại của mình ở đây!

Vậy chuyện giữa tôi và Felipe sẽ ra sao? Giờ thì dương như đang là một “tôi và Felipe”? Không lâu trước đây anh bảo tôi, “Đôi khi anh ước em là một cô gái nhỏ đi lạc và anh có thể bế bổng em lên mà nói, ‘Hãy đến và sống với anh đi, để anh chăm sóc em mãi mãi.’ Nhưng em không phải là một cô gái nhỏ đi lạc. Em là một phụ nữ có sự nghiệp, có tham vọng. Em là một con ốc sên hoàn hảo: em có thể mang nhà của em trên lưng. Em nên bám chặt vào tự do đó càng lâu càng tốt. Nhưng tất cả những gì anh đang nói đây là – nếu em muốn người đàn ông Brazil này, em có thể có anh ta. Anh đã là của em rồi.”

Tôi không rõ mình muốn gì. Tôi biết rõ là có một phần trong tôi luôn muốn nghe một người đàn ông nói, “Để anh chăm sóc em mãi mãi.” Và tôi chưa từng được nghe điều đó trước đây. Trong vài năm qua, tôi đã từ bỏ việc tìm kiếm con người đó, học cách nói câu khích lệ này với chính mình, nhất là những lúc sợ hãi. Nhưng giờ đây để nghe nó từ một ai đó, từ ai đó đang nói ra một cách chân thành…

Tôi đã nghĩ về tất cả những điều này tối qua sau khi Felipe ngủ thiếp đi, và tôi cuộn tròn bên cạnh anh, tự hỏi chúng tôi sẽ ra sao. Tương lai có thể là gì? Còn vấn đề địa lý giữa chúng tôi – chúng tôi sẽ ở đâu? Rồi còn sự khác biệt tuổi tác để xem xét. Nhưng, khi mới đây thôi tôi gọi cho mẹ để kể cho mẹ nghe mình đã gặp một người đàn ông thật sự tử tế, nhưng, chuẩn bị nghe nè, mẹ! – “anh ấy đã năm mươi hai tuổi,” mẹ đã hoàn toàn không bối rối. Mẹ chỉ nói, “Thôi được, mẹ có tin cho con đây, Liz. Con đã ba mươi lăm tuổi rồi.” (Đúng đấy, mẹ. Con may mắn khi có được bất kỳ ai ở cái tuổi héo tàn đó). Dù sao, thật ra, tôi cũng không thật sự bận tâm đến khác biệt về tuổi tác. Tôi thực sự thích là Felipe lớn tuổi hơn rất nhiều. Tôi nghĩ điều đó thật gợi tình. Khiến tôi cảm thấy gần như… người Pháp.

Chuyện gì sẽ xảy ra với chúng tôi?

Nhân tiện, tại sao tôi lo nghĩ về chuyện này?

Tôi vẫn chưa học được điều gì về tính vô ích của lo lắng?

Vậy là sau một lúc, tôi thôi nghĩ ngợi về tất cả những chuyện này và chỉ ôm anh khi anh ấy đang ngủ. Tôi đang yêu người đàn ông này. Rồi tôi ngủ thiếp đi cạnh anh và có hai giấc mơ đáng nhớ.

Cả hai đều về Sư phụ của tôi. Trong giấc mơ đầu tiên, Sư phụ tôi báo cho tôi biết bà đã đóng cửa Ashram và rằng bà sẽ không thuyết giảng, truyền đạo hay xuất bản sách nữa. Bà đã giảng cho môn đệ bài giảng cuối cùng, trong đó bà nói, “Các người đã có quá nhiều giáo huấn rồi. Các người đã được trao tất cả những gì các người cần để giải thoát. Đã đến lúc các người bước ra cuộc đời và sống một cuộc sống hạnh phúc.”

Giấc mơ thứ hai còn xác quyết hơn nữa. Tôi đang ăn trong một nhà hàng tuyệt vời thành phố New York với Felipe. Chúng tôi có một bữa tuyệt vời với sườn cừu, atisô và rượu ngon, và chúng tôi đang trò chuyện cười đùa vui vẻ. Tôi nhìn qua căn phòng và thấy Swamiji, thầy của Sư phụ tôi, mất từ năm 1982. Nhưng đêm đó ông vẫn còn sống, ngay trong nhà hàng New York thời thượng. Ông đang ăn tối với một nhóm bạn ông và dường như họ cũng đang vui vẻ cùng nhau. Mắt chúng tôi gặp nhau qua căn phòng, Swamiji cười với tôi và nâng ly rượu lên chúc mừng.

Và rồi – hoàn toàn rõ ràng – sư phụ người Ấn nhỏ nhắn lúc còn sống rất ít khi nói tiếng Anh này đã nói to một từ với tôi qua khoảng cách:

Vui vẻ.

105

Đã lâu rồi tôi không gặp Ketut Liyer. Vì quan hệ của tôi với Felipe và cố gắng bảo đảm một căn nhà cho Wayan, những buổi chiều dài trò chuyện vu vơ về tâm linh trên hiên nhà ông thầy mo đã kết thúc từ lâu. Tôi có ghé nhà ông vài lần, chỉ để chào một tiếng và đưa một chút trái cây làm quà cho vợ ông, nhưng chúng tôi đã không có thời gian trọn vẹn với nhau từ hồi tháng Sáu. Dù sao, mỗi khi tôi cố xin lỗi Ketut vì sự vắng mặt của mình, ông cười như một người đàn ông đã được thấy những câu trả lời cho mỗi trắc nghiệm trong vũ trụ và nói, “Mọi chuyện đều diễn ra hoàn hảo, Liss.”

Tuy vậy tôi nhớ ông già, vậy là sáng nay tôi ghé để ngồi chơi với ông. Ông cười rạng rỡ với tôi như mọi khi và nói, “Tôi rất hân hạnh được biết cô!” (Tôi không bao giờ có thể làm ông bỏ được thói quen đó.)

“Tôi cũng vui được gặp ông, Ketut.”

“Cô sắp đi rồi phải không, Liss?”

“Đúng, Ketut. Chỉ chưa đầy hai tuần nữa. Vậy nên hôm nay tôi muốn đến. Tôi muốn cảm ơn ông vì tất cả những gì ông đã cho tôi. Nếu không nhờ ông, tôi đã không bao giờ trở lại Bali.”

“Cô đã luôn luôn trở lại Bali,” ông nói không nghi ngờ hay cường điệu. “Cô vẫn thiền với bốn anh em trai như tôi dạy cô chứ?”

“Có.”

‘Cô vẫn thiền như Sư phụ cô ở Ấn Độ dạy chứ?”

“Có.”

“Cô có nằm mơ dữ nữa không?”

“Không.”

“Giờ cô hạnh phúc với Thượng Đế chứ?”

“Rất hạnh phúc.”

“Cô yêu bạn trai mới chứ?”

“Tôi cho là vậy. Có.”

“Vậy là cô phải làm hư anh ta. Và anh ta phải làm hư cô.”

“Được,” tôi hứa.

“Cô là một người bạn tốt của tôi. Tốt hơn cả bạn. Cô như con gái tôi,” ông nói. (Không như Sharon…) “Khi tôi chết, cô sẽ trở lại Bali, đến lễ hỏa táng của tôi. Lễ hỏa táng Bali rất vui – cô sẽ thích nó.”

“Đồng ý,” tôi lại hứa, giờ thì hoàn toàn nghẹn ngào.

“Hãy để lương tâm cô dẫn dắt cô. Nếu cô có bạn phương Tây tới thăm Bali, dẫn họ đến đây tôi xem tướng tay. Tôi đang rất trống trải trong ngân hàng từ dạo trái bom. Cô muốn đi với tôi đến một nghi lễ trẻ con hôm nay không?”

Và thế là cuối cùng tôi đã tham dự một lễ chúc phúc cho một đứa bé đã được sáu tháng tuổi, và giờ đã sẵn sàng chạm mặt đất lần đầu tiên. Người Bali không để con họ chạm mặt đất trong sáu tháng đầu đời, vì trẻ sơ sinh được xem là các vị thần được gửi xuống trực tiếp từ trời, và ta không thể để một vị thần bò quanh nhà đầy vảy móng chân cắt ra và tàn thuốc. Nên trẻ con Bali được ẵm suốt sáu tháng đó, được tôn sùng như một vị thần nhỏ. Nếu một đứa bé chết trước khi được sáu tháng tuổi, nó sẽ có một nghi lễ hỏa táng đặc biệt và tro không được đặt trong nghĩa địa của người vì sinh thể này chưa từng là con người; nó chỉ mãi là một vị thần. Nhưng nếu đứa bé sống đến sáu tháng, một nghi lễ lớn sẽ được tổ chức và cuối cùng thì người ta cho phép trẻ chạm chân xuống mặt đất và giờ thì Người Con được chào đón đến với loài người.

Nghi lễ hôm na được tổ chức ở nhà một hàng xóm của Ketut. Đứa bé là con gái, đã được đặt tên riêng là Putu. Mẹ bé là một thanh nữ xinh đẹp, và bố bé, một chàng thanh niên cũng đẹp như vậy, là cháu trai của em họ Ketut, hay đại loại thế. Ketut mặc bộ đồ đẹp nhất của ông đến tham gia sư kiện này – một cái xà rông xa tanh trắng (tô điểm vàng ròng) và một cái áo vest trắng, tay dài cài nút vàng và cổ áo kiểu Nehru, nó khiến ông trông khá giống một người phục vụ trên xe lửa hay phục vụ bàn ăn của một khách sạn sang trọng. Ông đội một cái khăn xếp trắng quanh đầu. Hai tay ông, ông hãnh diện khoe tôi, đeo đầy những chiếc nhẫn vàng khổng lồ và đá ma thuật. Khoảng bảy chiếc cả thảy. Tất cả đều có những năng lực thiêng liêng. Ông có cái chuông đồng thau láng bóng của mình để gọi hồn, và ông muốn tôi chụp thật nhiều hình ông.

Chúng tôi cùng đến khu hàng xóm của ông. Khoảng cách khá xa và chúng tôi phải đi bộ trên con đường cái tấp nập một lúc. Tôi đã ở Bali gần bốn tháng rồi, và trước đây chưa bao giờ thấy Ketut rời khu nhà của mình. Thật bối rối khi nhìn ông bước xuống đường quốc lộ giữa đám ô tô phóng vun vút và những chiếc xe máy lao bạt mạng. Ông có vẻ nhỏ bé và dễ tổn thương biết bao. Ông trông rất lạc lõng trong khung cảnh giao thông và tiếng còi xe huyên náo này. Điều đó làm tôi muốn khóc, không hiểu sao, nhưng dù sao hôm nay tôi cũng cảm thấy hơi dễ mủi lòng hơn một chút.

Khi chúng tôi đến, trong nhà người hàng xóm đã có khoảng bốn mươi khách rồi, đồ cúng chất cao trên bàn thờ gia đình – hàng đống giỏ đan bằng lá cọ đầy gạo, hoa, nhang, heo quay, ít ngỗng và gà đã làm thịt, dừa và những tờ tiền bay nhẹ nhàng trong làn gió. Mọi người đều đã vận đồ lụa và ren trang nhã nhất của mình. Tôi ăn mặc xuềnh xoàng, toát mồ hôi vì đạp xe, không tự nhiên trong chiếc áo nhàu giữa tất cả cái đẹp này. Nhưng tôi được mọi người tiếp đón đúng như ta muốn được như vậy nếu ta là một đứa con gái da trắng ăn mặc không phù hợp và không được mời mà lạc vào. Mọi người cười với tôi rất nồng nhiệt, rồi không để ý tôi nữa và bắt đầu phần của buổi tiệc khi tất cả ngồi trầm trồ trang phục của nhau.

Nghi lễ diễn ra hàng giờ, Ketut hành lễ. Chỉ một nhà dân tộc học với một đội phiên dịch viên mới có thể nói cho ta biết tất cả những điều đang diễn ra, nhưng một ít nghi thức thì tôi hiểu, nhờ Ketut giải thích và các sách tôi đã đọc. Trong lượt ban phước đầu tiên người bố bồng đứa bé và người mẹ cầm một hình nộm của đứa bé – một trái dừa bọc tã trông giống như một bé sơ sinh. Người ta làm phúc và té nước thiêng vào trái dừa này như vào bé thật, rồi đặt lên mặt đất ngay trước khi đứa bé chạm chân lên mặt đất lần đầu tiên để đánh lừa ma quỷ, nó sẽ tấn công đứa bé hình nộm và để đứa bé thật được yên.

Nhưng còn hàng giờ tụng niệm trước khi đứa bé thật có thể chạm chân lên đất. Ketut rung chuông và đọc chú không dứt, còn cặp bố mẹ trẻ rạng rỡ vì vui sướng và tự hào. Khách khứa đến rồi đi, loanh quanh, tán gẫu, xem nghi lễ một lúc, dâng quà và rồi ra về để đến cuộc hẹn khác. Ngay giữa sự trang trọng mang tính nghi lễ này, tất cả lại bình thường đến kỳ lạ, gần như một sự kết hợp giữa buổi dã ngoại ngay trên sân nhà và buổi lễ nhà thờ Anh giáo. Câu thần chú Ketut đọc cho đứa bé thật ngọt ngào, nghe như một sự phối hợp của thiêng liêng và trìu mến. Khi người mẹ bồng đứa bé, Ketut vẫy trước mặt bé những thức ăn làm mẫu, trái cây, hoa, nước, chuông, một cánh gà quay, một miếng thịt heo, một miếng dừa… Mỗi khi đưa lên một thứ mới ông lại hát cái gì đó về phía bé gái. Đứa bé cười và vỗ tay, Ketut cười và cứ hát tiếp.

Tôi tưởng tượng phiên dịch những lời ông thế này:

“Ô… bé cưng ơi, đây là gà quay cho con ăn! Một ngày nào đó con sẽ thích gà quay và chúng ta hy vọng con có nhiều gà quay! Ô… bé cưng ơi, đây là một khoanh cơm, cầu cho con luôn có tất cả những khoanh cơm con mong muốn, cầu cho lúa gạo đổ xuống cho con mãi mãi. Ô… bé nhỏ ơi, đây là một trái dừa, trông nó buồn cười không, một ngày nào đó con sẽ ăn rất nhiều dừa! Ô… bé cưng ơi, đây là gia đình con, con có thấy gia đình chìu chuộng con đến thế nào không? Ô… bé cưng ơi, con là bảo vật của vũ trụ! Con là một học sinh điểm A cộng! Con là con thỏ tuyệt vời của chúng ta! Con là một miếng mát tít 1 ngớ ngẩn ngon tuyệt! Ô… bé xíu xiu ơi, con là Con Quỷ, con là tất cả của chúng ta…”

Mọi người được ban phúc không biết bao lần bằng những cánh hoa nhúng trong nước thiêng. Cả nhà lần lượt chuyền tay đứa bé, thủ thỉ với bé trong khi Ketut đọc những câu thần chú cổ xưa. Họ còn để bố bồng bé một lúc nữa, dù tôi đang mặc quần jeans, tôi thầm thì lời chúc phúc của mình với bé khi mọi người đang hát, “Chúc may mắn,” tôi bảo bé. “Hãy can đảm.” Trời nóng sôi, ngay cả trong bóng râm. Người mẹ trẻ, mặc chiếc áo lót khêu gợi bên dưới chiếc áo đăng ten mỏng, đang toát mồ hôi. Người bố trẻ, dường như không biết biểu hiện gương mặt nào ngoài cười toe toét tự hào, cũng đang toát mồ hôi. Các cụ bà cũng quạt phành phạch, mệt mỏi, đứng lên, ngồi xuống, rối rít với những con heo quay cúng và đuổi chó. Mọi người hoặc hứng thú, hoặc hờ hững, hoặc mệt, hoặc cười, sốt sắng. Nhưng Ketut và đứa bé dường như đang mải mê trong trải nghiệm với nhau, người này bị thu hút vào sự chú tâm của người kia. Cả ngày đứa bé không rời mắt khỏi ông thầy mo già. Có ai đã từng nghe một đứa bé sáu tháng tuổi không khóc hay ầm ĩ hay ngủ mà chỉ nhìn ai đó tò mò trong bốn giờ liền dưới nắng không?

Ketut đã hoàn thành công việc của mình rất tốt, và đứa bé cũng vậy nữa. Bé hoàn toàn hiện diện cho lễ chuyển hóa của mình từ địa vị thần qua địa vị người. Bé đảm đương trách nhiệm của mình rất cừ, như đã là một cô gái Bali thực thụ rồi – đắm chìm trong nghi thức, tự tin với những niềm tin của mình, vâng thuận những đòi hỏi của nền văn hóa mình.

Vào cuối buổi tụng niệm, người ta quấn bé trong một tấm vải trắng sạch dài thòng ra quá dưới hai chân bé bỏng của bé, khiến bé trông trở nên dài hơn và cao quý – một người mới bước vào đời thực thụ. Ketut vẽ trên đáy một chén gốm bốn phương của vũ trụ, rót đầy nước thiêng vào chén rồi đặt nó trên đất. Cái la bàn vẽ bằng tay này đánh dấu điểm thiêng liêng trên mặt đất cho bước chân đầu tiên của bé.

Rồi cả nhà tụ tập quanh đứa bé, gần như tất cả mọi người bồng bé cùng một lúc, và – Ồ! Đây rồi! – họ nhẹ nhàng nhúng hai chân bé trong chén gốm đầy nước thiêng này, ngay trên hình vẽ ma thuật bao gồm cả vũ trụ, và rồi họ đặt lòng bàn chân bé lên đất lần đầu tiên. Khi họ lại nâng bế lên không trung, dấu chân ướt nhỏ in lại trên nền đất phía dưới bé, cuối cùng đã định hướng cho bé vào mạng lưới Bali rộng lớn này, xác định bé là ai bằng cách xác định bé ở đâu. Mọi người vỗ tay, vui mừng. Giờ thì cô bé tí xíu đã là một trong chúng ta rồi. Một con người – với tất cả rủi ro và phấn khích sự hóa thân gây bối rối đó kéo theo.

Đứa bé nhìn lên, nhìn quanh và cười. Bé không còn là một vị thần nữa. Dường như bé không bận tâm. Bé chẳng hề sợ hãi. Bé có vẻ hoàn toàn mãn nguyện với mỗi quyết định của mình.

— —— —— —— ——-

1 Putty trong tiếng Anh, tên bé gái là Putu.

106

Vụ thương lượng của Wayan thất bại hoàn toàn. Miếng đất Felipe đã tìm thấy cho cô không mua được vì một lý do nào đó. Khi tôi hỏi Wayan có gì không ổn, tôi nhận được câu trả lời mơ hồ về một chứng thư đã mất; tôi không nghĩ có lúc nào đó mình được nghe câu chuyện thật. Chỉ một điều quan trọng là vụ thương lượng không thành. Tôi bắt đầu gần như lo hoảng về toàn bộ tình huống mua nhà này của Wayan. Tôi cố giải thích sự cấp bách của mình với cô, tôi nói, “Wayan – chỉ chưa đầy hai tuần nữa tôi phải rời Bali về Mỹ. Tôi không thể gặp bạn bè đã cho tôi tất cả tiền này và bảo họ chị vẫn chưa có một ngôi nhà.”

“Nhưng Liz à, nếu một nơi không có taksu tốt…”

Trong cuộc đời này tất cả mọi người có cảm nhận về tính cấp bách khác nhau.

Nhưng vài ngày sau Wayan gọi đến nhà Felipe, choáng váng. Cô đã tìm thấy một miếng đất khác, và miếng này thì cô thật sự thích. Một dải cánh đồng màu ngọc bích trên một con đường yên tĩnh, gần thị trấn. Taksu tốt lộ rõ khắp nơi đó. Wayan bảo chúng tôi miếng đất thuộc về một nông dân, một người bạn của cha cô, đang rất cần tiền mặt. Ông ta có tổng cộng bảy aro để bán, nhưng (vì cần tiền gấp) sẽ sẵn lòng bán cho cô chỉ hai aro cô có thể mua. Cô thích miếng đất này. Tôi thích miếng đất này. Felipe thích miếng đất này. Tutti – chạy khắp bãi cỏ, giang hai tay, một cô bé Julie Andrews Bali bé nhỏ – cũng thích nó.

“Mua đi,” tôi nói.

Nhưng vài ngày trôi qua, và cô cứ trì hoãn, “Chị có muốn sống ở đó hay không vậy?” tôi cứ hỏi.

Cô trù trừ thêm, rồi đổi sang câu chuyện khác lần nữa. Sáng nay, cô nói người nông dân đó gọi báo cho cô ông không chắc ông có nên bán miếng đất chỉ hai aro cho cô không; thay vì vậy, ông có thể bán nguyên cả lô đất bảy aro… Chính vợ ông là vấn đề… Người nông dân bàn với vợ, xem vợ ông ta có đồng ý cắt miếng đất không…

Wayan nói, “Có lẽ nếu tôi có tiền…”

Lạy Chúa, cô ta muốn tôi nghĩ ra được số tiền để mua cả miếng đất. Ngay cả khi tôi đang cố choáng váng hình dung làm sao để huy động thêm 22.000 đôla, tôi bảo cô, “Wayan, tôi không thể làm được, tôi không có tiền. Chị có thể thương lượng với người nông dân không?”

Rồi Wayan, không hoàn toàn nhìn thẳng vào mắt tôi nữa, dệt nên một câu chuyện phức tạp. Cô bảo tôi mới đây cô đã tới chỗ một pháp sư, ông đã nhập định và bảo Wayan nhất định phải mua toàn bộ bảy aro này để làm một trung tâm chữa bệnh đàng hoàng… đây là định mệnh… và, dù sao, pháp sư ấy cũng nói nếu Wayan có thể có toàn bộ miếng đất, có lẽ một ngày nào đó cô có thể xây một khách sạn sang trọng đẹp đẽ ở đó…

Một khách sạn sang trọng đẹp đẽ ư?

À.

Đó là khi đột nhiên tôi ù tai và những con chim thôi hót, tôi có thể thấy môi Wayan mấp máy nhưng tôi không lắng nghe cô ấy nữa vì một ý nghĩ vừa mới xuất hiện, nguệch ngoạc rành rành qua trí tôi: CÔ TA ĐANG LỪA MI ĐÓ, HÀNG TẠP HÓA!

Tôi đứng dậy, tạm biệt Wayan, lững thững về nhà và hỏi thẳng ý kiến Felipe, “Cô ấy đang lừa em phải không?”

Anh ấy chưa bao giờ bình luận về công chuyện của tôi với Wayan, không một lần nào.

“Em yêu,” anh nói chân thành. “Tất nhiên là cô ấy đang lừa em.”

Tim tôi rơi tỏm xuống bao tử.

“Nhưng không phải chủ tâm,” anh mau mắn nói thêm, “Em phải hiểu cách nghĩ ở Bali. Đó là một cách sống ở đây, khi người ta cố moi được càng nhiều tiền từ khách tham quan càng tốt. Đó là cách người ta sống sót. Vậy nên giờ cô ta bịa ra vài câu chuyện về người nông dân. Em yêu, vì có bao giờ một người đàn ông Bali cần bàn với vợ ông ta trước khi thỏa thuận một việc làm ăn không? Nghe này – ông ta hết sức muốn bán cho cô ta một miếng đất nhỏ; ông ta đã nói ông sẽ bán. Nhưng cô ta muốn tất cả. Và cô ta muốn em mua nó cho cô ta.”

Tôi co rúm lại khi nghe điều ấy vì hai lý do. Đầu tiên, tôi ghét phải nghĩ Wayan dúng là như vậy. Thứ hai, tôi ghét những hàm ý văn hóa trong câu nói của anh, cái hơi hướng trong Điệp khúc của Đàn ông Da trắng Thực dân, cái lý lẽ trịch thượng “tất-cả-những-người-này-đều-như-thế.”

Nhưng Felipe không phải là thực dân; anh là một người Brazil. Anh giải thích, “Nghe này, anh lớn lên trong nghèo khổ ở Nam Mỹ. Em nghĩ anh không biết cái văn hóa của sự nghèo khổ kiểu này sao? Em đã cho Wayan nhiều tiền hơn cô ta từng thấy trong đời và giờ cô ta đang suy nghĩ điên khùng. Đối với cô ta, em là người hảo tâm màu nhiệm của cô ta và đây có lẽ là cơ hội cuối cùng cô ta có thể có. Nên cô ta muốn có được tất cả khi còn có thể trước khi em đi. Vì Chúa – bốn tháng trước người phụ nữ nghèo không có đủ tiền để mua bữa ăn trưa cho con mình và giờ thì cô ta muốn một khách sạn.”

“Em phải làm gì?”

“Đừng giận dữ vì điều đó, dù chuyện gì xảy ra. Nếu em trở nên giận dữ, em sẽ mất cô ta, và điều đó thật đáng tiếc vì cô ta là một người tuyệt vời và cô ta quý em. Đây là chiến thuật sống còn của cô ta, cứ hãy chấp nhận nó. Em không nên nghĩ cô ta không phải là một người tốt, hay là cô ta và bọn trẻ không thành thật cần sự giúp đỡ của em. Nhưng em không thể để cô ấy lợi dụng mình. Em yêu, anh đã thấy chuyện vậy lặp lại nhiều lần lắm rồi. Điều xảy ra với những người phương Tây sống lâu ngày ở đây là cuối cùng họ rơi vào một trong hai phe. Một nửa họ cứ đóng vai du khách, nói, “Ồ, những người Bali đáng yêu này, ngọt ngào quá, duyên dáng quá…” và bắt đầu bị lợi dụng tiền bạc như điên khùng. Nửa kia trở nên thất vọng vì cứ bị lợi dụng tiền bạc hoài, họ bắt đầu ghét người Bali. Và điều ấy thật đáng tiếc, vì lúc đó ta mất hết những người bạn tuyệt vời này.”

“Nhưng em nên làm gì đây?”

“Em cần lấy lại chút kiểm soát tình hình. Chơi ít trò với cô ta, như mấy trò cô ta đang chơi với em. Đe dọa cô ta bằng cái gì đó khiến cô ta phải hành động. Em sẽ cho cô ta một ân huệ; cô ta cần một ngôi nhà.”

“Em không muốn bày trò, Felipe.”

Anh hôn mái tóc tôi. “Vậy thì em sẽ không thể sống ở Bali, cưng à.”

Sáng hôm sau, tôi ngấm ngầm thực hiện kế hoạch của mình. Tôi không thể tin nổi – tôi đây, sau một năm học hỏi những đức hạnh và cố gắng tìm thấy một cuộc đời trung thực cho chính mình, lại sắp thêu dệt một trò nói dối rành rành. Tôi sắp nói láo với người mình yêu quý ở Bali, với một người đối với mình gần như một người chị, người đã lọc thận cho tôi. Lạy Chúa, tôi sắp nói dối mẹ của Tutti!

Tôi xuống phố, đến cửa hiệu Wayan. Wayan bước ra ôm tôi. Tôi giằng ra, vờ bực bội.

“Wayan,” tôi nói. “Mình cần nói chuyện. Tôi có một vấn đề nghiêm trọng.”

“Với Felipe à?”

“Không, với chị.”

Cô trông như sắp xỉu.

“Wayan,” tôi nói. “Bạn bè tôi ở Mỹ rất giận cô.”

“Giận tôi à? Tại sao, em yêu?”

“Vì bốn tháng trước, họ đã cho cô rất nhiều tiền để mua một căn nhà, và cô vẫn chưa mua căn nhà. Mỗi ngày, họ gửi email cho tôi hỏi, “Nhà Wayan đâu? Tiền tôi đâu?” giờ họ nghĩ cô ăn cắp tiền của họ, dùng vào việc khác.”

“Tôi không ăn cắp!”

“Wayan,” tôi nói. “Bạn bè tôi ở Mỹ nghĩ cô là… một đồ lừa đảo.”

Cô há hốc miệng như thể bị siết cổ họng. Trông cô có vẻ rất bị tổn thương, tôi do dự một chốc và sắp ôm ghì cô để trấn an rồi nói, “Không, không, không phải vậy đâu! Tôi bịa ra đó!” Nhưng, không, tôi phải chấm dứt chuyện này. Nhưng, Chúa ơi, cô ấy rõ ràng là đang lảo đảo. Lừa đảo là một từ về mặt cảm xúc có tác động với người Bali gần như nhiều hươn bất kỳ từ nào trong tiếng Anh. Đó là một trong những thứ tồi tệ nhất ta có thể gọi ai đó ở Bali – “đồ lừa đảo”. Trong nền văn hóa này, người ta lừa đảo nhau hàng tá lần trước bữa ăn sáng, nơi lừa đảo là một trò chơi, một nghệ thuật sống còn tuyệt vọng, nhưng thực sự gọi ai đó là đồ lừa đảo là một câu hỏi kinh khủng. Nó là cái gì đó mà nếu ở châu Âu xưa, chắc chắn ta sẽ có một cuộc đấu súng.

“Cưng ơi,” cô nói, mắt đẫm lệ. “Tôi không phải là đồ lừa đảo!”

“Tôi biết vậy, Wayan. Đấy là lý do tôi bực bội. Tôi cố nói với bạn bè mình ở Mỹ là Wayan không phải là đồ lừa đảo, nhưng họ không tin tôi.”

Cô đặt bàn tay lên tay tôi. “Tôi xin lỗi đã đưa cô vào một tình thế khó khăn, cưng à.”

‘Wayan, đây là tình thế cực kỳ khó khăn. Bạn bè tôi nổi giận. Họ nói chị phải mua miếng đất nào đó trước khi tôi trở về Mỹ. Họ bảo tôi nếu chị không mua miếng đất trong tuần tới, thì tôi phải… lấy lại tiền.”

Giờ trông cô có vẻ sắp xỉu; trông cô như đang hấp hối. Tôi nửa cảm thấy như là sự cắn rứt lương tâm lớn nhất trong lịch sử, bịa chuyện với người phụ nữ tội nghiệp này, người – bên cạnh những điều khác – rõ ràng không nhận ra là tôi không còn có quyền lấy lại số tiền đó khỏi tài khoản ngân hàng của cô cũng như tôi không thể rút lại quyền công dân Indonesia của cô vậy. Nhưng làm sao cô có thể hiểu điều đó? Tôi đã làm cho tiền xuất hiện một cách kỳ lạ trong sổ ghi tiền gửi ngân hàng của cô ấy, phải không? Tôi không thể đơn giản là lấy nó đi sao?

“Cưng ơi,” cô nói, “tin tôi đi, giờ tôi sẽ tìm ra đất, đừng lo, tôi sẽ tìm ra đất rất nhanh. Xin đừng lo… có lẽ trong ba ngày tới chuyện này sẽ xong, tôi hứa.”

“Chị phải. Wayan,” tôi nói, với một sự trầm trọng không hoàn toàn là đóng kịch. Sự thật là, cô ấy phải. Con cô cần một căn nhà. Cô sắp bị đuổi ra khỏi nhà. Không có thời gian để làm trò lừa đảo.

Tôi nói, “Giờ tôi phải về nhà Felipe. Gọi cho tôi khi chị đã mua được cái gì đó.”

Rồi tôi đi khỏi nhà bạn mình, biết rằng cô ấy đang nhìn tôi nhưng nhất định không quay lại và nhìn cô. Suốt trên đường về nhà, tôi dâng lên Thượng Đế lời cầu nguyện kỳ cục nhất, “Hãy để việc cô ấy đang lừa con là sự thật.” Vì nếu cô ta không lừa đảo, nếu quả thật cô không thể tìm thấy cho một nơi để sống bất chấp khoản tiền mặt 18.000 đôla rót vào, thì có nghĩa chúng tôi đang thật sự gặp rắc rối to ở đây và tôi không biết người đàn bà này sẽ kéo bản thân ra khỏi cái nghèo như thế nào. Nhưng nếu là cô đang lừa đảo tôi, thì trong một nghĩa nào đó, đó là một tia hy vọng. Nó chứng tỏ cô có chút ít mưu chước, và suy cho cùng, cô ấy có thể ổn trong thế gian đổi thay này.

Tôi về nhà với Felipe, cảm thấy thật tệ. Tôi nói, “Giá mà Wayan biết em đang âm mưu quanh co ra sao sau lưng cô…”

“… âm mưu vì hạnh phúc và thành công của cô ta,” anh kết thúc câu cho tôi.

Bốn giờ sau – chỉ bốn giờ sau! – điện thoại nhà Felipe reo. Là Wayan. Cô hụt hơi. Cô muốn tôi biết công việc đã hoàn thành. Cô vừa mua hai aro đất của người nông dân (“Vợ” ông ta đột nhiên không có vẻ phiền chuyện cắt miếng đất nữa). Hóa ra, không cần bất cứ giấc mơ linh thiêng nào can thiệp của thầy tu hay kiểm nghiệm độ phát xạ của taksu nào. Wayan thậm chí đã có chứng nhận sở hữu rồi, ngay trong tay cô! Và đã được công chứng nữa! Ngoài ra, cô bảo đảm với tôi, cô đã đặt vật liệu xây dựng cho căn nhà và thợ sẽ bắt đầu xây vào tuần sau – trước khi tôi đi. Nên tôi có thể thấy công trình đang được xây dựng. Cô hy vọng tôi không giận cô. Cô muốn tôi biết là cô yêu quý tôi hơn yêu chính thân xác mình, hơn cuộc sống của chính mình, hơn cả thế gian này.

Tôi bảo cô tôi cũng yêu cô nữa. Và rằng tôi không thể chờ một ngày nào đó làm khách trong ngôi nhà mới xinh đẹp của cô. Và rằng tôi muốn một bản sao của giấy chứng nhận sở hữu đó.

Khi tôi rời điện thoại, Felipe nói, “Cô bé giỏi lắm.”

Tôi không biết anh muốn nói cô ta hay tôi. Nhưng anh mở một chai rượu và chúng tôi nâng ly chúc mừng cô bạn quý Wayan chủ đất Bali.

Rồi Felipe nói, “Giờ chúng ta có thể đi nghỉ mát được chưa?”

107

Nơi chúng tôi lần cuối cùng đến nghỉ mát là một đảo nhỏ gọi là Gili Meno, nằm cách bờ biển Lombok, là điểm dừng kế tiếp phía đông Bali trong quần đảo Indonesia rộng lớn và ngổn ngang. Trước đây tôi đã từng đến Gili Meno rồi, và tôi muốn chỉ cho Felipe thấy, anh chưa từng đến đó.

Đảo Gili Meno là một trong những nơi quan trọng nhất trên thế giới đối với tôi. Tôi đã một mình đến đây hai năm trước khi ở Bali lần đầu tiên. Lúc đó tôi có công việc tạp chí, viết về các kỳ ẩn dật Yoga, và tôi vừa kết thúc hai tuần ở các lớp Yoga có khả năng phục hồi ghê gớm. Nhưng tôi đã quyết định kéo dài thời gian ở lại Indonesia sau khi công việc hoàn tất, vì tôi đã đi cả một đoạn đường dài để tới được châu Á. Điều tôi muốn làm, thực ra, là tìm thấy một nơi nào đó xa vắng và cho mình mười ngày ẩn dật tuyệt đối cô độc và tuyệt đối yên tĩnh.

Khi hồi tưởng lại bốn năm trôi qua từ lúc hôn nhân của mình bắt đầu tan rã và ngày cuối cùng tôi rồi cũng được ly dị và tự do, tôi thấy một biên niên sử chi tiết nỗi đau hoàn toàn. Và giây phút tôi đến đảo nhỏ này hoàn toàn một mình chính là giây phút tồi tệ nhất của cả cuộc hành trình tối tăm ấy. Tới đáy của nỗi đau và phần giữa của nó. Tâm trí không vui của tôi là một chiến địa cho những ma quỷ giao tranh. Khi tôi quyết định dành mười ngày một mình trong yên tĩnh giữa một nơi đúng là xa xôi hẻo lánh, tôi đã bảo tất cả những phần còn bối rối và mâu thuẫn trong tôi một điều này, “Giờ tất cả chúng ta đang cùng nhau, mấy anh ơi, hoàn toàn một mình. Và chúng ta sẽ phải thực hiện một kiểu đàm phán nào đó để hòa thuận với nhau, nếu không tất cả sẽ cùng chết, sớm hay muộn.”

Có thể nghe có vẻ cứng rắn và tự tin, nhưng tôi cũng phải thú nhận điều này nữa – đi thuyền đến hòn đảo đó hoàn toàn một mình, tôi chưa từng kinh hãi đến thế trong đời. Tôi thậm chí không mang theo cuốn sách nào để đọc, chẳng có gì để sao nhãng mình. Chỉ có tôi và tâm trí tôi, sắp đối mặt nhau trên cánh đồng trống. Tôi nhớ hai chân mình rõ ràng run lên vì sợ. Rồi tôi đọc lại cho mình một trong những câu ưa thích của Sư phụ. “Sợ hãi à – ai quan tâm chứ?” và tôi xuống tàu một mình.

Tôi thuê một phòng nhỏ trên bãi biển với vài đôla một ngày rồi câm miệng và thề không mở miệng cho đến khi điều gì đó trong tôi thay đổi. Đảo Gili Meno là sự thật tối hậu và là phiên tòa hòa giải của tôi. Tôi đã chọn chính nơi đây để làm việc này – rõ ràng như vậy. Hòn đảo này nhỏ, tinh khôi, cát, nước xanh, những cây cọ. Nó là một vòng tròn hoàn hảo với một con đường duy nhất đi quanh, và ta có thể đi bộ hết cả chu vi này trong khoảng một giờ. Nó nằm gần đúng trên đường xích đạo cho nên gần như có một sự cố định trong chu kỳ mỗi ngày của nó. Mặt trời lên ở một phía của đảo vào khoảng sáu giờ rưỡi sáng và lặn ở phía kia vào khoảng sáu giờ rưỡi chiều, mỗi ngày trong năm. Nơi đây có một ít ngư dân Hồi giáo và gia đình họ cư ngụ. Không ở nơi nào trên hòn đảo này mà ta không thể nghe thấy biển. Ở đây không có xe máy. Có một máy phát chỉ phát điện vài giờ vào buổi tối. Đây là nơi yên tĩnh nhất tôi từng đến.

Mỗi sáng tôi đi dạo quanh chu vi hòn đảo lúc mặt trời lên, và đi dạo lần nữa vào lúc mặt trời lặn. Phần thời gian còn lại, tôi chỉ ngồi và nhìn. Nhìn những ý nghĩ của mình, nhìn cảm xúc của mình, nhìn những cư dân. Những nhà hiền triết Yoga nói tất cả nỗi đau, cũng như tất cả niềm vui của kiếp người do ngôn từ tạo nên. Chúng ta tạo ra ngôn từ để định nghĩa trải nghiệm của mình và những từ đó mang theo những cảm xúc đi kèm sẽ điều khiển chúng ta như chó bị xích. Chúng ta trở nên bị mê hoặc bởi chính những câu chú của mình (Mình là một thất bại… Mình cô đơn… Mình là một thất bại… Mình cô đơn) và chúng ta trở thành đền đài tưởng niệm cho chúng. Vậy thì, ngừng nói trong một chốc là cố gắng lột phắt quyền năng của ngôn từ, ngừng làm ta nghẹn từ ngữ, giải thoát ta khỏi những câu chú ngột ngạt.

Phải mất một thời gian tôi mới rơi vào yên lặng thật sự. Ngay cả sau khi ngừng nói, tôi thấy là mình vẫn ư ử với ngôn ngữ. Những cơ quan và cơ nói của tôi – não, cổ họng, ngực, gáy – rung động với những dư âm của trò chuyện rất lâu sau khi tôi thôi tạo ra âm thanh. Đầu tôi rung như thiết bị hồi âm của ngôn từ, giống kiểu một hồ bơi trong nhà dường như còn vang vọng mãi âm thanh và tiếng la hét, ngay cả sau khi bọn trẻ mẫu giáo đã đi khỏi. Phải mất một thời gian dài đáng ngạc nhiên thì tất cả sự rộn ràng của lời nói này mới mất đi, để âm thanh xoáy lốc lắng xuống. Có lẽ mất khoảng ba ngày.

Rồi tất cả lại bắt đầu xuất hiện. Trong trạng thái tĩnh lặng đó, vẫn còn chỗ cho tất cả mọi thứ thù hận, mọi thứ sợ hãi chạy qua tâm trí trống rỗng của tôi. Tôi cảm thấy kiểu như một tên nghiện bị giải độc, co giật với chất độc từ bất cứ thứ gì hiện lên. Tôi khóc rất nhiều. Tôi cầu nguyện rất nhiều. Rất khó khăn và rất đáng sợ – nhưng điều này thì tôi biết rõ – tôi chưa từng muốn ở đó, và tôi chưa từng ước ai khác ở đó cùng tôi. Tôi biết mình cần phải làm việc này và cần phải làm một mình.

Những du khách hiếm hoi khác trên đảo là một vài đôi đang có kỳ nghỉ lãng mạn (Gili Meno là một nơi quá xinh đẹp và quá xa xôi để đến trừ một người điên khùng đến đây một mình.) Tôi nhìn những đôi này và cảm thấy chút ghen tị với chuyện yêu đương của họ, nhưng biết là, “Đây không phải là thời gian có cặp có đôi của mi, Liz. Mi có một nhiệm vụ khác ở đây.” Tôi tránh xa mọi người. Mọi người trên đảo để mặc tôi. Tôi nghĩ mình đã phóng ra một bầu không khí ma quỷ. Cả năm rồi tôi không được ổn. Ta không thể mất ngủ đến thế và sút cân đến thế và khóc dữ lâu đến thế mà không bắt đầu trông như một người tâm thần. Nên chẳng ai trò chuyện với tôi.

Thực ra, điều đó không đúng. Có một người đã trò chuyện với tôi, mỗi ngày. Đó là một cậu bé, một trong đám trẻ con chạy tới chạy lui trên bãi biển cố bán trái cây tươi cho du khách. Cậu bé có lẽ đã chín tuổi, và có vẻ là một tên cầm đầu. Cậu bé dạn dĩ, thích gây gổ và tôi sẽ gọi cậu là ranh khôn đường phố nếu đảo của cậu thật sự có một con đường nào đó. Tôi nghĩ cậu là ranh khôn bãi biển. Không biết sao cậu học được tiếng Anh rất cừ, có lẽ bằng cách quấy rầy những người Tây phương tắm nắng. Và cậu đang nhắm tôi, cậu bé này. Chẳng có ai khác hỏi tôi là ai, không ai quấy rầy tôi, nhưng cậu bé hiếu động này thường đến ngồi cạnh tôi bên bãi biển vào một thời điểm nào đó trong ngày và hỏi, “Tại sao cô chẳng bao giờ nói vậy? Sao cô lạ như vậy? Đừng giả vờ là cô không nghe thấy tui đó – tui biết cô có thể nghe thấy tui. Sao lúc nào cô cũng một mình vậy? Sao cô chẳng bao giờ bơi? Bạn trai cô đâu? Sao cô không có chồng? Có chuyện gì với cô vậy?”

Tôi gần như nghĩ: lui ra, nhóc! Mi là ai chứ – một bản sao những ý nghĩ đen tối nhất của ta hả?

Mỗi ngày tôi cố cười hiền lành với cậu ta và xua cậu đi chỗ khác với một cử chỉ lịch sự, nhưng cậu bé không bỏ đi chừng nào chưa làm tôi phát khùng lên. Và không thể tránh khỏi, cậu luôn làm tôi phát khùng. Tôi nhớ là đã nổi xung lên với cậu một lần, “Tao không nói vì tao đang trong hành trình tâm linh chết tiệt, đồ vô dụng nhỏ bé bẩn thỉu – giờ thì BIẾN!”

Cậu ta cười chạy đi. Mỗi ngày, sau khi làm cho tôi phản phản ứng, cậu bỏ chạy và cười. Thường cuối cùng tôi cũng phải cười nữa, khi cậu khuất tầm mắt. Tôi sợ chú nhóc phiền toái này và mong chờ cậu nhiều như nhau. Cậu là quãng gián đoạn vui vẻ duy nhất trong hành trình thật sự khó khăn của tôi. Thánh Anthony từng viết là đã đi sâu vào hoang mạc để ẩn dật yên tĩnh và bị những ảo tượng khác nhau tấn công – ma quỷ và thiên thần, cả hai. Ngài nói, trong đơn độc của mình, đôi khi ngài chạm trán những ma quỷ trông như thiên thần, và lúc khác ngài thấy thiên thần trông như ma quỷ. Khi người ta hỏi ngài làm sao có thể chỉ ra được sự khác nhau, Thánh nói ta chỉ có thể phân biệt được nhờ cách ta cảm thấy sau khi sinh thể này thôi bầu bạn với ta. Nếu ta sợ hãi, ông nói, đó chính là ma quỷ vừa thăm ta. Nếu ta vui, đó là thiên thần.

Tôi nghĩ biết đồ vô dụng đó là gì, người luôn khiến tôi phải cười.

Vào ngày yên lặng thứ chín của mình, một buổi chiều trên bờ biển khi mặt trời đang lặn, tôi vào trạng thái thiền và không đứng dậy nữa cho đến sau nửa đêm. Tôi nhớ mình đã nghĩ, “Đây rồi, Liz.” Tôi nói với trí mình, “Đây là cơ hội của mi. Hãy cho ta thấy tất cả khiến mi sầu muộn. Hãy cho ta xem tất cả chúng. Đừng giữ lại thứ gì.” Từng đứa một, những ý nghĩ và ký ức buồn giơ tay lên, đứng lên tự giới thiệu. Tôi nhìn từng ý nghĩ, từng tên sầu muộn một, tôi công nhận sự tồn tại của nó và cảm thấy (không cố bảo vệ mình khỏi nó) nỗi đau khủng khiếp của nó. Và thế là tôi bảo nỗi sầu đó, “Thôi được. Ta yêu mi. Ta chấp nhận mi. Giờ hãy vào tim ta đi. Xong rồi.” Tôi thực sự đã cảm thấy nỗi sầu (như thể nó là một sinh vật) bước vào tim tôi (như thể tim tôi là một căn phòng có thực). Rồi tôi nói, “Người kế tiếp?” và một chút đau đớn kế tiếp hiện lên. Tôi nhìn kỹ nó, cảm thấy nó, chúc phúc nó, rồi cũng mời nó vào tim mình. Tôi làm như vậy với mỗi ý nghĩ buồn rầu mình có – trở về nhiều năm trước trong ký ức – cho đến khi chẳng còn lại gì.

Rồi tôi nói với trí tôi, “Giờ cho ta thấy sự giận dữ.” Lần lượt từng đứa một, mỗi sự kiện giận dữ trong đời tôi hiện lên và trình diện. Mọi sự bất công, mọi phản bội, mọi mất mát, mọi thịnh nộ. Tôi thấy tất cả chúng, từng đứa một, và tôi công nhận sự tồn tại của chúng. Tôi cảm thấy trọn vẹn từng giận dữ, như thể nó đang xảy ra lần đầu tiên, và rồi tôi nói, “Vào trong tim ta đi. Đã xong rồi. Các người có thể nghỉ yên ở đó. Giờ nó đã an toàn rồi. Đã xong rồi. Ta yêu các ngươi.” Việc này tiếp diễn hàng giờ, và tôi chao đảo giữa các cực cảm giác đối lập mạnh mẽ – cảm thấy cơn giận run người hoàn toàn trong một giây phút, và rồi cảm thấy một sự điềm tĩnh hoàn toàn, khi cơn giận bước vào tim tôi như thể qua một cánh cửa, nằm xuống, cuộn tròn cạnh anh em của nó và thôi không phân tranh nữa.

Rồi đến phần khó khăn nhất. “Cho ta thấy sự xấu hổ,” tôi yêu cầu tâm trí mình. Lạy Chúa, nỗi kinh hoàng tôi đã thấy lúc đó. Một cuộc diễu hành đáng thương với những thất bại của tôi, dối trá của tôi, ích kỷ của tôi, ghen tuông, kiêu ngạo của tôi. Dù sao,tôi không làm ngơ bất cứ đứa nào. “Hãy cho ta xem cái tồi tệ nhất,” tôi nói. Khi tôi cố mời những tên xấu hổ này vào tim mình, mỗi đứa chúng ngập ngừng ở cửa, nói, “Không – cô không muốn tôi vào đó đâu… Cô không biết tôi đã làm gì à?” và tôi nói, “Ta muốn các người. Ngay cả các người. Ta muốn. Ngay cả các người cũng được đón tiếp ở đây. Được mà. Các người đã được tha thứ. Các người là một phần của ta. Giờ các người có thể nghỉ ngơi. Đã xong rồi.”

Khi tất cả mọi chuyện này kết thúc, tôi trống rỗng. Không có gì xung đột trong tâm trí tôi nữa. Tôi nhìn vào tim mình, lòng tốt của chính mình, và tôi đã thấy khả năng của nó. Tôi thấy không chỉ tim mình đã gần đầy, không chỉ sau khi mời vào và chăm sóc tất cả những đứa cù bơ cù bất sầu muộn, giận dữ và xấu hổ, tai họa này; tim tôi còn có thể nhẹ nhàng đón nhận và tha thứ nhiều hơn nữa. Tình yêu của nó vô tận.

Lúc đó tôi hiểu rằng đây là cách Thượng Đế yêu thương tất cả chúng ta và đón nhận tất cả chúng ta, và rằng trong vũ trụ này không có thứ gì như địa ngục, ngoại trừ có lẽ chỉ có trong đầu óc kinh hãi. Vì nếu một con người hư hoại và hạn chế cũng có thể cảm nhận dù chỉ một cảnh đoạn tha thứ và chấp nhận tuyệt đối như vậy của bản ngã mình – thì hãy hình dung xem – chỉ hình dung thôi! – Thượng Đế, với tất cả cảm thông vĩnh cửu của Ngài, có thể tha thứ và chấp nhận điều gì.

Tôi cũng hiểu là sự nghỉ ngơi yên bình này thế nào cũng chỉ là tạm thời. Tôi biết là mình vẫn mãi mãi chưa hoàn tất mọi điều, rằng giận dữ của tôi, buồn bã của tôi và xấu hổ của tôi cuối cùng sẽ len lén trốn khỏi tim tôi, và trở lại xâm chiếm tâm trí tôi lần nữa. Tô biết mình sẽ phải đối phó với những ý nghĩ này nhiều lần nữa đến khi tôi từ từ và kiên quyết thay đổi toàn bộ đời sống của mình. Và rằng làm điều này sẽ khó khăn và kiệt sức. Nhưng tim tôi nói với trí tôi trong lặng câm tối mù của bãi biển, “Ta yêu ngươi, ta sẽ không bao giờ rời xa ngươi, ta sẽ luôn chăm sóc ngươi.” Lời hứa đó phát ra từ tim tôi, tôi chợt bắt gặp nó trong miệng mình và giữ nó ở đó, nếm nó khi tôi rời bãi biển và đi bộ trở về căn lều nhỏ nơi mình đang ở. Tôi tìm thấy một cuốn sổ tay trống, mở trang đầu tiên ra – và chỉ khi đó tôi mới mở miệng và nói những từ đó vào hư không, thả chúng ra. Tôi để những từ này phá vỡ im lặng của mình và rồi tôi cho phép cây bút chì của mình ghi lại phát biểu to lớn của chúng vào trang giấy:

“Ta yêu ngươi, ta sẽ không bao giờ rời xa ngươi, ta sẽ luôn chăm sóc ngươi.”

Đó là những lời đầu tiên tôi viết trong cuốn sổ riêng của mình mà từ đó trở đi tôi thường mang nó theo, trở lại với nó nhiều lần trong hai năm sau đó, luôn yêu cầu giúp đỡ – và luôn tìm thấy nó, ngay cả khi buồn thê thảm nhất hay e sợ nhất. Và cuốn sổ đó, thấm đẫm lời hứa về tình yêu ấy, rất đơn giản là lý do duy nhất khiến tôi sống sót trong những năm sau đó của đời mình.

108

Và giờ tôi trở lại Gili Meno trong một hoàn cảnh khác một cách đáng kể. Vì tôi đã từng ở đây, tôi đã vòng quanh thế giới, giải quyết vụ ly dị, sống sót qua sự chia cách cuối cùng với David, xóa sạch mọi thuốc men thay đổi tâm trạng khỏi hệ thống của mình, học nói một ngôn ngữ mới, ngồi trong lòng bàn tay của Thượng Đế trong vài khoảnh khắc không thể nào quên ở Ấn Độ, học hỏi dưới chân một ông thầy mo Indonesia và mua một căn nhà cho một gia đình khẩn thiết cần nơi để sống. Tôi đang hạnh phúc, khỏe mạnh và cân bằng. Và, đúng, tôi không thể không nhận thấy mình đang đến hòn đảo nhiệt đới nhỏ xinh đẹp này với người tình Brazil của mình. Tôi sẽ thừa nhận đây, điều đó gần như một kết cục cổ tích lố bịch cho câu chuyện này, như một trang mơ mộng nào đó của bà nội trợ. (Có lẽ thậm chí là một trang giấc mơ của riêng tôi, từ nhiều năm trước.) Nhưng điều giữ tôi không tan ngay lúc này vào thứ ánh sáng lung linh cổ tích ấy hoàn toàn là sự thật chắc chắn này – một sự thật đã khiến tôi mạnh mẽ hơn trong vài năm qua – tôi không được một hoàng tử giải thoát; tôi là người điều khiển cuộc giải thoát chính mình.

Những ý nghĩ của tôi quay sang điều gì đó tôi đã từng đọc, gì đó như Thiền Phật giáo. Họ nói một cây sồi được hai sức mạnh tạo ra cùng một lúc. Rõ ràng, tất cả khởi từ một quả dầu, cái hạt nắm giữ tất cả hứa hẹn và tiềm tàng lớn thành cây. Ai cũng có thể nhận thấy điều đó. Nhưng chỉ ít người nhận ra ở đây còn một lực lượng khác nữa vận hành – chính cây sồi tương lai, cái cây thiết tha muốn tồn tại đến nỗi nó đẩy quả dầu thành tồn tại, kéo cây con ra với khát khao thoát khỏi không rỗng, hướng dẫn tiến hóa từ không đến phát triển. Về mặt này, Thiền giải thích, chính cây sồi tạo ra quả dầu mà từ đó cây mọc lên.

Tôi nghĩ về người phụ nữ mình mới trở thành, về cuộc đời giờ tôi đang sống, và về điều tôi đã luôn muốn là người như thế này và sống cuộc sống như thế này biết bao, giải phóng khỏi trò khôi hài vờ là ai đó chứ không phải là mình. Tôi nghĩ đến tất cả mọi điều đã chịu trước khi đến đây và tự hỏi không biết có phải là tôi không – ý tôi muốn nói, cái tôi hạnh phúc và cân bằng này, giờ đang thiu thiu ngủ trên boong chiếc thuyền đánh cá Indonesia nhỏ này – người đẩy một tôi khác, non trẻ hơn, bối rối hơn và giằng co hơn về phía trước trong những năm khó khăn đó. Tôi non trẻ hơn là hạt dầu đầy tiềm năng, nhưng còn tôi già dặn hơn, chính là cây sồi đã tồn tại luôn nói, “Đúng – Lớn lên! Thay đổi! Tiến hóa! Đến và gặp ta ở đây, nơi ta đã tồn tại toàn vẹn và chín chắn! Ta cần mi lớn thành ta!” Và có lẽ chính tôi hiện diện và đã chứng đắc này bốn năm trước từng lơ lửng trước đứa con gái có chồng đang thổn thức trên sàn phòng tắm, và có lẽ chính tôi này đã thầm thì dịu dàng vào tại đứa con gái tuyệt vọng. “Đi ngủ lại đi, Liz…” Đã biết rằng tất cả sẽ ổn, rằng cuối cùng tất cả sẽ mang chúng tôi lại với nhau ở đây. Ngay đây, đúng vào giây phút này. Nơi tôi luôn chờ đợi trong thanh thản và mãn nguyện, luôn chờ đợi cô ấy đến và cùng tôi.

Rồi Felipe tỉnh giấc. Cả hai chúng tôi đã ngủ chập chờn cả buổi chiều, cuộn trong vòng tay nhau trên boong tàu đánh cá Indonesia này. Biển đu đưa chúng tôi, mặt trời rạng rỡ. Khi tôi nằm đó gối đầu lên ngực anh, Felipe nói với tôi anh có một ý nghĩ khi đang ngủ. Anh nói, “Em biết không – rõ ràng là anh cần tiếp tục sống ở Bali vì công việc của anh ở đây, và vì nó rất gần Úc, nơi con anh sống. Anh cũng cần ở Brazil thường xuyên, vì đó là nơi có đá quý và vì gia đình anh ở đó. Còn em thì rõ ràng cần ở Mỹ, vì công việc của em ở đó, và đó là nơi có gia đình và bạn bè em. Nên anh đã nghĩ… có lẽ chúng mình sẽ cố xây đắp một cuộc sống chung theo cách nào đó chia ra giữa Mỹ, Úc, Brazil và Bali.”

Tất cả những gì tôi có thể làm là cười, này – tại sao không? Có lẽ điều đó đủ điên rồ để thành công. Một cuộc sống như thế có thể khiến ai đó cho là hoàn toàn điên rồ, một sự khùng điên thuần túy, nhưng nó rất giống tôi. Tất nhiên đây là điều chúng tôi nên bắt đầu. Nó đã có vẻ thân thuộc rồi. Và tôi phải nói là mình cũng hoàn toàn thích sự nên thơ của ý nghĩ này nữa. Tôi muốn nói theo nghĩa đen. Sau cả năm để khám phá những I táo bạo và riêng lẻ, Felipe vừa mới gợi ý với tôi cả một lý thuyết chu du mới:

Australia, America, Bali, Brazil = A, A, B, B.

Như một bài thơ cổ điển, như một cặp câu nhịp nhàng.

Chiếc thuyền đánh cá nhỏ bỏ neo ngay ngoài bờ Gili Meno. Trên đảo không có cầu tàu. Chúng tôi phải xắn ống quần, nhảy ra khỏi tàu và lội qua sóng bằng chính sức mình. Hoàn toàn không thể nào làm thế mà không bị sũng nước hay thậm chí đâm sầm vào san hô, tất cả mọi rắc rối hoàn toàn đáng công vì bãi biển quá đẹp, quá đặc biệt. Nên tôi và người yêu của mình, chúng tôi cởi giày, chúng tôi chất mấy cái túi nhỏ đồ dùng lên đầu mình và chuẩn bị cùng nhau nhảy qua thành tàu đó, vào biển.

Bạn biết đó, có một điều thật buồn cười. Thế nào đó mà ngôn ngữ Lãng Mạn duy nhất Felipe không nói lại là tiếng Ý. Nhưng tôi bắt đầu và nói với anh, khi chúng tôi sắp nhảy.

Tôi nói, “Attraversiamo.”

Cùng băng qua nào.

TRI ÂN CUỐI CÙNG VÀ CAM ĐOAN LẦN NỮA

Vài tháng sau khi rời Indonesia, tôi trở lại thăm những người thân yêu và đón Giáng sinh và Năm Mới. Chuyến bay của tôi đáp xuống Bali chỉ hai giờ sau khi sóng thần Tsunami với sức tàn phá kinh hoàng giáng xuống Đông Nam Á. Người quen khắp nơi trên thế giới ngay lập tức liên lạc với tôi, lo lắng về sự an nguy của những người bạn Indonesia của tôi. Mọi người dường như đặc biệt lo lắng là “Wayan và Tutti có ổn không?” Câu trả lời là tsunami không ảnh hưởng đến Bali chút nào cả (không kể về mặt cảm xúc, dĩ nhiên) và tôi thấy tất cả mọi người đều bình an vô sự. Felipe chờ tôi ở sân bay (lần đầu tiên trong nhiều lần chúng tôi sẽ gặp nhau ở cá sân bay khác nhau). Ketut Liyer ngồi trên hiên của mình, vẫn như mọi khi, chế thuốc và thiền định. Yudhi gần đây nhận chơi guitar ở một khu nghỉ dưỡng địa phương sang trọng nào đó và đang tiến bộ. Và gia đình Wayan đang sống hạnh phúc trong ngôi nhà mới xinh đẹp của họ, xa đường biển hiểm nguy, ẩn cao trên những đám ruộng bậc thang của Ubud.

Với tất cả lòng biết ơn tôi có thể nêu ên (và thay mặt Wayan), tôi rất muốn cảm ơn tất cả mọi người đã đóng góp tiền để xây căn nhà đó:

Sakshi Andreozzi, Savitri Axelrod, Linda và Renee Barrera, Lisa Boone, Susan Bowen, Gary Brenner, Monica Burke và Karen Kudej, Sandie Carpenter, David Cashion, Anne Connell (người đã cùng với Jana Eisenberg, là một bậc thầy giải thoát vào phút chót), Mike và Mini de Gruy, Armenia de Oliveira, Rayya Elias và Gigi Madl, Susan Freddie, Devin Friedman, Dwight Garner và Cree LeFavour, John và Carole Gilbert, Mamie Healey, Annie Hubbard và gần như không thể tin được là Harvey Schwartz, Bob Hughes, Susan Kittenplan, Michael và Jill Knight, Brian và Linda Knopp, Deborah Lopez, Deborah Luepnitz, Craig Marks và Rene Steinke, Adam McKay và Shira Piven, Jonny và Cat Miles, Sheryl Moller, John Morse và Ross Petersen, James và Catherine Murdock (với chúc phúc của Nick và Mini), José Nunes, Anne Pagliarulo, Charley Patton, Laura Platter, Peter Richmond, Toby và Beverly Robinson, Nina Bernstein Simmons, Stefania Somare, Natalie Standiford, Stacey Steers, Darcey Steinke, quý cô Thoreson (Nancy, Laura và Cô Rebecca), Daphne Uviller, Richard Vogt, Peter và Jean Warrington, Kristen Weiner, Scott Westerfeld và Justine Larbalestier, Bill Yee và Karen Zimet.

Cuối cùng, về một chủ đề khác, tôi ước mình có thể tìm thấy một cách để cảm ơn một cách đúng mực cậu Terry và mợ Deborah yêu quý của tôi vì tất cả những giúp đỡ họ dành cho tôi trong suốt năm du hành này. Để gọi đó đơn thuần chỉ là “hỗ trợ kỹ thuật” là giảm nhẹ tầm quan trọng những đóng góp của họ. Hai người đã cùng nhau dệt một tấm lưới dưới sợi dây kéo căng của tôi mà nếu không có nó – rất đơn giản – tôi đã không thể viết cuốn sách này. Tôi không biết phải đền đáp họ như thế nào.

Cuối cùng, dù sao, có lẽ tất cả chúng ta phải từ bỏ cố gắng đền đáp lại những người trên thế gian này đã duy trì cuộc sống của chúng ta. Cuối cùng, có lẽ sẽ sáng suốt hơn nếu quy thuận trước tâm ý rộng lượng màu nhiệm của con người và chỉ cứ nói lời cám ơn, mãi mãi và chân thành, chừng nào ta vẫn còn giọng nói.

Bình luận