1988 – 1989
Khi tôi mua lại 40% cổ phần của Nik, tôi có thể trả lại 1 triệu bảng tiền vay thấu chi bởi Virgin bỗng nhiên phát hành lại một loạt ca khúc ăn khách bắt đầu với Phil Collins. Vào lúc đó, tôi biết tôi đang cầm lưỡi dao. Bây giờ tổng số tiền nợ trở thành mối đe dọa lớn: chúng tôi đã nợ chồng chất hơn 300 triệu bảng và chúng tôi buộc phải giảm xuống còn 200 triệu bảng trong năm đầu tiên. Áp lực này nghĩa là bây giờ mọi thứ đều sẵn sàng để bán.
Nếu chúng tôi nhận được một lời đề nghị hợp lý về bất cứ phần nào trong hệ thống kinh doanh của Virgin, chúng tôi cũng sẽ nhận lời. Trevor, Ken và tôi bắt đầu để những người đi thăm dò xem mức độ quan tâm như thế nào. Một lĩnh vực đầu tiên mà chúng tôi xem xét là hệ thống cửa hàng Virgin Retail (bán lẻ).
Trevor và tôi phân chia Virgin Retail thành ba bộ phận riêng biệt: bộ phận thứ nhất gồm phần còn lại của những cửa hàng đĩa nhạc mà chúng tôi giữ khi bán cho WH Smith, các cửa hàng trên những phố lớn điển hình cùng với Oxford Street Megastore; phần thứ hai bao gồm dự án Paris Megastore ở trên Champs Elysees của Patrick Zelnick, nơi Patrick Zelnick sẽ thiết lập một công ty con của Pháp đầu tư vào cửa hàng này; phần thứ ba bao gồm những kế hoạch mà chúng tôi dành cho Ian Duffell, người đã thiết kế và thiết lập cửa hàng đĩa nhạc HMV trên phố Oxford và là người chúng tôi đã cố gắng thuyết phục tham gia vào Virgin.
Chúng tôi đề nghị với Iran cơ hội thiết lập Virgin Megastore ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và chúng tôi hứa ủng hộ anh ấy, để anh ấy có cổ phần trực tiếp ở những cửa hàng lớn này. Ian là một trong những nhà bán lẻ đĩa nhạc thành công nhất trong kinh doanh, anh ấy có những kế hoạch tuyệt vời cho các cửa hàng đĩa nhạc và lần đầu tiên kể từ khi chúng tôi mở loạt cửa hàng Virgin đầu tiên, tôi cảm thấy chúng tôi có thể xuất hiện lại trên bản đồ.
Anh ấy quan tâm đến việc mở một chuỗi cửa hàng Virgin Megastore ở nước ngoài.
Chúng tôi đã nghĩ đến việc thiết lập chuỗi cửa hàng này ở Mỹ nhưng tiền thuê cửa hàng bán lẻ lúc đó quá đắt và sự cạnh tranh rất cao. Vì vậy thay vào đó, chúng tôi đã mở cửa hàng đầu tiên ở Sydney, ở đây thị trường yên bình, không có nhiều sự cạnh tranh. Ở đó, chúng tôi có thể mở một cửa hàng lớn và thử nghiệm cách thức khác biệt một chút mà không mất quá nhiều tiền.
Trong lúc đó, Paris Megastore là cửa hàng đầu tiên được xây dựng ở nước ngoài. Patrick đã tìm thấy một ngân hàng cổ có từ cuối thế kỷ XIX. Nó có sàn nhà bằng đá cẩm thạch, trần nhà rất cao và cầu thang đẹp mắt. Điều đó đã thu hút trí tưởng tượng của tôi. Chúng tôi biết những cửa hàng đĩa nhạc nhỏ không đem lại lợi nhuận cao, chúng chỉ thu hút những khách qua đường những người bị thất vọng bởi sự thiếu thốn của hàng hóa. Thời của thập niên 1970 đã qua và những cái đệm trên sàn đã được dọn đi, những cửa hàng Virgin truyền thống dường như đã mất đi tính đồng nhất và khách hàng trung thành. Chúng tôi phải tạo ra những cửa hàng lớn hơn, nơi chúng tôi có thể đưa ra nhiều loại sản phẩm tốt nhất trên thế giới.
Cửa hàng Paris Megastore của Patrick thành công ngoài sức tưởng tượng. Kể từ ngày khai trương, nó đã phá vỡ tất cả dự đoán về doanh số của anh ấy và trở thành cửa hàng nổi tiếng nhất ở Paris. Thực tế, nó còn hơn cả một cửa hàng: nó đã trở thành một bước ngoặt và là một địa điểm du lịch. Sau vài tháng, Paris Megastore đã thu hút nhiều khách du lịch ngang với bảo tàng Louvre. Ngày nay, nó vẫn tạo ra doanh số trên mỗi feet vuông (1feet = 0,3m), nhiều gấp đôi so với bất cứ cửa hàng đĩa nhạc nào khác trên thế giới. Có vẻ như mọi thiếu niên Nhật Bản và khách du lịch Đức đều hành hương đến đây và mua số lượng lớn đĩa CD, thậm chí quán cà phê ở tầng trên cùng của cửa hàng đã trở thành một nơi tuyệt vời để những nhà điều hành Pháp gặp gỡ. Tôi vui mừng vì thành công của Patrick nhưng tôi vẫn chưa có ý tưởng với những cửa hàng đĩa nhạc của Anh.
Chúng tôi quyết định đây là thời điểm để tuyển dụng nguồn nhân lực mới, nhằm làm thay đổi Virgin Retail. Việc thông báo cho mọi người luôn khiến tôi thót tim và tôi ghét phải làm việc đó. Tôi ghét phải đối đầu và ghét việc khiến cho mọi người thất vọng. Tôi luôn cố gắng tạo cho mọi người cơ hội khác. Tuy nhiên, rõ ràng những người này không có năng lực và họ đang làm mất tiền mà không có bất cứ hy vọng nào thay đổi công ty. Điều đáng buồn là sau khi kết thúc năm tài chính, họ thừa nhận với chúng tôi rằng Virgin Retail đã thua lỗ 2 triệu bảng, nhiều hơn họ dự đoán.
Tôi yêu cầu một số chuyên gia săn đầu người đưa ra một danh sách ngắn những ứng cử viên thích hợp, nhưng tôi đặc biệt thích thú khi Simon Burke nộp đơn cho vị trí giám đốc điều hành. Simon đã gia nhập Virgin vào năm trước với vị trí giám đốc phát triển. Công việc của anh ấy là chọn lọc tất cả những dự án kinh doanh mà chúng tôi nhận được và xem xét liệu chúng tôi muốn thực hiện dự án nào trong đó.
Một trong những việc tôi luôn cố gắng làm với Virgin là khiến mọi người tự tái đầu tư.
Tôi tin tưởng điều gì cũng có thể xảy ra và mặc dù Simon chưa có những phẩm chất rõ ràng để có thể biến một chuỗi cửa hàng đĩa nhạc lớn không thành công thành một chuỗi cửa hàng thành công, thì tôi vẫn tin chắc rằng nếu có ai đó có thể làm được việc này thì Simon cũng có thể làm được. Và tin tưởng là đủ, ngay khi Simon bắt đầu công việc ở Virgin Retail vào tháng 8/1988, mọi thứ đã thay đổi khi anh ấy bắt đầu loại bỏ mọi thứ không cần thiết hoặc đã khiến chúng tôi mất tiền.
Chiến lược của anh ấy bắt đầu mang lại kết quả và đến tháng 6/1989, Virgin Retail đã lần đầu tiên có được lợi nhuận. Trong lần đầu tiên trình bày trước hội đồng quản trị của Virgin, anh ấy đã cho chúng tôi xem một số dữ liệu và đề nghị chúng tôi chi 10 triệu bảng để đầu tư vào những cửa hàng mới. Anh ấy chỉ ra rằng Virgin Retail hoạt động không hiệu quả và anh ấy cho chúng tôi xem một số bức tranh về những cửa hàng có biển hiệu được treo ngoài mái nhà và hệ thống dây điện được tách riêng. Anh ấy cho rằng nếu bất cứ hành khách nào đi máy bay nhìn thấy điều này họ sẽ lo lắng về tình trạng của máy bay. Không may cho Simon, Patrick Zelnick cũng yêu cầu 10 triệu bảng để phát triển Virgin Megastore ở Bordeaux và Marseilles. Phấn khởi với thành công của Paris Megastore, tôi cảm thấy nên nghiêng về hướng cấp vốn cho cửa hàng ở Pháp hơn là Anh. Điều này chắc chắn khiến Simon khó chịu. Trong lúc đó, Sidney Megastore đã sẵn sàng để khai trương, cả Ian lẫn Mike đang xem xét đến thị trường Nhật Bản.
Để đầu tư vào các cửa hàng ở Anh và để giúp trả khoản nợ lớn, chúng tôi xây dựng một liên doanh khác. Theo ý tưởng của chúng tôi, việc đó giống như một nhà đầu tư tài chính sẽ góp 30% vốn, nhưng với tỷ lệ lãi suất cao và cảm giác rằng ngành kinh doanh bán lẻ trên các phố lớn đang suy thoái, không có ai nhận đầu tư chung với chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu đàm phán với Kingfisher, chủ của Woolworth. Khi những cuộc đàm phán vẫn tiếp tục, WH Smith nhận được tin và gọi cho tôi để xem liệu họ có thể đưa ra một đề nghị được không. Và vì vậy, khi Simon Burke tiếp tục với công việc chọn lọc Virgin Retail cho Virgin, anh ấy bỗng nhiên khám phá ra bản thân mình một ông chủ mới: một sinh vật hai đầu gồm cả Virgin và WH Smith. WH Smith đã mua 50% vốn trong mười cửa hàng lớn của chúng tôi ở Anh, những cửa hàng này không giống những cửa hàng ban đầu chúng tôi bán cho WH Smith, chúng vẫn tiếp tục giao dịch dưới tên Virgin. Doanh số của chúng đã tăng đến 12 triệu bảng, khoản tiền này ngay lập tức được chúng tôi sử dụng để trả khoản vay ở Virgin Atlantic Challenger. Đó là trường hợp khác của trò tung hứng điên rồ nhằm tiếp tục đi trước một bước với các chủ ngân hàng.
Trong khi chi nhánh bán lẻ ở Anh tách ra liên doanh với WH Smith và chi nhánh bán lẻ ở Châu Âu bắt đầu mở rộng từ Paris tới Bordeaux, Marseilles và rồi tới Đức, thì một số công ty khác của Virgin lại chuyển sự chú ý sang thị trường Nhật Bản.
Trong khi nhiều công ty của Anh phàn nàn về khó khăn khi kinh doanh ở Nhật Bản, Virgin luôn có quan hệ rất tốt với những người Nhật. Tôi đã viết về những thành công trong chuyến đi đầu tiên đến Tokyo. Tôi đã đến đó khi tôi hai mươi tuổi, trước khi tôi kết hôn với Kristen và có tham vọng sắp xếp nhiều cuộc gặp mặt với những người trong ngành giải trí và truyền thông thế giới để xem liệu chúng tôi có thể xây dựng liên doanh phân phối đĩa nhạc hay không. Tôi đã nghĩ về điều này trước khi bắt đầu Virgin Music và thậm chí lúc đó tôi còn chưa có Mike Oldfield để bán chúng. Tôi còn trẻ, nghèo và có rất ít thứ để đưa ra lời mời. Tôi đã có một số cuộc gặp mặt, nơi những cô vũ nữ trong trắng phục vụ trà và tôi ngồi xuống với trang phục quần bò, áo len, hăng hái nói về công việc với nhóm doanh nhân người Nhật tốt bụng và kiên nhẫn. Không có thỏa thuận kinh doanh nào sẵn sàng nhưng thành công lớn đã đến ở khách sạn của tôi.
Khi tôi ra sân bay và bắt xe buýt tới Tokyo, tôi nhận ra mình không thể ở bất cứ khách sạn nào trong danh sách mà ủy ban du lịch gợi ý. Vì vậy tôi bắt taxi và yêu cầu đến một khách sạn địa phương rẻ tiền. Nhìn từ bên ngoài khách sạn trông như hoàn toàn vô danh, chỉ là một tòa nhà nhỏ đơn giản xây bằng bê tông và phòng của tôi rất nhỏ. Tuy nhiên đêm đó, mệt mỏi và cô đơn, tôi xem dịch vụ trong phòng và yêu cầu được massage. Hai cô gái Nhật xinh đẹp đến phòng tôi, họ yêu cầu tôi nằm trong bồn tắm và massage bằng phương pháp gợi tình nhất mà tôi từng thấy trong cuộc đời.
Chúng tôi kết thúc tất cả trong bồn tắm của tôi. Đêm hôm sau khi tôi nín thở gọi dịch vụ massage để lặp lại trải nghiệm đó, tôi đã đối diện với hai người phụ nữ to lớn mặc tạp dề giản dị, họ giải thích rằng tối nay hai cô gái kia nghỉ. Họ thực hiện đòn chặt karate và đấm thùm thụp vào tôi khiến tôi suýt chết. Bây giờ, tôi đặt phòng ở những khách sạn lớn rất đẹp nhưng chẳng có gì so sánh được với chuyến công tác đầu tiên.
Đến năm 1988, Virgin đã trở thành một thương hiệu khá nổi tiếng ở Nhật Bản. Một số nghệ sĩ của chúng tôi đã bán được rất nhiều đĩa ở đây, đặc biệt là Boy George, Human League, Simple Minds và Phil Collins. Sau khi British Airways mua lại British Caledonian, chúng tôi đã đăng ký thành công quyền khai thác đường bay đến Tokyo. Khi chúng tôi xem xét những cách để giảm nợ thấu chi, chúng tôi nhận ra rằng mình sẽ phải bán cổ phần ở cả Virgin Atlantic Challenger và Virgin Music để giảm bớt khoản nợ chồng chất như núi của mình.
Thỏa thuận đầu tiên của chúng tôi là bán 10% cổ phần của công ty hàng không cho Seibu-Saison – một tập đoàn du lịch lớn của Nhật Bản. Virgin Atlantic Challenger vừa thông báo đã tăng gấp đôi lợi nhuận trước thuế lên 10 triệu bảng và Seibu-Saison đã mua 10% cổ phần là 36 triệu bảng. Cùng thời điểm khi thỏa thuận này được thông qua, Robert Devereux đã ký hợp đồng dài hạn với Sega để Virgin Communications phân phối các game của Sega. Điều đó cho thấy rõ ràng những công ty Nhật Bản đã chia sẻ nhiều triết lý giống như Virgin.
Giống như chúng tôi, họ cũng hướng tới hoạt động theo mục tiêu dài hạn. Cũng như giới hạn khi phải báo cáo với các giám đốc không điều hành và các cổ đông, một trong những điều khiến tôi vô cùng thất vọng với việc định giá một công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán là quan điểm ngắn hạn của các nhà đầu tư. Chúng tôi bị áp lực phải đưa ra kết quả ngay lập tức và nếu chúng tôi không trả được cổ tức lớn thì giá cổ phiếu của chúng tôi sẽ phải chịu hậu quả. Các nhà đầu tư Nhật Bản không nghĩ đến việc đầu tư để được trả cổ tức, gần như họ chỉ xem xét đến việc phát triển vốn. Và việc này đòi hỏi nhiều thời gian đầu tư để được đền đáp, giá cổ phiếu của Nhật thường rất cao nếu so với doanh thu của công ty. Vì vậy tỷ lệ giá cổ phiếu so với doanh thu của công ty Nhật thường cao gấp ba lần tỷ lệ giá cổ phiếu so với doanh thu của công ty Anh. Một lần tôi đã được nghe một công ty của Nhật xây dựng kế hoạch kinh doanh tới 200 năm! Điều này nhắc tôi nhớ đến nhận xét của Deng Xiaoping vào những năm 1980 khi ông được hỏi ông nghĩ gì về hệ quả của cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Ông đã trả lời: “Còn quá sớm, chưa thể nói được”.
Tiếp theo, Virgin Group bắt tay với một đối tác Nhật Bản là Virgin Music. Đây là thương vụ quan trọng nhất. Nếu việc mua lại Virgin Group của chúng tôi không có ý nghĩa thì chúng tôi sẽ phải nâng một giá hợp lý cho Virgin Music. Simon, Trevor và tôi đã nói chuyện với một số công ty Mỹ về việc mua lại cổ phần. Một trong số họ đã đưa ra mức giá cao nhất nhưng không chuẩn bị nhận vai trò là một nhà đầu tư dài hạn, thụ động. Tất cả chúng tôi hướng về một công ty truyền thông của Nhật – Fujisankei. Tôi nghĩ mình đã quyết định đúng tại cuộc gặp gỡ với ngài Agichi của Fujisankei trong vườn nhà chúng tôi tại số 11 Holland Park.
Một câu hỏi tế nhị được đưa ra: “Ngài Branson, ngài thích một người vợ Mỹ hay một người vợ Nhật?”. “Những người vợ Mỹ rất khó tính – nhiều kiện tụng và tiền chu cấp.
Những người vợ Nhật rất tốt và yên lặng”.
1988 – 1989
Khi tôi mua lại 40% cổ phần của Nik, tôi có thể trả lại 1 triệu bảng tiền vay thấu chi bởi Virgin bỗng nhiên phát hành lại một loạt ca khúc ăn khách bắt đầu với Phil Collins. Vào lúc đó, tôi biết tôi đang cầm lưỡi dao. Bây giờ tổng số tiền nợ trở thành mối đe dọa lớn: chúng tôi đã nợ chồng chất hơn 300 triệu bảng và chúng tôi buộc phải giảm xuống còn 200 triệu bảng trong năm đầu tiên. Áp lực này nghĩa là bây giờ mọi thứ đều sẵn sàng để bán.
Nếu chúng tôi nhận được một lời đề nghị hợp lý về bất cứ phần nào trong hệ thống kinh doanh của Virgin, chúng tôi cũng sẽ nhận lời. Trevor, Ken và tôi bắt đầu để những người đi thăm dò xem mức độ quan tâm như thế nào. Một lĩnh vực đầu tiên mà chúng tôi xem xét là hệ thống cửa hàng Virgin Retail (bán lẻ).
Trevor và tôi phân chia Virgin Retail thành ba bộ phận riêng biệt: bộ phận thứ nhất gồm phần còn lại của những cửa hàng đĩa nhạc mà chúng tôi giữ khi bán cho WH Smith, các cửa hàng trên những phố lớn điển hình cùng với Oxford Street Megastore; phần thứ hai bao gồm dự án Paris Megastore ở trên Champs Elysees của Patrick Zelnick, nơi Patrick Zelnick sẽ thiết lập một công ty con của Pháp đầu tư vào cửa hàng này; phần thứ ba bao gồm những kế hoạch mà chúng tôi dành cho Ian Duffell, người đã thiết kế và thiết lập cửa hàng đĩa nhạc HMV trên phố Oxford và là người chúng tôi đã cố gắng thuyết phục tham gia vào Virgin.
Chúng tôi đề nghị với Iran cơ hội thiết lập Virgin Megastore ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và chúng tôi hứa ủng hộ anh ấy, để anh ấy có cổ phần trực tiếp ở những cửa hàng lớn này. Ian là một trong những nhà bán lẻ đĩa nhạc thành công nhất trong kinh doanh, anh ấy có những kế hoạch tuyệt vời cho các cửa hàng đĩa nhạc và lần đầu tiên kể từ khi chúng tôi mở loạt cửa hàng Virgin đầu tiên, tôi cảm thấy chúng tôi có thể xuất hiện lại trên bản đồ.
Anh ấy quan tâm đến việc mở một chuỗi cửa hàng Virgin Megastore ở nước ngoài.
Chúng tôi đã nghĩ đến việc thiết lập chuỗi cửa hàng này ở Mỹ nhưng tiền thuê cửa hàng bán lẻ lúc đó quá đắt và sự cạnh tranh rất cao. Vì vậy thay vào đó, chúng tôi đã mở cửa hàng đầu tiên ở Sydney, ở đây thị trường yên bình, không có nhiều sự cạnh tranh. Ở đó, chúng tôi có thể mở một cửa hàng lớn và thử nghiệm cách thức khác biệt một chút mà không mất quá nhiều tiền.
Trong lúc đó, Paris Megastore là cửa hàng đầu tiên được xây dựng ở nước ngoài. Patrick đã tìm thấy một ngân hàng cổ có từ cuối thế kỷ XIX. Nó có sàn nhà bằng đá cẩm thạch, trần nhà rất cao và cầu thang đẹp mắt. Điều đó đã thu hút trí tưởng tượng của tôi. Chúng tôi biết những cửa hàng đĩa nhạc nhỏ không đem lại lợi nhuận cao, chúng chỉ thu hút những khách qua đường những người bị thất vọng bởi sự thiếu thốn của hàng hóa. Thời của thập niên 1970 đã qua và những cái đệm trên sàn đã được dọn đi, những cửa hàng Virgin truyền thống dường như đã mất đi tính đồng nhất và khách hàng trung thành. Chúng tôi phải tạo ra những cửa hàng lớn hơn, nơi chúng tôi có thể đưa ra nhiều loại sản phẩm tốt nhất trên thế giới.
Cửa hàng Paris Megastore của Patrick thành công ngoài sức tưởng tượng. Kể từ ngày khai trương, nó đã phá vỡ tất cả dự đoán về doanh số của anh ấy và trở thành cửa hàng nổi tiếng nhất ở Paris. Thực tế, nó còn hơn cả một cửa hàng: nó đã trở thành một bước ngoặt và là một địa điểm du lịch. Sau vài tháng, Paris Megastore đã thu hút nhiều khách du lịch ngang với bảo tàng Louvre. Ngày nay, nó vẫn tạo ra doanh số trên mỗi feet vuông (1feet = 0,3m), nhiều gấp đôi so với bất cứ cửa hàng đĩa nhạc nào khác trên thế giới. Có vẻ như mọi thiếu niên Nhật Bản và khách du lịch Đức đều hành hương đến đây và mua số lượng lớn đĩa CD, thậm chí quán cà phê ở tầng trên cùng của cửa hàng đã trở thành một nơi tuyệt vời để những nhà điều hành Pháp gặp gỡ. Tôi vui mừng vì thành công của Patrick nhưng tôi vẫn chưa có ý tưởng với những cửa hàng đĩa nhạc của Anh.
Chúng tôi quyết định đây là thời điểm để tuyển dụng nguồn nhân lực mới, nhằm làm thay đổi Virgin Retail. Việc thông báo cho mọi người luôn khiến tôi thót tim và tôi ghét phải làm việc đó. Tôi ghét phải đối đầu và ghét việc khiến cho mọi người thất vọng. Tôi luôn cố gắng tạo cho mọi người cơ hội khác. Tuy nhiên, rõ ràng những người này không có năng lực và họ đang làm mất tiền mà không có bất cứ hy vọng nào thay đổi công ty. Điều đáng buồn là sau khi kết thúc năm tài chính, họ thừa nhận với chúng tôi rằng Virgin Retail đã thua lỗ 2 triệu bảng, nhiều hơn họ dự đoán.
Tôi yêu cầu một số chuyên gia săn đầu người đưa ra một danh sách ngắn những ứng cử viên thích hợp, nhưng tôi đặc biệt thích thú khi Simon Burke nộp đơn cho vị trí giám đốc điều hành. Simon đã gia nhập Virgin vào năm trước với vị trí giám đốc phát triển. Công việc của anh ấy là chọn lọc tất cả những dự án kinh doanh mà chúng tôi nhận được và xem xét liệu chúng tôi muốn thực hiện dự án nào trong đó.
Một trong những việc tôi luôn cố gắng làm với Virgin là khiến mọi người tự tái đầu tư.
Tôi tin tưởng điều gì cũng có thể xảy ra và mặc dù Simon chưa có những phẩm chất rõ ràng để có thể biến một chuỗi cửa hàng đĩa nhạc lớn không thành công thành một chuỗi cửa hàng thành công, thì tôi vẫn tin chắc rằng nếu có ai đó có thể làm được việc này thì Simon cũng có thể làm được. Và tin tưởng là đủ, ngay khi Simon bắt đầu công việc ở Virgin Retail vào tháng 8/1988, mọi thứ đã thay đổi khi anh ấy bắt đầu loại bỏ mọi thứ không cần thiết hoặc đã khiến chúng tôi mất tiền.
Chiến lược của anh ấy bắt đầu mang lại kết quả và đến tháng 6/1989, Virgin Retail đã lần đầu tiên có được lợi nhuận. Trong lần đầu tiên trình bày trước hội đồng quản trị của Virgin, anh ấy đã cho chúng tôi xem một số dữ liệu và đề nghị chúng tôi chi 10 triệu bảng để đầu tư vào những cửa hàng mới. Anh ấy chỉ ra rằng Virgin Retail hoạt động không hiệu quả và anh ấy cho chúng tôi xem một số bức tranh về những cửa hàng có biển hiệu được treo ngoài mái nhà và hệ thống dây điện được tách riêng. Anh ấy cho rằng nếu bất cứ hành khách nào đi máy bay nhìn thấy điều này họ sẽ lo lắng về tình trạng của máy bay. Không may cho Simon, Patrick Zelnick cũng yêu cầu 10 triệu bảng để phát triển Virgin Megastore ở Bordeaux và Marseilles. Phấn khởi với thành công của Paris Megastore, tôi cảm thấy nên nghiêng về hướng cấp vốn cho cửa hàng ở Pháp hơn là Anh. Điều này chắc chắn khiến Simon khó chịu. Trong lúc đó, Sidney Megastore đã sẵn sàng để khai trương, cả Ian lẫn Mike đang xem xét đến thị trường Nhật Bản.
Để đầu tư vào các cửa hàng ở Anh và để giúp trả khoản nợ lớn, chúng tôi xây dựng một liên doanh khác. Theo ý tưởng của chúng tôi, việc đó giống như một nhà đầu tư tài chính sẽ góp 30% vốn, nhưng với tỷ lệ lãi suất cao và cảm giác rằng ngành kinh doanh bán lẻ trên các phố lớn đang suy thoái, không có ai nhận đầu tư chung với chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu đàm phán với Kingfisher, chủ của Woolworth. Khi những cuộc đàm phán vẫn tiếp tục, WH Smith nhận được tin và gọi cho tôi để xem liệu họ có thể đưa ra một đề nghị được không. Và vì vậy, khi Simon Burke tiếp tục với công việc chọn lọc Virgin Retail cho Virgin, anh ấy bỗng nhiên khám phá ra bản thân mình một ông chủ mới: một sinh vật hai đầu gồm cả Virgin và WH Smith. WH Smith đã mua 50% vốn trong mười cửa hàng lớn của chúng tôi ở Anh, những cửa hàng này không giống những cửa hàng ban đầu chúng tôi bán cho WH Smith, chúng vẫn tiếp tục giao dịch dưới tên Virgin. Doanh số của chúng đã tăng đến 12 triệu bảng, khoản tiền này ngay lập tức được chúng tôi sử dụng để trả khoản vay ở Virgin Atlantic Challenger. Đó là trường hợp khác của trò tung hứng điên rồ nhằm tiếp tục đi trước một bước với các chủ ngân hàng.
Trong khi chi nhánh bán lẻ ở Anh tách ra liên doanh với WH Smith và chi nhánh bán lẻ ở Châu Âu bắt đầu mở rộng từ Paris tới Bordeaux, Marseilles và rồi tới Đức, thì một số công ty khác của Virgin lại chuyển sự chú ý sang thị trường Nhật Bản.
Trong khi nhiều công ty của Anh phàn nàn về khó khăn khi kinh doanh ở Nhật Bản, Virgin luôn có quan hệ rất tốt với những người Nhật. Tôi đã viết về những thành công trong chuyến đi đầu tiên đến Tokyo. Tôi đã đến đó khi tôi hai mươi tuổi, trước khi tôi kết hôn với Kristen và có tham vọng sắp xếp nhiều cuộc gặp mặt với những người trong ngành giải trí và truyền thông thế giới để xem liệu chúng tôi có thể xây dựng liên doanh phân phối đĩa nhạc hay không. Tôi đã nghĩ về điều này trước khi bắt đầu Virgin Music và thậm chí lúc đó tôi còn chưa có Mike Oldfield để bán chúng. Tôi còn trẻ, nghèo và có rất ít thứ để đưa ra lời mời. Tôi đã có một số cuộc gặp mặt, nơi những cô vũ nữ trong trắng phục vụ trà và tôi ngồi xuống với trang phục quần bò, áo len, hăng hái nói về công việc với nhóm doanh nhân người Nhật tốt bụng và kiên nhẫn. Không có thỏa thuận kinh doanh nào sẵn sàng nhưng thành công lớn đã đến ở khách sạn của tôi.
Khi tôi ra sân bay và bắt xe buýt tới Tokyo, tôi nhận ra mình không thể ở bất cứ khách sạn nào trong danh sách mà ủy ban du lịch gợi ý. Vì vậy tôi bắt taxi và yêu cầu đến một khách sạn địa phương rẻ tiền. Nhìn từ bên ngoài khách sạn trông như hoàn toàn vô danh, chỉ là một tòa nhà nhỏ đơn giản xây bằng bê tông và phòng của tôi rất nhỏ. Tuy nhiên đêm đó, mệt mỏi và cô đơn, tôi xem dịch vụ trong phòng và yêu cầu được massage. Hai cô gái Nhật xinh đẹp đến phòng tôi, họ yêu cầu tôi nằm trong bồn tắm và massage bằng phương pháp gợi tình nhất mà tôi từng thấy trong cuộc đời.
Chúng tôi kết thúc tất cả trong bồn tắm của tôi. Đêm hôm sau khi tôi nín thở gọi dịch vụ massage để lặp lại trải nghiệm đó, tôi đã đối diện với hai người phụ nữ to lớn mặc tạp dề giản dị, họ giải thích rằng tối nay hai cô gái kia nghỉ. Họ thực hiện đòn chặt karate và đấm thùm thụp vào tôi khiến tôi suýt chết. Bây giờ, tôi đặt phòng ở những khách sạn lớn rất đẹp nhưng chẳng có gì so sánh được với chuyến công tác đầu tiên.
Đến năm 1988, Virgin đã trở thành một thương hiệu khá nổi tiếng ở Nhật Bản. Một số nghệ sĩ của chúng tôi đã bán được rất nhiều đĩa ở đây, đặc biệt là Boy George, Human League, Simple Minds và Phil Collins. Sau khi British Airways mua lại British Caledonian, chúng tôi đã đăng ký thành công quyền khai thác đường bay đến Tokyo. Khi chúng tôi xem xét những cách để giảm nợ thấu chi, chúng tôi nhận ra rằng mình sẽ phải bán cổ phần ở cả Virgin Atlantic Challenger và Virgin Music để giảm bớt khoản nợ chồng chất như núi của mình.
Thỏa thuận đầu tiên của chúng tôi là bán 10% cổ phần của công ty hàng không cho Seibu-Saison – một tập đoàn du lịch lớn của Nhật Bản. Virgin Atlantic Challenger vừa thông báo đã tăng gấp đôi lợi nhuận trước thuế lên 10 triệu bảng và Seibu-Saison đã mua 10% cổ phần là 36 triệu bảng. Cùng thời điểm khi thỏa thuận này được thông qua, Robert Devereux đã ký hợp đồng dài hạn với Sega để Virgin Communications phân phối các game của Sega. Điều đó cho thấy rõ ràng những công ty Nhật Bản đã chia sẻ nhiều triết lý giống như Virgin.
Giống như chúng tôi, họ cũng hướng tới hoạt động theo mục tiêu dài hạn. Cũng như giới hạn khi phải báo cáo với các giám đốc không điều hành và các cổ đông, một trong những điều khiến tôi vô cùng thất vọng với việc định giá một công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán là quan điểm ngắn hạn của các nhà đầu tư. Chúng tôi bị áp lực phải đưa ra kết quả ngay lập tức và nếu chúng tôi không trả được cổ tức lớn thì giá cổ phiếu của chúng tôi sẽ phải chịu hậu quả. Các nhà đầu tư Nhật Bản không nghĩ đến việc đầu tư để được trả cổ tức, gần như họ chỉ xem xét đến việc phát triển vốn. Và việc này đòi hỏi nhiều thời gian đầu tư để được đền đáp, giá cổ phiếu của Nhật thường rất cao nếu so với doanh thu của công ty. Vì vậy tỷ lệ giá cổ phiếu so với doanh thu của công ty Nhật thường cao gấp ba lần tỷ lệ giá cổ phiếu so với doanh thu của công ty Anh. Một lần tôi đã được nghe một công ty của Nhật xây dựng kế hoạch kinh doanh tới 200 năm! Điều này nhắc tôi nhớ đến nhận xét của Deng Xiaoping vào những năm 1980 khi ông được hỏi ông nghĩ gì về hệ quả của cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Ông đã trả lời: “Còn quá sớm, chưa thể nói được”.
Tiếp theo, Virgin Group bắt tay với một đối tác Nhật Bản là Virgin Music. Đây là thương vụ quan trọng nhất. Nếu việc mua lại Virgin Group của chúng tôi không có ý nghĩa thì chúng tôi sẽ phải nâng một giá hợp lý cho Virgin Music. Simon, Trevor và tôi đã nói chuyện với một số công ty Mỹ về việc mua lại cổ phần. Một trong số họ đã đưa ra mức giá cao nhất nhưng không chuẩn bị nhận vai trò là một nhà đầu tư dài hạn, thụ động. Tất cả chúng tôi hướng về một công ty truyền thông của Nhật – Fujisankei. Tôi nghĩ mình đã quyết định đúng tại cuộc gặp gỡ với ngài Agichi của Fujisankei trong vườn nhà chúng tôi tại số 11 Holland Park.
Một câu hỏi tế nhị được đưa ra: “Ngài Branson, ngài thích một người vợ Mỹ hay một người vợ Nhật?”. “Những người vợ Mỹ rất khó tính – nhiều kiện tụng và tiền chu cấp.
Những người vợ Nhật rất tốt và yên lặng”.