Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đường Ra Biển Lớn

Chương 11: BÊN BỜ VỰC

Tác giả: Richard Branson
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập

1978 – 1980
Tôi gặp Joan ở New York. Những nỗ lực cuối cùng dàn xếp cuộc hôn nhân của cô ấy với Ronnie đã thất bại. Chúng tôi đã trải qua một tuần ở Manhattan và có cảm giác như những người lánh nạn. Việc ly hôn giữa tôi và Kristen vẫn đang xúc tiến và Joan cũng chỉ còn vài ngày nữa để chia tay Ronnie. Khi chúng tôi đang nghĩ về việc thoát khỏi New York, cách xa điện thoại để dành thời gian riêng cho nhau thì có một người nào đó hỏi tôi có phải tôi đặt tên Virgin Music theo tên Virgin Islands hay không. Câu trả lời là không – nhưng đây giống như bến cảng lãng mạn mà Joan và tôi đang cần.
Một phút bốc đồng, Joan và tôi quyết định đáp xuống hòn đảo Virgin Islands. Chúng tôi chẳng có nơi nào để ở và không mang nhiều tiền nhưng tôi nghe nói nếu bạn bộc lộ mối quan tâm nghiêm túc về việc mua một hòn đảo, hãng kinh doanh bất động sản địa phương sẽ cung cấp nơi ăn ở cho bạn tại một biệt thự sang trọng và đưa bạn tham quan khắp đảo Virgin Island bằng máy bay. Điều này nghe có vẻ nực cười. Tôi đã nhanh trí gọi một vài cuộc điện thoại và để đảm bảo chắc chắn, tôi tự giới thiệu mình và đề cập tới The Sex Pistols, Mike Oldfield cùng việc Virgin Music thực sự đang có ý định mở rộng và chúng tôi đang tính mua một hòn đảo nơi các ngôi sao nhạc rock của chúng tôi có thể đến, nghỉ ngơi, và đặt một studio thu âm tại đó. Hãng bất động sản bắt đầu tỏ ra thích thú.
Joan và tôi đáp xuống đảo Virgin Islands. Tại đây chúng tôi được chào đón như người hoàng tộc và được dẫn vào một căn biệt thự lộng lẫy. Ngày hôm sau chúng tôi được máy bay đưa đi khắp các đảo Virgin Island trong khi người môi giới chỉ cho chúng tôi những hòn đảo đang rao bán. Chúng tôi vờ hứng thú với hai hòn đảo đầu tiên đã đi qua nhưng lại hỏi anh ta liệu còn hòn đảo nào khác nữa không.
“Còn một hòn đảo nữa thực sự giống như một viên ngọc nhỏ bé” – Anh ta nói. “Hòn đảo này thuộc sở hữu của một chủ đất người Anh. Anh ta không bao giờ ở đây. Tên hòn đảo là Necker Island, nhưng tôi nghĩ không phải là một ý tưởng hay khi mua hòn đảo này vì nó cách rất xa.”
“Ồ, chúng tôi có thể xem nó không?” – Tôi nói.
Khi chúng tôi bay tới Necker Island, tôi nhìn xuống từ cửa máy bay và sững sờ trước màu biển xanh nhạt trong suốt. Chúng tôi hạ cánh xuống một bãi biển cát trắng.
“Không có một giọt nước nào trên hòn đảo này” – Người môi giới nói. “Những cư dân được biết đến cuối cùng là hai nhà báo tới đây trong khóa học cứu hộ. Họ truyền đi trên radio kêu gọi sự giúp đỡ trước khi hết thời hạn một tuần. Đây là hòn đảo đẹp nhất trong toàn bộ quần đảo, nhưng cần phải đổ thêm rất nhiều tiền vào đây.”

Có một ngọn đồi phía trên bãi biển. Joan và tôi trèo lên đỉnh đồi để có thể quan sát toàn bộ hòn đảo. Không có con đường nào cả. Tới lúc lên tới đỉnh đồi, chân chúng tôi bị trầy xước và tứa máu vì vướng phải những đám xương rồng. Nhưng quang cảnh từ ngọn đồi quả thật xứng với công sức chúng tôi bỏ ra: Chúng tôi nhìn thấy rặng san hô bao quanh hòn đảo và bãi biển chạy theo quanh dải đất ven bờ. Người môi giới nói với tôi rằng những con rùa luýt thường tới đẻ trứng trên bãi biển Necker. Nước trong đến nỗi chúng tôi có thể nhìn thấy một con cá đuối khổng lồ đang bơi lội tung tăng dưới đáy cát trong rặng san hô. Có hàng nghìn con mòng và nhạn biển làm tổ và cả một đám bồ nông đang bắt cá. Phía trên cao, một chú chim fregat đang bay lượn trên không trung, đôi cánh khổng lồ giang rộng như thể nó đang vẽ ra đường bay trên luồng khí nóng. Nhìn xuống hòn đảo, chúng tôi thấy hai hồ nước mặn và một cánh rừng nhiệt đới nhỏ. Một đám vẹt đen đang bay trên các tán cây. Khắp các hòn đảo khác, chúng tôi chỉ có thể thấy bờ biển màu xanh lục: không một căn nhà nào trong tầm mắt. Chúng tôi quay trở lại ngọn đồi để tìm người môi giới.
“Ông ta muốn bán nó với giá bao nhiêu?” – Tôi hỏi. “3 triệu bảng.”
Tầm ngắm hoàng hôn từ đỉnh đồi của chúng tôi đã bị biến mất. “Một ý tưởng hay đấy” – Joan nói, và chúng tôi quay bước trở lại máy bay.
“Anh nghĩ anh sẽ trả bao nhiêu?” – Người môi giới hỏi, đột nhiên anh ta nghi ngờ có sự dối trá ở đây.
“Chúng tôi có thể trả 150.000 bảng” – Tôi nói một cách vui vẻ. “200.000 bảng” – Tôi bổ sung sau đó, cố để làm cho vấn đề trở nên hợp lý hơn.
“Tôi hiểu.”
Khi chúng tôi quay trở về biệt thự, rõ ràng chúng tôi không còn được chào đón như trước nữa. Cái giá 200.000 bảng không đủ đảm bảo cho chúng tôi có một đêm ở biệt thự. Đồ đạc của chúng tôi bị vứt ngoài cửa. Joan và tôi phải kéo chúng khắp làng để tìm nhà trọ. Hiển nhiên sẽ không còn một chuyến bay nào đưa chúng tôi đi thăm quan các hòn đảo.
Nhưng Joan và tôi đã kiên quyết mua Necker. Chúng tôi cảm nhận đây sẽ là hòn đảo ẩn náu bí mật của chúng tôi, một nơi nào đó chúng tôi có thể tránh được cuộc sống ồn ào ở thành phố. Vì vậy, dù thực tế bị đuổi khỏi Virgin Islands như là những tên trộm gia súc nhưng chúng tôi thề sẽ quay trở lại.
Trở về London sau đó, tôi biết rằng người chủ Necker Island đang khẩn trương muốn bán hòn đảo. Ông ta muốn xây dựng một tòa nhà ở đâu đó Scotland và việc này sẽ khiến ông ta phải bỏ ra chi phí 200.000 bảng. Tôi nâng mức đề nghị lên 175.000 bảng và giữ nguyên trong ba tháng. Cuối cùng tôi nhận được một cuộc gọi.
“Nếu anh trả 180.000 bảng, hòn đảo đó sẽ là của anh”.
Không thể tin nổi vì 180.000 bảng chỉ là một phần nhỏ của giá đề nghị 3 triệu bảng. Do đó tôi đồng ý ngay lập tức và Necker Island thuộc về chúng tôi. Thậm chí, ở một mức giá thấp, vẫn sẽ có những trở ngại chúng tôi không ngờ tới: chính phủ các đảo Virgin Island đã ra sắc lệnh rằng bất cứ ai mua Necker Island sẽ phải xây dựng nó trong 5 năm nếu không quyền chủ sở hữu sẽ chuyển sang họ. Sẽ mất rất nhiều kinh phí để dựng một căn nhà và dẫn ống nước khắp hòn đảo xung quanh, nhưng tôi muốn quay trở lại đó cùng Joan. Tôi đã quyết định kiếm đủ tiền để trang trải việc này.
Joan và tôi ở lại đảo Necken Island suốt những ngày nghỉ còn lại và cũng chính tại đây, tôi đã tạo dựng nên hãng hàng không Virgin Airways. Chúng tôi cố gắng bắt một chuyến bay tới Puerto Rico nhưng chuyến bay theo lịch trình Puerto Rican đã bị hủy. Ga hàng không chật kín những hành khách mắc kẹt. Tôi đã gọi vài cú điện thoại đến các công ty cho thuê máy bay và đồng ý thuê một chuyến bay với giá 2.000 bảng tới Puerto Rico. Tôi chia giá theo số ghế ngồi, mượn một tấm bảng và viết HÃNG HÀNG KHÔNG VIRGIN: 39 BẢNG/NGƯỜI TỚI PUERTO RICO. Tôi đi khắp nhà ga và nhanh chóng gom đủ số khách trên chuyến bay thuê. Khi chúng tôi hạ cánh xuống Puerto Rico, một hành khách quay lại gặp tôi và nói:
“Hãng hàng không Virgin Airways cũng không đến nỗi nào – chỉ cần đầu tư một chút vào dịch vụ và anh có thể bước chân vào kinh doanh đấy.”
“Tôi sẽ xem xét việc này” – Tôi cười lớn.
“Richard, tôi muốn kết hôn và tôi muốn anh làm phù rể cho hôn lễ của tôi” – Mike Oldfield nói.
“Thật tuyệt vời” – Tôi nói. “Cô ấy là ai?”
“Cô ấy là con gái giáo viên dạy tôi môn trị liệu.”
Mike Oldfield là một người sống thu mình trong suốt cuộc đời. Vào tháng 9/1976, anh ta tiếp tục theo học khóa học trị liệu tại Wales; khóa học này dường như liên quan tới việc Mike Oldfield luân phiên bị bẽ mặt rồi lại được tán dương trước một nhóm người. Còn với tôi, nó chẳng khác nào một khóa học cấp tốc trong một trường cứu hộ hay quân đội. Nhưng sự hướng nội của Mike đã biến mất tại đây. Trong vài ngày, anh ta đã đứng làm mẫu chụp ảnh nude cho các tờ báo âm nhạc như Le Penseur của Rodin. Và giờ anh ta muốn kết hôn.
“Anh biết cô ấy được bao lâu?” – Tôi hỏi. “3 ngày.”
“Anh không muốn đợi sao?”
“Tôi không thể đợi” – Anh ta nói. “Cô ấy không muốn ngủ với tôi chừng nào chúng tôi chưa kết hôn. Ngày mai tại Phòng đăng ký Chelsea nhé.”
Không thể thuyết phục được Mike, Joan và tôi đành phải tới phòng đăng ký và đợi Mike cùng cô dâu của anh ta – Sarah. Chúng tôi mang hai chiếc ghế đẩu chạm trổ của châu Phi theo làm quà cưới và đặt xuống hành lang ngồi trong lúc đợi Mike tới. Một toán đàn ông và phụ nữ đi ngang qua và nhìn chúng tôi như một cặp vợ chồng. Khi chúng tôi ngồi đợi, tôi có thể cảm nhận toàn bộ ý nghĩ kết hôn mỗi lúc lại trở nên thiếu lôi cuốn với tôi. Cả Joan và tôi đã nếm mùi của thất bại hôn nhân và nhìn cảnh dây chuyền sản xuất cứ sáu phút rưỡi lại một cặp bước ra từ phòng đăng ký và, dưới ánh mắt ghen tị của chúng tôi, khi chúng tôi sắp sửa phải tới luật sư ly dị khiến chúng tôi chẳng còn tâm trí nào để nói những lời thề nguyện với nhau. Nghe thì có vẻ như tôi nói dối. Tôi biết rằng tôi yêu Joan nhưng tôi cảm thấy chúng tôi không cần nói những lời sáo rỗng để khẳng định điều ấy.
Mike và Sarah kết hôn, chúng tôi tặng họ hai chiếc ghế đẩu Châu Phi. Chúng tôi dùng bữa cùng nhau tối hôm ấy, nhưng buổi tối kết thúc sớm vì Mike quá nôn nóng được đưa Sarah lên giường. Sáng hôm sau chuông điện thoại reo.
“Richard, tôi muốn ly dị”. Đó là Mike. “Chuyện gì vậy?”
“Chúng tôi không hợp nhau” – Mike nói, với giọng điệu không thể chịu đựng thêm một câu hỏi nào nữa.
Mike và Sarah ít nhiều cũng đã đi thẳng từ phòng đăng ký kết hôn tới luật sư, và anh ta đã chấm dứt cuộc hôn nhân cùng với việc phải trả 200.000 bảng tiền trợ cấp cho vợ. Tôi ngần ngại về điều diễn ra đêm hôm đó. Nhưng dù có chuyện gì đi chăng nữa đó chắc hẳn phải được ghi nhớ như một trong những chuyện tình một đêm đắt đỏ nhất trong lịch sử.
Vào năm 1977, toàn bộ lợi nhuận trước thuế mà Virgin thu được là 400.000 bảng; năm 1978, con số này đã tăng lên 500.000 bảng. Sau sự tan rã của The Sex Pistols, chúng tôi vẫn còn lại đông đảo những nghệ sĩ đầu tiên, quan trọng nhất là Mike Oldfield. Album của Mike luôn bán chạy trong trào lưu nhạc rock và làn sóng mới. Chúng tôi cũng mới ký hợp đồng với hai ban nhạc, cả hai dường như khá kín tiếng và chơi thể loại nhạc tổng hợp: Orchestral Manoeuvres in The Dark và The Human League. Trong khi hai ban nhạc này vẫn có số lượng đĩa bán chạy thì XTC, The Skids và Magazine vẫn duy trì được doanh số.
Chúng tôi cũng tiếp tục kinh doanh hiệu quả tại Pháp và Đức, đặc biệt với Tangerine Dream.
Vào năm 1979, một người ngoài cuộc có thể nhìn vào Virgin và kết luận rằng đây là một sự lượm nhặt và pha tạp các loại hình công ty khác nhau. Từ một căn nhà nhỏ tại Vernon Yard, chúng tôi đã kinh doanh các cửa hàng băng đĩa do Nik điều hành; công ty thu âm do Simon và Ken điều hành; và công ty phát hành âm nhạc do Carol Wilson điều hành. Căn biệt thự Manor vẫn hoạt động tốt và chúng tôi đã mở rộng hoạt động thu âm bằng việc mua một studio thu âm tại London. Kế hoạch ban đầu thành lập tất cả những gì mà một ngôi sao nhạc rock cần, thu âm, phát hành, phân phối và bán lẻ, đang bắt đầu được thực hiện.
Trên đà thắng lợi, chúng tôi đã thành lập Nhà xuất bản sách Virgin, chủ yếu xuất bản các sách về âm nhạc, tiểu sử và tự truyện của các ngôi sao nhạc rock.

Đổi lại việc album tương lai của The Sex Pistols không bao giờ được thực hiện, chúng tôi lại giành được quyền liên quan đến bộ phim Malcolm McLaren đang sản xuất, The Great Rock&Roll Swindle (Trò đại bịp của Rock&Roll). Điều này có thể giúp đảm bảo cho album cuối cùng và soundtrack của bộ phim. Để tổ chức sản xuất bộ phim này, chúng tôi đã thành lập hãng phim Virgin Films do Nik tiếp quản.
Một dự án kinh doanh khác mà Nik lập ra chính là The Venue – một hộp đêm nơi các ban nhạc của chúng tôi chơi nhạc, còn mọi người có thể ăn uống và trò truyện trong khi xem họ trình diễn. Khi thế giới nhạc rock phát triển ngày một phức tạp, một điều trở nên rõ ràng đó là các ban nhạc không còn muốn đơn thuần chỉ thu âm các bài hát của họ rồi sau đó phát hành. Các video nhạc pop trở thành phương tiện hiệu quả nhất để quảng bá các bài hát và một số nhà phê bình đã quan sát thấy các video nhạc pop cũng quan trọng như chính bản thân dòng nhạc đó. Để phù hợp với xu hướng này, Nik cũng xây dựng một studio biên tập. Tại đây các ban nhạc của chúng tôi có thể thực hiện và biên tập các video của chính họ.
Một dịch vụ khác Virgin nên cung cấp cho các nghệ sĩ đó là quyền bán các đĩa hát của họ ra nước ngoài. Mặc dù chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ đặt trụ sở tại một căn nhà tọa lạc trên ngọn đồi Notting Hill nhưng tôi biết rằng nếu chúng tôi không có các công ty tại nước ngoài, chúng tôi sẽ đứng dậm chân tại chỗ và không thể có cơ hội ký hợp đồng với các ban nhạc quốc tế. Một trong những cái hay của nhạc rock chính là ở tận cùng của thị trường, nó hoàn toàn mang tính chất hàng hóa quốc tế. Thước đo thành công hiệu quả nhất của một nhóm nhạc chính là số lượng đĩa nhạc họ tiêu thụ tại nước ngoài. Các công ty đa quốc gia lớn có một lợi thế khổng lồ so với Virgin hoặc Island vì, trong khi thương lượng ký kết với một ban nhạc, họ có thể chỉ ra các ưu thế về doanh số tiêu thụ tại Pháp và Đức.
Một lựa chọn mở ra với Virgin đó là không cạnh tranh với các công ty đa quốc gia tại nước ngoài mà đơn thuần tập trung vào thị trường nội địa Anh và cấp quyền cho các ban nhạc của chúng tôi tại nước ngoài theo như cách chúng tôi đã làm với Mike Oldfield khi mới ra đời. Mặc dù nước đi này có vẻ rất lôi cuốn vì nó có thể mang lại lợi nhuận béo bở nhưng tôi tuyệt nhiên không hứng thú. Island và Chrysalis đã làm theo biện pháp này và tôi cảm thấy rằng chính điều đó đã giới hạn sự phát triển của họ vì họ sẽ phải nằm dưới quyền của những người được cấp phép. Một khi anh cấp quyền cho một ban nhạc được phép làm ăn với một công ty băng đĩa khác, anh sẽ mất tất cả quyền kiểm soát sự phát triển của họ. Cũng như việc muốn kiểm soát triển vọng của các ban nhạc Anh của chúng tôi tại nước ngoài, chúng tôi cũng muốn có thể thu hút các ban nhạc nước ngoài gia nhập Virgin. Chúng tôi muốn những ban nhạc Pháp, Đức và Mỹ cảm thấy rằng họ có thể ký với chúng tôi các quyền trên toàn thế giới thay vì việc chỉ ký kết với các thương hiệu thu âm quốc tế lớn.
Với một nhân viên nòng cốt tại Vernon Yard, sẽ thật khó để tưởng tượng chúng tôi có thể thực sự đảm trách các công việc của một công ty đa quốc gia. Nhưng chúng tôi đã quyết định thử vận may một lần. Vào năm 1978, Ken tới New York để thiết lập thương hiệu Virgin tại Mỹ. Có phần giống như cách Virgin đã tạo dựng tại London đó là đi lên từ một số ngôi nhà nhỏ quanh Notting Hill, nên tôi hình dung rằng Virgin Mỹ cũng sẽ khởi nghiệp từ một ngôi nhà tại Greenwich Village và sau đó phát triển dần rộng khắp đất nước bằng việc mua các căn nhà tại Chicago, Los Angeles, San Francisco và các trung tâm khác, để chúng tôi không nhất thiết phải xây dựng một trụ sở cố định nào cả.
Vào năm 1979, tôi tới Pháp để gặp Jacques Kerner – chủ tịch hãng PolyGram tại Pháp. Tôi không biết một ai trong lĩnh vực âm nhạc Pháp và, mặc dù thoạt đầu tôi tới gặp ông ta với mục đích đề nghị PolyGram phân phối đĩa nhạc Virgin nhưng thực sự tôi còn thăm dò để tìm một người thích hợp có thể tạo dựng Virgin tại Pháp. Jacques Kerner giới thiệu cho tôi một người đàn ông thú vị tên là Patrick Zelnick hiện đang điều hành lĩnh vực thu âm tại PolyGram. Patrick có vẻ ngoài lơ đãng như Woody Allen với mái tóc dày, cứng, lòa xòa và đôi kính gọng đen che lấp cả khuôn mặt. Patrick không chỉ giống Woody Allen mà cách cư xử của anh ta cũng giống hệt: Lần đầu tiên ra ngoài ăn trưa cùng nhau, chúng tôi đã mất 4 tiếng sau đó để tìm nơi anh ta đã đỗ xe. Patrick nói với tôi anh ta đã dõi theo sự tiến bộ của Virgin và rất quan tâm tới chúng tôi. Ban đầu anh tìm cách gặp chúng tôi khi chúng tôi có một gian hàng tại Lễ hội âm nhạc Canas năm 1974 nhưng ở đó anh chỉ có thể tìm thấy một biển hiệu ghi dòng chữ GONE SKIING. Sau đó Patrick đã tìm mua các đĩa nhạc tại cửa hàng Virgin Records trên phố Oxford và anh đặc biệt yêu thích Mike Oldfield và Tangerine Dream.
Jacques Kerner đã trả tôi 300.000 bảng để mua bản quyền toàn bộ catalogue Virgin tại Pháp, trong đó tôi được hưởng tối đa 1% doanh thu bản quyền. Lời đề nghị đưa ra đúng vào thời điểm tài chính của Virgin eo hẹp và chúng tôi lại vừa tiến hành một khoản vay khác để trả cho Necker Island, nên có vẻ như nó sẽ dễ dàng được chấp nhận. Nhưng, thay vì việc viết chi tiết trong sổ ghi chép như thường lệ, tôi lại viết: “Patrick Zelnick: Virgin France”.
Tôi đã khiến Jacques Kerner ngạc nhiên bằng việc xin ông ta cho tôi thêm thời gian suy nghĩ.
Sau cuộc gặp, tôi cảm ơn cả hai người và đề nghị nếu nhân tiện họ ghé thăm và gặp tôi tại nhà thuyền khi họ tới London dịp tới. Tháng sau Patrick tới London và gọi điện cho tôi. Chúng tôi ăn trưa tại Duende, tại đây tôi đã đề nghị anh ta rời PolyGram và thiết lập Virgin với tư cách một chi nhánh độc lập tại Pháp. Tôi sẽ cho anh ta toàn quyền độc lập ký hợp đồng với bất cứ ban nhạc Pháp nào anh ta thích. Chúng tôi tính toán một vài số liệu phác thảo trên giấy. Cuối cùng Patrick đã đồng ý đảm nhận công việc này. Anh ta đã thành lập Virgin France cùng một người bạn tên là Philippe Constantine, một người phóng túng, bừa bộn và chơi ma túy nhưng lại có khiếu âm nhạc tuyệt vời. Trong khi Patrick điều hành công việc kinh doanh thì Philippe dành thời gian cho các ban nhạc.
“Khi tới dùng bữa tối” – Jacques Kerner nói đầy trách móc với tôi trong điện thoại khi Patrick từ chức, “anh không hề cho tôi thấy là anh có mang theo dao để đâm tôi”.
Tôi đã xin lỗi vì Jacques đã lôi kéo Patrick, nhưng tôi cũng nói với anh ta rằng Patrick đã có quyết định riêng của mình là thiết lập Virgin France. Sau khi Patrick rời khỏi PolyGram, chúng tôi mới xem xét lại các số liệu và nhận ra chúng tôi đã tính sai một bước:

Chúng tôi đã quên đưa vào VAT trong các dự toán; đã sử dụng nhầm sai biệt giá bán lẻ; và đã ảo tưởng khi đánh giá quá cao số lượng đĩa nhạc bán ra tại Paris. Nhưng lúc này tất cả đã quá muộn: Patrick và Philippe vẫn làm việc cho Virgin. Một trong những ban nhạc đầu tiên họ ký hợp đồng là Telephone, sau đó trở thành ban nhạc có số lượng đĩa nhạc bán chạy nhất trong năm tại Pháp. Vào những năm sau đó, Patrick vẫn lắc đầu không thể tin được rằng anh ta đã rời bỏ sự an toàn tại PolyGram và gia nhập một công ty thu âm Anh gần như đang vỡ nợ.
Trong khi các cuộc thương lượng với Patrick vẫn tiếp tục thì tôi trở lại Pháp để gặp giám đốc điều hành hãng thu âm Arista Records. Chúng tôi không thể đi tới một thỏa thuận phân phối nhưng tôi đã lắng tai nghe khi anh ta bắt đầu khoe khoang về cách Arista dự định thực hiện để ký hợp đồng với Julien Clerc – ngôi sao nhạc pop lớn nhất nước Pháp.
Tôi chẳng biết Julien Clerc là ai nhưng tôi xin phép anh ta và đi vào nhà vệ sinh. Tôi viết vội chữ “Julien Claire” lên cổ tay và sau đó cẩn thận kéo tay áo len xuống để che đi. Sau khi kết thúc cuộc gặp, tôi chạy vội ra bốt điện thoại và gọi cho Patrick.
“Anh đã từng nghe tới một ca sĩ tên là Julien Claire chưa?” – Tôi hỏi. “Tất nhiên là có” – Patrick đáp. “Anh ta là ngôi sao lớn nhất tại Pháp”
“Phải, anh ta vẫn chưa ký hợp đồng với hãng thu âm nào. Hãy tìm cách ký hợp đồng với anh ta. Chúng ta có thể hẹn gặp anh ta ăn trưa ngày mai không?”
Vào bữa trưa ngày hôm sau, Patrick và tôi đã thuyết phục được Julien Clerc ký hợp đồng với Virgin ngay trước mũi Arista. Trong vòng hai tuần tôi đã thành công khi tên mình bị xóa khỏi danh sách ăn trưa của hai công ty thu âm nhưng cả Patrick và Julien Clerc đều tiếp tục tạo ra vận may cho Virgin France và cho cả chính họ.
Với Ken tại New York, Patrick tại Paris, Udo tại Đức và hoạt động của chính chúng tôi tại London, chúng tôi hoàn toàn có thể tìm thị trường tiêu thụ cho Virgin như một thương hiệu thu âm quốc tế. Khó khăn là chúng tôi không dự trữ tiền mặt, và do đó bất kỳ một sự thất bại nào cũng có thể là bản án khai tử cho chúng tôi. Khi tôi tới ngân hàng Coutts Bank tại Strand, lúc đó tôi mang giầy và mái tóc tôi không còn lo sợ vướng phải cánh cửa xoay nữa nhưng họ vẫn đối xử với tôi chẳng khác nào một nam sinh xuất sắc thay vì một thương nhân. Thậm chí ngay cả khi nhìn vào doanh số 10 triệu bảng của Virgin, họ cũng chỉ lắc đầu và mỉm cười.
“Đó là tất cả những gì của dòng nhạc pop sao?” – Giám đốc Coutts nói một cách niềm nở. “Con trai tôi rất thích Mike Oldfield. Tôi chỉ mong đứa còn lại sẽ không chơi cái thể loại nhạc rock ầm ĩ đó. Tôi liên tục phải hét nó tắt nhạc đi”.
Tôi cố gắng để chỉ ra rằng Virgin đang phát triển thành một công ty lớn. Chúng tôi có doanh số khả quan và đang thu lợi ổn định như bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào. Nhưng những giám đốc nhà băng lại không bao giờ thấy vậy. “Nhưng rõ ràng năng lực doanh thu của các ông quá kém. Trước hết chúng tôi không thể đứng xem doanh thu của các ông sẽ tăng bao nhiêu trong hơn một tháng.”
Mặc cho những phân tích không mấy lạc quan này, vào cuối năm 1978 chúng tôi cảm thấy hoàn toàn tự tin: tại Anh chúng tôi đã có một năm tốt lành với một chuỗi các hit trong danh sách đứng đầu và doanh số hiệu quả thu về từ các cửa hàng băng đĩa. Nhưng năm 1979 Margaret Thatcher được bầu làm thủ tướng; tỷ lệ lãi suất tăng vọt và chúng tôi phải đương đầu với cuộc khủng hoảng trầm trọng. Doanh số đĩa hát tại Anh giảm lần đầu tiên trong vòng 20 năm và chuỗi các cửa hàng của chúng tôi tại Anh đã bị lỗ rất nhiều. Ken cũng không gặp may tại New York: Đĩa đơn đầu tiên tại đó đã tiêu tốn 50.000 bảng tiền quảng cáo và hoàn toàn thất bại. Không còn cách nào khác, chúng tôi quyết định đóng cửa văn phòng và gọi Ken trở về.
Tất cả mọi việc dường như đều trở nên tồi tệ, thậm chí cả trong cuộc sống riêng tư của tôi. Tháng 11/1979, Joan gọi cho tôi nói rằng nhà thuyền đang có nguy cơ bị chìm. Tôi đã đặt máy bơm nước nhưng lẽ ra phải bơm nước ra ngoài thì nó lại hoạt động ngược lại và bắt đầu dẫn nước theo xi-fông tràn vào ngôi nhà. Chúng tôi gặp nhau tại Duende và lội bì bõm trong nước cố gắng để cứu lấy đồ đạc và hộp đựng tài liệu. Sau khi chúng tôi lấy lại được tất cả những gì có thể, chúng tôi ngồi trên đường kéo tàu nói chuyện với những người hàng xóm để bàn cách kéo con thuyền lên. Một người hàng xóm đã nâng một chiếc hộp lên, và trước sự bối rối của chúng tôi, một chiếc máy rung của chúng tôi lớn rơi ra khỏi chiếc hộp. Khi vừa chạm mặt đất, nó tự khởi động và bắt đầu rung. Tất cả chúng tôi đều quan sát nó.
Nó quay vù vù và cuối cùng rơi xuống lòng hồ, lao vụt qua dòng nước như một quả ngư lôi trước khi hoàn toàn biến mất khỏi tầm mắt chúng tôi
“Anh còn việc gì nữa không, Richard?” – Joan hỏi châm chọc. “Không. Còn em?”
“Tất nhiên không.”
Chiếc hộp đã có mặt tại Duende nhiều năm. Vệt sóng lăn tăn chính tại nơi chiếc máy rung chìm xuống dường như là điểm kết thích hợp cho những năm 1970.

*

Vào năm 1980, tôi tới Los Angeles để cố gắng lôi kéo sự quan tâm của các công ty thu âm Mỹ vào những nghệ sĩ Anh. Chuyến đi là một thảm họa. Tôi mang theo bộ sưu tập các băng nhạc demo nhưng không một ai quan tâm. Mike Oldfield vẫn nổi tiếng – thậm chí một người nào đó đã phát âm sai tên anh ta là “Oilfield” (mỏ dầu), mà chắc chắn nó có vẻ đúng với thực tế của Virgin – nhưng những ban nhạc khác mà tôi đang cố gắng để bán bản quyền như The Skids, The Motors, XTC, Japan, Orchestral Manoeuvers in the Dark (“Này Richard” – Người mua tại CBS nói. “Chúng tôi không kiếm được gì cả ngày nay. Lẽ nào chúng tôi không thể gọi họ là OMD sao?”), và The Flying Lizards, cũng nhận được sự quan tâm lắng nghe nhưng chỉ thu về ít ỏi hợp đồng.

Khi tôi thấy rằng thu nhập của Virgin đang cạn dần, tôi đã lập bản danh sách các khoản tiết kiệm chúng tôi có thể thực hiện. Tôi đã bán Denbigh Terrace và đổ tiền vào Virgin; chúng tôi cũng bán hai căn hộ tại Vernon Yard; và cắt giảm tất cả mọi thứ chúng tôi có thể nghĩ tới. Mới đây tôi tình cờ thấy lại bản danh sách các việc cần ưu tiên thời gian trong cuốn sổ ghi chép cũ. Nó mang tôi quay trở về cảm giác tuyệt vọng:
1. Thế chấp lại Biệt thự Manor
2. Ngắt hệ thống sưởi tại bể bơi
3. Ký hợp đồng với ban nhạc Japan
4. Bán nhà tại Vernon Yard
5. Đề nghị Mike Oldfield cho phép chúng tôi giữ tiền mặt của anh ta
6. Bán nhà thuyền
7. Bán xe hơi
8. Cho thuê tất cả thiết bị thu âm
9. Nik có thể bán cổ phần của mình cho một ngân hàng nhà buôn hoặc Warner Bros
10. Bán The Venue
Tôi đã viết một lá thư cho nhân viên của Virgin và nói với họ rằng chúng tôi phải thắt chặt chi tiêu khẩn cấp.
Tin tốt lành là đĩa nhạc mới của Ian Gillan đã vươn thẳng lên vị trí số 3 trong bảng xếp hạng. Nhưng tin xấu đó là chúng tôi chỉ bán được 70.000 bản, bằng một nửa so với số lượng một đĩa nhạc vị trí số 3 có thể tiêu thụ vào năm ngoái. Lợi nhuận của chúng tôi đã giảm hơn một nửa với cùng tổng phí tương đương năm ngoái.
Theo số liệu tính toán của Nik, Virgin bị thua lỗ 1 triệu bảng năm 1980.
“Tôi không thể bán cổ phần của tôi cho ngân hàng nhà buôn” – Anh ta nói với tôi. “Virgin đã lỗ 1 triệu bảng năm nay. Số cổ phần đó cũng chẳng thể bù đắp được gì.”
“Nhưng còn tên thương hiệu thì sao?” – Tôi hỏi.
“Virgin ư? Nó đáng giá âm 1 triệu bảng” – Anh ta nói. “Họ sẽ không nhận ra bất kỳ giá trị nào trong tên thương hiệu. British Leyland còn đáng làm tên thương hiệu không?”
Virgin đột nhiên rơi vào khó khăn cùng cực. Cuộc khủng hoảng năm 1980 đã khiến chúng tôi phải nếm trải sự tàn khốc không ngờ tưởng như một trận cuồng phong trên biển. Đó là lần thứ hai chúng tôi phải sa thải nhân viên: 9 người, đại diện cho 1/6 số nhân viên trên toàn thế giới của Virgin Music. Tỷ lệ cắt giảm này ít hơn hẳn so với các công ty thu âm khác lúc bấy giờ nhưng đó là một đòn đau đớn tưởng như cắt lìa khúc ruột với chúng tôi.
Nik, Simon, Ken và tôi đã mất hàng giờ tranh cãi chúng tôi nên làm gì. Không còn một ngôi sao nhạc rock chủ lực nào để có thể tung ra một đĩa nhạc đình đám, Virgin sẽ không thể nghĩ tới thu nhập trong tương lai. Chúng tôi nhận thấy mình đang đấu tranh một cách vô vọng để cố chứng tỏ Coutts Bank đã sai. Thêm một lần nữa chúng tôi xem xét kỹ lưỡng bản cataloue các ban nhạc và quyết định cắt hợp đồng với một vài người trong số họ. Chúng tôi phải từ bỏ hầu như toàn bộ các ban nhạc nhịp điệu Tây Âu mà chúng tôi đã ký tại Jamaica kể từ khi cuộc đảo chính quân đội tại Nigeria cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu và hủy hoại việc buôn bán của chúng tôi.
Căng thẳng đẩy lên giữa Nik và Simon khi họ tranh cãi ban nhạc nào Virgin nên giữ lại. Nik cho rằng Virgin nên cắt bỏ The Human League, một ban nhạc trẻ từ Sheffield chơi thể loại nhạc tổng hợp.
“Trừ khi bước qua xác tôi” – Simon nói.
“Nhưng họ không đem lại lợi nhuận” – Nik cãi. “Chúng ta không đủ tiền để tiếp tục bảo trợ cho họ”
“The Human League chính là lý do tôi làm công việc này” – Simon nói, cố gắng để giữ bình tĩnh.
“Anh chỉ giỏi tiêu tất cả tiền tôi tiết kiệm được từ các cửa hàng” – Nik nói, chỉ tay vào mặt Simon.
“Nhìn đây này” – Simon nói, giơ chân lên. “Đừng bao giờ chỉ tay vào mặt tôi như thế lần nữa. Và The Human League sẽ ở lại.”
Tôi ngồi nhìn Simon và Nik đấu tranh đến cùng, hiểu rằng một điều gì đó sẽ phải được thực hiện. Nik là người đồng hành chính của tôi, là người bạn thân nhất từ thời thơ ấu và chúng tôi làm việc với nhau từ hồi còn ở tạp chí Student, khi chúng tôi mới 16 tuổi. Nhưng Nik bị ám ảnh bởi việc cắt giảm và tiết kiệm chi phí, mặc dù, phải thừa nhận rằng, vào lúc đó chúng tôi đang rơi vào khó khăn cùng cực. Và lại một lần nữa, tôi cảm thấy nếu chúng tôi không làm một điều gì đó thực sự ấn tượng, mà ở đây có nghĩa là tiêu tiền, chúng tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi khó khăn.
Nik và Simon đang dồn đối phương vào thế bí và họ quay sang cầu cứu tôi làm trọng tài phân xử họ. Trước cơn thịnh nộ của Nik, tôi đã ủng hộ Simon. Đây là bước ngoặt trong mối quan hệ tam giác đã tồn tại tốt đẹp cho tới thời điểm này. Tôi cảm thấy rằng thị hiếu của Simon về âm nhạc là điều duy nhất có thể kéo Virgin ra khỏi hố lầy. Không có thế hệ các ban nhạc mới của Simon, chúng tôi sẽ phải đạp chân trong nước. Nik nghĩ rằng chúng tôi đang ném tiền qua cửa sổ và anh ta quay trở về các cửa hàng băng đĩa quyết định chắt bóp, nén nhặt từng đồng.

Tại một cuộc họp khác chúng tôi lại tranh luận về việc ký một hợp đồng mới, một tay trống từ Genesis. Vào tháng 9/1980, Simon muốn chi 65.000 bảng để ký hợp đồng với Phil Collins, một nghệ sĩ đơn. Lại một lần Simon tuyệt đối tin rằng đây là một nước đi đúng đắn và anh ấy dám dũng cảm đương đầu với tất cả mọi nghi ngờ và chỉ trích mà Nik dành cho anh ấy. Lý do chúng tôi có cơ hội ký kết với Phil Collins đó là chúng tôi đang mở rộng lấn sang kinh doanh studio thu âm. Cũng như Manor, chúng tôi sở hữu một studio tại Tây London mà chúng tôi đặt tên là Town House. Phía sau Town House, chúng tôi xây một studio thứ hai mà chúng tôi đã thuê được với mức giá thấp. Thay vì xây tường cách âm, chúng tôi lại xây các bức tường đá. Khi Phil Collins muốn thu âm một số bản đơn, anh ta xác định rằng mình không thể đủ tiền để chi trả studio tốt nhất, vì thế anh ta đã đặt studio ở Stone Wall. Tại đây Phil Collins nhận ra anh ta có thể thực hiện bản thu âm trống kỳ lạ nhất cho In The Air Tonight. Và Phil đã phối hợp ăn ý với các kỹ sư âm thanh tới mức ngay lập tức anh tự tìm gặp Simon. Trước khi chúng tôi hiểu điều gì đang diễn ra ra thì Simon đã sẵn sàng ký hợp đồng với Phil.
Nik buộc Simon phải thực hiện tất cả các phân tích doanh số để tính toán chúng tôi có thể bán được bao nhiêu album đơn của Phil. Nik lo lắng những người hâm mộ Genesis sẽ không mua album nhưng Simon chứng minh rằng ngay cả khi chỉ có 10% lượng fan Genesis mua album solo đầu tay của Phil thì chúng tôi vẫn thu về lợi nhuận. Khi chúng tôi bắt tay vào làm việc bằng kết quả đáng thất vọng về thấu chi và số liệu doanh thu thấp tới mức khủng hoảng từ các ban nhạc khác, chúng tôi hiểu rất rõ canh bạc mình đang chơi.
Trước lòng tin của Simon, Nik đã nhất trí việc ký hợp đồng với Phil Collins, thậm chí ngay cả khi phải rút tiền từ các ngăn kéo cửa hàng để trang trải đủ số tiền tạm ứng. Phil đã thể hiện là một ca sĩ kiêm nhạc công với tài năng thiên bẩm. Giọng ca của anh đủ sức làm người nghe bị ám ảnh và những ca từ chất đầy sự sâu sắc: Anh được số phận định để trở nên thành công hơn cả Genesis.
Cùng lúc đó, tạp chí New Musical Express (NME) đề cập tới việc Virgin Music đang gặp khó khăn về tài chính. Nếu Coutts đọc NME, mà tôi ngờ rằng đó là điều chắc chắn, họ có thể suy nghĩ thêm về việc mở rộng khoản vay cho tôi. Ngay lập tức tôi cố gắng bóp chết ý nghĩ này bằng một lá thư gửi ban biên tập: “Do trong số xuất bản vừa rồi ông phỏng đoán rằng tôi đang gặp khó khăn trầm trọng về tài chính nên chắc hẳn ông sẽ đánh giá cao nhu cầu khẩn thiết của tôi đề nghị ông cho chúng tôi vay một khoản vay không lãi suất thay vì việc tôi phải đặt vấn đề với các ngân hàng nhà buôn…” Mặc dù New Musical Express không phải là Financial Times nhưng tôi nhận ra rằng nếu những lời đồn kiểu như vậy giáng lên đầu, thói quen tồi tệ đó của họ sẽ được duy trì mãi mãi. Nhưng đáng buồn hơn, những lời đồn đó là sự thực.
Một vài tháng sau vụ tranh cãi về The Human League và Phil Collins, tôi tình cờ tìm được hai mối làm ăn mà tôi cho là khó lòng cưỡng nổi. Cả hai đều liên quan tới các hộp đêm. Đầu tiên là The Roof Garden tại Kensington, được chào bán với giá 400.000 bảng. Tất nhiên Virgin không có một xu nào nhưng giám đốc nhà máy cung cấp bia cho The Roof Garden đã chuẩn bị cho chúng tôi vay một khoản vay không lãi suất nếu chúng tôi tiếp tục tiêu thụ bia, rượu và rượu mạnh của họ. Hộp đêm kia là Heaven, một hộp đêm lớn và là nơi tụ tập của những người đồng tính nằm dưới nhà ga Charing Cross Station. Chủ hộp đêm này là bạn của em gái tôi Vanessa và anh ta muốn bán cho một ai đó trân trọng và vẫn giữ nguyên nó với tư cách một câu lạc bộ dành cho những người đồng tính. Qua công việc của tôi tại Trung tâm tư vấn, anh ta biết rằng có thể tin tưởng tôi. Giá đề nghị là 500.000 bảng và lại một lần nữa giám đốc nhà máy sản xuất bia chuẩn bị cho chúng tôi khoản vay không lãi suất để trang trải toàn bộ giá mua, đổi lại chúng tôi tiêu thụ bia của họ. Tôi không có ý kiến về việc tại sao những chủ nhà máy sản xuất bia lại không muốn sở hữu toàn bộ những câu lạc bộ này để chớp ngay cơ hội mua chúng.
Tôi biết rằng Nik sẽ phản đối việc mua bán này vì thế tôi chủ động ký kết các hợp đồng mà không nói một lời nào với anh ta. Nik đã rất giận dữ. Anh ta nghĩ rằng tôi đang hoang phí tiền của. Anh ta nhìn vào tờ phiếu nợ 1 triệu bảng, bằng chứng của việc mua các hộp đêm, và nghĩ rằng tôi đang hủy hoại Virgin.
“Nó sẽ nhấn chìm chúng ta” – Anh ta thốt lên.
“Nhưng chúng ta không phải trả một khoản lãi nào cả” – Tôi nói. “Đó là tiền miễn phí.
Khi ai đó bán cho anh một con Rolls-Royce với giá một chiếc Mini chẳng lẽ anh không nhận sao?”
“Không có những thứ kiểu như bữa trưa miễn phí và cũng không có tiền miễn phí” – Nik nói với tôi. “Nợ vẫn là nợ. Chúng ta không có đủ khả năng trả nó. Thực tế chúng ta đã phá sản.”
“Tiền này là miễn phí” – Tôi nói. “Và tôi nghĩ cũng có thứ tương tự bữa trưa miễn phí.
Chúng ta sẽ buôn bán để vượt ra khỏi khó khăn.”
Nik bất đồng với tôi kịch liệt tới nỗi một điều rõ ràng đó là chúng tôi phải đi hai con đường riêng. Anh ta nghĩ rằng tôi đang dẫn Virgin tới bờ vực phá sản. Anh ta muốn bảo vệ giá trị 40% cổ phần còn lại của anh ta trước khi quá muộn. Về phần tôi, mặc cho những ký ức đã có giữa chúng tôi, tôi vẫn cảm thấy không vui vẻ về mối quan hệ công việc đã hai, ba năm nay. Nik và tôi đã luôn là những người bạn tốt nhất nhưng, khi Virgin phát triển lớn hơn và chuyển từ một đại lý bán lẻ băng đĩa sang một thương hiệu âm nhạc, tôi cảm nhận rằng anh ta trở nên không thể với tới. Nik nghĩ cả hai chúng tôi đều không thể hiểu nhau như trước. Không còn chỗ cho anh ta trong hãng thu âm, và trong bất kỳ sự kiện nào anh ta đều cảm thấy không thoải mái khi thực hiện các công tác xã hội với những nhạc sĩ như tôi, Simon và Ken đã làm. Tôi ngờ vực rằng quan điểm đạo đức chủ nghĩa khiến anh ta phẫn uất với từng bảng ném ra để mua một chai champagne khác, thậm chí ngay cả dùng để mua chuộc nhằm giành được ban nhạc về Virgin Music và đem lại cho chúng tôi những lợi ích to lớn. Tôi cảm nhận Nik luôn cố gắng để ngăn tôi làm những gì tôi muốn, mà phải thừa nhận, hầu hết trong số đó là những việc liên quan đến đầu tư mạo hiểm vào những ban nhạc mới. Tôi nghĩ có vẻ như phép thử mối quan hệ của chúng tôi chính là việc Nik không tham dự các kỳ nghỉ trượt tuyết dành cho nhân viên kể từ sau năm 1977. Tôi luôn muốn nhân viên của Virgin có một thời gian nghỉ lễ tuyệt vời, và tôi sẽ là người đầu tiên tự biến mình thành một kẻ ngốc nghếch nếu điều đó làm cho bữa tiệc trở nên sôi động. Nik thấy thật khó để có thể vui vẻ trước những sự kiện như vậy. Chúng tôi biết nhau rõ đến nỗi chúng tôi có thể viết hàng trang về những điểm xấu và tốt của nhau. Cuối cùng cả hai đều nhận ra tốt hơn hết chúng tôi nên chia tay trong lúc vẫn còn là bạn. Chỉ có cách đó chúng tôi mới có thể duy trì tình bạn, còn hơn là đợi tới lúc chúng tôi trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Tôi đã huy động được khoản vay từ một ngân hàng khác và mua lại toàn bộ cổ phần của Nik tại Virgin. Cũng như tiền mặt, Nik còn mang theo một số thứ anh ta yêu thích nhất tại Virgin Group: rạp chiếu phim Scala và studio biên kịch video và phim. Mối quan tâm thực sự của Nik nằm ở thế giới điện ảnh, và khi rời đi, anh ta đã thiết lập Palace Picture với dự định sản xuất phim. Với tài năng của mình, anh ta nhanh chóng bắt đầu sản xuất những bộ phim tuyệt vời như The Company of Wolves, Mona Lisa và bộ phim đoạt giải Oscar The Crying Game.
Khi chia tay, Nik và tôi ôm nhau và làm hòa. Chúng tôi đã có những gì mình muốn, và để kỷ niệm “cuộc ly hôn” này, chúng tôi tổ chức một bữa tiệc chia tay tại The Roof Garden. Theo nhiều cách, chúng tôi đã có được những gì tuyệt vời nhất trong cả hai thế giới: chúng tôi vẫn là những người bạn tốt nhất, vẫn hiểu rõ về nhau nhiều nhất và cả hai có thể tự đi trên đôi chân của mình mà không cần đến người kia. Mặc dù tôi đã nắm 40% cổ phần của Nik tại Virgin nhưng tôi cũng nhận thức rõ ràng rằng chẳng có sự khác biệt nào giữa việc sở hữu 100% và 60% cổ phần của một công ty đang lâm vào cảnh vỡ nợ. Nik đã tính toán đúng về thất thoát kinh doanh của Virgin năm 1980: chúng tôi đã thua lỗ 900.000 bảng.

1978 – 1980
Tôi gặp Joan ở New York. Những nỗ lực cuối cùng dàn xếp cuộc hôn nhân của cô ấy với Ronnie đã thất bại. Chúng tôi đã trải qua một tuần ở Manhattan và có cảm giác như những người lánh nạn. Việc ly hôn giữa tôi và Kristen vẫn đang xúc tiến và Joan cũng chỉ còn vài ngày nữa để chia tay Ronnie. Khi chúng tôi đang nghĩ về việc thoát khỏi New York, cách xa điện thoại để dành thời gian riêng cho nhau thì có một người nào đó hỏi tôi có phải tôi đặt tên Virgin Music theo tên Virgin Islands hay không. Câu trả lời là không – nhưng đây giống như bến cảng lãng mạn mà Joan và tôi đang cần.
Một phút bốc đồng, Joan và tôi quyết định đáp xuống hòn đảo Virgin Islands. Chúng tôi chẳng có nơi nào để ở và không mang nhiều tiền nhưng tôi nghe nói nếu bạn bộc lộ mối quan tâm nghiêm túc về việc mua một hòn đảo, hãng kinh doanh bất động sản địa phương sẽ cung cấp nơi ăn ở cho bạn tại một biệt thự sang trọng và đưa bạn tham quan khắp đảo Virgin Island bằng máy bay. Điều này nghe có vẻ nực cười. Tôi đã nhanh trí gọi một vài cuộc điện thoại và để đảm bảo chắc chắn, tôi tự giới thiệu mình và đề cập tới The Sex Pistols, Mike Oldfield cùng việc Virgin Music thực sự đang có ý định mở rộng và chúng tôi đang tính mua một hòn đảo nơi các ngôi sao nhạc rock của chúng tôi có thể đến, nghỉ ngơi, và đặt một studio thu âm tại đó. Hãng bất động sản bắt đầu tỏ ra thích thú.
Joan và tôi đáp xuống đảo Virgin Islands. Tại đây chúng tôi được chào đón như người hoàng tộc và được dẫn vào một căn biệt thự lộng lẫy. Ngày hôm sau chúng tôi được máy bay đưa đi khắp các đảo Virgin Island trong khi người môi giới chỉ cho chúng tôi những hòn đảo đang rao bán. Chúng tôi vờ hứng thú với hai hòn đảo đầu tiên đã đi qua nhưng lại hỏi anh ta liệu còn hòn đảo nào khác nữa không.
“Còn một hòn đảo nữa thực sự giống như một viên ngọc nhỏ bé” – Anh ta nói. “Hòn đảo này thuộc sở hữu của một chủ đất người Anh. Anh ta không bao giờ ở đây. Tên hòn đảo là Necker Island, nhưng tôi nghĩ không phải là một ý tưởng hay khi mua hòn đảo này vì nó cách rất xa.”
“Ồ, chúng tôi có thể xem nó không?” – Tôi nói.
Khi chúng tôi bay tới Necker Island, tôi nhìn xuống từ cửa máy bay và sững sờ trước màu biển xanh nhạt trong suốt. Chúng tôi hạ cánh xuống một bãi biển cát trắng.
“Không có một giọt nước nào trên hòn đảo này” – Người môi giới nói. “Những cư dân được biết đến cuối cùng là hai nhà báo tới đây trong khóa học cứu hộ. Họ truyền đi trên radio kêu gọi sự giúp đỡ trước khi hết thời hạn một tuần. Đây là hòn đảo đẹp nhất trong toàn bộ quần đảo, nhưng cần phải đổ thêm rất nhiều tiền vào đây.”

Có một ngọn đồi phía trên bãi biển. Joan và tôi trèo lên đỉnh đồi để có thể quan sát toàn bộ hòn đảo. Không có con đường nào cả. Tới lúc lên tới đỉnh đồi, chân chúng tôi bị trầy xước và tứa máu vì vướng phải những đám xương rồng. Nhưng quang cảnh từ ngọn đồi quả thật xứng với công sức chúng tôi bỏ ra: Chúng tôi nhìn thấy rặng san hô bao quanh hòn đảo và bãi biển chạy theo quanh dải đất ven bờ. Người môi giới nói với tôi rằng những con rùa luýt thường tới đẻ trứng trên bãi biển Necker. Nước trong đến nỗi chúng tôi có thể nhìn thấy một con cá đuối khổng lồ đang bơi lội tung tăng dưới đáy cát trong rặng san hô. Có hàng nghìn con mòng và nhạn biển làm tổ và cả một đám bồ nông đang bắt cá. Phía trên cao, một chú chim fregat đang bay lượn trên không trung, đôi cánh khổng lồ giang rộng như thể nó đang vẽ ra đường bay trên luồng khí nóng. Nhìn xuống hòn đảo, chúng tôi thấy hai hồ nước mặn và một cánh rừng nhiệt đới nhỏ. Một đám vẹt đen đang bay trên các tán cây. Khắp các hòn đảo khác, chúng tôi chỉ có thể thấy bờ biển màu xanh lục: không một căn nhà nào trong tầm mắt. Chúng tôi quay trở lại ngọn đồi để tìm người môi giới.
“Ông ta muốn bán nó với giá bao nhiêu?” – Tôi hỏi. “3 triệu bảng.”
Tầm ngắm hoàng hôn từ đỉnh đồi của chúng tôi đã bị biến mất. “Một ý tưởng hay đấy” – Joan nói, và chúng tôi quay bước trở lại máy bay.
“Anh nghĩ anh sẽ trả bao nhiêu?” – Người môi giới hỏi, đột nhiên anh ta nghi ngờ có sự dối trá ở đây.
“Chúng tôi có thể trả 150.000 bảng” – Tôi nói một cách vui vẻ. “200.000 bảng” – Tôi bổ sung sau đó, cố để làm cho vấn đề trở nên hợp lý hơn.
“Tôi hiểu.”
Khi chúng tôi quay trở về biệt thự, rõ ràng chúng tôi không còn được chào đón như trước nữa. Cái giá 200.000 bảng không đủ đảm bảo cho chúng tôi có một đêm ở biệt thự. Đồ đạc của chúng tôi bị vứt ngoài cửa. Joan và tôi phải kéo chúng khắp làng để tìm nhà trọ. Hiển nhiên sẽ không còn một chuyến bay nào đưa chúng tôi đi thăm quan các hòn đảo.
Nhưng Joan và tôi đã kiên quyết mua Necker. Chúng tôi cảm nhận đây sẽ là hòn đảo ẩn náu bí mật của chúng tôi, một nơi nào đó chúng tôi có thể tránh được cuộc sống ồn ào ở thành phố. Vì vậy, dù thực tế bị đuổi khỏi Virgin Islands như là những tên trộm gia súc nhưng chúng tôi thề sẽ quay trở lại.
Trở về London sau đó, tôi biết rằng người chủ Necker Island đang khẩn trương muốn bán hòn đảo. Ông ta muốn xây dựng một tòa nhà ở đâu đó Scotland và việc này sẽ khiến ông ta phải bỏ ra chi phí 200.000 bảng. Tôi nâng mức đề nghị lên 175.000 bảng và giữ nguyên trong ba tháng. Cuối cùng tôi nhận được một cuộc gọi.
“Nếu anh trả 180.000 bảng, hòn đảo đó sẽ là của anh”.
Không thể tin nổi vì 180.000 bảng chỉ là một phần nhỏ của giá đề nghị 3 triệu bảng. Do đó tôi đồng ý ngay lập tức và Necker Island thuộc về chúng tôi. Thậm chí, ở một mức giá thấp, vẫn sẽ có những trở ngại chúng tôi không ngờ tới: chính phủ các đảo Virgin Island đã ra sắc lệnh rằng bất cứ ai mua Necker Island sẽ phải xây dựng nó trong 5 năm nếu không quyền chủ sở hữu sẽ chuyển sang họ. Sẽ mất rất nhiều kinh phí để dựng một căn nhà và dẫn ống nước khắp hòn đảo xung quanh, nhưng tôi muốn quay trở lại đó cùng Joan. Tôi đã quyết định kiếm đủ tiền để trang trải việc này.
Joan và tôi ở lại đảo Necken Island suốt những ngày nghỉ còn lại và cũng chính tại đây, tôi đã tạo dựng nên hãng hàng không Virgin Airways. Chúng tôi cố gắng bắt một chuyến bay tới Puerto Rico nhưng chuyến bay theo lịch trình Puerto Rican đã bị hủy. Ga hàng không chật kín những hành khách mắc kẹt. Tôi đã gọi vài cú điện thoại đến các công ty cho thuê máy bay và đồng ý thuê một chuyến bay với giá 2.000 bảng tới Puerto Rico. Tôi chia giá theo số ghế ngồi, mượn một tấm bảng và viết HÃNG HÀNG KHÔNG VIRGIN: 39 BẢNG/NGƯỜI TỚI PUERTO RICO. Tôi đi khắp nhà ga và nhanh chóng gom đủ số khách trên chuyến bay thuê. Khi chúng tôi hạ cánh xuống Puerto Rico, một hành khách quay lại gặp tôi và nói:
“Hãng hàng không Virgin Airways cũng không đến nỗi nào – chỉ cần đầu tư một chút vào dịch vụ và anh có thể bước chân vào kinh doanh đấy.”
“Tôi sẽ xem xét việc này” – Tôi cười lớn.
“Richard, tôi muốn kết hôn và tôi muốn anh làm phù rể cho hôn lễ của tôi” – Mike Oldfield nói.
“Thật tuyệt vời” – Tôi nói. “Cô ấy là ai?”
“Cô ấy là con gái giáo viên dạy tôi môn trị liệu.”
Mike Oldfield là một người sống thu mình trong suốt cuộc đời. Vào tháng 9/1976, anh ta tiếp tục theo học khóa học trị liệu tại Wales; khóa học này dường như liên quan tới việc Mike Oldfield luân phiên bị bẽ mặt rồi lại được tán dương trước một nhóm người. Còn với tôi, nó chẳng khác nào một khóa học cấp tốc trong một trường cứu hộ hay quân đội. Nhưng sự hướng nội của Mike đã biến mất tại đây. Trong vài ngày, anh ta đã đứng làm mẫu chụp ảnh nude cho các tờ báo âm nhạc như Le Penseur của Rodin. Và giờ anh ta muốn kết hôn.
“Anh biết cô ấy được bao lâu?” – Tôi hỏi. “3 ngày.”
“Anh không muốn đợi sao?”
“Tôi không thể đợi” – Anh ta nói. “Cô ấy không muốn ngủ với tôi chừng nào chúng tôi chưa kết hôn. Ngày mai tại Phòng đăng ký Chelsea nhé.”
Không thể thuyết phục được Mike, Joan và tôi đành phải tới phòng đăng ký và đợi Mike cùng cô dâu của anh ta – Sarah. Chúng tôi mang hai chiếc ghế đẩu chạm trổ của châu Phi theo làm quà cưới và đặt xuống hành lang ngồi trong lúc đợi Mike tới. Một toán đàn ông và phụ nữ đi ngang qua và nhìn chúng tôi như một cặp vợ chồng. Khi chúng tôi ngồi đợi, tôi có thể cảm nhận toàn bộ ý nghĩ kết hôn mỗi lúc lại trở nên thiếu lôi cuốn với tôi. Cả Joan và tôi đã nếm mùi của thất bại hôn nhân và nhìn cảnh dây chuyền sản xuất cứ sáu phút rưỡi lại một cặp bước ra từ phòng đăng ký và, dưới ánh mắt ghen tị của chúng tôi, khi chúng tôi sắp sửa phải tới luật sư ly dị khiến chúng tôi chẳng còn tâm trí nào để nói những lời thề nguyện với nhau. Nghe thì có vẻ như tôi nói dối. Tôi biết rằng tôi yêu Joan nhưng tôi cảm thấy chúng tôi không cần nói những lời sáo rỗng để khẳng định điều ấy.
Mike và Sarah kết hôn, chúng tôi tặng họ hai chiếc ghế đẩu Châu Phi. Chúng tôi dùng bữa cùng nhau tối hôm ấy, nhưng buổi tối kết thúc sớm vì Mike quá nôn nóng được đưa Sarah lên giường. Sáng hôm sau chuông điện thoại reo.
“Richard, tôi muốn ly dị”. Đó là Mike. “Chuyện gì vậy?”
“Chúng tôi không hợp nhau” – Mike nói, với giọng điệu không thể chịu đựng thêm một câu hỏi nào nữa.
Mike và Sarah ít nhiều cũng đã đi thẳng từ phòng đăng ký kết hôn tới luật sư, và anh ta đã chấm dứt cuộc hôn nhân cùng với việc phải trả 200.000 bảng tiền trợ cấp cho vợ. Tôi ngần ngại về điều diễn ra đêm hôm đó. Nhưng dù có chuyện gì đi chăng nữa đó chắc hẳn phải được ghi nhớ như một trong những chuyện tình một đêm đắt đỏ nhất trong lịch sử.
Vào năm 1977, toàn bộ lợi nhuận trước thuế mà Virgin thu được là 400.000 bảng; năm 1978, con số này đã tăng lên 500.000 bảng. Sau sự tan rã của The Sex Pistols, chúng tôi vẫn còn lại đông đảo những nghệ sĩ đầu tiên, quan trọng nhất là Mike Oldfield. Album của Mike luôn bán chạy trong trào lưu nhạc rock và làn sóng mới. Chúng tôi cũng mới ký hợp đồng với hai ban nhạc, cả hai dường như khá kín tiếng và chơi thể loại nhạc tổng hợp: Orchestral Manoeuvres in The Dark và The Human League. Trong khi hai ban nhạc này vẫn có số lượng đĩa bán chạy thì XTC, The Skids và Magazine vẫn duy trì được doanh số.
Chúng tôi cũng tiếp tục kinh doanh hiệu quả tại Pháp và Đức, đặc biệt với Tangerine Dream.
Vào năm 1979, một người ngoài cuộc có thể nhìn vào Virgin và kết luận rằng đây là một sự lượm nhặt và pha tạp các loại hình công ty khác nhau. Từ một căn nhà nhỏ tại Vernon Yard, chúng tôi đã kinh doanh các cửa hàng băng đĩa do Nik điều hành; công ty thu âm do Simon và Ken điều hành; và công ty phát hành âm nhạc do Carol Wilson điều hành. Căn biệt thự Manor vẫn hoạt động tốt và chúng tôi đã mở rộng hoạt động thu âm bằng việc mua một studio thu âm tại London. Kế hoạch ban đầu thành lập tất cả những gì mà một ngôi sao nhạc rock cần, thu âm, phát hành, phân phối và bán lẻ, đang bắt đầu được thực hiện.
Trên đà thắng lợi, chúng tôi đã thành lập Nhà xuất bản sách Virgin, chủ yếu xuất bản các sách về âm nhạc, tiểu sử và tự truyện của các ngôi sao nhạc rock.

Đổi lại việc album tương lai của The Sex Pistols không bao giờ được thực hiện, chúng tôi lại giành được quyền liên quan đến bộ phim Malcolm McLaren đang sản xuất, The Great Rock&Roll Swindle (Trò đại bịp của Rock&Roll). Điều này có thể giúp đảm bảo cho album cuối cùng và soundtrack của bộ phim. Để tổ chức sản xuất bộ phim này, chúng tôi đã thành lập hãng phim Virgin Films do Nik tiếp quản.
Một dự án kinh doanh khác mà Nik lập ra chính là The Venue – một hộp đêm nơi các ban nhạc của chúng tôi chơi nhạc, còn mọi người có thể ăn uống và trò truyện trong khi xem họ trình diễn. Khi thế giới nhạc rock phát triển ngày một phức tạp, một điều trở nên rõ ràng đó là các ban nhạc không còn muốn đơn thuần chỉ thu âm các bài hát của họ rồi sau đó phát hành. Các video nhạc pop trở thành phương tiện hiệu quả nhất để quảng bá các bài hát và một số nhà phê bình đã quan sát thấy các video nhạc pop cũng quan trọng như chính bản thân dòng nhạc đó. Để phù hợp với xu hướng này, Nik cũng xây dựng một studio biên tập. Tại đây các ban nhạc của chúng tôi có thể thực hiện và biên tập các video của chính họ.
Một dịch vụ khác Virgin nên cung cấp cho các nghệ sĩ đó là quyền bán các đĩa hát của họ ra nước ngoài. Mặc dù chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ đặt trụ sở tại một căn nhà tọa lạc trên ngọn đồi Notting Hill nhưng tôi biết rằng nếu chúng tôi không có các công ty tại nước ngoài, chúng tôi sẽ đứng dậm chân tại chỗ và không thể có cơ hội ký hợp đồng với các ban nhạc quốc tế. Một trong những cái hay của nhạc rock chính là ở tận cùng của thị trường, nó hoàn toàn mang tính chất hàng hóa quốc tế. Thước đo thành công hiệu quả nhất của một nhóm nhạc chính là số lượng đĩa nhạc họ tiêu thụ tại nước ngoài. Các công ty đa quốc gia lớn có một lợi thế khổng lồ so với Virgin hoặc Island vì, trong khi thương lượng ký kết với một ban nhạc, họ có thể chỉ ra các ưu thế về doanh số tiêu thụ tại Pháp và Đức.
Một lựa chọn mở ra với Virgin đó là không cạnh tranh với các công ty đa quốc gia tại nước ngoài mà đơn thuần tập trung vào thị trường nội địa Anh và cấp quyền cho các ban nhạc của chúng tôi tại nước ngoài theo như cách chúng tôi đã làm với Mike Oldfield khi mới ra đời. Mặc dù nước đi này có vẻ rất lôi cuốn vì nó có thể mang lại lợi nhuận béo bở nhưng tôi tuyệt nhiên không hứng thú. Island và Chrysalis đã làm theo biện pháp này và tôi cảm thấy rằng chính điều đó đã giới hạn sự phát triển của họ vì họ sẽ phải nằm dưới quyền của những người được cấp phép. Một khi anh cấp quyền cho một ban nhạc được phép làm ăn với một công ty băng đĩa khác, anh sẽ mất tất cả quyền kiểm soát sự phát triển của họ. Cũng như việc muốn kiểm soát triển vọng của các ban nhạc Anh của chúng tôi tại nước ngoài, chúng tôi cũng muốn có thể thu hút các ban nhạc nước ngoài gia nhập Virgin. Chúng tôi muốn những ban nhạc Pháp, Đức và Mỹ cảm thấy rằng họ có thể ký với chúng tôi các quyền trên toàn thế giới thay vì việc chỉ ký kết với các thương hiệu thu âm quốc tế lớn.
Với một nhân viên nòng cốt tại Vernon Yard, sẽ thật khó để tưởng tượng chúng tôi có thể thực sự đảm trách các công việc của một công ty đa quốc gia. Nhưng chúng tôi đã quyết định thử vận may một lần. Vào năm 1978, Ken tới New York để thiết lập thương hiệu Virgin tại Mỹ. Có phần giống như cách Virgin đã tạo dựng tại London đó là đi lên từ một số ngôi nhà nhỏ quanh Notting Hill, nên tôi hình dung rằng Virgin Mỹ cũng sẽ khởi nghiệp từ một ngôi nhà tại Greenwich Village và sau đó phát triển dần rộng khắp đất nước bằng việc mua các căn nhà tại Chicago, Los Angeles, San Francisco và các trung tâm khác, để chúng tôi không nhất thiết phải xây dựng một trụ sở cố định nào cả.
Vào năm 1979, tôi tới Pháp để gặp Jacques Kerner – chủ tịch hãng PolyGram tại Pháp. Tôi không biết một ai trong lĩnh vực âm nhạc Pháp và, mặc dù thoạt đầu tôi tới gặp ông ta với mục đích đề nghị PolyGram phân phối đĩa nhạc Virgin nhưng thực sự tôi còn thăm dò để tìm một người thích hợp có thể tạo dựng Virgin tại Pháp. Jacques Kerner giới thiệu cho tôi một người đàn ông thú vị tên là Patrick Zelnick hiện đang điều hành lĩnh vực thu âm tại PolyGram. Patrick có vẻ ngoài lơ đãng như Woody Allen với mái tóc dày, cứng, lòa xòa và đôi kính gọng đen che lấp cả khuôn mặt. Patrick không chỉ giống Woody Allen mà cách cư xử của anh ta cũng giống hệt: Lần đầu tiên ra ngoài ăn trưa cùng nhau, chúng tôi đã mất 4 tiếng sau đó để tìm nơi anh ta đã đỗ xe. Patrick nói với tôi anh ta đã dõi theo sự tiến bộ của Virgin và rất quan tâm tới chúng tôi. Ban đầu anh tìm cách gặp chúng tôi khi chúng tôi có một gian hàng tại Lễ hội âm nhạc Canas năm 1974 nhưng ở đó anh chỉ có thể tìm thấy một biển hiệu ghi dòng chữ GONE SKIING. Sau đó Patrick đã tìm mua các đĩa nhạc tại cửa hàng Virgin Records trên phố Oxford và anh đặc biệt yêu thích Mike Oldfield và Tangerine Dream.
Jacques Kerner đã trả tôi 300.000 bảng để mua bản quyền toàn bộ catalogue Virgin tại Pháp, trong đó tôi được hưởng tối đa 1% doanh thu bản quyền. Lời đề nghị đưa ra đúng vào thời điểm tài chính của Virgin eo hẹp và chúng tôi lại vừa tiến hành một khoản vay khác để trả cho Necker Island, nên có vẻ như nó sẽ dễ dàng được chấp nhận. Nhưng, thay vì việc viết chi tiết trong sổ ghi chép như thường lệ, tôi lại viết: “Patrick Zelnick: Virgin France”.
Tôi đã khiến Jacques Kerner ngạc nhiên bằng việc xin ông ta cho tôi thêm thời gian suy nghĩ.
Sau cuộc gặp, tôi cảm ơn cả hai người và đề nghị nếu nhân tiện họ ghé thăm và gặp tôi tại nhà thuyền khi họ tới London dịp tới. Tháng sau Patrick tới London và gọi điện cho tôi. Chúng tôi ăn trưa tại Duende, tại đây tôi đã đề nghị anh ta rời PolyGram và thiết lập Virgin với tư cách một chi nhánh độc lập tại Pháp. Tôi sẽ cho anh ta toàn quyền độc lập ký hợp đồng với bất cứ ban nhạc Pháp nào anh ta thích. Chúng tôi tính toán một vài số liệu phác thảo trên giấy. Cuối cùng Patrick đã đồng ý đảm nhận công việc này. Anh ta đã thành lập Virgin France cùng một người bạn tên là Philippe Constantine, một người phóng túng, bừa bộn và chơi ma túy nhưng lại có khiếu âm nhạc tuyệt vời. Trong khi Patrick điều hành công việc kinh doanh thì Philippe dành thời gian cho các ban nhạc.
“Khi tới dùng bữa tối” – Jacques Kerner nói đầy trách móc với tôi trong điện thoại khi Patrick từ chức, “anh không hề cho tôi thấy là anh có mang theo dao để đâm tôi”.
Tôi đã xin lỗi vì Jacques đã lôi kéo Patrick, nhưng tôi cũng nói với anh ta rằng Patrick đã có quyết định riêng của mình là thiết lập Virgin France. Sau khi Patrick rời khỏi PolyGram, chúng tôi mới xem xét lại các số liệu và nhận ra chúng tôi đã tính sai một bước:

Chúng tôi đã quên đưa vào VAT trong các dự toán; đã sử dụng nhầm sai biệt giá bán lẻ; và đã ảo tưởng khi đánh giá quá cao số lượng đĩa nhạc bán ra tại Paris. Nhưng lúc này tất cả đã quá muộn: Patrick và Philippe vẫn làm việc cho Virgin. Một trong những ban nhạc đầu tiên họ ký hợp đồng là Telephone, sau đó trở thành ban nhạc có số lượng đĩa nhạc bán chạy nhất trong năm tại Pháp. Vào những năm sau đó, Patrick vẫn lắc đầu không thể tin được rằng anh ta đã rời bỏ sự an toàn tại PolyGram và gia nhập một công ty thu âm Anh gần như đang vỡ nợ.
Trong khi các cuộc thương lượng với Patrick vẫn tiếp tục thì tôi trở lại Pháp để gặp giám đốc điều hành hãng thu âm Arista Records. Chúng tôi không thể đi tới một thỏa thuận phân phối nhưng tôi đã lắng tai nghe khi anh ta bắt đầu khoe khoang về cách Arista dự định thực hiện để ký hợp đồng với Julien Clerc – ngôi sao nhạc pop lớn nhất nước Pháp.
Tôi chẳng biết Julien Clerc là ai nhưng tôi xin phép anh ta và đi vào nhà vệ sinh. Tôi viết vội chữ “Julien Claire” lên cổ tay và sau đó cẩn thận kéo tay áo len xuống để che đi. Sau khi kết thúc cuộc gặp, tôi chạy vội ra bốt điện thoại và gọi cho Patrick.
“Anh đã từng nghe tới một ca sĩ tên là Julien Claire chưa?” – Tôi hỏi. “Tất nhiên là có” – Patrick đáp. “Anh ta là ngôi sao lớn nhất tại Pháp”
“Phải, anh ta vẫn chưa ký hợp đồng với hãng thu âm nào. Hãy tìm cách ký hợp đồng với anh ta. Chúng ta có thể hẹn gặp anh ta ăn trưa ngày mai không?”
Vào bữa trưa ngày hôm sau, Patrick và tôi đã thuyết phục được Julien Clerc ký hợp đồng với Virgin ngay trước mũi Arista. Trong vòng hai tuần tôi đã thành công khi tên mình bị xóa khỏi danh sách ăn trưa của hai công ty thu âm nhưng cả Patrick và Julien Clerc đều tiếp tục tạo ra vận may cho Virgin France và cho cả chính họ.
Với Ken tại New York, Patrick tại Paris, Udo tại Đức và hoạt động của chính chúng tôi tại London, chúng tôi hoàn toàn có thể tìm thị trường tiêu thụ cho Virgin như một thương hiệu thu âm quốc tế. Khó khăn là chúng tôi không dự trữ tiền mặt, và do đó bất kỳ một sự thất bại nào cũng có thể là bản án khai tử cho chúng tôi. Khi tôi tới ngân hàng Coutts Bank tại Strand, lúc đó tôi mang giầy và mái tóc tôi không còn lo sợ vướng phải cánh cửa xoay nữa nhưng họ vẫn đối xử với tôi chẳng khác nào một nam sinh xuất sắc thay vì một thương nhân. Thậm chí ngay cả khi nhìn vào doanh số 10 triệu bảng của Virgin, họ cũng chỉ lắc đầu và mỉm cười.
“Đó là tất cả những gì của dòng nhạc pop sao?” – Giám đốc Coutts nói một cách niềm nở. “Con trai tôi rất thích Mike Oldfield. Tôi chỉ mong đứa còn lại sẽ không chơi cái thể loại nhạc rock ầm ĩ đó. Tôi liên tục phải hét nó tắt nhạc đi”.
Tôi cố gắng để chỉ ra rằng Virgin đang phát triển thành một công ty lớn. Chúng tôi có doanh số khả quan và đang thu lợi ổn định như bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào. Nhưng những giám đốc nhà băng lại không bao giờ thấy vậy. “Nhưng rõ ràng năng lực doanh thu của các ông quá kém. Trước hết chúng tôi không thể đứng xem doanh thu của các ông sẽ tăng bao nhiêu trong hơn một tháng.”
Mặc cho những phân tích không mấy lạc quan này, vào cuối năm 1978 chúng tôi cảm thấy hoàn toàn tự tin: tại Anh chúng tôi đã có một năm tốt lành với một chuỗi các hit trong danh sách đứng đầu và doanh số hiệu quả thu về từ các cửa hàng băng đĩa. Nhưng năm 1979 Margaret Thatcher được bầu làm thủ tướng; tỷ lệ lãi suất tăng vọt và chúng tôi phải đương đầu với cuộc khủng hoảng trầm trọng. Doanh số đĩa hát tại Anh giảm lần đầu tiên trong vòng 20 năm và chuỗi các cửa hàng của chúng tôi tại Anh đã bị lỗ rất nhiều. Ken cũng không gặp may tại New York: Đĩa đơn đầu tiên tại đó đã tiêu tốn 50.000 bảng tiền quảng cáo và hoàn toàn thất bại. Không còn cách nào khác, chúng tôi quyết định đóng cửa văn phòng và gọi Ken trở về.
Tất cả mọi việc dường như đều trở nên tồi tệ, thậm chí cả trong cuộc sống riêng tư của tôi. Tháng 11/1979, Joan gọi cho tôi nói rằng nhà thuyền đang có nguy cơ bị chìm. Tôi đã đặt máy bơm nước nhưng lẽ ra phải bơm nước ra ngoài thì nó lại hoạt động ngược lại và bắt đầu dẫn nước theo xi-fông tràn vào ngôi nhà. Chúng tôi gặp nhau tại Duende và lội bì bõm trong nước cố gắng để cứu lấy đồ đạc và hộp đựng tài liệu. Sau khi chúng tôi lấy lại được tất cả những gì có thể, chúng tôi ngồi trên đường kéo tàu nói chuyện với những người hàng xóm để bàn cách kéo con thuyền lên. Một người hàng xóm đã nâng một chiếc hộp lên, và trước sự bối rối của chúng tôi, một chiếc máy rung của chúng tôi lớn rơi ra khỏi chiếc hộp. Khi vừa chạm mặt đất, nó tự khởi động và bắt đầu rung. Tất cả chúng tôi đều quan sát nó.
Nó quay vù vù và cuối cùng rơi xuống lòng hồ, lao vụt qua dòng nước như một quả ngư lôi trước khi hoàn toàn biến mất khỏi tầm mắt chúng tôi
“Anh còn việc gì nữa không, Richard?” – Joan hỏi châm chọc. “Không. Còn em?”
“Tất nhiên không.”
Chiếc hộp đã có mặt tại Duende nhiều năm. Vệt sóng lăn tăn chính tại nơi chiếc máy rung chìm xuống dường như là điểm kết thích hợp cho những năm 1970.

*

Vào năm 1980, tôi tới Los Angeles để cố gắng lôi kéo sự quan tâm của các công ty thu âm Mỹ vào những nghệ sĩ Anh. Chuyến đi là một thảm họa. Tôi mang theo bộ sưu tập các băng nhạc demo nhưng không một ai quan tâm. Mike Oldfield vẫn nổi tiếng – thậm chí một người nào đó đã phát âm sai tên anh ta là “Oilfield” (mỏ dầu), mà chắc chắn nó có vẻ đúng với thực tế của Virgin – nhưng những ban nhạc khác mà tôi đang cố gắng để bán bản quyền như The Skids, The Motors, XTC, Japan, Orchestral Manoeuvers in the Dark (“Này Richard” – Người mua tại CBS nói. “Chúng tôi không kiếm được gì cả ngày nay. Lẽ nào chúng tôi không thể gọi họ là OMD sao?”), và The Flying Lizards, cũng nhận được sự quan tâm lắng nghe nhưng chỉ thu về ít ỏi hợp đồng.

Khi tôi thấy rằng thu nhập của Virgin đang cạn dần, tôi đã lập bản danh sách các khoản tiết kiệm chúng tôi có thể thực hiện. Tôi đã bán Denbigh Terrace và đổ tiền vào Virgin; chúng tôi cũng bán hai căn hộ tại Vernon Yard; và cắt giảm tất cả mọi thứ chúng tôi có thể nghĩ tới. Mới đây tôi tình cờ thấy lại bản danh sách các việc cần ưu tiên thời gian trong cuốn sổ ghi chép cũ. Nó mang tôi quay trở về cảm giác tuyệt vọng:
1. Thế chấp lại Biệt thự Manor
2. Ngắt hệ thống sưởi tại bể bơi
3. Ký hợp đồng với ban nhạc Japan
4. Bán nhà tại Vernon Yard
5. Đề nghị Mike Oldfield cho phép chúng tôi giữ tiền mặt của anh ta
6. Bán nhà thuyền
7. Bán xe hơi
8. Cho thuê tất cả thiết bị thu âm
9. Nik có thể bán cổ phần của mình cho một ngân hàng nhà buôn hoặc Warner Bros
10. Bán The Venue
Tôi đã viết một lá thư cho nhân viên của Virgin và nói với họ rằng chúng tôi phải thắt chặt chi tiêu khẩn cấp.
Tin tốt lành là đĩa nhạc mới của Ian Gillan đã vươn thẳng lên vị trí số 3 trong bảng xếp hạng. Nhưng tin xấu đó là chúng tôi chỉ bán được 70.000 bản, bằng một nửa so với số lượng một đĩa nhạc vị trí số 3 có thể tiêu thụ vào năm ngoái. Lợi nhuận của chúng tôi đã giảm hơn một nửa với cùng tổng phí tương đương năm ngoái.
Theo số liệu tính toán của Nik, Virgin bị thua lỗ 1 triệu bảng năm 1980.
“Tôi không thể bán cổ phần của tôi cho ngân hàng nhà buôn” – Anh ta nói với tôi. “Virgin đã lỗ 1 triệu bảng năm nay. Số cổ phần đó cũng chẳng thể bù đắp được gì.”
“Nhưng còn tên thương hiệu thì sao?” – Tôi hỏi.
“Virgin ư? Nó đáng giá âm 1 triệu bảng” – Anh ta nói. “Họ sẽ không nhận ra bất kỳ giá trị nào trong tên thương hiệu. British Leyland còn đáng làm tên thương hiệu không?”
Virgin đột nhiên rơi vào khó khăn cùng cực. Cuộc khủng hoảng năm 1980 đã khiến chúng tôi phải nếm trải sự tàn khốc không ngờ tưởng như một trận cuồng phong trên biển. Đó là lần thứ hai chúng tôi phải sa thải nhân viên: 9 người, đại diện cho 1/6 số nhân viên trên toàn thế giới của Virgin Music. Tỷ lệ cắt giảm này ít hơn hẳn so với các công ty thu âm khác lúc bấy giờ nhưng đó là một đòn đau đớn tưởng như cắt lìa khúc ruột với chúng tôi.
Nik, Simon, Ken và tôi đã mất hàng giờ tranh cãi chúng tôi nên làm gì. Không còn một ngôi sao nhạc rock chủ lực nào để có thể tung ra một đĩa nhạc đình đám, Virgin sẽ không thể nghĩ tới thu nhập trong tương lai. Chúng tôi nhận thấy mình đang đấu tranh một cách vô vọng để cố chứng tỏ Coutts Bank đã sai. Thêm một lần nữa chúng tôi xem xét kỹ lưỡng bản cataloue các ban nhạc và quyết định cắt hợp đồng với một vài người trong số họ. Chúng tôi phải từ bỏ hầu như toàn bộ các ban nhạc nhịp điệu Tây Âu mà chúng tôi đã ký tại Jamaica kể từ khi cuộc đảo chính quân đội tại Nigeria cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu và hủy hoại việc buôn bán của chúng tôi.
Căng thẳng đẩy lên giữa Nik và Simon khi họ tranh cãi ban nhạc nào Virgin nên giữ lại. Nik cho rằng Virgin nên cắt bỏ The Human League, một ban nhạc trẻ từ Sheffield chơi thể loại nhạc tổng hợp.
“Trừ khi bước qua xác tôi” – Simon nói.
“Nhưng họ không đem lại lợi nhuận” – Nik cãi. “Chúng ta không đủ tiền để tiếp tục bảo trợ cho họ”
“The Human League chính là lý do tôi làm công việc này” – Simon nói, cố gắng để giữ bình tĩnh.
“Anh chỉ giỏi tiêu tất cả tiền tôi tiết kiệm được từ các cửa hàng” – Nik nói, chỉ tay vào mặt Simon.
“Nhìn đây này” – Simon nói, giơ chân lên. “Đừng bao giờ chỉ tay vào mặt tôi như thế lần nữa. Và The Human League sẽ ở lại.”
Tôi ngồi nhìn Simon và Nik đấu tranh đến cùng, hiểu rằng một điều gì đó sẽ phải được thực hiện. Nik là người đồng hành chính của tôi, là người bạn thân nhất từ thời thơ ấu và chúng tôi làm việc với nhau từ hồi còn ở tạp chí Student, khi chúng tôi mới 16 tuổi. Nhưng Nik bị ám ảnh bởi việc cắt giảm và tiết kiệm chi phí, mặc dù, phải thừa nhận rằng, vào lúc đó chúng tôi đang rơi vào khó khăn cùng cực. Và lại một lần nữa, tôi cảm thấy nếu chúng tôi không làm một điều gì đó thực sự ấn tượng, mà ở đây có nghĩa là tiêu tiền, chúng tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi khó khăn.
Nik và Simon đang dồn đối phương vào thế bí và họ quay sang cầu cứu tôi làm trọng tài phân xử họ. Trước cơn thịnh nộ của Nik, tôi đã ủng hộ Simon. Đây là bước ngoặt trong mối quan hệ tam giác đã tồn tại tốt đẹp cho tới thời điểm này. Tôi cảm thấy rằng thị hiếu của Simon về âm nhạc là điều duy nhất có thể kéo Virgin ra khỏi hố lầy. Không có thế hệ các ban nhạc mới của Simon, chúng tôi sẽ phải đạp chân trong nước. Nik nghĩ rằng chúng tôi đang ném tiền qua cửa sổ và anh ta quay trở về các cửa hàng băng đĩa quyết định chắt bóp, nén nhặt từng đồng.

Tại một cuộc họp khác chúng tôi lại tranh luận về việc ký một hợp đồng mới, một tay trống từ Genesis. Vào tháng 9/1980, Simon muốn chi 65.000 bảng để ký hợp đồng với Phil Collins, một nghệ sĩ đơn. Lại một lần Simon tuyệt đối tin rằng đây là một nước đi đúng đắn và anh ấy dám dũng cảm đương đầu với tất cả mọi nghi ngờ và chỉ trích mà Nik dành cho anh ấy. Lý do chúng tôi có cơ hội ký kết với Phil Collins đó là chúng tôi đang mở rộng lấn sang kinh doanh studio thu âm. Cũng như Manor, chúng tôi sở hữu một studio tại Tây London mà chúng tôi đặt tên là Town House. Phía sau Town House, chúng tôi xây một studio thứ hai mà chúng tôi đã thuê được với mức giá thấp. Thay vì xây tường cách âm, chúng tôi lại xây các bức tường đá. Khi Phil Collins muốn thu âm một số bản đơn, anh ta xác định rằng mình không thể đủ tiền để chi trả studio tốt nhất, vì thế anh ta đã đặt studio ở Stone Wall. Tại đây Phil Collins nhận ra anh ta có thể thực hiện bản thu âm trống kỳ lạ nhất cho In The Air Tonight. Và Phil đã phối hợp ăn ý với các kỹ sư âm thanh tới mức ngay lập tức anh tự tìm gặp Simon. Trước khi chúng tôi hiểu điều gì đang diễn ra ra thì Simon đã sẵn sàng ký hợp đồng với Phil.
Nik buộc Simon phải thực hiện tất cả các phân tích doanh số để tính toán chúng tôi có thể bán được bao nhiêu album đơn của Phil. Nik lo lắng những người hâm mộ Genesis sẽ không mua album nhưng Simon chứng minh rằng ngay cả khi chỉ có 10% lượng fan Genesis mua album solo đầu tay của Phil thì chúng tôi vẫn thu về lợi nhuận. Khi chúng tôi bắt tay vào làm việc bằng kết quả đáng thất vọng về thấu chi và số liệu doanh thu thấp tới mức khủng hoảng từ các ban nhạc khác, chúng tôi hiểu rất rõ canh bạc mình đang chơi.
Trước lòng tin của Simon, Nik đã nhất trí việc ký hợp đồng với Phil Collins, thậm chí ngay cả khi phải rút tiền từ các ngăn kéo cửa hàng để trang trải đủ số tiền tạm ứng. Phil đã thể hiện là một ca sĩ kiêm nhạc công với tài năng thiên bẩm. Giọng ca của anh đủ sức làm người nghe bị ám ảnh và những ca từ chất đầy sự sâu sắc: Anh được số phận định để trở nên thành công hơn cả Genesis.
Cùng lúc đó, tạp chí New Musical Express (NME) đề cập tới việc Virgin Music đang gặp khó khăn về tài chính. Nếu Coutts đọc NME, mà tôi ngờ rằng đó là điều chắc chắn, họ có thể suy nghĩ thêm về việc mở rộng khoản vay cho tôi. Ngay lập tức tôi cố gắng bóp chết ý nghĩ này bằng một lá thư gửi ban biên tập: “Do trong số xuất bản vừa rồi ông phỏng đoán rằng tôi đang gặp khó khăn trầm trọng về tài chính nên chắc hẳn ông sẽ đánh giá cao nhu cầu khẩn thiết của tôi đề nghị ông cho chúng tôi vay một khoản vay không lãi suất thay vì việc tôi phải đặt vấn đề với các ngân hàng nhà buôn…” Mặc dù New Musical Express không phải là Financial Times nhưng tôi nhận ra rằng nếu những lời đồn kiểu như vậy giáng lên đầu, thói quen tồi tệ đó của họ sẽ được duy trì mãi mãi. Nhưng đáng buồn hơn, những lời đồn đó là sự thực.
Một vài tháng sau vụ tranh cãi về The Human League và Phil Collins, tôi tình cờ tìm được hai mối làm ăn mà tôi cho là khó lòng cưỡng nổi. Cả hai đều liên quan tới các hộp đêm. Đầu tiên là The Roof Garden tại Kensington, được chào bán với giá 400.000 bảng. Tất nhiên Virgin không có một xu nào nhưng giám đốc nhà máy cung cấp bia cho The Roof Garden đã chuẩn bị cho chúng tôi vay một khoản vay không lãi suất nếu chúng tôi tiếp tục tiêu thụ bia, rượu và rượu mạnh của họ. Hộp đêm kia là Heaven, một hộp đêm lớn và là nơi tụ tập của những người đồng tính nằm dưới nhà ga Charing Cross Station. Chủ hộp đêm này là bạn của em gái tôi Vanessa và anh ta muốn bán cho một ai đó trân trọng và vẫn giữ nguyên nó với tư cách một câu lạc bộ dành cho những người đồng tính. Qua công việc của tôi tại Trung tâm tư vấn, anh ta biết rằng có thể tin tưởng tôi. Giá đề nghị là 500.000 bảng và lại một lần nữa giám đốc nhà máy sản xuất bia chuẩn bị cho chúng tôi khoản vay không lãi suất để trang trải toàn bộ giá mua, đổi lại chúng tôi tiêu thụ bia của họ. Tôi không có ý kiến về việc tại sao những chủ nhà máy sản xuất bia lại không muốn sở hữu toàn bộ những câu lạc bộ này để chớp ngay cơ hội mua chúng.
Tôi biết rằng Nik sẽ phản đối việc mua bán này vì thế tôi chủ động ký kết các hợp đồng mà không nói một lời nào với anh ta. Nik đã rất giận dữ. Anh ta nghĩ rằng tôi đang hoang phí tiền của. Anh ta nhìn vào tờ phiếu nợ 1 triệu bảng, bằng chứng của việc mua các hộp đêm, và nghĩ rằng tôi đang hủy hoại Virgin.
“Nó sẽ nhấn chìm chúng ta” – Anh ta thốt lên.
“Nhưng chúng ta không phải trả một khoản lãi nào cả” – Tôi nói. “Đó là tiền miễn phí.
Khi ai đó bán cho anh một con Rolls-Royce với giá một chiếc Mini chẳng lẽ anh không nhận sao?”
“Không có những thứ kiểu như bữa trưa miễn phí và cũng không có tiền miễn phí” – Nik nói với tôi. “Nợ vẫn là nợ. Chúng ta không có đủ khả năng trả nó. Thực tế chúng ta đã phá sản.”
“Tiền này là miễn phí” – Tôi nói. “Và tôi nghĩ cũng có thứ tương tự bữa trưa miễn phí.
Chúng ta sẽ buôn bán để vượt ra khỏi khó khăn.”
Nik bất đồng với tôi kịch liệt tới nỗi một điều rõ ràng đó là chúng tôi phải đi hai con đường riêng. Anh ta nghĩ rằng tôi đang dẫn Virgin tới bờ vực phá sản. Anh ta muốn bảo vệ giá trị 40% cổ phần còn lại của anh ta trước khi quá muộn. Về phần tôi, mặc cho những ký ức đã có giữa chúng tôi, tôi vẫn cảm thấy không vui vẻ về mối quan hệ công việc đã hai, ba năm nay. Nik và tôi đã luôn là những người bạn tốt nhất nhưng, khi Virgin phát triển lớn hơn và chuyển từ một đại lý bán lẻ băng đĩa sang một thương hiệu âm nhạc, tôi cảm nhận rằng anh ta trở nên không thể với tới. Nik nghĩ cả hai chúng tôi đều không thể hiểu nhau như trước. Không còn chỗ cho anh ta trong hãng thu âm, và trong bất kỳ sự kiện nào anh ta đều cảm thấy không thoải mái khi thực hiện các công tác xã hội với những nhạc sĩ như tôi, Simon và Ken đã làm. Tôi ngờ vực rằng quan điểm đạo đức chủ nghĩa khiến anh ta phẫn uất với từng bảng ném ra để mua một chai champagne khác, thậm chí ngay cả dùng để mua chuộc nhằm giành được ban nhạc về Virgin Music và đem lại cho chúng tôi những lợi ích to lớn. Tôi cảm nhận Nik luôn cố gắng để ngăn tôi làm những gì tôi muốn, mà phải thừa nhận, hầu hết trong số đó là những việc liên quan đến đầu tư mạo hiểm vào những ban nhạc mới. Tôi nghĩ có vẻ như phép thử mối quan hệ của chúng tôi chính là việc Nik không tham dự các kỳ nghỉ trượt tuyết dành cho nhân viên kể từ sau năm 1977. Tôi luôn muốn nhân viên của Virgin có một thời gian nghỉ lễ tuyệt vời, và tôi sẽ là người đầu tiên tự biến mình thành một kẻ ngốc nghếch nếu điều đó làm cho bữa tiệc trở nên sôi động. Nik thấy thật khó để có thể vui vẻ trước những sự kiện như vậy. Chúng tôi biết nhau rõ đến nỗi chúng tôi có thể viết hàng trang về những điểm xấu và tốt của nhau. Cuối cùng cả hai đều nhận ra tốt hơn hết chúng tôi nên chia tay trong lúc vẫn còn là bạn. Chỉ có cách đó chúng tôi mới có thể duy trì tình bạn, còn hơn là đợi tới lúc chúng tôi trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Tôi đã huy động được khoản vay từ một ngân hàng khác và mua lại toàn bộ cổ phần của Nik tại Virgin. Cũng như tiền mặt, Nik còn mang theo một số thứ anh ta yêu thích nhất tại Virgin Group: rạp chiếu phim Scala và studio biên kịch video và phim. Mối quan tâm thực sự của Nik nằm ở thế giới điện ảnh, và khi rời đi, anh ta đã thiết lập Palace Picture với dự định sản xuất phim. Với tài năng của mình, anh ta nhanh chóng bắt đầu sản xuất những bộ phim tuyệt vời như The Company of Wolves, Mona Lisa và bộ phim đoạt giải Oscar The Crying Game.
Khi chia tay, Nik và tôi ôm nhau và làm hòa. Chúng tôi đã có những gì mình muốn, và để kỷ niệm “cuộc ly hôn” này, chúng tôi tổ chức một bữa tiệc chia tay tại The Roof Garden. Theo nhiều cách, chúng tôi đã có được những gì tuyệt vời nhất trong cả hai thế giới: chúng tôi vẫn là những người bạn tốt nhất, vẫn hiểu rõ về nhau nhiều nhất và cả hai có thể tự đi trên đôi chân của mình mà không cần đến người kia. Mặc dù tôi đã nắm 40% cổ phần của Nik tại Virgin nhưng tôi cũng nhận thức rõ ràng rằng chẳng có sự khác biệt nào giữa việc sở hữu 100% và 60% cổ phần của một công ty đang lâm vào cảnh vỡ nợ. Nik đã tính toán đúng về thất thoát kinh doanh của Virgin năm 1980: chúng tôi đã thua lỗ 900.000 bảng.

Chọn tập
Bình luận