1974 – 1976
Khi Mike Oldfeild lái chiếc xe Bentley cổ của tôi đi sau buổi hòa nhạc tại tòa nhà Queen Elizabeth Hall, thì có nghĩa anh ấy đang thoát ra khỏi quỹ đạo. Trong suốt thời gian anh ấy tự giam mình tại Manor cùng với Tom Newman, làm việc bí mật để có được album nhạc hoàn hảo của mình, anh ấy đã có mong muốn tất cả mọi người sẽ mua đĩa nhạc Tubular Bells. Nhưng khi đứng trên hội trường Queen Elizabeth Hall và nhìn thấy người hâm mộ cổ vũ nồng nhiệt thì dường như một điều gì đó sâu thẳm trong anh ấy đã vụt tắt. Anh ấy nhận ra rằng, mặc dù sự tung hô này chính là thứ mà anh đã khát khao có được nhưng khi đã có nó rồi thì anh ấy lại không thể đối mặt được với nó.
Ngành công nghiệp âm nhạc có thể làm người ta trở nên giàu có vượt sức tưởng tượng chỉ trong một sớm một chiều. Dù muốn hay không, vào lúc đó Mike đã bị cuốn vào vòng xoay có thể biến anh trở thành một trong những người giàu nhất nước Anh. Thành công đang hủy hoại anh và tôi biết mình phải sống với trách nhiệm đó. Tôi nhận ra dường như tôi không thể trả lời nổi câu hỏi liệu tôi có nên đẩy anh thực hiện buổi hòa nhạc đó không. Mike đã dọn tới sống tại một vùng hẻo lánh xứ Wales cùng bạn gái và từ chối tiếp xúc với bất cứ ai trừ tôi.
Lần đầu tiên khi tôi xuống thăm anh, tôi hầu như không thể tìm được ngôi nhà. Đó là một căn nhà nhỏ bằng đá được dựng trên rặng đồi Hergest Ridge. Căn nhà có mặt sau hút lấy gió nhưng lại ở một nơi xa xôi đến nỗi tôi có cảm giác nơi đây chẳng khác nào “Đồi gió hú”. Toàn bộ căn phòng phía trước bị choáng ngợp bởi một chiếc piano tráng lệ. Anh đã trình diễn cho tôi xem trên đồi Hergest Ridge chiếc máy bay bằng gỗ dài 6 foot (tự tay anh làm). Tôi quan sát anh khi anh chạy xuống ngọn đồi và từ từ phóng chiếc máy bay khổng lồ. Thoạt đầu nó dường như không chuyển động và lơ lửng trên đầu Mike, nhưng sau đó gió nổi lên rồi nó nghiêng cánh, vút lên và bay qua chúng tôi xuống rặng đồi thẳng hướng cánh đồng. Mike dõi theo nó, gió thổi hất ngược mái tóc lòa xòa của anh và lần đầu tiên tôi thấy anh mỉm cười.
Tôi quay trở lại London và để lại Mike sống trên ngọn đồi Hergest Ridge. Có một sự đảo lộn đáng buồn đó là trong khi tôi mang theo quần áo của Kristen đến Alberta để cô ấy dọn ra ở cùng tôi thì Mike, trong một đêm lại tới quán rượu địa phương và nhờ một người bạn gói gém hết quần áo của bạn gái anh và đưa cô ấy ra nhà ga. Trong mười năm sau đó, Mike Oldfield đã sống một cuộc sống ẩn dật, và không tham gia bất cứ hoạt động quảng cáo nào cho các album của anh. May thay, chúng tôi đã làm một bộ phim về Mike đang chơi Tubular Bells. Chúng tôi đã sản xuất nó thành một thước phim tư liệu và đan xen các hình ảnh điêu khắc trừu tượng của William Pye. BBC đã chiếu đoạn phim này ba lần. Mỗi lần đoạn phim được phát sóng, doanh số Tubular Bells và các đĩa nhạc khác của Mike lại tăng vụt. Nếu Mike bỏ ra mười năm sau đó để đi lưu diễn như Pink Floyd, thì tôi tin chắn rằng anh sẽ trở thành một trong những ngôi sao nhạc rock sáng giá nhất trên thế giới và lời tiên đoán của John Peel sẽ thành sự thật. Có thể nói, Tubular Bells trở nên nổi tiếng còn hơn cả Mike Oldfield và mặc dù anh đã thu âm được rất nhiều album đặc sắc khác như Ommadawn – album mà tôi yêu thích, nhưng không một album nào có thể sánh kịp thành công của Tubular Bells.
Những công ty thu âm khác bị hoang mang bởi sự dè dặt của Mike. Ahmet Ertegun, người cuối cùng sau nhiều cuộc thương lượng, đã giành được bản quyền Tubular Bells tại Mỹ, không thể hiểu được điều này:
“Anh nói với tôi là anh có một bộ phim điêu khắc cho chiến dịch quảng cáo đúng không?”, ông ta cằn nhằn với tôi. “Tôi không có. Tôi không chắc bất kỳ ai ở đây giữ bộ phim đó. Tất cả chúng ta có thể tới Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan nếu chúng ta muốn xem bộ phim đó”
Như thường lệ, Ahmet đã thành công khi tìm ra giải pháp cuối cùng: Ông ta bán Tubular Bells làm nhạc nền cho bộ phim The Exorcist. Khi The Exorcist trở thành bộ phim bom tấn tại Mỹ, album cũng theo đó nằm trong top hit. Cuối cùng nó đã đạt vị trí quán quân tại bảng xếp hạng Mỹ chỉ một năm sau khi giành vị trí này tại Anh.
Simon và tôi đã xây dựng 3 mục đích chính khi thương lượng với các ban nhạc. Chúng tôi không bao giờ bó buộc họ với nhau như những cuộc thương lượng của chúng tôi với Mike Oldfield đã dạy chúng tôi những nguyên tắc cơ bản này.
Đầu tiên, chúng tôi sắp đặt để sở hữu bản quyền trong thời gian lâu nhất có thể. Chúng tôi cố hết sức để không bao giờ vướng phải thỏa hiệp bản quyền trao lại cho nghệ sĩ vì tài sản duy nhất của một công ty thu âm chính là các bản quyền. Chúng tôi cũng cố gắng để kết hợp tối đa bản catalogue của các nghệ sĩ vào hợp đồng của chúng tôi, mặc dù việc này thường sẽ bị ràng buộc với các nhãn hiệu thu âm khác. Trong ánh hào quang khi làm việc với các ngôi sao nhạc rock, giá trị duy nhất nằm ở quyền sở hữu trí tuệ chính những ca khúc của họ. Vì vậy ban đầu chúng tôi sẽ trả cho họ những khoản tiền lớn nhưng cố tìm cách để buộc họ phải ký hợp đồng thực hiện 8 album với chúng tôi. Nói về cuộc đời của Virgin Music, chúng tôi tự hào rằng chúng tôi chưa bao giờ đánh mất một ban nhạc. Chúng tôi không bao giờ đánh mất họ bởi vì chúng tôi luôn thương lượng lại hợp đồng với họ sau một vài album. Đáng tiếc thay, Mike Oldfield lại là trường hợp tôi đã đi chậm một bước và hầu như để mất anh ta. Điều sống còn với một ban nhạc mới đó là nếu bạn tạo dựng họ, thông thường album thứ ba hoặc thứ tư của họ sẽ là album có giá nhất. Một ví dụ điển hình chính là Human League, ban nhạc đã thực hiện hai album tại Virgin. Album này lần lượt bán chạy hơn album trước đó nhưng chính album thứ ba – Dare, mới là album ghi vào thời khắc lịch sử với số lượng bán ra trên 2 triệu bản. Điều cuối cùng chúng tôi muốn đó là để họ ra đi sau khi ký hợp đồng một vài album chỉ để chứng kiến họ thành công với một thương hiệu thu âm khác. Sau khi ký hợp đồng với nghệ sĩ, chúng tôi sẽ nhanh chóng cố gắng kéo dài hợp đồng và mặc dù chúng tôi có thể mất 2% hoặc 3% tiền bản quyền nhưng đó chỉ là sự nhượng bộ nhỏ so với xác suất phải thêm hai album nữa vào cuối hợp đồng.
Ngay từ lúc bắt đầu, Simon và tôi đã cố gắng để phát triển Virgin thành một công ty quốc tế, và điều thứ hai chúng tôi luôn ấp ủ đó là sát nhập bản quyền thế giới đối với tác phẩm của nghệ sĩ vào hợp đồng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa ra lý lẽ rằng động cơ thúc đẩy để chúng tôi có thể quảng bá hình ảnh của họ tại Anh sẽ giảm đi nếu như sau đó họ sử dụng thành công tại đây để bán tác phẩm của họ ra nước ngoài cho một ai đó khác.
Điểm thương lượng cuối cùng đó là đảm bảo rằng Virgin sở hữu bản quyền của từng thành viên trong ban nhạc cũng như của toàn bộ ban nhạc đó. Đôi khi rất khó để định nghĩa một ban nhạc. Chẳng hạn, The Rolling Stones rõ ràng gồm Mick Jagger, Keith Richards, Bill Wyman và Charlie Watts, nhưng một số thành viên khác đến và đi. Ngành công nghiệp thu âm rốt cuộc đã định nghĩa The Rolling Stones là “Mick Jagger và 3 thành viên khác”. Một số ban nhạc đã tan rã và gặt hái được thành công riêng rẽ. Genesis có lẽ là một điển hình bởi vì cả Peter Gabriel và Phil Collins đều trở thành những ngôi sao có tên tuổi hơn khi họ tách ra khỏi Genesis. Chúng tôi phải đảm bảo rằng Virgin không kí hợp đồng với một ban nhạc chẳng còn thu lại lợi nhuận trong khi tay ghita trưởng nhóm vẫn tiếp tục thành công với tư cách một nghệ sĩ đơn khi làm việc với một thương hiệu khác.
Sự thực duy nhất mà chúng tôi nhận ra đó là nếu chúng tôi muốn có cả một ban nhạc, chúng tôi phải ký được hợp đồng với họ cho dù giá thỏa thuận có cao tới đâu đi nữa. Nếu một nghệ sĩ vẫn do thương hiệu khác độc quyền có nghĩa là chẳng còn gì đối với chúng tôi. Một bí quyết khi điều hành một thương hiệu thu âm đó là tạo dựng động lực, để duy trì việc ký hợp đồng với những ban nhạc mới và tạo ra thời khắc cho họ. Thậm chí, nếu một ban nhạc tiếng tăm tiêu tốn của chúng tôi nhiều tiền của, thì vẫn sẽ có những lợi ích vô hình khác, chẳng hạn như thu hút những ban nhạc khác ký hợp đồng với chúng tôi hoặc mở ra cánh cửa cho những ban nhạc mới hơn của chúng tôi có thể tiếp cận với các đài phát thanh.
Với những nguyên tắc đó, Virgin bắt đầu ký kết với những ban nhạc mới sau thành công từ Mike Oldfield. Phần lớn những hợp đồng này chắc chắn sẽ thất bại. Chúng tôi vẫn tự trả cho mình những khoản thu nhập nhỏ; tất cả chúng tôi vẫn sống dựa vào nhau, và chúng tôi lại dốc toàn bộ tiền của kiếm được từ Tubular Bells vào những nghệ sĩ mới và xây dựng công ty.
Kristen và tôi đã kết hôn được hai năm nhưng chúng tôi gặp phải rất nhiều mâu thuẫn khi sống chung và cuối cùng chúng tôi đã quyết định ly hôn. Năm 1974, cũng như cuộc hôn nhân tan vỡ của tôi, Virgin Music bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề. Vào tháng 8/1974, album tiếp theo của Mike Oldfield, Hergest Ridge, tiến thẳng lên vị trí số 1. Do Tubular Bells vẫn nằm ở vị trí số 2 nên tiền tiếp tục chảy vào. Nhưng Virgin lại gặp khó khăn khi luôn bị xem như thương hiệu của Mike Oldfield. Mặc dù bản thân Mike từ chối thực hiện bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào nhưng doanh số album của anh lớn đến nỗi tất cả các album khác đều bị lu mờ.
Trong thời kỳ khốn khó giữa năm 1974 và năm 1976 khi Mike là siêu sao duy nhất của chúng tôi, Virgin đã thất bại khi ký hợp đồng với 10cc, The Who và Pink Floyd… mặc dù chúng tôi đã tranh đấu rất vất vả. Dường như số phận đã định chúng tôi mãi mãi chỉ là sự lựa chọn thứ hai mà trong âm nhạc cũng như nhiều lĩnh vực khác, lựa chọn số hai có nghĩa là không gì cả. Vào cuối năm 1975, tôi đã tạo ra một bước ngoặt cho The Rolling Stones.
Tin tức về việc chúng tôi chuẩn bị trả 350.000 đô-la cho 10cc đã khiến các thương hiệu thu âm đối thủ như Island kinh ngạc. Khi tôi gọi cho người quản lý của Stones – Prince Rupert Loewenstein, ông ta đã chuẩn bị tinh thần để lắng nghe nghiêm túc lời đề nghị mua 10cc của chúng tôi.
“Anh đưa ra giá bao nhiêu?” – Tôi hỏi ông ta.
“Anh sẽ không bao giờ có thể trả nổi”. Prince Rupert nói với tôi đầy cảm thông. “Ít nhất là 3 triệu bảng. Và dù sao đi nữa, Virgin cũng quá nhỏ”
Tôi biết rằng cách duy nhất để lôi kéo sự chú ý của ông ta là nâng giá cao hơn.
“Tôi sẽ trả 4 triệu bảng” – Tôi nói. “Miễn là ông đảm bảo có back catalogue cho tôi”.
Mua được back catalogue sẽ giúp Virgin có thể phát hành một album tuyển tập các hit và đó sẽ là một chính sách bảo hiểm nếu đĩa nhạc mới thất bại.
“Tôi sẽ gửi cho anh bản danh sách back catalogue hiện có” – Prince Rupert nói. “Nếu anh có thể mang bảo lãnh 4 triệu bảng của ngân hàng tới văn phòng của tôi trước thứ Hai, tôi sẽ xem xét nghiêm túc vấn đề này. Chúc anh may mắn.”
Hôm đó là thứ Sáu. Prince Rupert cho rằng ông ta đã giao cho tôi một nhiệm vụ bất khả thi.
Cuối tuần, tôi đã viếng thăm chuỗi các nhà phân phối Virgin mà chúng tôi thiết lập khắp châu Âu tại Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Điển và Na Uy. Khi thực hiện chuyến đi này, tôi cũng liên tục gọi điện cho những nhà phân phối khác tại những nơi còn lại trên thế giới. Mong muốn của tôi là gây quỹ được 250.000 bảng từ mỗi nhà phân phối. Đến cuối tuần tôi đã theo dấu được tất cả số họ và đề nghị họ gửi điện tín đến nhà băng Coutts tại London xác nhận họ sẽ cấp tiền. Vào sáng thứ Hai tôi trở lại London nhưng vẫn còn thiếu một khoản nhỏ để đủ số tiền 4 triệu bảng mà tôi hứa với Prince Rupert. Sau khi bổ sung tất cả các cam kết khác từ những nhà phân phối, Coutts đã hứa sẽ bù vào khoản chênh lệnh còn thiếu. Tôi lái xe tới nhà Prince Rupert tại Petersham ngay trước 11 giờ với tấm phiếu bảo lãnh trị giá 4 triệu bảng.
Prince Rupert lặng đi không nói nên lời. Ông ta đã thiếu cảnh giác đối với tôi. Ông ta run rẩy chạm vào tờ séc trị giá 4 triệu bảng nhưng sau đó đưa lại.
“Anh sẽ có cơ hội giành chiến thắng với mức đề nghị cao nhất” – Ông ta hứa. “Nhưng anh cần tham gia một cuộc đấu giá”.
Cuối cùng EMI là người chiến thắng với mức đưa ra 5 triệu bảng và được ký hợp đồng với The Rolling Stones. Tôi không có cách nào huy động được nhiều hơn 4 triệu bảng. Mặc dù cảm thấy vô cùng tuyệt vọng khi thất bại nhưng tôi biết mình đã tạo ra cho The Rolling Stones một bước ngoặt bằng cách tăng giá đề nghị từ 3 triệu bảng mà Prince Rupert rất có thể sẽ vui vẻ chấp nhận.
Vào năm 1976, nhu cầu ký hợp đồng với các ban nhạc thực sự lớn khiến tôi quên đi sự thất vọng. Virgin có hai album nằm trong top 10: Gong và Ommadawn của Mike Oldfield. Thời điểm đó là thời khắc vàng của Trick of The Tail (Genesis) và Desire (Bob Dylan). Khó khăn lúc này đó là chúng tôi đã tiêu tiền bản quyền tác giả của Mike Oldfield vào việc ký hợp đồng với những ban nhạc mới và ngoại trừ Tangerine Dream, chúng tôi không có những bước đột phá nổi bật. Phaedra của Tangerine Dream trở thành album bán chạy hàng đầu tại châu Âu và đã góp công lớn trong việc nâng tầm tên tuổi của Virgin. Catalogue của chúng tôi chứa đầy những dòng nhạc tuyệt vời nhưng chúng tôi không có đủ những album bán chạy thực sự lớn. Điều cấp bách hơn, chúng tôi đang cạn kiệt tài chính.
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng đó, Mike Oldfield muốn thương lượng lại hợp đồng. Chúng tôi vui vẻ thương lượng lại nhưng sau khi chúng tôi đồng ý bản hợp đồng thứ hai nâng tiền bản quyền tác giả cho anh ta, anh ta lại nhờ đến một luật sư khác để đẩy mức tiền bản quyền đó lên cao hơn. Chúng tôi đã chỉ ra rằng Virgin Music với tư cách một công ty còn kiếm được ít tiền hơn cá nhân Mike. Khi anh ta hỏi làm sao có thể như thế, tôi đã sai lầm khi thú nhận thành thực với Mike. Tôi nói rằng chúng tôi cần những nghệ sĩ thành công như Mike để bù lại những khoản chi trả cho những nghệ sĩ không thành công. Sự đồng cảm trong Mike biến mất.
“Tôi không ném tiền cho anh để anh đi thổi phồng những đống rác rưởi” – Anh ta nói. “Tôi sẽ tìm luật sư của tôi”.
Cuối cùng chúng tôi nhất trí một bản hợp đồng khác và Mike vẫn tiếp tục ở lại với chúng tôi. Nhưng khoản tiền chiến thắng của anh ta cũng không đáng kể.
Vào mùa hè năm 1976, chúng tôi có một cuộc họp quyết định với Simon, Nik và Ken Berry. Ken bắt đầu khởi nghiệp tại cửa hàng thu âm Notting Hill như một nhân viên bán hàng. Công việc của anh là kiểm tra doanh thu cửa hàng nhưng anh mau chóng đảm nhiệm toàn bộ các công việc khác tại cửa hàng. Tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng bất kỳ khi nào chúng tôi cần biết điều gì – chẳng hạn như doanh số của Pink Floyd tuần đó, khoản nợ lương nhân viên, sụt giá Saabs cũ mà chúng tôi điều hành – Ken biết tất cả các câu trả lời.
Ken trở thành một người không thể thiếu với cửa hàng. Anh ta trầm lặng và khiêm tốn nhưng, cũng như giải quyết các con số, kỹ năng tuyệt vời của anh chính là hợp tác làm việc với mọi người: anh ta tuyệt đối không lúng túng khi thương lượng với những ngôi sao nhạc rock hàng đầu và luật sư của họ, và anh ta nhanh chóng tham gia thực hiện suôn sẻ các hợp đồng thương lượng. Simon và tôi đã quan sát Ken làm việc và bởi vì chúng tôi nhận ra Mike sẽ không bao giờ để mất một thỏa thuận bằng cách ném đi cái tôi của mình và tìm cách để có được lợi thế hơn đối phương, nên chúng tôi đã giao cho anh ta ngày càng nhiều trách nhiệm. Bộ ba ban đầu – tôi, Nik và Simon – đã dành thêm một chỗ nữa cho Ken và theo nhiều góc độ, anh ta trở thành sợi dây gắn kết nhóm chúng tôi với nhau.
Tại cuộc họp quyết định, chúng tôi đã thảo luận chi tiết số liệu của các cửa hàng vẫn đang kinh doanh thuận lợi nhưng không đem lại lợi nhuận đáng kể. Tôi biết rằng Nik đang đặt sức ép lên họ để có được những gì xứng đáng với công sức anh ta bỏ ra và chúng tôi đành phải chỉ trích bất cứ việc gì anh ta làm. Sau đó chúng tôi bắt đầu xem xét bảng công việc của Virgin. Lần lượt từng người chúng tôi tranh luận liệu chúng tôi có đủ tiền chi trả để duy trì hoạt động như Hatfield and The North hay Dave Bedford mà chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều tiền để quảng cáo, và có vẻ như không thể tạo ra được một bước đột phá.
“Mọi thứ đã rõ ràng” – Ken Berry nói, bổ sung thêm một cột các số liệu. “Chúng ta phải xem xét nghiêm túc việc loại bỏ tất cả các ban nhạc của chúng ta trừ Mike Oldfield”.
Chúng tôi nhìn Ken đầy sửng sốt.
“Tất cả các ban nhạc khác đang khiến chúng ta lãng phí rất nhiều tiền của.” – Anh tiếp tục. “Nếu sa thải ít nhất một nửa số nhân viên hiện có, ta có thể giải quyết được vấn đề nhưng tại thời điểm này, Mike Oldfield đang là nguồn cung cấp chính cho toàn bộ công ty”.
Tôi luôn tin rằng cách duy nhất để đương đầu với cuộc khủng hoảng tiền mặt không phải là ký kết hợp đồng mà là cố gắng mở rộng ra khỏi phạm vi hợp đồng.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tìm thêm được 10 Mike Oldfield nữa?” – Tôi hỏi, đầy khiêu khích Ken. “Việc này sẽ thế nào?”
Cuối cùng, chúng tôi có hai lựa chọn: cất đi một khoản tiền nhỏ và sống một cuộc sống không mạo hiểm hay sử dụng những đồng bảng cuối cùng để ký hợp đồng với một ban nhạc khác có thể đưa chúng tôi trở lại thời kỳ hoàng kim. Nếu chúng tôi chọn giải pháp đầu tiên, chúng tôi có thể công nhận: chúng tôi sẽ điều hành một công ty nhỏ nhưng có thể tồn tại và kiếm sống mà không có bất kỳ rủi ro nào rình rập. Nếu chúng tôi chọn giải pháp thứ hai, Virgin có thể lâm vào tình trạng vỡ nợ trong một vài tháng nhưng ít nhất chúng tôi sẽ có cơ hội cuối cùng để tỏa sáng.
Simon và tôi muốn chọn giải pháp sau cùng, đó là thành lập một ban nhạc mới. Nik và Ken cuối cùng đã đồng ý với chúng tôi, mặc dù tôi có thể thấy rằng họ miễn cưỡng khi phải đặt cược số phận của toàn bộ công ty vào một bước đột phá. Từ đêm đó, chúng tôi bước vào một cuộc đua gấp rút, liều lĩnh nhằm tìm kiếm The Next Big Thing (Điều kỳ diệu tiếp theo).
Cùng lúc đó, chúng tôi cắt giảm bất cứ những gì có thể: chúng tôi bán xe hơi; đóng cửa bể bơi tại Manor; giảm vốn đầu tư vào các cửa hàng; chúng tôi không trả lương cho mình; chúng tôi hủy hợp đồng với một số nghệ sĩ và sa thải chín nhân viên dư thừa. Đây là thời điểm khó khăn nhất và tôi cố gắng tránh đi những cuộc đối đầu nặng về tình cảm và nhường việc đó lại cho Nik.
Một trong những nghệ sĩ chúng tôi buộc phải chấm dứt hợp đồng là Dave Bedford – một nhà soạn nhạc cổ điển tài năng thiên bẩm. Dave đã cư xử hết sức nhã nhặn trước tin tức tồi tệ đó: anh ta viết một lá thư dài cho tôi nói rằng anh ta hiểu được quyết định đó thế nào, rằng anh ta đoán những đĩa nhạc của mình không bán được, rằng anh ta sẽ cũng làm như vậy nếu ở trong hoàn cảnh của tôi, rằng anh ta sẽ không mảy may thù hận với Virgin dù thế nào đi nữa và chúc chúng tôi những điều tốt lành nhất trong tương lai. Cùng lúc anh ta viết một lá thư cho Mike Oldfield nói rằng tôi chẳng khác một đống phân, một kẻ cặn bã hèn hạ, đê tiện, một người không biết lấy một nốt nhạc, một tên ký sinh trùng chỉ biết ăn bám thu lợi từ những tài năng âm nhạc. Không may cho Dave, anh ta lại để lá thư nhầm phong bì.
1974 – 1976
Khi Mike Oldfeild lái chiếc xe Bentley cổ của tôi đi sau buổi hòa nhạc tại tòa nhà Queen Elizabeth Hall, thì có nghĩa anh ấy đang thoát ra khỏi quỹ đạo. Trong suốt thời gian anh ấy tự giam mình tại Manor cùng với Tom Newman, làm việc bí mật để có được album nhạc hoàn hảo của mình, anh ấy đã có mong muốn tất cả mọi người sẽ mua đĩa nhạc Tubular Bells. Nhưng khi đứng trên hội trường Queen Elizabeth Hall và nhìn thấy người hâm mộ cổ vũ nồng nhiệt thì dường như một điều gì đó sâu thẳm trong anh ấy đã vụt tắt. Anh ấy nhận ra rằng, mặc dù sự tung hô này chính là thứ mà anh đã khát khao có được nhưng khi đã có nó rồi thì anh ấy lại không thể đối mặt được với nó.
Ngành công nghiệp âm nhạc có thể làm người ta trở nên giàu có vượt sức tưởng tượng chỉ trong một sớm một chiều. Dù muốn hay không, vào lúc đó Mike đã bị cuốn vào vòng xoay có thể biến anh trở thành một trong những người giàu nhất nước Anh. Thành công đang hủy hoại anh và tôi biết mình phải sống với trách nhiệm đó. Tôi nhận ra dường như tôi không thể trả lời nổi câu hỏi liệu tôi có nên đẩy anh thực hiện buổi hòa nhạc đó không. Mike đã dọn tới sống tại một vùng hẻo lánh xứ Wales cùng bạn gái và từ chối tiếp xúc với bất cứ ai trừ tôi.
Lần đầu tiên khi tôi xuống thăm anh, tôi hầu như không thể tìm được ngôi nhà. Đó là một căn nhà nhỏ bằng đá được dựng trên rặng đồi Hergest Ridge. Căn nhà có mặt sau hút lấy gió nhưng lại ở một nơi xa xôi đến nỗi tôi có cảm giác nơi đây chẳng khác nào “Đồi gió hú”. Toàn bộ căn phòng phía trước bị choáng ngợp bởi một chiếc piano tráng lệ. Anh đã trình diễn cho tôi xem trên đồi Hergest Ridge chiếc máy bay bằng gỗ dài 6 foot (tự tay anh làm). Tôi quan sát anh khi anh chạy xuống ngọn đồi và từ từ phóng chiếc máy bay khổng lồ. Thoạt đầu nó dường như không chuyển động và lơ lửng trên đầu Mike, nhưng sau đó gió nổi lên rồi nó nghiêng cánh, vút lên và bay qua chúng tôi xuống rặng đồi thẳng hướng cánh đồng. Mike dõi theo nó, gió thổi hất ngược mái tóc lòa xòa của anh và lần đầu tiên tôi thấy anh mỉm cười.
Tôi quay trở lại London và để lại Mike sống trên ngọn đồi Hergest Ridge. Có một sự đảo lộn đáng buồn đó là trong khi tôi mang theo quần áo của Kristen đến Alberta để cô ấy dọn ra ở cùng tôi thì Mike, trong một đêm lại tới quán rượu địa phương và nhờ một người bạn gói gém hết quần áo của bạn gái anh và đưa cô ấy ra nhà ga. Trong mười năm sau đó, Mike Oldfield đã sống một cuộc sống ẩn dật, và không tham gia bất cứ hoạt động quảng cáo nào cho các album của anh. May thay, chúng tôi đã làm một bộ phim về Mike đang chơi Tubular Bells. Chúng tôi đã sản xuất nó thành một thước phim tư liệu và đan xen các hình ảnh điêu khắc trừu tượng của William Pye. BBC đã chiếu đoạn phim này ba lần. Mỗi lần đoạn phim được phát sóng, doanh số Tubular Bells và các đĩa nhạc khác của Mike lại tăng vụt. Nếu Mike bỏ ra mười năm sau đó để đi lưu diễn như Pink Floyd, thì tôi tin chắn rằng anh sẽ trở thành một trong những ngôi sao nhạc rock sáng giá nhất trên thế giới và lời tiên đoán của John Peel sẽ thành sự thật. Có thể nói, Tubular Bells trở nên nổi tiếng còn hơn cả Mike Oldfield và mặc dù anh đã thu âm được rất nhiều album đặc sắc khác như Ommadawn – album mà tôi yêu thích, nhưng không một album nào có thể sánh kịp thành công của Tubular Bells.
Những công ty thu âm khác bị hoang mang bởi sự dè dặt của Mike. Ahmet Ertegun, người cuối cùng sau nhiều cuộc thương lượng, đã giành được bản quyền Tubular Bells tại Mỹ, không thể hiểu được điều này:
“Anh nói với tôi là anh có một bộ phim điêu khắc cho chiến dịch quảng cáo đúng không?”, ông ta cằn nhằn với tôi. “Tôi không có. Tôi không chắc bất kỳ ai ở đây giữ bộ phim đó. Tất cả chúng ta có thể tới Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan nếu chúng ta muốn xem bộ phim đó”
Như thường lệ, Ahmet đã thành công khi tìm ra giải pháp cuối cùng: Ông ta bán Tubular Bells làm nhạc nền cho bộ phim The Exorcist. Khi The Exorcist trở thành bộ phim bom tấn tại Mỹ, album cũng theo đó nằm trong top hit. Cuối cùng nó đã đạt vị trí quán quân tại bảng xếp hạng Mỹ chỉ một năm sau khi giành vị trí này tại Anh.
Simon và tôi đã xây dựng 3 mục đích chính khi thương lượng với các ban nhạc. Chúng tôi không bao giờ bó buộc họ với nhau như những cuộc thương lượng của chúng tôi với Mike Oldfield đã dạy chúng tôi những nguyên tắc cơ bản này.
Đầu tiên, chúng tôi sắp đặt để sở hữu bản quyền trong thời gian lâu nhất có thể. Chúng tôi cố hết sức để không bao giờ vướng phải thỏa hiệp bản quyền trao lại cho nghệ sĩ vì tài sản duy nhất của một công ty thu âm chính là các bản quyền. Chúng tôi cũng cố gắng để kết hợp tối đa bản catalogue của các nghệ sĩ vào hợp đồng của chúng tôi, mặc dù việc này thường sẽ bị ràng buộc với các nhãn hiệu thu âm khác. Trong ánh hào quang khi làm việc với các ngôi sao nhạc rock, giá trị duy nhất nằm ở quyền sở hữu trí tuệ chính những ca khúc của họ. Vì vậy ban đầu chúng tôi sẽ trả cho họ những khoản tiền lớn nhưng cố tìm cách để buộc họ phải ký hợp đồng thực hiện 8 album với chúng tôi. Nói về cuộc đời của Virgin Music, chúng tôi tự hào rằng chúng tôi chưa bao giờ đánh mất một ban nhạc. Chúng tôi không bao giờ đánh mất họ bởi vì chúng tôi luôn thương lượng lại hợp đồng với họ sau một vài album. Đáng tiếc thay, Mike Oldfield lại là trường hợp tôi đã đi chậm một bước và hầu như để mất anh ta. Điều sống còn với một ban nhạc mới đó là nếu bạn tạo dựng họ, thông thường album thứ ba hoặc thứ tư của họ sẽ là album có giá nhất. Một ví dụ điển hình chính là Human League, ban nhạc đã thực hiện hai album tại Virgin. Album này lần lượt bán chạy hơn album trước đó nhưng chính album thứ ba – Dare, mới là album ghi vào thời khắc lịch sử với số lượng bán ra trên 2 triệu bản. Điều cuối cùng chúng tôi muốn đó là để họ ra đi sau khi ký hợp đồng một vài album chỉ để chứng kiến họ thành công với một thương hiệu thu âm khác. Sau khi ký hợp đồng với nghệ sĩ, chúng tôi sẽ nhanh chóng cố gắng kéo dài hợp đồng và mặc dù chúng tôi có thể mất 2% hoặc 3% tiền bản quyền nhưng đó chỉ là sự nhượng bộ nhỏ so với xác suất phải thêm hai album nữa vào cuối hợp đồng.
Ngay từ lúc bắt đầu, Simon và tôi đã cố gắng để phát triển Virgin thành một công ty quốc tế, và điều thứ hai chúng tôi luôn ấp ủ đó là sát nhập bản quyền thế giới đối với tác phẩm của nghệ sĩ vào hợp đồng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa ra lý lẽ rằng động cơ thúc đẩy để chúng tôi có thể quảng bá hình ảnh của họ tại Anh sẽ giảm đi nếu như sau đó họ sử dụng thành công tại đây để bán tác phẩm của họ ra nước ngoài cho một ai đó khác.
Điểm thương lượng cuối cùng đó là đảm bảo rằng Virgin sở hữu bản quyền của từng thành viên trong ban nhạc cũng như của toàn bộ ban nhạc đó. Đôi khi rất khó để định nghĩa một ban nhạc. Chẳng hạn, The Rolling Stones rõ ràng gồm Mick Jagger, Keith Richards, Bill Wyman và Charlie Watts, nhưng một số thành viên khác đến và đi. Ngành công nghiệp thu âm rốt cuộc đã định nghĩa The Rolling Stones là “Mick Jagger và 3 thành viên khác”. Một số ban nhạc đã tan rã và gặt hái được thành công riêng rẽ. Genesis có lẽ là một điển hình bởi vì cả Peter Gabriel và Phil Collins đều trở thành những ngôi sao có tên tuổi hơn khi họ tách ra khỏi Genesis. Chúng tôi phải đảm bảo rằng Virgin không kí hợp đồng với một ban nhạc chẳng còn thu lại lợi nhuận trong khi tay ghita trưởng nhóm vẫn tiếp tục thành công với tư cách một nghệ sĩ đơn khi làm việc với một thương hiệu khác.
Sự thực duy nhất mà chúng tôi nhận ra đó là nếu chúng tôi muốn có cả một ban nhạc, chúng tôi phải ký được hợp đồng với họ cho dù giá thỏa thuận có cao tới đâu đi nữa. Nếu một nghệ sĩ vẫn do thương hiệu khác độc quyền có nghĩa là chẳng còn gì đối với chúng tôi. Một bí quyết khi điều hành một thương hiệu thu âm đó là tạo dựng động lực, để duy trì việc ký hợp đồng với những ban nhạc mới và tạo ra thời khắc cho họ. Thậm chí, nếu một ban nhạc tiếng tăm tiêu tốn của chúng tôi nhiều tiền của, thì vẫn sẽ có những lợi ích vô hình khác, chẳng hạn như thu hút những ban nhạc khác ký hợp đồng với chúng tôi hoặc mở ra cánh cửa cho những ban nhạc mới hơn của chúng tôi có thể tiếp cận với các đài phát thanh.
Với những nguyên tắc đó, Virgin bắt đầu ký kết với những ban nhạc mới sau thành công từ Mike Oldfield. Phần lớn những hợp đồng này chắc chắn sẽ thất bại. Chúng tôi vẫn tự trả cho mình những khoản thu nhập nhỏ; tất cả chúng tôi vẫn sống dựa vào nhau, và chúng tôi lại dốc toàn bộ tiền của kiếm được từ Tubular Bells vào những nghệ sĩ mới và xây dựng công ty.
Kristen và tôi đã kết hôn được hai năm nhưng chúng tôi gặp phải rất nhiều mâu thuẫn khi sống chung và cuối cùng chúng tôi đã quyết định ly hôn. Năm 1974, cũng như cuộc hôn nhân tan vỡ của tôi, Virgin Music bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề. Vào tháng 8/1974, album tiếp theo của Mike Oldfield, Hergest Ridge, tiến thẳng lên vị trí số 1. Do Tubular Bells vẫn nằm ở vị trí số 2 nên tiền tiếp tục chảy vào. Nhưng Virgin lại gặp khó khăn khi luôn bị xem như thương hiệu của Mike Oldfield. Mặc dù bản thân Mike từ chối thực hiện bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào nhưng doanh số album của anh lớn đến nỗi tất cả các album khác đều bị lu mờ.
Trong thời kỳ khốn khó giữa năm 1974 và năm 1976 khi Mike là siêu sao duy nhất của chúng tôi, Virgin đã thất bại khi ký hợp đồng với 10cc, The Who và Pink Floyd… mặc dù chúng tôi đã tranh đấu rất vất vả. Dường như số phận đã định chúng tôi mãi mãi chỉ là sự lựa chọn thứ hai mà trong âm nhạc cũng như nhiều lĩnh vực khác, lựa chọn số hai có nghĩa là không gì cả. Vào cuối năm 1975, tôi đã tạo ra một bước ngoặt cho The Rolling Stones.
Tin tức về việc chúng tôi chuẩn bị trả 350.000 đô-la cho 10cc đã khiến các thương hiệu thu âm đối thủ như Island kinh ngạc. Khi tôi gọi cho người quản lý của Stones – Prince Rupert Loewenstein, ông ta đã chuẩn bị tinh thần để lắng nghe nghiêm túc lời đề nghị mua 10cc của chúng tôi.
“Anh đưa ra giá bao nhiêu?” – Tôi hỏi ông ta.
“Anh sẽ không bao giờ có thể trả nổi”. Prince Rupert nói với tôi đầy cảm thông. “Ít nhất là 3 triệu bảng. Và dù sao đi nữa, Virgin cũng quá nhỏ”
Tôi biết rằng cách duy nhất để lôi kéo sự chú ý của ông ta là nâng giá cao hơn.
“Tôi sẽ trả 4 triệu bảng” – Tôi nói. “Miễn là ông đảm bảo có back catalogue cho tôi”.
Mua được back catalogue sẽ giúp Virgin có thể phát hành một album tuyển tập các hit và đó sẽ là một chính sách bảo hiểm nếu đĩa nhạc mới thất bại.
“Tôi sẽ gửi cho anh bản danh sách back catalogue hiện có” – Prince Rupert nói. “Nếu anh có thể mang bảo lãnh 4 triệu bảng của ngân hàng tới văn phòng của tôi trước thứ Hai, tôi sẽ xem xét nghiêm túc vấn đề này. Chúc anh may mắn.”
Hôm đó là thứ Sáu. Prince Rupert cho rằng ông ta đã giao cho tôi một nhiệm vụ bất khả thi.
Cuối tuần, tôi đã viếng thăm chuỗi các nhà phân phối Virgin mà chúng tôi thiết lập khắp châu Âu tại Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Điển và Na Uy. Khi thực hiện chuyến đi này, tôi cũng liên tục gọi điện cho những nhà phân phối khác tại những nơi còn lại trên thế giới. Mong muốn của tôi là gây quỹ được 250.000 bảng từ mỗi nhà phân phối. Đến cuối tuần tôi đã theo dấu được tất cả số họ và đề nghị họ gửi điện tín đến nhà băng Coutts tại London xác nhận họ sẽ cấp tiền. Vào sáng thứ Hai tôi trở lại London nhưng vẫn còn thiếu một khoản nhỏ để đủ số tiền 4 triệu bảng mà tôi hứa với Prince Rupert. Sau khi bổ sung tất cả các cam kết khác từ những nhà phân phối, Coutts đã hứa sẽ bù vào khoản chênh lệnh còn thiếu. Tôi lái xe tới nhà Prince Rupert tại Petersham ngay trước 11 giờ với tấm phiếu bảo lãnh trị giá 4 triệu bảng.
Prince Rupert lặng đi không nói nên lời. Ông ta đã thiếu cảnh giác đối với tôi. Ông ta run rẩy chạm vào tờ séc trị giá 4 triệu bảng nhưng sau đó đưa lại.
“Anh sẽ có cơ hội giành chiến thắng với mức đề nghị cao nhất” – Ông ta hứa. “Nhưng anh cần tham gia một cuộc đấu giá”.
Cuối cùng EMI là người chiến thắng với mức đưa ra 5 triệu bảng và được ký hợp đồng với The Rolling Stones. Tôi không có cách nào huy động được nhiều hơn 4 triệu bảng. Mặc dù cảm thấy vô cùng tuyệt vọng khi thất bại nhưng tôi biết mình đã tạo ra cho The Rolling Stones một bước ngoặt bằng cách tăng giá đề nghị từ 3 triệu bảng mà Prince Rupert rất có thể sẽ vui vẻ chấp nhận.
Vào năm 1976, nhu cầu ký hợp đồng với các ban nhạc thực sự lớn khiến tôi quên đi sự thất vọng. Virgin có hai album nằm trong top 10: Gong và Ommadawn của Mike Oldfield. Thời điểm đó là thời khắc vàng của Trick of The Tail (Genesis) và Desire (Bob Dylan). Khó khăn lúc này đó là chúng tôi đã tiêu tiền bản quyền tác giả của Mike Oldfield vào việc ký hợp đồng với những ban nhạc mới và ngoại trừ Tangerine Dream, chúng tôi không có những bước đột phá nổi bật. Phaedra của Tangerine Dream trở thành album bán chạy hàng đầu tại châu Âu và đã góp công lớn trong việc nâng tầm tên tuổi của Virgin. Catalogue của chúng tôi chứa đầy những dòng nhạc tuyệt vời nhưng chúng tôi không có đủ những album bán chạy thực sự lớn. Điều cấp bách hơn, chúng tôi đang cạn kiệt tài chính.
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng đó, Mike Oldfield muốn thương lượng lại hợp đồng. Chúng tôi vui vẻ thương lượng lại nhưng sau khi chúng tôi đồng ý bản hợp đồng thứ hai nâng tiền bản quyền tác giả cho anh ta, anh ta lại nhờ đến một luật sư khác để đẩy mức tiền bản quyền đó lên cao hơn. Chúng tôi đã chỉ ra rằng Virgin Music với tư cách một công ty còn kiếm được ít tiền hơn cá nhân Mike. Khi anh ta hỏi làm sao có thể như thế, tôi đã sai lầm khi thú nhận thành thực với Mike. Tôi nói rằng chúng tôi cần những nghệ sĩ thành công như Mike để bù lại những khoản chi trả cho những nghệ sĩ không thành công. Sự đồng cảm trong Mike biến mất.
“Tôi không ném tiền cho anh để anh đi thổi phồng những đống rác rưởi” – Anh ta nói. “Tôi sẽ tìm luật sư của tôi”.
Cuối cùng chúng tôi nhất trí một bản hợp đồng khác và Mike vẫn tiếp tục ở lại với chúng tôi. Nhưng khoản tiền chiến thắng của anh ta cũng không đáng kể.
Vào mùa hè năm 1976, chúng tôi có một cuộc họp quyết định với Simon, Nik và Ken Berry. Ken bắt đầu khởi nghiệp tại cửa hàng thu âm Notting Hill như một nhân viên bán hàng. Công việc của anh là kiểm tra doanh thu cửa hàng nhưng anh mau chóng đảm nhiệm toàn bộ các công việc khác tại cửa hàng. Tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng bất kỳ khi nào chúng tôi cần biết điều gì – chẳng hạn như doanh số của Pink Floyd tuần đó, khoản nợ lương nhân viên, sụt giá Saabs cũ mà chúng tôi điều hành – Ken biết tất cả các câu trả lời.
Ken trở thành một người không thể thiếu với cửa hàng. Anh ta trầm lặng và khiêm tốn nhưng, cũng như giải quyết các con số, kỹ năng tuyệt vời của anh chính là hợp tác làm việc với mọi người: anh ta tuyệt đối không lúng túng khi thương lượng với những ngôi sao nhạc rock hàng đầu và luật sư của họ, và anh ta nhanh chóng tham gia thực hiện suôn sẻ các hợp đồng thương lượng. Simon và tôi đã quan sát Ken làm việc và bởi vì chúng tôi nhận ra Mike sẽ không bao giờ để mất một thỏa thuận bằng cách ném đi cái tôi của mình và tìm cách để có được lợi thế hơn đối phương, nên chúng tôi đã giao cho anh ta ngày càng nhiều trách nhiệm. Bộ ba ban đầu – tôi, Nik và Simon – đã dành thêm một chỗ nữa cho Ken và theo nhiều góc độ, anh ta trở thành sợi dây gắn kết nhóm chúng tôi với nhau.
Tại cuộc họp quyết định, chúng tôi đã thảo luận chi tiết số liệu của các cửa hàng vẫn đang kinh doanh thuận lợi nhưng không đem lại lợi nhuận đáng kể. Tôi biết rằng Nik đang đặt sức ép lên họ để có được những gì xứng đáng với công sức anh ta bỏ ra và chúng tôi đành phải chỉ trích bất cứ việc gì anh ta làm. Sau đó chúng tôi bắt đầu xem xét bảng công việc của Virgin. Lần lượt từng người chúng tôi tranh luận liệu chúng tôi có đủ tiền chi trả để duy trì hoạt động như Hatfield and The North hay Dave Bedford mà chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều tiền để quảng cáo, và có vẻ như không thể tạo ra được một bước đột phá.
“Mọi thứ đã rõ ràng” – Ken Berry nói, bổ sung thêm một cột các số liệu. “Chúng ta phải xem xét nghiêm túc việc loại bỏ tất cả các ban nhạc của chúng ta trừ Mike Oldfield”.
Chúng tôi nhìn Ken đầy sửng sốt.
“Tất cả các ban nhạc khác đang khiến chúng ta lãng phí rất nhiều tiền của.” – Anh tiếp tục. “Nếu sa thải ít nhất một nửa số nhân viên hiện có, ta có thể giải quyết được vấn đề nhưng tại thời điểm này, Mike Oldfield đang là nguồn cung cấp chính cho toàn bộ công ty”.
Tôi luôn tin rằng cách duy nhất để đương đầu với cuộc khủng hoảng tiền mặt không phải là ký kết hợp đồng mà là cố gắng mở rộng ra khỏi phạm vi hợp đồng.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tìm thêm được 10 Mike Oldfield nữa?” – Tôi hỏi, đầy khiêu khích Ken. “Việc này sẽ thế nào?”
Cuối cùng, chúng tôi có hai lựa chọn: cất đi một khoản tiền nhỏ và sống một cuộc sống không mạo hiểm hay sử dụng những đồng bảng cuối cùng để ký hợp đồng với một ban nhạc khác có thể đưa chúng tôi trở lại thời kỳ hoàng kim. Nếu chúng tôi chọn giải pháp đầu tiên, chúng tôi có thể công nhận: chúng tôi sẽ điều hành một công ty nhỏ nhưng có thể tồn tại và kiếm sống mà không có bất kỳ rủi ro nào rình rập. Nếu chúng tôi chọn giải pháp thứ hai, Virgin có thể lâm vào tình trạng vỡ nợ trong một vài tháng nhưng ít nhất chúng tôi sẽ có cơ hội cuối cùng để tỏa sáng.
Simon và tôi muốn chọn giải pháp sau cùng, đó là thành lập một ban nhạc mới. Nik và Ken cuối cùng đã đồng ý với chúng tôi, mặc dù tôi có thể thấy rằng họ miễn cưỡng khi phải đặt cược số phận của toàn bộ công ty vào một bước đột phá. Từ đêm đó, chúng tôi bước vào một cuộc đua gấp rút, liều lĩnh nhằm tìm kiếm The Next Big Thing (Điều kỳ diệu tiếp theo).
Cùng lúc đó, chúng tôi cắt giảm bất cứ những gì có thể: chúng tôi bán xe hơi; đóng cửa bể bơi tại Manor; giảm vốn đầu tư vào các cửa hàng; chúng tôi không trả lương cho mình; chúng tôi hủy hợp đồng với một số nghệ sĩ và sa thải chín nhân viên dư thừa. Đây là thời điểm khó khăn nhất và tôi cố gắng tránh đi những cuộc đối đầu nặng về tình cảm và nhường việc đó lại cho Nik.
Một trong những nghệ sĩ chúng tôi buộc phải chấm dứt hợp đồng là Dave Bedford – một nhà soạn nhạc cổ điển tài năng thiên bẩm. Dave đã cư xử hết sức nhã nhặn trước tin tức tồi tệ đó: anh ta viết một lá thư dài cho tôi nói rằng anh ta hiểu được quyết định đó thế nào, rằng anh ta đoán những đĩa nhạc của mình không bán được, rằng anh ta sẽ cũng làm như vậy nếu ở trong hoàn cảnh của tôi, rằng anh ta sẽ không mảy may thù hận với Virgin dù thế nào đi nữa và chúc chúng tôi những điều tốt lành nhất trong tương lai. Cùng lúc anh ta viết một lá thư cho Mike Oldfield nói rằng tôi chẳng khác một đống phân, một kẻ cặn bã hèn hạ, đê tiện, một người không biết lấy một nốt nhạc, một tên ký sinh trùng chỉ biết ăn bám thu lợi từ những tài năng âm nhạc. Không may cho Dave, anh ta lại để lá thư nhầm phong bì.