Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đường Ra Biển Lớn

Chương 20: “HẮN NGHĨ HẮN LÀ AI CƠ CHỨ?”

Tác giả: Richard Branson
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập

Tháng Tám – Tháng Mười năm 1990
Tôi bị đánh thức bởi một cú đá mạnh vào lưng. Tôi đã bị đấm và thức cả đêm. Bây giờ là 5h30 sáng, tôi ra khỏi giường và mặc áo choàng. Tôi nhìn Sam rúc vào cái gối ấm áp lõm xuống của tôi, nó đã đấu tranh để chiếm giữ cái gối đó suốt cả đêm. Nó và Holly vẫn thường ngủ trên giường với chúng tôi. Tôi bật CNN và ghé đầu gần màn hình để nghe tin tức. Tôi không cần âm thanh lớn để hiểu đó chỉ là một tin tức tồi tệ. Iraq đã xâm chiếm Kuwait tuần trước và tình hình thế giới đang xấu đi. Giá dầu thô đã tăng vọt từ 19 đô-la một thùng trước cuộc xâm chiếm lên đến 36 đô-la. Giá nhiên liệu hàng không đã vọt từ 75 cent một gallon lên 1,5 đô-la một gallon, thậm chí tăng cao hơn cả dầu thô bởi Lực lượng Đồng Minh đã bắt đầu dự trữ nhiên liệu hàng không để chuẩn bị cho một cuộc không kích vào Iraq.
Hai nhân tố chính mang lại lợi nhuận cho công ty hàng không là số hành khách và chi phí nhiên liệu hàng không. Tất cả những công ty hàng không độc lập bây giờ phải đối mặt với thảm họa: chúng tôi phải hoạt động khi giá nhiên liệu – chiếm 20% tổng tất cả chi phí của chúng tôi – đã tăng gấp đôi trong khi số hành khách bay lại giảm sút nghiêm trọng.
Trong tuần đầu tiên sau cuộc xâm lược, đã có ba nghìn hành khách hủy chuyến bay tại Virgin Atlantic Challenger. Chúng tôi nợ thấu chi 25 triệu bảng với Lloyds Bank, ngân hàng mà chúng tôi vừa vỡ nợ. Tôi tự hỏi, liệu chúng tôi có thể đi xa như thế nào trước khi ngân hàng Lloyds Bank yêu cầu chúng tôi làm điều gì đó để giải quyết nó. Tôi luôn lo lắng về việc này.
Tôi lại tự hỏi liệu hôm nay sẽ có thêm bao nhiêu hành khách hủy chuyến bay. Những hãng hàng không lớn của nhà nước thậm chí còn bị ảnh hưởng tồi tệ hơn vì chẳng ai muốn mạo hiểm bay với một hãng hàng không có nguy cơ bị khủng bố tấn công. Kể từ khi bà Thatcher cho phép máy bay phản lực của Mỹ được tiếp nhiên liệu ở Anh quốc trên đường đột kích Libi, các hãng hàng không đã được chính phủ điều chỉnh cẩn thận khi nhận thấy nguy cơ bị khủng bố. Vụ đánh bom phi cơ PanAm khi đi qua Lockerbie đã cho thấy sự trả thù của khủng bố dã man như thế nào. Mặc dù là một công ty đại chúng bình thường nhưng British Airways đã tuyên bố mình là một hãng hàng không của Anh quốc và đây là lần đầu tiên danh tiếng này mang lại lợi thế cho chúng tôi. Sau tuần đầu tiên với những chuyến bay vắng ngắt, tôi bắt đầu cảm thấy le lói hy vọng những hành khách đang quay trở lại một cách thận trọng, chúng tôi chú ý thấy Virgin Atlantic Challenger được ưa chuộng hơn một chút so với bất cứ hãng hàng không nào của Mỹ hay British Airways.
Vào mùa hè năm 1990, Virgin Atlantic Challenger vẫn còn là một hãng hàng không nhỏ bé. Chúng tôi chỉ bay đến bốn địa điểm tại hai quốc gia. Mỗi ngày chúng tôi lướt qua danh sách đặt vé cho bốn tuyến đường này để xem liệu có dấu hiệu nào cho thấy chúng tôi có thể có khách trở lại hay không. Tuyến đường bay tới Tokyo bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chúng tôi chỉ được phép bay bốn lần một tuần và không bao giờ được bay vào ngày Chủ nhật, ngày những doanh nhân hay đi du lịch nhất, vì vậy tuyến đường này đã thua lỗ trước cả khi Iraq xâm lược Kuwait. Suốt mùa hè, chúng tôi đã vận động hành lang để tăng thêm hai chuyến bay tới Tokyo, những chuyến bay sắp được khai trương nhưng chúng tôi vẫn luôn gặp khó khăn với hãng British Airways. Hành khách bay các chuyến tới Newark và Los Angeles của chúng tôi đã giảm mạnh ngay từ tuần đầu tiên sau cuộc xâm chiếm, nhưng giờ chúng tôi nhận ra mọi người ưa thích Virgin hơn các hãng hàng không của Mỹ. Có một tin vui là những chuyến bay đi nghỉ Miami và Orlando của chúng tôi dường như không bị ảnh hưởng lớn.
Chúng tôi đã ăn mừng sinh nhật lần thứ 40 của tôi vào tháng trước và mặc dù Joan đã sắp đặt một bữa tiệc tuyệt vời trên đảo Necker, tôi vẫn có đôi chút phiền muộn. Tôi cảm thấy Simon đã đánh mất sự quan tâm tới Virgin Music và tôi thông cảm với anh ấy. Đàm phán mỗi hợp đồng đều rất căng thẳng và đôi khi cảm giác lặp lại cùng một thời điểm. Mặc dù chúng tôi xây dựng Virgin Music thành một trong những nhãn hiệu lớn thu âm độc lập, tất cả sự giàu có của Simon phụ thuộc vào một mình công ty này và tôi biết anh ấy lo lắng tôi có thể gây tổn hại tới nó bởi một số hoạt động đầu cơ mạo hiểm. Simon không quan tâm tới những dự án khác tôi nói đến, anh chỉ xem Virgin Atlantic Challenger như là một trách nhiệm lớn với phần còn lại của Tập đoàn Virgin, một công ty có thể bị dồn tới chân tường bởi British Airways hoặc bởi một điều gì đó bất ngờ – chẳng hạn như một cuộc chiến vùng Vịnh.
Bước sang tuổi 40, tôi tự hỏi tôi đang làm gì với cuộc đời mình. Sau bước nhảy vọt khi thiết lập Virgin Atlantic Challenger, giờ tôi nhận thấy khó có thể phát triển công ty hàng không nhanh chóng như mình mong muốn. Mặc dù chúng tôi đã có một năm tuyệt vời và đã được bầu chọn là Hãng hàng không tốt nhất cho doanh nhân, Virgin Atlantic Challenger vẫn bị hạn chế hoạt động ở sân bay Gatwick. Bởi một đường băng ngắn và thiếu các chuyến bay nối tiếp, Gatwick không mang lại nhiều lợi nhuận bằng Heathrow, cả với hàng hóa và hành khách. Chúng tôi rất vất vả để kiếm tiền. Hơn nữa, chúng tôi đã rơi vào cuộc cạnh tranh liên tục với British Airways, công ty này tiếp tục là nguyên nhân chủ yếu gây tranh chấp.
Khi Simon dần mất đi sự quan tâm và chúng tôi không ngừng cố gắng để kiếm đủ tiền chi trả cho Virgin Atlantic Challenger, tôi bắt đầu tự hỏi liệu mình có nên làm điều gì đó hoàn toàn khác hay không. Thậm chí tôi đã nghĩ đến việc học đại học và nghiên cứu lịch sử: sẽ thật tuyệt khi có thời gian để đọc. Khi tôi đề cập điều này với Joan, cô ấy đã phản đối ý kiến này bằng việc thẳng thắn chỉ ra rằng đây thực sự chỉ là lý do bào chữa cho việc gặp gỡ nhiều cô gái xinh đẹp khi xa nhà. Tôi nghiền ngẫm ý kiến dành toàn thời gian bắt đầu công việc như một nhà chính trị lão luyện. Tôi nghiên cứu một số lĩnh vực chủ yếu, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe và tình trạng vô gia cư, hiểu được đâu là giải pháp tốt nhất cho những vấn đề này và sau đó đấu tranh mạnh mẽ nhằm thay đổi chính trị để thực hiện chúng.
Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm Kuwait của Saddam Hussein đã khiến tôi loại bỏ tất cả những suy nghĩ này trong tâm trí. Cuộc khủng hoảng mà chúng tôi gặp phải ngày càng trầm trọng trong ngành hàng không và tôi nhận thấy mình bàn luận về Chiến tranh vùng vịnh theo một cách riêng lạ thường.
“Bố ơi, bố có thể giúp con tìm giầy được không?” Đó là Holly.
“Đôi nào cơ?”
“Bố biết mà, đôi giầy thể thao mới của con”.
Khi trên tivi, thế giới tiếp tục tan rã vì chiến tranh và khi chiếc máy bay 747 Maiden Voyager của chúng tôi trống tới một nửa số ghế trong chuyến bay qua Đại Tây Dương về phía bình minh trên Gatwick, thì gia đình tôi đang quây quần trên giường để ăn sáng. Joan mang tới một khay lớn trứng rán, bánh mỳ rán, thịt hun khói và đậu nướng. Khi chúng tôi ăn, một số nhân viên Virgin đi qua cửa trước. Tôi nghe tiếng Penni bật máy photo ở tầng dưới. Người phát ngôn mới của chúng tôi, anh Will Whitehorn, đang đi lên gác để tới văn phòng của anh ấy. Chiếc máy phát điện liên tục tạo ra năng lượng vui vẻ, chứng minh cho anh ấy thấy đó là một tài sản cực kỳ lớn.
Để Holly và Sam sẵn sàng đến trường luôn là một thử thách dễ khiến tôi phát điên.
Giầy, tất, áo vest, áo sơ mi, áo màu sặc sỡ và mũ nồi được tìm thấy ở bất cứ chỗ nào, không thể hiểu được vì sao bọn trẻ lại giấu chúng đêm hôm trước. Chúng có thể hiện lên chỉ bằng suy nghĩ bất chợt.
“Chúng đây rồi!” không biết tại sao Joan đã nghĩ đến việc tìm giầy của Holly bên trong căn nhà lớn của búp bê mà tôi nhớ đã không được ai sử dụng từ rất lâu.
Tôi hỏi: “Chúng làm gì ở đó vậy?”
Holly nói: “Con không biết” và nhét chúng vào chiếc balô đi học mà không giải thích gì thêm.
Joan dọa nạt: “Sam, chúng ta sẽ đi trong hai phút nữa”. Sam bắt đầu lắp ráp đồ chơi Scalextric.
Cuối cùng, khi chúng đã nhặt tất cả những thứ đồ linh tinh và tiến ra cửa thì chuông điện thoại reo. Đó là Nữ hoàng Noor của Jordan.
Tình bạn của tôi với Nữ hoàng Noor là một kết quả không ngờ của chuyến du hành trên khinh khí cầu qua Đại Tây Dương cùng với Per. Nữ hoàng Noor được ví như Grace Kelly của Jordan. Bà là người phụ nữ Mỹ tóc vàng, cao ráo, quyến rũ, trước đây đã làm tiếp viên hàng không và hiện giờ sống trong cung điện có tường bao quanh, được bảo vệ nghiêm ngặt ở Amman. Bà đã nghe tin về chuyến bay trên khinh khí cầu của chúng tôi và gọi điện để hỏi liệu tôi có thể dạy bà và gia đình cách bay trên khinh khí cầu được không. Tôi đã tới Jordan với Tom Barrow và dành một tuần ở cung điện vua Hussein để dạy gia đình hoàng gia cách bay trên khinh khí cầu.
Chúng tôi bay trên Amman, lơ lửng trên mái nhà và nhìn xuống thành phố cổ kính với những ngọn tháp, những bức tường quét vôi trắng và mái nhà ngói màu vàng nhạt. Trước đó, chưa có ai ở Amman từng được nhìn thấy khinh khí cầu và họ kinh ngạc khi chúng tôi xuất hiện lờ mờ trên đầu họ. Khi họ nhận ra Đức vua và Nữ hoàng đang đứng trên chiếc giỏ liễu gai, họ hò reo và chạy đến phía dưới khinh khí cầu vẫy tay với chúng tôi. Khi chúng tôi đốt mỏ đèn, tất cả những con chó trong thành phố bắt đầu sủa. Với tiếng chó sủa, tiếng hò reo và tiếng gọi của thầy tu báo giờ, thành phố trở nên huyên náo. Vua Hussein, Nữ hoàng Noor và các hoàng tử vẫy tay khi khinh khí cầu bay lên gần một mét trên mái nhà. Tôi nghĩ chỉ có các vệ sĩ vua Hussein là không thoải mái tận hưởng chuyến đi, bởi lẽ họ đã bảo vệ ông khỏi chín vụ mưu sát nhưng họ không thể làm gì để bảo vệ ông khi ông bay lơ lửng trong một cái giỏ liễu gai.
Khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait, vua Hussein của Jordan là một trong số ít những nhà lãnh đạo trên thế giới từ chối kết tội anh ta. Vua Hussein chỉ ra rằng Kuwait đã hứa trao cho Iraq một số giếng dầu cũng như đóng góp vào cuộc chiến lâu dài chống lại Iran. Tuy nhiên, Kuwait tiếp tục không giữ lời hứa và gian lận hạn ngạch OPEC.
Trong tất cả những cuộc hỗn loạn theo sau cuộc xâm chiếm này, rất nhiều công nhân nước ngoài đã chạy trốn từ Iraq sang Jordan. Đã có khoảng 150 nghìn người tị nạn tụ tập trong một cái trại tạm bợ không có nước uống và không có chăn. Thời tiết nóng nực suốt cả ngày, họ không có bóng mát và ban đêm trời lạnh giá, họ không được sưởi ấm. Một cái chăn có thể dựng lên che bóng mát và cuộn lại để sưởi ấm. Ngay khi được thông báo về vấn đề này, tôi đã liên lạc với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor để xem tôi có thể giúp đỡ được gì. Nữ hoàng Noor gọi điện thoại nói với tôi rằng mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ đang tiến hành lắp đặt hệ thống phân phối nước nhưng vẫn phải cố gắng tìm kiếm 100 nghìn cái chăn.
Nữ hoàng Noor nói: “Một số trẻ em đã chết nhưng tình hình ở đây vẫn chưa đến mức một thảm họa. Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể gia hạn hai đến ba ngày trước khi chúng ta mất hàng trăm người tị nạn”.
Ngày hôm đó, tôi lái xe xuống Crawley và nói với một số nhân viên của Virgin Atlantic Challenger về việc làm thế nào để tìm và gửi 100 nghìn cái chăn tới Amman. Mọi người ở Virgin đều ra sức giúp đỡ. Suốt cả ngày hôm đó, chúng tôi đã gọi cho Hội Chữ Thập Đỏ, William Waldegrave ở Bộ Ngoại giao và Lynda Chalker ở Bộ Phát triển nước ngoài và cố gắng để đảm bảo 30 nghìn cái chăn cùng lời hứa sẽ mang thêm nhiều chăn nữa từ UNICEF ở Copenhagen. Chúng tôi đề nghị cung cấp máy bay, Hội Chữ Thập Đỏ đưa ra lời kêu gọi trên đài phát thanh toàn quốc và kể từ tối hôm đó một nhà kho ở Gatwick bắt đầu được chất đầy chăn. Trước hết, David Sainbury hứa với tôi anh ấy sẽ cung cấp vài tấn gạo.
Hai ngày sau, tất cả chiếc ghế được tháo rời khỏi một chiếc Boeing 747 của chúng tôi và thay vào đó là hơn 40 nghìn cái chăn, vài tấn gạo và thuốc men. Sau đó, chiếc 747 bay tới Amman. Những chiếc chăn được chất đầy lên một dãy xe tải đợi sẵn ở sân bay và chúng tôi trở lại với một số người quốc tịch Anh, những người đã bị mắc cạn ở Jordan và muốn trở về nhà.
Khi chúng tôi quay trở lại vương quốc Anh, William Waldegrave thông báo rằng anh ấy đã nhận được một cuộc điện thoại của Lord King, chủ tịch hội đồng quản trị của British Airways, người đã rất ngạc nhiên khi thấy hình ảnh máy bay Virgin Atlantic Challenger bay tới Jordan được chiếu trên News at Ten – Bản tin lúc mười giờ.
Lord King đã nói với Waldegrave rằng: “Lẽ ra chúng tôi nên làm việc đó”.
William Waldegrave chỉ cho Lord King thấy rằng tôi chỉ vừa đề nghị giúp đỡ và Virgin Atlantic Challenger có sẵn một chiếc máy bay để thực hiện điều đó. Tuần sau máy bay của British Airways đã chở một lượng hàng cứu trợ tới Jordan và đưa thêm một số người quốc tịch Anh trở về. Christian Aid nói với chúng tôi rằng họ rất kinh ngạc, nhiều năm qua họ đã không thành công khi kêu gọi British Airways giúp họ nhưng kể từ khi máy bay Virgin Atlantic Challenger tới Amman, BA gần như đã khiến họ thấy ngột ngạt bởi vì những lời đề nghị giúp đỡ. Đôi khi cạnh tranh lành mạnh cũng mang lại lợi ích từ thiện.
Khi nghe tin một số hàng hóa trên tàu của chúng tôi đã không đến được các trại tị nạn, tôi quyết định tới Amman và ở đó vài ngày để theo dõi quá trình vận chuyển hàng cứu trợ tiếp theo cho đến tận khi đến được các trại tị nạn. Một lần nữa, tôi lại ở trong cung điện với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor. Tôi đã tranh cãi gay gắt với Bộ trưởng nội vụ về việc cần có quy định trách nhiệm chặt chẽ với hàng cứu trợ để những người cung cấp có thể tin tưởng rằng chúng sẽ đến được các trại tị nạn. Tôi cũng có một số cuộc nói chuyện rất lâu với Vua Hussein về khủng hoảng vùng Vịnh. Vua Hussein chắc chắn chiến tranh có thể tránh được nhưng ông lo lắng phương Tây muốn đàm phán ngoại giao thất bại để họ có thể chống lại Kuwait và bảo vệ nguồn dầu cuối cùng của họ. Cho đến khi tôi quay trở về nhà thì rõ ràng cuộc khủng hoảng tị nạn đã không bùng nổ. Nữ hoàng Noor nói với tôi rằng đã không còn người bị chết vì bệnh lỵ hay mất nước. Một thời gian sau, 150 nghìn người tị nạn đã dần dần phân tán.
Vài ngày sau, khi đang theo dõi tin tức thì tôi nhìn thấy một cảnh lạ thường, Saddam Hussein được vây quanh bởi những người quốc tịch Anh – những người đang bị giam giữ ở Baghdad. Một trong những cảnh ớn lạnh nhất mà tôi từng thấy trên tivi, ông ta ngồi xuống và ra hiệu cho một cậu bé đến và đứng cạnh ông ta. Ông ta đặt tay lên đầu cậu bé và tiếp tục nói với ống kính camera trong khi nhẹ nhàng vỗ vai cậu bé. Cậu bé đó trạc tuổi Sam. Tôi biết tôi phải làm điều gì đó để giúp những con người này. Nếu cậu bé đó là con trai tôi, dù có phải lên trời hay xuống đất tôi cũng sẽ đưa cậu bé trở về nhà. Các phóng viên hy vọng rằng những con tin sẽ được sử dụng như “những lá chắn sống” và bị giam trong những mục tiêu tấn công đầu tiên của quân Đồng minh.
Tôi không biết phải làm cách nào để giúp những người bị bắt làm con tin này trở về nhà nhưng tôi biết Virgin Atlantic Challenger có một chiếc máy bay và nếu được phép bay tới Baghdad, chúng tôi có thể đón bất cứ con tin nào mà Saddam Hussein đồng ý thả ra. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ, theo cách mà tôi có thể giúp cuộc khủng hoảng ở Jordan, tôi cũng có thể cung cấp phương tiện để thả những con tin này.
Ngày tiếp theo, tôi nhận được điện thoại của Frank Hessey. Chị gái của anh, cô Maureen và anh rể Tony đang bị bắt làm con tin ở Baghdad. Tony bị ung thư phổi nặng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Anh ấy đã gọi điện đến mọi phòng ban ở Bộ Ngoại giao, đại sứ Iraq ở châu Âu và thậm chí cả chính phủ Iraq ở Baghdad nhưng có vẻ như chẳng ai làm được gì. Frank yêu cầu tôi giúp đỡ.
Khi liên lạc với Bộ Ngoại giao về việc chuyến bay chở những chiếc chăn tới Jordan, tôi đã có được tình bạn với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor. Vua Hussein là một trong số ít địa chỉ liên lạc mà chính phủ phương Tây có để liên hệ với Iraq. Tôi nghe tin Iraq thiếu thuốc men và tôi tự hỏi liệu đó có thể coi là cái cớ cho một thỏa thuận, nếu như chúng tôi chở thuốc men đến Iraq, đổi lại, một số người nước ngoài bị bắt giữ sẽ được thả. Tôi gọi cho Nữ hoàng Noor và nhờ bà giúp đỡ. Khi tôi kể về dự định của mình, bà đề nghị tôi đến Amman một lần nữa và thảo luận điều đó với Vua Hussein.
Ba ngày tiếp theo, thời gian tôi đã ở cùng với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor đã giúp tôi có một cái nhìn về việc một doanh nhân có thể giúp được gì trong những thời điểm khủng hoảng. Bề ngoài, tất cả những gì tôi phải giới thiệu về bản thân mình với Saddam Hussein là tôi đã từng một lần đưa Vua Hussein và Nữ hoàng Noor bay trên khinh khí cầu và tôi sở hữu một hãng hàng không nhỏ điều hành bốn chiếc Boeing 747. Mặc dù chưa ai từng đưa Vua Hussein bay trên khinh khí cầu nhưng có nhiều doanh nhân sở hữu máy bay lớn. Tuy nhiên, hai điều kiện này đã đưa tôi vào một hoàn cảnh đặc biệt, tôi là một trong những người phương Tây mà Vua Hussein tin cậy vì vậy thực tế tôi được gặp trực tiếp Saddam Hussein.
Tôi bắt đầu soạn một lá thư cho Saddam Hussein. Tôi nói với ông ấy rằng tôi đang ở Amman, giúp những người nhập cư trở về nước và tổ chức cứu trợ thực phẩm và thuốc men. Tôi hỏi liệu ông có thể xem xét thả bất cứ người nước ngoài nào đã bị bắt ở Baghdad, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và những người đang bị ốm. Như một hành động thiện chí tôi đã đề nghị cho máy bay chở đến một số thuốc men mà Iraq thiếu. Tôi cũng nhắc tới anh trai của Frank Hessey và bệnh ung thư phổi của anh ấy. Tôi đã ký tên “Trân trọng, Richard Branson”.
Sau đó, tôi đi xuống phòng vẽ và Vua Hussein đã nói một tiếng đồng hồ về những vấn đề ở Trung Đông. Khi tôi ngồi xuống và lắng nghe, tôi nhìn xung quanh và thấy một bức ảnh có chữ ký chụp Margaret Thatcher đứng bên cạnh Saddam Hussein. Vua Hussein chỉ ra cho tôi tại sao ông không ủng hộ Kuwait chống lại Iraq.
Ông nói: “Những người Kuwait được chia thành ba loại. Có 400 nghìn người Kuwait là những người rất giàu hoặc rất rất giàu và có hai triệu công nhân nhập cư bần cùng chăm sóc họ”.
Ông chỉ ra rằng không có tự do báo chí và tự do bầu cử ở Kuwait, khó mà có thứ “dân chủ” như người phương Tây tuyên bố bảo vệ.

Ông tiếp tục nói: “Những người Kuwait chẳng làm gì cho thế giới Ả-Rập. Tất cả tiền của họ nằm trong các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, chứ không phải Ả-Rập. Tôi đã hỏi một số nhà lãnh đạo thế giới rằng liệu người phương Tây có tới giải cứu cho Jordan nếu như Iraq xâm chiếm Jordan, một đất nước không có dầu mỏ. Mỗi lần đều là sự im lặng. Tôi nghi ngờ điều đó”. Rồi ông cười: “Tuy nhiên tôi biết rằng anh sẽ làm! Đúng vậy, anh đã bay qua đường chân trời trên khinh khí cầu với những chiếc máy bay Virgin bên cạnh anh! ”
Ông lại nói: “Ồ không, nói một cách nghiêm túc, đây là cơ hội để giải quyết vấn đề của toàn bộ vùng Trung Đông. Kuwait đã hứa với Saddam Hussein rằng họ sẽ trả phần chi phí chiến tranh chống lại Iran, mà Iraq đã chiến đấu nhân danh họ. Họ đã không giữ lời hứa. Ban đầu, Saddam chỉ định lấy những mỏ dầu đang tranh chấp mà ông ấy nghĩ rằng điều đó là đúng đắn. Ông ấy chỉ chiếm toàn bộ đất nước này bởi vì ông ấy nghe tin những người Kuwait đang chuẩn bị những bãi hạ cánh để người Mỹ đến và bảo vệ họ. Ông ấy chắc chắn không quan tâm đến việc xâm chiếm Ả-Rập – Xêút”.
Kế hoạch hòa bình của Vua Hussein liên quan đến việc kéo Iraq trở lại biên giới nhưng vẫn giữ vùng đất tranh chấp mà ông cảm thấy rằng Kuwait đã nợ Iraq. Sau đó trong thời gian ba năm sẽ có những cuộc bầu cử ở Kuwait để xem liệu những người dân vùng biên giới này muốn trở thành một phần của Kuwait hay Iraq. Ông nói với tôi rằng những người phương Tây có ý kiến một chút về vòng đàm phán hàng tháng giữa Iraq và Kuwait, và những người Kuwait đã tiếp tục không giữ lời hứa như thế nào. Hơn hết, người Kuwait đã không bỏ những khoản mà Iraq đã nợ qua cuộc chiến tranh với Iran, và những người Kuwait tiếp tục lừa dối tất cả các nước Ả-Rập với việc sản xuất thừa dầu và bán với giá quá rẻ.

Kết thúc bữa tối, Vua Hussein đã lấy lá thư của tôi ra nghiên cứu và dịch sang tiếng Ả- Rập. Ông ấy viết ngoài bì thư gửi Saddam Hussein và cử một người đưa thư đặc biệt gửi nó tới Baghdad. Trước khi chúng tôi đi ngủ, ông ấy trích dẫn một vài điều mà anh trai ông ấy đã nói: “Tại sao chuông đeo ở cổ con cừu tại đảo Falkland lại kêu to hơn chuông nhà thờ ở Jerusalem?”
Trở lại London, tôi bắt đầu nói chuyện với Bộ Ngoại giao. Tôi cố gắng có được hồ sơ y tế của tất cả những người bị giữ lại ở Baghdad để chúng tôi có thể “chứng minh” họ ốm yếu.
Sau đó tôi gọi cho các đại sứ quán nước ngoài khác để cảnh báo họ rằng có thể có một chuyến bay giải cứu đến Baghdad và họ nên cố gắng để cứu một số người của họ bằng cách đưa ra “bằng chứng” chứng tỏ những người đó đang bị ốm.
Hai đêm sau khi tôi trở lại Anh, chúng tôi đã có hồi âm từ Saddam Hussein. Ông ta hứa với chúng tôi rằng ông ta sẽ thả những con tin là phụ nữ, trẻ em và người bị ốm, nhưng ông ta muốn một người nào đó có địa vị bay đến yêu cầu ông ta làm việc đó một cách công khai. Tôi gọi điện cho Edward Heath, cựu thủ tướng Anh và nhờ ông. Ông nhận lời. Vua Hussein đã liên lạc với Saddam Hussein và giới thiệu tên của Edward Heath. Saddam Hussein đồng ý. Ngày hôm sau chúng tôi đưa Edward Heath bay tới Amman nơi Vua Hussein đã sắp xếp để ông tới Baghdad.

Một ngày sau Vua Hussein gọi cho tôi.
Ông nói: “Tôi có một tin tốt cho ngài”. Ông ta rất lịch sự và luôn xưng hô với mọi người là “ngài” hoặc “quý bà” giống như khi nói với con cái ông ta. “Ngài có thể khởi hành tới Baghdad. Tôi chuyển lời của Saddam Hussein rằng ngài sẽ được an toàn”.
Chúng tôi dành vài ngày cuối cùng để lên kế hoạch cho chuyến đi này và đã tìm được một đội những người tình nguyện dũng cảm mà tôi muốn kể tên: Les Millgate, Geoff New, Paul Green, Ray Maidment, Peter Johnson, Jane-Ann Riley, Sam Rasheed, Anit Sinclair, Caroline Spencer, Ralph Mutton, Peter Marnick, Paul Keithly, Helen Burn, Nicola Collins, Janine Swift và Stephen Leitch. Chúng tôi báo trước với hành khách rằng có thể Virgin Atlantic Challenger sẽ hoãn chuyến bay và chúng tôi sẽ phải chuyển họ sang hãng hàng không khác.
Khi tôi nói với các thành viên ban giám đốc hãng hàng không rằng chúng tôi đã được phép bay, có thể hiểu được họ lo lắng thế nào. Họ biết rằng nếu chiếc máy bay này bị hoãn lại ở Baghdad lâu hơn vài ngày, chúng tôi có thể sẽ bị phá sản.
Ông Nigel Primrose – giám đốc tài chính của Virgin Atlantic Challenger nói: “Chính phủ khẳng định họ sẽ ủng hộ công ty bảo hiểm của chúng tôi nếu chiếc máy bay này bị phá hủy. Tuy nhiên, chẳng có ai sẽ trả bảo hiểm tổn thất kinh doanh nếu chiếc máy bay này bị cướp và bị giữ ở Baghdad. Hãy nhớ rằng, một chiếc 747 của BA đã bị phá hỏng ở Kuwait.”
Cả bàn họp im lặng khi họ suy nghĩ điều này.
David Tait nói với vẻ mặt nghiêm trọng: “Có tin tốt lành. Họ sẽ giữ Richard ở đó và bồi thường cho chúng ta vì kế hoạch không tưởng của anh ấy!”
Mọi người đều cười.
Mặc dù tôi biết mình đã mạo hiểm với chuyến bay này nhưng tôi biết bây giờ không còn đường quay trở lại.
Chúng tôi khởi hành từ Gatwick lúc 11 giờ trưa ngày 23/10/1990 và tiến về phía đông qua châu Âu. Chúng tôi ngồi túm tụm với nhau ở phần phía trước của máy bay, một tập hợp lạ lùng gồm họ hàng của những người bị bắt làm con tin, bác sĩ, y tá, phi hành đoàn Virgin và một nhà báo đại diện cho báo chí. Còn 400 chỗ ngồi phía sau chúng tôi vẫn còn trống. Thật kỳ quặc. Sau vài giờ tất cả chúng tôi đã đi lên đi xuống ở lối đi giữa các dãy ghế để tập thể dục.
Ánh sáng ban ngày nhanh chóng mờ đi và đến lúc chúng tôi vào vùng trời Iraq thì trời đã tối. Tôi nhìn vào màn đêm và tự hỏi quân đội Iraq đóng ở đâu. Tôi tưởng tượng radar theo dõi chúng tôi khi chúng tôi tiến về Baghdad. Chúng tôi là một đốm xanh phát sáng di chuyển chậm qua màn đêm của họ. Tôi trông ngóng một vài chiếc máy bay chiến đấu đến và dẫn đường cho chúng tôi nhưng vẫn chỉ có sự im lặng đến nản lòng. Chiếc máy bay kêu rền và rung lắc trên đường đến Baghdad, đó là chiếc máy bay đầu tiên đến đây trong vòng 12 tháng. Chúng tôi đang đi vào vùng trời nguy hiểm nhất trên thế giới, là mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch tấn công của quân Đồng minh. Tôi tự hỏi khi nào thì cuộc tấn công sẽ bắt đầu.
Tôi vào phòng điều khiển và ngồi sau cơ trưởng, Les Millgate và hai sỹ quan chỉ huy, Geoff New và Paul Green. Họ đang nói về việc kiểm soát giao thông hàng không qua radio nhưng đó là dấu hiệu duy nhất cho thấy Baghdad ở ngoài đó. Phía trước chúng tôi, qua màn chắn gió chẳng có gì cả. Iraq hoàn toàn mất liên lạc với bên ngoài. Tôi tự hỏi ai sống ở dưới đó, liệu họ có thể nghe thấy chúng tôi bay trên đầu và liệu họ có nghĩ rằng chúng tôi là máy bay ném bom đầu tiên của quân Đồng minh. Dường như chúng tôi đang ở trong chiếc máy bay duy nhất trên bầu trời.
Les Millgate nói: “Chúng ta đang tiến gần đến thành phố này”.
Tôi nhìn chăm chăm vào màn hình phía trước chúng tôi và theo dõi cao kế giảm khi chúng tôi hạ độ cao. Bay một đoạn đường dài rất dễ nhầm lẫn. Hầu hết thời gian trên không trung, bạn bay trên đám mây trong thế giới kỳ diệu của luồng khí và khó có thể nhận ra mình đang di chuyển. Sau đó, khi máy bay bắt đầu hạ xuống, bỗng nhiên bạn nhận ra mình đang bay trong một khối kim loại đồ sộ với tốc độ 400 dặm một giờ và nó ngừng lại. Chúng tôi xuống thấp hơn và chiếc máy bay xuyên qua bóng đêm. Bình thường sân bay rực rỡ ánh sáng màu cam và bạc và rất khó phân biệt ánh sáng của đường băng với chúng. Các đường băng, dốc, máy bay và tháp kiểm soát tất cả đều phát sáng với ánh sáng huỳnh quang và halogen. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng tôi bay trên một vùng đất hoàn toàn tối như thể đang bay trên biển.
Geoff New được trạm điều khiển giao thông hàng không ở Baghdad hướng dẫn. Anh ấy mở cánh tà sau và hạ bộ bánh hạ cánh. Tôi quan sát thấy máy bay hạ xuống thấp dần. Giờ chúng tôi ở độ cao 182 mét, rồi 152 mét. Giọng nói rời rạc của nhân viên điều khiển không lưu bắt đầu đếm độ cao của chúng tôi. Bỗng nhiên hai hàng đèn để hạ cánh được thắp sáng trong màn đêm phía dưới chúng tôi. Chúng tôi hướng thẳng xuống khu vực ở giữa, máy bay hạ cánh và chạy hết tốc độ trên đường nhựa. Thêm một vài ánh đèn xuất hiện để hướng dẫn chúng tôi chạy trên mặt đất và tới cổng dỡ hàng. Tôi có thể lờ mờ nhận thấy những người đàn ông cầm súng máy đứng sát cạnh một cái cầu thang. Jane-Ann Riley – người giám sát trong chuyến bay của chúng tôi báo hiệu cánh cửa đã an toàn để mở và tôi nhìn ra. Trời lạnh giá.
Cầu thang được di chuyển về phía chúng tôi. Hai hàng lính đi xung quanh chúng tôi.
Một vài quan chức cấp cao của chính phủ mặc áo khoác lông lạc đà màu chào đón chúng tôi và ra dấu rằng những người thân nên ở trên máy bay. Sân bay Baghdad lớn hơn Heathrow nhưng nó hoàn toàn bị bỏ hoang, máy bay của chúng tôi là chiếc máy bay duy nhất ở đây.
Tôi nhìn lại biểu hiện không phù hợp của phi hành đoàn Virgin với váy ngắn màu đỏ và dao găm nhỏ màu đỏ, đi qua nhóm lính Iraq trong một sân bay trống không rộng lớn. Gót giầy của họ tạo ra âm thanh lách cách lớn tiếng trong sự tĩnh lặng. Tất cả chúng tôi đều mỉm cười. Những người lính lúc đầu hơi rụt rè nhưng rồi họ cũng cười toe toét trở lại.

Không có chiếc máy bay nào khác trên đường băng, chúng tôi trông to lớn một cách khác thường.
Chúng tôi được đưa vào buồng đợi khởi hành trống không nơi tất cả mọi đồ dùng công nghệ – thiết bị máy tính, điện thoại và thậm chí đèn – đã bị dỡ bỏ. Điều này sẽ mất một chút thời gian và những người Iraq cho rằng chắc chắn sẽ bị đánh bom và đã sơ tán mọi thứ họ muốn khỏi sân bay. Chúng tôi phân phát một số quà mà chúng tôi mang đến: những hộp sôcôla cho những quan chức và nhiều balô của trẻ em hiệu Virgin cho những người lính gửi về nhà cho gia đình họ. Rồi tôi nghe thấy tiếng chuyển động ở bên ngoài và Edward Heath đi qua những cánh cửa kính theo sau là một đám đông đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Trông họ xanh xao dưới ánh sáng huỳnh quang. Ngay khi thấy chúng tôi, họ hò reo và chạy lại ôm chặt chúng tôi. Edward Heath mỉm cười, và siết chặt tay mọi người.
Ngay sau đó tôi nhận ra rằng không thể đưa tất cả những người này trở về với chúng tôi.
Mọi người cười đùa và ôm nhau, nước mắt chảy xuống trên gương mặt họ. Bên ngoài, những người lính đang dỡ thuốc men mà chúng tôi mang đến. Chúng tôi mở những chai champagne chúc mừng nhau. Tôi thấy anh của Frank Hessey và chúng tôi ôm nhau. Một người phụ nữ Philippin đang mang thai đã để chồng lại phía sau và đến chỗ tôi. Cô ấy đã khóc. Một người đàn ông khác phải giao cô con gái ba tuổi cho người trông trẻ và tạm biệt cô bé. Tôi ôm lấy ông. Tôi chẳng thể làm được gì hơn nữa. Cả hai chúng tôi đều khóc. Tôi cũng là một người cha.
Sau một giờ, những người Iraq bảo chúng tôi trở lại máy bay. Khi chúng tôi đi qua mặt đường nhựa lạnh giá, tôi bắt tay những người lính và đưa thêm balô trẻ em cho con cái họ. Chúng tôi chúc nhau những điều tốt lành. Chúng tôi lo lắng nghĩ đến việc đó khi chúng tôi đi khỏi những người lính trông yếu đuối, lo sợ đi những đôi giầy không thoải mái và mặc quần màu xanh oliu vẫn sẽ giữ chặt súng của họ và bảo vệ thứ có thể là mục tiêu đầu tiên bị ném bom thành những mảnh vụn.
Hầu hết những người bị bắt làm con tin nắm tay nhau đi bộ qua đường băng để giữ ấm và ủng hộ lẫn nhau. Họ trông giống như những bóng ma. Chiếc Boeing 747 cô độc khiến họ trông nhỏ bé. Một lần nữa tất cả ánh đèn được tắt ngoại trừ ánh đèn chiếu sáng cầu thang. Tôi bước lên cầu thang và quay lại vẫy chào tạm biệt.
Một giọng nói cộc cằn vang lên: “Anh luôn đến muộn”. Đó là Frank Hessey. Anh ấy ở trên máy bay làm chị gái và anh rể anh ấy ngạc nhiên. Khi nhìn thấy nhau, họ òa khóc và ôm chầm lấy nhau.
Hình ảnh cuối cùng về những người lính Iraq mà tôi nhìn thấy là họ đang tụ tập cùng nhau và bắt đầu mở những cái balô Virgin màu đỏ mà chúng tôi đưa cho họ. Chúng tôi có thể là những người phương Tây đầu tiên mà họ gặp. Họ biết rằng nhóm thứ hai sẽ đến, gầm rú trên đầu họ và bắn tên lửa. Whitehorn đã kiểm tra tất cả những cái túi mà những người bị bắt làm con tin mang theo. Vào phút cuối, anh ta tìm thấy một chiếc máy thu bán dẫn mà không ai nhận ra. Ngay khi cánh cửa máy bay chuẩn bị đóng, anh ta chạy về phía cửa máy bay và ném chiếc túi xuống mặt bê tông. Những người lính đã quá bất ngờ không thể làm được gì. Chiếc túi nằm đó khi cánh cửa máy bay đóng lại rồi từ từ lăn bánh.
Bên trong máy bay là tiếng hò reo lớn khi những người thân thích ùa xuống lối đi giữa hàng ghế để ôm nhau. Chúng tôi đã thắt dây an toàn để khởi hành, nhưng ngay khi máy bay bay lên bữa tiệc đã bắt đầu. Chúng tôi đã cất cánh. Chúng tôi đứng vòng quanh với những ly champagne và trao đổi những câu chuyện khi viên phi công thông báo rằng chúng tôi đã rời khỏi vùng trời của Iraq. Có một tràng vỗ tay hoan hô.
Tôi vớ lấy microphone và thuyết phục Edward Heath tin vào trò đùa bằng thông báo: “Chúng tôi vừa nghe tin bà Thatcher vô cùng vui mừng khi Edward Heath đã cố gắng trở về an toàn! Người bà không thích chút nào đang trên đường về nhà.”
Frank Hessey, chị gái Maureen và anh rể Tony nắm tay nhau nhưng dường như vẫn không tin: họ không thể tin họ đang ở bên nhau và đã rời khỏi Baghdad. Những người khác trên máy bay đang khóc – họ vui mừng vì được tự do nhưng vẫn lo lắng cho những người họ bỏ lại. Hai tháng sau, Tony mất vì ung thư phổi và một lực lượng quân sự đã tập trung hỏa lực mạnh chưa từng có biến sân bay Baghdad thành đống gạch vụn. Tôi hy vọng rằng những người lính Iraq với những bộ đồng phục may không đẹp có thể trốn thoát bằng cách nào đó.
Lord King hỏi Willia Waldegrave trong cuộc điện đàm lần thứ hai: “Richard Branson nghĩ mình là ai cơ chứ? Phần nhuốm máu của Bộ ngoại giao à?”
Sự căm phẫn của Lord King được lặp lại bởi một số tờ báo, những người cho rằng tôi làm việc đó chỉ vì danh tiếng cá nhân. Đau nhói vì lời chỉ trích này, trong khi ở cùng với Vua Hussein, tôi đã cố gắng phân tích động cơ của mình trong nhật ký:
Cảm giác hoàn toàn tan vỡ. Giống như đốt ngọn nến đến cuối cùng. Trong suốt cuộc phỏng vấn với ITN về nhiều người khác nhau mà tôi đã thấy, tôi đã nghẹn lời. Câu chuyện về ông bố người Anh phải giao cô con gái ba tuổi cho người giữ trẻ ở sân bay Baghdad để đưa cô bé ra khỏi đất nước này và người phụ nữ Philippin vào ngày rời khỏi đất nước này đã sinh em bé thứ hai. Tôi chỉ có thể kể được một nửa.
Động cơ để làm những việc này là gì? Có chút sự thật nào trong những lời chế giễu này?
Một tháng trước tôi đã trả lời phỏng vấn với Vanity Fair trong tình trạng tinh thần xuống thấp nhất. Dường như tôi đã mất đi mục đích trong cuộc đời. Tôi đã chứng minh được bản thân ở nhiều lĩnh vực. Tôi chỉ vừa bước sang tuổi bốn mươi. Tôi đang tìm kiếm một thử thách mới. Tôi thậm chí đã cân nhắc việc bán mọi thứ ngoại trừ hãng hàng không. Tôi trở nên bé nhỏ hơn. Tôi có thể tập trung vào một liên doanh mà mình yêu thích. Tuy nhiên cũng có thời điểm tôi sử dụng những kỹ năng kinh doanh của mình để xử lý những vấn đề mà tôi cảm thấy có thể giúp đỡ chẳng hạn như công kích các công ty thuốc lá, bệnh ung thư vòm họng…
Tôi cảm thấy hài lòng hơn với bản thân theo cách này và không lãng phí bốn mươi năm tiếp theo của cuộc đời chỉ bằng việc điều hành các công ty đang trở nên to lớn hơn – một sự lặp lại của bốn mươi năm đầu tiên.
Tôi có cần sự ghi nhận cho việc này không? Không, tôi không nghĩ như vậy. Trên nhiều lĩnh vực, khi tiến thoái lưỡng nan, bạn cần đứng lên nói với công chúng để mọi người hành động. Truyền hình là một phương tiện truyền thông hiệu quả. Nhờ tôi phát biểu trên truyền hình, hàng tấn thuốc men, thực phẩm, chăn, và lều bạt đã đến với những người tị nạn. Hai triệu bảng từ chính phủ của bà Thatcher cũng được chuyển đến. Một cuộc họp khẩn cấp đã diễn ra giữa năm tổ chức cứu trợ lớn. Quảng cáo miễn phí bắt đầu được phát trên BBC và ITV. Tôi tin rằng cách di chuyển nhanh trong trường hợp này một thảm họa lớn có thể ngăn ngừa được.
Khi tiến thoái lưỡng nan, một người có thể sử dụng báo chí thường xuyên theo cách ở một nước nhỏ như nước Anh để kêu gọi công chúng. Nếu có dấu hiệu cho thấy tôi làm việc này vì danh tiếng cá nhân thì tôi sẽ không thể làm được việc đó.
Bằng việc bay đến Baghdad và giải cứu những người bị bắt làm con tin, Virgin đã một lần nữa lấn át vai trò truyền thống của British Airways. Lúc đó tôi không nghĩ chuyến bay đến Baghdad khiến Lord King tức giận nhiều đến thế. Tôi đã cố gắng giúp đỡ – tôi có một chiếc máy bay trong kế hoạch và đã có thể hành động nhanh chóng. Mặc dù chiếc máy bay này chỉ là một trong số bốn chiếc máy bay đã hoạt động của Virgin Atlantic Challenger, bỗng nhiên chúng tôi có vẻ giống như một hãng hàng không lớn. Chúng tôi đã thành công khi đàm phán với Saddam Hussein; chúng tôi đã chở thuốc men đến và đưa những người bị bắt làm con tin trở lại. Tôi phát hiện ra rằng sau phản ứng tức giận của Lord King, British Airways đã bắt đầu một chiến dịch toàn diện để cố gắng loại bỏ Virgin Atlantic Challenger.

Tháng Tám – Tháng Mười năm 1990
Tôi bị đánh thức bởi một cú đá mạnh vào lưng. Tôi đã bị đấm và thức cả đêm. Bây giờ là 5h30 sáng, tôi ra khỏi giường và mặc áo choàng. Tôi nhìn Sam rúc vào cái gối ấm áp lõm xuống của tôi, nó đã đấu tranh để chiếm giữ cái gối đó suốt cả đêm. Nó và Holly vẫn thường ngủ trên giường với chúng tôi. Tôi bật CNN và ghé đầu gần màn hình để nghe tin tức. Tôi không cần âm thanh lớn để hiểu đó chỉ là một tin tức tồi tệ. Iraq đã xâm chiếm Kuwait tuần trước và tình hình thế giới đang xấu đi. Giá dầu thô đã tăng vọt từ 19 đô-la một thùng trước cuộc xâm chiếm lên đến 36 đô-la. Giá nhiên liệu hàng không đã vọt từ 75 cent một gallon lên 1,5 đô-la một gallon, thậm chí tăng cao hơn cả dầu thô bởi Lực lượng Đồng Minh đã bắt đầu dự trữ nhiên liệu hàng không để chuẩn bị cho một cuộc không kích vào Iraq.
Hai nhân tố chính mang lại lợi nhuận cho công ty hàng không là số hành khách và chi phí nhiên liệu hàng không. Tất cả những công ty hàng không độc lập bây giờ phải đối mặt với thảm họa: chúng tôi phải hoạt động khi giá nhiên liệu – chiếm 20% tổng tất cả chi phí của chúng tôi – đã tăng gấp đôi trong khi số hành khách bay lại giảm sút nghiêm trọng.
Trong tuần đầu tiên sau cuộc xâm lược, đã có ba nghìn hành khách hủy chuyến bay tại Virgin Atlantic Challenger. Chúng tôi nợ thấu chi 25 triệu bảng với Lloyds Bank, ngân hàng mà chúng tôi vừa vỡ nợ. Tôi tự hỏi, liệu chúng tôi có thể đi xa như thế nào trước khi ngân hàng Lloyds Bank yêu cầu chúng tôi làm điều gì đó để giải quyết nó. Tôi luôn lo lắng về việc này.
Tôi lại tự hỏi liệu hôm nay sẽ có thêm bao nhiêu hành khách hủy chuyến bay. Những hãng hàng không lớn của nhà nước thậm chí còn bị ảnh hưởng tồi tệ hơn vì chẳng ai muốn mạo hiểm bay với một hãng hàng không có nguy cơ bị khủng bố tấn công. Kể từ khi bà Thatcher cho phép máy bay phản lực của Mỹ được tiếp nhiên liệu ở Anh quốc trên đường đột kích Libi, các hãng hàng không đã được chính phủ điều chỉnh cẩn thận khi nhận thấy nguy cơ bị khủng bố. Vụ đánh bom phi cơ PanAm khi đi qua Lockerbie đã cho thấy sự trả thù của khủng bố dã man như thế nào. Mặc dù là một công ty đại chúng bình thường nhưng British Airways đã tuyên bố mình là một hãng hàng không của Anh quốc và đây là lần đầu tiên danh tiếng này mang lại lợi thế cho chúng tôi. Sau tuần đầu tiên với những chuyến bay vắng ngắt, tôi bắt đầu cảm thấy le lói hy vọng những hành khách đang quay trở lại một cách thận trọng, chúng tôi chú ý thấy Virgin Atlantic Challenger được ưa chuộng hơn một chút so với bất cứ hãng hàng không nào của Mỹ hay British Airways.
Vào mùa hè năm 1990, Virgin Atlantic Challenger vẫn còn là một hãng hàng không nhỏ bé. Chúng tôi chỉ bay đến bốn địa điểm tại hai quốc gia. Mỗi ngày chúng tôi lướt qua danh sách đặt vé cho bốn tuyến đường này để xem liệu có dấu hiệu nào cho thấy chúng tôi có thể có khách trở lại hay không. Tuyến đường bay tới Tokyo bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chúng tôi chỉ được phép bay bốn lần một tuần và không bao giờ được bay vào ngày Chủ nhật, ngày những doanh nhân hay đi du lịch nhất, vì vậy tuyến đường này đã thua lỗ trước cả khi Iraq xâm lược Kuwait. Suốt mùa hè, chúng tôi đã vận động hành lang để tăng thêm hai chuyến bay tới Tokyo, những chuyến bay sắp được khai trương nhưng chúng tôi vẫn luôn gặp khó khăn với hãng British Airways. Hành khách bay các chuyến tới Newark và Los Angeles của chúng tôi đã giảm mạnh ngay từ tuần đầu tiên sau cuộc xâm chiếm, nhưng giờ chúng tôi nhận ra mọi người ưa thích Virgin hơn các hãng hàng không của Mỹ. Có một tin vui là những chuyến bay đi nghỉ Miami và Orlando của chúng tôi dường như không bị ảnh hưởng lớn.
Chúng tôi đã ăn mừng sinh nhật lần thứ 40 của tôi vào tháng trước và mặc dù Joan đã sắp đặt một bữa tiệc tuyệt vời trên đảo Necker, tôi vẫn có đôi chút phiền muộn. Tôi cảm thấy Simon đã đánh mất sự quan tâm tới Virgin Music và tôi thông cảm với anh ấy. Đàm phán mỗi hợp đồng đều rất căng thẳng và đôi khi cảm giác lặp lại cùng một thời điểm. Mặc dù chúng tôi xây dựng Virgin Music thành một trong những nhãn hiệu lớn thu âm độc lập, tất cả sự giàu có của Simon phụ thuộc vào một mình công ty này và tôi biết anh ấy lo lắng tôi có thể gây tổn hại tới nó bởi một số hoạt động đầu cơ mạo hiểm. Simon không quan tâm tới những dự án khác tôi nói đến, anh chỉ xem Virgin Atlantic Challenger như là một trách nhiệm lớn với phần còn lại của Tập đoàn Virgin, một công ty có thể bị dồn tới chân tường bởi British Airways hoặc bởi một điều gì đó bất ngờ – chẳng hạn như một cuộc chiến vùng Vịnh.
Bước sang tuổi 40, tôi tự hỏi tôi đang làm gì với cuộc đời mình. Sau bước nhảy vọt khi thiết lập Virgin Atlantic Challenger, giờ tôi nhận thấy khó có thể phát triển công ty hàng không nhanh chóng như mình mong muốn. Mặc dù chúng tôi đã có một năm tuyệt vời và đã được bầu chọn là Hãng hàng không tốt nhất cho doanh nhân, Virgin Atlantic Challenger vẫn bị hạn chế hoạt động ở sân bay Gatwick. Bởi một đường băng ngắn và thiếu các chuyến bay nối tiếp, Gatwick không mang lại nhiều lợi nhuận bằng Heathrow, cả với hàng hóa và hành khách. Chúng tôi rất vất vả để kiếm tiền. Hơn nữa, chúng tôi đã rơi vào cuộc cạnh tranh liên tục với British Airways, công ty này tiếp tục là nguyên nhân chủ yếu gây tranh chấp.
Khi Simon dần mất đi sự quan tâm và chúng tôi không ngừng cố gắng để kiếm đủ tiền chi trả cho Virgin Atlantic Challenger, tôi bắt đầu tự hỏi liệu mình có nên làm điều gì đó hoàn toàn khác hay không. Thậm chí tôi đã nghĩ đến việc học đại học và nghiên cứu lịch sử: sẽ thật tuyệt khi có thời gian để đọc. Khi tôi đề cập điều này với Joan, cô ấy đã phản đối ý kiến này bằng việc thẳng thắn chỉ ra rằng đây thực sự chỉ là lý do bào chữa cho việc gặp gỡ nhiều cô gái xinh đẹp khi xa nhà. Tôi nghiền ngẫm ý kiến dành toàn thời gian bắt đầu công việc như một nhà chính trị lão luyện. Tôi nghiên cứu một số lĩnh vực chủ yếu, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe và tình trạng vô gia cư, hiểu được đâu là giải pháp tốt nhất cho những vấn đề này và sau đó đấu tranh mạnh mẽ nhằm thay đổi chính trị để thực hiện chúng.
Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm Kuwait của Saddam Hussein đã khiến tôi loại bỏ tất cả những suy nghĩ này trong tâm trí. Cuộc khủng hoảng mà chúng tôi gặp phải ngày càng trầm trọng trong ngành hàng không và tôi nhận thấy mình bàn luận về Chiến tranh vùng vịnh theo một cách riêng lạ thường.
“Bố ơi, bố có thể giúp con tìm giầy được không?” Đó là Holly.
“Đôi nào cơ?”
“Bố biết mà, đôi giầy thể thao mới của con”.
Khi trên tivi, thế giới tiếp tục tan rã vì chiến tranh và khi chiếc máy bay 747 Maiden Voyager của chúng tôi trống tới một nửa số ghế trong chuyến bay qua Đại Tây Dương về phía bình minh trên Gatwick, thì gia đình tôi đang quây quần trên giường để ăn sáng. Joan mang tới một khay lớn trứng rán, bánh mỳ rán, thịt hun khói và đậu nướng. Khi chúng tôi ăn, một số nhân viên Virgin đi qua cửa trước. Tôi nghe tiếng Penni bật máy photo ở tầng dưới. Người phát ngôn mới của chúng tôi, anh Will Whitehorn, đang đi lên gác để tới văn phòng của anh ấy. Chiếc máy phát điện liên tục tạo ra năng lượng vui vẻ, chứng minh cho anh ấy thấy đó là một tài sản cực kỳ lớn.
Để Holly và Sam sẵn sàng đến trường luôn là một thử thách dễ khiến tôi phát điên.
Giầy, tất, áo vest, áo sơ mi, áo màu sặc sỡ và mũ nồi được tìm thấy ở bất cứ chỗ nào, không thể hiểu được vì sao bọn trẻ lại giấu chúng đêm hôm trước. Chúng có thể hiện lên chỉ bằng suy nghĩ bất chợt.
“Chúng đây rồi!” không biết tại sao Joan đã nghĩ đến việc tìm giầy của Holly bên trong căn nhà lớn của búp bê mà tôi nhớ đã không được ai sử dụng từ rất lâu.
Tôi hỏi: “Chúng làm gì ở đó vậy?”
Holly nói: “Con không biết” và nhét chúng vào chiếc balô đi học mà không giải thích gì thêm.
Joan dọa nạt: “Sam, chúng ta sẽ đi trong hai phút nữa”. Sam bắt đầu lắp ráp đồ chơi Scalextric.
Cuối cùng, khi chúng đã nhặt tất cả những thứ đồ linh tinh và tiến ra cửa thì chuông điện thoại reo. Đó là Nữ hoàng Noor của Jordan.
Tình bạn của tôi với Nữ hoàng Noor là một kết quả không ngờ của chuyến du hành trên khinh khí cầu qua Đại Tây Dương cùng với Per. Nữ hoàng Noor được ví như Grace Kelly của Jordan. Bà là người phụ nữ Mỹ tóc vàng, cao ráo, quyến rũ, trước đây đã làm tiếp viên hàng không và hiện giờ sống trong cung điện có tường bao quanh, được bảo vệ nghiêm ngặt ở Amman. Bà đã nghe tin về chuyến bay trên khinh khí cầu của chúng tôi và gọi điện để hỏi liệu tôi có thể dạy bà và gia đình cách bay trên khinh khí cầu được không. Tôi đã tới Jordan với Tom Barrow và dành một tuần ở cung điện vua Hussein để dạy gia đình hoàng gia cách bay trên khinh khí cầu.
Chúng tôi bay trên Amman, lơ lửng trên mái nhà và nhìn xuống thành phố cổ kính với những ngọn tháp, những bức tường quét vôi trắng và mái nhà ngói màu vàng nhạt. Trước đó, chưa có ai ở Amman từng được nhìn thấy khinh khí cầu và họ kinh ngạc khi chúng tôi xuất hiện lờ mờ trên đầu họ. Khi họ nhận ra Đức vua và Nữ hoàng đang đứng trên chiếc giỏ liễu gai, họ hò reo và chạy đến phía dưới khinh khí cầu vẫy tay với chúng tôi. Khi chúng tôi đốt mỏ đèn, tất cả những con chó trong thành phố bắt đầu sủa. Với tiếng chó sủa, tiếng hò reo và tiếng gọi của thầy tu báo giờ, thành phố trở nên huyên náo. Vua Hussein, Nữ hoàng Noor và các hoàng tử vẫy tay khi khinh khí cầu bay lên gần một mét trên mái nhà. Tôi nghĩ chỉ có các vệ sĩ vua Hussein là không thoải mái tận hưởng chuyến đi, bởi lẽ họ đã bảo vệ ông khỏi chín vụ mưu sát nhưng họ không thể làm gì để bảo vệ ông khi ông bay lơ lửng trong một cái giỏ liễu gai.
Khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait, vua Hussein của Jordan là một trong số ít những nhà lãnh đạo trên thế giới từ chối kết tội anh ta. Vua Hussein chỉ ra rằng Kuwait đã hứa trao cho Iraq một số giếng dầu cũng như đóng góp vào cuộc chiến lâu dài chống lại Iran. Tuy nhiên, Kuwait tiếp tục không giữ lời hứa và gian lận hạn ngạch OPEC.
Trong tất cả những cuộc hỗn loạn theo sau cuộc xâm chiếm này, rất nhiều công nhân nước ngoài đã chạy trốn từ Iraq sang Jordan. Đã có khoảng 150 nghìn người tị nạn tụ tập trong một cái trại tạm bợ không có nước uống và không có chăn. Thời tiết nóng nực suốt cả ngày, họ không có bóng mát và ban đêm trời lạnh giá, họ không được sưởi ấm. Một cái chăn có thể dựng lên che bóng mát và cuộn lại để sưởi ấm. Ngay khi được thông báo về vấn đề này, tôi đã liên lạc với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor để xem tôi có thể giúp đỡ được gì. Nữ hoàng Noor gọi điện thoại nói với tôi rằng mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ đang tiến hành lắp đặt hệ thống phân phối nước nhưng vẫn phải cố gắng tìm kiếm 100 nghìn cái chăn.
Nữ hoàng Noor nói: “Một số trẻ em đã chết nhưng tình hình ở đây vẫn chưa đến mức một thảm họa. Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể gia hạn hai đến ba ngày trước khi chúng ta mất hàng trăm người tị nạn”.
Ngày hôm đó, tôi lái xe xuống Crawley và nói với một số nhân viên của Virgin Atlantic Challenger về việc làm thế nào để tìm và gửi 100 nghìn cái chăn tới Amman. Mọi người ở Virgin đều ra sức giúp đỡ. Suốt cả ngày hôm đó, chúng tôi đã gọi cho Hội Chữ Thập Đỏ, William Waldegrave ở Bộ Ngoại giao và Lynda Chalker ở Bộ Phát triển nước ngoài và cố gắng để đảm bảo 30 nghìn cái chăn cùng lời hứa sẽ mang thêm nhiều chăn nữa từ UNICEF ở Copenhagen. Chúng tôi đề nghị cung cấp máy bay, Hội Chữ Thập Đỏ đưa ra lời kêu gọi trên đài phát thanh toàn quốc và kể từ tối hôm đó một nhà kho ở Gatwick bắt đầu được chất đầy chăn. Trước hết, David Sainbury hứa với tôi anh ấy sẽ cung cấp vài tấn gạo.
Hai ngày sau, tất cả chiếc ghế được tháo rời khỏi một chiếc Boeing 747 của chúng tôi và thay vào đó là hơn 40 nghìn cái chăn, vài tấn gạo và thuốc men. Sau đó, chiếc 747 bay tới Amman. Những chiếc chăn được chất đầy lên một dãy xe tải đợi sẵn ở sân bay và chúng tôi trở lại với một số người quốc tịch Anh, những người đã bị mắc cạn ở Jordan và muốn trở về nhà.
Khi chúng tôi quay trở lại vương quốc Anh, William Waldegrave thông báo rằng anh ấy đã nhận được một cuộc điện thoại của Lord King, chủ tịch hội đồng quản trị của British Airways, người đã rất ngạc nhiên khi thấy hình ảnh máy bay Virgin Atlantic Challenger bay tới Jordan được chiếu trên News at Ten – Bản tin lúc mười giờ.
Lord King đã nói với Waldegrave rằng: “Lẽ ra chúng tôi nên làm việc đó”.
William Waldegrave chỉ cho Lord King thấy rằng tôi chỉ vừa đề nghị giúp đỡ và Virgin Atlantic Challenger có sẵn một chiếc máy bay để thực hiện điều đó. Tuần sau máy bay của British Airways đã chở một lượng hàng cứu trợ tới Jordan và đưa thêm một số người quốc tịch Anh trở về. Christian Aid nói với chúng tôi rằng họ rất kinh ngạc, nhiều năm qua họ đã không thành công khi kêu gọi British Airways giúp họ nhưng kể từ khi máy bay Virgin Atlantic Challenger tới Amman, BA gần như đã khiến họ thấy ngột ngạt bởi vì những lời đề nghị giúp đỡ. Đôi khi cạnh tranh lành mạnh cũng mang lại lợi ích từ thiện.
Khi nghe tin một số hàng hóa trên tàu của chúng tôi đã không đến được các trại tị nạn, tôi quyết định tới Amman và ở đó vài ngày để theo dõi quá trình vận chuyển hàng cứu trợ tiếp theo cho đến tận khi đến được các trại tị nạn. Một lần nữa, tôi lại ở trong cung điện với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor. Tôi đã tranh cãi gay gắt với Bộ trưởng nội vụ về việc cần có quy định trách nhiệm chặt chẽ với hàng cứu trợ để những người cung cấp có thể tin tưởng rằng chúng sẽ đến được các trại tị nạn. Tôi cũng có một số cuộc nói chuyện rất lâu với Vua Hussein về khủng hoảng vùng Vịnh. Vua Hussein chắc chắn chiến tranh có thể tránh được nhưng ông lo lắng phương Tây muốn đàm phán ngoại giao thất bại để họ có thể chống lại Kuwait và bảo vệ nguồn dầu cuối cùng của họ. Cho đến khi tôi quay trở về nhà thì rõ ràng cuộc khủng hoảng tị nạn đã không bùng nổ. Nữ hoàng Noor nói với tôi rằng đã không còn người bị chết vì bệnh lỵ hay mất nước. Một thời gian sau, 150 nghìn người tị nạn đã dần dần phân tán.
Vài ngày sau, khi đang theo dõi tin tức thì tôi nhìn thấy một cảnh lạ thường, Saddam Hussein được vây quanh bởi những người quốc tịch Anh – những người đang bị giam giữ ở Baghdad. Một trong những cảnh ớn lạnh nhất mà tôi từng thấy trên tivi, ông ta ngồi xuống và ra hiệu cho một cậu bé đến và đứng cạnh ông ta. Ông ta đặt tay lên đầu cậu bé và tiếp tục nói với ống kính camera trong khi nhẹ nhàng vỗ vai cậu bé. Cậu bé đó trạc tuổi Sam. Tôi biết tôi phải làm điều gì đó để giúp những con người này. Nếu cậu bé đó là con trai tôi, dù có phải lên trời hay xuống đất tôi cũng sẽ đưa cậu bé trở về nhà. Các phóng viên hy vọng rằng những con tin sẽ được sử dụng như “những lá chắn sống” và bị giam trong những mục tiêu tấn công đầu tiên của quân Đồng minh.
Tôi không biết phải làm cách nào để giúp những người bị bắt làm con tin này trở về nhà nhưng tôi biết Virgin Atlantic Challenger có một chiếc máy bay và nếu được phép bay tới Baghdad, chúng tôi có thể đón bất cứ con tin nào mà Saddam Hussein đồng ý thả ra. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ, theo cách mà tôi có thể giúp cuộc khủng hoảng ở Jordan, tôi cũng có thể cung cấp phương tiện để thả những con tin này.
Ngày tiếp theo, tôi nhận được điện thoại của Frank Hessey. Chị gái của anh, cô Maureen và anh rể Tony đang bị bắt làm con tin ở Baghdad. Tony bị ung thư phổi nặng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Anh ấy đã gọi điện đến mọi phòng ban ở Bộ Ngoại giao, đại sứ Iraq ở châu Âu và thậm chí cả chính phủ Iraq ở Baghdad nhưng có vẻ như chẳng ai làm được gì. Frank yêu cầu tôi giúp đỡ.
Khi liên lạc với Bộ Ngoại giao về việc chuyến bay chở những chiếc chăn tới Jordan, tôi đã có được tình bạn với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor. Vua Hussein là một trong số ít địa chỉ liên lạc mà chính phủ phương Tây có để liên hệ với Iraq. Tôi nghe tin Iraq thiếu thuốc men và tôi tự hỏi liệu đó có thể coi là cái cớ cho một thỏa thuận, nếu như chúng tôi chở thuốc men đến Iraq, đổi lại, một số người nước ngoài bị bắt giữ sẽ được thả. Tôi gọi cho Nữ hoàng Noor và nhờ bà giúp đỡ. Khi tôi kể về dự định của mình, bà đề nghị tôi đến Amman một lần nữa và thảo luận điều đó với Vua Hussein.
Ba ngày tiếp theo, thời gian tôi đã ở cùng với Vua Hussein và Nữ hoàng Noor đã giúp tôi có một cái nhìn về việc một doanh nhân có thể giúp được gì trong những thời điểm khủng hoảng. Bề ngoài, tất cả những gì tôi phải giới thiệu về bản thân mình với Saddam Hussein là tôi đã từng một lần đưa Vua Hussein và Nữ hoàng Noor bay trên khinh khí cầu và tôi sở hữu một hãng hàng không nhỏ điều hành bốn chiếc Boeing 747. Mặc dù chưa ai từng đưa Vua Hussein bay trên khinh khí cầu nhưng có nhiều doanh nhân sở hữu máy bay lớn. Tuy nhiên, hai điều kiện này đã đưa tôi vào một hoàn cảnh đặc biệt, tôi là một trong những người phương Tây mà Vua Hussein tin cậy vì vậy thực tế tôi được gặp trực tiếp Saddam Hussein.
Tôi bắt đầu soạn một lá thư cho Saddam Hussein. Tôi nói với ông ấy rằng tôi đang ở Amman, giúp những người nhập cư trở về nước và tổ chức cứu trợ thực phẩm và thuốc men. Tôi hỏi liệu ông có thể xem xét thả bất cứ người nước ngoài nào đã bị bắt ở Baghdad, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và những người đang bị ốm. Như một hành động thiện chí tôi đã đề nghị cho máy bay chở đến một số thuốc men mà Iraq thiếu. Tôi cũng nhắc tới anh trai của Frank Hessey và bệnh ung thư phổi của anh ấy. Tôi đã ký tên “Trân trọng, Richard Branson”.
Sau đó, tôi đi xuống phòng vẽ và Vua Hussein đã nói một tiếng đồng hồ về những vấn đề ở Trung Đông. Khi tôi ngồi xuống và lắng nghe, tôi nhìn xung quanh và thấy một bức ảnh có chữ ký chụp Margaret Thatcher đứng bên cạnh Saddam Hussein. Vua Hussein chỉ ra cho tôi tại sao ông không ủng hộ Kuwait chống lại Iraq.
Ông nói: “Những người Kuwait được chia thành ba loại. Có 400 nghìn người Kuwait là những người rất giàu hoặc rất rất giàu và có hai triệu công nhân nhập cư bần cùng chăm sóc họ”.
Ông chỉ ra rằng không có tự do báo chí và tự do bầu cử ở Kuwait, khó mà có thứ “dân chủ” như người phương Tây tuyên bố bảo vệ.

Ông tiếp tục nói: “Những người Kuwait chẳng làm gì cho thế giới Ả-Rập. Tất cả tiền của họ nằm trong các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, chứ không phải Ả-Rập. Tôi đã hỏi một số nhà lãnh đạo thế giới rằng liệu người phương Tây có tới giải cứu cho Jordan nếu như Iraq xâm chiếm Jordan, một đất nước không có dầu mỏ. Mỗi lần đều là sự im lặng. Tôi nghi ngờ điều đó”. Rồi ông cười: “Tuy nhiên tôi biết rằng anh sẽ làm! Đúng vậy, anh đã bay qua đường chân trời trên khinh khí cầu với những chiếc máy bay Virgin bên cạnh anh! ”
Ông lại nói: “Ồ không, nói một cách nghiêm túc, đây là cơ hội để giải quyết vấn đề của toàn bộ vùng Trung Đông. Kuwait đã hứa với Saddam Hussein rằng họ sẽ trả phần chi phí chiến tranh chống lại Iran, mà Iraq đã chiến đấu nhân danh họ. Họ đã không giữ lời hứa. Ban đầu, Saddam chỉ định lấy những mỏ dầu đang tranh chấp mà ông ấy nghĩ rằng điều đó là đúng đắn. Ông ấy chỉ chiếm toàn bộ đất nước này bởi vì ông ấy nghe tin những người Kuwait đang chuẩn bị những bãi hạ cánh để người Mỹ đến và bảo vệ họ. Ông ấy chắc chắn không quan tâm đến việc xâm chiếm Ả-Rập – Xêút”.
Kế hoạch hòa bình của Vua Hussein liên quan đến việc kéo Iraq trở lại biên giới nhưng vẫn giữ vùng đất tranh chấp mà ông cảm thấy rằng Kuwait đã nợ Iraq. Sau đó trong thời gian ba năm sẽ có những cuộc bầu cử ở Kuwait để xem liệu những người dân vùng biên giới này muốn trở thành một phần của Kuwait hay Iraq. Ông nói với tôi rằng những người phương Tây có ý kiến một chút về vòng đàm phán hàng tháng giữa Iraq và Kuwait, và những người Kuwait đã tiếp tục không giữ lời hứa như thế nào. Hơn hết, người Kuwait đã không bỏ những khoản mà Iraq đã nợ qua cuộc chiến tranh với Iran, và những người Kuwait tiếp tục lừa dối tất cả các nước Ả-Rập với việc sản xuất thừa dầu và bán với giá quá rẻ.

Kết thúc bữa tối, Vua Hussein đã lấy lá thư của tôi ra nghiên cứu và dịch sang tiếng Ả- Rập. Ông ấy viết ngoài bì thư gửi Saddam Hussein và cử một người đưa thư đặc biệt gửi nó tới Baghdad. Trước khi chúng tôi đi ngủ, ông ấy trích dẫn một vài điều mà anh trai ông ấy đã nói: “Tại sao chuông đeo ở cổ con cừu tại đảo Falkland lại kêu to hơn chuông nhà thờ ở Jerusalem?”
Trở lại London, tôi bắt đầu nói chuyện với Bộ Ngoại giao. Tôi cố gắng có được hồ sơ y tế của tất cả những người bị giữ lại ở Baghdad để chúng tôi có thể “chứng minh” họ ốm yếu.
Sau đó tôi gọi cho các đại sứ quán nước ngoài khác để cảnh báo họ rằng có thể có một chuyến bay giải cứu đến Baghdad và họ nên cố gắng để cứu một số người của họ bằng cách đưa ra “bằng chứng” chứng tỏ những người đó đang bị ốm.
Hai đêm sau khi tôi trở lại Anh, chúng tôi đã có hồi âm từ Saddam Hussein. Ông ta hứa với chúng tôi rằng ông ta sẽ thả những con tin là phụ nữ, trẻ em và người bị ốm, nhưng ông ta muốn một người nào đó có địa vị bay đến yêu cầu ông ta làm việc đó một cách công khai. Tôi gọi điện cho Edward Heath, cựu thủ tướng Anh và nhờ ông. Ông nhận lời. Vua Hussein đã liên lạc với Saddam Hussein và giới thiệu tên của Edward Heath. Saddam Hussein đồng ý. Ngày hôm sau chúng tôi đưa Edward Heath bay tới Amman nơi Vua Hussein đã sắp xếp để ông tới Baghdad.

Một ngày sau Vua Hussein gọi cho tôi.
Ông nói: “Tôi có một tin tốt cho ngài”. Ông ta rất lịch sự và luôn xưng hô với mọi người là “ngài” hoặc “quý bà” giống như khi nói với con cái ông ta. “Ngài có thể khởi hành tới Baghdad. Tôi chuyển lời của Saddam Hussein rằng ngài sẽ được an toàn”.
Chúng tôi dành vài ngày cuối cùng để lên kế hoạch cho chuyến đi này và đã tìm được một đội những người tình nguyện dũng cảm mà tôi muốn kể tên: Les Millgate, Geoff New, Paul Green, Ray Maidment, Peter Johnson, Jane-Ann Riley, Sam Rasheed, Anit Sinclair, Caroline Spencer, Ralph Mutton, Peter Marnick, Paul Keithly, Helen Burn, Nicola Collins, Janine Swift và Stephen Leitch. Chúng tôi báo trước với hành khách rằng có thể Virgin Atlantic Challenger sẽ hoãn chuyến bay và chúng tôi sẽ phải chuyển họ sang hãng hàng không khác.
Khi tôi nói với các thành viên ban giám đốc hãng hàng không rằng chúng tôi đã được phép bay, có thể hiểu được họ lo lắng thế nào. Họ biết rằng nếu chiếc máy bay này bị hoãn lại ở Baghdad lâu hơn vài ngày, chúng tôi có thể sẽ bị phá sản.
Ông Nigel Primrose – giám đốc tài chính của Virgin Atlantic Challenger nói: “Chính phủ khẳng định họ sẽ ủng hộ công ty bảo hiểm của chúng tôi nếu chiếc máy bay này bị phá hủy. Tuy nhiên, chẳng có ai sẽ trả bảo hiểm tổn thất kinh doanh nếu chiếc máy bay này bị cướp và bị giữ ở Baghdad. Hãy nhớ rằng, một chiếc 747 của BA đã bị phá hỏng ở Kuwait.”
Cả bàn họp im lặng khi họ suy nghĩ điều này.
David Tait nói với vẻ mặt nghiêm trọng: “Có tin tốt lành. Họ sẽ giữ Richard ở đó và bồi thường cho chúng ta vì kế hoạch không tưởng của anh ấy!”
Mọi người đều cười.
Mặc dù tôi biết mình đã mạo hiểm với chuyến bay này nhưng tôi biết bây giờ không còn đường quay trở lại.
Chúng tôi khởi hành từ Gatwick lúc 11 giờ trưa ngày 23/10/1990 và tiến về phía đông qua châu Âu. Chúng tôi ngồi túm tụm với nhau ở phần phía trước của máy bay, một tập hợp lạ lùng gồm họ hàng của những người bị bắt làm con tin, bác sĩ, y tá, phi hành đoàn Virgin và một nhà báo đại diện cho báo chí. Còn 400 chỗ ngồi phía sau chúng tôi vẫn còn trống. Thật kỳ quặc. Sau vài giờ tất cả chúng tôi đã đi lên đi xuống ở lối đi giữa các dãy ghế để tập thể dục.
Ánh sáng ban ngày nhanh chóng mờ đi và đến lúc chúng tôi vào vùng trời Iraq thì trời đã tối. Tôi nhìn vào màn đêm và tự hỏi quân đội Iraq đóng ở đâu. Tôi tưởng tượng radar theo dõi chúng tôi khi chúng tôi tiến về Baghdad. Chúng tôi là một đốm xanh phát sáng di chuyển chậm qua màn đêm của họ. Tôi trông ngóng một vài chiếc máy bay chiến đấu đến và dẫn đường cho chúng tôi nhưng vẫn chỉ có sự im lặng đến nản lòng. Chiếc máy bay kêu rền và rung lắc trên đường đến Baghdad, đó là chiếc máy bay đầu tiên đến đây trong vòng 12 tháng. Chúng tôi đang đi vào vùng trời nguy hiểm nhất trên thế giới, là mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch tấn công của quân Đồng minh. Tôi tự hỏi khi nào thì cuộc tấn công sẽ bắt đầu.
Tôi vào phòng điều khiển và ngồi sau cơ trưởng, Les Millgate và hai sỹ quan chỉ huy, Geoff New và Paul Green. Họ đang nói về việc kiểm soát giao thông hàng không qua radio nhưng đó là dấu hiệu duy nhất cho thấy Baghdad ở ngoài đó. Phía trước chúng tôi, qua màn chắn gió chẳng có gì cả. Iraq hoàn toàn mất liên lạc với bên ngoài. Tôi tự hỏi ai sống ở dưới đó, liệu họ có thể nghe thấy chúng tôi bay trên đầu và liệu họ có nghĩ rằng chúng tôi là máy bay ném bom đầu tiên của quân Đồng minh. Dường như chúng tôi đang ở trong chiếc máy bay duy nhất trên bầu trời.
Les Millgate nói: “Chúng ta đang tiến gần đến thành phố này”.
Tôi nhìn chăm chăm vào màn hình phía trước chúng tôi và theo dõi cao kế giảm khi chúng tôi hạ độ cao. Bay một đoạn đường dài rất dễ nhầm lẫn. Hầu hết thời gian trên không trung, bạn bay trên đám mây trong thế giới kỳ diệu của luồng khí và khó có thể nhận ra mình đang di chuyển. Sau đó, khi máy bay bắt đầu hạ xuống, bỗng nhiên bạn nhận ra mình đang bay trong một khối kim loại đồ sộ với tốc độ 400 dặm một giờ và nó ngừng lại. Chúng tôi xuống thấp hơn và chiếc máy bay xuyên qua bóng đêm. Bình thường sân bay rực rỡ ánh sáng màu cam và bạc và rất khó phân biệt ánh sáng của đường băng với chúng. Các đường băng, dốc, máy bay và tháp kiểm soát tất cả đều phát sáng với ánh sáng huỳnh quang và halogen. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng tôi bay trên một vùng đất hoàn toàn tối như thể đang bay trên biển.
Geoff New được trạm điều khiển giao thông hàng không ở Baghdad hướng dẫn. Anh ấy mở cánh tà sau và hạ bộ bánh hạ cánh. Tôi quan sát thấy máy bay hạ xuống thấp dần. Giờ chúng tôi ở độ cao 182 mét, rồi 152 mét. Giọng nói rời rạc của nhân viên điều khiển không lưu bắt đầu đếm độ cao của chúng tôi. Bỗng nhiên hai hàng đèn để hạ cánh được thắp sáng trong màn đêm phía dưới chúng tôi. Chúng tôi hướng thẳng xuống khu vực ở giữa, máy bay hạ cánh và chạy hết tốc độ trên đường nhựa. Thêm một vài ánh đèn xuất hiện để hướng dẫn chúng tôi chạy trên mặt đất và tới cổng dỡ hàng. Tôi có thể lờ mờ nhận thấy những người đàn ông cầm súng máy đứng sát cạnh một cái cầu thang. Jane-Ann Riley – người giám sát trong chuyến bay của chúng tôi báo hiệu cánh cửa đã an toàn để mở và tôi nhìn ra. Trời lạnh giá.
Cầu thang được di chuyển về phía chúng tôi. Hai hàng lính đi xung quanh chúng tôi.
Một vài quan chức cấp cao của chính phủ mặc áo khoác lông lạc đà màu chào đón chúng tôi và ra dấu rằng những người thân nên ở trên máy bay. Sân bay Baghdad lớn hơn Heathrow nhưng nó hoàn toàn bị bỏ hoang, máy bay của chúng tôi là chiếc máy bay duy nhất ở đây.
Tôi nhìn lại biểu hiện không phù hợp của phi hành đoàn Virgin với váy ngắn màu đỏ và dao găm nhỏ màu đỏ, đi qua nhóm lính Iraq trong một sân bay trống không rộng lớn. Gót giầy của họ tạo ra âm thanh lách cách lớn tiếng trong sự tĩnh lặng. Tất cả chúng tôi đều mỉm cười. Những người lính lúc đầu hơi rụt rè nhưng rồi họ cũng cười toe toét trở lại.

Không có chiếc máy bay nào khác trên đường băng, chúng tôi trông to lớn một cách khác thường.
Chúng tôi được đưa vào buồng đợi khởi hành trống không nơi tất cả mọi đồ dùng công nghệ – thiết bị máy tính, điện thoại và thậm chí đèn – đã bị dỡ bỏ. Điều này sẽ mất một chút thời gian và những người Iraq cho rằng chắc chắn sẽ bị đánh bom và đã sơ tán mọi thứ họ muốn khỏi sân bay. Chúng tôi phân phát một số quà mà chúng tôi mang đến: những hộp sôcôla cho những quan chức và nhiều balô của trẻ em hiệu Virgin cho những người lính gửi về nhà cho gia đình họ. Rồi tôi nghe thấy tiếng chuyển động ở bên ngoài và Edward Heath đi qua những cánh cửa kính theo sau là một đám đông đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Trông họ xanh xao dưới ánh sáng huỳnh quang. Ngay khi thấy chúng tôi, họ hò reo và chạy lại ôm chặt chúng tôi. Edward Heath mỉm cười, và siết chặt tay mọi người.
Ngay sau đó tôi nhận ra rằng không thể đưa tất cả những người này trở về với chúng tôi.
Mọi người cười đùa và ôm nhau, nước mắt chảy xuống trên gương mặt họ. Bên ngoài, những người lính đang dỡ thuốc men mà chúng tôi mang đến. Chúng tôi mở những chai champagne chúc mừng nhau. Tôi thấy anh của Frank Hessey và chúng tôi ôm nhau. Một người phụ nữ Philippin đang mang thai đã để chồng lại phía sau và đến chỗ tôi. Cô ấy đã khóc. Một người đàn ông khác phải giao cô con gái ba tuổi cho người trông trẻ và tạm biệt cô bé. Tôi ôm lấy ông. Tôi chẳng thể làm được gì hơn nữa. Cả hai chúng tôi đều khóc. Tôi cũng là một người cha.
Sau một giờ, những người Iraq bảo chúng tôi trở lại máy bay. Khi chúng tôi đi qua mặt đường nhựa lạnh giá, tôi bắt tay những người lính và đưa thêm balô trẻ em cho con cái họ. Chúng tôi chúc nhau những điều tốt lành. Chúng tôi lo lắng nghĩ đến việc đó khi chúng tôi đi khỏi những người lính trông yếu đuối, lo sợ đi những đôi giầy không thoải mái và mặc quần màu xanh oliu vẫn sẽ giữ chặt súng của họ và bảo vệ thứ có thể là mục tiêu đầu tiên bị ném bom thành những mảnh vụn.
Hầu hết những người bị bắt làm con tin nắm tay nhau đi bộ qua đường băng để giữ ấm và ủng hộ lẫn nhau. Họ trông giống như những bóng ma. Chiếc Boeing 747 cô độc khiến họ trông nhỏ bé. Một lần nữa tất cả ánh đèn được tắt ngoại trừ ánh đèn chiếu sáng cầu thang. Tôi bước lên cầu thang và quay lại vẫy chào tạm biệt.
Một giọng nói cộc cằn vang lên: “Anh luôn đến muộn”. Đó là Frank Hessey. Anh ấy ở trên máy bay làm chị gái và anh rể anh ấy ngạc nhiên. Khi nhìn thấy nhau, họ òa khóc và ôm chầm lấy nhau.
Hình ảnh cuối cùng về những người lính Iraq mà tôi nhìn thấy là họ đang tụ tập cùng nhau và bắt đầu mở những cái balô Virgin màu đỏ mà chúng tôi đưa cho họ. Chúng tôi có thể là những người phương Tây đầu tiên mà họ gặp. Họ biết rằng nhóm thứ hai sẽ đến, gầm rú trên đầu họ và bắn tên lửa. Whitehorn đã kiểm tra tất cả những cái túi mà những người bị bắt làm con tin mang theo. Vào phút cuối, anh ta tìm thấy một chiếc máy thu bán dẫn mà không ai nhận ra. Ngay khi cánh cửa máy bay chuẩn bị đóng, anh ta chạy về phía cửa máy bay và ném chiếc túi xuống mặt bê tông. Những người lính đã quá bất ngờ không thể làm được gì. Chiếc túi nằm đó khi cánh cửa máy bay đóng lại rồi từ từ lăn bánh.
Bên trong máy bay là tiếng hò reo lớn khi những người thân thích ùa xuống lối đi giữa hàng ghế để ôm nhau. Chúng tôi đã thắt dây an toàn để khởi hành, nhưng ngay khi máy bay bay lên bữa tiệc đã bắt đầu. Chúng tôi đã cất cánh. Chúng tôi đứng vòng quanh với những ly champagne và trao đổi những câu chuyện khi viên phi công thông báo rằng chúng tôi đã rời khỏi vùng trời của Iraq. Có một tràng vỗ tay hoan hô.
Tôi vớ lấy microphone và thuyết phục Edward Heath tin vào trò đùa bằng thông báo: “Chúng tôi vừa nghe tin bà Thatcher vô cùng vui mừng khi Edward Heath đã cố gắng trở về an toàn! Người bà không thích chút nào đang trên đường về nhà.”
Frank Hessey, chị gái Maureen và anh rể Tony nắm tay nhau nhưng dường như vẫn không tin: họ không thể tin họ đang ở bên nhau và đã rời khỏi Baghdad. Những người khác trên máy bay đang khóc – họ vui mừng vì được tự do nhưng vẫn lo lắng cho những người họ bỏ lại. Hai tháng sau, Tony mất vì ung thư phổi và một lực lượng quân sự đã tập trung hỏa lực mạnh chưa từng có biến sân bay Baghdad thành đống gạch vụn. Tôi hy vọng rằng những người lính Iraq với những bộ đồng phục may không đẹp có thể trốn thoát bằng cách nào đó.
Lord King hỏi Willia Waldegrave trong cuộc điện đàm lần thứ hai: “Richard Branson nghĩ mình là ai cơ chứ? Phần nhuốm máu của Bộ ngoại giao à?”
Sự căm phẫn của Lord King được lặp lại bởi một số tờ báo, những người cho rằng tôi làm việc đó chỉ vì danh tiếng cá nhân. Đau nhói vì lời chỉ trích này, trong khi ở cùng với Vua Hussein, tôi đã cố gắng phân tích động cơ của mình trong nhật ký:
Cảm giác hoàn toàn tan vỡ. Giống như đốt ngọn nến đến cuối cùng. Trong suốt cuộc phỏng vấn với ITN về nhiều người khác nhau mà tôi đã thấy, tôi đã nghẹn lời. Câu chuyện về ông bố người Anh phải giao cô con gái ba tuổi cho người giữ trẻ ở sân bay Baghdad để đưa cô bé ra khỏi đất nước này và người phụ nữ Philippin vào ngày rời khỏi đất nước này đã sinh em bé thứ hai. Tôi chỉ có thể kể được một nửa.
Động cơ để làm những việc này là gì? Có chút sự thật nào trong những lời chế giễu này?
Một tháng trước tôi đã trả lời phỏng vấn với Vanity Fair trong tình trạng tinh thần xuống thấp nhất. Dường như tôi đã mất đi mục đích trong cuộc đời. Tôi đã chứng minh được bản thân ở nhiều lĩnh vực. Tôi chỉ vừa bước sang tuổi bốn mươi. Tôi đang tìm kiếm một thử thách mới. Tôi thậm chí đã cân nhắc việc bán mọi thứ ngoại trừ hãng hàng không. Tôi trở nên bé nhỏ hơn. Tôi có thể tập trung vào một liên doanh mà mình yêu thích. Tuy nhiên cũng có thời điểm tôi sử dụng những kỹ năng kinh doanh của mình để xử lý những vấn đề mà tôi cảm thấy có thể giúp đỡ chẳng hạn như công kích các công ty thuốc lá, bệnh ung thư vòm họng…
Tôi cảm thấy hài lòng hơn với bản thân theo cách này và không lãng phí bốn mươi năm tiếp theo của cuộc đời chỉ bằng việc điều hành các công ty đang trở nên to lớn hơn – một sự lặp lại của bốn mươi năm đầu tiên.
Tôi có cần sự ghi nhận cho việc này không? Không, tôi không nghĩ như vậy. Trên nhiều lĩnh vực, khi tiến thoái lưỡng nan, bạn cần đứng lên nói với công chúng để mọi người hành động. Truyền hình là một phương tiện truyền thông hiệu quả. Nhờ tôi phát biểu trên truyền hình, hàng tấn thuốc men, thực phẩm, chăn, và lều bạt đã đến với những người tị nạn. Hai triệu bảng từ chính phủ của bà Thatcher cũng được chuyển đến. Một cuộc họp khẩn cấp đã diễn ra giữa năm tổ chức cứu trợ lớn. Quảng cáo miễn phí bắt đầu được phát trên BBC và ITV. Tôi tin rằng cách di chuyển nhanh trong trường hợp này một thảm họa lớn có thể ngăn ngừa được.
Khi tiến thoái lưỡng nan, một người có thể sử dụng báo chí thường xuyên theo cách ở một nước nhỏ như nước Anh để kêu gọi công chúng. Nếu có dấu hiệu cho thấy tôi làm việc này vì danh tiếng cá nhân thì tôi sẽ không thể làm được việc đó.
Bằng việc bay đến Baghdad và giải cứu những người bị bắt làm con tin, Virgin đã một lần nữa lấn át vai trò truyền thống của British Airways. Lúc đó tôi không nghĩ chuyến bay đến Baghdad khiến Lord King tức giận nhiều đến thế. Tôi đã cố gắng giúp đỡ – tôi có một chiếc máy bay trong kế hoạch và đã có thể hành động nhanh chóng. Mặc dù chiếc máy bay này chỉ là một trong số bốn chiếc máy bay đã hoạt động của Virgin Atlantic Challenger, bỗng nhiên chúng tôi có vẻ giống như một hãng hàng không lớn. Chúng tôi đã thành công khi đàm phán với Saddam Hussein; chúng tôi đã chở thuốc men đến và đưa những người bị bắt làm con tin trở lại. Tôi phát hiện ra rằng sau phản ứng tức giận của Lord King, British Airways đã bắt đầu một chiến dịch toàn diện để cố gắng loại bỏ Virgin Atlantic Challenger.

Chọn tập
Bình luận