Thế là, sau khi các thầy luyện thi hoàn thành mục tiêu uốn nắn tôi vào khuôn khổ, tôi chuyển tới học tại Stowe – một trường công ở Buckinghamshire dành cho 800 học sinh nam. Ở đó, tôi lại đối mặt một tương lai chẳng mấy sáng sủa. Tình trạng bắt nạt vẫn xảy ra: những cậu bé ít tuổi hơn phải làm việc vặt cho các cậu lớn tuổi hơn; thật ra là làm đầy tớ. Tệ nạn bắt nạt lan tràn. Bạn sẽ có uy tín, hoặc tránh bị bắt nạt, nếu bạn có thể ghi điểm.
Nhưng tôi thì đã không thể chơi thể thao vì đầu gối tôi đau mỗi khi cố chạy. Cũng vì tôi không thể làm tốt việc học tập, nên tôi đã bị cho ra rìa rất nhanh chóng. Bị loại khỏi các đội thể thao, rồi đội sổ về việc học trong lớp, quả là một vị trí chẳng ai thèm ganh đua. Dường như mọi thử thách mà bố mẹ đặt ra cho tôi trước đây chẳng có tác dụng gì.
Tôi tìm được nơi ẩn náu ở thư viện, nơi tôi thường đến vào các buổi chiều và bắt đầu viết tiểu thuyết. Tôi ngồi ở một chỗ sang trọng, tuyệt vời nhất, chung quanh là những cuốn sách dầy bọc da và hai quả địa cầu, nhìn ra hồ nước trang trí đẹp mắt, nơi vừa có một cậu bé lao xuống và không bao giờ nổi lên. Tôi đã viết những câu chuyện về tình dục hấp dẫn nhất mà tôi có thể phịa ra; viết câu chuyện lãng mạn nhất về một anh chàng trẻ tuổi không thể chơi thể thao vì vết thương ở đầu gối, nhưng lại rất dễ gần và sau đó bị một người đàn bà quản lý trường học người Scandinavi trẻ tuổi quyến rũ. Trong trí tưởng tượng của tôi, cô ta thường lẽo đẽo theo anh ta, khi anh ta làm việc trong thư viện… Nhưng thật đáng buồn cho tôi, cho dù tôi cố tưởng tượng ra chuyện quan hệ tình dục hấp dẫn thế nào, thì ở đây cũng chẳng có một cô gái nào, ngoại trừ một bà người Scandinavi và người quản lý trường thì đã 60 tuổi.
Trong lúc ngồi trong thư viện, vội vàng viết tác phẩm văn xuôi loại xoàng ấy, tôi đã nhận thấy có một người cũng thường xuyên tới thư viện: đó là Jonny-Gems. So với hầu hết các chàng trai ở Stowe, thì Jonny là người rất thạo đời, đọc nhiều và hiểu biết rộng về nghệ thuật. Anh ta đến từ London, nơi bố mẹ anh ta là những nhà văn và nhà báo nổi tiếng. Khi Jonny đọc cuốn Private Eye (Con mắt cá nhân) anh ta thuộc tới một nửa số nhân vật được nhắc tới trong cuốn sách. Mẹ của Jonny là một nhà viết kịch thành công. Cũng nhờ Jonny mà hứng thú về thế giới báo chí bắt đầu lớn lên trong tôi và tôi nghĩ là mình sẽ trở thành nhà báo.
Khoảng vào giữa kỳ học, tôi đọc được thông báo của trường về cuộc thi viết văn có tên Giải thưởng Gavin Maxwell trẻ, do chính tác giả này cũng là cựu công dân Stowe sáng lập. Ngay lập tức, tôi dẹp lại câu chuyện đang viết dở và viết một truyện ngắn, sau đó đã đoạt giải. Có thể do không có ai tham gia nên họ đành phải trao giải cho tôi.
Gavin Maxwell – tác giả cuốn Ring of Bright Water (Quầng nước sáng), đã đến Stowe trao giải thưởng. Cùng đến còn có Gavin Young – phóng viên chiến trường của tờ Observer và sau này là tác giả cuốn Slow Boat to China (Du thuyền tới Trung Hoa). Sau buổi lễ trao giải, họ trở lại Surrey, cho tôi đi cùng và thả tôi xuống Shamley Green. Tôi vẫn giữ liên lạc với họ. Họ rất ủng hộ tôi, tôi nghĩ một phần có thể họ quý tôi. Nhưng khi họ nhận ra rằng tôi không đi theo con đường của họ, thì họ vẫn là những người bạn tốt của tôi. Sau khi đoạt giải, môn tiếng Anh của tôi đã tốt lên rất nhiều và tôi đã vượt lên đứng thứ ba, trong số 21 học sinh của lớp. Tôi vẫn xếp thứ 18 về tiếng Latin nhưng đứng cuối lớp về các môn toán, lý và hoá. Tổng kết cuối kỳ viết: “Học sinh đã cố gắng nhiều, nhưng gặp phải khó khăn lớn trong việc hiểu các kiến thức đơn giản nhất về toán và nắm bắt các chủ đề mới”.
Vào kỳ nghỉ lễ Phục sinh, tôi quyết định noi gương mẹ kiếm tiền. Tôi không ngại việc trường đánh giá tôi không có khả năng về các con số và tôi đã nhìn thấy cơ hội trong việc trồng cây giáng sinh. Gia đình tôi vừa chuyển nhà từ Easteds tới trang trại Tanyards, nơi có một toà nhà lớn và nhiều nhà kho, khu chuồng trại và đất đai. Tôi rủ Nik cùng thực hiện kế hoạch. Cậu ta học tại Ampleforth ở Yorkshire và cũng đang được nghỉ. Chúng tôi dự định trồng khoảng 400 cây giáng sinh trên đất ở trang trại Tanyards. Vào mùa Giáng sinh sang năm, chúng sẽ cao ít nhất 4 feet và chúng tôi có thể bán được. Tôi và Nik đồng ý làm việc với nhau và cùng chia lợi nhuận.
Mùa Phục sinh năm ấy, chúng tôi cày đất và gieo khoảng 400 hạt giống ở trang trại Tanyards. Chúng tôi dự tính, nếu tất cả các cây này cao lên 6 feet, thì chúng tôi sẽ kiếm được khoảng 2 bảng mỗi cây, tổng cộng được 800 bảng. Con số đó rất đáng kể so với vốn ban đầu chỉ 5 bảng tiền mua hạt giống. Vào kỳ nghỉ hè tiếp sau đó, chúng tôi về kiểm tra vườn cây. Chỉ một vài chồi non nhỏ xíu mọc lên khỏi mặt đất, số hạt giống còn lại bị thỏ ăn hết. Chúng tôi tìm cách phục thù bằng cách bắt rất nhiều thỏ, lột da chúng, rồi đem bán cho các lò sát sinh, với một si-linh mỗi con. Tuy nhiên số tiền thu được không đáng gì so với con số 800 bảng dự tính của chúng tôi.
Giáng sinh năm đó, cậu em trai của Nik được tặng một con vẹt Australia đuôi dài, rất đẹp. Việc đó cũng gợi cho tôi ý tưởng về một vụ làm ăn khác: nuôi vẹt giống! Khởi đầu, tôi suy luận, tôi có thể bán chúng trong cả năm, chứ không chỉ trong một đêm trước Giáng sinh. Tôi tham khảo giá cả và tính toán về thời gian nuôi vẹt, giá thức ăn… và sau đó là thuyết phục bố mẹ cho xây một chuồng chim thật lớn. Trong tuần cuối kỳ học tại trường, tôi đã viết thư cho bố và lên phương án về tài chính:
Chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ nghỉ. Bố đã đặt mua những vật liệu mà chúng ta cần để xây cái chuồng vẹt lớn chưa? Con nghĩ là chúng ta có thể mua vẹt của Julian Carlyon là giá hời nhất. Con nghĩ, nếu các cửa hàng bán mỗi con vẹt giá 30 si-linh, thì ông ta sẽ bán cho cửa hàng với giá 17 si-linh. Như vậy, nếu chúng ta mua của ông ta với giá 18 hoặc 19 si-linh một con, thì ông ta vẫn có lãi, mà chúng ta lại tiết kiệm được ít nhất 10 si-linh mỗi con.
Bố tôi đã xây chuồng rất cẩn thận và những con vẹt lớn rất nhanh. Tuy nhiên, tôi phải suy tính đến về nhu cầu về vẹt tại địa phương. Thậm chí, nếu mỗi người ở Shamley Green mua ít nhất hai con vẹt, thì chúng tôi vẫn còn lại rất nhiều vẹt trong chuồng. Một ngày, khi đang ở trường, tôi nhận được thư của mẹ báo tin xấu rằng, chuột đã phá chuồng và ăn thịt vẹt. Nhiều năm sau này bà mới thú nhận rằng, bà đã ngán cảnh phải dọn dẹp chuồng vẹt, nên bà đã mở cửa chuồng và thả hết vẹt bay đi.
Tuy chẳng có kế hoạch làm ăn nào mang lại hiệu quả về tài chính cả, nhưng dù sao chúng cũng dạy cho tôi một vài điều nào đó về toán học. Tôi chỉ nhận ra điều này khi tôi sử dụng những con số thực để giải những bài toán thực tế mà toán học vốn chẳng gây cho tôi sự hứng thú nào. Lúc tôi tính toán xem có bao nhiêu cây giáng sinh sẽ mọc lên, hay bao nhiêu con vẹt sẽ sinh sản, thì cũng là lúc những con số trở nên thực tế và tôi đã học được cách thích sử dụng chúng. Ở trong lớp, tôi vẫn là kẻ hoàn toàn tối dạ về môn toán. Tôi từng một lần thử kiểm tra chỉ số IQ, trong đó có những câu hỏi có vẻ như rất ngớ ngẩn. Tôi đã không thể tập trung vào bất cứ câu hỏi nào về toán học; và tôi nghĩ mình chỉ đạt điểm 0.
Tôi lo lắng mình giống những người mà thường được xếp vào hạng ngu dốt bằng chính những cuộc kiểm tra dạng như thế này. Họ đâu có biết rằng, thường thì những câu hỏi kiểm tra chỉ số IQ kiểu này được những nhân vật hàn lâm nghĩ ra, những người chắc chắn là vô dụng trong việc xử lý các vấn đề thực tế của thế giới bên ngoài. Tôi thì thích tiến hành những kế hoạch kinh doanh thực tế – thậm chí ngay cả khi những con thỏ có thể làm việc đó tốt hơn tôi.
Tôi nghĩ, bố mẹ chắc là đã truyền lại cho tôi cái tính bướng bỉnh và hay nổi loạn. Tôi luôn cho rằng các quy tắc được tạo ra là để người ta vi phạm; và ở Stowe có nhiều các nguyên tắc và quy định giống như trong quân đội – rất nhiều trong số đó, đối với tôi và Jonny Gems, hoàn toàn là lỗi thời và vô nghĩa. Chẳng hạn, tình trạng phải làm chân sai vặt cho kẻ lớp trên là một ví dụ. Hay như Lực lượng Lục quân kết hợp (CCF), mà ở đó các chàng trai phải ăn mặc như binh sĩ và diễu binh với những cây súng trường cũ kỹ; hoặc như việc bắt buộc đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật. Tôi đã xoay xở để lẩn tránh việc trên bằng cách trốn kỳ nghĩa vụ đầu tiên của khoá mới: Tên của tôi đã bị bỏ quên không được đăng ký và tôi cũng chẳng bao giờ được nhắc đến kể từ khi đó.
Vào khoảng tháng Giêng hoặc tháng Hai năm 1966, tôi và Jonny bắt đầu thảo luận việc làm thế nào để thay đổi các quy tắc trong trường học. Chúng tôi mới 15 tuổi thôi, nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể làm nhiều thứ khác. Bố mẹ tôi khuyến khích tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm thay đổi cả thế giới, vì thế khi tôi xem xét cách thức điều hành Stowe thì tôi cảm thấy chắc chắn là tôi có thể làm tốt hơn. Thực tế thì Stowe cũng khá là tự do khi khuyến khích các nam sinh ở mọi lứa tuổi đóng góp vào việc điều hành, quản lý trường.
Tôi và Jonny nổi sung lên vì các quy định rằng bất cứ ai không chơi thể thao cũng phải đi xem đội tuyển của trường thi đấu với trường khác. Dù chúng tôi vẫn có thể tới thư viện vào các ngày Chủ nhật, nhưng chúng tôi buộc phải đi xem các cuộc thi đấu của đội tuyển trường vào hầu hết các ngày thứ Bảy. Tôi biết là nếu tôi không bị loại vì cái đầu gối thương tật, thì tôi cũng có mặt trong đội bóng của trường, vì thế tôi cảm thấy thất vọng gấp đôi. Tôi đã viết cho thầy hiệu trưởng:
Em phản đối kịch liệt việc lãng phí thời gian dành cho việc bắt buộc phải xem các trận thi đấu. Nếu một người không thể tham gia thi đấu, thì người đó có thể dành thời gian của mình vào việc làm có ích hơn thế chứ. Em biết điều này nghe có vẻ như một hành vi phá vỡ truyền thống, nhưng em rất ủng hộ việc này. Nếu hơn 450 người thay vì phải xem các trận đấu mà dành thời gian đó để lau chùi các cửa sổ ở Cung điện Buckingham chẳng hạn, thì họ sẽ thu được ít nhất cái gì đó tốt hơn việc “xem người khác giành được một cái gì”.
Tôi cũng cố tổ chức lại hệ thống các bữa ăn trong trường:
Em thấy rằng, muốn cải thiện tình trạng ở Stowe, mỗi người trước hết phải làm việc đó mang tính tập thể, thậm chí hơn cả tính tôn giáo. Có rất nhiều nam sinh muốn có thêm kiến thức qua các cuộc nói chuyện. Một trong những thời điểm tốt nhất để nói chuyện là vào các giờ ăn, nhưng ở Stowe thì việc này là không thể. Mọi người bước vào phòng học, ngồi vào cái bàn đã được phân bổ, bên cạnh vẫn một nam sinh như mọi ngày. Căng-tin cần được bố trí tại một trong những phòng ăn. Học sinh cũng có thể lựa chọn thức ăn cho riêng mình. Họ cần được tự do ngồi chỗ nào họ muốn. Và họ cũng có thể bỏ thìa, dĩa vào thùng khi họ ra về. Việc lãng phí thức ăn lúc đó sẽ là không tưởng. Và trong hệ thống căng-tin, thầy có thể tiết kiệm được ít nhất một nửa số nhân viên dọn bàn người Italia và Tây Ban Nha.
Em rất quan tâm ý kiến của thầy như thế nào về việc này. Và tiền tiết kiệm được có thể sử dụng cho các kế hoạch tiếp theo của em…
Và tôi tiếp tục khám phá những ý tưởng về một quán bar dành cho học sinh cuối cấp (Sixth-former – Học sinh lớp 6 hệ trung học ở Anh, tuổi từ 16 đến 18, học hai năm cuối của trung học và chuẩn bị thi vào đại học, tương đương lớp 12 hoặc 13 ở Việt Nam – ND).
Thầy hiệu trưởng gợi ý tôi đăng ý kiến của mình trên tạp chí của trường. Nhưng tôi và Jonny muốn xuất bản một tờ tạp chí khác, với quan điểm hoàn toàn mới. Chúng tôi muốn vận động để phản đối tệ ép làm đầu sai, các hình phạt về thân thể, hay việc bắt buộc đi lễ nhà thờ, xem thi đấu và học tiếng La-tinh. Tất cả những ý tưởng đó có quá nhiều “tính cách mạng”, không thể đăng được trên tạp chí của trường – tờ Stoic, một cái tên chỉ phù hợp với những độc giả có khả năng chịu đựng nghịch cảnh trong thời gian dài. Sau đó chúng tôi nghĩ tới việc liên kết với các trường khác mà cũng có các quy tắc tương tự. Dần dần, ý tưởng về một tờ tạp chí liên trường đã nảy nở. Chúng tôi liên hệ với các trường khác và trao đổi các ý tưởng. Tôi viết ra một vài tiêu đề vào sổ ghi chép của trường: Hôm nay/1966/Hãy tập trung chú ý!/Một nước Anh hiện đại và Phỏng vấn. Sau đó, tôi viết ra những gì tôi muốn xuất bản và một vài nội dung tóm tắt. Một lần nữa, tôi lại nghĩ tới sự liên quan của toán học ở đây:
Tôi viết ra một danh sách gồm 250 nghị sĩ mà tôi tìm thấy trong cuốn Who’s Who (Ai là Ai), cùng một danh sách các nhà quảng cáo tiềm năng tôi tìm được trong danh bạ điện thoại. Tôi cũng viết thư cho Tập đoàn WH Smith chuyên bán lẻ sách báo, hỏi xem họ có nhận phát hành tạp chí hay không. Như vậy, với các nhà cộng tác, hãng quảng cáo, phát hành và tất cả chi phí đã có đầy đủ – ít nhất là trên giấy tờ – tôi đã phác thảo được kế hoạch kinh doanh đầu tiên trong đời mình.
Nhìn vào con số có vẻ quá ít ỏi, tôi và Jonny quyết định kêu gọi thêm các trường trung học, cao đẳng kỹ thuật và đại học cùng tham gia. Tạp chí này sẽ mở thêm nhiều đối tượng và khuyến khích thêm được quảng cáo. Chúng tôi nghĩ, nếu đặt mục tiêu tạp chí hướng tới sinh viên đại học thì học sinh cuối cấp cũng sẽ mua; còn nếu xuất bản tạp chí cho học sinh cuối cấp thì sinh viên sẽ không quan tâm.
Chúng tôi đặt tên tạp chí là Student (Sinh viên), nghe có vẻ là một cái tên hay vào đúng thời điểm mà người ta đang nói nhiều đến “quyền lực của sinh viên”. Đó cũng là lúc đang diễn ra các cuộc biểu tình, diễu hành phản đối tại các trường đại học. Tuổi trẻ thật sôi nổi.
Mẹ tôi cho 4 bảng để chi tiền gọi điện thoại và thư từ, còn bố Jonny cấp cho chúng tôi giấy viết thư có in dòng chữ SINH VIÊN – TẠP CHÍ DÀNH CHO GIỚI TRẺ ANH, cùng với biểu tượng mặt trời mọc. Chúng tôi bắt tay vào viết thư cho các cộng tác viên và mời các hãng quảng cáo.
Student là một cỗ xe hoàn hảo: Nó cho chúng tôi một một cuộc sống hoàn toàn mới. Có rất nhiều việc phải sắp đặt. Tôi lập văn phòng ngay trong phòng ở trường và đề nghị thầy hiệu trưởng cho lắp điện thoại tại phòng tôi – không ngạc nhiên khi ông ấy từ chối. Vì vậy, tôi phải gọi tại bốt điện thoại công cộng. Nhưng rất nhanh sau đó tôi phát hiện ra một mẹo rất hữu ích: Nếu tôi gọi cho nhân viên trực tổng đài và nói với cô ấy rằng máy đã tính tiền, nhưng cuộc gọi không kết nối được, thế là tôi có thể nhận được một cuộc gọi miễn phí.
Không chỉ được gọi miễn phí, mà tôi còn tránh được tín hiệu “píp píp píp” mỗi khi hết tiền. Nhưng hay hơn cả đó là giọng nói của nhân viên tổng đài giống như một thư ký: “Tôi sẽ nối máy, thưa Ngài Branson”.
Tôi lên hết danh sách này đến danh sách khác những người cần gọi và làm theo cách đó.
Hầu hết họ đều từ chối trả tiền cho việc quảng cáo một tạp chí chưa xuất bản. Nhưng rồi dần dần tôi cũng tìm ra cách để thu hút sự chú ý của họ. Tôi gọi tới Ngân hàng quốc gia Westminster, và nói rằng Lloyds Bank vừa đặt một trang đầy quảng cáo và hỏi liệu họ có muốn quảng cáo song song với Lloyds Bank hay không? Student là một tạp chí dành cho giới trẻ lớn nhất ở Anh – tôi nói thêm. Gọi đến hãng Coca-Cola, tôi nói với họ rằng Pepsi vừa đặt hàng một quảng cáo lớn, nhưng trang bìa sau vẫn còn trống. Tôi lại gọi đến tờ Daily Telegraph và hỏi họ muốn đăng quảng cáo trước hay sau tờ Daily Express. Một mẹo nữa là đặt những câu hỏi không có hại mà họ khó có thể dễ dàng từ chối. Chẳng hạn, “Quý vị có quan tâm tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp đại học và học sinh tốt nghiệp trung học có năng lực cao nhất không?” Chẳng có một giám đốc nhân sự nào lại tìm kiếm tuyển dụng những người năng lực xoàng cả. “Vậy thì, chúng tôi xuất bản tờ tạp chí là để dành cho quý vị…”
Để tránh việc nhân viên tổng đài quay lại và cắt cuộc gọi miễn phí, tôi đã học được cách giữ cho cuộc gọi thông suốt trong thời gian năm phút. Tôi bắt đầu nói nhanh, mạnh hơn. Tôi vỡ giọng sớm, vì thế không ai nhận ra là họ đang nói chuyện với một cậu học sinh trung học mới 15 tuổi, qua điện thoại công cộng. Tôi ghi địa chỉ trên phong bì là ở Shamley Green và khi gửi thư đi, tôi thường viết hàng chục lá gửi về cho bố mẹ tôi, sau đó bố mẹ lại nhờ người bạn cũ là Elizabeth đánh máy các bức thư.
Thành tích học tập của tôi ngày càng xấu hơn, nhưng tôi đang học được một bài học tuyệt vời, đó là xây dựng lòng tin. Khi tôi thêm năm hoặc sáu tuổi nữa, thì cũng là lúc nhận ra điều ngớ ngẩn của việc cố tìm cách kêu gọi quảng cáo của các công ty lớn, cho một tờ tạp chí thậm chí chưa xuất bản, lại chỉ do hai cậu học sinh mới 15 tuổi biên soạn; và tôi đã không nhấc điện thoại lên gọi nữa. Tuy nhiên, tôi còn quá trẻ để có thể dự tính được thất bại.
Kỳ nghỉ năm ấy, tôi đã kể hết mọi chuyện về Student cho Nik nghe. Cậu ấy rất thích thú và đồng ý giúp phát hành tạp chí tại Ampleforth. Cậu ấy cũng hứa tìm kiếm thêm cộng tác viên cho tạp chí. Khi Nik nhận ra rằng Student thật ra là sáng kiến của tôi và Jonny, thì cậu ta có vẻ chùn bước một chút. Nhưng khi chúng tôi nói về tiềm năng của tạp chí thì cậu ấy lại hưng phấn trở lại. Chúng tôi mới 15 tuổi và chúng tôi có thể làm bất cứ việc gì.
Đến tháng 4/1966, giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi cấp độ O, cấp phổ thông (tương đương kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở ở Việt Nam – ND), tôi đã có thể bỏ một số môn học mà tôi chắc chắn không có cơ hội thi đỗ. Và tôi có thêm thời gian dành cho Student. Để giảm bớt gánh nặng cho tôi, cũng như cho các thầy giáo dạy khoa học và tiếng La-tinh, chúng tôi có những hướng đi tách biệt: “Cậu ấy thật sự là một học sinh yếu về tiếng La-tinh và cậu ấy đã từ bỏ môn học này. Sự hứng thú với khoa học của cậu ấy rõ ràng là rất thấp. Tôi đã cố thuyết phục động viên rằng, em có thể làm tốt hơn những gì em đã làm, nhưng thực tế cho thấy rõ là cậu ta sẽ không bao giờ đạt tiến bộ”. Tôi học các môn lịch sử, tiếng Pháp và tiếng Anh tốt hơn môn toán – một môn học bắt buộc: “Mặc dù cậu ấy đã có những cố gắng rõ rệt, nhưng vẫn gặp khó khăn lớn trong việc nắm bắt các phương pháp giải toán, hết tuần này đến tuần khác. Cậu ấy cần nhiều may mắn trong kỳ thi vào tháng Bảy”.
Tuy nhiên, thú vui chủ yếu trong cuộc sống của tôi đó là viết hàng trăm lá thư, bắt đầu gửi chúng đi từ Stowe và chờ đợi thư trả lời. Nhưng đáp lại mọi hứng thú và các mưu mẹo của tôi là khoảng thời gian rất dài để tìm kiếm các hãng muốn quảng cáo sẵn sàng đặt hàng trên tạp chí Student. Tôi và Jonny đã gửi thư đi trong suốt kỳ học mùa hè, tiếp tục gửi vào dịp nghỉ và trong cả kỳ học mùa thu tiếp theo. Đến tháng 4/1967, khi tôi có được chứng chỉ cấp độ A môn Lịch sử cổ đại (tôi đã dự thi môn này ngay trong năm đầu tiên học hệ cuối cấp trung học), chúng tôi vẫn chưa tới gần được mục tiêu cho ra đời tờ tạp chí. Tôi và Jonny đã làm công việc chuẩn bị cho Student trong hơn một năm và tất cả những gì chúng tôi có được đó là hàng chục lá thư ủng hộ từ các thầy hiệu trưởng và giáo viên, rất nhiều lời hứa mơ hồ sẽ cộng tác từ các chính trị gia, nhưng tuyệt nhiên không có một đơn đặt hàng quảng cáo, hay một bản in thử tạp chí nào. Tôi không chịu đầu hàng “điều không tránh khỏi” đó. Lá thư của tôi viết ngày 27/4/1967, xin lỗi về việc tôi dành thời gian ít ỏi cho kỳ nghỉ Phục sinh cùng với gia đình:
Kỳ nghỉ trong hơn bốn tuần vừa qua đã thật tuyệt vời. Con chỉ hy vọng bố mẹ không phiền lòng vì con không thể ở nhà lâu hơn và không dành nhiều thời gian hơn để làm việc vườn. Có thể là sai, khi con đang có hai nghĩa vụ khác nhau: một là đối với gia đình và một là với tờ Student. Đó là một quyết định khó khăn. Mọi thứ con làm trong cuộc sống, con muốn phải làm tốt nó, không nửa vời. Con nghĩ, con sẽ nỗ lực hết mình vì Student – nếu như thời gian cho phép. Chính điều này đã khiến con có ít thời gian để thực hiện nghĩa vụ khác. Con đã nhìn thấy hiểm họa bị rơi vào tình trạng lưỡng lự giữa hai con đường. Con đã thất bại trong mọi thứ con có và con phải tìm kiếm các hướng đi ưu tiên nếu con muốn tiếp tục đi bất cứ nơi đâu. Con mới chỉ 16 tuổi. Cho dù nghe có vẻ đây là điều rất “cá nhân” và con nói điều này chỉ là để biện hộ, nhưng thử hỏi một cậu bé 16 tuổi có thể làm gì? Không ai ngoài con biết có thể làm nhiều hơn những gì con từng làm trong hai, ba năm vừa qua. Bố mẹ đã làm gì khi bố mẹ 16 tuổi? Bắn súng, câu cá, bơi lội, đi chơi với người yêu, hay dọn dẹp vườn nhà. Bố mẹ có thể đã có thời gian để dọn vườn. Lúc bố mẹ 16 tuổi, bố mẹ không nhìn thế giới như bây giờ. Nghề nghiệp của bố mẹ hầu như là ổn định. Còn ngay nay, dường như đang có một cuộc đấu tranh lâu dài.
Bố mẹ nói Student là cái gì đó cho thấy tính ích kỷ và tự cho mình là trung tâm của con. “Có thể” là như vậy. Nhưng liệu điều đó có là ích kỷ hơn bất cứ thứ gì người ta làm trong cuộc đời mình không? Theo con thì đó chỉ là một nghề nghiệp giống bao nghề nghiệp khác. Nhưng nó có thể đem lại ích lợi cho rất rất nhiều người, hơn việc đi xem phim chẳng hạn. Đó là khởi đầu cuộc sống mới của con, cũng giống như ở trường đại học, còn kết luận cuối cùng thuộc về bố mẹ. Con biết, con thật là ngu ngốc khi viết những điều này trong lá thứ đầu tiên. Nhưng con không có nhiều điều khác sau hai tuần nghỉ vừa qua, và con thấy cần phải viết ra giấy những ý nghĩ đó.
Tôi đã rất may mắn. Tôi luôn cảm thấy mình có thể nói chuyện với bố mẹ như những người bạn thân thiết. Thay vì đóng sập cửa với tôi, thì họ lại phản hồi về lá thư đó rất tích cực. Thế là chúng tôi đã giữ được sự giao tiếp cởi mở với nhau. Sau lần đó, tôi nhận ra rằng rất nhiều người bạn của tôi đã không tin vào bố mẹ họ, còn tôi thì chưa bao giờ cảm thấy bối rối hay nổi khùng với bố mẹ mình. Bố mẹ luôn khích lệ tôi tiến về phía trước và làm mọi việc tôi muốn. Ngay cả khi không khen ngợi những kế hoạch của tôi, thì bố mẹ cũng chẳng bao giờ thể hiện thái độ gì ngoài sự cảm thông và ủng hộ. Mẹ tôi thì đặc biệt muốn giúp tôi thực hiện kế hoạch xuất bản Student. Bà còn viết bài, cho thêm tôi tiền tiêu vặt từ khoản bà dành riêng, rồi luôn suy nghĩ về những người mà tôi nên tiếp cận. Có lần tôi nói với mẹ rằng tôi muốn liên lạc với David Frost, mẹ đã dành nhiều tuần lễ để hỏi bạn bè xem họ có biết ai biết về David Frost hay không.
Cuối cùng thì công việc của chúng tôi cũng có kết quả đầu tiên: Chúng tôi nhận được bản in thử đầu tiên, một tấm séc trị giá 250 bảng tiền quảng cáo và Gerald Scarfe đồng ý vẽ tranh biếm hoạ và trả lời phỏng vấn chúng tôi. Cuối cùng thì Student từ chỗ chỉ là tia hy vọng mong manh trong trí não tôi đã trở thành một tờ tạp chí thật sự.
*
Một việc khác cũng biến đổi từ một tia hy vọng loé sáng thành hiện thực, đó là chuyện tình yêu. Thật hạnh phúc khi người yêu đầu tiên của tôi – Rudi là một cô gái Hà Lan và khoẻ mạnh. Vào kỳ học cuối cùng, tôi đã mời Rudi đến Stowe: Cô ấy bí mật dựng một cái lều trong vườn trường. Và trong một tuần hạnh phúc ấy, hằng đêm tôi lén đi vòng qua hồ nước vào vườn, nơi đó Rudi đang nấu đồ ăn bằng một cái lò bé xíu. Chúng tôi nằm ngắm những ngôi sao và cùng nhau nói về việc sẽ làm gì để thay đổi thế giới. Rudi rất ưa thích chính trị thế giới. Cô ấy trở thành “nhà báo nước ngoài” của Student và viết những bài báo về tay khủng bố Baader Beinhof.
Sau khi bỏ hầu hết các môn học, trừ môn lịch sử, tôi có thêm nhiều thời gian hơn cho tạp chí Student. Sau đó tôi và Jonny thường đón tàu đi London để phỏng vấn mọi người. Tuy nhiên, tôi vẫn phải thi lấy chứng chỉ trình độ A, trong khi tôi vẫn gặp khó khăn để nhớ những dữ liệu mà với tôi thì rất mơ hồ, vô nghĩa. Tôi đã mua một số sách tư liệu về lịch sử cổ đại, trong đó có đầy đủ thông tin cần thiết về Hy Lạp và La Mã. Để chuẩn bị cho kỳ thi tôi cắt nhỏ những trang sách và nhét đầy các túi quần, áo, thậm chí còn giấu dưới dây quai đồng hồ đeo tay. Khi tôi đọc câu hỏi thi, điều khó nhất lúc đó là nhớ được túi nào có tài liệu liên quan đến câu hỏi. Sau đó thì tôi cũng tìm được, lôi ra khỏi túi quần những tờ giấy còn quăn tít và giữ chặt chúng trong lòng bàn tay trái, bắt đầu chép đúng phần trả lời. Tôi quá bận rộn lo lắng cho Student, đến nỗi chẳng buồn quan tâm mình sẽ đạt chứng chỉ nào. Tôi chỉ muốn rời Stowe để tới London bắt đầu cuộc sống làm báo càng sớm càng tốt.
Khi tôi rời Stowe năm 1967, lúc đó tôi gần 17 tuổi, lời chia tay của thầy hiệu trưởng với tôi như sau: “Chúc mừng em, Branson. Tôi nghĩ rằng em sẽ hoặc là vào tù, hoặc trở thành triệu phú”.
Lần tiếp theo và cũng là lần cuối cùng tôi nhận được tin từ Stowe đó là sáu tháng sau đó, trong một lá thứ của thầy hiệu trưởng đề ngày 16 tháng Giêng năm 1968:
Branson thân mến!
Tôi rất vui vì nghe báo chí dành cho em những lời tán dương và tôi cũng rất muốn được nhìn thấy số tạp chí đầu tiên của em. Xin gửi tới em lời chúc mừng và lời chúc tốt đẹp nhất cho tương lai của em!
Số đầu tiên tạp chí Student xuất bản vào tháng Một năm 1968.
Thầy R Drayson
Thế là, sau khi các thầy luyện thi hoàn thành mục tiêu uốn nắn tôi vào khuôn khổ, tôi chuyển tới học tại Stowe – một trường công ở Buckinghamshire dành cho 800 học sinh nam. Ở đó, tôi lại đối mặt một tương lai chẳng mấy sáng sủa. Tình trạng bắt nạt vẫn xảy ra: những cậu bé ít tuổi hơn phải làm việc vặt cho các cậu lớn tuổi hơn; thật ra là làm đầy tớ. Tệ nạn bắt nạt lan tràn. Bạn sẽ có uy tín, hoặc tránh bị bắt nạt, nếu bạn có thể ghi điểm.
Nhưng tôi thì đã không thể chơi thể thao vì đầu gối tôi đau mỗi khi cố chạy. Cũng vì tôi không thể làm tốt việc học tập, nên tôi đã bị cho ra rìa rất nhanh chóng. Bị loại khỏi các đội thể thao, rồi đội sổ về việc học trong lớp, quả là một vị trí chẳng ai thèm ganh đua. Dường như mọi thử thách mà bố mẹ đặt ra cho tôi trước đây chẳng có tác dụng gì.
Tôi tìm được nơi ẩn náu ở thư viện, nơi tôi thường đến vào các buổi chiều và bắt đầu viết tiểu thuyết. Tôi ngồi ở một chỗ sang trọng, tuyệt vời nhất, chung quanh là những cuốn sách dầy bọc da và hai quả địa cầu, nhìn ra hồ nước trang trí đẹp mắt, nơi vừa có một cậu bé lao xuống và không bao giờ nổi lên. Tôi đã viết những câu chuyện về tình dục hấp dẫn nhất mà tôi có thể phịa ra; viết câu chuyện lãng mạn nhất về một anh chàng trẻ tuổi không thể chơi thể thao vì vết thương ở đầu gối, nhưng lại rất dễ gần và sau đó bị một người đàn bà quản lý trường học người Scandinavi trẻ tuổi quyến rũ. Trong trí tưởng tượng của tôi, cô ta thường lẽo đẽo theo anh ta, khi anh ta làm việc trong thư viện… Nhưng thật đáng buồn cho tôi, cho dù tôi cố tưởng tượng ra chuyện quan hệ tình dục hấp dẫn thế nào, thì ở đây cũng chẳng có một cô gái nào, ngoại trừ một bà người Scandinavi và người quản lý trường thì đã 60 tuổi.
Trong lúc ngồi trong thư viện, vội vàng viết tác phẩm văn xuôi loại xoàng ấy, tôi đã nhận thấy có một người cũng thường xuyên tới thư viện: đó là Jonny-Gems. So với hầu hết các chàng trai ở Stowe, thì Jonny là người rất thạo đời, đọc nhiều và hiểu biết rộng về nghệ thuật. Anh ta đến từ London, nơi bố mẹ anh ta là những nhà văn và nhà báo nổi tiếng. Khi Jonny đọc cuốn Private Eye (Con mắt cá nhân) anh ta thuộc tới một nửa số nhân vật được nhắc tới trong cuốn sách. Mẹ của Jonny là một nhà viết kịch thành công. Cũng nhờ Jonny mà hứng thú về thế giới báo chí bắt đầu lớn lên trong tôi và tôi nghĩ là mình sẽ trở thành nhà báo.
Khoảng vào giữa kỳ học, tôi đọc được thông báo của trường về cuộc thi viết văn có tên Giải thưởng Gavin Maxwell trẻ, do chính tác giả này cũng là cựu công dân Stowe sáng lập. Ngay lập tức, tôi dẹp lại câu chuyện đang viết dở và viết một truyện ngắn, sau đó đã đoạt giải. Có thể do không có ai tham gia nên họ đành phải trao giải cho tôi.
Gavin Maxwell – tác giả cuốn Ring of Bright Water (Quầng nước sáng), đã đến Stowe trao giải thưởng. Cùng đến còn có Gavin Young – phóng viên chiến trường của tờ Observer và sau này là tác giả cuốn Slow Boat to China (Du thuyền tới Trung Hoa). Sau buổi lễ trao giải, họ trở lại Surrey, cho tôi đi cùng và thả tôi xuống Shamley Green. Tôi vẫn giữ liên lạc với họ. Họ rất ủng hộ tôi, tôi nghĩ một phần có thể họ quý tôi. Nhưng khi họ nhận ra rằng tôi không đi theo con đường của họ, thì họ vẫn là những người bạn tốt của tôi. Sau khi đoạt giải, môn tiếng Anh của tôi đã tốt lên rất nhiều và tôi đã vượt lên đứng thứ ba, trong số 21 học sinh của lớp. Tôi vẫn xếp thứ 18 về tiếng Latin nhưng đứng cuối lớp về các môn toán, lý và hoá. Tổng kết cuối kỳ viết: “Học sinh đã cố gắng nhiều, nhưng gặp phải khó khăn lớn trong việc hiểu các kiến thức đơn giản nhất về toán và nắm bắt các chủ đề mới”.
Vào kỳ nghỉ lễ Phục sinh, tôi quyết định noi gương mẹ kiếm tiền. Tôi không ngại việc trường đánh giá tôi không có khả năng về các con số và tôi đã nhìn thấy cơ hội trong việc trồng cây giáng sinh. Gia đình tôi vừa chuyển nhà từ Easteds tới trang trại Tanyards, nơi có một toà nhà lớn và nhiều nhà kho, khu chuồng trại và đất đai. Tôi rủ Nik cùng thực hiện kế hoạch. Cậu ta học tại Ampleforth ở Yorkshire và cũng đang được nghỉ. Chúng tôi dự định trồng khoảng 400 cây giáng sinh trên đất ở trang trại Tanyards. Vào mùa Giáng sinh sang năm, chúng sẽ cao ít nhất 4 feet và chúng tôi có thể bán được. Tôi và Nik đồng ý làm việc với nhau và cùng chia lợi nhuận.
Mùa Phục sinh năm ấy, chúng tôi cày đất và gieo khoảng 400 hạt giống ở trang trại Tanyards. Chúng tôi dự tính, nếu tất cả các cây này cao lên 6 feet, thì chúng tôi sẽ kiếm được khoảng 2 bảng mỗi cây, tổng cộng được 800 bảng. Con số đó rất đáng kể so với vốn ban đầu chỉ 5 bảng tiền mua hạt giống. Vào kỳ nghỉ hè tiếp sau đó, chúng tôi về kiểm tra vườn cây. Chỉ một vài chồi non nhỏ xíu mọc lên khỏi mặt đất, số hạt giống còn lại bị thỏ ăn hết. Chúng tôi tìm cách phục thù bằng cách bắt rất nhiều thỏ, lột da chúng, rồi đem bán cho các lò sát sinh, với một si-linh mỗi con. Tuy nhiên số tiền thu được không đáng gì so với con số 800 bảng dự tính của chúng tôi.
Giáng sinh năm đó, cậu em trai của Nik được tặng một con vẹt Australia đuôi dài, rất đẹp. Việc đó cũng gợi cho tôi ý tưởng về một vụ làm ăn khác: nuôi vẹt giống! Khởi đầu, tôi suy luận, tôi có thể bán chúng trong cả năm, chứ không chỉ trong một đêm trước Giáng sinh. Tôi tham khảo giá cả và tính toán về thời gian nuôi vẹt, giá thức ăn… và sau đó là thuyết phục bố mẹ cho xây một chuồng chim thật lớn. Trong tuần cuối kỳ học tại trường, tôi đã viết thư cho bố và lên phương án về tài chính:
Chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ nghỉ. Bố đã đặt mua những vật liệu mà chúng ta cần để xây cái chuồng vẹt lớn chưa? Con nghĩ là chúng ta có thể mua vẹt của Julian Carlyon là giá hời nhất. Con nghĩ, nếu các cửa hàng bán mỗi con vẹt giá 30 si-linh, thì ông ta sẽ bán cho cửa hàng với giá 17 si-linh. Như vậy, nếu chúng ta mua của ông ta với giá 18 hoặc 19 si-linh một con, thì ông ta vẫn có lãi, mà chúng ta lại tiết kiệm được ít nhất 10 si-linh mỗi con.
Bố tôi đã xây chuồng rất cẩn thận và những con vẹt lớn rất nhanh. Tuy nhiên, tôi phải suy tính đến về nhu cầu về vẹt tại địa phương. Thậm chí, nếu mỗi người ở Shamley Green mua ít nhất hai con vẹt, thì chúng tôi vẫn còn lại rất nhiều vẹt trong chuồng. Một ngày, khi đang ở trường, tôi nhận được thư của mẹ báo tin xấu rằng, chuột đã phá chuồng và ăn thịt vẹt. Nhiều năm sau này bà mới thú nhận rằng, bà đã ngán cảnh phải dọn dẹp chuồng vẹt, nên bà đã mở cửa chuồng và thả hết vẹt bay đi.
Tuy chẳng có kế hoạch làm ăn nào mang lại hiệu quả về tài chính cả, nhưng dù sao chúng cũng dạy cho tôi một vài điều nào đó về toán học. Tôi chỉ nhận ra điều này khi tôi sử dụng những con số thực để giải những bài toán thực tế mà toán học vốn chẳng gây cho tôi sự hứng thú nào. Lúc tôi tính toán xem có bao nhiêu cây giáng sinh sẽ mọc lên, hay bao nhiêu con vẹt sẽ sinh sản, thì cũng là lúc những con số trở nên thực tế và tôi đã học được cách thích sử dụng chúng. Ở trong lớp, tôi vẫn là kẻ hoàn toàn tối dạ về môn toán. Tôi từng một lần thử kiểm tra chỉ số IQ, trong đó có những câu hỏi có vẻ như rất ngớ ngẩn. Tôi đã không thể tập trung vào bất cứ câu hỏi nào về toán học; và tôi nghĩ mình chỉ đạt điểm 0.
Tôi lo lắng mình giống những người mà thường được xếp vào hạng ngu dốt bằng chính những cuộc kiểm tra dạng như thế này. Họ đâu có biết rằng, thường thì những câu hỏi kiểm tra chỉ số IQ kiểu này được những nhân vật hàn lâm nghĩ ra, những người chắc chắn là vô dụng trong việc xử lý các vấn đề thực tế của thế giới bên ngoài. Tôi thì thích tiến hành những kế hoạch kinh doanh thực tế – thậm chí ngay cả khi những con thỏ có thể làm việc đó tốt hơn tôi.
Tôi nghĩ, bố mẹ chắc là đã truyền lại cho tôi cái tính bướng bỉnh và hay nổi loạn. Tôi luôn cho rằng các quy tắc được tạo ra là để người ta vi phạm; và ở Stowe có nhiều các nguyên tắc và quy định giống như trong quân đội – rất nhiều trong số đó, đối với tôi và Jonny Gems, hoàn toàn là lỗi thời và vô nghĩa. Chẳng hạn, tình trạng phải làm chân sai vặt cho kẻ lớp trên là một ví dụ. Hay như Lực lượng Lục quân kết hợp (CCF), mà ở đó các chàng trai phải ăn mặc như binh sĩ và diễu binh với những cây súng trường cũ kỹ; hoặc như việc bắt buộc đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật. Tôi đã xoay xở để lẩn tránh việc trên bằng cách trốn kỳ nghĩa vụ đầu tiên của khoá mới: Tên của tôi đã bị bỏ quên không được đăng ký và tôi cũng chẳng bao giờ được nhắc đến kể từ khi đó.
Vào khoảng tháng Giêng hoặc tháng Hai năm 1966, tôi và Jonny bắt đầu thảo luận việc làm thế nào để thay đổi các quy tắc trong trường học. Chúng tôi mới 15 tuổi thôi, nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể làm nhiều thứ khác. Bố mẹ tôi khuyến khích tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm thay đổi cả thế giới, vì thế khi tôi xem xét cách thức điều hành Stowe thì tôi cảm thấy chắc chắn là tôi có thể làm tốt hơn. Thực tế thì Stowe cũng khá là tự do khi khuyến khích các nam sinh ở mọi lứa tuổi đóng góp vào việc điều hành, quản lý trường.
Tôi và Jonny nổi sung lên vì các quy định rằng bất cứ ai không chơi thể thao cũng phải đi xem đội tuyển của trường thi đấu với trường khác. Dù chúng tôi vẫn có thể tới thư viện vào các ngày Chủ nhật, nhưng chúng tôi buộc phải đi xem các cuộc thi đấu của đội tuyển trường vào hầu hết các ngày thứ Bảy. Tôi biết là nếu tôi không bị loại vì cái đầu gối thương tật, thì tôi cũng có mặt trong đội bóng của trường, vì thế tôi cảm thấy thất vọng gấp đôi. Tôi đã viết cho thầy hiệu trưởng:
Em phản đối kịch liệt việc lãng phí thời gian dành cho việc bắt buộc phải xem các trận thi đấu. Nếu một người không thể tham gia thi đấu, thì người đó có thể dành thời gian của mình vào việc làm có ích hơn thế chứ. Em biết điều này nghe có vẻ như một hành vi phá vỡ truyền thống, nhưng em rất ủng hộ việc này. Nếu hơn 450 người thay vì phải xem các trận đấu mà dành thời gian đó để lau chùi các cửa sổ ở Cung điện Buckingham chẳng hạn, thì họ sẽ thu được ít nhất cái gì đó tốt hơn việc “xem người khác giành được một cái gì”.
Tôi cũng cố tổ chức lại hệ thống các bữa ăn trong trường:
Em thấy rằng, muốn cải thiện tình trạng ở Stowe, mỗi người trước hết phải làm việc đó mang tính tập thể, thậm chí hơn cả tính tôn giáo. Có rất nhiều nam sinh muốn có thêm kiến thức qua các cuộc nói chuyện. Một trong những thời điểm tốt nhất để nói chuyện là vào các giờ ăn, nhưng ở Stowe thì việc này là không thể. Mọi người bước vào phòng học, ngồi vào cái bàn đã được phân bổ, bên cạnh vẫn một nam sinh như mọi ngày. Căng-tin cần được bố trí tại một trong những phòng ăn. Học sinh cũng có thể lựa chọn thức ăn cho riêng mình. Họ cần được tự do ngồi chỗ nào họ muốn. Và họ cũng có thể bỏ thìa, dĩa vào thùng khi họ ra về. Việc lãng phí thức ăn lúc đó sẽ là không tưởng. Và trong hệ thống căng-tin, thầy có thể tiết kiệm được ít nhất một nửa số nhân viên dọn bàn người Italia và Tây Ban Nha.
Em rất quan tâm ý kiến của thầy như thế nào về việc này. Và tiền tiết kiệm được có thể sử dụng cho các kế hoạch tiếp theo của em…
Và tôi tiếp tục khám phá những ý tưởng về một quán bar dành cho học sinh cuối cấp (Sixth-former – Học sinh lớp 6 hệ trung học ở Anh, tuổi từ 16 đến 18, học hai năm cuối của trung học và chuẩn bị thi vào đại học, tương đương lớp 12 hoặc 13 ở Việt Nam – ND).
Thầy hiệu trưởng gợi ý tôi đăng ý kiến của mình trên tạp chí của trường. Nhưng tôi và Jonny muốn xuất bản một tờ tạp chí khác, với quan điểm hoàn toàn mới. Chúng tôi muốn vận động để phản đối tệ ép làm đầu sai, các hình phạt về thân thể, hay việc bắt buộc đi lễ nhà thờ, xem thi đấu và học tiếng La-tinh. Tất cả những ý tưởng đó có quá nhiều “tính cách mạng”, không thể đăng được trên tạp chí của trường – tờ Stoic, một cái tên chỉ phù hợp với những độc giả có khả năng chịu đựng nghịch cảnh trong thời gian dài. Sau đó chúng tôi nghĩ tới việc liên kết với các trường khác mà cũng có các quy tắc tương tự. Dần dần, ý tưởng về một tờ tạp chí liên trường đã nảy nở. Chúng tôi liên hệ với các trường khác và trao đổi các ý tưởng. Tôi viết ra một vài tiêu đề vào sổ ghi chép của trường: Hôm nay/1966/Hãy tập trung chú ý!/Một nước Anh hiện đại và Phỏng vấn. Sau đó, tôi viết ra những gì tôi muốn xuất bản và một vài nội dung tóm tắt. Một lần nữa, tôi lại nghĩ tới sự liên quan của toán học ở đây:
Tôi viết ra một danh sách gồm 250 nghị sĩ mà tôi tìm thấy trong cuốn Who’s Who (Ai là Ai), cùng một danh sách các nhà quảng cáo tiềm năng tôi tìm được trong danh bạ điện thoại. Tôi cũng viết thư cho Tập đoàn WH Smith chuyên bán lẻ sách báo, hỏi xem họ có nhận phát hành tạp chí hay không. Như vậy, với các nhà cộng tác, hãng quảng cáo, phát hành và tất cả chi phí đã có đầy đủ – ít nhất là trên giấy tờ – tôi đã phác thảo được kế hoạch kinh doanh đầu tiên trong đời mình.
Nhìn vào con số có vẻ quá ít ỏi, tôi và Jonny quyết định kêu gọi thêm các trường trung học, cao đẳng kỹ thuật và đại học cùng tham gia. Tạp chí này sẽ mở thêm nhiều đối tượng và khuyến khích thêm được quảng cáo. Chúng tôi nghĩ, nếu đặt mục tiêu tạp chí hướng tới sinh viên đại học thì học sinh cuối cấp cũng sẽ mua; còn nếu xuất bản tạp chí cho học sinh cuối cấp thì sinh viên sẽ không quan tâm.
Chúng tôi đặt tên tạp chí là Student (Sinh viên), nghe có vẻ là một cái tên hay vào đúng thời điểm mà người ta đang nói nhiều đến “quyền lực của sinh viên”. Đó cũng là lúc đang diễn ra các cuộc biểu tình, diễu hành phản đối tại các trường đại học. Tuổi trẻ thật sôi nổi.
Mẹ tôi cho 4 bảng để chi tiền gọi điện thoại và thư từ, còn bố Jonny cấp cho chúng tôi giấy viết thư có in dòng chữ SINH VIÊN – TẠP CHÍ DÀNH CHO GIỚI TRẺ ANH, cùng với biểu tượng mặt trời mọc. Chúng tôi bắt tay vào viết thư cho các cộng tác viên và mời các hãng quảng cáo.
Student là một cỗ xe hoàn hảo: Nó cho chúng tôi một một cuộc sống hoàn toàn mới. Có rất nhiều việc phải sắp đặt. Tôi lập văn phòng ngay trong phòng ở trường và đề nghị thầy hiệu trưởng cho lắp điện thoại tại phòng tôi – không ngạc nhiên khi ông ấy từ chối. Vì vậy, tôi phải gọi tại bốt điện thoại công cộng. Nhưng rất nhanh sau đó tôi phát hiện ra một mẹo rất hữu ích: Nếu tôi gọi cho nhân viên trực tổng đài và nói với cô ấy rằng máy đã tính tiền, nhưng cuộc gọi không kết nối được, thế là tôi có thể nhận được một cuộc gọi miễn phí.
Không chỉ được gọi miễn phí, mà tôi còn tránh được tín hiệu “píp píp píp” mỗi khi hết tiền. Nhưng hay hơn cả đó là giọng nói của nhân viên tổng đài giống như một thư ký: “Tôi sẽ nối máy, thưa Ngài Branson”.
Tôi lên hết danh sách này đến danh sách khác những người cần gọi và làm theo cách đó.
Hầu hết họ đều từ chối trả tiền cho việc quảng cáo một tạp chí chưa xuất bản. Nhưng rồi dần dần tôi cũng tìm ra cách để thu hút sự chú ý của họ. Tôi gọi tới Ngân hàng quốc gia Westminster, và nói rằng Lloyds Bank vừa đặt một trang đầy quảng cáo và hỏi liệu họ có muốn quảng cáo song song với Lloyds Bank hay không? Student là một tạp chí dành cho giới trẻ lớn nhất ở Anh – tôi nói thêm. Gọi đến hãng Coca-Cola, tôi nói với họ rằng Pepsi vừa đặt hàng một quảng cáo lớn, nhưng trang bìa sau vẫn còn trống. Tôi lại gọi đến tờ Daily Telegraph và hỏi họ muốn đăng quảng cáo trước hay sau tờ Daily Express. Một mẹo nữa là đặt những câu hỏi không có hại mà họ khó có thể dễ dàng từ chối. Chẳng hạn, “Quý vị có quan tâm tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp đại học và học sinh tốt nghiệp trung học có năng lực cao nhất không?” Chẳng có một giám đốc nhân sự nào lại tìm kiếm tuyển dụng những người năng lực xoàng cả. “Vậy thì, chúng tôi xuất bản tờ tạp chí là để dành cho quý vị…”
Để tránh việc nhân viên tổng đài quay lại và cắt cuộc gọi miễn phí, tôi đã học được cách giữ cho cuộc gọi thông suốt trong thời gian năm phút. Tôi bắt đầu nói nhanh, mạnh hơn. Tôi vỡ giọng sớm, vì thế không ai nhận ra là họ đang nói chuyện với một cậu học sinh trung học mới 15 tuổi, qua điện thoại công cộng. Tôi ghi địa chỉ trên phong bì là ở Shamley Green và khi gửi thư đi, tôi thường viết hàng chục lá gửi về cho bố mẹ tôi, sau đó bố mẹ lại nhờ người bạn cũ là Elizabeth đánh máy các bức thư.
Thành tích học tập của tôi ngày càng xấu hơn, nhưng tôi đang học được một bài học tuyệt vời, đó là xây dựng lòng tin. Khi tôi thêm năm hoặc sáu tuổi nữa, thì cũng là lúc nhận ra điều ngớ ngẩn của việc cố tìm cách kêu gọi quảng cáo của các công ty lớn, cho một tờ tạp chí thậm chí chưa xuất bản, lại chỉ do hai cậu học sinh mới 15 tuổi biên soạn; và tôi đã không nhấc điện thoại lên gọi nữa. Tuy nhiên, tôi còn quá trẻ để có thể dự tính được thất bại.
Kỳ nghỉ năm ấy, tôi đã kể hết mọi chuyện về Student cho Nik nghe. Cậu ấy rất thích thú và đồng ý giúp phát hành tạp chí tại Ampleforth. Cậu ấy cũng hứa tìm kiếm thêm cộng tác viên cho tạp chí. Khi Nik nhận ra rằng Student thật ra là sáng kiến của tôi và Jonny, thì cậu ta có vẻ chùn bước một chút. Nhưng khi chúng tôi nói về tiềm năng của tạp chí thì cậu ấy lại hưng phấn trở lại. Chúng tôi mới 15 tuổi và chúng tôi có thể làm bất cứ việc gì.
Đến tháng 4/1966, giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi cấp độ O, cấp phổ thông (tương đương kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở ở Việt Nam – ND), tôi đã có thể bỏ một số môn học mà tôi chắc chắn không có cơ hội thi đỗ. Và tôi có thêm thời gian dành cho Student. Để giảm bớt gánh nặng cho tôi, cũng như cho các thầy giáo dạy khoa học và tiếng La-tinh, chúng tôi có những hướng đi tách biệt: “Cậu ấy thật sự là một học sinh yếu về tiếng La-tinh và cậu ấy đã từ bỏ môn học này. Sự hứng thú với khoa học của cậu ấy rõ ràng là rất thấp. Tôi đã cố thuyết phục động viên rằng, em có thể làm tốt hơn những gì em đã làm, nhưng thực tế cho thấy rõ là cậu ta sẽ không bao giờ đạt tiến bộ”. Tôi học các môn lịch sử, tiếng Pháp và tiếng Anh tốt hơn môn toán – một môn học bắt buộc: “Mặc dù cậu ấy đã có những cố gắng rõ rệt, nhưng vẫn gặp khó khăn lớn trong việc nắm bắt các phương pháp giải toán, hết tuần này đến tuần khác. Cậu ấy cần nhiều may mắn trong kỳ thi vào tháng Bảy”.
Tuy nhiên, thú vui chủ yếu trong cuộc sống của tôi đó là viết hàng trăm lá thư, bắt đầu gửi chúng đi từ Stowe và chờ đợi thư trả lời. Nhưng đáp lại mọi hứng thú và các mưu mẹo của tôi là khoảng thời gian rất dài để tìm kiếm các hãng muốn quảng cáo sẵn sàng đặt hàng trên tạp chí Student. Tôi và Jonny đã gửi thư đi trong suốt kỳ học mùa hè, tiếp tục gửi vào dịp nghỉ và trong cả kỳ học mùa thu tiếp theo. Đến tháng 4/1967, khi tôi có được chứng chỉ cấp độ A môn Lịch sử cổ đại (tôi đã dự thi môn này ngay trong năm đầu tiên học hệ cuối cấp trung học), chúng tôi vẫn chưa tới gần được mục tiêu cho ra đời tờ tạp chí. Tôi và Jonny đã làm công việc chuẩn bị cho Student trong hơn một năm và tất cả những gì chúng tôi có được đó là hàng chục lá thư ủng hộ từ các thầy hiệu trưởng và giáo viên, rất nhiều lời hứa mơ hồ sẽ cộng tác từ các chính trị gia, nhưng tuyệt nhiên không có một đơn đặt hàng quảng cáo, hay một bản in thử tạp chí nào. Tôi không chịu đầu hàng “điều không tránh khỏi” đó. Lá thư của tôi viết ngày 27/4/1967, xin lỗi về việc tôi dành thời gian ít ỏi cho kỳ nghỉ Phục sinh cùng với gia đình:
Kỳ nghỉ trong hơn bốn tuần vừa qua đã thật tuyệt vời. Con chỉ hy vọng bố mẹ không phiền lòng vì con không thể ở nhà lâu hơn và không dành nhiều thời gian hơn để làm việc vườn. Có thể là sai, khi con đang có hai nghĩa vụ khác nhau: một là đối với gia đình và một là với tờ Student. Đó là một quyết định khó khăn. Mọi thứ con làm trong cuộc sống, con muốn phải làm tốt nó, không nửa vời. Con nghĩ, con sẽ nỗ lực hết mình vì Student – nếu như thời gian cho phép. Chính điều này đã khiến con có ít thời gian để thực hiện nghĩa vụ khác. Con đã nhìn thấy hiểm họa bị rơi vào tình trạng lưỡng lự giữa hai con đường. Con đã thất bại trong mọi thứ con có và con phải tìm kiếm các hướng đi ưu tiên nếu con muốn tiếp tục đi bất cứ nơi đâu. Con mới chỉ 16 tuổi. Cho dù nghe có vẻ đây là điều rất “cá nhân” và con nói điều này chỉ là để biện hộ, nhưng thử hỏi một cậu bé 16 tuổi có thể làm gì? Không ai ngoài con biết có thể làm nhiều hơn những gì con từng làm trong hai, ba năm vừa qua. Bố mẹ đã làm gì khi bố mẹ 16 tuổi? Bắn súng, câu cá, bơi lội, đi chơi với người yêu, hay dọn dẹp vườn nhà. Bố mẹ có thể đã có thời gian để dọn vườn. Lúc bố mẹ 16 tuổi, bố mẹ không nhìn thế giới như bây giờ. Nghề nghiệp của bố mẹ hầu như là ổn định. Còn ngay nay, dường như đang có một cuộc đấu tranh lâu dài.
Bố mẹ nói Student là cái gì đó cho thấy tính ích kỷ và tự cho mình là trung tâm của con. “Có thể” là như vậy. Nhưng liệu điều đó có là ích kỷ hơn bất cứ thứ gì người ta làm trong cuộc đời mình không? Theo con thì đó chỉ là một nghề nghiệp giống bao nghề nghiệp khác. Nhưng nó có thể đem lại ích lợi cho rất rất nhiều người, hơn việc đi xem phim chẳng hạn. Đó là khởi đầu cuộc sống mới của con, cũng giống như ở trường đại học, còn kết luận cuối cùng thuộc về bố mẹ. Con biết, con thật là ngu ngốc khi viết những điều này trong lá thứ đầu tiên. Nhưng con không có nhiều điều khác sau hai tuần nghỉ vừa qua, và con thấy cần phải viết ra giấy những ý nghĩ đó.
Tôi đã rất may mắn. Tôi luôn cảm thấy mình có thể nói chuyện với bố mẹ như những người bạn thân thiết. Thay vì đóng sập cửa với tôi, thì họ lại phản hồi về lá thư đó rất tích cực. Thế là chúng tôi đã giữ được sự giao tiếp cởi mở với nhau. Sau lần đó, tôi nhận ra rằng rất nhiều người bạn của tôi đã không tin vào bố mẹ họ, còn tôi thì chưa bao giờ cảm thấy bối rối hay nổi khùng với bố mẹ mình. Bố mẹ luôn khích lệ tôi tiến về phía trước và làm mọi việc tôi muốn. Ngay cả khi không khen ngợi những kế hoạch của tôi, thì bố mẹ cũng chẳng bao giờ thể hiện thái độ gì ngoài sự cảm thông và ủng hộ. Mẹ tôi thì đặc biệt muốn giúp tôi thực hiện kế hoạch xuất bản Student. Bà còn viết bài, cho thêm tôi tiền tiêu vặt từ khoản bà dành riêng, rồi luôn suy nghĩ về những người mà tôi nên tiếp cận. Có lần tôi nói với mẹ rằng tôi muốn liên lạc với David Frost, mẹ đã dành nhiều tuần lễ để hỏi bạn bè xem họ có biết ai biết về David Frost hay không.
Cuối cùng thì công việc của chúng tôi cũng có kết quả đầu tiên: Chúng tôi nhận được bản in thử đầu tiên, một tấm séc trị giá 250 bảng tiền quảng cáo và Gerald Scarfe đồng ý vẽ tranh biếm hoạ và trả lời phỏng vấn chúng tôi. Cuối cùng thì Student từ chỗ chỉ là tia hy vọng mong manh trong trí não tôi đã trở thành một tờ tạp chí thật sự.
*
Một việc khác cũng biến đổi từ một tia hy vọng loé sáng thành hiện thực, đó là chuyện tình yêu. Thật hạnh phúc khi người yêu đầu tiên của tôi – Rudi là một cô gái Hà Lan và khoẻ mạnh. Vào kỳ học cuối cùng, tôi đã mời Rudi đến Stowe: Cô ấy bí mật dựng một cái lều trong vườn trường. Và trong một tuần hạnh phúc ấy, hằng đêm tôi lén đi vòng qua hồ nước vào vườn, nơi đó Rudi đang nấu đồ ăn bằng một cái lò bé xíu. Chúng tôi nằm ngắm những ngôi sao và cùng nhau nói về việc sẽ làm gì để thay đổi thế giới. Rudi rất ưa thích chính trị thế giới. Cô ấy trở thành “nhà báo nước ngoài” của Student và viết những bài báo về tay khủng bố Baader Beinhof.
Sau khi bỏ hầu hết các môn học, trừ môn lịch sử, tôi có thêm nhiều thời gian hơn cho tạp chí Student. Sau đó tôi và Jonny thường đón tàu đi London để phỏng vấn mọi người. Tuy nhiên, tôi vẫn phải thi lấy chứng chỉ trình độ A, trong khi tôi vẫn gặp khó khăn để nhớ những dữ liệu mà với tôi thì rất mơ hồ, vô nghĩa. Tôi đã mua một số sách tư liệu về lịch sử cổ đại, trong đó có đầy đủ thông tin cần thiết về Hy Lạp và La Mã. Để chuẩn bị cho kỳ thi tôi cắt nhỏ những trang sách và nhét đầy các túi quần, áo, thậm chí còn giấu dưới dây quai đồng hồ đeo tay. Khi tôi đọc câu hỏi thi, điều khó nhất lúc đó là nhớ được túi nào có tài liệu liên quan đến câu hỏi. Sau đó thì tôi cũng tìm được, lôi ra khỏi túi quần những tờ giấy còn quăn tít và giữ chặt chúng trong lòng bàn tay trái, bắt đầu chép đúng phần trả lời. Tôi quá bận rộn lo lắng cho Student, đến nỗi chẳng buồn quan tâm mình sẽ đạt chứng chỉ nào. Tôi chỉ muốn rời Stowe để tới London bắt đầu cuộc sống làm báo càng sớm càng tốt.
Khi tôi rời Stowe năm 1967, lúc đó tôi gần 17 tuổi, lời chia tay của thầy hiệu trưởng với tôi như sau: “Chúc mừng em, Branson. Tôi nghĩ rằng em sẽ hoặc là vào tù, hoặc trở thành triệu phú”.
Lần tiếp theo và cũng là lần cuối cùng tôi nhận được tin từ Stowe đó là sáu tháng sau đó, trong một lá thứ của thầy hiệu trưởng đề ngày 16 tháng Giêng năm 1968:
Branson thân mến!
Tôi rất vui vì nghe báo chí dành cho em những lời tán dương và tôi cũng rất muốn được nhìn thấy số tạp chí đầu tiên của em. Xin gửi tới em lời chúc mừng và lời chúc tốt đẹp nhất cho tương lai của em!
Số đầu tiên tạp chí Student xuất bản vào tháng Một năm 1968.
Thầy R Drayson