WASHINGTON, D.C.
Nhiệm kỳ của James Vaile ở CIA không đánh dấu một mối quan hệ tốt với báo chí. Những câu chuyện có tính phá hoại về những nhà tù bí mật của CIA ở nước ngoài và cách nước Mỹ theo dấu những tên khủng bố qua thói quen sử dụng ngân hàng của chúng vẫn còn đè nặng lên vai ông. Những câu chuyện cứ phui ra từ miệng những điệp viên ngu ngốc trong chính cơ quan của ông những kẻ đặt cả nỗi ấm ức trước các chính sách của tổng thống lên trên lòng trung thành với đất nước, dường như mọi nỗ lực của ông để ngăn những câu chuyện ấy lan rộng đã thất bại.
Ông nhanh chóng nhận ra rằng nhiều tờ báo đã kiêu hãnh về tổng số phát hành của họ hơn là về lòng yêu nước của họ. Việc để nước mỹ rơi vào tình trạng lúng túng và trao quyền hành động cho lũ kẻ thù khủng bố của đất nước này, đối với bọn họ hoàn toàn không có gì khác với biệt. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ông chẳng mấy hy vọng về việc có thể yêu cầu Mark Sheppard giúp đỡ với tư cách là một người Mỹ. Nếu lòng yêu nước không thể trở thành động lực cho một phóng viên, thì sẽ có lúc người phóng viên này bị dao động trước lời hứa hẹn về một câu chuyện độc nhất vô nhị hay thậm chí chỉ là lớn hơn. Nhưng trong những vụ về các nhà tù bí mật và các chương trình ngân hàng đối với bọn khủng bố, Vaile chẳng có gì lớn hơn để thương lượng. Ông sẽ phải tìm cách khác và ông sẽ phải làm thế nào để tờ Baltimore Sun không hề biết rằng CIA có nhúng tay vào.
Một trong những việc đầu tiên Vaile tiến hành là nhìn vào nền tảng của tay phóng viên này. Anh chàng gặp rất ít người trong cuộc đời mình, những người chẳng có gì phải giấu diếm, che đậy. Tuy nhiên, thật không may, Sheppard rất trong sạch. Thực ra, anh ta quá trong sạch đằng khác. Anh chàng này giống như một vị thánh. Ngoại trừ một vài tấm vé phạt do chạy quá tốc độ từ hồi còn trong trường đại học, tay phóng viên này không có vi phạm nào đáng để phải nộp phạt.
Nhìn vào những hoạt động ngoại khóa của anh ta, Vaile càng chán khi thấy anh chàng này đã dành phần lớn thời gian của mình để giúp đỡ trẻ em tật nguyền khu vực Metropolitan Baltimore. Thậm chí, anh ta còn ở trong ban tổ chức. Mặc dù chẳng muốn, nhưng Vaile nhanh chóng nhận ra rằng cách duy nhất để ngăn cản anh chàng Sheppard không đăng bài báo của mình là đe dọa dùng vũ khí hạt nhân đối với anh ta. Nếu anh ta không hợp tác, anh ta sẽ chẳng còn gì.
Vài giờ đồng hồ sau, ngay khi đã chắc chắn được là mọi việc đã đâu vào đấy vị Giám đốc CIA nhấc điện thoại lên và gọi.
Anh chàng phóng viên nghe máy ngay sau hồi chuông đầu tiên. “Mark Sheppard”, ông rít lên, do quá bực tức. Ông không biết tay nhà báo đã dọn chỗ trên bàn mình để nhận giải Pulitzer hay chưa. Bất kỳ phóng viên kỳ cựu nào cũng thường có thiết bị ghi âm gắn vào điện thoại, vì vậy James Vaile đã sử dụng một loại công nghệ mới, khiến đầu kia không thể nghe thành tiếng những gì đã ghi âm. Ông ta cũng dùng một loại thiết bị chỉnh giọng để nói để biến đổi giọng nói của mình. Cẩn thận không bao giờ thừa, hơn nữa giọng nói đã được xử lý qua vi tính thường có tín hiệu không ổn định ở đầu bên kia.
“Anh Sheppard, chúng ta cần nói chuyện”.
Đầu dây bên kia ngừng một chút vì tay phóng viên đang tìm cách ghi âm, sau đó anh ta nói, “Tôi đang nói chuyện với ai đấy ạ?”.
“Tôi là ai không quan trọng bằng việc tôi nói gì”.
“Vậy làm sao tôi biết là ông nói thật”.
“Anh đã gọi tới văn phòng báo chí của Nhà Trắng để xin bình luận về một bài báo anh muốn đăng”, Vaile nói bằng giọng nói rất sâu sắc, đã được xử lý qua máy tính.
“Và từ những gì tôi đang được nghe”, Sheppard nói, “Tôi đoán là ông để đe dọa tôi là hãy chôn sâu bài báo đó lại”.
“Tôi gọi để cho anh cơ hội làm việc chính đáng”.
“Thật chứ? Là gì vậy?”.
“Ở đây, có những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an ninh quốc gia mà anh không hiểu được”.
“Như vậy, với tư cách là một người Mỹ yêu nước tôi nên bỏ bài báo đó đi phải không? Quên đi. Tôi không mua nó”.
Vaile quyết định cho anh chàng này thêm một cơ hội nữa. “Anh Sheppard, nhân dân Charleston cần sự chấm dứt việc tấn công vào những chiếc xe bus chở học sinh và đã chấm dứt được việc đó”.
Anh chàng phóng viên bật cười. “Như vậy là chính phủ Mỹ lúc này đang có nhiệm vụ làm cho nạn nhân của vụ án này và gia đình họ cảm thấy dễ chịu hơn chứ gì? Hàng năm, có hàng nghìn vụ án không giải quyết được. Điều gì khiến vụ này trở nên đặc biệt như vậy?”.
“Đây là một vụ phạm tội cực kỳ tàn ác đối với lũ trẻ” – Vaile bắt đầu, nhưng ông đã bị ngắt lời.
“Có dính líu đến an ninh quốc gia”, Sheppard vừa nói vừa sắp xếp các tình tiết lại với nhau. “Lạy chúa, đây không phải chỉ đơn thuần là một việc khó giải quyết. Đây là một hành động khủng bố”.
WASHINGTON, D.C.
Nhiệm kỳ của James Vaile ở CIA không đánh dấu một mối quan hệ tốt với báo chí. Những câu chuyện có tính phá hoại về những nhà tù bí mật của CIA ở nước ngoài và cách nước Mỹ theo dấu những tên khủng bố qua thói quen sử dụng ngân hàng của chúng vẫn còn đè nặng lên vai ông. Những câu chuyện cứ phui ra từ miệng những điệp viên ngu ngốc trong chính cơ quan của ông những kẻ đặt cả nỗi ấm ức trước các chính sách của tổng thống lên trên lòng trung thành với đất nước, dường như mọi nỗ lực của ông để ngăn những câu chuyện ấy lan rộng đã thất bại.
Ông nhanh chóng nhận ra rằng nhiều tờ báo đã kiêu hãnh về tổng số phát hành của họ hơn là về lòng yêu nước của họ. Việc để nước mỹ rơi vào tình trạng lúng túng và trao quyền hành động cho lũ kẻ thù khủng bố của đất nước này, đối với bọn họ hoàn toàn không có gì khác với biệt. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ông chẳng mấy hy vọng về việc có thể yêu cầu Mark Sheppard giúp đỡ với tư cách là một người Mỹ. Nếu lòng yêu nước không thể trở thành động lực cho một phóng viên, thì sẽ có lúc người phóng viên này bị dao động trước lời hứa hẹn về một câu chuyện độc nhất vô nhị hay thậm chí chỉ là lớn hơn. Nhưng trong những vụ về các nhà tù bí mật và các chương trình ngân hàng đối với bọn khủng bố, Vaile chẳng có gì lớn hơn để thương lượng. Ông sẽ phải tìm cách khác và ông sẽ phải làm thế nào để tờ Baltimore Sun không hề biết rằng CIA có nhúng tay vào.
Một trong những việc đầu tiên Vaile tiến hành là nhìn vào nền tảng của tay phóng viên này. Anh chàng gặp rất ít người trong cuộc đời mình, những người chẳng có gì phải giấu diếm, che đậy. Tuy nhiên, thật không may, Sheppard rất trong sạch. Thực ra, anh ta quá trong sạch đằng khác. Anh chàng này giống như một vị thánh. Ngoại trừ một vài tấm vé phạt do chạy quá tốc độ từ hồi còn trong trường đại học, tay phóng viên này không có vi phạm nào đáng để phải nộp phạt.
Nhìn vào những hoạt động ngoại khóa của anh ta, Vaile càng chán khi thấy anh chàng này đã dành phần lớn thời gian của mình để giúp đỡ trẻ em tật nguyền khu vực Metropolitan Baltimore. Thậm chí, anh ta còn ở trong ban tổ chức. Mặc dù chẳng muốn, nhưng Vaile nhanh chóng nhận ra rằng cách duy nhất để ngăn cản anh chàng Sheppard không đăng bài báo của mình là đe dọa dùng vũ khí hạt nhân đối với anh ta. Nếu anh ta không hợp tác, anh ta sẽ chẳng còn gì.
Vài giờ đồng hồ sau, ngay khi đã chắc chắn được là mọi việc đã đâu vào đấy vị Giám đốc CIA nhấc điện thoại lên và gọi.
Anh chàng phóng viên nghe máy ngay sau hồi chuông đầu tiên. “Mark Sheppard”, ông rít lên, do quá bực tức. Ông không biết tay nhà báo đã dọn chỗ trên bàn mình để nhận giải Pulitzer hay chưa. Bất kỳ phóng viên kỳ cựu nào cũng thường có thiết bị ghi âm gắn vào điện thoại, vì vậy James Vaile đã sử dụng một loại công nghệ mới, khiến đầu kia không thể nghe thành tiếng những gì đã ghi âm. Ông ta cũng dùng một loại thiết bị chỉnh giọng để nói để biến đổi giọng nói của mình. Cẩn thận không bao giờ thừa, hơn nữa giọng nói đã được xử lý qua vi tính thường có tín hiệu không ổn định ở đầu bên kia.
“Anh Sheppard, chúng ta cần nói chuyện”.
Đầu dây bên kia ngừng một chút vì tay phóng viên đang tìm cách ghi âm, sau đó anh ta nói, “Tôi đang nói chuyện với ai đấy ạ?”.
“Tôi là ai không quan trọng bằng việc tôi nói gì”.
“Vậy làm sao tôi biết là ông nói thật”.
“Anh đã gọi tới văn phòng báo chí của Nhà Trắng để xin bình luận về một bài báo anh muốn đăng”, Vaile nói bằng giọng nói rất sâu sắc, đã được xử lý qua máy tính.
“Và từ những gì tôi đang được nghe”, Sheppard nói, “Tôi đoán là ông để đe dọa tôi là hãy chôn sâu bài báo đó lại”.
“Tôi gọi để cho anh cơ hội làm việc chính đáng”.
“Thật chứ? Là gì vậy?”.
“Ở đây, có những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an ninh quốc gia mà anh không hiểu được”.
“Như vậy, với tư cách là một người Mỹ yêu nước tôi nên bỏ bài báo đó đi phải không? Quên đi. Tôi không mua nó”.
Vaile quyết định cho anh chàng này thêm một cơ hội nữa. “Anh Sheppard, nhân dân Charleston cần sự chấm dứt việc tấn công vào những chiếc xe bus chở học sinh và đã chấm dứt được việc đó”.
Anh chàng phóng viên bật cười. “Như vậy là chính phủ Mỹ lúc này đang có nhiệm vụ làm cho nạn nhân của vụ án này và gia đình họ cảm thấy dễ chịu hơn chứ gì? Hàng năm, có hàng nghìn vụ án không giải quyết được. Điều gì khiến vụ này trở nên đặc biệt như vậy?”.
“Đây là một vụ phạm tội cực kỳ tàn ác đối với lũ trẻ” – Vaile bắt đầu, nhưng ông đã bị ngắt lời.
“Có dính líu đến an ninh quốc gia”, Sheppard vừa nói vừa sắp xếp các tình tiết lại với nhau. “Lạy chúa, đây không phải chỉ đơn thuần là một việc khó giải quyết. Đây là một hành động khủng bố”.